Trọng tâm kiến thức&phạm vi ra đề THPT QG Môn Ngữ Văn 2015
NỘI DUNG ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 – MÔN NGỮ VĂN
Nghị luận văn học
PHẦN THƠ:
- Vội vàng – Xuân Diệu.
- Tràng giang – Huy Cận.
- Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử.
- Chiều tối – Hồ Chí Minh.
- Từ ấy – Tố Hữu.
- Tây Tiến – Quang Dũng.
- Việt Bắc – Tố Hữu.
- Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng – Xuân Quỳnh.
PHẦN VĂN XUÔI:
- Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh.
- NĐC ngôi sao sáng trong VNDT – PVĐ.
- Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân.
- Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài.
- Vợ nhặt – Kim Lân.
- Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành.
- Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu.
- Hai đứa trẻ - Thạch Lam.
- Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân.
- Hạnh phúc của một tang gia – VTP.
- Chí Phèo – Nam Cao.
Nghị luận xã hội:
VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Hiện tượng xấu:
I – MỞ BÀI : Nêu vấn đề
II – THÂN BÀI :
1. Giải thích hiện tượng
2. Bàn luận:
a. Phân tích tác hại
b. Chỉ ra nguyên nhân
c. Biện pháp khắc phục
3. Bài học cho bản thân
III – KẾT BÀI : Đánh giá chung về hiện
tượng
Hiện tượng tốt:
I – MỞ BÀI : Nêu vấn đề
II – THÂN BÀI:
1. Giải thích hiện tượng
2. Bàn luận:
a. Tác dụng,ý nghĩa của hiện
tượng.
b. Phê phán hiện tượng trái
ngược.
c. Biện pháp nhân rộng hiện
tượng.
3. Bài học cho bản thân
III – KẾT BÀI : Đánh giá chung về hiện
tượng
VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ:
Tư tưởng mang tính nhân văn cao đẹp:
I – MỞ BÀI : Nêu vấn đề
II – THÂN BÀI:
1. Giải thích: Nếu là câu nói,ý kiến có 2 vế thì
giải thích 2 vế rồi giải thích cả câu.
2. Bàn luận:
a. Tác dụng,ý nghĩa của tư tưởng.
b. Phê phán tư tưởng trái ngược,bác bỏ.
3. Bài học nhận thức và hành động.
III – KẾT BÀI: Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Tư tưởng xấu,nhiều tác hại:
I – MỞ BÀI : Nêu vấn đề.
II – THÂN BÀI:
1. Giải thích: Nếu là câu nói,ý kiến có hai vế thì
giải thích hai vế rồi giải thích cả câu.
2. Bàn luận:
a. Tác hại của tư tưởng
b. Phân thích những tư tưởng đúng trái ngược với
tư tưởng trên.
3. Bài học nhận thức và hành động:
III – KẾT BÀI : Nêu cảm nghĩ của bản thân.
1
Trọng tâm kiến thức&phạm vi ra đề THPT QG Môn Ngữ Văn 2015
Đọc hiểu:
1/ Kiến thức về từ:
- Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ ghép,
từ thuần Việt, từ Hán Việt…
- Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu
niệm, nghĩa biểu thái…
2/ Kiến thức về câu:
- Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
- Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
- Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…
3/ Kiến thức về các biện pháp tu từ:
- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu,…
- Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh,
thậm xưng,…
- Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…
4/ Kiến thức về văn bản:
- Các loại văn bản.
- Các phương thức biểu đạt .
Nội dung chi tiết như sau:
Câu 1 : Đọc hiểu:
- Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh,
các biện pháp tu từ,…
- Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn,
hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản
- Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
- Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.
Lưu ý : Đề thi sẽ trích 1 bài thơ, đoạn văn, bài báo, hay văn bản bất kì, sau đó hỏi những
vấn đề liên quan đến nội dung và nghệ thuật, thông điệp rút ra từ văn bản đó. Trình bày quan
điểm, suy nghĩ của em về vấn đề đặt ra trong văn bản đó.Văn bản được trích có thể nằm trong
SGK hoặc ngoài SGK. Thông thường, các kì thi quy mô nhỏ thì lấy ngay trong SGK. Nhưng kì
thi THPT Quốc Gia , nhiều khả năng sẽ lấy văn bản ngoài SGK. Câu hỏi phần đọc hiểu rất
rộng, xoay quanh nhiều vấn đề
Câu 2 : Làm văn:
a/ Nghị luận xã hội:
Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của dạng bài
nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một
lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên
nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá…Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận
văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều
có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị.
