Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Xóa đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.91 KB, 105 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ







ĐINH LÊ PHẠM TUÂN






XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH
HẢI DƢƠNG








LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH












Hà Nội - Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





ĐINH LÊ PHẠM TUÂN




XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH
HẢI DƢƠNG


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 01






LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH






NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH VĂN THÔNG






Hà Nội - Năm 2014


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt………………………………………………
i
Danh mục các bảng…………………………………………………………
ii

Danh mục hình vẽ…………………………………………… ……………
iii
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………
01
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XOÁ ĐÓI
GIẢM NGHÈO……………………………………………………………
07
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo…………………………
07
1.1.1. Các khái niệm đói nghèo…………… ……………………………
07
1.1.2. Nguyên nhân dẫn tới đói nghèo… ………………… ……………
11
1.1.3. Tiêu chí xác định đói nghèo………………………… ……………
15
1.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở một số huyện………… ………
17
1.2.1. Nội dung xóa đói giảm nghèo………………………………………
17
1.2.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo…………………….……………
23
1.3. Quan điểm của Đảng ta về xoá đói giảm nghèo………… ………
30
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN
TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƢƠNG………………………………… …………
35

2.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dƣơng.
35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên………… ………………………………………

35
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng…………………
38
2.2. Công tác xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2013 ở huyện Tứ Kỳ,
tỉnh Hải Dƣơng…………………………………………………………….

45
2.2.1. Thực trạng đói nghèo giai đoạn 2006-2013 ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh
Hải Dương……………………………………………………………….

45
2.2.2. Các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo giai đoạn 2006 - 2013 ở huyện
Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương……………………………………………………

49
2.2.3. Tình hình xoá đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
60
2.3. Đánh giá chung về công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ,



tỉnh Hải Dƣơng thời gian qua…………………………………………….
71
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM XOÁ ĐÓI
GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƢƠNG……….…….
73

3.1. Định hƣớng xoá đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dƣơng
73
3.1.1. Định hướng chung……………………………………………………

73
3.1.2. Mục tiêu…………………………………….………………………
76
3.2. Các giải pháp thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở huyện Tứ
Kỳ, tỉnh Hải Dƣơng thời gian tới………………… ……………………

77
3.2.1. Đổi mới tư duy về chính sách xoá đói giảm nghèo…………………
77
3.2.2. Giải pháp tăng cường lãnh đạo cấp ủy Đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể huyện…………………………………….…………
79

3.2.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách … …………………… ………….
82
3.2.4. Thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước…………… ….…….
86
3.2.5. Đẩy mạnh tuyên truyền vận động thực hiện chương trình xóa đói
giảm nghèo………………………………………………………………….

87
3.3.Kiến nghị, đề xuất công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ,
tỉnh Hải Dƣơng…………………………………………… ……………

88
3.3.1. Kiến nghị cấp có thẩm quyền…………………….………………….
88
3.3.2. Kiến nghị về vốn và giải ngân vốn Nghân hàng chính sách xã hội
huyện Tứ Kỳ………………………………………………………… ……


88
3.3.3. Kiến nghị các cơ quan thực hiện thực hiện chính sách hỗ trợ và dự
án người nghèo…….………………………………………………………

89
KẾT LUẬN………………………………………………………………
90
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………
92
Phụ lục 01……………………………………………… …………………

Phụ lục 02…………………………………………………………………

Phụ lục 03………………………………………………………………….




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2
HĐND
Hội đồng nhân dân
3

KT-XH
Kinh tế xã hội
4
LTTP
Lương thực Thực phẩm
5
UBND
Ủy ban Nhân dân
6
XĐGN
Xóa đói giảm nghèo
















DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 1.1
Chuẩn nghèo qua các giai đoạn
21
2
Bảng 2.1
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2008 - 2011
40
3
Bảng 2.2
Lao động làm việc trong các ngành kinh tế
44
4
Bảng 2.3
Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của
huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2006 - 2011
45
5
Bảng 2.4
Số lượng, cơ cấu các loại hộ thuộc nhóm hộ điều
tra nhanh
49
6
Bảng 2.5
Tổng hợp nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát
sinh nghèo

50

7
Bảng 2.6
Trình độ văn hóa của các hộ điều tra (%)
52
8
Bảng 2.7
Số người của hộ điều tra phân theo địa danh và
ngành sản xuất
54
9
Bảng 2.8
Phân tích tỷ lệ các ngành nghề hoạt động trong
từng nhóm hộ (%)
55

10
Bảng 2.9
Phân loại đất theo mục đích sử dụng
55
11
Bảng 2.10
Số khẩu trung bình của một hộ điều tra phân theo
nhóm thu nhập
56
12
Bảng 2.11
Bình quân lao động trong một hộ
58

13
Bảng 2.12
Kết quả giảm nghèo 2006 – 2010
67
14
Bảng 2.13
Kết quả giảm nghèo 2011 – 2013
68





DANH MỤC HÌNH

STT
Hình
Nội dung
Trang
1
Hình 1.1
Vòng luẩn quẩn của đói nghèo
14
2
Hình 2.1
Kết quả giảm nghèo 2006 – 2010
68
3
Hình 2.2
Kết quả giảm nghèo 2011 – 2013

