ÔN TẬP – VẬT LÝ 8 HKII
MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THAM KHỎA
I. Trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất trong những câu sau.
Câu 1 : Số ghi công suất trên các máy, dụng cụ hay thiết bị cho biết
a. Công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó. b. Công thực hiệncủa dụng cụ hay thiết bị đó.
c. Khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị đó. d. Khả năng dịch chuyện của dụng cụ hay thiết bị đó.
Câu 2 : Phát biểu nào sau đây về cấu tạo chất đúng?
a. Các chất được tạo thành từ các hạt riêng biệt. b. các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động.
c. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất. d. Giữa các phân tử, mnguên tử không có khảng cách.
Câu3: Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì
a. Vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn. b. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn.
c. Vật có tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn. d. có động năng như nhau.
Câu 4 : Chỉ ra các kết luận sai trong các kết luận sau:
a. Các phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
b. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh .
c. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
d. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ – rao là do các phân tử nước chuyển động va
chạm vào.
Câu 5: Khi mở lọ nước hoa trong lớp học, sau một lúc cả phòng đều ngửi thấy mùi thơm. Lí giải không hợp lý
là:
a. Do sự khuếch tán của nước hoa ra khắp lớp học.
b. Do các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng , nên nó đi ra khắp lớp học.
c. Do các phân tử nước hoa nhẹ hơn các phân tử không không khí nên có thể chuyển động ra khắp lợp
học.
d. Do các phân tử nước hoa có nhiều hơn các phân tử không không khí ở trong lớp học nên ta chỉ ngửi
thấy mùi nước hoa.
Câu 6: Thả một cục đường vào một cúc nước rồi khuấy lên, đường tan vào nước có vị ngọt. Bởi vì
a. khi khuấy đều nước và đường cùng nóng lên.
b. khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào các khoảng cách giữa các phân tử nước.
c. khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng.
d. đường có vị ngọt.
Câu 7 : công suất không có đơn vị đo là:
a. Oát (W) b. jun trên giây (J/s). c. Kilô oát (KW). D. Kilô Jun (KJ).
Câu 8: Chỉ ra các kết luận đúng trong các kết luận sau:
a. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
b. Nhiệt năng của một vật là tổng cơ năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
c. Nhiệt năng của một vật là tổng thế năng đàn hối của các phân tử cấu tạo nên vật.
d. Nhiệt năng của một vật là tổng thế năng hấp dẫn của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 9: Nhiệt lượng mà một vật thu vào để nóng lên không phụ thuộc vào
a. khối lượng của vật. b. độ tăng nhiệt độ của vật.
c. nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật. d. trọng lượng của vật.
Câu 10: Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì:
a. nhiệt năng của miếng sắt tăng. B. nhiệt năng của miếng sắt giạm.
c. nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi. d. nhiệt năng của nước giảm.
Câu 11: Trong một số nhà máy người ta thường xây dựng ống khói rất cao. Vì
a. ống khói cao tạo ra sự truyền nhiệt tốt. b. ống khói cao tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.
c. ống khói cao tạo ra sự đối lưu tốt. d. ống khói cao tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.
Câu 12: Một công nhân khuân vác trong 2 giờ chuyển được 48 thùng hàng từ ôtô vào trong kho hàng, biết
rằng để chuyển mỗi thùng hàng từ ôtô vào kho hàng phải tốn một công là 15000J. Công suất của người công
nhân đó là:
a. 100W. b. 7500W. c. 312,5W. d. 24W.
Câu 13: Công suất được xác định bằng
a. lực tác dụng trong một giây. b. công thức P = A.t.
c. công thực hiện được trong một giây. d.công thực hiện được khi vật dịch chuyển được một mét.
Câu 14: Trong các nhận xét sau, nhận xét đúng là:
a. Trong quá trình cơ học, động năng của các vật được bảo toàn.
b. Trong quá trình cơ học, cơ năng của các vật được bảo toàn.
c. Trong quá trình cơ học, thế năng hấp dẫn của các vật được bảo toàn.
d. Trong quá trình cơ học, thế năng đàn hồi của các vật được bảo toàn.
Câu 15: Chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật là:
a. chuyển động cong. b. chuyển động thẳng đều.
c. chuyển động tròn. c. chuyển động hỗn độn, không ngừng.
Câu 16: Khi các các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng
lên?
a. Khối lượng của vật. b. Trọng lượng của vật.
c. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. d. nhiệt độ của vật.
Câu 17: Trong các kết luận dươc đây, kết luận nào không đúng?
a. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng cách thực hiện công và truyền nhiệt.
b. Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của
vật càng lớn.
c. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng.
d. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng
riêng của vật cũng tăng.
Câu 18: Hình thức truyền nhiệt bằng các phát ra các tia nhiệt đi thẳng gọi là:
a. Sự dẫn nhiệt. b. Sự đối lưu. C. Bức xạ nhiệt. d. Sự phát quang.
Câu 19: Một cần cẩu nâng một vật có khối lượng 1800kg lên cao 6m trong thời gian 1 phút. Công suất của
cần cẩu là:
a. 1800W. b. 10800W. c. 108000W. d. 180W.
Câu 20: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là do chuyển động không ngừng của các
nguyên tử, phân tử gây ra?
a. Đường tan vào nước. b. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước.
c. Sự tạo thành gió. d. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.
Câu 21: Để đum sôi 800g nước ở trên mặt đất từ nhiệt độ 20
0
C, nhiệt dung riêng cua nước là 4200J/kg.K.
Nhiệt lượng cần thiết la:
a. 67200kj. b. 67,2kj. c. 268800kj. 268,8kj.
