Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Bài giảng MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH NÂNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.57 KB, 96 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HUTECH
o0o
Tài liệu giảng dạy
MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
NÂNG CAO
Tp.HCM - 2014
2
Tài liệu học tập, tham khảo
[1] PGS.TS. Võ Văn Nhị. Kế toán tài chính doanh nghiệp 2009, NXB Tài chính,
Nhà sách Kinh tế.
[2] Bộ môn Kế toán tài chính ĐH Kinh tế Tp.HCM, Bài tập Kế toán tài chính,
NXB Tài chính, Trung tâm sách Kinh tế của Trường ĐHKT Tp.HCM.
[3] Bộ tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC,
NXB Tài chính, www.mof.gov.vn, kiemtoan.com.vn
[4] Bộ tài chính, Các chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính,
www.mof.gov.vn
[5] PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Chuyên khảo về BCTC và lập, đọc, kiểm tra
BCTC, NXB Tài chính, Nhà sách kinh tế.
[6] IASB, Framework, 2005.
[7] Deloitte – So sánh IASB (IASs, IFRSs) với FASB (FASs), 2007
3
PHẦN 1
BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ TÍNH HỮU ÍCH CỦA BCTC
Nội dung:
1.1. Bản chất, vai trò của BCTC, đối chiếu với IASB và FASB
1.2. Tính hữu ích của BCTC, các tính chất định tính của BCTC
1.3. Giới thiệu BCTC của một số quốc gia đại diện
1.1. BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA BCTC, ĐỐI CHIẾU VỚI CÁCH ỨNG
XỬ CỦA IASB & FASB
a) Bản chất của BCTC


Cách thức tiếp cận với hệ thống kế toán hiện nay khá đa dạng và giúp cho
việc tìm hiểu về bản chất của BCTC có thể được thực hiện theo nhiều giác độ
khác nhau. Chẳng hạn, khi xem xét các yếu tố của một hệ thống thông tin kế
toán thì BCTC được xem là đầu ra của hệ thống này, được xử lý và cung cấp bởi
quy trình nghiệp vụ kế toán tài chính; hoặc khi đề cập đến lợi ích của người sử
dụng thì BCTC là nguồn cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc ra quyết
định kinh tế; trong khi đó, về mặt học thuật, BCTC vẫn được xem là phương
pháp tổng hợp – cân đối trong kế toán vv
BCTC là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán tài chính, được biểu
hiện khái quát dưới hình thức của một hệ thống các bộ phận báo cáo có mối
liên hệ mật thiết với nhau, để cung cấp những thông tin phù hợp, đáng tin
cậy giúp người sử dụng đưa ra các nhận xét, đánh giá và ra quyết định.
Theo tình hình thực tế hiện nay, các yếu tố môi trường tác động đáng kể
lên BCTC với những nét đặc trưng khác nhau, gồm: các nguồn lực tài chính chủ
yếu, đặc điểm nền kinh tế, đặc điểm hệ thống luật pháp và thuế, đặc điểm nền
văn hóa – giáo dục, xu hướng hòa hợp trong tiến trình toàn cầu hóa (Hình 1-1).
4
b) Vai trò của báo cáo tài chính
BCTC có vai trò cung cấp thông tin cho những người có quan hệ lợi ích
với doanh nghiệp, kể cả bên trong và bên ngoài. Vai trò đó có thể thay đổi theo
từng điều kiện môi trường cụ thể. Có thể tiếp cận vai trò BCTC theo hai cách:
(1) Yêu cầu pháp lý về việc cung cấp thông tin trên BCTC; và (2) Nhu cầu sử
dụng thông tin trên BCTC. Cách tiếp cận (1) thường xuất phát từ ý thức về trách
nhiệm pháp lý của doanh nghiệp, nên nội dung của BCTC sẽ có xu hướng
khuôn mẫu, co cụm, giảm thiểu; cách (2) xuất phát từ lợi ích kinh tế của người
sử dụng nên nội dung BCTC sẽ đa dạng và rộng mở hơn. Cho dù có những ý
kiến khác biệt về cách tiếp cận, phương pháp trình bày, quan điểm lợi ích vv…
nhưng có thể kết luận rằng: BCTC có vai trò cung cấp thông tin cho những
người có quan hệ lợi ích với doanh nghiệp, kể cả là bên trong hay bên ngoài,
ở quá khứ, hiện tại hay tương lai. Nói cách khác, BCTC phải có nhiệm vụ

hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng.
Và như vậy, vai trò của BCTC sẽ được thể hiện khác nhau tùy theo đặc
trưng của từng quốc gia và có thể thay đổi trong từng điều kiện lịch sử cụ thể.
Xu hướng hòa hợp trong tiến trình toàn cầu hóa
- Định hướng -
Các nguồn lực tài chính
- Thúc đẩy -
Đặc điểm nền văn hóa, giáo dục
- Hỗ trợ -
Đặc điểm phát triển nền kinh tế
- Định hướng -
Đặc điểm hệ thống
luật pháp và thuế
- Chi phối -
Hệ thống kế toán
Báo cáo tài chính
5
Hình 1-1: Các nhân tố tác động đến hệ thống kế toán và BCTC
1.2. TÍNH HỮU ÍCH CỦA BCTC, CÁC TÍNH CHẤT ĐỊNH TÍNH
a) Khái quát về tính hữu ích của báo cáo tài chính
Tại Việt Nam, tính hữu ích được đề cập trong nhiều tài liệu nghiên cứu,
giảng dạy liên quan nhưng hầu hết vẫn chỉ dừng lại ở mức độ xem xét tác dụng
hoặc vai trò của BCTC một cách chung chung. Trên thế giới, thông tin hữu ích
là đối tượng quan tâm đặc biệt của nhiều tổ chức nghề nghiệp, nhà nghiên cứu,
thực hành kế toán trong nhiều năm qua, với nhiều giác độ tiếp cận khác nhau.
Bản chất và vai trò của BCTC đều gắn với việc cung cấp thông tin hữu
ích cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau để ra quyết định; nói cách khác,
tính hữu ích của BCTC thể hiện qua những lợi ích mang lại từ việc sử dụng
thông tin trình bày trên BCTC.
Trong thực tế, lợi ích mang lại từ BCTC đối với các nhóm đối tượng sử

dụng có thể khác nhau, chẳng hạn: đối với nhà nước – chủ yếu là để hỗ trợ việc
thực hiện chức năng quản lý nhà nước; với các nhà đầu tư vốn – để phân tích,
dự báo, so sánh khi xây dựng danh mục đầu tư và ra quyết định đầu tư hiệu quả
vv… Những lợi ích của các nhóm đối tượng sử dụng có tác động qua lại, hỗ trợ
hoặc mâu thuẫn nhau.
b) Các đặc tính làm cho thông tin báo cáo tài chính trở nên hữu ích
6
Thông tin nói chung tự thân không có tính hữu ích, mà chính những tính
chất đặc trưng của thông tin mới làm cho nó trở nên hữu ích qua việc thông tin
phải được người sử dụng quan tâm, tin cậy và sử dụng để ra quyết định nhằm
mang lại lợi ích cho họ.
Những tính chất định tính đó được FASB đưa ra dưới dạng một Hệ thống
thức bậc các tính chất kế toán với hai yếu tố trung tâm là tính đáng tin cậy và
phù hợp (Hình 1-2); còn IASB thì chủ yếu xoay quanh bốn tính chất: đáng tin
cậy, phù hợp, có thể hiểu và có thể so sánh trong khuôn khổ các cấp độ về soạn
thảo và trình bày BCTC (Hình 1-3).
Tính trọng yếu
Ngưỡng
nhận thức
Lợi ích > Chi phí
Tính có thể hiểu
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
Hữu ích để ra quyết định
Tính phù hợp
Tính đáng tin cậy
Gía trị dự báo
Giá trị phản hồi
Tính kịp thời
Có thể kiểm tra
Trình bày

trung thực
Tình trung lập
Tính có thể so sánh
(bao gồm tính nhất quán)
Người sử dụng
thông tin kế toán
Áp lực
Tính chất theo đặc trưng người sử dụng thông tin
Tính chất sơ cấp theo đặc trưng
ra quyết định
Thành phần của các tính chất
sơ cấp
Các tính chất
thứ cấp
và tương tác
7
Hình 1-2: Hệ thống thứ bậc các tính chất kế toán
(A hierarchy of accounting qualities)
Mục tiêu
8
Cung cấp thông
tin về Thực trạng
tài chính, kết quả kinh
doanh, biến động tài chính
Các
giả định
Cơ sở dồn tích
Hoạt động liên tục
Đồng tiền cố định
Các tính chất đặc trưng

Có thể hiểu
Phù hợp
Đáng tin cậy
Có thể so sánh
Các
hạn chế
Kịp thời
Lợi ích – chi phí
Cân đối giữa các tính chất
Các yếu tố của báo cáo tài chính
Xác định Đo lường Ghi nhận
9
Hình 1-3: Các cấp độ khuôn mẫu về khái niệm báo cáo tài chính
1.3. BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
a) BCTC Trung Quốc
Nhìn chung, hệ thống kế toán giai đoạn này đang dần hoàn thiện để phù
hợp với thực tiễn nền kinh tế theo định hướng thị trường, các quy định kế toán
mới phải được phát triển để đáp ứng các yêu cầu quản lý trong quá trình cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước, liên doanh, liên kết với nước ngoài vv… Hiện
nay, hệ thống BCTC định kỳ của Trung Quốc được thực hiện theo niên lịch, bao
gồm các bộ phận sau:
 Bảng cân đối kế toán
 Báo cáo lợi nhuận
 Báo cáo lưu chuyển tiền
 Thuyết minh
 Giải trình về tình hình tài chính
Một số đặc trưng của hệ thống BCTC Trung Quốc cần được lưu ý:
- Một số báo cáo có thể được yêu cầu bổ sung, công bố về tổn thất tài
sản, biến động kết cấu nguồn vốn vv…
- Các công ty niêm yết: phải công bố thông tin bộ phận, nhất quán với

