Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giúp học sinh lớp 2 học âm nhạc đạt kết quả tốt hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.91 KB, 21 trang )

19
A: ĐẶT VẤN ĐỀ
* *
*
Âm nhạc là phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm giữa con
người với con người, không cần đến lời nói, chữ viết, ngôn ngữ âm nhạc
đã đưa con người xích lại gần nhau hơn, khơi dậy tình thân ái giữa con
người với con người. Nhờ ngôn ngữ biểu cảm đặc biệt của âm nhạc mà
con người trên thế giới có những hiểu biết ít nhiều về nhau.
Ngày xưa khi nói đến âm nhạc người ta thường đặt vấn đề có năng
khiếu hay không? Nhưng đến nay thì quan niệm ấy đã thay đổi vì ai
trong chúng ta cũng đã biết âm nhạc đã góp phần phát triển tư duy và
trải ra cho con người một chân trời và một thế giới quan rất đẹp, nhất là
đối với tuổi thơ các em như trang giấy trắng chứa đầy thơ và nhạc. Tuổi
thơ không thể thiếu âm nhạc cũng như không thể thiếu trò chơi và truyện
cổ tích.
Như chúng ta đã biết, môn âm nhạc trong nhà trường việc dạy và
học đó được chú trọng và thực sự quan tâm đối với quyền lợi của các em
học sinh cũng như trách nhiệm dạy học của giáo viên dạy môn âm nhạc.
Đó là định hướng của Bộ GD&ĐT về sự chăm lo việc phát triển toàn
diện của các em học sinh về Đức – Trí – Văn - Thể – Mỹ. Ngay từ ở lứa
tuổi mầm non các cháu đó được làm quen với ca hát, âm nhạc. Rồi đến
bậc tiểu học, trung học cơ sở đã có chương trình học cụ thể đưa vào
giảng dạy với nội dung rất phù hợp, giúp các em không chỉ được làm
quen với âm nhạc mà cũng biết được ít nhiều về kĩ năng nhạc lí và được
thể hiện khả năng ca hát của mình.

19
Điều mà tôi muốn nói tới ở đây là việc giáo dục âm nhạc cho các
em học sinh tiểu học là cực kì quan trọng, nó không thể tách rời ngoài
chương trình học của các em được. Bởi nó là điều kiện cần và đủ và là


nguồn bổ trợ rất lớn để các em phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh
thần.
Như chúng ta đã biết chỉ với riêng bộ môn âm nhạc được đưa vào
giảng dạy cho các em mà Bộ giáo dục và đào tạo đã đặc biệt quan tâm
là biên soạn nội dung, chương trình dạy học, đào tạo đội ngũ giáo viên
chuyên ngành, trang bị đầy đủ thiết bị đồ dùng dạy học tới tận các
trường. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi tới kết quả của môn âm nhạc.
Thế nhưng thực tế việc giảng dạy môn âm nhạc trong nhà trường
đã đảm bảo chất lượng chưa? đã được quan tâm đúng mức chưa? Điều
đó tôi không dám khẳng định. Nhưng qua việc thăm dò ý kiến và dự giờ
thăm lớp của một số đồng nghiệp tôi thấy một số giáo viên vẫn còn có
những quan điểm chủ quan như: Chỉ cần dạy cho các em biết hát đủ số
bài là được, hát thuộc lời ca, to rõ là được. Trong các bước dạy các giáo
viên còn rất máy móc, theo hướng dẫn ở sách giáo khoa, chưa thực sự
chịu khó đầu tư cho từng bài dạy và các bước dạy. Đặc biệt là khâu
chuẩn bị bài còn qua loa, đại khái nên khi vào tiết dạy thường lúng túng
các bước dạy không rõ ràng dẫn đến thiếu hoặc thừa thời gian và kết quả
cuối cùng là không đạt như mong muốn và yêu cầu của bài.
Trước tình hình đó tôi đã đi sâu vào nghiên cứu và thử nghiệm với
học sinh trường tôi. Tôi nghĩ mình phải quan tâm và có trách nhiệm hơn
với các em. Tôi mong muốn có được biện pháp tốt qua kinh nghiệm của
mình để giúp các em hứng khởi, biết tư duy để môn âm nhạc đạt kết quả
tốt hơn.
Từ điều kiện chủ quan và khách quan tác động tôi đã tìm hiểu các
hình thức dạy âm nhạc, cách chuẩn bị cho bài dạy và cách tổ chức trò

