Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

dự báo rủi ro và tình hình doanh kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.13 KB, 27 trang )

LỜI CẢM ƠN!
Sau khi hoàn thành bài tiểu luận bộ môn Quản trị rủi ro với đề tài: “Xây dựng
chiến lược tung sản phẩm mới của Công ty cổ phần bánh kẹo N&N”, nhóm chúng
em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy những
bài giảng hay và quý báu cho chúng em trên giảng đường. Ngoài ra, không thể không
nhắc tới công lao của các thầy cô đã biên soạn các giáo trình, tài liệu hướng dẫn để bài
tiểu luận được hoàn thành nhanh chóng và đầy đủ, chính xác hơn. Đặc biệt là chúng em
xin cám ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của cô Phạm Thị Thùy Uyên- giảng viên hướng dẫn đã
giúp chúng em hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình.
Dù đã nỗ lực hết mình, nhưng chúng em tin rằng bài tiểu luận này sẽ không tránh
khỏi những sai sót hoặc cách lý giải chưa thỏa đáng. Chúng em rất hy vọng nhận được ý
kiến đóng góp từ phía quý thầy cô để bài tiểu luận nói riêng và phần kiến thức tổng hợp
của sinh viên Quản trị kinh doanh nói chung sẽ ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn.
1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN.




























2
DANH SÁCH NHÓM
NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1: MỘT VÀI NÉT CHÍNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO
N&N.
3
STT Họ và tên Sinh viên MSSV Lớp
1 Đỗ Thụy Kim Châu 1010040277 10QT1
2 Trần Thị Kim Hằng 1010040077 10QT1
3 Lê Thị Thu Hoa 1010040148 10QT1
4 Bùi Thị Kim Chi 1010040019 10QT2
5 Nguyễn Thị Ngọc Diễm 1010040083 10QT2
6 Phan Thị Mỹ Hạnh 1010040271 10QT2
7 Lê Thị ThảoNguyên 1010040226 10QT2
8 Trần Thị Kiều Mi 1010040041 10QT2
1. Giới thiệu.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
- Công ty cổ phần bánh kẹo N&N (N and N Confectionery Joint Stock
Company) là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh bánh kẹo tại

Việt Nam.
- Được thành lập từ năm 2005 năm với 7 năm phấn đấu và trưởng thành, Công
ty đã không ngừng lớn mạnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất
kinh doanh. Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh
tốt, đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên ngành có năng lực và lực lượng công
nhân giỏi tay nghề Công ty cổ phần bánh kẹo N&N đã tiến bước vững chắc và
phát triển liên tục để giữ vững uy tín và chất lượng xứng đáng với niềm tin yêu
của người tiêu dùng.
- Là Doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo được cấp chứng
nhận hệ thống “ Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn” tại Việt
Nam. Điều này thể hiện cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp về đảm bảo an
toàn thực phẩm đối với sức khỏe của người tiêu dùng.
- Năm 2008 Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 191/2003/QĐ-
BCN ngày 14/11/2008 của Bộ Công nghiệp.
- Slogan: “ Ngọt ngào hương vị- Sẻ chia yêu thương”.
- Địa chỉ: 533 Phan Văn Trị, P.5, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Fax: n& Website: www.n&n.com.vn
- Số điện thoại: 08.39680918 - 08.9680525.
1.2. Ngành nghề kinh doanh.
- Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm.
- Kinh doanh và nhập khẩu : nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm
chuyên ngành, hàng hóa tiêu dùng và các sản phẩm hàng hóa khác.
- Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại.
- Trong đó, sản phẩm bánh kẹo chiếm 74-75% sản lượng hàng năm của công ty.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH( đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2012 2011 Tăng/ giảm
Doanh thu thuần 197,26 191,94 5,32
Giá vốn hàng bán 158,04 149,94 8,47
Tỷ trọng giá vốn/

