Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

đánh giá hàm lượng và rủi ro sức khỏe do kim loại nặng (pb, cd, cr, zn và mn) trong rau cải xanh (brassica juncea l.) tại vùng trồng rau chuyên canh túy loan, hòa phong, hòa vang, đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.9 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ LAN HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG VÀ RỦI RO SỨC KHỎE
DO KIM LOẠI NẶNG (Pb, Cd, Cr, Zn và Mn) TRONG
RAU CẢI XANH (Brassica juncea L.) TẠI
VÙNG TRỒNG RAU CHUYÊN CANH TÚY LOAN,
HÒA PHONG, HÒA VANG, ĐÀ NẴNG

ĐÀ NẴNG – Năm 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ LAN HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG VÀ RỦI RO SỨC KHỎE
DO KIM LOẠI NẶNG (Pb, Cd, Cr, Zn và Mn) TRONG
RAU CẢI XANH (Brassica juncea L.) TẠI
VÙNG TRỒNG RAU CHUYÊN CANH TÚY LOAN,
HÒA PHONG, HÒA VANG, ĐÀ NẴNG

Ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn: ThS. ĐOẠN CHÍ CƯỜNG


ĐÀ NẴNG – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi.
Các số liệu nghiên cứu, kết quả phân tích là trung thực và chưa từng
được cơng bố. Các số liệu liên quan được trích dẫn có ghi chú rõ nguồn gốc.
Đà Nẵng, ngày … tháng 5 năm 2015

Trần Thị Lan Hương


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy
Đoạn Chí Cường thuộc Khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư phạm Đà
Nẵng, thầy đã hướng dẫn nhiệt tình và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lịng cảm ơn đến các thầy, cơ giáo trong Khoa Sinh – Môi
trường, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Ban quản lý và các hộ gia đình tại
vùng trồng rau chun canh thơn Túy Loan, xã Hịa Phong, huyện HịaVang,
TP. Đà Nẵng đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi học tập, nghiên cứu
hồn thành khóa luận.
Ngồi ra, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các bạn lớp 11CTM đã động
viên, khích lệ, giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người !
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Trần Thị Lan Hương



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................. 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 2
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 2
4. BỐ CỤC KHÓA LUẬN............................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU .. 4
1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 4
1.1.2. Khí hậu............................................................................................... 4
1.1.3. Đặc điểm địa hình .............................................................................. 5
1.1.4. Diện tích – dân số .............................................................................. 6
1.1.5. Tổng quan về vùng trồng rau chuyên canh Túy Loan ....................... 6
1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ ĐÁNH
GIÁ Ô NHIỄM VÀ RỦI RO DO KLN TRONG RAU XANH ....................... 8
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 8
1.2.2. Nghiên cứu trong nước .................................................................... 11
1.3. ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG ............ 14
1.3.1. Chì – Pb ........................................................................................... 14
1.3.2. Cadimium – Cd................................................................................ 16
1.3.3. Crom – Cr ........................................................................................ 17
1.3.4. Mangan – Mn................................................................................... 17
1.3.5. Kẽm – Zn ......................................................................................... 18



1.4. CƠ CHẾ HẤP THỤ KIM LOẠI NẶNG VÀO THỰC VẬT ................. 20
1.5. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RAU CẢI XANH .................. 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀPHƯƠ NG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 24
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 24
2.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI ............................................................................... 25
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 25
2.4.1. Phương pháp hồi cứu số liệu ........................................................... 25
2.4.2. Phương pháp lấy và xử lý mẫu ........................................................ 25
2.4.3. Phương pháp vơ cơ hóa mẫu ........................................................... 26
2.4.4. Phương pháp xác định hàm lượng kim loại nặng ............................ 27
2.4.5. Phương pháp xác định pH trong đất ................................................ 27
2.4.6. Phương phápxác định EC trong đất ................................................. 27
2.4.7. Phương pháp xác định hàm lượng chất hữu cơ tr ong đất (OM) ...... 27
2.4.8. Phương pháp xác định hệ số vận chuyển (TF – Transfer factor) .... 28
2.4.9. Phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe bằng chỉ số THQ................ 28
2.4.10.Phương pháp phân tích thống kê số liệu , vẽ biểu đồ ....................... 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ................................................. 30
3.1. HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT ................................ 30
3.2. HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG RAU CẢI XANH ............ 38
3.3. KHẢ NĂNG TÍCH LŨY KIM LOẠI NẶNG ........................................ 46
3.4. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỦI RO SỨC KHỎE DO KIM LOẠI NẶNG
TRONG CẢI XANH ....................................................................................... 50
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 54
4.1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 54
4.2. KIẾN NGHỊ............................................................................................. 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
THQ