Các dạng câu hỏi
2
Trọng tâm kiến thức&phạm vi ra đề THPT QG Môn Ngữ Văn 2015
Phần nghị luận xã hội, thí sinh tập trung những nội dung về tư tưởng đạo lý kết hợp hiện
tượng xã hội, vì các câu hỏi thường khơi gợi trình bày ý kiến về các sự kiện của đất nước, dân
tộc, những trào lưu xấu hoặc khuynh hướng tốt đẹp. Cần tăng khả năng đọc báo, xem tin tức,
chọn lọc thông tin, kiến thức về thời sự, thực tế.
Dạng 1 : Nghị luận về tư tưởng đạo lí
Dạng 2 : Nghị luận về hiện tượng xã hội
Dạng 3 ( khó ) : Nghị luận xã hội về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Cần ôn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội. Tuyệt đối không nên học tủ đề nào, bởi vì nếu ”
lệch tủ” sẽ thất bại . Chỉ cần nắm vững cách làm, các bước làm bài, thì khi gặp đề nào chúng ta
cũng “xử lí” được.
Lưu ý :
Do đây là loại câu hỏi bắt buộc trong chương trình thi, nhưng lại không có những bài học
sẵn như nghị luận văn học, để làm tốt câu hỏi này, thí sinh cần phải nắm vững các vấn đề sau:
+ Phải biết phát huy mọi loại kiến thức, trong nhà trường cũng như trong cuộc sống để so
sánh, phát triển, vận dụng vào bài viết sao cho phong phú, sâu sắc, đầy đủ, cô đúc nhất.
+ Phải chủ động, mạnh dạn trong khi viết bài, vì không giống với nghị luận văn học, nói
chung người viết có thể dựa vào bài học có sẵn, hoặc được thầy cô giáo hướng dẫn, bài nghị
luận xã hội hoàn toàn buộc người viết phải chủ động đề xuất chính kiến của mình, có thể đúng
hay chưa đúng, được số đông chấp nhận hay không chấp nhận, miễn là nó thuyết phục được
người đọc bằng những lí lẽ xác đáng.
+ Dạng câu hỏi nghị luận xã hội chỉ được cho tối đa 3 điểm, nên dung lượng bài viết
cũng không nên quá dài. Trong yêu cầu cụ thể, đề thi có thể ghi rõ bài viết không vượt quá 600
từ, nghĩa là với khổ giấy thi được sử dụng chính thức như hiện nay, chỉ cần không quá 2 trang,
viết ngắn quả là khó hơn viết dài, thí sinh cần phải chú ý thời gian để không bị phân tán tư
tưởng, tránh ảnh hưởng đến phần bài làm khác. Để giúp học sinh làm quen với dạng đề thi này,
chúng tôi xin dẫn dưới đây một số câu hỏi tiêu biểu (mặc dù với dạng đề thi này, ở trường, học
sinh đã được dành thời gian và luyện tập nhiều).
b/ Nghị luận văn học:
* Xét trên phương diện thể loại, trong số các bài hạn chế có 13 tác phẩm thơ, 2 tác phẩm
kịch, 13 tác phẩm văn xuôi.
Hướng ra đề thi hiện nay thường chỉ tập trung vào từng tác phẩm hay từng vấn đề cụ thể.
Tuy nhiên, phân loại tác phẩm theo chủ đề sẽ giúp học sinh hiểu và nhớ kiến thức trong bài
học dễ dàng hơn. Đồng thời trong khi giải quyết những đề thi độc lập, thí sinh cũng có điều
kiện so sánh giữa các tác phẩm với nhau cho bài làm thêm phần sâu sắc, phong phú. Điều đó
rất cần thiết.
Thông thường khi phân loại tác phẩm theo chủ đề, người ta hay dựa trước tiên vào yếu tố
thể loại (thơ, văn xuôi, kịch), tiêu chí thời gian (trước hay sau cách mạng 1945, kháng chiến
chống Pháp, Mĩ) dòng văn học (lãng mạn, hiện thực, tượng trưng…). Tại sao như vậy? Vì các
tác phẩm nằm trong các khuôn khổ đó dễ có sự gặp gỡ nhau trong chủ đề, phương thức phản
ánh.