Doanh thu thuần
80,12% 78,12% -
4
Lãi gộp 39,22 42,37 -3,15
LN thuần 8,58 7,92 8,33
LN sau thuế 6,44 5.94 0,5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN BÁNH KẸO N&N.
1. Các yếu tố bên ngoài và ma trận EFE.
1.1. Môi trường vĩ mô.
1.1.1. Yếu tố kinh tế.
* Vấn đề gia nhập WTO: . Việc gia nhập WTO luôn có 2 mặt đối với các doanh
nghiệp:
+ Về mặt tiêu cực đó là những trường hợp một số công ty lấy danh nghĩa để nhập
khẩu bánh kẹo kém chất lượng đến người tiêu dùng ví dụ như bánh kẹo không rõ nguồn
gốc xuất xứ từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam=> ảnh hưởng đến uy tín của Công ty.
5
+ Về mặt tích cực là các loại bánh kẹo ngoại nhập vào Việt Nam sẽ ảnh hưởng
không nhỏ đến các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước, trong đó có N&N, bánh
kẹo ngoại sẽ chiếm 1 phần thị trường không nhỏ ở nước ta vì đa phần các doanh nghiệp
bánh kẹo nước ta chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ không có sự liên kết và sự bảo vệ của nhà
nước …
* Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Theo ước tính của Công ty Tổ chức và điều phối IBA (GHM), sản lượng bánh
kẹo tại Việt Nam năm 2008 đạt khoảng 476.000 tấn, đến năm 2012 sẽ đạt khoảng
706.000 tấn,
Tổng giá trị bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam năm 2008 khoảng 674 triệu
USD, năm 2012 sẽ là 1.446 triệu USD.
Tỉ lệ tăng trưởng doanh số bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2008-2012 tính theo USD ước tính khoảng 114,71%/năm, trong khi con

số tương tự của các nước trong khu vực như Trung Quốc là 49,09%, Philippines
52,35%; Indonesia 64,02%; Ấn Độ 59,64%; Thái Lan 37,3%; Malaysia 17,13%…
1.1.2. Yếu tố văn hóa- xã hội.
- Việt Nam là nước đông dân đứng thứ 3 tại Đông Nam Á với số dân đạt 87,84
triệu người năm 2011.
- Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Sản lượng tiêu
thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên
Đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung
thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt. Trong khi đó, sản lượng tiêu
thụ bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng
nóng.
6
- Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10-12%)
so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1-1,5%). Nguyên
nhân là do, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam hiện nay vẫn khá thấp
(1,8kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm.
1. 1 . 3. Yếu tố kỹ thuật- công nghệ.
- Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp khá hiện đại và
đồng đều, đều được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo như công
nghệ cho bánh phủ socola (Hàn quốc), công nghệ bánh quy (Đan Mạch, Anh, Nhật)…
Công ty đã không ngừng đầu tư chiều sâu , loại bỏ dây chuyền sản xuất cũ, tập
trung đầu tư xây dựng công nghệ hiện đại để sản xuất ra hàng loạt sản phẩm chất lượng
cao.
1.1.4. Yếu tố chính trị- pháp luật.
Nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự kiểm soát của Nhà
nước, vì vậy giảm bớt được những rủi ro có thể xảy ra về mặt tài chính. Việc kiểm soát
và điều chỉnh tỷ giá tạo thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh trong nước. Tuy nhiên cơ
sở hạ tầng của ta còn thấp kém, hệ thống pháp luật lỏng lẻo, không hiệu quả dẫn đến tình
trạng nhập lậu bánh kẹo, hàng kém chất lượng.
1.2.Môi trường vi mô.

