Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Phân tích thực trạng, đưa ra giải pháp để quản lý và phát triển sinh vật biến đổi gen trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.42 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
Trang 1
1 GIỚI THIỆU 4
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5
1.2.1 Mục tiêu chung 5
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 5
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
1.3.1 Phạm vi không gian 5
1.3.2 Phạm vi thời gian 5
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
2.1 Khái quát về sinh vật biến đổi gen 6
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, tính chất và vai trò về sinh vật biến đổi gen 6
2.1.1.1 Lịch sử ra đời và nguồn gốc 7
2.1.1.2 An toàn sinh học và quản lý sinh vật biến đổi gen 7
2.1.1 Tình hình phát triển sinh vật biến đổi gen ở thế giới 10
2.1.2 Tình hình phát triển sinh vật biến đổi gen ở Việt Nam 11
2.2 Phương pháp nghiên cứu 12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 12
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 12
3 THỰC TRẠNG CỦA SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI 13
3.1 THỰC TRẠNG CỦA SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN THẾ GIỚI 13
3.1.1 Hiện trạng sử dụng cây trồng biến đổi gen 13
3.1.2 Hiện trạng sử dụng động vật biến đổi gen 15
3.1.3 Hiện trạng sử dụng vi sinh vật biến đổi gen 17
3.2 THỰC TRẠNG CỦA SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN TRONG NƯỚC 19
3.2.1 Hiện trạng sử dụng cây trồng biến đổi gen 19
1
3.2.1.1 Chủ trương của Việt Nam về giống cây trồng biến đổi gen 19
3.2.1.2 Thực trạng cây trồng biến đổi gen 20
3.2.2 Hiện trạng sử dụng động vật biến đổi gen 21


3.2.3 Hiện trạng sử dụng vi sinh vật biến đổi gen 22
4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, CÁC QUÁ TRÌNH SINH
ĐỊA HÓA 24
4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật 24
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình sinh địa hóa 25
4.2.1 Đối với đa dạng sinh học 25
4.2.2 Đối với môi trường 25
5 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN 26
5.1 Các chính sách quản lý trong nước 26
Quản lý nhà nước về an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng
hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen: 26
5.2 Quy định của một số tổ chức có liên quan 27
Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường: 27
5.3 Những thành công từ chính sách quản lý hợp lý 31
6 KẾT LUẬN 31
6.1 Kết luận 31
1. Huỳnh Thị Mai (Ban Quản lý Tài nguyên và Đa dạng sinh học,Viện Chiến lược, Chính sách
tài nguyên và môi trường) 33
2. .< />tren-the-gioi-va-quan-diem-cua-cac-nuoc-thuoc-lien-minh-chau-au> 33
3. Tây C. kinh tế và đạo đức trong kỹ thuật di truyền của con vật Harvard J Luật Technol
2006; 19:413-442 34
4. Laible G. Tăng cường chăn nuôi gia súc thông qua kỹ thuật di truyền - tiến bộ gần đây và
triển vọng tương lai Comp Immunol Microb 2009; 32 :123-127 [ PubMed ] 34
5. Dyck MK, Lacroix D, F Pothier, Sirard MA. Làm cho protein tái tổ hợp ở động vật - hệ
thống khác nhau, các ứng dụng khác nhau xu hướng công nghệ sinh năm 2003; 21 :394-
399 [ PubMed ] 34
6. 34
2
7. />doi-gen-769194.htm 34
8. />dang-bi-bo-lo 20101103032634446.htm 34

DANH MỤC BẢNG
Trang 3
Bảng 3.1: Các sản phẩm biến đổi gen tại các siêu thị EU 15
15
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang 3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 3
Biểu đồ 3.1: Thể hiện diện tích cây trồng công nghệ sinh học trên toàn cầu 1996 - 2008 13
Biểu đồ 3.2: Cho thấy kỹ thuật biến đổi quá trình trao đổi chất của vi khuẩn Escherichia coli
để sản xuất ra các alkan chuỗi ngắn (xăng) từ sinh khối tái tạo. Ảnh: KAIST 23
3
CHƯƠNG 1
1 GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kỹ thuật biến đổi gen là cuộc cách mạng khoa học đã và đang được áp
dụng cho y học, dược học, nông nghiệp, trước cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật công nghệ biến đổi sinh vật con người luôn đặt vấn đề nó có hại hay lợi,
đó là vấn đề tranh luận bình thường, lành mạnh trong các chế độ dân chủ, bất
cứ khám phá, phát minh khoa học nào đều có hai mặt tốt hay xấu. Khoa học
biến đổi gen theo quy luật nếu con người biết áp dụng trong thực tiễn cho đời
sống xã hội thì kỹ thuật ngày càng phát triển và phục vụ cho nhân loại còn
ngược lại sẽ những thực phẩm độc hại giết con người như vậy Chính phủ, cơ
quan thẩm quyền liên quốc có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ và phải có luật lệ
điều hành để tránh lạm dụng khoa học, vì khoa học còn non trẻ, chỉ mới 20
năm nay nên còn nhiều vấn đề cần khám phá và áp dụng, Việt Nam đang mở
rộng nghiên cứu dành cho các nhà khoa học để thúc đẩy tình hình phát triển
cho các kinh tế trên đất nước. Nhưng chúng ta gần như hoàn toàn chưa có kinh
nghiệm trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, nếu nắm vững bản chất khoa học của sinh vật biến đổi gen và
tận dụng các ưu thế nói của nó thì nhược điểm này không đáng lo ngại, vì

trong trường hợp cực đoan nhất ta vẫn có thể áp dụng kinh nghiệm của các
nước khác đó là không cần xây dựng các quy chế quản lý chặt chẽ sinh vật
biến đổi gen, miễn là thực phẩm biến đổi gen được chứng minh là an toàn và
giao cho Bộ Thương mại chịu trách nhiệm giám sát các vấn đề xuất nhập sản
phẩm. Hiện nay Việt Nam thiếu đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và cán bộ
kỹ thuật được đào tạo trong lĩnh vực công nghệ sinh học nói chung và an toàn
sinh học nói riêng. Nhược điểm này sẽ được khắc phục nếu chúng ta biết tận
dụng nhân lực sẵn có và tranh thủ các khóa đào tạo ngắn hạn quốc tế. Việt
4
Nam đang xây dựng quy chế quản lý an toàn các sinh vật biến đổi gen và các
sản phẩm của chúng. Cần ủng hộ sinh vật biến đổi gen vì đó là thành tựu lớn
nhất mà loài người có được trong suốt lịch sử phát triển sinh học. Các thành
tựu sẽ giúp nhiều nước giải quyết đói nghèo. Vấn đề đặt ra là quản lý các sinh
vật biến đổi gen này như thế nào?
Vì vậy nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Phân tích thực trạng, đưa ra giải
pháp để quản lý và phát triển sinh vật biến đổi gen trên thế giới”. Do tài
liệu điều tra cơ bản, các số liệu điều tra chưa đủ. Mặt khác, do không có nhiều
thời gian để thực hiện nên tôi đã gặp nhiều khó khăn, thiếu sót, có nhiều vấn
đề chưa giải quyết được, tôi hy vọng có nhiều ý kiến đóng góp để đề tài hoàn
chỉnh hơn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp quản lý sinh vật biến đổi gen
trên thế giới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Phân tích thực trạng của sinh vật biến đổi gen trong nước và thế giới
• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật, các
quá trình sinh địa hóa.
• Đưa ra giải pháp quản lý sinh vật biến đổi gen nhằm nâng cao chất
lượng công nghệ và phục vụ cho nhân loại.