các chuẩn mực quốc tế; hàng quý phải lập Bảng CĐKT, Báo cáo thu
nhập và Thuyết minh; nếu có phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước
ngoài thì phải trình bày bằng hai thứ tiếng Anh và Hoa đối với báo cáo
thường niên trên trang web của Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung
Quốc (CSRC).
b) BCTC Mỹ
Theo FASB CON6, các yếu tố của BCTC được xác định theo hai hướng
khác nhau, gồm: có bảy yếu tố phải có trên BCTC của các tổ chức lợi nhuận lẫn
10
phi lợi nhuận là “tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu / tài sản thuần, doanh
thu, chi phí, lãi và lỗ” và ba yếu tố chỉ dành cho tổ chức lợi nhuận là “các
khoản đầu tư, lợi nhuận được chia của chủ doanh nghiệp, và thu nhập tổng
hợp” [42]. Tuy nhiên, các yếu tố trên chỉ mang tính cơ bản, vì còn nhiều yếu tố
khác có thể được yêu cầu phải được ghi nhận và trình bày trên BCTC theo một
chuẩn mực hay quy định pháp lý nào đó, chẳng hạn các nội dung liên quan đến
số cổ phiếu đang lưu hành, các hoạt động bị ngưng trệ vv… Và các yếu tố của
BCTC chịu tác động bởi các giao dịch, sự kiện và các hoàn cảnh khác nhau
trong kỳ kế toán, điều này được thể hiện khá đầy đủ và có hệ thống trong CON6
như tại Hình 1-2. Hệ thống BCTC thường niên của Mỹ (cho doanh nghiệp lớn)
gồm:
 BCTC cơ bản (bảng CĐKT, các báo cáo thu nhập, thu nhập tổng hợp,
lưu chuyển tiền tệ, và vốn cổ phần)
 Báo cáo quản lý
 Thảo luận và phân tích của ban giám đốc về kết quả hoạt động, tình
hình tài chính
 Công bố các chính sách kế toán có tác động quyết định đến BCTC
 Thuyết minh
 Báo cáo so sánh dữ liệu tài chính (chọn lọc) trong 5 hoặc 10 năm
 Báo cáo quý dạng chọn lọc
 Báo cáo kiểm toán độc lập

Trong đó, cần lưu ý các đặc trưng sau:
- BCTC quý được yêu cầu đối với các công ty niêm yết, nhưng trình
bày ngắn gọn, không cần được kiểm toán, và kèm theo những bình
luận (commentary) súc tích của ban giám đốc;
- Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận (GAAP) bao gồm tất cả các
chuẩn mực kế toán, các luật lệ, quy định được tôn trọng khi soạn thảo
BCTC; việc tuân thủ GAAP là sự sát hạch về trình bày hợp lý. Tuy
nhiên, FASB và SEC đang quan tâm đến việc chuyển đổi U.S. GAAP
11
từ nền tảng có tính quy tắc (rules-based) hướng đến tính nguyên lý
(principles-based) để giảm bớt tính chi tiết, phù hợp hơn đối các công
ty con đang hoạt động ở nước ngoài [44, tr. 95-96].
- Các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp phi Nhà nước có vai trò nòng cốt
trong việc soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán về BCTC; tính
chất nghề nghiệp và chuyên sâu được chú trọng và có tính phổ biến rất
lớn (IACPA đã có hơn 300.000 thành viên);
- Nền kinh tế Mỹ chủ yếu dựa trên các công ty cổ phần, nên hệ thống
BCTC cũng được xây dựng và củng cố theo hướng phục vụ chủ yếu
cho các nhà đầu tư và cổ đông; hơn nữa, luật pháp của các tiểu bang
lại thường không tương đồng nên các quan điểm nghề nghiệp càng
được xem trọng (ngoài các quy định của SEC), thậm chí có thể trở
thành cơ sở cho các phán quyết của toà án các cấp; và
- Có sự phân biệt giữa BCTC và báo cáo thuế. Thuế hoãn lại được ghi
nhận (accrued) do sự khác biệt tạm thời giữa phương pháp kế toán tài
chính và thuế đối với thu nhập, tài sản chịu thuế, được đo lường trên
cơ sở suất thuế áp dụng trong tương lai khi các khoản mục liên quan
được hoàn nhập. Việc phân bổ thuế thu nhập tổng hợp là một yêu cầu
bắt buộc.
c) BCTC của Anh
Hai nhân tố chủ lực tác động đến hệ thống chuẩn mực kế toán Anh là