1.2.1. Nhà cung cấp.
- Giá cả: N&N sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu. Thông
thường N&N mua hàng với số lượng đặt hàng lớn nên sức mạnh đàm phán cao.
- Số lượng nhà cung cấp: Có thể chia ra thành nhiều nhóm hàng:
+ Nhóm bột: Nhà cung cấp bột mì Bình Đông, Đại Phong.
+ Nhóm đường: nhà máy đường Biên hoà, Juna, Đường Bonborn, Phú Yên…
7
+ Nhóm bơ sữa: N&N sử dụng từ nước ngoài thông qua việc nhập trực tiếp và qua
nhà phân phối hoặc đại lý tại Việt nam.
+ Nhóm hương liệu, phụ gia hoá chất: sử dụng chủ yếu từ nước ngoài, N&N mua
thông qua văn phòng đại diện hoặc nhà phân phối tại Việt Nam, một số hãng hương liệu
mà N&N đang sử dụng là: Mane, IFF, Griffit, Cornell Bros…
Về bao bì: chủ yếu sử dụng bao bì trong nước: bao bì giấy, nhựa và thiết. Các nhà
cung cấp chủ yếu của N&N là: Visinpack (bao bì giấy), Tân Tiến (bao bì nhựa), Mỹ
Châu (bao bì thiết).
1.2.2. Khách hàng.
- Sức ép về giá cả: Cuộc sống ngày càng phát triển, người dân càng có thêm nhiều
sự lựa chọn trong việc mua sắm hàng hóa, thực phẩm Bên cạnh đó, mức thu nhập là có
hạn, người tiêu dùng luôn muốn mua được nhiều sản phẩm với chi phí bỏ ra là ít nhất nên
giá cả của hàng hóa luôn là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng. Người tiêu dùng luôn
có xu hướng muốn mua hàng giá rẻ nhưng chất lượng tốt.
- Áp lực về chất lượng sản phẩm: Các tiêu chí đánh giá là sự yêu thích của người
tiêu dùng với sản phẩm cũng như những lợi ích, cách trình bày và giá trị của sản phẩm.
Tuy nhiên, áp lực về sự thay đổi sự lựa chọn đối với các sản phẩm khác vẫn luôn
tồn tại nếu N&N không tiếp tục tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu
dùng.
1.2.3. Đối thủ cạnh trạnh.
* Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa (Bibica):
- Sản phẩm chính: Bánh quy, bánh cookies, bánh layer cake, chocolate, kẹo cứng,
kẹo mềm, kẹo dẻo, snack, bột ngũ cốc dinh dưỡng, bánh trung thu, mạch nha… Mục tiêu

hoạt động là luôn hướng đến sức khoẻ và lợi ích của người tiêu dùng, Bibica đã hợp tác
với Viện Dinh Dưỡng Việt Nam để nghiên cứu các sản phảm cho phụ nữ mang thai, trẻ
em, những người bị bệnh tiểu đường hoặc béo phì. Bibica hoạt động với chính sách chất
lượng “Khách hàng là trọng tâm trong mọi hoạt động”.
- Năng lực và công nghệ sản xuất: sản xuất trên các dây chuyền liên tục với các
thiết bị của Châu Âu. Với năng suất : 10.000 tấn/năm, Bibica là một trong những nhà sản
8
xuất kẹo lớn nhất của Việt nam. Do được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu chất lượng
cao, đặc biệt là mạch nha, nên sản phẩm kẹo cứng của Bibica có hương vị khá tốt.
• Công ty Bánh Kẹo Hải Hà
Được thành lập từ năm 1960 tiền thân là một xí nghiệp nhỏ với công suất 2000
tấn/ năm, nay đã phát triển thành Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà với qui mô sản xuất
lên tới 20.000 tấn/ năm.
• Công ty Cổ Phần bánh kẹo Kinh Đô
Được thành lập năm 1993, khởi đầu với sự thành công của sản phẩm Snack, ngành
thực phẩm của Kinh Đô đã có những bước tiến vượt bậc và là nền tảng cho sự phát triển
chung của toàn Tập đoàn.
Năm 1996 đánh dấu cột mốc quan trọng với việc nhập khẩu dây chuyền Cookies
của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD – ngành Cookies ra đời. Những năm tiếp theo, là chuỗi
thành công liên tiếp với ngành bánh mì, bánh bông lan công nghiệp, Chocolate, kẹo cứng,
kẹo mềm. Điểm nổi bật nhất chính là năm 2000, nhập khẩu dây chuyền Cracker từ Châu
Âu và sự ra đời của nhãn hàng AFC đã tạo nên tên tuổi của Kinh Đô.
Trải qua 17 năm, đến nay, hơn 90% doanh thu của cả Tập Đoàn có được từ thực
phẩm và chiến lược đầu tư tài chính của Tập Đoàn cũng tập trung vào ngành này. Hiện
tại, Kinh Đô phát triển với nhiều Công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm trong đó
nổi bật là Công ty Cổ Phần Kinh Đô và Kinh Đô Miền Bắc chuyên kinh doanh ngành
bánh kẹo và Công ty Ki Do chuyên về ngành kem, sữa chua Trong tương lai, Kinh Đô
cam kết tạo ra những sản phẩm phù hợp, tiện dụng và cung cấp các thực phẩm an toàn,
thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo cho tất cả mọi người để luôn giữ vị trí tiên
phong trên thị trường thực phẩm.