19
chơi cho các em. Nay tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm nhỏ của mình
với mong muốn các em học âm nhạc một cách thích thú và đạt hiệu quả
hơn đó là kinh nghiệm: “GIÚP HỌC SINH LỚP 2 HỌC ÂM NHẠC ĐẠT

KẾT QUẢ TỐT HƠN”
* *
*

19
B: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT
I.Thực trạng của vấn đề
Với thực tế giảng dạy khối lớp 1, 2 và tìm hiểu phương pháp giảng dạy của
một số đồng nghiệp tôi thấy phần lớn giáo viên lên lớp rất máy móc dập
khuôn, hầu như không có sự đầu tư cho môn học. Vì kgoong có sự đầu tư nên
dễ dẫn đến nhàm chán với học sinh, với việc dạy như trên các em có hát
thuộc lời ca, đúng giai điệu, biết cách gõ đệm nhưng việc khắc sâu kiến thức
chưa đạt được. Điều đó chúng ta không thể đổ lỗi cho các em mà là do chính
giáo viên chưa thực sự quan tâm và sáng tạo để phát huy hết khả năng của học
sinh. Đây là vấn đề cần quan tâm và khắc phục để giúp học sinh nắm được
toàn bộ nội dung bài mà các em đã được học.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã gần gũi, trao đổi với học sinh và nhận thấy
các em đều rất thích môn âm nhạc, nhưng các em vẫn chưa cảm thụ và thể
hiện hết yêu cầu của bộ môn này.Có em hát được giai điệu nhưng gõ đệm
theo tiết tấu và theo phách, theo nhịp chưa thành thạo hoặc ngược lại, từ
những thực tế đó tôi đã đi dự giờ ở một số trường lân cận và tiến hành khảo
sát học sinh trường tôi. Cụ thể là lớp 2A và 2B.
Phiếu khảo sát có nội dung như sau:
Câu 1: Em hãy hát và biểu diễn bài hát “ Chú ếch con”
Câu 2: Em hãy nghe giai điệu của một câu hát bất kì để đoán tên bài hát
Đánh giá kết quả khảo sát
Lớp Sĩ số
A
+
A B

SL % SL % SL %
2A 33 6 18 20 61 7 21
2B 33 7 21 17 52 9 27


19
- Nhìn vào kết quả khảo sát tôi thấy như vậy là còn thấp bởi.
-Khi hát các em vẫn còn hát sai lời, chưa biết ngân nghỉ đúng
-Chưa biết kết hợp những động tác phụ họa khi trình diễn bài hát.
- Khả năng nghe nhạc còn hạn chế, nhiều em khi nghe tiết tấu hoặc giai
điệu của bài còn không đoán biết được là của bài hát nào
Vậy nguyên nhân là do đâu? Theo quan điểm của cá nhân tôi thì nguyên
nhân chính vẫn là do giáo viên chưa biết kết hợp sáng tạo và phương pháp
hợp lí giữa nội dung bài dạy và đối tượng học.
Theo tôi thì giáo viên âm nhạc chúng ta cần phải biết áp dụng phương pháp
mới, biết sáng tạo và sử dụng linh hoạt, triệt để các phương pháp dạy học,
chịu khó tìm tòi và sáng tạo, chú trọng và đầu tư thời gian, trau dồi kinh
nghiệm cho bản thân mình thì chắc chắn việc học tập môn âm nhạc cưa các
em sẽ có kết quả cao hơn.
II. Vấn đề cần giải quyết
- Khi nắm được những ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học,
tôi đã nghiên cứu và sáng tạo phương pháp mới bằng cách đi vào giải quyết
vấn đề sau.
- Dạy âm nhạc bằng cách chuẩn bị tốt giáo án, đồ dùng phương tiện dạy
học, sử dụng thành thạo nhạc cụ( Đàn phím điện tử).nắm chắc và hướng dẫn
học sinh theo từng bước học như: Học hát, gõ đệm, vận động phụ họa và tổ
chức một số trò chơi âm nhạcTạo cho các em niềm yêu thích khi học âm
nhạc. Đặc biệt là biết thể hiện nội dung tình cảm của bài hát.
Muốn thực hiện tốt những vấn đề trên người giáo viên phải thực sự
chuyên tâm và đầu tư thời gian cũng như chịu khó học hỏi trau dồi kinh

nghiệm. Mỗi giờ học hát phải thực sự mới mẻ, nhưng phải tập trung trong
kiến thức mà các em đã và đang được học.
III : PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Khi nắm được những ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học, tôi đã
nghiên cứu và sáng tạo phương pháp mới bằng cách
-Trên thực tế giảng dạy.
- Điều tra, khảo sát.
- Tổng kết kinh nghiệm.