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp quản lý của
sinh vật biến đổi gen
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện vào ngày 20/1/2014 đến ngày 7/4/2014.
5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái quát về sinh vật biến đổi gen
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, tính chất và vai trò về sinh vật biến đổi
gen
a. Khái niệm biến đổi gen:
GMO (Genetically Modified Organism): sinh vật biến đổi gen, là một
sinh vật mà vật liệu di truyền của nó đã bị biến đổi theo ý muốn chủ quan
của con người. Ngoài ra cũng có thể có những sinh vật được tạo ra do quá
trình lan truyền của gen trong tự nhiên.
b. Đặc diểm và tính chất
Vật liệu di truyền của nó đã bị biến đổi theo ý muốn của con người.
Ngoài ra cũng có thể có những sinh vật được tạo ra do quá trính lan
truyền của gen tự nhiên. Ví dụ: quá trình lai xa giữa cỏ dại với cây trồng biến
đổi gen có cùng họ hàng có thể tạo ra loài cỏ dại mang gen biến đổi.
Sinh vật biến đổi gen có nhiều loại khác nhau.
c. Vai trò của sinh vật biến đổi gen
Sinh vật biến đổi gen được tạo ra nhằm phục vụ cho lợi ích của con
người, vậy vai trò của sinh vật biến đổi gen vô cùng đa dạng, mỗi sinh vật biến
đổi gen có vai trò khác nhau, có thể khái quát chung vai trò của sinh vật biến
đổi gen:
Thực phẩm biến đổi gen cải thiện được chất lượng thực phẩm, làm tăng

giá trị dinh dưỡng hoặc những tính trạng thích hợp cho công nghệ chế biến,
chống chịu được thời tiết khắc nghiệt và có khả năng kháng được nhiều loại
sâu bệnh góp phần tăng năng suất cây trồng.
6
Sinh vật biên đổi gen dùng cho y - dược và nguyên cứu: Các nhà khoa
học nghiên cứu phát hiện những phương pháp chữa bệnh hiệu quả đồng thời
thử nghiệm để giảm bớt hậu quả bệnh tật.
Sinh vật biến đổi gen đối với bảo vệ môi trường: cũng có hiệu quả.
2.1.1.1 Lịch sử ra đời và nguồn gốc
Việc thử nghiệm ngoài đồng đầu tiên là cây thuốc lá biến đổi gen kháng
thuốc diệt cỏ, được tiến hành ở Mỹ và Pháp vào năm 1986. Cây trồng biến đổi
gen được bắt đầu trồng thương mại đại trà từ năm 1996. Tuy nhiên, đến nay,
các sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen (thực phẩm biến đổi gen)
đang là cuộc tranh luận toàn cầu về những nguy cơ tiềm tàng của chúng để đi
tới những giải pháp bảo đảm an toàn cho cây trồng biến đổi gen.
Trong khi Hoa Kỳ, Canađa và các nước đang phát triển tại châu Phi,
châu Mỹ Latinh, châu Á ủng hộ việc sử dụng cây trồng biến đổi gen
(Genetically Modified Crop - GMC) thì châu Âu lại rất dè dặt cấp phép cho
việc gieo trồng GMC cũng như lưu hành thực phẩm có nguồn gốc từ GMC
trên thị trường.
Các nhà khoa học trên thế giới tỏ ra e ngại khả năng gây dị ứng, làm
nhờn kháng sinh, có thể tạo ra độc tố và gây độc cho cơ thể lâu dài mà thực
phẩm biến đổi gen gây ra. Ở Liên minh châu Âu (EU), trừ Ba Lan và một số
nước, hầu hết các thành viên còn lại đều không nhập thực phẩm biến đổi gen.
Còn ở Ấn Độ, nước đã cho phép trồng GMC, nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều
ý kiến tranh cãi.
Để có cơ sở phân tích, đánh giá lợi, hại của GMO, giúp các nhà hoạch
định chính sách định hướng phát triển an toàn sinh học đối với GMO, cần phải
xem xét, đánh giá những lợi ích, tác hại tiềm tàng của GMO, hiện trạng và xu
hướng phát triển và sử dụng GMO cũng như những chính sách quản lý chúng

ở các nước, đặc biệt là EU.
2.1.1.2 An toàn sinh học và quản lý sinh vật biến đổi gen
a. An toàn sinh học
Cũng như các công nghệ mới có lịch sử sử dụng tương đối ngắn, việc
xác định và quản lý các rủi ro có nguồn gốc từ công nghệ sinh học hiện đại là
hết sức cần thiết để bảo vệ an toàn cho con người và môi trường. An toàn sinh
học có thể được hiểu theo nghĩa rộng là đảm bảo an toàn trong các lĩnh vực
hoạt động có liên quan đến việc ứng dụng công nghệ sinh học. Theo nghĩa
7
hẹp, an toàn sinh học chỉ liên quan đến GMO - sản phẩm của công nghệ DNA
tái tổ hợp.
Hiện nay, ở quy mô toàn cầu, các thỏa thuận quốc tế liên quan đến an
toàn sinh học bao gồm Công ước Đa dạng sinh học (Conventional
onBiodiversity – CBD) và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học
(Cartagena Protocol on Biosafety - CPB).
Công ước Đa dạng sinh học
Công ước Đa dạng sinh học được hoàn thiện tại Nairobi vào tháng
5/1992 và được đưa ra cho các quốc gia xem xét ký kết trong Hội nghị của
Liên hợp Quốc về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro ngày 5/6/1992.
Hiện nay, Công ước là công cụ quốc tế chính được dùng để giải quyết các vấn
đề liên quan đến đa dạng sinh học nhằm thực hiện ba mục tiêu chính: (1) Bảo
tồn đa dạng sinh học; (2) Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; (3) Chia
sẻ lợi ích công bằng và bình đẳng các lợi ích của việc sử dụng tài nguyên di
truyền. Trong Công ước, công nghệ sinh học hiện đại và an toàn sinh học
chính là những vấn đề quan trọng được đề cập tới.
Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học
Tại cuộc họp lần thứ hai được tổ chức tháng 11/1995, Hội nghị các bên
tham gia Công ước đã thành lập nhóm công tác Ad-hoc mở rộng về An toàn
sinh học để xây dựng dự thảo Nghị định thư về An toàn sinh học, tập trung
chủ yếu vào quản lý vận chuyển xuyên biên giới các sinh vật sống biến đổi