Chỉ số nguy hại (Target hazard quotient)

KLN

Kim loại nặng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TFĐR

Hệ số vận chuyển kim loại nặng từ đất vào rễ

TFRL


Hệ số vận chuyển kim loại nặng từ rễ lên lá

EC

Độ dẫn điện

OM

Hàm lượng chất hữu cơ trong đất

GB

Tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc (Stands for Guobiao)

HI

Hazard index


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình
1.1

Trang

Sơ đồ vùng trồng rau chun canh thơn Túy Loan, xã

Hịa Phong, huyện Hịa Vang, TP. Đà Nẵng

8

2.1

Rau Cải xanh (Brassica juncea L.)

24

3.1

Hàm lượng Cr và Pb trong các mẫu đất ở khu vực nghiên
cứu

3.2

33

Hàm lượng Zn và Mn trong các mẫu đất ở khu vực
nghiên cứu

33

3.3

Hàm lượng Pb và Cr trong lá rau Cải xanh (n=20)

42


3.4

Hàm lượng Pb và Cr trong rễ rau Cải xanh (n=20)

42

3.5

Hàm lượng Zn và Mn trong lá rau Cải xanh

44

3.6

Hàm lượng Zn và Mn trong rễ rau Cải xanh

44

3.7

Hàm lượng Cd trong lá và rễ rau Cải xanh (mg/kg)

45

3.8

Hệ số vận chuyển TFĐR và TFRL của Pb, Cr, Zn và Mn

48


3.9

Giá trị THQ do Pb, Cd và Zn trong Cải xanh đối với nam
và nữ

3.10

51

Giá trị THQ do Mn trong Cải xanh đối với nam và nữ

52


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1

Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau Cải xanh

3.1

Trang

Đặc điểm môi trường đất tại vùng trồng rau chuyên
canh Túy Loan (n=20) (khô)


3.2

39

Hàm lượng kim loại nặng trong rễ tại vùng trồng rau
chuyên canh Túy Loan (n=20)

3.5

35

Hàm lượng kim loại nặng trong lá tại vùng trồng rau
chuyên canh Túy Loan (n=20)

3.4

32

Hàm lượng kim loại nặng trong đất trong một số nghiên
cứu khác

3.3

22

39

Hàm lượng kim loại nặng trong rau trong một số
nghiên cứu


41

3.6

Giá trị TF từ đất vào rễ, từ rễ lên lá (n=20)

47

3.7

Giá trị THQ của các KLN với nam – nữ trưởng thành
người Việt Nam, độ tuổi từ 18 – 35 Mn, Zn, Pb, Cd và
Cr

51


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, nhiều khu vực trồng rau đang bị ô nhiễm do chất thải từ các
hoạt động phát triển kinh tế, sự lạm dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo
vệ thực vật. Ô nhiễm kim loại nặng là một vấn đề mơi trường đáng quan tâm
trên tồn thế giới. Những loại rau bị nhiễm kim loại nặng không thể nào xử lý
hết chất độc cho dù đã rửa sạch bằng nước hay trong quá trình chế biến. Theo
các nghiên cứu, sự hấp thụ các kim loại nặng của thực vật từ đất ô nhiễm kim
loại nặng xâm nhập vào chuỗi thức ăn và sau đó tích lũy sinh học ở nồng độ
cao gây ảnh hưởng nghiê m trọng đến sức khỏe con người.
Cải xanh là loại rau bổ dưỡng quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Cải
xanh chứa một lượng lớn vitamin, muối khoáng cùng các nguyên tố vi lượng,