Ngoài ra còn có các đối thủ cạnh tranh khác như: Phạm Nguyên, Vinabico,
So sánh về giá bánh với đối thủ cạnh tranh
Loại bánh Giá tiền
9
Bánh hộp kinh đô 15.000 đến 100.000
Bánh hộp Bibica 20.000 đến 80.000
Bánh hộp N&N 15.000 đến 70.000
Theo khảo sát của Bộ Công Thương TP HCM năm 2011
.
1.2.4. Sản phẩm thay thế.
Bánh kẹo là sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn quà, tráng miệng hoặc dùng
vào bữa ăn phụ hoặc mua làm quà biếu tặng nhân dịp lễ Tết, do đó đây chưa phải là sản
phẩm chính tiêu dùng hàng ngày của người dân.
Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theo bình quân đầu người ở Việt Nam cón thấp so với tốc
độ tăng trưởng dân số. Hiện nay tỷ lệ tiêu thụ mới chỉ khoảng 2kg/người/ năm. Thay vì
sử dụng các sản phẩm bánh kẹo thì họ có thể sử dụng hoa quả, kem, chè, sữa và các chế
phẩm từ sữa, thạch rau câu, mà vẫn đáp ứng được nhu cầu như khi sử dụng bánh kẹo. Vì
thế áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế với sản phẩm của công ty khá cao.
MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI(EFE)
ST
T
Các yếu tố bên ngoài
Mức độ
quan
trọng
Phân Loại
Điểm
quan
trọng
1 Tiềm năng thị trường lớn. 0.1 4 0.4

2
Nhiều sản phẩm bánh kẹo hơn cho người
tiêu dùng lựa chọn (cạnh tranh khốc liệt
hơn) khi gia nhập WTO.
0.15 4 0.6
3
Sự thay đổi nhu cầu thực phẩm dinh
dưỡng cao cấp.
0.2 3 0.6
4
Chính sách pháp luật của chính phủ phù
hợp với tình hình quốc tế.
0.1 2 0.1
5 Sự thay đổi công nghệ. 0.1 4 0.4
6
Kiểm soát và điều chỉnh tỷ giá của Nhà
nước
0.05 1 0.05
7
Áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay
thế
0.2 2 0.4
8 Hệ thống thông tin ngày càng phát triển. 0.1 1 0.1
10
Tổng cộng 1 2.75
NHẬN XÉT: Qua phân tích môi trường bên ngoài như trên ta thấy thế mạnh của
ở mức độ khá mạnh với thang điểm 2.75 ( điểm trung bình là 2.5 ). Điều này cho thấy
rằng sự phát triển kinh tế và gia nhập vào WTO đã góp phần không nhỏ vào việc phát
triển kinh tế Việt Nam nói chung và sự phát triển ngành bánh kẹo của N&N nói riêng.
Bên cạnh đó, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng sẽ tạo nên thách thức cho N&N ngày

càng phải phấn đấu và khẳng định vị thế của mình hơn.
2. Các yếu tố bên trong và ma trận IFE.
2.1. Nguồn nhân lực.
- Với đội ngũ công nhân hơn 500 nhân viên làm việc tận tình, ban lãnh đạo giàu
kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh tốt, đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn có năng
lực và giỏi tay nghề
- Dây chuyền sản xuất hiện đại, được đầu tư mới. Công nghệ sản xuất được nhận
định là vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành.
2.2. Tài chính.
2.3. Nguồn lực vất chất.
- Năm 2011, N&N thống nhất doanh thu đạt 197 tỷ đồng, vốn điều lệ gần 90 tỷ
đồng, LNTT hơn 27 tỷ, LNST 20,25 tỷ, tỷ lệ thanh toán cổ tức năm 2011 là 15% bằng
tiền, công ty đã tạm ứng 12% vào tháng 12/2011 và dự kiến sẽ chi trả phần còn lại vào
tháng 4/2012.
11
N&N hiện có 3 nhà máy sản xuất tại Đồng Nai, Bình Dương và Hà Nội. Nhà
máy N&N Miền Đông giai đoạn 2 tại Bình Dương sản xuất bánh Sôcôla sẽ đi vào hoạt
động vào đầu năm 2013.
2.4. Uy tín thương hiệu.
Công ty được nhận các giải thưởng: hàng Việt Nam chất lượng cao do người
tiêu dùng bình chọn. chứng nhận ISO 9001:2000. Đạt cúp vàng cho thương hiệu an
toàn vì sức khỏe cộng đồng.
2.5. Tiếp thị và bán hàng.
Công ty tiếp thị sản phẩm thông qua quảng cáo trên truyền hình trong nhưng
khung giờ vàng bằng nhưng đoạn quảng cáo độc đáo gây ấn tượng sâu sắc cho người
xem.
Ngoài ra,công ty N&N cũng rất quan tâm về nghiệp vụ bán hàng của nhân viên.
Mỗi nhânviên mỗi khi tuyển dụng vào làm điều trải qua các khóa huấn luyện rất bài
bản từ thái độ đón khách, gương mặt chào khách, thái độ phục vụ khách,…
MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG (IFE).