69














1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Nghèo đói là tình trạng chung của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt
là các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, cũng như tỉnh Hải
Dương và huyện Tứ Kỳ nói riêng. Vì vậy, xoá đói giảm nghèo là một vấn đề
mang tính chất toàn cầu và của nhiều thời đại. Việt Nam là một nước đang
phát triển, với tỷ lệ đói nghèo cao, với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, thì nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo đã trở thành một trong những
nhiệm vụ cấp thiết. Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương vào thời điểm 2013 với tỷ
lệ đói nghèo là 11,7%; tỷ lệ cận nghèo 6,91% là huyện nghèo nhất tỉnh Hải
Dương đang nằm trong nỗ lực thực hiện mục tiêu xoá đói nghèo trong năm
tiếp theo.
Là huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp (chiếm khoảng 80% tổng dân

số huyện), thu nhập thấp, đời sống một bộ phận nhân dân gặp nhiều khó khăn,
tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao hơn so với mức bình quân của toàn tỉnh Hải
Dương; Thực tế nêu trên, trong những năm vừa qua, các cấp ủy Đảng, chính
quyền, các tổ chức chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở đã tập trung cao công
tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao
mức sống cho nhân dân. Nhưng việc chỉ đạo chưa thật sâu và chưa đồng bộ ở
các cấp công tác xóa đói giám nghèo. Thực hiện trên các mặt về công tác xóa
đói giảm nghèo như vốn, mở làng nghề giải quyết việc làm, mở nhà máy, xí
nghiệp để giải quyết công ăn việc làm chưa thật hiệu quả, cùng với sự phát
triển của nền kinh tế, với chuẩn đói nghèo mới, tỷ lệ đói nghèo tăng lên.
Chính từ vấn đề khó khăn này nên em đã chọn đề tài: “Xoá đói giảm nghèo ở
huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ.


2

2. Tình hình nghiên cứu
Nghèo đói là một hiện trạng phổ biết trong phạm vi cả thế giới, cho nên
vấn đề này đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh
khác nhau.
Ở Việt Nam sau những năm đổi mới trước tình hình bức bách của thực
tiễn về công tác xoá đói giảm nghèo có rất nhiều học giả nghiên cứu quan
tâm, các cơ quan nhà nước, chính phủ, các cơ quan chức năng nghiên cứu
dưới dạng công trình khoa học, luận văn ở nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể:
Các công trình do Bộ Lao động – Thương binh vã Xã hội làm chủ biên:
- Đói nghèo ở Việt Nam ( Hà Nội, 1993);
- Nhận diện đói nghèo ở nước ta (Hà Nôi, 1993);
- Xóa đói giảm nghèo (Hà Nội, 1996);
- Xóa đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế ( Nxb Lao động, 1997).
Luận văn, luận án có các công trình sau:

- Luận án Tiến sĩ kinh tế của Trần Thị Hằng: Vấn đề giảm nghèo trong
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Học việc Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, 2001;
- Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Bùi Thị Lý: Vấn đề xóa đói giảm nghèo
ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000;
- Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Đỗ Thế Hạnh: Thực trạng và những giải
pháp kinh tế chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở vũng định canh, định cư
tỉnh Thanh Hóa, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1998;
- Luận văn Thạc sĩ của Tào Bằng Huy: Những giải pháp cơ bản nhằm
xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2010, Đại học Kinh tế
Quốc dân, 1999;
Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung ở cấp vĩ mô hoặc cấp cao
hơn cấp huyện như: Cấp nhà nước, cấp ngành và nghiêu cứu cấp Trung ương
3

đến cấp tỉnh là chủ yếu; ở cấp huyện có tác giả nghiên cứu chủ yếu tập trung
bài viết nhỏ, bài báo hoặc báo cáo cụ thể:
- Bài viết của tác giả Hương Giang, Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
với công tác xóa đói giảm nghèo, ngày 24/4/2014;
- Bài viết của tác giả Minh Nguyệt, Xây dựng nông thôn mới gắn với
xóa nghèo bên vững, viết 22/4/2013.
Các công trình nghiêm cứu trên đề cập vấn đề đói nghèo khác nhau
dưới góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn, ở cấp huyện ít có bài viết về
công tác đói nghèo. Đặc biệt ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương chưa bài viết
nào phân tích cách đầy đủ, hệ thống về lý luận, thực tiễn và giải pháp về công
tác xoá đói giảm nghèo. Vì vậy, đề tài tác giả lựa chọn để nghiên cứu không
trùng với các công trình nghiên cứu đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về xoá đói giảm nghèo; nghiên cứu,

đánh giá thực trạng hoạt động xoá đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương; đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động xoá
đói giảm nghèo tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn trả lời các câu hỏi
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Xóa đói giảm nghèo là gì ? Tiêu chí để xác định đói nghèo như thế
nào ? Các nội dung xóa đói giảm nghèo gồm những gì ? Quan điểm của đảng
về về xóa đói giảm nghèo?
- Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương như
thế nào?
4