Luật công ty và các tổ chức nghề nghiệp kế toán, và điều đó mang lại các nét
đặc trưng của hoạt động kế toán tại nước này là “đáp ứng được các yêu cầu, quy
định, khuôn khổ của pháp luật nhưng vẫn cho phép các kế toán viên có được sự
linh hoạt đáng kể trong áp dụng các xét đoán nghề nghiệp” [44, tr. 89]. Hệ
thống BCTC của Anh hiện nay khá toàn diện, bao gồm:
 Báo cáo của hội đồng quản trị
 Bảng CĐKT
 Báo cáo lãi & lỗ (profits & loss account)
12
 Báo cáo lưu chuyển tiền
 Báo cáo tổng hợp lãi lỗ đã thực hiện
 Báo cáo các chính sách kế toán áp dụng
 Thuyết minh
Trong đó, có một số đặc trưng cần lưu ý gồm:
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn nhiều nghĩa vụ về BCTC, chỉ
phải soạn thảo những bảng kê ngắn gọn với những thông tin tối thiểu,
và các tập đoàn quy mô vừa và nhỏ không phải lập BCTC hợp nhất;
- BCTC hợp nhất tập đoàn được yêu cầu chỉ bổ sung thêm một bảng
CĐKT của riêng công ty mẹ (a parent-only balance sheet); BCTC của
các công ty con hoạt động tại các nước siêu lạm phát phải được điều
chỉnh theo mức giá chung hiện hành trước khi hợp nhất; và
Từ năm 2005, mọi doanh nghiệp Anh đều được phép sử dụng IFRS
thay cho U.K GAAP.
d) BCTC theo Hội đồng chuẩn mức kế toán quốc tế
Theo IAS 1 – Trình bày BCTC [48], mục tiêu của BCTC là “cung cấp
thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh và các biến động tài chính
của doanh nghiệp” (Đoạn 12), nhằm giúp nhà quản lý “báo cáo kết quả đạt được
trên cương vị quản lý hoặc trách nhiệm giải trình đối với các tài nguyên được
giao phó” (Đoạn 14). Để đạt được mục tiêu này, các BCTC phải cung cấp đầy
đủ “các thông tin về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí

(bao gồm lãi và lỗ), những thay đổi về vốn chủ sở hữu, các luồng tiền mặt”
(Đoạn 7). Để hữu ích cho số đông người sử dụng trong việc ra quyết định, thông
tin phải được truyền đạt thông qua một hệ thống “có kết cấu chặt chẽ, trọn vẹn”,
bao gồm các bộ phận:
 Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet)
 Báo cáo lợi nhuận (Income Statement)
 Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu (Statement of changes in Equity)
13
 Báo cáo lưu chuyển tiền (Statement of Cash-flows)
 Bản Thuyết minh BCTC (Notes)
Dưới đây chúng tôi sẽ lần lượt trình bày tóm tắt các nội dung chứa đựng
trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lợi nhuận, Báo cáo lưu chuyển tiền, Báo cáo
biến động vốn chủ sở hữu và Thuyết minh BCTC theo quy định của
Framework, IAS 1, IAS 7.
(1) Bảng cân đối kế toán:
Đây là một bộ phận quan trọng của BCTC, dùng để phản ánh thực trạng
tài chính (financial position) của doanh nghiệp, bao gồm việc trình bày “các
thông tin về nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, cơ cấu tài chính, tính thanh
khoản, khả năng thanh toán, khả năng thích ứng với môi trường hoạt động”
[47], do vậy việc trình bày thông thường phải dựa trên sự phân loại các đối
tượng liên quan và “tách biệt các khoản mục tài sản, nợ phải trả theo tính chất
ngắn hạn và dài hạn” [48].
Điều cần lưu ý là IAS 1 không áp đặt nguyên tắc định dạng bất biến cho
Bảng CĐKT, chẳng hạn các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu có
thể được trình bày theo tính chất ngắn hạn rồi đến dài hạn, hoặc ngược lại.
(2) Báo cáo lợi nhuận:
Thông tin trên báo cáo này rất được chú trọng bởi “các cổ đông ngày càng
đòi hỏi nhiều hơn đối với thông tin về hiệu quả hoạt động” [32, tr. 28], đồng
thời “những thông tin về hiệu quả hoạt động được trình bày chủ yếu trên Báo
cáo lợi nhuận nhằm thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận từ các nguồn lực đã được

đầu tư, đồng thời giúp dự báo được dòng tiền của doanh nghiệp” [47]. Không
chỉ hữu ích đối với người sử dụng bên ngoài, báo cáo này còn được các nhà
quản lý sử dụng để thể hiện những kết quả đạt được trên cương vị quản lý của
mình. Báo cáo lợi nhuận phải trình bày tối thiểu các mục sau theo quy định của
IAS 1 Đoạn 81, gồm:
14
(a) Doanh thu;
(b) Chi phí tài chính;
(c) Phần lợi nhuận hoặc lỗ của của khoản đầu tư liên kết, liên doanh
theo phương pháp vốn chủ sở hữu;
(d) Số liệu riêng về tổng các khoản (i) lợi nhuận sau thuế hoặc lỗ do
hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ và (ii) lãi sau thuế hoặc lỗ được
ghi nhận từ việc chuyển nhượng tài sản; và;
(e) Chi phí thuế; và
(f) Lợi nhuận và lỗ
(3) Báo cáo lưu chuyển tiền:
Các thông tin về sự “biến động tài chính” của doanh nghiệp ảnh hưởng
rất lớn đến việc phân tích, đánh giá của các nhà đầu tư và cho vay để họ có thể
ra quyết định phù hợp; chúng được trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền nhằm
thể hiện việc doanh nghiệp đã tạo ra và sử dụng các khoản tiền và tương đương
tiền trong các mảng hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính.
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, chủ yếu phát sinh từ “các hoạt động
sinh lời cơ bản của doanh nghiệp, là chỉ tiêu giúp đánh giá khả năng tạo ra
nguồn tiền để thanh toán nợ, duy trì hoạt động, trả cổ tức, tiến hành các hoạt
động đầu tư mà không cần viện đến các nguồn tài trợ bên ngoài [49]. Việc trình
bày dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có thể được thực hiện theo phương pháp
trực tiếp hoặc gián tiếp.
Luồng tiền từ hoạt động đầu tư, là các khoản tiền thu – chi phát sinh liên
quan đến việc tạo ra các nguồn lực dự kiến sẽ mang lại lợi ích trong tương lai.
Luồng tiền từ hoạt động tài chính, là các khoản thu – chi phát sinh liên