Căn cứ vào tiêu chí thời gian và thể loại, ta nhận thấy bốn bài thơ Vội vàng của Xuân
Diệu, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tràng giang của Huy Cận, nổi bật nỗi buồn và nỗi cô
đơn. Chi tiết hơn, ta lại thấy Vội vàng là bài thơ bày tỏ quan điểm nhân sinh quan và cái đẹp,
Tương tư là bài thơ đi sâu vào sắc thái tình cảm nhớ nhung trong tình yêu, Đây thôn Vĩ Dạ và
Tràng giang là loại thơ về thiên nhiên, tình cảm của con người và lòng yêu quê hương, đất
nước của các tác giả ở thời điểm trước cách mạng.
3
Trọng tâm kiến thức&phạm vi ra đề THPT QG Môn Ngữ Văn 2015
Trước Cách mạng, phần văn xuôi lãng mạn có hai bài tuy không cùng chủ đề nhưng lại
giống nhau ở phương thức thể hiện. Đó là Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù. Cả hai tác giả
Nguyễn Tuân và Thạch Lam đều là những thành viên của nhóm Tự lực Văn đoàn. Tác giả Chữ
người tử tù khai thác chủ đề về một thời vang bóng. Ông chọn nhân vật chính là một bậc “tao
nhân mặc khách”, một kiểu anh hùng theo quan điểm của nhà lãng mạn Nguyễn Tuân. Huấn
Cao, nhân vật chính còn được lấy từ một mẫu nhân vật có thật trong lịch sử. Đó là nhà thơ Cao
Bá Quát. Xây dựng nhân vật này, Nguyễn Tuân có sử dụng phương thức cường điệu, phóng
đại cho phù hợp với lí tưởng của một nhà lãng mạn, nên có một số chi tiết, yếu tố chân thực
không được đặt lên hàng đầu (người đọc có thể có cảm giác không thật ở các chi tiết: tử tù
“mắng” quản ngục, coi thường quản ngục, quản ngục sợ tử tù…). Trong khi đó, cũng thuộc
dòng văn học lãng mạn, Hai đứa trẻ của Thạch Lam lại nhiều yếu tố hiện thực hơn. Thạch Lam
không khai thác yếu tố hướng ngoại của nhân vật mà chú ý hơn đến những cái bên trong, tâm
lí nhân vật. Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông nhẹ nhàng, giàu chất thơ, trong khi Chữ người
tử tù của Nguyễn Tuân lại giàu chất tạo hình, có xu hướng hướng ngoại…
Nhóm các tác phẩm văn xuôi hiện thực gồm Chí Phèo của Nam Cao, Hạnh phúc của
một tang gia (trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng) trái lại rất khác nhau về phương thức thể hiện.
Trong khi Nam Cao, với cả hai tác phẩm của mình đều đào sâu tấn bi kịch của con người thời
kì trước cách mạng (Chí Phèo là tấn bi kịch người nông dân, rộng hơn là bi kịch con người
nhưng lại không được thừa nhận làm người, còn bên kia), chủ đề này chi phối văn phong sắc
sảo, chua chát, chân thực của Nam Cao, thì Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng
lại sử dụng phương thức hoạt kê, cường điệu, phóng đại để miêu tả đám tang cụ Tổ, cuối cùng
nhằm phê phán gay gắt bộ mặt giả nhân giả nghĩa, đạo đức giả của những kẻ thượng lưu thành
thị qua gia đình cụ cố Hồng. Khác nhau về phương thức thể hiện, nhưng vì đều thuộc dòng văn
chương hiện thực nên cả Nam Cao và Vũ Trọng Phụng đều được đánh giá cao ở giá trị tố cáo
xã hội trong tác phẩm của họ.
Phần Thơ ca cách mạng giai đoạn 1930 – 1945 có hai nhà thơ mà chủ đề, nội dung tác
phẩm rất giống nhau, đó là Hồ Chí Minh và Tố Hữu. Cho dù số lượng tác phẩm được chọn
trong chương trình của hai nhà thơ này không cân bằng với nhau (Hồ Chí Minh hai bài và
phần khái quát tập thơ Nhật kí trong tù, Tố Hữu chỉ có duy nhất một bài trích trong tập thơ Từ
ấy), nhưng ở tác phẩm của họ đều toát ra vẻ đẹp của người cộng sản kiên cường bất khuất, khát
vọng tự do. Nếu cần so sánh một chút sắc thái khác nhau thì, với Tố Hữu đó là vẻ đẹp của
người thanh niên trẻ tuổi lần đầu tiên đến với cách mạng; với Hồ Chí Minh lại là người cộng
sản đã vững vàng qua thử thách thời gian.
