Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2011 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




HÀ QUANG HÒA





TÁI CƠ CẤU TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020











LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH









Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




HÀ QUANG HÒA





TÁI CƠ CẤU TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020


Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 603401



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH





NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRÚC LÊ


Hà Nội – 2014


MỤC LỤC


Trang
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
i
Danh mục các bảng biểu
ii
Danh mục các biểu đồ
iii

PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÁI CƠ CẤU CÁC
DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhà nƣớc và tái cơ cấu
doanh nghiệp nhà nƣớc 7
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nƣớc 7
1.1.2. Đặc điểm của doanh nhiệp nhà nƣớc 8
1.1.3. Thực trạng của doanh nhiệp nhà nƣớc 10

1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp nhà nƣớc 24
1.1.5. Sự cần thiết phải tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc 28
1.2. Quan điểm, mục tiêu, nội dung và những nhân tố tác động đến tái cơ
cấu doanh nghiệp nhà nƣớc 29
1.2.1. Quan điểm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc 29
1.2.2. Mục tiêu tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc 30
1.2.3. Nội dung tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc 31
1.2.4. Những nhân tố tác động đến tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc 31
1.3. Kinh nghiệm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc của Trung Quốc và
bài học rút ra cho tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc 33
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 33
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 37


Chƣơng 2 39
THỰC TRẠNG CƠ CẤU CỦA TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ
VIỆT NAM 39
2.1. Tổng quan về Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 39
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Tổng công ty thuốc lá Việt
Nam 39
2.1.2. Các nguồn lực của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 41
2.1.3. Vai trò của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 42
2.1.4. Cơ cấu Tổ chức của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 43
2.1.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 44
2.2. Thực trạng cơ cấu của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam và những vấn
đề cần phải cơ cấu lại 47
2.2.1. Thực trạng về cơ cấu Tổng công ty 47
2.2.2. Đánh giá phân tích thực trạng sản xuất, kinh doanh của Tổng
công ty trong giai đoạn 2006-2011 57
2.3. Những vấn đề đặt ra phải tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 62

2.3.1. Những vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động 62
2.3.2. Yêu cầu phát triển bền vững 62
Chƣơng 3 63
GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM 63
3.1. Mục tiêu tái cơ cấu Tổng công ty thuốc lá Việt Nam 63
3.1.1. Mục tiêu tổng quát 63
3.1.2. Mục tiêu cụ thể 63
3.2. Định hƣớng tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 66
3.3. Đề xuất giải pháp đối với doanh nghiệp 68
3.3.1. Giải pháp về cơ cấu ngành nghề kinh doanh 68
3.3.2. Giải pháp về tổ chức và sắp xếp đổi mới doanh nghiệp 70
3.3.3. Tái cơ cấu hệ thống quản trị kinh doanh 72
3.3.4. Giải pháp về tài chính 74

3.3.5. Giải pháp về cơ cấu nguồn nhân lực 78
3.3.6. Giải pháp về đầu tƣ 80
3.4. Kiến nghị giải pháp đối với Chính phủ, Bộ Công Thƣơng 81
3.5. Dự kiến kết quả đạt đƣợc của việc tái cơ cấu 82
3.5.1. Tăng cƣờng năng lực quản lý của công ty mẹ 82
3.5.2. Giải quyết đƣợc tình trạng cạnh tranh nội bộ trong lĩnh vực
thuốc lá và lĩnh vực bánh kẹo 82
3.5.3. Tiết kiệm chi phí cho bộ máy 83
3.5.4. Tăng cƣờng hiệu quả sản xuất kinh doanh 83
3.5.5. Cải tiến trình độ công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị 83
3.5.6. Sáp nhập thị trƣờng tiêu thụ, mở rộng kênh phân phối, tăng
cƣờng năng lực cạnh tranh của TCT 84
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO









i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ST
T
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
2
CNH
Công nghiệp hóa
3
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
5
CNTT
Công nghệ thông tin
6
CP
Cổ phần
7

CTGT
Công trình giao thông
8
FDI
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
9
DATC
Công ty mua bán nợ Việt Nam
10
DNNN
Doanh nghiệp nhà nƣơc
11
DN
Doanh nghiệp
12
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
13
HĐH
Hiện đại hóa
14
ISO
Quy trình hoạt động
15
KTKT
Kinh tế kỹ thuật
16
KT-XH
Kinh tế xã hội
17

MMTB
Máy móc thiết bị
18
NDT
Đồng Nhân dân tệ
19
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
20
SCIC
Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nƣớc
21
SXKD
Sản xuất kinh doanh
22
TCT
Tổng công ty
23
TĐKT
Tập đoàn kinh tế
24
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
25
TNHH 1 TV
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
26
TTĐB
Tiêu thụ đặc biệt
27