quan đến việc huy động và hoàn trả các nguồn lực từ bên ngoài, điều này rất
hữu ích để các nhà cho vay nhận định về xu hướng của dòng tiền tài trợ. Ngoài
ra, IAS 7 cũng đề cập một số vấn đề liên quan khác như: các khoản lãi, lỗ chưa
thực hiện phát sinh do biến động tỷ giá hối đoái, các giao dịch không bằng tiền
trong các hoạt động đầu tư, tài chính.
15
(4) Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu
Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu liên quan chặt chẽ với khái niệm bảo
toàn vốn (capital maintenance), và cung cấp thông tin liên quan đến sự tăng,
giảm về giá trị danh nghĩa của tài sản thuần hoặc vốn đầu tư của cổ đông, gồm:
(a) Lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ;
(b) Từng khoản mục và tổng số về thu nhập, chi phí được ghi nhận trực
tiếp lên vốn chủ sở hữu trong kỳ;
(c) Tổng số lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ (bằng (a) + (b)), thể hiện riêng
biệt phần được tính vào vốn cổ đông công ty mẹ và lợi ích cổ đông
thiểu số; và
(d) Tác động của sự thay đổi chính sách kế toán và sửa chữa sai sót lên
từng bộ phận của vốn chủ sở hữu theo quy định của IAS 8.
Ngoài ra, các nội dung sau đây cũng cần được trình bày trên báo cáo biến
động vốn chủ sở hữu hoặc trong thuyết minh, gồm:
- Các giao dịch về vốn của chủ sở hữu;
- Số dư lũy kế đầu kỳ và cuối kỳ của lợi nhuận, tăng giảm trong kỳ;
- Sự thống nhất về giá trị ghi sổ (carrying amount) của từng khoản mục
vốn chủ sở hữu, lãi cổ phần, từng loại quỹ giữa các thời điểm đầu kỳ
và cuối kỳ.
(5) Thuyết minh báo cáo tài chính:
Trong thực tế, nhiều thông tin chưa được trình bày trong các báo cáo trên
nhưng có tác động rất lớn đến tính hữu ích của BCTC, chẳng hạn việc mô tả đặc
điểm ngành nghề hoạt động, hình thức sở hữu của doanh nghiệp, các chính sách
kế toán được sử dụng, mà nếu được thực hiện sẽ giúp người sử dụng thông tin

có cái nhìn toàn diện hơn về hình ảnh của doanh nghiệp, ít nhất là ở khía cạnh
hỗ trợ trong phân tích, nhận định về những tác động của sự thay đổi của hệ
thống luật pháp, xu hướng thị trường liên quan đến doanh nghiệp; hoặc số liệu
về quy mô nguồn vốn, doanh thu sẽ giúp ích rất nhiều cho việc đưa ra các xét
16
đoán trọng yếu vv “Các thuyết minh cần có sự đối chiếu với các với các khoản
mục trên BCTC để đưa ra những ghi chú liên quan” (IAS 1, Đoạn 104).
Bản Thuyết minh hướng đến các mục tiêu:
(a) Trình bày các thông tin về cơ sở cho việc soạn thảo BCTC và các
chính sách kế toán được sử dụng;
(b) Công bố bất cứ thông tin nào đã được yêu cầu bởi các chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế mà chưa được trình bày trên BCTC; và
(c) Cung cấp thêm về những thông tin không được trình bày trên bảng
cân đối kế toán và trên các báo cáo kết quả kinh doanh, lưu chuyển
tiền tệ, biến động vốn chủ sở hữu nhưng được xem là phù hợp cho
việc tìm hiểu về chúng.
Để đạt được các mục tiêu này, bản thuyết minh cần được trình bày theo
trình tự sau theo quy định của IAS 1, Đoạn 105:
- Báo cáo về sự tuân thủ các chuẩn mực IFRS;
- Tóm tắt những chính sách kế toán quan trọng được áp dụng, gồm: Cơ
sở đo lường sử dụng trong soạn thảo báo cáo và các chính sách kế
toán khác mà được xem là phù hợp cho việc tìm hiểu về BCTC;
- Các thông tin chi tiết về các khoản mục đã trình bày trên BCTC, theo
trình tự mà chúng được trình bày trên các báo cáo; và
- Các công bố về các khoản nợ ngẫu nhiên và không được ghi nhận
bằng các hợp đồng hay cam kết; các công bố phi tài chính, chẳng hạn
mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Ngoài ra, các nội dung sau cũng cần công bố theo các Đoạn 114 và 116
của IAS 1, như: các xét đoán được thực hiện trong các quy trình áp dụng chế độ
kế toán mà có tác động đáng kể lên các số liệu ghi nhận trên BCTC; các thông