gen sống (Living Modified Organisms - LMO) tạo ra từ công nghệ sinh học
hiện đại, có thể tác động tiêu cực đến bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng
sinh học. Nội dung quy định của Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học
tập trung điều chỉnh các quy định liên quan đến sinh vật biến đổi gen tồn tại ở
dạng sống thay vì GMO nói chung – sinh vật biến đổi gen có thể tồn tại ở
dạng sống hay không sống. Mặc dù đều là những sinh vật có mang vật liệu di
truyền tái tổ hợp, nhưng không phải mọi GMO đều là LMO, trong khi tất cả
LMO đều là GMO.
Sau vài năm thương lượng, Nghị định thư này, với tên gọi là Nghị
địnhthư Cartagena về An toàn sinh học của Công ước Đa dạng sinh học, đã
được hoàn thiện và thông qua tại Montreal, Canada ngày 29/1/2000 trong cuộc
họp giữa các bên tham gia Công ước. Ngày 11 tháng 9 năm 2003, Nghị định
thư chính thức có hiệu lực và trở thành một hiệp ước quốc tế về môi trường có
tính ràng buộc về pháp lý nhằm góp phần đảm bảo mức độ bảo vệ thỏa đáng
trong quá trình vận chuyển, quá cảnh, xử lý và sử dụng an toàn tất cả LMO tạo
ra từ công nghệ sinh học có thể có các tác động bất lợi đến bảo tồn và sử dụng
8
bền vững đa dạng sinh học, đồng thời quan ngại đến các rủi ro đối với sức
khỏe con người và chú trọng đặc biệt đến vận chuyển xuyên biên giới.
Trong Nghị định thư, các nhóm LMO khác nhau được quản lý bao gồm:
LMO chủ định giải phóng vào môi trường của Bên tham gia nhập khẩu phải
tuân theo thủ tục Thỏa thuận Thông báo trước (Advance Informed Agreement
– AIA) (ví dụ: đối với các giống dự kiến gieo trồng); LMO sử dụng trực tiếp
làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hay cho chế biến (ví dụ: các giống đậu
tương sử dụng làm thực phẩm); LMO để sử dụng có kiểm soát trong phòng thí
nghiệm và nhà kính. Nghị định thư đã đưa ra các quy trình thông báo và phê
chuẩn nhằm quản lý các nhóm LMO này, trong đó yêu cầu bắt buộc đối với
Bên tham gia xuất khẩu phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền ở Bên
tham gia nhập khẩu trước khi vận chuyển LMO xuyên biên giới. Bên tham gia
nhập khẩu phải được cung cấp các thông tin cần thiết (thông tin chi tiết về

LMO, các đánh giá rủi ro trước đó của LMO và tình trạng quản lý ở quốc gia
xuất khẩu) để có thể đưa ra quyết định. Ngoài ra, nhằm bảo đảm tính hiệu quả,
Nghị định thư cũng có một số điều khoản “hỗ trợ” bao gồm: xây dựng năng
lực, nâng cao nhận thức và tham gia của cộng đồng, cơ chế trao đổi thông tin
thông qua Trung tâm Trao đổi Thông tin về An toàn sinh học (Biosafety
Clearing House - BCH) cùng một số cơ chế tài chính. Các Bên tham gia có thể
áp dụng các quy định quốc giađối với LMO với điều kiện các mục tiêu không
trái với mục tiêu của Nghị định thư.
b. Quản lý sinh vật biến đổi gen
Ở cấp quốc gia, bên cạnh một vài nước sử dụng các quy định hiện có để
quản lý việc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và giải phóng GMO ra môi
trường, thì rất nhiều nước đã ban hành các văn bản pháp luật mới. Các quyết
định cấp phép của cơ quan có thẩm quyền ở mỗi quốc gia đối với những hoạt
động liên quan đến GMO thường được dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và kế
hoạch quản lý rủi ro. Tuy nhiên, giữa các quốc gia không tồn tại một mô hình
phân tích rủi ro chung. Trong khuôn khổ cuốn tài liệu này, chúng tôi tập trung
tìm hiểu cách tiếp cận và khung phân tích rủi ro sinh vật biến đổi gen của
Australia. Khung phân tích rủi ro của Australia, ban hành từ năm 2002 và điều
chỉnh tái bản nhiều lần (lần gần đây nhất là năm 2009), được xây dựng nhằm
thực hiện các quy định pháp luật về công nghệ gen tại quốc gia này. Đặc biệt
trong lĩnh vực quản lý sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng, Luật pháp
Australia quy định áp dụng phân tích rủi ro trong quá trình ra quyết định thông
qua việc chuẩn bị một kế hoạch đánh giá và phân tích rủi ro đối với sinh vật
biến đổi gen.
9
Về cơ bản, quy trình phân tích rủi ro của Australia được xây dựng dựa
trên khung tiêu chuẩn chung của quốc tế, bao gồm các nội dung chính sau: (1)
Mô tả bối cảnh của nguy cơ; (2) Xác định nguy cơ; (3) Đánh giá hậu quả và
khả năng xảy ra đối với các nguy cơ đã được xác định; và (4) Quản lý rủi ro
nhằm hạn chế các nguy cơ đã được xác định, có cân nhắc tới các biện pháp

quản lý và việc ra quyết định. Như vậy, việc áp dụng phương pháp tiếp cận
trong quản lý GMO của Australia cùng với hệ thống văn bản pháp luật tương
đối hoàn chỉnh với nhiều văn bản hướng dẫn và hệ thống quản lý đồng bộ sẽ
thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp luật hiện có và củng cố hệ thống quản lý về an toàn sinh học tại Việt
Nam.
2.1.1 Tình hình phát triển sinh vật biến đổi gen ở thế giới
Ở cấp quốc gia, cả nước phát triển như Mỹ, Canada, Ôxtrâylia, châu Âu
đều đã có hệ thống pháp lý, quy định về quản lý sinh vật biến đổi gen khá đầy
đủ và hoàn thiện. Tuy nhiên, nhiều nước đang phát triển đang trong giai đoạn
xây dựng khung pháp lý và thường không có đủ năng lực khoa học cũng như
năng lực thực thi để quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.
Các quy định về kỹ thuật di truyền liên quan đến phương pháp tiếp cận
thực hiện bởi chính phủ để đánh giá và quản lý rủi ro liên quan với việc sử
dụng công nghệ kỹ thuật di truyền và sự phát triển và phát hành của sinh vật
biến đổi gen ( GMO) , bao gồm các loại cây trồng biến đổi gen và cá biến đổi
gen. Quy chế có sự khác biệt trong các quy định về GMO giữa các quốc gia ,
với một số khác biệt rõ rệt nhất xảy ra giữa Hoa Kỳ và châu Âu. Sự khác nhau
trong một quốc gia nhất định tùy thuộc vào mục đích sử dụng của các sản
phẩm của kỹ thuật di truyền.
Có tranh cãi về GMO , đặc biệt là liên quan đến việc sử dụng chúng
trong sản xuất lương thực. Các tranh chấp liên quan đến người tiêu dùng , các
công ty công nghệ sinh học , cơ quan quản lý nhà nước , các tổ chức phi chính
phủ, và các nhà khoa học. Các lĩnh vực chính của tranh cãi liên quan đến thực
phẩm biến đổi gen là liệu thực phẩm biến đổi gen phải được dán nhãn , vai trò
của cơ quan quản lý nhà nước, tác động của cây trồng biến đổi gen đối với sức
khỏe và môi trường , ảnh hưởng đến sức đề kháng thuốc trừ sâu , tác động của
cây trồng chuyển gen cho nông dân, và các vai trò của cây trồng GM trong ăn
dân số thế giới .
Có sự đồng thuận rộng rãi khoa học thực phẩm trên thị trường có nguồn