XHCN
Xã hội chủ nghĩa

ii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Bảng 1.1:
Hiệu quả hoạt động của TĐKT, TCT nhà nƣớc
16
2
Bảng 2.1:
Một số chỉ tiêu chính của Tổng công ty Thuốc
lá Việt Nam
50
3
Bảng 2.2:
Cơ cấu doanh thu, lợi nhuận và khả năng sinh
lời trong lĩnh vực thuốc lá năm 2009-2011
57
4
Bảng 2.3:
Tình hình đầu tƣ ra ngoài ngành của Tổng công
ty năm 2010 - 2011
64

5
Bảng 3.1:
Dự kiến một số chỉ tiêu chính của Tổng công ty
thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2014-2020
71


iii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Hình 1.1:
Đóng góp của DNNN trong các năm 2007-2010
17
2
Hình 1.2:
Hiệu quả tạo ra một đồng doanh thu theo khu
vực kinh tế năm 2009
19
3
Hình 2.1:
Tăng trƣởng lợi nhuận của Tổng công ty Thuốc
lá Việt Nam giai đoạn 2006-2011
59
4

Hình 3.1:
Tăng trƣởng doanh thu, nộp ngân sách của Tổng
công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2014-2020
69
5
Hình 3.2:
Tăng trƣởng vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trƣớc
thuế của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai
đoạn 2014-2020
70


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Ở Việt Nam, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc đã đƣợc thực hiện
khoảng từ năm 1992 dƣới hình thức đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa (CPH)
doanh nghiệp nhà nƣớc. Quá trình thực hiện chủ trƣơng đổi mới, sắp xếp, cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc đã mang lại nhiều kết quả khả quan, trong
nền kinh tế của đất nƣớc đã hình thành nhiều Tập đoàn kinh tế, các Tổng công
ty có quy mô lớn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Việc thực hiện đổi mới,
sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc cùng với việc ban hành luật
doanh nghiệp và nhiều quy định khác đã tạo môi trƣờng bình đẳng giữa các
loại hình doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh,
hiệu quả sử dụng vốn nói chung và sử dụng vốn Nhà nƣớc nói riêng.
Tuy nhiên, quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt
Nam thời gian qua mới chủ yếu là dựa vào các quyết định hành chính. Việc
sáp nhập, hợp nhất, chia tách để hình thành các Tập đoàn kinh tế, các Tổng

công ty nhà nƣớc hoạt động theo mô hình Công TNHH hoặc mô hình công ty
mẹ - công ty con chƣa xuất phát từ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, chƣa có
luận cứ kinh tế xác đáng. Việc đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp còn
mang tính cục bộ, công tác quản trị doanh nghiệp ở các Tập đoàn và Tổng
công ty nhà nƣớc chậm đổi mới dẫn đến tình trạng sản xuất kinh doanh
thƣờng kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, mất vốn nhà nƣớc.
Những hạn chế trƣớc đây của các doanh nghiệp nhà nƣớc vẫn tiếp tục diễn ra,
nhất là trong thời gian khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính thế giới từ
2008 đến nay càng bộc lộ rõ những tồn tại này.

2
Không nằm ngoài thực trạng trên của các tập đoàn, tổng công ty Nhà
nƣớc nêu trên, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam với gần 20 năm (từ năm
1995) hình thành, phát triển, cũng đã trải qua nhiều bƣớc chuyển đổi, cải cách
lớn từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trƣờng, từng bƣớc hội nhập kinh tế thế
giới. Cũng trong khoảng thời gian ngắn này, Tổng công ty đã phải đối mặt
những đợt suy thoái kinh tế nặng nề diễn ra trong nƣớc và quốc tế, tuy chƣa bị
thua lỗ nhƣng hiệu quả sản xuất kinh doanh chƣa cao, đã bộc lộ những bất
hợp lý về cơ cấu tổ chức, sử dụng vốn chƣa hiệu quả, đầu tƣ phân tán, dàn
trải…Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn chế, yếu kém đó? Cần
phải tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc nói chung và Tổng công
ty Thuốc lá Việt Nam nói riêng nhƣ thế nào? Trong thời gian tới chúng ta cần
phải có những giải pháp gì để tăng cƣờng hiệu quả sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp nhà nƣớc, trong đó có Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam?
Đề tài: “Tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2011-2020” sẽ
tìm câu trả lời xác đáng cho cả lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Liên quan đến Đề tài đã đề cập ở trên, đã có nhiều công trình nghiên
cứu, nhiều bài viết trên báo chí, truyền thông, đề án của các tập đoàn, tổng
công ty nhà nƣớc và các Bộ, ngành nghiên cứ về vấn đề này nhƣ:

- Bộ Công Thƣơng, “Đề án sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp
nhà nƣớc, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc ngành công
thƣơng giai đoạn 2011-2015” đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tháng 3
năm 2013, đã nêu đƣợc một số vấn đề về nhƣ: (1) Sự cần thiết tái cơ cấu
doanh nghiệp nhà nƣớc ngành công thƣơng giai đoạn 2011-2015; (2) Đánh
giá mô hình tổ chức, hoạt động và quản lý DNNN thuộc Bộ Công Thƣơng;
(3) Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng tái cơ cấu DNNN ngành công thƣơng;
(4) Nội dung và giải pháp tái cơ cấu DNNN ngành công thƣơng.

3
- Bộ Tài Chính và Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, đề
án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng
công ty nhà nƣớc giai đoạn 2011 – 2015” đƣợc Thủ Tƣớng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 đã đƣa ra:
(1) Mục tiêu tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc; (2) Nhiệm vụ của các doanh
nghiệp nhà nƣớc; (3) Hệ thống các giải pháp tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà
nƣớc, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc giai đoạn
2011-2015.
- Một số đề án tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nƣớc nhƣ: Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty
Giấy Việt Nam…các đề án này đã đƣa ra đƣợc mục tiêu, định hƣớng và các
giải pháp thực hiện, tuy nhiên các mục tiêu, giải pháp mới dừng ở ngắn hạn
(trong giai đoạn 2011-2015) chƣa có định hƣớng lâu dài.
- Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt đề án tái có cấu trong giai đoạn 2012-2015 tại Quyết định số 166/QĐ-
TTg ngày 16 tháng 01 năm 2013, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực
hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ tình trạng cạnh tranh nội bộ về cùng phân
khúc sản phẩm giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty, chƣa xử lý dứt
điểm việc đầu tƣ ngoài ngành gây thua lỗ và hạn chế của một số chính sách
tác động không tốt đến Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.

Bên cạnh những công trình nghiên cứu, đề án đã đƣợc phê duyệt còn có
nhiều bài nghiên cứu, bài viết liên quan đến tái cơ cấu doanh nghiệp nhà
nƣớc, tái cấu trúc nền kinh tế đã đƣợc đăng trên các báo và tạp chí chuyên
ngành các báo và tạp chí kinh tế trong và ngoài nƣớc…
Những công trình, bài viết nghiên cứu trên đây đã đề cập ở những góc
độ hoặc giác độ nhất định về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc, các tập đoàn,
tổng công ty nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, đến nay ở Việt Nam

4
vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận, lý
thuyết, thực tiễn liên quan đến “Tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam
giai đoạn 2011-2020” trong giai đoạn dài, cụ thể là giai đoạn 2011 đến năm
2020.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, làm rõ những hạn chế
yếu kém của các doanh nghiệp nhà nƣớc và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam
nói riêng, trên cơ sở đó xây dựng mục tiêu phát triển của Tổng công ty thuốc
lá Việt nam trong giai đoạn 2013 – 2020 và đƣa ra giải pháp để tái cơ cấu
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc, phân tích
các vấn đề nổi cộm của các doanh nghiệp nhà nƣớc.
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của
Tổng công ty thuốc lá Việt nam trong giai đoạn 2006-2012.
- Đề xuất giải pháp để tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển bền
vững cho Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Doanh nghiệp nhà nƣớc, Tổng công ty

Thuốc lá Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu doanh nghiệp nhà nƣớc và hoạt động sản xuất
kinh doanh của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong giai đoạn 2006-2012
đây là giai đoạn các doanh nghiệp nhà nƣớc nói chung và Tổng công ty Thuốc
lá Việt Nam nói riêng bộc lộ nhiều khiếm khuyết trong quá trình hoạt động.