19
IV : CÁCH TIẾN HÀNH
1.CHUẨN BỊ TỐT GIÁO ÁN VÀ NỘI DUNG TIẾT DẠY.
Đây là khâu rất quan trọng, nó góp phần vào sự thành công của tiết dạy,
bởi khi đã chuẩn bị tốt nội dung của bài, nắm được mục đích yêu cầu của
bài, tìm hiểu những vấn đè cần giải quyết theo yêu cầu của bài… Nếu
được như vậy thì khi lên lớp người giáo viên sẽ thấy tự tin hơn, tiết kiệm
được thời gian, học sinh được hoạt động nhiều hơn. Vậy nhưng còn rất
nhiều giáo viên coi nhẹ khâu này, cho là không quan trọng, nên khi soạn
bài thường qua loa đại khái, thậm chí còn máy móc theo sách giáo viên
dẫn đến khi lên lớp còn lúng túng, cứng nhắc, nhàm chán, không làm nổi
bật được yêu cầu chính của bài.
Trước tình hình đó, nay tôi đưa ra một mẫu bài soạn theo kinh nghiệm của
tôi để các đồng chí tham khảo.
VD:
Tiết 2 : Học hát bài: Thật là hay
St: Hoàng Lân
I. MỤC TIÊU
- Biết hát theo giai điệu lời ca
- Biết hát và gõ đệm theo phách.
- Giáo dục các em biết yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.

- Đánh giá chứng cứ 1 nhận xét 1. Từ Stt 1 đến Stt 5
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
- Hát và trình bày tốt bài hát.
- Bảng phụ và chép sẵn lời bài hát Thật là hay.
- Tranh vẽ các chú chim đậu trên cành cây.
- Đàn óoc (đánh giai điệu và tập đệm theo bài hát)
- Song loan.

19
III. CC HOT NG DY HC CH YU
1. n nh t chc, kim tra s s( 1 phỳt)
2. Kim tra bi c.( 2 phỳt)
Gi 1 hoc hai em lờn trỡnh by bi hỏt lp 1.
3. Bi mi.
Hot ng ca Giỏo viờn Hot ng ca Hc sinh
a. Gii thiu bi hỏt ( 2 phỳt)
- Nhạc sĩ Hoàng Lân là anh em sinh đôi với
nhạc sĩ Hoàng Long đã cùng nhau viết rất
nhiều ca khúc dành cho thiếu nhi nh Đờng và
Chân, Đi học về, Những bông hoa những bài
ca, v mt bi hỏt k v cỏc loi chim cú
ging hút hay nh ha mi, vnh khuyờn,
chim oanh chỳng thng thi nhau hút rớu
rớt trờn ngn cõy, cnh lỏ nghe tht vui tai
m nhc s Hong Lõn gi ti cỏc em sau
õy k v iu kỡ diu ú.
- Giỏo viờn hỏt mu cho hc sinh nghe
b. Hc hỏt ( 15 phỳt)
- Bi hỏt vit th mt on n v chia
lm 4 cõu hỏt

- GV cho HS đọc lời ca theo tiết tấu từng câu
* Chỳ ý hng dn hc sinh phỏt õm chun
cỏc ting: lớu lo, vang lng, li lớ li, lớ lỡ li.
( Nhc hc sinh ngi ngay ngn khụng tỡ
ngc vo bn)
- Dy hỏt tng cõu theo ni múc xớch
- C lp chỳ ý, theo dừi lng
nghe.
- C lp chỳ ý, theo dừi lng
nghe.
- C lp c ng thanh