gốc từ cây chuyển gien đặt ra rủi ro không lớn hơn thực phẩm thông thường,
không có báo cáo về tác động xấu đã được ghi nhận trong cộng đồng người do
10
ăn thực phẩm biến đổi gen. Mặc dù ghi nhãn sản phẩm biến đổi gen trên thị
trường là cần thiết trong nhiều quốc gia, nó là không cần thiết tại Hoa Kỳ và
không có sự phân biệt giữa thị trường biến đổi gen và thực phẩm không biến
đổi gen được công nhận bởi FDA Hoa Kỳ.
Các nhóm vận động như Greenpeace, dự án không biến đổi gen và Hiệp
hội Người tiêu dùng hữu cơ nói rằng rủi ro của thực phẩm biến đổi gen chưa
được xác định đầy đủ và quản lý và đã đặt câu hỏi về tính khách quan của cơ
quan quản lý . Đối thủ nói rằng thực phẩm có nguồn gốc từ GMOs có thể
không an toàn và đề nghị nó bị cấm, hoặc ít nhất là có nhãn. Họ đã bày tỏ sự
lo ngại về tính khách quan của cơ quan quản lý và tính chính xác của quá trình
quản lý, về ô nhiễm của các nguồn cung cấp thực phẩm không biến đổi gen ,
về tác động của biến đổi gen đối với môi trường và thiên nhiên, và về việc
củng cố kiểm soát việc cung cấp thực phẩm trong công ty mà làm và bán
GMO.
2.1.2 Tình hình phát triển sinh vật biến đổi gen ở Việt Nam
Công nghệ sinh học là một trong những ngành công nghệ quan trọng của
thế kỷ 21 với nhiều ứng dụng trong mọi mặt của đời sống xã hội loài người.
Đứng trước xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học trên thế giới,
Đảng và Nhà nước ta cũng có những chủ trương khẳng định vai trò của phát
triển công nghệ sinh học (CNSH) trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước. Chỉ thị số 50/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng đã
khẳng định “công nghệ sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.”
Tuy nhiên, CNSH là một lĩnh vực còn mới ở Việt Nam. Do đó, việc
nghiên cứu và ứng dụng GMO mới đang bước những bước đầu tiên trên quá
trình phát triển. Các nghiên cứu về GMO mới chỉ diễn ra trong quy mô phòng
thí nghiệm và tập trung ở một số viện nghiên cứu đầu ngành trong cả nước

thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
Trong đó, tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nghiên cứu
tạo GMO chủ yếu trên đối tượng vi sinh vật, thực vật, động vật và được tiến
hành ở các phòng thí nghiệm của Viện Công nghệ sinh học và Viện Sinh học
Nhiệt đới. Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các nghiên cứu
thường được tiến hành trên đối tượng thực vật tại Viện Di truyền Nông nghiệp
và Viện Nghiên cứu Lúa đồng bằng sông Cửu Long.
Nhìn chung, trong quy trình nghiên cứu tạo các sinh vật biến đổi gen,
bước quan trọng đầu tiên được thực hiện nhiều ở Việt Nam là phân lập, tuyển
11
chọn các gen quý có giá trị ứng dụng cao tiến tới sử dụng để chuyển vào sinh
vật nhận nhằm tạo nên những giống lý tưởng.
Nhằm thúc đẩy hơn nữa việc nghiên cứu và ứng dụng CNSH (trong đó
có nghiên cứu và ứng dụng GMO), Chính phủ đã ban hành nhiều chương
trình, đề án về ứng dụng CNSH trong các ngành như: Chương trình trọng
điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển
nông thôn đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 11/2006/QĐ-
TTg); Đề án phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế
biến đến năm2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg)…
Các chương trình và đềán này chính là những định hướng quan trọng cho việc
nghiên cứu và ứng dụngCNSH nói chung và GMO nói riêng trong thời gian
tới ở Việt Nam.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu nhập trên internet, sách, tạp chí và các phương
tiện truyền thông khác.
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được phân tích trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp kết hợp phương pháp
so sánh tương đối, tuyệt đối và đưa ra nhận xét, đánh giá.

12
CHƯƠNG 3
3 THỰC TRẠNG CỦA SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN TRONG NƯỚC
VÀ THẾ GIỚI
3.1 THỰC TRẠNG CỦA SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN THẾ GIỚI
3.1.1 Hiện trạng sử dụng cây trồng biến đổi gen
Trong 13 năm, từ 1996 đến 2008, số nước ứng dụng công nghệ biến
đổi gen đã lên tới con số 25 - một mốc lịch sử - một làn sóng mới về việc
đưa cây trồng biến đổi gen vào canh tác, góp phần vào sự tăng trưởng
rộng khắp toàn cầu và gia tăng đáng kể tổng diện tích trồng cây biến đổi
gen trên toàn thế giới lên 73,5 lần (từ 1,7 triệu ha năm 1996 lên 125 triệu
ha năm 2008).
Trong năm 2008, tổng diện tích đất trồng cây biến đổi gen trên toàn
thế giới từ trước tới nay đã đạt 800 triệu ha. Năm 2008, số nước đang
phát triển canh tác cây trồng biến đỏi gen đã vượt số nước phát triển
trồng loại cây này (15 nước đang phát triển so với 10 nước công nghiệp),
dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới nâng tổng
số nước ứng dụng công nghệ biến đổi gen lên 40 nước vào năm 2015.
Biểu đồ 3.1: Thể hiện diện tích cây trồng công nghệ sinh học trên toàn cầu
1996 - 2008
13
Mặc dù, diện tích đất trồng và số nước trồng cây biến đổi gen tăng
lên dữ dội trên toàn cầu, đặc biệt là các nước thuộc EU. Tuy nhiên, việc
sử dụng công nghệ biến đổi gen và sản phẩm của chúng ở EU đang dè
dặt và rất thận trọng ở các quốc gia này.
Chính phủ các nước EU cho rằng, trong khi chưa có các bằng
chứng xác định về tính an toàn của các sinh vật biến đổi gen thì tạm thời
cấm trồng cây và nuôi gia súc biến đổi gen trên lãnh thổ châu Âu. Mức
độ phản ứng của các Chính phủ EU rất khác nhau. Một số nước châu Âu
đã có quy định cho các sản phẩm biến đổi gen. Một cuộc điều tra năm

2002 cho thấy, 97% người tiêu dùng châu Âu mong muốn các sản phẩm
biến đổi gen được dán nhãn rõ ràng, 80% hoàn toàn không thích sản
phẩm biến đổi gen.
Tuy nhiên, sau khi 133 nước đã thông qua Nghị định thư Cartagena,
đã xuất hiện một số xu hướng tích cực trong việc phát triển và thương
mại cây trồng và sản phẩm biến đổi gen. Các nước đều nhất trí là không
sử dụng các gen kháng sinh làm các chỉ thị chọn lọc cho cây trồng biến
đổi gen. Các nước châu Âu cuối cùng đã đồng ý nhập khẩu sản phẩm
biến đổi gen của Hoa Kỳ, với điều kiện tất cả các sản phẩm này phải
được dán nhãn. Theo các nước châu Âu, người tiêu dùng có toàn quyền
lựa chọn xem có nên mua sản phẩm biến đổi gen hay không, và do đó
các sản phẩm biến đổi gen phải được dán nhãn.
Từ ngày 9/12/2002, các nước thành viên EU đã đưa ra quy định
mới về thực phẩm biến đổi gen, yêu cầu các thực phẩm biến đổi gen phải
được dán nhãn mang mã số riêng để có thể truy nguyên nguồn gốc và
đưa ra khỏi các cửa hàng trong trường hợp có vấn đề. Trước đó, các Bộ
trưởng nông nghiệp EU đã nhất trí quy định, các sản phẩm có thành phần
biến đổi gen dưới 0.9% không bị coi là thực phẩm biến đổi gen và không
cần phải dán nhãn.
Tuy vậy, việc sử dụng sinh vật biến đổi gen ở các nước EU vẫn là
vấn đề gây tranh cãi. Ủy ban châu Âu cùng với các viện, cơ quan quốc
gia đã tiến hành các cuộc thăm dò ý kiến người tiêu dùng hàng năm để
tìm hiểu ý kiến đại diện và xác định khuynh hướng và các chỉ số chung.
Phần lớn người tiêu dùng vẫn còn ngần ngại về sinh vật biến đổi gen, tuy
nhiên vẫn chấp nhận việc nghiên cứu và canh tác các cây trồng biến đổi
gen. Những cuộc thăm dò gần đây cho thấy, thái độ người tiêu dùng đã
14
thay đổi, khoảng một nửa người tiêu dùng đã chấp nhận sinh vật biến đổi
gen, đặc biệt là khi lợi ích của người tiêu dùng và môi trường có thể liên
kết với sản phẩm biến đổi gen.