12
NHẬN XÉT: Qua phân tích môi trường bên trong như trên ta thấy thế mạnh của
ở mức độ khá mạnh với thang điểm 2.65( điểm trung bình là 2.5 ). Qua đó ta thấy được
một trong những điều làm nên thành công của công ty chính là có nguồn lực tài chính
vững mạnh, đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghệ giỏi, ban lãnh đạo có nhiều kinh
nghiệm quản lý và máy móc kỹ thuật hiện đại. Bên cạnh đó cần điều chỉnh hệ thống phân
phối cũng như lựa chọn phân khúc cho phù hợp nhằm làm tăng sản lượng tiêu thụ sản
phẩm.
2. Ma trận SWOT.
13
Yếu tố Mứcđộ
quan
trọng
Phân loại Điểm quan
trọng
Đội ngũ nhân viên trẻ,giàu năng
lực, có tay nghề, trình độ chuyên
môn cao
0.15 3. 0.45
Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm
quản lý
0.15 3 0.45
Hoạt động Marketing chưa đẩy
mạnh
0.05 1 0.05
Hệ thống cơ sở vật chất, máy móc
kỹ thuật hiện đại
0.1 3 0.3
Hệ thống phân phối 0.15 2 0.3
Quy mô sản xuất 0.1 2 0.2

Khả năng tài chính 0.3 4 1.2
Tổng 1 2.65
SWOT
O( CƠ HỘI)
1. Tốc độ tăng trương
kinh tế hằng năm đều
7,8%
2. Thu nhập bình quân
đầu người tăng
3. Thói quen tiêu đùng
chú trọng chất lượng
4. Thêm thị trường mới
khi gia nhập WTO,
AFTA
T( ĐE DỌA)
1. Áp lực cạnh tranh
gay gắt
2. sự ảnh hưởng trực
tiếp của giá nguyên
liệu đầu vào.
3. Sự xâm nhập của đối
thủ bên ngoài
4. Khi Việt Nam gia
nhập AFTA , thuế
suất thuế nhập khẩu
bánh kẹo sẽ giảm
xuống.
S ( ĐIỂM MẠNH)
1. Đội ngũ nhân viên trẻ,
giàu năng lực.

2. Công nghệ sản xuất
hiện đại.
3. Khả năng huy động
vốn cao.
4. Marketing hiệu quả
5. Công ty hiện có 108
nhà phân phối.
W( ĐIỂM YẾU)
1. Tiềm năng tài chính
còn nhỏ so với đối
thủ.
2. Tỷ giá biến động kéo
theo chi phí đầu vào
thay đổi
3. Có rất nhiều sản
phẩm khác thay thế
ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh.
Kết hợp với doanh thu các sản phẩm -> Đề ra chiến lược phát triển sản phẩm bánh
hộp.
14
2. Thực trạng hiện tại
2.1. Kênh phân phối.
KÊNH PHÂN PHỐI
2.2. Khách hàng mục tiêu.
- Nhân viên văn phòng có thu nhập từ 4-7 triệu đồng/tháng.
- Mua sản phẩm để sử dụng, biếu tặng vào dịp lễ Tết.
2.3. Thị phần trên thị trường.
Theo Sở Công thương TP.HCM, nguồn cung thị trường tết từ các DN tham
gia bình ổn thị trường chiếm từ 30-40% thị phần.Tổng nguồn vốn các DN chuẩn bị