Xếp ở nhóm những bài thơ từ sau cách mạng tháng Tám, trong vệt thơ kháng chiến
chống Pháp và chống Mĩ, phần hạn chế thi gồm ba bài: Tây Tiến, Việt Bắc, và Đất Nước. Bài
đầu tiên có chủ đề hình ảnh người lính (TT); bài thứ hai là bản sử thi về cuộc kháng chiến thần
thánh của dân tộc (Việt Bắc); và bài thứ ba, Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng)
là sự cảm nhận tư tưởng Đất Nước – Nhân dân hết sức độc đáo của nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm. Khi học các tác phẩm này, thí sinh nên chú ý mở rộng tham khảo những bài đọc thêm,
như Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đồng chí của
Chính Hữu, Cá nước của Tố Hữu…để so sánh; vì tất cả các bài thơ này đều nằm trong vệt thơ
ca có chủ đề cảm hứng quê hương đất nước hoặc chủ đề người lính trong kháng chiến. Ngoài
nội dung chính phản ánh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của nhân dân, các bài thơ này
thường nổi bật ở hai chủ đề quen thuộc: tình yêu quê hương đất nước và lòng căm thù quân
xâm lược.
Chủ đề vẻ đẹp của quê hương đất nước còn được thể hiện qua bài tuỳ bút rất đặc sắc của
Nguyễn Tuân Người lái đò sông Đà và Ôn tập tác phẩm này, cần chú ý đến đặc điểm của thể
loại bút kí nói chung và tiểu loại tuỳ bút nói riêng. Về thể loại bút kí, có thể xem lại bài học
4
Trọng tâm kiến thức&phạm vi ra đề THPT QG Môn Ngữ Văn 2015
trong sách giáo khoa. Ở đây lưu ý thêm về thể loại tuỳ bút để khi phân tích so sánh các em có
tư liệu để viết bài. Là một tiểu loại của bút kí, ngoài việc đặt ở vị trí hàng đầu yếu tố quyết
định của sự chân thực, tuỳ bút còn thiên về cảm nhận chủ quan của nhà văn, chất thơ trong tuỳ
bút là đặc điểm không thể thiếu. Nguyễn Tuân đã thể hiện khá rõ những phẩm chất này trong
tuỳ bút của ông.
Sóng của Xuân Quỳnh nằm trong vệt thơ ca hiện đại Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh lại
khai thác chủ đề hẹp tình yêu riêng tư, tình yêu lứa đôi để khái quát thành chủ đề lớn hơn, đó
là vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
Phần văn xuôi sau cách mạng có số lượng tác phẩm nhiều hơn và chủ đề cũng đa dạng
hơn. Đó cũng là một trong những đặc điểm quan trọng của văn xuôi hiện đại mà học sinh phải
nhớ. Khi học phần này, học sinh cũng có thể nhóm các tác phẩm thành từng nhóm chủ đề riêng
cho dễ nhớ và dễ hiểu. Hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt có chung chủ đề về thân
phận con người. Cả hai đều tập trung làm nổi bật số phận của những người nông dân (Vợ
chồng A Phủ là người nông dân miền núi; Vợ nhặt là người nông dân miền xuôi). Tính nhân
đạo trong cả hai tác phẩm cũng được bộc lộ một cách rõ ràng. Nếu chỉ nói riêng về hình tượng
người phụ nữ trong văn học thì đây cũng là hai tác phẩm đề cập chủ đề này. Mị trong Vợ
chồng A Phủ, bà cụ Tứ và chị vợ nhặt trong Vợ nhặt đều gợi ở người đọc sự cảm thương đối
với con người, nhất là người phụ nữ. Vợ chồng A Phủ nếu đặt trong sự so sánh với tác phẩm
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành sẽ còn tạo thêm một cặp đôi tác phẩm văn xuôi viết về
đề tài miền núi. Một bên, Rừng xà nu là một tác phẩm sử thi, vì nó phản ánh một bước ngoặt
quan trọng của cách mạng Việt Nam thời kì tiền đồng khởi; còn bên kia, Vợ chồng A Phủ lại
là bức “khắc hoạ chân thực những nét riêng về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn
người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong
vị dân tộc” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 12, tập 2). Hai tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con
trong gia đình (Nguyễn Thi) nếu đặt trong tương quan với nhau, thuộc các tác phẩm văn xuôi
cách mạng miền Nam đã xây dựng thành công hình tượng người cách mạng trong những ngày
đầu chống Mĩ. Với Rừng xà nu lại là hình tượng người cách mạng Tây Nguyên; Những đứa
con trong gia đình lại là hình tượng người cách mạng Nam Bộ.
Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu:Chiếc thuyền ngoài xa. Đây là tác phẩm tiêu biểu
của thời kì văn học đổi mới tác giả có tác phẩm được lựa chọn đều là những cái tên rất sáng
giá. Nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm mới này đều bộc lộ cái nhìn tinh tế trước
những biến đổi tinh vi của cuộc sống. Truyện của ông không còn đơn giản, không chỉ nhìn
hiện thực từ một chiều, không tô hồng hiện thực. Đặc biệt, ông khai thác thế mạnh của thể loại
truyện ngắn, trong đó, tình huống truyện được đặc biệt chú ý. Với Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu, đó là tình huống “nhận thức”: hoạ sĩ Phùng bất ngờ phát hiện ra sự nghịch
lí của vẻ đẹp bề ngoài và hiện thực bên trong của một cặp vợ chồng người thuyền chài trên
chiếc thuyền đánh cá vào buổi sáng mai; Với Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu lại
muốn đưa ra triết lí: đừng bao giờ nhìn và đánh giá cuộc sống chỉ qua cái bề ngoài. Cái bề
ngoài rất dễ đánh lừa người khác.
Hai tác phẩm nghị luận Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh và Nguyễn Đình Chiểu,
ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng, tuy không cùng thời điểm,
nhưng nếu đặt cạnh nhau, ta cũng có thể có được sự so sánh. Tác phẩm thứ nhất của chủ tịch
Hồ Chí Minh viết năm là một văn bản chính luận hiện đại với hệ thống lý lẽ đanh thép và hệ
thống dẫn chứng hùng hồn không thể chối cãi, có sức thuyết phục cao - phải là kết quả của cả
một quá trình trăn trở, suy ngẫm trong hành trình tìm đường cứu nước qua nhiều quốc gia trên
thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là kết quả của thực tiễn lãnh đạo tài tình đưa cách mạng
Việt Nam đến thắng lợi của Người. Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện sự sáng suốt, nhạy bén và
tầm nhìn chiến lược sâu rộng, khả năng dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là kết quả
5
Trọng tâm kiến thức&phạm vi ra đề THPT QG Môn Ngữ Văn 2015
của tầm nhìn sâu rộng, của bao suy nghĩ trăn trở, và hơn cả là của một tấm lòng luôn luôn
hướng về đất nước, về nhân dân của Hồ Chủ tịch. Trong khi đó, tác phẩm của Phạm Văn Đồng
lại thuộc văn nghị luận văn học. Phạm Văn Đồng thể hiện được nét sắc sảo của một nhà lãnh
đạo cách mạng, lại vừa không kém phần nghệ sĩ. Văn phong của Phạm Văn Đồng trong
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc là thứ văn chính luận – thi ca.\
c/ Phương pháp làm bài:
Khi viết bài, cần xây dựng bố cục chặt chẽ, thậm chí có thể phát thảo dàn ý trước khi
làm để tránh lạc đề. Cách trình bày bài văn cũng quan trọng, không nên gạch xóa nhiều trong
bài gây mất thiện cảm với người chấm. Cố gắng viết chữ đẹp nếu có thể, còn không thì chữ
viết cũng phải sạch sẽ dễ đọc, tuyệt đối không viết tắt. Môn văn chấm cả điểm trình bày.
Đối với văn xuôi phải thuộc dẫn chứng, nội dung bài; thơ thì phải thuộc bài, nét nghệ
thuật đặc sắc từng bài thơ…
Tóm lại, những bài học được lựa chọn trong chương trình thi tuyển sinh cao đẳng,
đại học tuy có rất nhiều cái mới, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ thi nhiều năm nay của
Bộ GD&ĐT. Bất cứ kì thi nào cũng đòi hỏi ở học sinh sự chủ động và tinh thần sáng tạo.
Nếu nắm vững các kiến thức được học trong trường và có tinh thần sáng tạo, các em hãy
tin cánh cổng trường đại học sẽ trong tầm tay của tất cả chúng ta.
Chúc các em thành công!
6