Năm 2007, 80% người được phỏng vấn đã không phê phán việc sử
dụng cây trồng biến đổi gen trong nông nghiệp vì lợi ích môi trường.
Nhiều người tiêu dùng dường như không còn lo ngại đến rủi ro tiềm tàng
của sinh vật biến đổi gen đối với sức khỏe và không chủ động lảng tránh
các sản phẩm biến đổi gen trong khi mua bán.
Bảng 3.1: Các sản phẩm biến đổi gen tại các siêu thị EU
3.1.2 Hiện trạng sử dụng động vật biến đổi gen
Công nghệ kỹ thuật di truyền có rất nhiều các ứng dụng liên quan đến
động vật hoang dã và động vật trang trại, và các mô hình động vật được sử
dụng trong nghiên cứu khoa học. Phần lớn các động vật biến đổi gen vẫn còn
đang trong giai đoạn nghiên cứu, chứ không phải là thực tế sử dụng cho các
ứng dụng dự định của họ, hoặc thương mại. Động vật biến đổi gen tạo ra nhiều
ứng dụng như làm cho động vật có tốc độ lớn nhanh, hiệu quả sử dụng thức ăn
cao,chuyên sản xuất protein quý dung trong y học, chống chịu sự bệnh tật và
sự thay đổi của điều kiện môi trường, nâng cao năng suất chất lượng động vật
bằng cách thay đổi chuyển hóa trong cơ thể động vật, tạo ra vật nuôi chuyển
cung cấp nội quan cấy ghép cho con người, làm mô hình nghiên cứu trong
chất độc học, thử nghiệm các chất gây đột biến, thử nghiêm các chất gây ung
thư.
Ngoài việc đưa các gen nước ngoài, gen kỹ thuật knock-out cũng đang
được sử dụng để tạo ra động vật đồng hành thiết kế. Ngoại trừ một vài trường
hợp cá biệt, ngành công nghiệp vật nuôi biến đổi gen vẫn chưa di chuyển về
phía trước. Tuy nhiên, nó vẫn còn khả thi vật nuôi biến đổi gen có thể trở
15
thành một phần của cuộc sống hằng ngày hành nghề bác sĩ thú y, và có bằng
chứng cho thấy khách hàng đã bắt đầu tìm hiểu về các dịch vụ kỹ thuật di
truyền, đặc biệt là nhân bản của vật nuôi đã chết, các ứng dụng chính của kỹ
thuật di truyền với các loài hoang dã liên quan đến nhân bản. Công nghệ này
có thể được áp dụng cho các loài bị đe dọa tuyệt chủng hoặc một trong hai.
Vật nuôi biến đổi gen có thể được tạo ra để nâng cao chất lượng thực

phẩm. Ví dụ, lợn đã được biến đổi gen để thể hiện các gen desaturase axit béo
Δ12 (từ rau bina) cho các cấp cao hơn của omega-3, và dê đã được biến đổi
gen để thể hiện lysozyme con người trong sữa của họ. Tiến bộ như vậy có thể
thêm vào các giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm từ động vật. Loài trang trại
có thể được biến đổi gen để tạo ra động vật kháng bệnh. Ví dụ cụ thể bao gồm
trao khả năng miễn dịch cho con cái thông qua biểu hiện kháng thể trong sữa
của người mẹ; rối loạn trong cơ chế virus xâm (được áp dụng đối với các bệnh
như pseudorabies); kháng bệnh prion, kiểm soát ký sinh trùng (đặc biệt là ở
cừu) và kháng viêm vú (đặc biệt là ở gia súc).
Kỹ thuật di truyền cũng đã được áp dụng với mục đích giảm thiểu ô
nhiễm nông nghiệp. Ví dụ nổi tiếng nhất là Enviropig một con lợn được biến
đổi gen để sản xuất một loại enzyme phân hủy phốt pho chế độ ăn uống
(phytase), do đó hạn chế lượng phốt pho trong phân bố của nó. Nỗ lực cũng đã
được thực hiện để tạo ra loài trại biến đổi gen như bò, dê, cừu và thể hiện các
protein quan trọng y tế trong sữa của họ. Theo Dyck và cộng sự, "phản ứng
sinh học động vật biến đổi gen đại diện cho một công cụ mạnh mẽ để giải
quyết nhu cầu ngày càng tăng về protein tái tổ hợp trị liệu." Năm 2006,
ATryn
®
trở thành protein trị liệu đầu tiên được sản xuất bởi động vật biến đổi
gen được phê duyệt và thực phẩm Cục Quản lý dược phẩm (FDA) của Hoa
Kỳ. Sản phẩm này được sử dụng như là một điều trị dự phòng cho bệnh nhân
có thiếu antithrombin di truyền và đang làm thủ tục phẫu thuật.
Các ứng dụng y sinh học của động vật biến đổi gen là rất nhiều và bao
gồm sự hiểu biết về chức năng của gen, mô hình của bệnh nhân hoặc hiểu cơ
chế gây bệnh hoặc để hỗ trợ phát triển thuốc, và xenotransplantation. Thông
qua việc bổ sung, loại bỏ, hoặc thay đổi gen, các nhà khoa học có thể xác định
những gì một gen không bằng cách quan sát các hệ thống sinh học bị ảnh
hưởng. Trong khi một số thay đổi di truyền không có tác dụng rõ ràng, những
người khác có thể sản xuất các kiểu hình khác nhau có thể được sử dụng bởi

các nhà nghiên cứu hiểu được chức năng của các gen bị ảnh hưởng.
Kỹ thuật di truyền đã cho phép tạo ra các mô hình bệnh của con người
mà trước đây không có. Mô hình động vật của bệnh nhân là nguồn tài nguyên
16
có giá trị cho sự hiểu biết như thế nào và lý do tại sao một bệnh đặc biệt phát
triển, và những gì có thể được thực hiện để ngăn chặn hoặc đảo ngược quá
trình. Kết quả là, những nỗ lực tập trung vào phát triển mô hình động vật biến
đổi gen mới của các bệnh như bệnh Alzheimer, teo cơ xơ cứng bên (ALS),
bệnh Parkinson, và ung thư.
Việc sử dụng các động vật biến đổi gen cũng đã trở thành thói quen
trong ngành công nghiệp dược phẩm, để phát hiện ma túy, phát triển thuốc, và
đánh giá rủi ro. Có lẽ việc sử dụng gây tranh cãi nhất của động vật biến đổi
gen trong khoa học là phát triển các nghiên cứu cơ bản về xenotrans trồng
rừng - có nghĩa là, việc cấy ghép các tế bào, mô, hoặc toàn bộ nội tạng từ các
nhà tài trợ động vật vào người nhận con người.
Theo Bộ Y Tế Canada, "xenotransplantation hiện không bị cấm ở
Canada. Tuy nhiên, các tế bào sống và các cơ quan từ các nguồn động vật
được coi là sản phẩm điều trị (thuốc hoặc thiết bị y tế) Không có thử nghiệm
lâm sàng liên quan đến xenotransplantation vẫn chưa được sự chấp thuận của
Bộ Y Tế Canada "(xem . ca để biết chi tiết).
3.1.3 Hiện trạng sử dụng vi sinh vật biến đổi gen
Các gen mới được khám phá đó chính là những nguyên liệu thô cho một
lĩnh vực còn non trẻ, nhưng đang phát triển rất nhanh, chế tạo các hoá chất
hữu ích nhờ vào các vi sinh vật biến đổi gen. Đó chính là một bộ phận của lĩnh
vực đã từng được biết đến, ngành công nghiệp công nghệ sinh học, là nơi có
các tế bào của động vật, thực vật và các vi khuẩn đang được sử dụng để tạo ra
các sản phẩm hữu ích cho ngành công nghiệp. Các khám phá ở biển Sargasso
của Tiến sĩ Venter đã được trình bày tại Đại hội thế giới về công nghệ sinh
học và chế biến sinh học công nghiệp, tổ chức tại Orlando, bang Florida, Mỹ,
báo cáo của ông cho thấy có rất nhiều nguyên liệu thô hữu dụng đã được tìm