hàng tết năm nay gần 4000 tỉ đồng, nguồn vốn của N&N 90 tỷ => thị phần chiếm
2,5%
Biểu đồ tròn thể hiện thị phần của các công ty bánh kẹo Việt Nam.
Công ty N&N chiếm giữ 2,5% thị phần, trong khi nó Kinh Đô chiếm thị phần cao
nhất là 70%, BiBiCa chiếm 8% thị phần, Hải Hà chiếm 7%, các Doanh nghiệp khác
chiếm 12% thị phần bánh kẹo.
15
Nhà máy sản
xuất
Đại lý chi nhánh
phía Nam
Đại lý chi nhánh
phía Bắc
Người bán
Người bán lẻ
Người bán lẻ
Người bán lẻ
Người tiêu dùng
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TUNG SẢN PHẨM BÁNH MỚI –
GLORY.
1. Tình hình triển khai thực hiện chiến lược của công ty
Theo khảo sát của công ty, phân khúc bình dân từ 30.000 – 90.000 đồng/sản phẩm
đang chiếm gần 75% và người tiêu dùng ưu chuộng sản phẩm bánh quy của công ty. Do
đó, chúng tôi cũng tập trung vào dòng sản phẩm bánh hộp bình dân phục vụ cho người
tiêu dùng nhiều hơn những dòng sản phẩm cao cấp.
Sản phẩm tạo ra giá trị cho khách hàng khác biệt so với đối thủ cạnh tranh:
- Một sản phẩm chất lượng cao, phù hợp túi tiền.
- Một sản phẩm ngọt ngào hương vị hài hòa, sẻ chia yêu thương.
2. Cơ sở xây dựng chiến lược.
2.1. Nhu cầu người tiêu dùng và phân khúc sản phẩm mới.

2.1.1.Nhu cầu người tiêu dùng.
Cần có một sản phẩm tiện lợi hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, mẫu mã bắt mắt
và năng động.
16
2.1.2. Phân khúc.
Tập trung vào lượng lao động văn phòng và sinh viên đang sinh sống, làm việc tại
thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.3. Khảo sát thực tế.
- Hiện nay, lực lượng công nhân và văn phòng đang làm việc tại thành phố Hồ Chí
Minh có số lượng là khoảng 1,6 triệu người ( nguồn sở lao động tp.HCM)
- Nhóm sinh viên có học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong
phạm vi thành phố Hồ Chí Minh khoảng 360.000 người ( sở giáo dục và đào tạo).
- Nhu cầu đang cần một sản phẩm có chất lượng, quà biếu tặng, mà giá cả phù
hợp với túi tiền của người tiêu dùng.
- Hiện nay, thị phần của N& N đang chiếm giữ 2,5% trong phân khúc bánh kẹo
ngọt của Việt Nam.
-> Từ những cơ sở trên, công ty đề ra chiến lược phát triển sản phẩm mới có
công dụng đáp ứng nhu cầu thị hiếu đòi hỏi của khách hàng.
2.2. Sản phẩm cụ thể
Yêu cầu: gọn, nhẹ, đẹp mắt đáp ứng số lượng bánh vào dịp lễ Tết hay biếu tặng
cho người thân và bạn bè cho khách hàng, giá phù hợp về chất lượng cũng như nhu cầu
của khách hàng, hương vị ngọt ngào.
Mô tả sản phẩm: bánh có khối lượng tịnh 350gram, hộp giấy, hộp thiếc.
2.3 . Sản lượng yêu cầu và định vị giá theo chi phí.
2.3.1. Sản lượng yêu cầu.
- Số lượng sản phẩm mới cung ứng cho thị trường vào đầu năm 2013 dự kiến là
280.000 sản phẩm. Khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy có khoảng 1,6 triệu
người sử dụng 2kg bánh/người/năm.
2.3.2. Định giá sản phẩm theo chi phí.
- Giá vốn hàng bán: cho 280.000 sản phẩm.