19
* Chú ý chỗ ngắt giọng nh (cây, oanh, lừng,
theo, li, )
- GV cho HS hát theo tiếng đàn 2-3 lần
- Cho HS hát nối tiếp theo dãy, bàn, tổ
- Giỏo viờn theo dừi un nn cho hc sinh
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo
phách.(9 phỳt)
* GV hớng dẫn hát và gõ đệm theo phách
VD: Nghe véo von trong vòm cây
X X X X
Hoạ mi với chim oanh
X X X
- GV gõ đệm mẫu từng câu cho HS tập gõ
đệm từng câu
- GV cho HS hát và gõ đệm
- GV chia gõ đệm theo bàn
-Chia lớp thành 2 dãy:

1 dãy hát li ca
1 dãy gõ đệm
- Mời cá nhân biểu diễn
* Trũ chi: Hỏt theo nguyờn õm (5 phỳt)
GV lm kớ hiu bng ng tỏc tay cho hc
- Thc hin theo yờu cu ca
GV
-Thc hin theo yờu cu ca
GV

- Chỳ ý nghe Gv hng dn
-Tng dóy thc hin
-Theo dừi Gv lm mu, v ghi

19
sinh ghi nhớ:
VD: Nguyên âm A là ngón tay cái
Nguyên âm U là ngón tay trỏ …v…
v….
GV hướng dẫn học sinh hát
- Nghe véo von trong vòm cây họa mi
A A A A A A A A
với chim oanh.
A A A
- Hai chú chim cao giọng hót, hót líu lo
U U U U U U U U U
vang lừng.
U U
Vui rất vui bay từ xa chim khuyên tới
I I I I I I I I I

hót theo
I I
Li lí li lí lì li thật là hay hay hay
O O O O O O O O O O O
GV Làm kí hiệu cho HS hát 1 đến 2 lần sau
đó đảo vị trí các nguyên âm cho các em hát
** Yêu cầu phải đúng nhịp không nhanh
quá, chậm quá.
- Gọi 1 hoặc 2 em lên bảng làm kí hiệu
cho cả lớp hát theo
nhớ kí hiệu.
- Chú ý theo dõi
- Thực hiện theo yêu cầu của
GV
-Chú ý lắng nghe và chung

19
4. Củng cố dăn dò
-Giáo dục: Qua bài học hôm nay các em cần
phải chung tay hành động biết bảo vệ thiên
nhiên. Tránh mất can bằng sinh thái đặc biệt
là các loài chim không nên săn bắt và ngăn
chặn khi phát hiện các hành vi săn bắt để cho
cuộc sống của con thêm tươi đẹp hơn.
- Giáo viên đệm đàn cho cả lớp hát cả bài 1
lần
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
tay hành động.
- Cả lớp hát
2. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG NHẠC CỤ ĐÀN OÓC GAN ( ĐÀN

PHÍM ĐIỆN TỬ)
Đối với người giáo viên dạy môn âm nhạc thì điều tối thiểu là phải biết sử
dụng nhạc cụ một cách thành thạo bởi nhạc cụ là phương tiện, là bản lề của
sự thành công, đồng thời nó thu hút sự hứng khởi của học sinh trong tiết học.
Khi người giáo viên sử dụng đàn trong tiết dạy thì không những giúp
người giáo viên đỡ mệt mà còn giúp cho các em học được giai điệu chuẩn,
giáo viên đỡ phải hát đi hát lại nhiều lần.
Khi tiến hành dạy từng câu, giáo viên chỉ cần đánh giai điệu trên đàn cho HS
nghe rồi hát mẫu 1 lần vừa dạy vừa sửa sai theo giai điệu trên đàn chắc chắn
hiệu quả rất nhanh.
VD: Ở bài hát: Xòe Hoa
Dân ca: Thái
Có 1 câu hát khó nếu giáo viên không biết kết hợp với đàn để sửa sai thì rất
khó đạt kết quả, các em sẽ hát sai giai điệu của câu hát này.
Giáo viên đánh giai điệu của câu hát trên đàn nhiều lần cho HS nghe, rồi cho
các em đọc giai điệu theo (kết hợp với bảng phụ). Nếu chúng ta biết dùng