- Gồm các giải pháp nào để thực hiện để xóa đói nghèo ở huyện Tứ Kỳ,
tỉnh Hải Dương ?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo tại
huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động xóa đói giảm nghèo của huyện Tứ Kỳ
tỉnh Hải Dương từ năm 2006 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
5.1. Phƣơng pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử: Xem
xét nghiên cứu vấn đề nghèo đói, xoá đói giảm nghèo trong mối quan hệ tổng
thể với các vấn đề phát triển nói chung của xã hội một cách biện chứng và sâu
sắc; Qua đó nghiên cứu sự biến động của hoạt động xoá đói giảm nghèo qua
các năm trước (từ năm 2006 đến năm 2013), từ đó rút ra nhận xét đánh giá sự
tăng lên trong hiệu quả hoạt động xoá đói giảm nghèo của huyện Tứ Kỳ và xu
thế của hoạt động xoá đói giảm nghèo trong những năm tiếp theo, trên cơ sở
đó luận văn đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xoá đói giảm

nghèo phù hợp với yêu cầu đặt ra trong những năm tiếp theo.
5.2. Phƣơng pháp phân tích thống kê
* Phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu, chọn mẫu điều tra
- Chọn điểm nghiên cứu: Tôi chọn địa điểm huyện Tứ Kỳ làm điểm
nghiên cứu của đề tài vì huyện Tứ Kỳ là huyện nghèo nhất tỉnh Hải Dương,
huyện có điều kiện sản xuất rất khó khăn, phần lớn là sản xuất nông nghiệp, là
huyện có nhiều hộ nghèo nhất của tỉnh Hải Dương.
- Chọn mẫu điều tra: Do điều kiện tự nhiên của huyện Tứ Kỳ gồm 26
xã, 01 thị trấn được chia thành 3 vũng rõ rệt là vùng khu hạ, vùng khu giữa
huyện, vùng khu trên đầu huyện; trong mỗi vùng lấy 35 hộ đại diện điều tra,
5

cụ thể: Khu hạ điều tra 35 hộ (xã Nguyên Giáp); khu giữa điều tra mỗi xã 35
hộ (xã Minh Đức); khu đầu huyện điều tra mỗi xã 30 hộ (xã Kỳ Sơn) ngoài ra
điều tra nhanh thêm 60 hộ khác và một số hộ mới thoát nghèo nhằm xem xét,
nghiên cứu nguyên nhân, khả năng tái nghèo của các hộ đó.
* Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ 2 nguồn:
- Nguồn từ của huyện Tứ Kỳ
+ Sách, báo, công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học, tạp chí nông
thôn ngày nay về đẩy mạnh CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn và XĐGN
+ Nghị Quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương , Đại hội Đảng bộ huyện
Tứ Kỳ, Báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện Tứ Kỳ, Đề án xóa đói
giảm nghèo UBND huyện, báo cáo Phòng lao động Thương binh và xã hội
huyện, Chi cục Thống kê huyện, báo cáo Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo
huyện từ năm 2006 đến nay và Quy hoạch phát triển huyện Tứ Kỳ đến 2020.
- Số liệu điều tra thực tế của tác giả
Thực hiện điều tra trực tiếp các hộ nghèo, các hộ mới tái nghèo và một
số hộ khác bằng bảng biểu và câu hỏi soạn thảo sẵn ( Phụ lục 01 - Biểu mẫu
điều tra nhanh thông tin hộ nghèo) như: Mức thu nhập, tình hình sản xuất, đất

đai, lao động, trình độ, mức đầu tư, …… và nguyên nhân thu nhập thấp và
các kiến nghị của hộ nghèo đối với chương trình xóa đói giảm nghèo của
huyện.
* Phƣơng pháp xử lý số liệu thống kê
Việc tổng hợp xây dựng hệ thống bảng biểu, hệ thống chỉ tiêu, tính toán
số liệu được thực hiện trên phần mềm excel làm cơ sở cho những kết luận
phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
* Phƣơng pháp dự báo
6

Dùng phương pháp để có thể đưa ra kết quả dự báo cho một tiêu chí,
tiêu chí có tính khả thi mục tiêu trong một tương lai gần là cần thiết. Phương
pháp dự báo dựa trên kết quả hồi qui của số liệu đã có, đánh giá chuyên gia và
xu hướng phát triển của xã hội hiện tại và tương lai, định hướng phát triển
KT-XH của địa phương nghiên cứu nhằm năng cao mức sống cho người dân
hay dự báo tỷ lệ giảm đói nghèo địa bàn huyện.
5.3. Phƣơng pháp phân tích và so sánh
Để đánh giá thực trạng đói nghèo huyện sử dụng việc phân tích về kinh
tế qua các chỉ tiêu từ đó so sách giữa các chỉ tiêu với nhau, so sánh với huyện
khác trong toàn tỉnh Hải Dương và so sánh với chỉ tiêu trung bình tỉnh Hải
Dương để đánh giá mức tăng, giảm của hộ nghèo.
6. Những đóng góp luận văn
- Phân tích, đánh giá sâu sắc thực tiễn xóa đói giảm nghèo huyện Tứ
Kỳ, tỉnh Hải Dương thời gian qua.
- Đưa ra giải pháp đồng bộ cho công tác xóa đói giảm nghèo cụ thể cho
huyện Tứ Kỳ thời gian tới.
- Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch
chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
trong thời gian tới.
7. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chính của chuyên đề được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xoá đói giảm nghèo
Chương 2: Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo
ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới
7