tin về những giả thiết trong tương lai, và các nguồn tin không chắc chắn tại thời
điểm lập báo cáo mà có những dấu hiệu rủi ro dẫn đến việc điều chỉnh trọng yếu
giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả trong năm tài chính tới; và các thông tin
về cổ tức.
17
PHẦN 2
CÁC VẤN ĐỀ VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Nội dung:
2.1. Quy định chung về thuế thu nhập doanh nghiệp
2.2. Hướng dẫn cụ thể về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
2.3. Hướng dẫn, kê khai, quyết toán thuế và trình bày trên BCTC
BÀI ĐỌC:
“Thực thế, luôn luôn tồn tại sự khác biệt giữa các Chính sách Thuế với các
quy định trong các Chuẩn mực và Chế độ kế toán trong bất kỳ nền kinh tế nào trên
thế giới. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế phải hiểu và có cách ứng xử
phù hợp đối với sự khác biệt này. Tại Việt Nam cũng vậy, Bộ Tài chính đã và đang
xây dựng và hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) dựa trên các
Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS) nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin tài chính kế toán
của công chúng.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp được Bộ Tài
chính ban hành theo Quyết định 20/2006/TT-BTC ngày 15/02/2005 và thông tư số
20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn chi tiết Chuẩn mực này là cơ sở để
các doanh nghiệp hiểu và ứng xử phù hợp nhất đối với các chênh lệch phát sinh
giữa số liệu ghi nhận theo chính sách kế toán do doanh nghiệp lựa chọn và số liệu
theo quy định của các chính sách thuế hiện hành.
Chênh lệch do khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế toán
Sự khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế toán tạo ra các khoản chênh
lệch trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí cho một kỳ kế toán nhất định, dẫn tới
chênh lệch giữa số thuế thu nhập phải nộp trong kỳ với chi phí thuế thu nhập của
doanh nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng. Các khoản chênh lệch này được phân

thành hai loại liên quan đến thời điểm khấu trừ/tính thuế thu nhập: Chênh lệch vĩnh
viễn và Chênh lệch tạm thời.
Chênh lệch vĩnh viễn (Permanent Difference) là các khoản chênh lệch phát
sinh khi thực hiện quyết toán thuế, cơ quan thuế loại hoàn toàn ra khỏi doanh thu/chi
phí khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ căn cứ theo luật và các chính sách thuế
18
hiện hành. Ví dụ Chênh lệch vĩnh viễn do: Khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị vượt
mức khống chế 10% tổng chi phí trong kỳ; Khoản chi phí không có hoá đơn, chứng
từ hợp lệ chứng minh; Các khoản tổn thất tài sản; … Các khoản chênh lệch vĩnh
viễn không thuộc đối tượng điều chỉnh của VAS 17.
Chênh lệch tạm thời (Temporary Difference) là các khoản chênh lệch phát
sinh do cơ quan thuế chưa chấp nhận ngay trong kỳ/năm các khoản doanh thu/chi
phí đã ghi nhận theo chuẩn mực và chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng. Các
khoản chênh lệch này sẽ được khấu trừ hoặc tính thuế thu nhập trong các kỳ/năm
tiếp theo. Các khoản chênh lệch tạm thời thường bao gồm các khoản chênh lệch
mang tính thời điểm hay còn gọi là chênh lệch theo thời gian (Timing Differences);
và các khoản ưu đãi thuế có thể thực hiện. Ví dụ: Chênh lệch về chi phí khấu hao do
chính sách khấu hao nhanh của doanh nghiệp không phù hợp với quy định về khấu
hao theo chính sách thuế (Quyết định 206); Chênh lệch phát sinh do chính sách ghi
nhận doanh thu nhận trước của doanh nghiệp với quy định của chính sách thuế;
Chênh lệch do các khoản chi phí chưa thực hiện như trích trước chi phí bảo hành
nhưng chưa thực chi, trích trước tiền lương nghỉ phép nhưng chưa thực chi; … Các
khoản chênh lệch tạm thời là đối tượng điều chỉnh của VAS 17.
Lợi nhuận kế toán (Accounting Profit/Loss)
Theo VAS 17, lợi nhuận kế toán là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ
thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán
và chế độ kế toán. Lợi nhuận kế toán phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách kế
toán mà doanh nghiệp lựa chọn phù hợp với các quy định của Chuẩn mực kế toán
và Chế độ kế toán áp dụng như: chính sách khấu hao; chính sách phân bổ tài sản
đã xuất dùng; chính sách ghi nhận doanh thu; chính sách và phương pháp tập hợp