5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu gồm:
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp để làm rõ thực trạng hoạt động sản
xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, những kết quả đã đạt
đƣợc, hạn chế và các nguyên nhân.
- Phƣơng pháp nghiên cứu so sánh nhằm phân tích đánh giá những thay
đổi về chất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuốc lá
Việt Nam trong thời kỳ trƣớc.
- Phƣơng pháp thống kê để mô tả những thay đổi về chất và lƣợng của
hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong các
giai đoạn khác nhau.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
Sau kết quả nghiên cứu Luận văn đóng góp một số vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống hóa về các vấn đề nổi cộm của việc tái cơ cấu các doanh
nghiệp nhà nƣớc, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc, sự
cần thiết phải tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nƣớc.
- Phân tích thực trạng của các doanh nghiệp nhà nƣớc.
- Phân tích, đánh giá những khó khăn tồn tại của Tổng công ty Thuốc lá
Việt Nam, đƣa ra những định hƣớng phát triển Tổng công ty Thuốc lá Việt
Nam trong thời gian tới.
- Đề xuất các giải pháp để Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thực hiện
đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó cũng đề xuất một số biện pháp với

Chính phủ, Bộ Công Thƣơng để tạo điều kiện cho Tổng công ty Thuốc lá Việt
Nam hoạt động hiệu quả, đạt đƣợc mục tiêu đề ra và giúp Nhà nƣớc quản lý
tốt hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với Tổng công ty Thuốc lá.



6
7. Kết cấu của luận văn
Tên luận văn: “Tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn
2011-2020”. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục - Luận văn đƣợc kết cấu thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và những vấn đề về tái cơ cấu doanh nghiệp
nhà nƣớc.
Chƣơng II: Thực trạng cơ cấu của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
Chƣơng III: Giải pháp tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.


7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÁI CƠ CẤU CÁC
DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhà nƣớc và tái
cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước
1.1.1.1. Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước: Là tổ chức kinh tế do Nhà nƣớc sở hữu toàn
bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, đƣợc tổ chức dƣới hình
thức công ty nhà nƣớc, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của

pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Theo Luật
doanh nghiệp đƣợc Quốc hội thông qua năm 2005 doanh nghiệp nhà nƣớc là
doanh nghiệp trong đó Nhà nƣớc sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
Tái cơ cấu là: Việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay
toàn bộ một tổ chức, một đơn vị nào đó, mà thƣờng là một công ty. Ngoài
việc tổ chức cho một công ty về các mảng chức năng (nhƣ là sản xuất, kế
toán, tiếp thị, v.v ) và xem xét các nhiệm vụ mà mỗi chức năng thực hiện,
theo lý thuyết tái cơ cấu, chúng ta còn phải chú ý tới các quy trình hoàn thiện
từ khâu tìm kiếm các nguyên liệu, cho tới các khâu sản xuất, tiếp thị và phân
phối. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, thì việc tái cơ cấu đòi hỏi các doanh
nghiệp phải thay đổi tƣ duy quản lý, cải cách công tác quản lý, tái cấu trúc lại
các quá trình kinh doanh, trên cơ sở đó định hình mô hình và cơ cấu tổ chức
phù hợp với điều kiện và định hƣớng kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.1.2. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

8
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc là quá trình tổ chức, sắp xếp lại
doanh nghiệp nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp để thực hiện
những mục tiêu đề ra. Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt đƣợc một “thể
trạng tốt hơn” cho doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn dựa
trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hƣớng chiến lƣợc sẵn có của
doanh nghiệp. Tuy vậy, trong nhiều trƣờng hợp, tái cấu trúc có thể chỉ nhằm
mục tiêu đạt đƣợc sự “cải thiện vận hành” ở một mảng nào đó trong tổ chức,
doanh nghiệp. Một chƣơng trình tái cấu trúc toàn diện sẽ bao trùm hầu hết các
lĩnh vực nhƣ cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành; các
hoạt động và các quá trình; các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Tái cấu
trúc cũng có thể đƣợc triển khai “cục bộ” tại một hay nhiều mảng của doanh
nghiệp (tài chính, nhân sự, bán hàng, sản xuất…) nhằm đạt mục tiêu là nâng
cao “thể trạng” của bộ phận đó.
1.1.2. Đặc điểm của doanh nhiệp nhà nước

1.1.2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước
DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập: Điều này thể hiện ở
chỗ tất cả các DNNN đều do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trực tiếp kí
quyết định thành lập khi thấy việc thành lập doanh nghiệp là cần thiết. Các
loại hình doanh nghiệp khác không phải do Nhà nƣớc trực tiếp thành lập mà
chỉ cho phép thành lập trên cơ sở xin thành lập của ngƣời hoặc những ngƣời
muốn thành lập doanh nghiệp.
Tài sản trong doanh nghiệp là một bộ phận tài sản của nhà nước:
DNNN do Nhà nƣớc đầu tƣ vốn nên nó thuộc sở hữu của Nhà nƣớc. Sau khi
đƣợc thành lập, DNNN là chủ thể kinh doanh nhƣng chủ thể kinh doanh này
không có quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là ngƣời quản lí và kinh doanh
trên cơ sở sở hữu của Nhà nƣớc. Doanh nghiệp nhà nƣớc phải chịu trách