19
đàn để sửa sai thì không những sửa sai được về cao độ, trường độ mà còn
giúp cho HS hát đúng các tiếng có luyến, láy một cách nhanh hơn.
3. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ BẢN ĐỒ
Đay là phương pháp mà hầu như ở bài hát nào chúng ta cũng phải sử dụng đẻ
minh họa cho bài hát. Tranh, ảnh dùng để minh học cho nội dung bài hát
thêm sinh động, còn bản đồ để minh họa cho những bài đân ca của các vùng,
miền nào đó, các vùng miền đó nằm ở vị trí nào trên bản đồ. Khi giáo viên sử
dụng phương pháp này vào phần giới thiệu của bài hát tốt thì sẽ gây được chú
ý của học sinh khi học vào bài mới.
VD: Khi giới thiệu bài hát: Xòe hoa
Dân ca: Thái
Giáo viên treo tranh cảnh sinh hoạt của đồng bào Thái và giới thiệu cho các

em biết đây là hình ảnh con người Thái và cuộc sống sinh hoạt của họ.
Sau đó giáo viên lại treo tiếp bản đò Việt Nam lên và dùng que chỉ để chỉ
cho các em biết vị trí của dân tộc Thái sống ở vùng núi Tây Bắc nước ta.
Khi giáo viên biết sử dụng tranh và bản đồ một cách hợp lí như vậy thì chắc
chắn sẽ gây được sự chú ý và giải đáp được sự tò mò của học sinh, mặc dù
các em chưa một lần được đặt chân đến vùng núi Tây Bắc nhưng các em vẫn
thấy thích thú.
4. PHƯƠNG PHÁP UỐN NẮN VÀ SỬA SAI CHO HỌC SINH
Đối với các em học sinh lớp 2 thì kĩ năng ca hát cúa các em còn hạn hepjdo
vậy việc hát sai chưa đúng giai điệu là điều thường xuyên có thể xảy ra đặc
biệt là các em nhút nhát và không có năng khiếu.
Do đó người giáo viên cần thực sự quan tâm đến vấn đề này để giúp các em.
Nhưng đểcó được kết thì thì cần phải có thời gian, giáo viên không nên nôn
nóng, muốn đạt kết quả ngay rồi bắt các em phải sửa ngay, sửa cho bằng
được, nếu thực hiện như vậy sẽ khiến các em thấy căng thẳng và sợ sệt, xấu
hổ trước bạn bè, Bởi vậy người giáo viên cần phải bình tĩnh, nhẹ nhàng tạo

19
không khí vui vẻ để các em mạnh dạn hơn. Sau đó giáo viên dùng bảng phụ
đã chép lời ca của bài hát, dùng kí hiệu âm nhạc và cảm giác âm thanh để
đánh dấu vào những chỗ các m thường hát sai để các em đễ nhận thấy và sửa
sai.
VD: Với những bài hát có những tiếng cần phải hát luyến thì giáo viên đánh
dấu luyến lên hoặc luyến xuống cho HS biết, khi học sinh hát đến
những chỗ có luyến, giáo viên dùng que chỉ đưa theo tiếng có luyến để học
sinh hát đúng và nhân đủ, như ở bài: Chim chích bông có những tiếng cần hát
luyến là: “bưởi”, “ơi”.
- Hay khi hát đến tiếng cần hát cao hơn thì giáo viên dùng mũi tên đi lên,
nếu tháp hơn thì dùng mũi tên đi xuống
- Những chỗ cần phải lấy hơi thì giáo viên đánh dấu V để nhắc học sinh lấy

hơi qua mũi và cũng có thể ấy hơi qua đằng miệng, nhưng phải nhẹ nhàng để
không bị phát ra tiếng, lúc lấy hơi không được rướn cổ hoặc so vai, khi lấy
hơi phải lấy thật nhanh không được nhỡ nhịp.
Sửa phát âm cho các em khi hát là việc làm hết sức cần thiết, bởi nếu để các
em phát âm sai trong khi hát thì sẽ dẫn đến sai nội dung của bài hát, nhược
điểm của học sinh là hay phát âm sai các âm sau: l, n, d, s, x, tr, ch…
VD: Trong bài “Chiến sĩ tí hon ”có rất nhiều tiếng hát khó
Kèn vang đây đoàn quân
Đều chân ta cùng bước
Cờ sao đi đăng trước
Ta vác súng theo sau
Nào ta đi cùng nhau
Đều chân theo nhịp trống
Các chiến sĩ tí hon
Hát vang lên nào.
Hay ở bài: “Chúc mừng sinh nhật” có câu hát
Mừng ngày đã sinh cho cuộc đời một bông hoa sinh rực rỡ