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo
1.1.1. Các khái niệm về đói nghèo
* Thế nào là đói nghèo
Đói nghèo là vấn đề mang tính toàn cầu và tồn tại ở nhiều thời đại. Mỗi
quốc gia, mỗi thời đại lại có những cách lý giải về quan niệm, nguyên nhân,
cách giải quyết khác nhau đối với đói nghèo. Mỗi vùng, quốc gia, mỗi thời kỳ
lại có những tiêu chí xác định đói nghèo khác nhau cho phù hợp với hoàn
cảnh. Vì vậy, có thể nói đói nghèo mang tính thời gian và không gian. Hiện
nay có nhiều quan niệm về đói nghèo nhưng về cơ bản là giống nhau. Mỗi
quốc gia có thể đưa ra cho mình một quan niệm riêng, đói nghèo có thể được
xem xét trên nhiều khía cạnh về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội…Có thể
hiểu theo nghĩa gói gọn trong vấn đề thu nhập, chi tiêu, dinh dưỡng, giáo
dục…hoặc theo nghĩa rộng hơn là sự phát triển toàn diện của con người.
Các nước ở vùng châu Á - Thái Bình Dương sử dụng khái niệm đói
nghèo do tổ chức ESCAP đưa ra vào tháng 9 -1993: “Nghèo đói là tình trạng
của một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ
bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh
tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”.
Đây chỉ là một định nghĩa do một tổ chức khu vực châu Á-Thái Bình

Dương đưa ra nhưng có thể xem đây là một định nghĩa chung nhất về đói
nghèo, một định nghĩa có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận
diện nét cơ bản, phổ biến về đói nghèo. Các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá
còn để ngỏ về mặt lượng, bởi nó chưa tính đến những khác biệt và độ chênh
lệch giữa các vùng, các điều kiện lịch sử cụ thể quy định trình độ phát triển ở
mỗi nơi. Điều đó có nghĩa là định nghĩa này đã chú trọng tới tính thời gian và
8

không gian của nghèo đói. Định nghĩa này có thể áp dụng cho nhiều vùng,
nhiều quốc gia, nhiều thời đại, từ đó mỗi vùng, mỗi quốc gia có thể tự đưa ra
tiêu chí xác định đói nghèo phù hợp với mình trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Quan niệm hạt nhân có trong định nghĩa này là nhu cầu cơ bản của con người.
Căn cứ xác định đói hay nghèo là ở chỗ đối với những nhu cầu cơ bản ấy con
người không được hưởng và thoả mãn. Nhu cầu cơ bản ở đây chính là cái
thiết yếu, tối thiểu để duy trì sự tồn tại của con người như ăn, mặc, ở.
Còn theo Ngân hàng phát triển Châu Á thì: “Nghèo là tình trạng thiếu
những tài sản cơ bản và cơ hội mà mỗi con người có quyền được hưởng. Mọi
người cần được tiếp cận với giáo dục cở sở và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ
bản”.
Có thể nói các quan niệm này không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí
để xác định đều dựa trên mức chi tiêu để thoả mãn nhu cầu cơ bản của con
người. Sự khác biệt ở đây là mức độ thoả mãn các nhu cầu này là khác nhau
giữa các khu vực.
Tóm lại, nghèo đói là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức thu
nhập thấp bằng hoặc thấp hơn mức tối thiểu để duy trì một cuộc sống ở một
khu vực, tại một thời điểm nhất định.
* Khái niệm đói
Đói là tình trạng thu nhập không đủ chi dùng cho nhu cầu ăn. Sự nghèo
khổ tuyệt đối, sự bần cùng được biểu hiện là đói, là tình trạng con người
không có ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết, sự đứt đoạn

trong nhu cầu ăn. Đói là một khái niệm biểu đạt tình trạng con người ăn
không đủ no, không đủ năng lượng tối cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày
và không đủ sức để lao động, để tái sản xuất sức lao động. Đây là trường hợp
đói gay gắt kinh niên, là tình trạng thiếu ăn thường xuyên. Còn nếu con người
trong những hoàn cảnh đột xuất, bất ngờ do thiên tai bão lũ, mất mùa, bệnh
9

tật, rơi vào cùng cực, không có lương thực, thực phẩm để ăn, có thể dẫn tới
cái chết thì đó là trường hợp đói gay gắt cấp tính, phải cứu trợ khẩn cấp. Dù ở
dạng nào thì đói đều đi liền với thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng. Biểu hiện
của đói là: thất thường về lượng, đứt bữa, đứt bữa kéo dài. Về mặt năng lượng
nếu trong một ngày con người chỉ được thoả mãn mức 1500calo/ngày thì đó
là thiếu đói, dưới mức đó là đói gay gắt.
* Khái niệm nghèo
Về mặt kinh tế nghèo đồng nghĩa với nghèo khổ, nghèo túng, túng
thiếu. Trong hoàn cảnh nghèo thì người nghèo và hộ nghèo cũng vẫn chỉ vật
lộn với những mưu sinh hàng ngày về kinh tế vật chất, biểu hiện trực tiếp nhất
là ở bữa ăn. Họ không thể vươn tới các nhu cầu về văn hoá - tinh thần hoặc
những nhu cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu nhất, gần như không có.
Điều này đặc biệt rõ ở nông thôn với hiện tượng trẻ em thất học, bỏ học, các
hộ nông dân nghèo không có khả năng để hưởng thụ văn hoá, y tế, không đủ
hoặc không thể mua sắm thêm quần áo cho nhu cầu mặc, sửa chữa nhà cửa
cho nhu cầu ở… Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của
người dân chỉ dành chi hầu như toàn bộ cho ăn, thậm chí còn không đủ chi
cho ăn, phần tích luỹ hầu như không có. Các nhu cầu tối thiểu khác như ăn,
mặc, văn hoá, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp chỉ đáp ứng một phần rất ít ỏi,
không đáng kể.
Có hai dạng nghèo là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối:
Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả
năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống.

Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống
dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương.
Người ta cũng định nghĩa về người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo và quốc
gia nghèo như sau:
10

Hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới ngưỡng
nghèo.
Người nghèo là những người nằm trong hộ nghèo, tuy nhiên cách nhìn
nhận rộng hơn của cộng đồng quốc tế là những người thiếu một cách trầm
trọng cơ hội lựa chọn và khả năng tham gia vào cuộc sống kinh tế xã hội của
đất nước.
Xã nghèo là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và thiếu các cơ sở hạ tầng thiết
yếu phục vụ sản xuất và đời sống.
Một quốc gia được coi là nghèo khi thu nhập thực tế bình quân đầu
người còn thấp, nguồn lực cực kỳ hạn hẹp, cơ sở hạ tầng và môi trường yếu
kém, có vị trí không thuận lợi trong giao lưu với cộng đồng quốc tế.
* Mối quan hệ giữa đói và nghèo
Đói và nghèo vừa có mối quan hệ với nhau, lại vừa có sự khác biệt về
mức độ và cấp độ. Đã lâm vào tình trạng đói thì đương nhiên là nghèo. Theo
tư duy của người Việt Nam, chúng ta thường nhận diện đói ở hai dạng đói
kinh niên và đói gay gắt. Đây thuần tuý vẫn là đói ăn, nằm trọn trong phạm
trù kinh tế - vật chất. Nó khác với đói thông tin, đói thụ hưởng văn hóa thuộc
phạm trù đời sống văn hóa tinh thần. Quan niệm về nghèo thì có thể có nghèo
tuyệt đối và nghèo tương đối, tất nhiên dù ở dạng nào thì nghèo vẫn có quan
hệ mật thiết với đói. Nghèo là một kiểu đói tiềm tàng và đói là tình trạng hiển
nhiên của nghèo. Sự nghèo và nghèo khổ kéo dài, nếu không ra khỏi cái vòng
luẩn quẩn của cảnh trì trệ, túng thiếu thì chỉ cần xảy ra những biến cố đột xuất
của hoàn cảnh là con người ta dễ dàng rơi vào cảnh đói.
Chúng ta có thể xoá được đói là do nhu cầu ăn của con người có giới

hạn nên có thể phấn đấu xoá đói. Nhưng chúng ta chỉ có thể giảm nghèo là vì
trong từng giai đoạn mức thu nhập và chi dùng tối thiểu là khác nhau và ngày
càng cao vì vậy bao giờ cũng có một bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo.
11

1.1.2. Nguyên nhân dẫn tới đói nghèo
* Nguyên nhân khách quan
-Sự tác động của điều kiện tự nhiên: ở nông thôn, nông nghiệp là ngành
sản xuất chủ yếu, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các hộ gia đình. Tuy
nhiên, sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chính
vì vậy sự diễn biến bất thường của điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng xấu tới
sản xuất nông nghiệp, có thể dẫn tới mất mùa, làm người nông dân không có
thu nhập, dẫn tời tình trạng nghèo đói. Đối với những nước có điều kiện tự
nhiên thuận lợi, sự thất thường của khí hậu thời tiết vẫn có thể xảy ra. Vì vậy,
nguyên nhân từ sự tác động của điều kiện tự nhiên đối với nông nghiệp là phổ
biến và chưa thể hạn chế ngay được. Đặc biệt đối với nước ta là một nước sản
xuất nông nghiệp là chủ yếu thì càng cần phải quan tâm tới sự diễn biến của
khí hậu thời tiết, cần phải có những biện pháp dự báo, hạn chế sự tác động
của tình hình thời tiết.
-Nguyên nhân về chiến tranh: Trên Thế giới đã xảy ra hai cuộc chiến
tranh lớn là chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, ngoài ra thì còn
có rất nhiều cuộc chiến tranh khu vực giữa các quốc gia. Các cuộc chiến tranh
này đã ảnh hưởng xấu tới rất nhiều quốc gia. Những nước là điểm nóng của
khu vực như nước ta, hậu quả của chiến tranh hết sức nặng nề: hầu hết cơ sở
hạ tầng bị phá huỷ, sức lao động thiếu, làm nhiều người bị chết hoặc mang
thương tật suốt đời, thậm chí còn ảnh hưởng tới các thế hệ sau, nền kinh tế
suy kiệt, môi trường bị huỷ hoại… Đây là nguyên nhân gây nên nghèo đói,
đồng thời là các vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Hiện nay khi tình hình
chính trị còn chưa ổn định thì chiến tranh còn là mối đe doạ lớn ảnh hưởng tới
nền kinh tế của nhiều quốc gia.

