Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Giúp học sinh lớp 5 có kết quả tốt hơn trong phân môn tập làm văn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.86 KB, 17 trang )

 
 



Sáng kiến kinh nghiệm

Đề Tài

Giúp học sinh lớp 5 có kết quả tốt hơn
trong phân môn tập làm văn

Sáng kiến kinh nghiệm

Tên đề tài:
Giúp học sinh lớp 5 có kết quả tốt hơn
trong phân môn tập làm văn

I. Lý do chọn đề tài:
1. Do tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ trong chương trình tiểu học:
Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời
sống mỗi con người. Với cộng đồng đó là phương tiện để giao tiếp và tư duy. Đối
với trẻ em, tiếng mẹ đẻ càng có vai trò quan trọng. K.A.U-sin-Xki chỉ rõ “trẻ em
đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua
phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh
qua nó chỉ thông qua công cụ này”. Do đó trẻ em cần được học tiếng mẹ đẻ một
cách khoa học, cẩn thận trong các giờ học tiếng Việt đặc biệt là trong phân môn
tập làm văn, để sử dụng công cụ này trong những tháng năm học tập ở nhà trường,
cũng như trong suốt cuộc đời.
Tiếng mẹ đẻ có tính chất hai mặt: nó vừa là đối tượng học tập của học sinh,
vừa tạo cho các em công cụ để học các môn khác, là công cụ tư duy, giao tiếp.


2. Do nhận thấy tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ trong chương trình tiểu
học. Là một giáo viên dạy lớp cuối của bậc tiểu học tôi thấy cần phải giúp đỡ các
em ngoài việc nhận ra tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ còn phải nói, viết tiếng mẹ
đẻ một cách chính xác, thành thạo qua phân môn tập làm văn trong tiếng Việt ở
tiểu học.
II. Quá trình thực hiện đề tài:
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn:
Hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung dạy học mà
còn phụ thuộc vào phương pháp dạy học. Đặc biệt là tập làm văn là môn mà các
em ở tiểu học yếu hơn các môn khác. Bởi vậy người giáo viên phải có nhiệm vụ
giúp các em nối tiếp một cách tự nhiên các bài khác nhau trong môn tiếng việt như
tập đọc, chính tả, ngữ pháp, kể chuyên...nhằm giúp các em có năng lực nói, viết.
Nhờ năng lực này, các em biết sử dụng tiếng Việt làm công cụ tư duy, giao tiếp,
học tập. Giúp các em bổ xung kiến thức, rèn luyệ tư duy và qua đó hình thành
nhân cách cho các em.
Để cung cấp và giúp các em có những kiến thức tiếng việt, người giáo viên
phải co phương pháp dạy tập làm văn cụ thể, lô gic qua các chi tiết của phân môn
tập làm văn:
A. Quan sát tìm ý - lập dàn bài chi tiết.
B. Tập làm văn miệng.
C. tập làm văn viết.
D. Tập làm văn trả bài.
Trong 4 tiết nêu trên có sự liên quan chặt chẽ, không được coi nhẹ tiết nào.
Đặc biệt phải chú ý hơn tiết quan sát tìm ý – lập dàn bài và tiết văn miệng.
Đây là một môn học khó, làm thế nào để học sinh biết làm một bài tập làm
văn đúng thể loại, đủ ý, câu văn lưu loát, có hình ảnh, có tình cảm... không sai lỗi,
trình bày đẹp, tôi đã suy nghĩ rất nhiều năm. Trong những lúc chấm bài cho học
sinh tôi băn khoăn còn một số học sinh làm bài chưa chú ý, câu còn lủng củng, ý
nghèo nàn, sai lỗi nhiều. Vì vậy tôi đã vạch ra cho mình một phương pháp riêng
khi dạy Tập làm văn lớp 5.