đa lượng… rất có lợi cho sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu, Cải xanh cịn có
tác dụng như thảo dược có th ể chữa một số bệnh cho con người như: viêm
thận, ho, đầy bụng,… Tuy nhiên, C ải xanh có tên trong danh sách các lồi có
khả năng tích lũy kim loại nặng tốt và đang được nhiều nước trên thế giới
nghiên cứu sử dụng xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất.
Đà Nẵ ng được đánh giá là một trong những thành phố có tốc độ đơ thị
hóa và cơng nghiệp hóa mạnh mẽ nhất tại khu vực miền Trung, thu hút một
lượng lớn dân cư từ các địa phương khác khiến lượng tiêu thụ về lương thực
và thực phẩm ngày càng tăng, đặc biệt là các l oại rau xanh. Để đáp ứng nhu
cầu rau sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời nâng cao thu
nhập của người dân theo tiêu chí phát triển nơng thôn mới. Vùng trồng rau
chuyên canh Túy Loan, thuộc xã Hòa Phong thành lập được thành phố đầu tư
phát triển thành vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn sản xuất
đa dạng các loại rau, cung cấp thường xuyên cho nhiều khu vực trong thành

1


phố. Vì vậy, vấn đề ơ nhiễm kim loại nặng trong đất và các loại rau xanh
trồng tại khu vực này cần được quan tâm nhiều hơn.
Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Đánh giá hàm lượng và rủi
ro sức khỏe do kim loại nặng (Pb, Cd, Cr, Zn và Mn) trong rau Cải xanh
(Brassica juncea L.) tại vùng trồng rau chuyên canhTúy Loan, Hòa Phong,
Hòa Vang, Đà Nẵng”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu này đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong đất và
trong rau, từ đó đánh giá rủi ro sức khỏe con người thông qua việc tiêu thụ rau
tại vùng trồng rau chuyên canh Túy Loan .
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được hàm lượng 5 KLN (Cd, Pb, Cr, Mn, Zn) trong rau Cải
xanh (Brassica juncea L.) và trong đất trồng rautại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá được rủi ro sức khỏe do 5 KLN đối với con người khi sử
dụng.
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Những kết quả của đề tài bổ sung cơ sở dữ liệu về hàm lượng các kim
loại nặng trong đất và rau, thơng qua đó đánh giá rủi ro do KLN đến sức khỏe
của người dân khi tiêu thụ rau Cải xanh trồng tại vùng Túy Loan, Tp.Đà
Nẵng. Đồng thời, giúp chính quyền địa phương và ban quản lý vùng trồng rau
Túy Loan có thêm thơng tin về mức độ ơ nhiễm tại vùng trồng rau để có
những biện pháp quản lý kịp thời, ngăn ngừa các tác động tiêu cực đến sức
khỏe con người.

2


4. BỐ CỤC KHĨA LUẬN
Khóa luận này ngồi 2 phần mở đầu và kết luận – kiến nghị gồm có 3
chương. Trong đó:
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và biện luận

3


CHƯƠNG 1
TỔNGQUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1.1. Vị trí địa lý