9
nhiệm trƣớc Nhà nƣớc về việc bảo toàn và phát triển vốn đƣợc Nhà nƣớc giao
để duy trì khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
DNNN là đối tượng quản lí trực tiếp của Nhà nước: DNNN do Nhà
nƣớc đầu tƣ vốn để thành lập cho nên bản thân doanh nghiệp thuộc sở hữu
của Nhà nƣớc. DNNN là cơ sở kinh tế của Nhà nƣớc, do đó, Nhà nƣớc phải
quan tâm đến DNNN.
DNNN thực hiện mục tiêu nhà nước giao: Là doanh nghiệp thuộc sở
hữu của Nhà nƣớc, DNNN phải thực hiện mục tiêu mà Nhà nƣớc giao. Đối
với DNNN hoạt động kinh doanh thì DNNN đó phải kinh doanh có hiệu quả,
nếu đó là doanh nghiệp công ích thì hoạt động của nó phải đạt đƣợc các mục
tiêu kinh tế xã hội. Nhà nƣớc bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp, bảo đảm
sự bình đẳng trƣớc pháp luật của các DNNN.
1.1.2.2. Phân loại doanh nghiệp nhà nước
Theo quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 về phê
duyệt đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc, trọng tâm là các tập đoàn kinh
tế, tổng công ty nhà nƣớc giai đoạn 2011-2015, thì doanh nghiệp nhà nƣớc

đƣợc phân thành các nhóm nhƣ sau:
Nhóm 1: Doanh nghiệp Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ trong các
lĩnh vực độc quyền nhà nƣớc, quốc phòng, an ninh; xuất bản; thuỷ nông; bảo
đảm an toàn giao thông; xổ số kiến thiết; sản xuất, phân phối điện quy mô lớn
đa mục tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc
phòng, an ninh; quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đƣờng sắt quốc
gia, đô thị; các cảng hàng không; cảng biển loại I; in, đúc tiền.
Nhóm 2: Doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nƣớc nắm giữ trên 50%
vốn điều lệ, cụ thể: Nhà nƣớc nắm giữ trên 75% vốn điều lệ khi cổ phần hóa
các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nƣớc quy mô lớn, hoạt
động trong các lĩnh vực khai thác, chế biến tài nguyên, khoáng sản; cung cấp

10
hạ tầng mạng thông tin truyền thông; Loại nhà nƣớc nắm giữ từ 65% đến 75%
vốn điều lệ khi cổ phần hóa các doanh nghiệp quy mô lớn, hoạt động trong
các lĩnh vực sản xuất hóa chất cơ bản, phân hóa học, bán buôn lƣơng thực,
bán buôn thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, vệ sinh môi trƣờng, chiếu sáng ở đô
thị lớn, sản xuất, lƣu giữ giống gốc cây trồng vật nuôi; sản xuất vắcxin phòng
bệnh; quản lý, bảo trì hệ thống đƣờng bộ, đƣờng thủy nội địa, quản lý, khai
thác cảng biển, sản xuất điện quy mô lớn, vận tải đƣờng sắt, hàng không.
Ngoài các doanh nghiệp nêu trên, các doanh nghiệp khác khi cổ phần hóa, nhà
nƣớc nắm giữ từ trên 50% đến dƣới 65% vốn điều lệ hoặc không giữ cổ phần.
1.1.3. Thực trạng của doanh nhiệp nhà nước
1.1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp nhà nước
DNNN của Việt Nam đƣợc hình thành trong thời kỳ kế hoạch hoá tập
trung, trong công cuộc đổi mới, cùng với sự phát triển của các thành phần
kinh tế khác, hệ thống DNNN vừa đƣợc phát triển, mở rộng, vừa đƣợc sắp
xếp, cơ cấu lại và từng bƣớc chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trƣờng.
Việt Nam từ sau giải phóng Miền Nam thống nhất đất nƣớc đến năm
1990, DNNN đƣợc tổ chức dƣới hình thức các tổng công ty, các liên hiệp các

xí nghiệp và các DNNN độc lập. Tính đến cuối những năm 1980, số lƣợng
DNNN lên tới hơn 12.000 doanh nghiệp.
Giai đoạn 1991 - 1994, thực hiện Nghị định số 388-HĐBT ngày
20/11/1991 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) đã tiến hành tổ chức,
sắp xếp lại DNNN theo hƣớng kiểm kê toàn bộ DNNN, đồng thời phân tích
đánh giá tình hình hoạt động của DNNN, những doanh nghiệp nào đủ tiêu
chuẩn tiếp tục tồn tại là DNNN. Trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại hơn 250 tổng
công ty, các liên hiệp xí nghiệp và các DNNN độc lập, Thủ tƣớng Chính phủ
ban hành Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 về việc tiếp tục sắp xếp lại
doanh nghiệp nhà nƣớc và Quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 về thí điểm