19
Với các bài hát có những câu hát khó phát âm như thế các em rất rễ bị hát
ngọng, phát âm không chuẩn. Do vậy giáo viên cần uốn nắn cho giáo viên
bằng cách: Trước khi cho các em hát phải hướng dẫn cho các em đọc chuẩn
nhiều lần, tuy nhiên không quá nóng vội bắt các em phải sửa được ngay mà
phải dần dần các em sẽ tự sửa, bởi nếu quá nóng vội thì các em sẽ chú ý quá
mứcđến việc sửa sai dẫn đến giai điệu và tiết tấu của bài bị lệch lạc
5. PHƯƠNG PHÁP DẠY GÕ ĐỆM THEO NHỊP, PHÁCH, TIẾT TẤU.
Hẳn chúng ta đã biết bất kì bài hát nào cũng cần phải gõ đệm hoặc vỗ tay
theo nhịp, phách, tiết tấu để bài hát thêm sinh động,rộn rã và chẩn hơn trường
độ của bài hát.
Nhưng để giúp các em gõ đệm một cách thành thạo không bị rối giáo viên

không nên hướng dẫn bằng miệng rồi cứ thế gõ đệm vì như thế các em rất
khó định hình được là phải gõ đệm vào những tiếng nào cho đúng. Bắt buộc
giáo viên phải có bảng phụ chép sẵn lời ca ,giáo viên hát mẫu và gõ đệm cho
học sinh lắng nghe xem những tiếng cần gõ đệm sau đó đánh dấu “ x ”vào
dưới tiếng đó
VD: Khi hướng dẫn học sinh hát và gõ đệm theo phách bài:
Hoa lá mùa xuân
Nhạc và lời: Hoàng Hà
Tôi là lá, tôi là hoa
x x x x
Tôi là hoa lá hoa mùa xuân
x x x x
Tôi cùng múa, tôi cùng ca
x x x x
Tôi cùng ca múa ca mừng xuân
x x x x
Xuân vừa đến trên cành cao

19
x x x x
Cho ngàn muôn lá hoa đẹp tươi
x x x x
Cho nhựa mới cho đời vui
X x x x
Cho người muôn tiếng ca rộn vang nơi nơi.
X x x x x x
Như vậy mỗi câu hát hầu như đều có 4 tiếng gõ đệm đều đặn duy chỉ có câu
hát cuối cùng là có 6 tiếng gõ. Giáo viên hướng dẫn học sinh vùa gõ vừa đọc
1- 2- 3- 4, giáo viên dùng song loan và que chỉ để chỉ theo các phách và nhịp
cho học sinh, tránh khi ghép với lời ca không bị trượt phách.

Thực hiện như thế học sinh sẽ thấy được việc gõ đệm rất đơn gỉản mà đạt
hiệu quả cao, không mất nhiều thời gian cho việc uốn nắn.
Tương tự khi hướng đẫn học sinh gõ đệm theo nhịp hoặc tiết tấu giáo viên
cũng áp dụng phương pháp trên.
6. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI VÀ PHÁT TRIỂN
KHẢ NĂNG NGHE NHẠC.
Ở tất cả các bài hát giáo viên đều có thể áp dụng trò chơi,không những giúp
các em nhanh thuộc lời ca mà còn nhớ lại được nhiều bài hát đã học.Đặc biệt
còn phát triển khả năng tai nghe cho các em.
VD:
TRò chơi với bài hát: Cộc- cách- tùng- cheng
St: Phan Trần Bảng
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tượng trưng cho một loại nhạc
cụ:
Nhóm 1: gọi là nhóm Sênh
Nhóm 2: gọi là nhóm Thanh La
Nhóm 3: gọi là nhóm Mõ
Nhóm 4: gọi là nhóm Trống

19
Mỗi nhóm sử dụng 1 loại nhạc cụ (có thể thay Sênh bằng thanh phách). Sau
đó cho các nhóm hát từng câu theo tên nhạc cụ của nhóm. Nhưng khi hát đến
câu:”Nghe sênh, thanh la mõ trống cùng kêu lên vang vang” thì cả 4 nhóm
cùng hát và nói “Cộc- cách- tùng- cheng”. Tiếp tục giáo viên lại đảo các
nhóm để các nhóm đều được tham các laoij nhạc cụ.
Hoặc giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi: Nghe tiết tấu đoán bài hát:
Ở trò chơi này, giáo viên phải cho các em hát ôn lại những bài hát có trong
nội dung chơi để học sinh phần nào định hình được tiết tấu của bài. Khi cho
HS nghe tiết tấu, giáo viên yêu cầu các em trật tự và giáo viên chr dùng một
loại nhạc cụ để gõ tiết tấu như thanh phách và gõ lần 1, lần 2 với tốc độ

không thay đổi vì nếu thay đổi thì học sinh dễ nhầm lẫn.
VD:
GV gõ tiết tấu bài: Xòe hoa (Dân ca: Thái)
Hoặc bài: Múa vui (St: Lưu Hữu Phước)