Vùng trồng rau chun canhthơn Túy Loanthuộc xã Hịa Phong, huyện
Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng. Hòa Vang là một huyện ngoại thành bao bọc
quanh phía Tây khu vực nội thành thành phố Đà Nẵng, huyện có toạ độ từ
15o55’ đến 16 o13’ vĩ độ Bắc và 107 o49’ đến 108o13’ kinh độ Đơng. Phía Bắc
giáp các huyện Nam Đơng và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Phía Nam
giáp hai huyện Điện Bàn, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam. Phía Đơng giáp quận
Cẩm Lệ, Liên Chiểu–thành phố Đà Nẵng. Phía Tây giáp huyện Đơng Giang
của tỉnh Quảng Nam. Xã Hịa Phong, huyện Hịa Vang có hệ thống đường
giao thơng đối ngoại và nội vùng trên địa bàn huyện tương đối thuận tiện.
Quốc lộ 1A là đường giao thông huyết mạch Bắc – Nam chạy t ừ Cầu Đỏ qua
các xã Hoà Châu và Hoà Phước; quốc lộ 14B chạy qua các xã Hoà Khương,
Hoà Phong, Hoà Nhơn nối Quảng Nam với Đà Nẵng; tuyến đường tránh Nam
Hải Vân đi qua các xã Hoà Liên, Hoà Sơn, Hoà Nhơn .
Vị trí địa lý và điều kiện giao thơng thuận lợi là mộ t điều kiện quan
trọng để Hoà Vang khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân
lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn cũng như lâu dài.
1.1.2. Khí hậu
Khí hậu Hồ Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển
hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo
dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng
có những đợt rét mùa đơng nhưng khơng đậm và khơng kéo dài. Nhiệt độ
trung bình hàng năm là 25.80C cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, với nhiệt độ
trung bình 28–30°C; thấp nhất vào các tháng 12; 1; 2; trung bình 18–23°C.
4


Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gầ n 1,500m, nhiệt độ trung bình khoảng
20°C. Độ ẩm khơng khí trung bình hàng năm là 82%, lượng mưa trung bình
hàng năm khoảng 1,800 mm, mưa lớn thường tập trung vào hai tháng 10 và
11 gây lũ lụt, ngập úng cho vùng đất thấp.

Tuy nhiên có những năm lượng mưa thấp, như năm 2013 đạ t
1,375.1mm gây thiếu nước cho sản xuất nơng nghiệp và đời sống. Các hướng
gió thịnh hành là gió mùa Đơng Bắ c từ tháng 11 đến tháng 2; gió mùa Đơng
Nam và Tây Nam vào tháng 5 đến tháng 7. Huyện thường xuyên bị chịu ảnh
hưởng của bão, trung bình hàng năm có 1 – 2 cơn bão đi qua, hai năm thường
có một cơn bão lớn .
1.1.3. Đặc điểm địa hình
- Địa hình: Hồ Vang có 3 loại địa hình là miền núi, trung du và đồng
bằng. Đất đai có nguồn gốc chủ yếu đá biến chất, đất đỏ vàng ... phát triển
trên các đá mẹ như mắc –ma, gra–phit. Địa hình đất đai của vùng này thích
hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp và du lịch. Vùng tru ng du:
chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 50 đến 100m, xen kẽ là những
cánh đồng hẹp, bao gồm các xã Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Sơn, Hoà
Nhơn với diện tích 11,170ha, chiếm 15.74 % diện tích tồn huyện; phần lớn
đất đai bị bạc màu, xói mịn trơ sỏi đá, chỉ có rất ít đất phù sa bồi tụ hàng năm
ven khe suối. Địa hình và đất đai ở vùng này phù hợp cho việc trồng các cây
cạn, có nhu cầu nước ít, chịu được hạn như hoa màu, cây ăn quả. Vùng đồng
bằng: bao gồm ba xã Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Phước với tổn g diện tích là
3,087 ha, chiếm 4.37% diện tích tự nhiên. Đây là vùng nằm ở độ cao thấp từ
2–10m, hẹp nhưng tương đối bằng phẳng. Đất phù sa ven sông và đất cát là
hai loại đất đặc trưng của vùng, thích hợp cho việc trồng lúa ,raumàu. Tuy
nhiên, có yếu tố khơng thuận lợi là do địa hình thấp, khu vực này thường bị
ngập lụt trong những ngày mưa lũ lớn.

5


- Hệ thống sơng ngịi của Hồ Vang bao gồm các sơng chính là sơng Cu
Đê, sơng n, sơng Túy Loan, sông Vĩnh Điện; một số sông nhỏ là sông Tây
Tịnh, Quá Giángvà hệ thống nhiều ao hồ tự nhiên. Nhìn chung chất lượng