11
thành lập tập đoàn kinh doanh. Theo đó, có 17 tổng công ty đƣợc thành lập
theo Quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 và 76 tổng công ty Thủ tƣớng
Chính phủ uỷ quyền cho các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập và quản
lý theo Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994. Sự ra đời của các tổng công ty
91 bƣớc đầu đã huy động đƣợc nhiều nguồn lực, đẩy nhanh quá trình tích tụ,
tập trung mở rộng quy mô, đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ và nâng cao
khả năng cạnh tranh.
Thông qua quá trình sắp xếp, tổ chức lại DNNN nêu trên, tính đến thời
điểm đầu năm 2000 số lƣợng DNNN từ hơn 12.000 giảm xuống còn khoảng
6.000 DNNN. Nhƣ vậy, qua 3 đợt sắp xếp, DNNN đã giảm đƣợc hơn 50% số
đầu mối. Tuy đã giảm nhiều về số lƣợng nhƣng quy mô của DNNN nhỏ và
dàn trải. Tổng vốn nhà nƣớc tính đến hết năm 1999 khoảng 106.000 tỷ đồng,
bình quân một doanh nghiệp là 18 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính về đóng góp
và phát triển, thì DNNN vẫn phát triển ổn định, làm ra 40,2% GDP, trên 50%
giá trị xuất khẩu, đóng góp 39,25% tổng số nộp ngân sách nhà nƣớc. Việc sắp
xếp lại các DNNN đã góp phần thay đổi một bƣớc cơ cấu ngành, vùng, vốn và
lao động, tác động nhất định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với
DNNN.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Khoá
IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, trong
đó, mục tiêu 5 năm 2001-2005 là hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, điều chỉnh
cơ cấu DNNN hiện có theo hƣớng: Cổ phần hoá doanh nghiệp mà Nhà nƣớc
không cần nắm giữ 100% vốn; sáp nhập, giải thể, phá sản những doanh
nghiệp hoạt động không có hiệu quả; giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê
các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, không cổ phần hoá đƣợc và Nhà nƣớc
không cần nắm giữ. Thực hiện chế độ công ty trách nhiệm hữu hạn đối với
doanh nghiệp Nhà nƣớc giữ 100% vốn. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt

12
động của các tổng công ty nhà nƣớc; xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh.
Đầu tƣ phát triển và thành lập mới doanh nghiệp nhà nƣớc cần thiết và có đủ
điều kiện ở những ngành, lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng…
Năm 2001, số lƣợng từ 5.655 doanh nghiệp sau khi sắp xếp, tổ chức lại
đến cuối năm 2005 giảm xuống còn khoảng 2.850 doanh nghiệp. Năm 2005,
vốn nhà nƣớc là 298.174 tỷ đồng, bình quân vốn nhà nƣớc trong một doanh
nghiệp là 105 tỷ đồng, tổng tài sản là 740.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 63.100 tỷ
đồng. Tuy nhiên lợi nhuận chủ yếu tập trung ở các ngành có lợi thế nhƣ: Dầu
khí, bƣu chính viễn thông…
Nhƣ vậy, kể từ khi Việt Nam mở cửa thị trƣờng những năm đầu 1990,
đến năm 2005, DNNN đã đƣợc tổ chức, sắp xếp tinh gọn hơn, giảm về số
lƣợng, tăng về quy mô. Tuy nhiên, cơ cấu vốn của DNNN gần nhƣ không
thay đổi, hàng năm, nguồn vốn nhà nƣớc tăng đáng kể, chủ yếu đƣợc bổ sung
từ lợi nhuận sau thuế nhƣng lại tập trung ở những doanh nghiệp lớn, độc
quyền nhƣ: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam; Tổng công ty Bƣu chính viễn
thông Việt Nam; Tổng công ty Điện lực Việt Nam…
Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, để đảm bảo việc cạnh
tranh bình đẳng, đồng thời dần khẳng định Việt Nam là nền kinh tế thị trƣờng,
ngoài việc ban hành các cơ chế, chính sách đối với DNNN cho đồng bộ với các

thành phần kinh tế khác, thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động cũng nhƣ quy
mô của các tổng công ty nhà nƣớc là cần thiết.
Tính đến tháng 10 năm 2011, cả nƣớc còn 1.309 doanh nghiệp (tập
trung ở 96 tập đoàn kinh tế, tổng công ty và một số doanh nghiệp độc lập),
với tổng tài sản 1.760 ngàn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu gần 700 ngàn tỷ đồng; lợi
nhuận 117 ngàn tỷ đồng; nộp ngân sách 227 nghìn tỷ đồng, đóng góp khoảng
34% GDP cả nƣớc (năm 2010).