thấy tại vùng biển này.
Viện Nghiên cứu các phương án lựa chọn năng lượng sinh học có trụ sở
tại Rockville, Maryland, Mỹ của Tiến sĩ Venter hiện đang thu thập thêm các
mẫu tại các nơi khác trên thế giới. Mặc dù, Tiến sĩ Venter đã phát hiện ra một
triển vọng công nghệ sinh học từ một đam mê ra khơi sử dụng lưới rê đánh cá,
nhưng việc tìm kiếm các vi khuẩn mới còn là một hoạt động lâu đời. Một số
công ty như Hãng Diversa có trụ sở tại San Diego cũng đã tập trung vào hoạt
động này.
Mỗi khi bắt đầu một loại vật liệu và một sản phẩm cuối cùng, hệ thống
của hãng Metabolic Explorer sẽ sắp xếp một tập hợp các lộ trình tốt nhất và
sau đó sẽ nghiên cứu để sao cho chúng phù hợp với vi khuẩn E. Coli và đảm
17
bảo rằng các lộ trình vốn tồn tại trong E. Coli sẽ bị triệt tiêu. Phương pháp này
cũng sẽ giúp nhận ra được những lối thắt nghẽn sinh hoá tiềm tàng, là nơi các
enzym có thể cần phải biến đổi để thúc đẩy nhanh các quá trình. Như vậy,
công ty này có thể tuyển chọn và thiết lập các tập hợp lộ trình sinh hoá từ các
vi sinh vật khác nhau và sau đó phối hợp chúng để hình thành một vi khuẩn
đơn nhất, cũng giống như một chương trình máy tính có thể sắp xếp các đoạn
phần mềm từ các chương trình con đã được viết ra từ trước đó vậy.
Một khi các lộ trình đã được lựa chọn và các enzym mới được thiết kế,
thì chỉ còn lại vấn đề bổ sung các gen tương ứng cần thiết cho E. Coli, gỡ bỏ
những gen chỉ thị các lộ trình không mong muốn và xem xét xem các vi sinh
vật mới được tạo thành có phù hợp với mong muốn hay không. Hiện nay Công
ty Metabolic Explorer đang thực hiện công việc này tuân theo hợp đồng ký kết
với nhiều công ty khác. Công ty này hiện đang sử dụng một quy trình mang lại
lợi nhuận riêng cho hãng, đó là quy trình tạo ra metionin, một chất bổ sung
axit amin có nguồn gốc động vật với trị giá thị trường lên đến 1,4 tỷ USD một
năm. Hãng Bio-Technical Resources thuộc bang Wisconsin cũng sử dụng một
kỹ thuật tương tự để sản xuất glucosamin, một chất bổ sung axit amin dùng
cho những người bị viêm khớp.

Một lần nữa, các vi sinh vật chính là chìa khoá then chốt. Nguồn nguyên
liệu chính tạo ra đường gluco công nghiệp tại vùng Bắc Mỹ là tinh bột ngô có
giá tương đối đắt. Nhưng phần lớn trọng lượng khô của một cây trồng chủ yếu
là xenluloza. Cũng giống như tinh bột, xenluloza là một hợp chất polime từ
đường gluco. Nhưng không giống với tinh bột, xenluloza rất dai. Nhưng nếu
có thể sử dụng nó để tạo ra đường gluco, thì phần lớn chất thải nông nghiệp
như rơm và phần thừa của cây ngô đều có thể trở nên có giá trị. Có thể phá vỡ
chúng bằng con đường sinh học và các enzym có thể làm được công việc đó
được phát hiện thấy ở rất nhiều vi khuẩn và nấm. Hiện nay một số hãng đang
tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra những loại enzym và các phương pháp tốt
nhất để nâng cấp chúng thành những sản phẩm công nghiệp.
Một số tiến bộ đáng kể đã đạt được. Novozymes, một công ty của Đan
Mạch có phòng thí nghiệm nghiên cứu nằm ở Davis, California đang đi sâu
vào vấn đề này. Công ty này đang tiến hành nghiên cứu một hỗn hợp gồm các
enzym nấm, chúng có thể hoạt động bằng cách tấn công vào các phần khác
nhau trên mạch xenluloza (Nguồn: Science and Technology Quarterly,
4/2004).
18
3.2 THỰC TRẠNG CỦA SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN TRONG NƯỚC
Sinh vật biến đổi gene và các sản phẩm của chúng được xem là một
thành tựu khá lớn và quan trong của loài người trong lịch sử phát triển sinh
học. Sinh vật biến đổi gene xuất hiện là kết quả của việc biến đổi khí hậu và
khan hiếm tài nguyên ảnh hưởng đời sống con người. Các thành tựu từ nghiên
cứu sinh vật biến đổi gene sẽ cải thiện kinh tế, đời sống của người dân ở các
nước đói nghèo và những vùng có điều kiện tự nhiên không ưu ái.
3.2.1 Hiện trạng sử dụng cây trồng biến đổi gen
Cây trồng biến đổi gen (Genetically Modified Crop - GMC) là những cây
mà vật liệu di truyền của chúng được biến đổi theo ý muốn chủ quan của con
người nhờ những công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là công nghệ gene.
GMC đã xuất hiện cách đây khoảng 20 năm. Tại Việt Nam, cây trồng biến đổi