Hay giáo viên có thể cho các em nghe qua tiếng đàn hoặc giọng hát để
phân biệt âm thanh và sắc thái của bài hát.
VD: Giáo viên đánh hai nốt nhạc “đồ” và “la” trên đàn
Sau đó hỏi học sinh: 2 nốt nhạc mà các em vừa nghe âm nào thấp hơn, âm
nào cao hơn. HS sẽ trả lời (âm thứ nhất cao hơn âm thứ hai).
Hoặc giáo viên đánh hai nốt nhạc “son”, “la” trên đàn có trường độ khác
nhau:
Nốt “son” ngân 2 phách.
Nốt “la” ngân 4 phách.
Khi đánh giai điệu trên đàn giáo viên nhắc học sinh nhẩm đếm số phách
theo (giáo viên làm nhiều lần để HS phát hiện rõ hơn).

19
7.PHƯƠNG PHÁP GIÚP CÁC EM THỂ HIỆN ĐÚNG CẢM XÚC CỦA
BÀI HÁT.
Khi các em đã thuộc được lời ca, hát đúng giai điệu và nắm được nội dung
cảu bài hát rồi thì việc giúp các em thể hiện rõ cảm xúc của bài hát là một
việc rất cần thiết. Đây cũng là bước cuối cùng trong việc dạy hát, đó là vừa
hát vừa biết kết hợp vì động tác phụ họa.
Trong việc này giáo viên nên khai thác sự sáng tạo của các em, không nên
dập khuôn máy móc bắt các em hát và biểu diễn giống như cô giáo, mà giáo
viên nên hướng dãn cho các em rằng: Muốn kết hợp những động tác phụ họa
được tốt thì cần phải phụ thuộc vào nội dung của bài hát, phải biết kết hợp
hài hòa giữa động tác và nội dung.
Đố với HS lớp 2 các em còn nhỏ nên rất hồn nhiên và vô tư. Vì vậy giáo

viên nên tận dụng ưu điểm này để cho tất cả các em đều được vận động và
biểu diễn trước lớp.
Đặc biệt là với những em không có khiếu ca hát thì giáo viên nên động viên
các giúp các em mạnh dạn hơn và luôn tạo cho các em không khí thoải mái
để khích lệ các em.
Tuy nhiên việc làm mẫu của giáo viên là không thể thiếu bởi học sinh luôn
coi cô giáo là mẫu chuẩn nhất, từ đó các em có thể sáng tạo thêm.
TRên đây là một số biện pháp giúp các em học sinh lớp 2 học Âm nhạc
tốt hơn. Tuy nhiên giáo viên cần chú ý một số đặc điểm quan trọng khi dạy
Âm nhạc cho các em, đó là:
- Nắm được các học sinh hát kém, hát tốt trong lớp.
- Biết được cữ giong của các em.
- Trong việc hướng dẫn hoặc làm mẫu cần phải linh hoạt.
- Coi trọng thực hành.
- Tranh thủ tối đa việc biểu diễn của các em.

19
* *
*
V. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
Với những phương pháp trên năm học vừa qua tôi đã áp dụng vào bài dạy cụ
thể, tôi thấy chất lượng của các em nâng lên rõ rệt. Kết quả thật đáng mừng
như sau:

Lớp Sĩ số
A
+
A B
SL % SL % SL %
2A 33 11 33,3 22 66,7 0 0

2B 33 20 60,6 13 39,4 0 0

Tôi thực sự vui mừng với những kết quả đạt được và luôn hy vọng kết
quả sẽ còn tốt hơn nữa nếu giáo viên chúng ta biết sáng tạo hơn nữa.
VI. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT
Đó là kinh nghiệm chủ quan của tôi. Do năng lực và thời gian có hạn
nên chắc chắn tôi không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy tôi mong muốn Ban
giám hiệu nhà trường, phòng giáo dục đóng góp ý kiến để tôi được kết quả tốt
hơn. Đồng thời trong khi giảng dạy tôi sẽ học hỏi để hoàn thiện hơn kinh
nghiệm của mình, tôi hy vọng phòng giáo dục
sẽ thường xuyên tổ chức chuyên đề, áp dụng những kinh nghiệm hay, phương
pháp mới để môn Âm nhạc có kết quả tốt hơn nữa.
VII. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
Đối với các em học sinh tiểu học thì Âm nhạc là rất quan trọng. Vì vậy
người giáo viên phải thường xuyên trau dồi kinh nghiệm sáng tạo phương
pháp làm sao đạt hiệu quả tốt nhất đối với các em. Người giáo viên phải biết

19
được những thủ pháp hay, những kinh nghiệm giỏi, không tự ti, dấu dốt thì
mới có được một chuyên môn vững chắc đúng như quan niệm của tôi.
“Chuyªn m«n v÷ng vµng
S½n sµng häc hái
Lµm sao cho giái
X©y dùng t¬ng lai”
Còn đối với các em học sinh thì sao? Phải có lòng yêu thích ham học
Âm nhạc, say mê hơn nữa với bộ môn này, mạnh dạn hơn nữa thì các em sẽ
đạt được kết quả như mong muốn của giáo viên quá trình dạy môn Âm nhạc
mà tôi đã trình bày ở trên với mong muốn: ®¹t kÕt qu¶ tèt h¬n.

19

C: KT LUN
Trên đây tôi đã trình bày đề tài kinh nghiệm: Giỳp hc sinh lp 2 hc õm
nhc t kt qu tt hn
Mục đích của đề tài là góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất l-
ợng giảng dạy hơn nữa phân môn Âm nhạc bậc tiểu học. Đây là một phân
môn quan trọng,học tốt môn này sẽ giúp các em rất nhiều trong học tập.
Ngoài ra còn giúp các em có lòng say mê, hứng thú, có sự mạnh dạn,tự tin
trong giao tiếp hàng ngày.
Để nâng cao chất lợng giảng dạy thì từ khâu soạn giáo án ngời giáo viên cần
đầu t nhiều thời gian và công sức. Giáo viên cần nắm đợc mục đích, ý nghĩa,
yêu cầu và nội dung của bài, xác định yêu cầu cơ bản về kĩ năng kiến thức,
thái độ.Đặc biệt là các kĩ năng cần đạt của một bài dạy cụ thể, tìm hiểu xem
cần có phơng pháp nh thế nào để tổ chức các hoạt động dy học âm nhạc đạt
kết quả cao.
Mặc dù có sự chuẩn bị, đầu t nghiên cứu nhng trong quá trình nghiên cứu
không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế rt mong s úng gúp ca ng
nghip kinh nghim ca tụi hon thin hn.
* *
*
* Kiến nghị
Việc giảng dạy môn Âm nhạc trong trờng tiểu học hiện nay còn gặp nhiều
khó khăn về cơ sở vật chất đó là cha có phòng học chức năng riêng biệt, các
thiết bị đồ dùng dạy học còn thiếu rất nhiều cụ thể là các phơng tiện nghe nhìn
và băng đĩa, nhạc cụ minh hoạ còn thiếu. Khi thực hiện tổ chức các trò chơi
âm nhạc còn đơn giản cha có các phơng tiện hỗ trợ bằng công nghệ mới, hiện

19
®¹i,ngêi gi¸o viªn l¹i ph¶i gîi ý cho häc sinh tr¶ lêi nªn trß ch¬i dÉn ®Õn
kh«ng tù nhiªn.
Tôi rất mong có được sự chỉ bảo và hướng dẫn của ban giám hiệu, phòng

giáo dục và các bạn đồng nghiệp để tôi vững vàng hơn trong chuyên môn.

19
Môc lôc

Néi dung Trang
A- Đặt vấn đề
1
B -Nội dung và phương pháp giải quyết
4
I - Tình hình
4
II - VÊn ®Ò gi¶i quyÕt 5
III -Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò 6
IV- KÕt qu¶ thu ®îc 17
V - H¹n chÕ vµ híng gi¶i quyÕt 17
VI - §iÒu kiÖn ¸p dông 18
C - Kết luận
18
* - KiÕn nghÞ 19

×