Giá vốn hàng bán - 1 Sản phẩm bao gồm:
+ Hộp giấy : 4.500đ
17
+ Hộp thiếc : 14.000đ
+ Bánh 350g :22.750đ
+ Chi phí quản lý và bán hàng : 2.000đ
Tổng chi phí giá vốn cho 1 sản phẩm= 43.250 đ
Giá vốn cho 280.000 sp là : 6.090.000.000đ
- Phân phối hàng hóa cho cửa hàng đại lý:
+ Đại lý phía Bắc chiếm 48% sản lượng : 134.400 sp
+ Đại lý phía Nam chiếm 52% sản lượng : 145.600 sp
- Định giá cho sản phẩm: bánh hộp thiếc: 65.000d/1sp ( giá bán ngoài thị trường)
+ Chiết khấu cho đại lý lớn: 25% giá bán ngoài thị trường: 16.250đ/1sp
+ Chiết khấu cho người bán lẻ: 15% giá bán ngoài thị trường 9.750đ/1sp
Sau khi cân đối và tính toán với các phòng ban về chi phí lương bổng của bộ
phận sản xuất và các bộ phận khác. Phòng chiến lược định giá cho sản phẩm
là 65.000đ/1sản phẩm.
Với mức giá sản phẩm như trên, thì doanh thu 1 năm :
65.000đ x 280.000đ = 18.200.000.000đ (mười tám tỷ hai trăm triệu đồng)
Đây là con số cơ bản để định hướng chiến lược trên có hiệu quả. Rất mong phản
hồi từ các phòng ban.
=>MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY TRONG NĂM TỚI SẼ TĂNG 2.5 % THỊ
PHẦN
3. Dự báo sản lượng tiêu thụ năm 2013.
18
Mặt hàng dự báo: bánh ngọt hộp thiếc Glory. Năm 2013 số liệu dự báo sẽ tăng
10% sản lượng như phòng chiến lược đã giao và năm 2014 tăng thêm 15% so với năm
gốc(2013).
- Dự báo ngắn hạn trong 1 năm vì sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn.
- Sản phẩm đưa ra là một hộp bánh thiếc có khối lượng 350gr.

- Đây là sản phẩm mới sắp tung ra thị trường nên chúng tôi không có số liệu của
các năm trước. Chúng tôi sẽ dự báo cho năm sắp tới là năm 2013.
- Mỗi giờ một người sản xuất được 20 sản phẩm.
BẢNG SỐ LIỆU DỰ BÁO NHU CẦU 2013
Tháng Nhu cầu
Số ngày sản
xuất
X X
2
XY
1 10.000 25 -6 36 -60000
2 10.000 25 -5 25 -50000
3 20.000 26 -4 16 -80000
4 20.000 25 -3 9 -60000
5 30.000 26 -2 4 -60000
6 30.000 26 -1 1 -30000
7 20.000 26 1 1 20000
8 30.000 26 2 4 60000
9 20.000 26 3 9 60000
10 20.000 26 4 16 80000
11 40.000 26 5 25 200000
12 30.000 26 6 36 180000
Tổng 280.000 309 0 182 260000
19
33,23333
12
280000
57,1428
182
260000

2
===
===



n
y
b
x
xy
a
 Y
c
=1428,57X+23333,33
4. Chi phí dự kiến từ chiến lược.
4.1. Chi phí nhân công.
Tình hình nguồn nhân lực hiện tại.
Hiện tại các phòng ban trong công ty đã có đầy đủ lượng công nhân viên để phân
bổ công việc.
Phòng tài chính: 2 người
Phòng marketing:2người.
Phòng chiến lược:2 người.
Phòng sản xuất: 72 người (bao gồm quản lí và cn)
*Tiền lương phải trả cho 1 công nhân trong 1 tháng:
Mỗi một ngày phải trả cho công nhân: đ/ngày/người.
Lương 1 tháng : đ(chưa tính bảo hiểm)
20
DỰ BÁO TIỀN LƯƠNG CÔNG NHÂN NĂM 2013
Tháng Nhu cầu