-Nguyên nhân về xã hội: Nông thôn là vùng lạc hậu hơn so với thành
thị trong nhiều mặt như cơ sở hạ tầng (điện, đường giao thông, bệnh viện,
12

trạm y tế, trường học…), cơ sở vật chất thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, thông
tin liên lạc thiếu, điều này đã cản trở việc tiếp cận và áp dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật từ đó cản trở sự phát triển kinh tế. Đặc biệt ở nông thôn vẫn
còn tồn tại những hủ tục tập quán lạc hậu gây tốn kém, lãng phí, và cản trở
việc tiếp thu những cái văn minh tiến bộ. Các hủ tục lạc hậu chiếm một phần
chi tiêu lớn trong tổng chi tiêu của gia đình, làm cho phần chi tiêu dành cho
ăn uống và học hành, y tế giảm xuống, thậm chí có những gia đình thu nhập
thấp phải đi vay mượn để chi tiêu cho những hủ tục ấy, làm cho các hộ nghèo
càng trở nên nghèo hơn. Từ nguyên nhân này cần phải có những biện pháp
đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các vùng, nâng cao trình độ dân trí, tìm cách
xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống và sản xuất.
-Do thể chế, chính sách và cơ chế lạc hậu: các chính sách mà không
đồng bộ, không phù hợp với thực tiễn, không có sự quan tâm khuyến khích
phát triển sản xuất, hoặc áp dụng chính sách cứng nhắc đều ảnh hưởng tới
cuộc sống của người dân, khiến người dân khó phát triển sản xuất, sản xuất trì
trệ, thu nhập thấp, dẫn đến đói nghèo. Cần phải xây dựng một hệ thống chính
sách đồng bộ, khuyến khích người dân phát triển sản xuất.
* Nguyên nhân chủ quan
-Bản thân không tự nâng cao trình độ dân trí, không áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật… không có kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh.
Đây là nguyên nhân chủ yếu và thường gặp trong nông nghiệp, nông thôn. Do
thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nên họ không giám đầu tư sản xuất, sợ
rủi ro, do vậy cứ mãi đắm chìm trong cảnh nghèo khó. Với những đối tượng
này cần phải mở những lớp huấn luyện, dạy cách sản xuất kinh doanh, hướng
dẫn kỹ thuật, khuyến khích họ nâng cao trình độ dân trí.

13

- Không năng động giải quyết việc làm, lười lao động, một số rượu chè,
cờ bạc.
- Gặp những bất thường trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, hoả
hoạn, tai nạn… cần chi tiêu lớn, phải vay mượn. Sau khi khỏi hoặc khắc phục
được tai nạn, họ cố gắng trả nợ nhưng sản xuất kinh doanh không đủ trả nợ
nên đã trở thành các hộ nghèo đói. Các tai nạn có thể xảy ra bất chợt, không
lường trước được, những tai nạn ấy thường phải chi phí rất lớn vào việc chữa
chạy hoặc khắc phục hậu quả, đối với những gia đình kinh tế khó khăn thì
việc chi trả này càng trở nên khó khăn hơn, thiếu thốn họ phải đi vay mượn,
thậm chí phải vay với lãi suất cao, sau đó nền kinh tế của gia đình càng trở
nên khó khăn hơn, khi mà lo cuộc sống hàng ngày đã không đủ nay còn phải
lo trả nợ, không có dự trữ, không đủ ăn, nợ nần chồng chất, hộ lại càng nghèo
đi. Với những đối tượng này cần phải có các biện pháp hỗ trợ, cho vay lãi suất
ưu đãi để họ có điều kiện phát triển sản xuất vươn lên thoát khỏi cảnh đói
nghèo, cấp bảo hiểm y tế…
-Những hộ sinh đẻ nhiều, sức khỏe yếu, đông con… bố mẹ không đủ
khả năng làm kinh tế. Đây cũng là nguyên nhân đặc thù của khu vực nông thôn.
-Nguyên nhân do thiếu hoặc không có vốn: đây cũng chính là một trong
những nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh nghèo đói.
trong nhiều cuộc điều tra về tình hình nghèo đói, khi được hỏi về nguyên
nhân đói nghèo thì những hộ trả lời là do thiếu vốn chiếm phần lớn tới trên
dưới 70%. Mặc dù có nhiều ý tưởng sản xuất kinh doanh nhưng khi thiếu vốn
thì họ không thể làm gì, không sản xuất kinh doanh được, trình độ văn hoá thì
thấp, họ chỉ có thể tiến hành sản xuất nhỏ lẻ hoặc đi làm thuê, thu nhập gia
đình ít ỏi chỉ đủ trang trải các bữa ăn hàng ngày, việc học hành của con cái
không lo được đầy đủ, đến khi gia đình gặp rủi ro như thiên tai, mất mùa,
bệnh tật… thì cuộc sống càng trở nên khó khăn hơn. Những người nghèo đói
14


không có vốn để dành, họ thường phải vay nợ và những người đói gay gắt lại
thường phải vay nợ chỉ để mua lương thực cứu đói. Ở một số nơi cho vay
nặng lãi, người nghèo không trả được, nợ nần ngày càng chồng chất. Đã
không ít trường hợp phải gán ruộng vườn (nếu có), bán sản phẩm chưa kịp thu
hoạch, hoặc làm thuê trả nợ, hoặc bỏ quê ra thành phố, lần hồi để kiếm kế
sinh nhai bằng đủ cách mọi nghề, và từ đó họ lại rơi vào các tệ nạn xã hội.
Thiếu vốn là một mắt xích trong vòng luẩn quẩn của nghèo đói.