chi phí, tính giá thành; Các chính sách này phải được thuyết minh chi tiết trong
phần Thuyết minh Báo cáo tài chính.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thu nhập thuế thu nhập
doanh nghiệp (Tax Expense or Income)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh
nghiệp) được xác định bằng lợi nhuận/lỗ kế toán nhân (x) với thuế suất. Thông
thường, theo Luật thuế của Việt Nam: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc
thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp) = Lợi nhuận/Lỗ kế toán X 28%. Khái niệm
này rất quan trọng, sau khi ban hành VAS 17, nó đánh dấu bước tiến mới khi coi
thuế thu nhập là một khoản chi phí, thể hiện một quan điểm “tài chính” rất rõ rệt.
Quan niệm này sẽ càng trở nên quan trọng khi nền kinh tế và thị trường tài chính
19
phát triển mạnh, thuế là một yếu tố chi phí quan trọng và tất yếu khi xem xét và ra
các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.
Thu nhập chịu thuế (Taxable Profit / Tax loss)
Theo VAS 17, Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp của một kỳ, được xác định theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc
thu hồi được). Khoản chênh lệch giữa Thu nhập chịu thuế và Lợi nhuận kế toán
chính là các khoản chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời đã được đề cập.
Ứng xử như thế nào đối với các khoản chênh lệch tạm thời phát
sinh?
Vấn đề đặt ra là khi phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời, các doanh
nghiệp ghi nhận chúng như thế nào trên báo cáo tài chính nhằm đảm bảo phản ánh
một cách trung thực và hợp lý nhất tình hình tài chính của mình. Trước khi ban hành
VAS 17, các khoản chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời, khi phát sinh, được
ghi nhận giảm/tăng lợi nhuận chưa phân phối và ghi tăng/giảm thuế thu nhập phải
nộp một cách tương ứng. Như vậy, trong kỳ kế toán các chênh lệch tạm thời được
đánh đồng với các chênh lệch vĩnh viễn, điều này chưa phản ánh đúng bản chất của
các khoản chênh lệch và làm sai lệch tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong

kỳ của doanh nghiệp.
VAS 17 đưa ra cách thức xử lý đối với các khoản chênh lệch tạm thời. Các
khoản chênh lệch tạm thời này sẽ tạo ra các khoản chênh lệch về thuế thu nhập
phải nộp/phải thu trong các kỳ tương lai. Từ đó tạo ra hai khái niệm: Tài sản thuế
thu nhập hoãn lại và Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Hai khái niệm này là hai
khoản mục được trình bày như là một khoản mục tài sản và công nợ trên bảng cân
đối kế toán.
Để hiểu tại sao các chênh lệch tạm thời lại tạo ra tài sản và công nợ ghi
nhận trên bảng cân đối kế toán, chúng ta cần vận dụng Chuẩn mực kế toán Chung -
VAS 01 để giải thích.
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Chuẩn mực kế toán Chung - VAS 01 có định nghĩa “Tài sản: Là nguồn lực do
doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai”. Một số
khoản chênh lệch tạm thời phát sinh sẽ khiến cho doanh nghiệp phải nộp thêm một
khoản thuế thu nhập trong năm hiện hành so với số liệu kế toán ghi nhận theo các
chuẩn mực và chế độ kế toán. Ví dụ: Chính sách khấu hao nhanh của doanh nghiệp
20
khiến cho chi phí khấu hao cao hơn so với mức khấu hao quy định bởi chính sách
thuế (Quyết định 206), dẫn tới theo cơ quan thuế, thuế thu nhập phải nộp của doanh
nghiệp năm hiện hành sẽ cao hơn so với số liệu kế toán. Tuy nhiên, những chênh
lệch tạm thời dạng này sẽ khiến cho doanh nghiệp phải nộp ít thuế thu nhập hơn
trong những kỳ tương lai so với số liệu kế toán. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ
thu được một lợi ích trong tương lai từ việc nộp một khoản thuế nhiều hơn trong
năm hiện hành do các khoản chênh lệch tạm thời tạo ra. Như vậy, khoản thuế đã
nộp nhiều hơn này, theo VAS 01, thoả mãn điều kiện ghi nhận như một khoản mục
tài sản trên bảng cân đối kế toán.
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Tương tự như vậy, một số khoản chênh lệch tạm thời phát sinh sẽ khiến cho
doanh nghiệp phải nộp một khoản thuế thu nhập ít hơn so với số liệu kế toán trong
năm hiện hành. Khoản thuế thu nhập chưa phải nộp này sẽ phải trả trong các kỳ

tương lai. Như vậy nó thoả mãn điều kiện ghi nhận như là một khoản công nợ trên
bảng cân đối kế toán theo định nghĩa công nợ tại VAS 01.
Tại Thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006, Bộ Tài chính đã ban hành tài
khoản 243 và tài khoản 347 để hạch toán Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và Thuế
thu nhập hoãn lại phải trả tương ứng. Trong Thông tư này, Bộ Tài chính cũng đồng
thời bổ sung thêm tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, với 02 tài
khoản cấp hai:
- Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Theo VAS 17, Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Chi phí Thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải
nộp/thu trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp trong năm hiện hành. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại được tính bằng
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại bù trừ với Công nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Chi phí/thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp
21
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh
nghiệp): Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại
(hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi
xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến thuế thu nhập
doanh nghiệp theo Thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006:
(Trích từ www.kiemtoan.com.vn)
Bài đọc trên cho chúng ta nhìn thấy một cách khái quát về vấn đề Kế toán
thuế thu nhập doanh nghiệp, tuy nhiên để tuân thủ một cách chuẩn xác quy định
của nhà nước, nhất thiết phải đọc trong Chuẩn mực VAS 17 – Thuế thu nhập