Số ngày sản
xuất
SP/1 giờ Tiền lương
1 10.000 25 20 2.400.000
2 10.000 26 20 2.496.000
3 20.000 26 40 2.496.000
4 20.000 25 40 2.400.000
5 30.000 25 60 2.400.000
6 30.000 26 60 2.496.000
7 20.000 26 40 2.496.000
8 30.000 26 60 2.496.000
9 20.000 26 40 2.496.000
10 20.000 26 40 2.496.000
11 40.000 26 76 2.496.000
12 30.000 26 60 2.496.000
21
Tổng 280.000 309 2.076.480.000
*Tiền lương cho 1 quản lý:
+ Hệ số bằng cấp 1.8 cho trình độ cao đẳng
+ Lương cơ bản của 1 quản lý
( 6 tháng đầu) 1.050.000 x 1.8 = 1.890.000 đ
( 6 tháng cuối)1.150.000 x 1.8 = 2.070.000 đ
+ Lương có hệ số năng xuất
(6 tháng đầu) 1.050.000 x 3 = 3.150.000 đ
(6 tháng sau) 1.150.000 x 3 = 3.450.000 đ
*Tổng lương của quản lý hàng tháng
1.890.000 + 3.150.000 = 5.040.000 đ
2.070.000+ 3.450.000= 5.520.000đ.
+ 6 tháng đầu năm: 5.040.000 x 6 = 30.240.000 đ
+ 6 tháng cuối năm: 5.520.000 x 6 = 33.120.000 đ

+ Tổng lương cả năm: 30.240.000 + 33.120.000 = 63.360.000 đ
Tổng chi phí quản lý 8(người) : 63.360.000đ x 8 =506.880.000đ
Tổng chi phí cho phòng nhân sự: 2.583.360.000đ
4.2. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào.
Nhập 280.000 hộp bằng giấy, giá 4.500 đ/hộp.
4.500 280.000= 1.260.000.000đ
22
Nhập 280.000 hộp thiếc, giá 14.000đ/hộp
14.000 280.000= 3.920.000.000đ
Bánh 350gr, giá 22.500đ.
22.500280.000= 6.370.000.000đ
Tổng chi phí: 1.260.000.000 +3.920.000.000+6.370.000.000=12.110.000.000đ
4.3. Chi phí chiêu thị- quảng cáo.
Hình ảnh sản phẩm mới:
Logo: dựa vào tên công ty N&N với ý nghĩa ngon & ngọt là những hương vị đặc
trưng nhất của bánh & kẹo mà mỗi khi nhắc đến người tiêu dùng đều liên tưởng đến
chúng.
Slogan: Với mục đích mang sản phẩm đến tất cả mọi người dù bạn thuộc tầng
lớp, thu nhập thế nào thì bạn cũng có thể thưởng thức được hương vị và chất lượng sản
phẩm của công ty chúng tôi với slogan "ngọt ngào hương vị - sẻ chia yêu thương".
Sản phẩm mới- Glory.
- Quảng cáo trên Tivi
23
- Mục tiêu: nhắc nhở và thuyết phục mọi người nhớ đến và hãy sử dụng sản phầm
của N&N.
- Nội dung quảng cáo: hình ảnh đứa bé nghèo khổ không đủ tiền mua cái bánh
mình yêu thích bấy lâu và có một phụ nữ tốt bụng đã tặng cậu bé 1 hộp bánh khi chứng
kiến hình ảnh cậu đứng nhìn hộp bánh 1 hồi lâu…cuối đoạn quảng cáo đưa ra dòng chữ "
ngọt ngào hương vị, sẻ chia yêu thương" . Đó cũng chính là logan của công ty và mục
đích công ty muốn hướng tới…

+ Cấu trúc thông điệp: đưa ra thông điệp đóng cho đoạn quảng cáo.
+ Thực hiện thông điệp: bao gồm cả hình ảnh và âm nhạc phù hợp với hoàn
cảnh.
Hình thức Thời gian Tần suất Thông điệp
VTV3 11h -> 12h
3 lần/1 tuần
30s/1 lần
hình ảnh sẻ chia
HTV7 18h -> 19h
1 lần/1 ngày
20s/1 lần
hình ành sẻ chia
24
CHẾN LƯỢC QUẢNG CÁO CHI PHÍ DỰ TÍNH
 Xây dựng 1 đoạn video quảng cáo(hình ảnh, âm
thanh, kĩ thuật, diễn viên )
 Quảng cáo trên tivi.
150.000.000d
880.000/Lần(880.000*6
0=52.800.000)
TỔNG: 202.800.000đ
5. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến.
ĐẦU TƯ VÀO SẢN XUẤT.
STT Chỉ tiêu Số tiền
1 Doanh thu 18.200.000.000
25

×