Hình 1.1: Vòng luẩn quẩn của đói nghèo
(Nguồn: Giáo trình Kinh tế phát triển, ĐHKTQD Hà Nội)
Nhìn sơ đồ ta thấy thiếu vốn chính là một trong những nguyên nhân
gây nên nghèo đói. Tăng vốn một cách hiệu quả là một cách hữu hiệu để tăng
khả năng đầu tư. Một trong những biện pháp tăng vốn một cách có hiệu quả
nhất cho người nghèo là cho vay ưu đãi chứ không phải cấp phát không, điều
đó giúp cho hộ nghèo ý thức được việc sử dụng đồng vốn đúng mục đích, sao
cho có hiệu quả nhất, nhờ vốn vay được mà hộ nghèo có khả năng đầu tư sản
xuất kinh doanh, khả năng đầu tư của hộ nghèo được tăng lên. Chính từ ý
thức sử dụng vốn có hiệu quả khoản tiền vốn sẽ được đầu tư một cách có hiệu
quả, giúp sinh lời cao. Khi đầu tư tăng tức là nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được
áp dụng vào sản xuất, người dân tích cực nâng cao trình độ học vấn, nhờ đó
năng suất lao động được tăng lên. Năng suất lao động tăng lên kéo theo sự

Thiếu vốn
Năng suất lao

động thấp
Thiếu khả
năng đầu

Tiết kiệm
thấp
Thu nhập
thấp
15

tăng lên về thu nhập. Thu nhập tăng lên là điều kiện tiên quyết để vòng đói
nghèo được xoá bỏ và cũng chính là mục tiêu chính của xoá đói giảm nghèo.
1.1.3. Tiêu chí xác định đói nghèo
- Tiêu chí xác định hộ nghèo, người nghèo
Hộ nghèo là những hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới ngưỡng
nghèo. Như vậy, tiêu chí chủ yếu để nhận diện hộ nghèo là thu nhập bình quân
đầu người. Thu nhập bình quân đầu người này lại phải dựa vào ngưỡng nghèo
hay chuẩn nghèo được từng nước, từng vùng ban hành vào từng giai đoạn cụ thể.
Khái niệm nghèo khổ có thể thống nhất song không thể có một chuẩn nghèo
chung cho tất cả các quốc gia. Ngay trong một quốc gia cũng có thể khác nhau
giữa các vùng, thậm chí tiểu vùng. Vì mỗi vùng, mỗi quốc gia có sự phát triển
không giống nhau nên mức thu nhập tối thiểu bình quân khác nhau. Chuẩn
nghèo này có tính động chứ không bất biến, nó biến đổi theo thời gian, tương
ứng với biến đổi về sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì lẽ đó, trên cơ sở thống nhất
quan niệm chung về mặt định tính, chúng ta cần xác định chuẩn nghèo cho mỗi
quốc gia. Dựa trên khảo sát thực tế các vùng, các địa phương, từ tất cả những độ
chênh lệch khác nhau có thể đưa ra một chỉ số trung bình là số đo chung, phổ
biến cho cả nước, trước hết cho nông thôn. Đồng thời xác định chuẩn nghèo
riêng cho từng vùng cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của vùng.
Hiện nay chuẩn nghèo được áp dụng tại Việt Nam là chuẩn nghèo giai

đoạn 2011 - 2015 Thủ tướng Chính Phủ ban hành theo QĐ 09 - CP ngày
30/01/2011. Theo đó:
Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
16

Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000
đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000
đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
Ngoài tiêu chí mức thu nhập bình quân thì còn có thể nhận diện người
nghèo, hộ nghèo thông qua nhiều biểu hiện khác. Trong thực tế cuộc sống,
trong hoạt động của cộng đồng, người nghèo có những biểu hiện rất dễ nhận
thấy. Họ thiếu cơ hội và khả năng lựa chọn cơ hội, ẩn mình trong giao tiếp,
ngại tiếp xúc ở chỗ đông người, tự ti trong quan hệ. Ta có thể nhận diện đối
tượng nghèo đói qua một số đặc điểm thiếu lương thực, thực phẩm, hay đứt
bữa, dinh dưỡng không đủ, lượng thức ăn không đủ; nhà ở tạm, nhà siêu vẹo,
dột nát không đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, bản thân gia đình không
có khả năng tự làm mới hoặc sửa chữa; con cái đến độ tuổi đi học không được
đến trường, trình độ dân trí thấp, ít được hưởng các dịch vụ y tế, không có tư
liệu sản xuất hoặc có nhưng làm không đủ ăn do thiếu kiến thức sản xuất,
thiếu vốn.
-Tiêu chí xác định xã nghèo
Xã nghèo là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và thiếu các cơ sở hạ tầng thiết
yếu phục vụ sản suất và đời sống.
Như vậy tiêu chí xác định xã nghèo là tỷ lệ hộ nghèo trong xã, cơ sở hạ
tầng của xã. Theo đối tượng tác động của chương trình xoá đói giảm nghèo
thì có hai dạng xã nghèo:

Xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135, là xã đáp ứng các tiêu
chí sau: Vị trí địa lý của xã ở xa trung tâm kinh tế xã hội, xa đường quốc lộ,
giao thông đi lại khó khăn; môi trường xã hội chưa phát triển, trình độ dân trí
thấp còn nhiều tập tục lạc hậu; trình độ sản xuất còn lạc hậu chủ yếu mang
tính tự cấp, tự túc công cụ thô sơ; đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn,
17

thiếu thốn, mức sống thấp; hạ tầng cơ sở chưa phát triển, chưa đủ các chương
trình thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, nước sạch, chợ xã.
Xã nghèo ngoài chương trình 135, là xã đáp ứng 2 tiêu chí: tỷ lệ hộ
nghèo trên 25%, chưa đủ 3 trên 6 công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu.
-Tiêu chí để đánh giá mức độ giàu nghèo của một quốc gia
Thu nhập thực tế bình quân đầu người, cơ sở hạ tầng, nguồn lực, môi
trường, vị trí… Chỉ tiêu thu nhập thực tế bình quân nhiều khi chưa phản ánh
chính xác mức độ giàu nghèo và sự phát triển ở một nước, mà vấn đề ở đây là
mức thừa hưởng thực tế của người lao động và trình độ công bằng xã hội mà
nước đó đạt được. Vì vậy, khi đánh giá giàu nghèo cần phải chú ý đến nhiều khía
cạnh khác nhau. Tuy nhiên đây vẫn là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến để đánh
giá trình độ phát triển của một quốc gia.
1.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở một số huyện
1.2.1. Nội dung xóa đói giảm nghèo
* Công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 -2013
Đặc điểm đối tượng nghèo: Sau hơn 20 năm đổi mới, thu nhập và mức
sống của đại đa số người dân đã được cải thiện, do vậy đối tượng nghèo đói
cũng có sự thay đổi. Trước đây do nguồn lực hạn chế nên chương trình chủ
yếu tập trung cho đối tượng nghèo về lương thực thực phẩm - nghèo tuyệt đối
(nhu cầu ăn no mặc ấm). Nay do mức sống được nâng lên nên nhu cầu phi
lương thực, thực phẩm (nhu cầu về nhà ở, chăm sóc sức khỏe khi ốm đau,
giáo dục, văn hóa, đi lại giao tiếp xã hội) cũng tăng thêm và nhiệm vụ của
chương trình là hỗ trợ để giảm đối tượng nghèo phi lương thực, thực phẩm -

nghèo tương đối. Cơ hội tiếp cận và thụ hưởng các thành quả của sự phát triển
cũng có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, do sự phân hóa
giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng.
18

-Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh: Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong vòng 5
năm từ 17,2% năm 2005 (2,8 triệu hộ) xuống dưới 7% năm 2010 (1,1 triệu
hộ), bình quân mỗi năm giảm khoảng 34 vạn hộ. Tính đến cuối năm 2013:
Theo Quyết định 529/QĐ-LĐTBXH về việc phe duyệt kết quả điều tra
rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2013 ban hành ngày 6/5/2014, kết quả
điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2013 trên phạm vi toàn quốc
như sau:
+ Tổng số hộ nghèo là: 1.797.889 hộ (giảm 351.221 hộ so với năm 2012).
+ Tỷ lệ hộ nghèo là: 7,80% (giảm 1,80% so với năm 2012).
+ Tổng số hộ cận nghèo là: 1.443.183 hộ (giảm 26.554 so với năm 2012).
+ Tỷ lệ hộ cận nghèo là: 6,32% (giảm 0,25% so với năm 2012).
+ Tổng số hộ nghèo trên địa bàn 64 huyện nghèo (62 huyện theo Nghị quyết
số 30a/2008/NĐ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và 02 huyện nghèo mới
được bổ sung theo Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 1/10/2013 của Thủ
tướng Chính phủ) là 265.857 hộ (giảm 33.168 hộ so với năm 2012), tỷ lệ hộ
nghèo giảm còn 38,20% (giảm 5,69% so với năm 2012).
+Tổng số hộ nghèo trên địa bàn 30 huyện nghèo theo các Quyết định số
615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011 và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 5/2/2013
của Thủ tướng Chính phủ là 141.260 hộ (giảm 15.036 hộ so với năm 2012), tỷ
lệ hộ nghèo giảm còn 34,48% (giảm 4,27% so với năm 2012).
Số hộ nghèo, hộ cận nghèo được phê duyệt tại Quyết định này là cơ sở
để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và các chính sách kinh tế - xã hội
khác năm 2014.
-Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng: tỷ lệ nghèo khu vực
miền núi vẫn cao gấp 1,7 lần đến 2 lần so với tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước:

Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất và vùng
Đông Nam Bộ có tỷ lệ nghèo thấp nhất. Gần 90% hộ nghèo sống ở nông thôn,

×