gene đã được đưa vào thử nghiệm trong 5 năm qua. Tháng 8/2009, một hội
nghị bàn về tương lai của việc trồng đại trà cây biến đổi gene được tổ chức để
bàn về khả năng trồng, thương mại hóa và quản lý các rủi ro có thể xảy ra khi
sử dụng cây trồng đổi gene. Qua kết quả khảo nghiệm, theo Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, là suôn sẻ, và vì vậy Việt Nam sẽ đề nghị trồng đại trà
từ năm 2012.
3.2.1.1 Chủ trương của Việt Nam về giống cây trồng biến đổi gen
Chủ trương của Đảng và Chính phủ là đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng
công nghệ sinh học và xem đây là một công nghệ mũi nhọn phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm
2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnhphát triển và ứng
dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước). Quy định pháp luật về ứng dụng sinh vật BĐG bao gồm giống
cây trồng BĐG đã được thể hiện trong Luật Đa dạng sinh học năm 2008 (Điều
65, 66, 67, 68) và Luật An toàn thực phẩm năm 2010 (Điều 10, 15, 44).
Đối với việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam, Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày
22/01/2008 phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ
sinh học ở Việt Nam đến năm 2020”. Riêng lĩnh vực nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Thủ tướng đã phê duyệt “Chương trình trọng điểm phát triển
và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển
nông thôn đến năm 2020” tại Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày
12/01/2006. Tại hai Quyết định trên, phát triển và ứng dụng cây trồng BĐG ở
Việt Nam được xác định là nhiệm vụ quan trọng của chương trình công nghệ
sinh học nông nghiệp quốc gia.
19
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ chỉ mới cho phép khảo nghiệm 3 loại
cây trồng BĐG là ngô, đậu tương và bông vải (ba loại cây mà thế giới đang
trồng nhiều nhất). Thực hiện chỉ đạo này, từ năm 2010, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn mới bắt đầu thực hiện khảo nghiệm 7 giống ngô BĐG,

trong đó 3 giống của công ty TNHH Syngenta, 3 giống của công ty TNHH
Dekalb Việt Nam (công ty Monsanto) và 1 giống của công ty Pioneer Hibred
Việt Nam.
3.2.1.2 Thực trạng cây trồng biến đổi gen
2010-2011: Chính phủ giao cho Viện Di truyền Nông nghiệp là đầu mối
thử nghiệm về cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam. Việt Nam mới chỉ cho phép
khảo nghiệm 3 loại cây trồng ở Việt Nam là ngô, đậu tương và bông vải.
Riêng giống ngô đã hoàn tất phần khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng
sinh học và môi trường. Sau bước này còn các bước tiếp theo như chứng nhận
an toàn sinh học, chứng nhận đủ điều kiện làm thực phẩm. Các sản phẩm còn
lại bắt đầu có đánh giá ở quy mô nhỏ và cho phép một số sản phẩm làm thức
ăn chăn nuôi.
Ông Nguyễn Văn Tuất – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam cho rằng: Với những thành tựu của khoa học công nghệ sinh học,
nhiều giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, chống chọi được với điều
kiện bất lợi của môi trường đã được áp dụng vào thực tế, giúp người nông dân
giảm chi phí, tăng năng suất cây trồng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của
hàng hóa nông sản xuất khẩu.
Trên thực tế, sau cây lúa, thì ngô, đậu tương là những loại cây trồng phổ
biến ở khắp các vùng miền trên cả nước. Đặc biệt ở những vùng núi trung du
như Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Hòa Bình loại cây trồng này đã góp phần
duy trì cuộc sống của đồng bào dân tộc.
Các giống ngô đang được khảo nghiệm tại Việt Nam: Ngô biến đổi gen
MON 89034, ngô biến đổi gen NK603, ngô biến đổi gen MON
89034 x NK603, ngô biến đổi gen Bt11, ngô biến đổi gen GA21, ngô
biến đổi gen Bt11xGA21, ngô biến đổi gen TC1507.
Các giống ngô nền (giống được chuyển nạp gen):
Giống ngô lai DEKALB C919
Giống ngô lai C919 được Bộ NN&PPNT công nhận là giống chính thức
năm 1999. DEKALB C919 là giống ngắn ngày (thời gian sinh trưởng trung

bình từ 90 - 95 ngày trong Vụ Đông), chống chịu được hạn cục bộ, chịu trồng
dày (mật độ có thể lên tới 83.000 cây /ha), có tiềm năng năng suất cao và đặc
biệt ổn định.
Giống ngô lai NK66
20
NK66 là giống ngô lai đơn đã được cho phép thương mại tại Việt Nam
vào năm 2005 với tổng diện tích sản xuất được ghi nhận trong năm 2009 là 70
nghìn ha; là giống cho năng suất cao và thích nghi rộng trên tất cả các vùng
trên cả nước với năng suất bình quân của giống từ 6-12 tấn/ha. Thời gian sinh
trưởng từ 90-100 cho các tỉnh phía Nam; 100-110 ngày cho tỉnh phía bắc.
Giống ngô lai Pioneer 30Y87
Giống ngô lai Pioneer brand 30Y87 được Cục Trồng Trọt - Bộ Nông
Nghiệp & PTNT công nhận giống tiến bộ khoa học theo Quyết định số
305/QĐ-TT-CLT vào ngày 4/12/2008. Giống 30Y87 thích nghỉ rộng, trồng
được quanh năm trên nhiều loại đất khác nhau. Giống có thời gian sinh trưởng
trung ngày từ 100-110 ngày. Giống thích nghi trồng ở mật độ 53.000 - 67.000
cây/ha. Năng suất trung bình của giống 30Y87 đạt 5,85 tấn/ha đến 8,14 tấn/ha.
Đến năm 2020, diện tích cây trồng mới tạo ra bằng các kỹ thuật của
CNSH chiếm trên 70% và trong đó, diện tích trồng các giống cây trồng biến
đổi gen là 30 - 50%.
3.2.2 Hiện trạng sử dụng động vật biến đổi gen
Xuất phát từ nhu cầu bình ổn lương thực do dân số tăng nhanh, các công
nghệ nghiên cứu tế bào trên động vật đã từng bước cho ra đời một thế hệ các
động vật biến đổi gene có ưu thế về thể trạng, bổ sung, thay thế cho các động
vật lấy thịt thông thường. Ở Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng của động vật
biến đổi gene hiện tại chỉ dừng lại trong phạm vi thí nghiệm. Nhiều thí nghiệm
thành công trên các loài vật nuôi, gia súc như gà, lợn, bò,…đang mang lại
triển vọng phát triển trong tương lai.
Ngày 5/7/1996, các nhà khoa học tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland)
đã làm cả thế giới chấn động khi cho ra mắt chú cừu nhân bản vô tính Dolly.

Trong khi những tranh cãi về lợi và hại của kỹ thuật "chưa từng có" này còn
chưa chấm dứt, thì mới đây, cũng chính đội ngũ các nhà nghiên cứu tại viện
này lại trình làng một thành quả khác cũng gây tranh cãi không kém: Những
chú lợn biến đổi gen.
Về mặt khoa học, "tác phẩm" lợn biến đổi gen lần này có độ đột phá thấp
hơn so với kỹ thuật nhân bản vô tính ở cừu Dolly 17 năm về trước, bởi "biến
đổi gen" đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc từ lâu. Nhưng, tham vọng phía
sau nó mới là tác nhân thổi bùng lên "những lời qua tiếng lại", không như cừu
Dolly chỉ để nghiên cứu, lợn biến đổi gen lần này được tạo ra với mục đích
thương mại.
21
Bên cạnh đó, các nhà ngiên cứu của Việt Nam đang thu thập, học hỏi
công nghệ biến đổi gene phục vụ trong y học. Đây là vấn đề đáng quan tâm
hiện nay vì nếu thành công thì việc chăn nuôi được mang thêm một ý nghĩa
mới, thúc đẩy nông nghiệp và y học Việt Nam phát triển. Trong danh sách các
động vật có khả năng nghiên cứu chính là giống cừu Peng Peng (Trung Quốc)
được cấy gene của giun tròn có tác dụng tăng axit béo chưa bão hòa – loại chất
béo tốt cho sức khỏe con người, ngừa bệnh tim mạch. Thứ hai là giống dê biến
đổi gene được nghiên cứu thành công ở Nga, những con dê với gen kỹ thuật
có thể sản xuất ra protein kích thích tạo máu trong tủy xương, rất quan trọng
cho quá trình phục hồi của bệnh nhân ung thư, nó tiết ra số lượng lớn sữa với
thứ protein này.
Các chuyên gia nhận định, trong tương lai không xa các sản phẩm sản
xuất từ các động vật biến đổi gene sẽ được bán rộng rãi trên toàn thế giới như
thịt, sữa, trứng, và các bộ phận mang tính dược liệu. Cùng với đó là việc phát
triển mô hình nuôi ở các vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, các nước
nghèo nhằm góp phần cải thiện cuộc sống, tạo thu nhập bền vững.
3.2.3 Hiện trạng sử dụng vi sinh vật biến đổi gen
Từ khi xuất hiện cho đến nay công nghệ vi sinh, tạo ra các loại vi sinh
vật có ý nghĩa trong nông nghiệp, sản xuất thực phẩm, dược phẩm luôn đóng