13
Trong số 1.309 doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc, nếu phân theo tính
chất hoạt động có 452 doanh nghiệp an ninh, quốc phòng, tham gia hoạt động
công ích; 249 công ty nông, lâm nghiệp; 608 doanh nghiệp kinh doanh hoạt
động trong các ngành bảo đảm cho cân đối lớn của nền kinh tế hoặc phục vụ
phát triển hạ tầng ở địa phƣơng nhƣ: Viễn thông, điện lực, dầu khí, khai thác
khoáng sản, lƣơng thực, hóa chất cơ bản, đầu tƣ xây dựng đô thị, khu đô
thị, (số doanh nghiệp thuần túy kinh doanh chiếm 65,5% tổng số doanh
nghiệp 100% vốn nhà nƣớc).
Theo cơ cấu chủ sở hữu: 701 doanh nghiệp do địa phƣơng quản lý
(chiếm 53,6% tổng số doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc) trong đó: 236
doanh nghiệp công ích, 465 doanh nghiệp kinh doanh; 355 doanh nghiệp
thuộc các Bộ, ngành (chiếm 27,1%), trong đó: 193 doanh nghiệp an ninh,
quốc phòng, hoạt động công ích, 162 doanh nghiệp kinh doanh; 253 doanh
nghiệp thuộc tập đoàn, tổng công ty (chiểm 19,3%), trong đó: 23 doanh
nghiệp công ích, 230 doanh nghiệp kinh doanh. Nhƣ vậy, vẫn còn không ít
DNNN hoạt động trong những ngành, lĩnh vực nhà nƣớc không cần nắm giữ
100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối về vốn, quy mô DNNN còn nhỏ.
1.1.3.2. Quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với doanh
nghiệp nhà nước
Giai đoạn trước Luật DNNN 2003
Trƣớc năm 1995, quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc tại Việt Nam đƣợc

thực hiện theo Quyết định số 332-HĐBT ngày 23/10/1991 của Hội đồng Bộ
trƣởng (nay là Chính phủ) về bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh đối với
doanh nghiệp nhà nƣớc và hƣớng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành.
Tuy nhiên tại thời điểm này các quy định của Nhà nƣớc về quản lý tài chính
doanh nghiệp nhà nƣớc chƣa thực sự đầy đủ và hoàn thiện.

14
Do đó đến năm 1995, để nâng cao hiệu lực văn bản pháp luật về quản
lý doanh nghiệp nhà nƣớc, Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc
năm 1995, Chính phủ ban hành một số Nghị định hƣớng dẫn Luật Doanh
nghiệp nhà nƣớc năm 1995 nhƣ: Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 ban
hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp
nhà nƣớc, Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 hƣớng dẫn sửa đổi,
bổ sung Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ.
Theo đó các doanh nghiệp nhà nƣớc có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất
đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nƣớc giao theo quy định của
pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh hoặc hoạt động
công ích do Nhà nƣớc giao. Thời điểm này, Bộ Tài chính là cơ quan quản lý
vốn và tài sản nhà nƣớc tại doanh nghiệp; các Bộ và Uỷ ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thực hiện một số quyền của Chủ sở
hữu Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp do mình thành lập theo phân cấp của
Chính phủ.
Giai đoạn sau Luật doanh nghiệp nhà nước 2003
Sau một thời gian thực hiện quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc theo quy
định tại Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc năm 1995 và các Nghị định của Chính
phủ, việc quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nƣớc đã nảy sinh những
vấn đề bất cập, chƣa thực sự thông thoáng, không phù hợp với thực tế và chƣa
tạo mọi điều kiện để công ty nhà nƣớc phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế
nhà nƣớc trong nền kinh tế. Do đó để đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nƣớc, Quốc hội đã ban

hành Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc năm 2003 thay thế Luật Doanh nghiệp nhà
nƣớc năm 1995.
Trong quá trình thực hiện Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày
3/12/2004 của Chính phủ, những bất cập tiếp tục nảy sinh, những điểm không