2. Sau đây là phương pháp của tôi trong khi dạy từng tiết học trong
môn tập làm văn.
A. Đối với các tiết quan sát tìm ý - lập dàn bài chi tiết:
- Giáo viên phải nắm vững yêu cầu của tiết quan sát và tìm ý gồm hai mặt:
+ Chuẩn bị kiến thức phục vụ cho việc làm một đề văn theo yêu cầu đầu
bài đã cho:
+ Hình thành phương pháp và kĩ năng quan sát gắn với miêu tả.
- Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh:
+ Khi quan sát phải sử dụng các giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi...để
nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm...nhằm nhận biết sự vật về hình dạng, màu sắc, âm thanh,
mùi vị...
+ Quan sát nhằm nhận ra nhữgn nét độc đáo đặc biệt của đối tượng chứ
không phải thống kê tỉ mỉ trung thực mọi chi tiết về sự vật.
+ Trong khi quan sát còn luôn gắn với cảm xúc, với kỉ niệm, với cuộc
sống cá nhân của người quan sát. Từ đó gắn chặt với các hoạt động liên tưởng so
sánh, tưởng tượng, hồi tưởng... của từng cá nhân.
+ Từ việc quan sát học sinh tìm được từ ngữ diễn tả đúng và sinh động
những điều đã quan sát được.
+ Hướng dẫn học sinh lựa chọn trình tự quan sát:
· Trình tự không gian: quan sát toàn bộ đến quan sát từng phần, từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới, ngoài vào trong hoặc ngược lại.
· Trình tự tâm lí: Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc mạnh
cho bản thân hứng thú hay khó chịu, yêu hay ghét...) thì quan sát trước, các phần
khác quan sát sau.
Phần trọng tâm bài thì quan sát kĩ lưỡng hơn.
+ Hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát. Đây là thao tác
quan trọng nhất và có tính chất quyết định về nhiều mặt. Thông thường học sinh
chỉ dùng mắt để quan sát do đó kết quả thu được thường là các nhận xét và cảm
xúc gắn liền vời thính giác (hình dáng, màu sắc, đường nét, độ xa, gần...) đó là mặt
mạnh và cũng là một nhược điểm của học sinh.

Chúng ta cần lưu ý các em dùng thêm các giác quan thích hợp khác để quan
sát. ví dụ quan sát giờ ra chơi sân trường em ngoài việc dùng mắt để quan sát các
trò chơi còn phải sử dụng tai để nghe âm thanh của tiếng nói, cười, tiếng động các
trò chơi và từ đó liên tưởng, so sánh, cảm xúc của bản thân.
+ Tổ chức quan sát và tìm ý:
· Học sinh phải được quan sát trực tiếp cảnh vật và người.
· Học sinh tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép là chính.
· Sự quan sát của học sinh phải được hướng dẫn cụ thể bằng hệ thống câu
hỏi gợi ý.
Ví dụ: để quan sát và tìm ý bài: "Tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em
trong giờ ra chơi" tôi đưa ra hệ thống câu hỏi sau:
· Đọc kĩ đề bài, phát hiện thể loại?
· Trọng tâm của đề bài là gì?
(Chú ý đứng ở chỗ nào quan sát được toàn cảnh sân trường)
1)Khung cảnh và không khí của sân trường trước giờ ra chơi? (yên ắng,
vắng vẻ, bầu trời...)
2) Cảnh sân trường trong giờ ra chơi:
+ Âm thanh lúc đó? (ồn ào)
+ Học sinh các lớp ra sân như thế nào?
+ Toàn sân trường lúc này ồn ào, náo nhiệt ra sao? (Tiếng cười? nói? các
nhóm chơi diễn ra ở những chỗ nào trên sân trường?...có thể tả cảnh thiên nhiên
xen kẽ lúc này.
+ Chú ý tả kĩ các nhóm chơi vui điển hình: nhảy dây, đá cầu, kéo co,
cướp cờ. mèo đuổi chuột...
+ Tả kĩ hoạt động của vài cá nhân tiêu biểu.
Ví dụ: Hãy quan sát trò chơi đá cầu:

×