doanh nghiệp và Thông tư 20/2006/TT-BTC.
2. 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
2.1.1. Ghi nhận “Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”
22
(1) Hàng quý, kế toán xác định và ghi nhận số thuế thu nhập doanh
nghiệp tạm phải nộp trong quý. Thuế thu nhập tạm phải nộp từng quý được
tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của quý đó.
(2) Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số và ghi nhận thuế
thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu
nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành. Thuế thu nhập doanh nghiệp thực phải nộp trong năm được ghi nhận là
chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong Báo cáo kết quả kinh
doanh của năm đó.
(3) Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn
hơn số thuế phải nộp cho năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm phải nộp
lớn hơn số thuế phải nộp được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi
giảm trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
(4) Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên
quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước,
doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của
năm phát hiện sai sót.
2.1.2. Ghi nhận “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”
(1) Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận
“Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” (nếu có) theo quy định của Chuẩn mực
kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.
(2) Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở các khoản
chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế thu nhập
hiện hành theo công thức sau:
Thuế thu nhập

hoãn lại phải
trả
(=)
Tổng số Chênh
lệch tạm thời chịu
thuế phát sinh
trong năm
(x)
Thuế suất thuế
thu nhập doanh
nghiệp hiện hành
23
(3) Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực
hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát
sinh trong năm với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các
năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập), cụ thể là:
+ Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số
thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch
giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập
trong năm được ghi nhận bổ sung vào số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi
tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại;
+ Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số
thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch
giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập
trong năm được ghi giảm (hoàn nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi
giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại;
(4) Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm hiện tại được ghi
nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại để xác định kết quả hoạt động kinh
doanh trong năm đó trừ trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ
các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu;

(5) Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng
hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của
các năm trước làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, kế toán phải
ghi nhận bổ sung khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả cho các năm trước bằng
cách điều chỉnh giảm số dư đầu năm của TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
(TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước) và số dư đầu năm TK 347 -
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
2.1.3. Ghi nhận “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
(1) Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận “Tài
sản thuế thu nhập hoãn lại” (nếu có) theo quy định của Chuẩn mực kế toán số
17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và hướng dẫn tại Thông tư này.
24
(2) Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được xác định theo công thức sau:
Tài
sản
thuế
thu
nhập
hoãn
lại
(
=
)
Tổng
chênh lệch
tạm thời
được khấu
trừ phát
sinh trong
năm

(
+
)
Giá trị được khấu
trừ chuyển sang
năm sau của các
khoản lỗ tính thuế
và ưu đãi thuế
chưa sử dụng
(
x
)
Thuế
suất thuế
thu nhập
doanh
nghiệp
hiện
hành
(3) Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính
trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu
đãi thuế chưa sử dụng nếu chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai
theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 – “Thuế thu nhập doanh nghiệp”,
để có thể sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ
tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng đó.
(4) Việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm được thực hiện
theo nguyên tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm
với tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm
nay được hoàn nhập lại, cụ thể là:
+ Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản

thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung giá
trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập
hoãn lại phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, nếu chắc chắn rằng
trong tương lai doanh nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để thu hồi tài sản thuế
thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm hiện tại. Trường hợp doanh nghiệp
không chắc chắn sẽ có được lợi nhuận chịu thuế trong tương lai, kế toán không
được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm
thời được khấu trừ phát sinh trong năm.
+ Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm nhỏ hơn tài
sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi giảm tài sản
25
thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại
phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm. Việc ghi giảm tài sản thuế thu
nhập hoãn lại phải được thực hiện phù hợp với thời gian mà các khoản chênh
lệch tạm thời được khấu trừ (phát sinh từ các năm trước) được hoàn nhập kể cả
khi doanh nghiệp không có lợi nhuận tính thuế.
(5) Trường hợp doanh nghiệp có các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu
đãi thuế chưa sử dụng và nếu doanh nghiệp chắc chắn rằng sẽ có đủ lợi nhuận
chịu thuế trong tương lai để bù đắp các khoản lỗ tính thuế và sử dụng các khoản
ưu đãi thuế, kế toán phải ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại bằng giá trị
được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản đó nhân (x) với thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.
(6) Trường hợp tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc áp dụng
hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của
các năm trước làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, kế toán
phải ghi nhận bổ sung tài sản thuế thu nhập hoãn lại của các năm trước bằng
cách điều chỉnh số dư đầu năm TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (TK 4211 -
Lợi nhuận chưa phân phối năm nay) và điều chỉnh số dư đầu năm TK 243 – Tài
sản thuế thu nhập hoãn lại.
2.1.4. Xác định các khoản “Chênh lệch tạm thời”

(1) Phân biệt “Chênh lệch tạm thời” và “Chênh lệch vĩnh viễn” giữa
Lợi nhuận kế toán và Thu nhập chịu thuế
- Các khoản chênh lệch tạm thời: là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt
về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp
luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi
thu nhập chịu thuế. Ví dụ: ghi nhận thu nhập vào một năm nhưng thuế thu
nhập được tính ở một năm khác, hoặc ghi nhận chi phí vào một năm nhưng
chi phí đó chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế ở một năm khác.
- Các khoản chênh lệch vĩnh viễn: là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán
và thu nhập chịu thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi

×