15
phù hợp với thực tiễn nhƣ một số tổng công ty nhà nƣớc đã huy động vốn để
sản xuất kinh doanh trên 3 lần vốn chủ sở hữu hoặc vốn điều lệ; đầu tƣ dàn
trải vào những lĩnh vực ngành nghề không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính…
Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 5/02/2009
thay thế Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004.
Theo phân công, phân cấp của Chính phủ tại Nghị định 132/2005/NĐ-
CP ngày 20/10/2005 về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối
với công ty nhà nƣớc và Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21/8/2006 sửa
đổi, bổ sung Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005, Thủ tƣớng
Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các
Tập đoàn, Tổng công ty nhà nƣớc đặc biệt quan trọng. Bộ, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc tại các công ty nhà
nƣớc do Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Bộ Tài chính
thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu công ty nhà nƣớc.
Hội đồng quản trị là đại diện chủ sở hữu trực tiếp vốn nhà nƣớc tại công ty
nhà nƣớc có hội đồng quản trị do mình đầu tƣ toàn bộ vốn điều lệ theo các
quy định tại Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc.
Giai đoạn sau khi có luật doanh nghiệp 2005
Đứng trƣớc nhu cầu hội nhập, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, lành
mạnh giữa DNNN và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác,
Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 ngày 29 tháng 11 năm
2005. Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong
pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam là hình thành một khung pháp lý
chung, bình đẳng áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Đây là

lần đầu tiên nƣớc ta ban hành một văn bản pháp luật chung điều chỉnh thống
nhất tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế và
loại hình sở hữu.

16
Với việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005, kể từ ngày 1/7/2010,
toàn bộ các công ty nhà nƣớc sẽ phải chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn
điều lệ để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp. Để các công ty nhà
nƣớc chuyển sang hoạt động chung theo Luật Doanh nghiệp với các loại hình
doanh nghiệp khác, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2010/NĐ-CP
ngày 19/3/2010 về việc chuyển công ty nhà nƣớc thành công ty TNHH một
thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc
làm chủ sở hữu. Nhƣ vậy, việc ban hành một hệ thống các văn bản hƣớng dẫn
quản lý đối với DNNN, từ Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ,
Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ trong thời gian vừa qua đã giúp cho các
DNNN hoạt động lành mạnh theo khung khổ của pháp luật.
1.1.3.3. Thực trạng hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty
nhà nước (đến thời điểm 31/12/2010)
Mặc dù trong những năm qua tình hình kinh tế thế giới cũng nhƣ trong
nƣớc gặp nhiều khó khăn, nhƣng các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc đã có
nhiều cố gắng, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện nghĩa vụ với Nhà
nƣớc, có lãi (tuy không cao), bảo đảm việc làm, cung ứng các sản phẩm, hàng
hóa và các dịch vụ thiết yếu cho xã hội, góp phần cùng với Nhà nƣớc bình ổn
giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Bảng 1.1. Hiệu quả hoạt động của TĐKT, TCT nhà nƣớc
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Doanh thu
Lợi nhuận

Nộp ngân sách
2007
642.004
71.491
133.108
2008
842.758
88.478
223.360

17
2009
886.292
95.389
189.991
2010
1.231.946
117.329
227.679
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Bộ Tài chính về tái cơ cấu tập đoàn,
tổng công ty nhà nước tháng 4 năm 2012 và tổng hợp của tác giả
Vốn chủ sở hữu: Năm 2006 khi mới hình thành một số tập đoàn kinh tế,
quy mô vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty là 317.647 tỷ đồng,
đến hết năm 2010 vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty là 632.181
tỷ đồng, bằng 199% so với năm 2006. Vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng
công ty hàng năm tăng chủ yếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế; đánh giá lại tài
sản, thặng dƣ vốn thu đƣợc trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp
thành viên, đơn vị phụ thuộc của tập đoàn, tổng công ty.

-

200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
1,400,000
2007 2008 2009 2010
Doanh thu
Nộp ngân sách
Lợi nhuận

Hình 1.1. Đóng góp của DNNN trong các năm 2007-2010 (đơn vị: tỷ đồng)
Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo của Bộ Tài chính về tái cơ cấu tập đoàn,
tổng công ty nhà nước tháng 4 năm 2012 và tổng hợp của tác giả.
Tổng tài sản: Năm 2006, tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty là
751.698 tỷ đồng, đến hết năm 2010, tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công
ty là 1.760.081 tỷ đồng, bằng 234 % so với năm 2006.

×