Câu 22: Thả một quả cầu bằng thép có khối lượng 1,5kg ở nhiệt độ 60
0
C vào chậu chứa 2kg nước ở nhiệt độ
20
0
C. Giả sử chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa quả cầu và nước, cho nhiệt dung riêng của nước và thép lần là
4200J/kg.K và 460J/kg.K. Nhiệt độ của nước và quả cầu khi có cân bằng nhiệt là:
a. 23
0
C . b. 20
0
C . c. 60
0
C . d.40
0
C.
Câu 23: Khi đổ 50 cm
3
rượu vào 50cm
3,
ta thu được một hỗn hợp rượu và nước mà thể tích
a. chỉ có thể bằng 100 cm
3
. b. chỉ có thể lớn hơn 100 cm
3
.
c. chỉ có thể nhỏ hơn 100 cm
3
. d. chỉ có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100 cm
3
.
Câu 24: Quả bong bay dù buộc chặt để lau ngày vẫn bị xẹp vì
a. khi mới thổi, không khí từ miệng vào bong cò nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
b. cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng, nó tự động co lại.
c. không khí nhẹ nên có thểchui qua lỗ buộc ra ngoài.
d. Giữa các phân tử chất làm vỏ bong có khoảng cách, nên các phân tử khí có thể chui qua đó thoát ra
ngoài.
Câu 25: Tính chất nào sau đây không phài của nguyên tử, phân tử?
a. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của vật càng thấp. b. Chuyển động không ngừng.
c. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng các. d. Không phải lúc nào cũng có động năng.
Câu 26: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chạm dần, thì đại lượng nào dưới đây không
thay đổi?
a. Cả khối lượng và trọng lượng của vật. b. Cả khối lượng riêng và trọng lượn riêng của vật.
c. Cả thể tích và nhiệt độ của vật. d. Nhiệt nang của vật .
câu 27: Câu nào viết về nhiệt năng sau đây là không đúng?
a. Nhiệt năng là một dạng năng lường.
b. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra.
c. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
d. Nhiệt năng của vật thay đổi khi khi nhiệt độ của vật thay đổi.
Câu 28: Câu nào sau đây nói về hiệu suất của động cơ nhiệt là đúng?
a. Hiệu suất cho biết bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành
công có ích.
b. Hiệu suất cho biết động cơ mạnh hay yếu.
c. Hiệu suất cho biết động cơ thực hiện cong nhanh hay chậm.
d. Hiệu suất cho biết nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra.
Câu 29: Mệnh đề có sử dụng cụm từ “Năng suất tỏa nhiệt” nào dưới đây đúng?
a. Năng suất tỏa nhiệt của động cơ nhiêt. b. Năng suất tỏa nhiệt của nguồn điện.
c. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu. d. Năng suất tỏa nhiệt của của một vật được nung nóng.
Câu 30: Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trườn xung quanh
a. chỉ bằng cách dẫn nhiệt. b. chỉ bằng cách đối lưu.
c. chỉ bằng cách bức xạ nhiệt. d. bằng cả ba cách dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:
1. Phát biểu định nghĩa, viết công thức công suất và đơn vị công suất?
2. Kể tên các hình thức truyền nhiệt? nội dung các hình thức truyền nhiệt? lấy ví dụ minh họa cho mỗi
giải thích?
3. Giải thích tại sao khi bỏ thuốc tím vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước
lạnh thuốc tím lâu hòa tan hơn so với cốc nước nóng.
4. Phát biểu định nghĩa Nhiệt năng? Đơn vị đo nhiệt năng? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của
một vật
5. Lấy một cốc nước đầy và một thìa con muối tinh. Rắc nuối dần dần vào nước cho đến khi hết
thìa muối mà nước vận không tràn ra ngoài. Hãy giải thích tại sao và làm thí nghiệm minh họa.
6. Khi xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy chúng nóng lên. Có phải tay nóng lên là do đã nhận được
nhiệt lượng không? Tại sao?
7. Đun nước trên ấm nhôm và ấm đất trên cùng một bếp, thì nước trong ấm nào nhanh sôi hơn?
Tại sao?
Đun sôi xong, tắt bếp đi thì nước trong ấm nào nguội nhanh hơn? Tại sao?
8. Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới?
9. Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100
0
C vaò 2,5 lít nước. Nhiệt độ
khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là 30
0
C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với
bình đựng nước và môi trường xung quanh. Nhiệt dung riêng của đồng và của nước lần lượt là 380J/kg.k,
4200J/kg.K
10. Một ôtô cahỵ 100 km với lực kèo không đổi là 700 N thì tiêu thụ hết 6 lít xăng. Biết năng suất
tỏa nhiệt và khối lượng riêng của xăng là 46.10
6
J/kg và 700 kg/m
3
. Tính:
a. Nhiệt lượng do xăng bị đốt cháy tỏa ra.
b. Hiệu suất của ôtô.
11. Tìm một ví dụ chứng tỏ một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng, nhưng lúc nào cũng có nhiệt
năng.
12. Một ấm đun nước bằng nhôm nặng 500g chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 20
0
C. Tính nhiệt lượng cần thiết để
đun sôi nước, nếu coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường bên ngoài là không đáng kể. Nhiệt dung riêng của nước là
4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K.
13. 13. Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả một miếng chì khối lượng
300g được đun nong tới 100
0
C vào nước ở 58,5
0
C làm cho nước nóng lên tới 60
0
C.
a. tính nhiệt lượng nước thu được.
b. Tính nhiệt dung riêng của chì.
c. Tại sao kết quả tính được chỉ gần đúng gia trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng của một số chất.