góp một vai trò to lớn. Nhiều ứng dụng có tầm quốc tế đem lại lợi ích cho môi
trường, ngành công nghiệp năng lượng,… đánh dấu bước tiến mới của công
nghệ sinh học chính là vi sinh vật biến đổi gene.
Tình trạng khí hậu toàn cầu đang ngày thay đổi bất thường, thì việc đẩy
mạnh cắt giảm khí thải CO2 – một loại khí gây hiệu ứng nhà kính được thải ra
khi đốt các nhiên liệu hóa thạch – đang ngày càng cấp thiết. Các nhà nghiên
cứu thuộc tổ chức UCLA Henry Samueli School of Engineering and Applied
Science, đã thực hiện một hướng phát triển mới trong công nghệ sản xuất các
nguồn nhiên liệu thay thế bằng cách biến đổi gen của một loài vi sinh vật
thuộc họ vi khuẩn cyanobacteria để chúng có khả năng tiêu thụ CO2 và tạo ra
nhiên liệu lỏng isobutanol –được xem như một loại nhiên liệu thay thế cho
nguồn nhiên liệu xăng dầu hiện hành. Phản ứng được thực hiện thông qua quá
trình quang hóa từ nguồn năng lượng mặt trời.
Để chống lại trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) - một vi
khuẩn phổ biến gây nhiễm khuẩn vết thương và nhiễm khuẩn huyết, các nhà
khoa học thuộc trường Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) đã sử dụng
một chủng của vi khuẩn E.coli rất phổ biến trong ruột của con người. Đây là
22
một chủng vi khuẩn biến đổi gen vô hại để chống lại những vi khuẩn có khả
năng kháng thuốc tại các bệnh viện.
Giáo sư Marcelo Jacobs-Lorena và nhóm của mình thuộc đại học Johns
Hopkins Bloomberg School of Public Health tại Hoa Kỳ, đã đề xuất phương
pháp biến đổi gen của muỗi sao cho tự chúng có thể chống lại được các ký
sinh trùng sốt rét (tên khoa học của loại ký sinh trùng này
là Plasmodium falciparum).
Một đột phá khoa học lớn trong việc phát triển các nguồn năng lượng tái
tạo và các hóa chất quan trọng khác, nghiên cứu đã thành công khi sản xuất
580 mg xăng trên mỗi lít nước nuôi cấy bằng cách chuyển đổi axit béo được
tạo ra trong cơ thể.
Biểu đồ 3.2: Cho thấy kỹ thuật biến đổi quá trình trao đổi chất của vi

khuẩn Escherichia coli để sản xuất ra các alkan chuỗi ngắn (xăng) từ sinh
khối tái tạo. Ảnh: KAIST
Các ứng dụng hiệu quả trên sẽ được áp dụng rộng rãi ở nước ta trong
thời gian tới, mục tiêu quan trọng được cân nhắc là chất lượng quản lý việc sử
dụng vi sinh vật biến đổi gene sau cho hợp lý nhất, phù hợp với mục tiêu
chung trên toàn thế giới.
23
CHƯƠNG 4
4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI,
ĐỘNG VẬT, CÁC QUÁ TRÌNH SINH ĐỊA HÓA
4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật
Loại thực phẩm từ các cây trồng biến đổi gen tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh
hưởng lâu dài tới sức khoẻ cộng đồng như độc tính (trong đó có các tác động
cấp tính như sự kích ứng, mẫn cảm và các tác động lâu dài như đột biến di
truyền), chất gây ung thư, biến dị di truyền, gây dị ứng, mầm bệnh, các tác
24
động đến nội tiết và sinh sản. Hóa sinh, lý sinh, các biến dị di truyền; tần suất
và độ tuổi bị bệnh; tần suất lây nhiễm; tỷ số tuổi/cân nặng; tỷ lệ tử vong ảnh
hưởng rất lớn nghiêm trọng. Gen kháng sinh có thể được chuyển vào các cơ
thể vi sinh vật trong ruột của người và động vật ăn thành phẩm biến đổi gen.
Gần đây, trong một nghiên cứu độc lập của các nhà khoa học Nga đã thí
nghiệm trên chuột khi ăn đậu tương đã mất khả năng sinh sản biến đổi gen.
Kết luận này cũng phù hợp với kết quả của các đồng nghiệp ở Pháp và Áo khi
chứng minh được ngô biến đổi gen gây hại cho động vật có vú, Pháp đã ngay
lập tức cấm việc sản xuất và buôn bán sản phẩm này.
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình sinh địa hóa
4.2.1 Đối với đa dạng sinh học
Nguy cơ cây trồng biến đổi gen (BĐG) có thể phát tán sang họ hàng
hoang dã của chúng và các loài cây trồng khác, sang côn trùng gây hại, vi sinh
vật (VSV), có nguy cơ làm tăng khả năng đề kháng của chúng đối với đặc tính

chống chịu sâu bệnh, thuốc diệt cỏ hoặc làm tăng khả năng gây độc của cây
trồng BĐG đối với loài sinh vật có ích. Cây trồng kháng sâu có khả năng tiêu
diệt các loại côn trùng hữu ích khác như ong, bướm…làm ảnh hưởng tới chuỗi
thức ăn tự nhiên, ảnh hưởng tới đa dạng sinh học. Việc trồng cây trồng BĐG
đại trà trên diện tích lớn sẽ làm mất đi bản chất đa dạng sinh học của vùng
sinh thái, ảnh hưởng đến chu trình nitơ và hệ sinh thái của VSV đất.
4.2.2 Đối với môi trường
Nguy cơ thứ nhất là việc cây trồng BĐG mang các gen kháng thuốc trừ
cỏ có thể thụ phấn với các cây dại cùng loài hay có họ hang gần gũi, làm lây
lan gen kháng thuốc diệt cỏ trong quần thể thực vật. Nguy cơ thứ hai là việc
trồng cây trồng BĐG mang tính chọn lọc như kháng sâu, bệnh, kháng thuốc
trừ cỏ…phát triển tràn lan sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái và làm giảm tính
ĐDSH của loài cây được chuyển gen. Nguy cơ thứ ba là việc có khả năng
chuyển gen lạ từ cây trồng BĐG vào các vi sinh vật trong đất.
Những rủi ro, không an toàn của GMC:
- Ảnh hưởng đến các sinh vật có ích trong môi trường.
- Khả năng phát tán ngoài ý muốn
- Ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học
- Sự tồn tại trong môi trường lâu hơn bình thường hoặc xâm chiếm những nơi
cư ngụ mới.
- Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và động vật
25

×