nước các sơng đều đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương, trừ
sông Cẩm Lệ và sông Cu Đê bị nhiễm mặn thủy triều vào thời gian mùa khô
từ tháng 5 đến tháng 6. Về nước ngầm: Theo đánh giá sơ bộ, Hoà Vang có trữ
lượng nước ngầm lớn, mực nước ngầm cao. Trong tương lai có thể sử dụng
nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất nông n ghiệp và các ngành kinh tế khác .
Nhìn chung, các điều kiện khí hậu và thuỷ văn của huyện Hồ Vang có nhiều
thuận lợi, song cũng có nhiều khó khăn như hạn hán, lũ lụt gây ảnh hưởng
không nhỏ đối với sản xuất, đời sống của nhân dân; gây hư hại các cơng trình
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
1.1.4. Diện tích – dân số
Theo số liệu thống kê năm 2013, diện tích tự nhiên huyện Hịa Vang là
734.89km2, dân số trung bình 1 26,215 người, mật độ dân số 172 người/km2.
Tổng diện t ích đất nơng nghiệp là 64,879.5 ha, đất phi nông nghiệp
7,726.2 ha và đất chưa sử dụng là 883.1 ha. Diện tích trồng rau các loại là 606
ha, năng suất đạt 129.1 tạ/ha, sản lượng 7,823.6 tấn trong năm 2013. Xã Hịa
Phong có diện tích tự nhiên hơn 18.59km2, tồn xã có 15 thơn, dân số 16,259
khẩu; 4,140 hộ, trong đó có hơn 70% hộ sản xuất nơng nghiệp [28].
1.1.5. Tổng quan về vùng trồng rau chuyên canh Túy Loan
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển Nông thôn mới,
đồng thời tạo việc làm và ổn định thu nhập cho người nôn g dân và tạo sản
phẩm "rau sạch" đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và đảm bảo về an toàn thực phẩm,
ngày 11/10/2011, Hợp tác Xã dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an tồn đã được
thành lập tại thơn Túy Loan, Xã Hịa Phong, Huyện Hịa Vang, Thành phố Đà
Nẵng với diện tích quy hoạch lên đến 20 ha, tuy nhiên hiện nay có 8 ha đã
được đưa vào sản xuất với sự tham gia 40 hộ thuộc quản lý của hợ p tác xã và
6


30 hộ sản xuất tự do. Hợp tác xã d ịch vụ rau Túy Loan được đầu tư các mơ
hình sản xuất theo chuẩn VietGap với đa dạng các loại rau quả như dưa leo,

bí đao, sắn, khổ qua, Cải xanh, rau muống... Bên cạnh đó, trong chương trình
xây dựng Nơng thơn mới của Hịa Vang, huyện đã hỗ trợ cho Hợp tác xã 01
máy làm đất cầm tay trị giá 20 triệu đồng trong khâu làm đất, hỗ trợ giống rau
tạo điều kiện cho các hộ xã viên sản xuất, xây dựng 10 đường bê–tông với
tổng chiều dài 1,200m; 1 khu nhà sơ chế, đóng gói sản phẩm, nhà vòm trồng
rau, nhà trưng bày sản phẩm, hệ thống thủy lợi, thu gom và xử lý nước thải và
hệ thống điện hạ thế; tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đạt 12.8 tỷ đồng. Ngoài
ra, nơi đây được hỗ trợ miễn phí một phần giống, phân bón, thuốc trừ sâu
thường xuyên.Hằng tháng có các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác nơng nghiệp,
biện pháp trừ sâu hại.
Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã xác định Túy Loan là vùng rau an
toàn trọng điểm của Đà Nẵng, được trồng theo tiêu chuẩn VietG AP. Qua quá
trình điều tra, phỏng vấn và khảo sát thực tế tại vùng nghiên cứu, nhận
thấychứng nhận tiêu chuẩn chỉ là trên giấy tờ ,sản phẩm rau không được sản
xuất, thu hoạch, sơ chế đúng theo quy định kỹ thuật về rau an toàn. Nhà sơ
chế được xây lên nhưng không hoạt động, sản phẩm không được bao gói,
kiểm nghiệm chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Các hộ dân tại
đây chủ yếu hạt động tự do, rau sản xuất ra chưa có nơi tiêu thụ ổn định, chủ
yếu tiêu thụ ở thị trường nhỏ, hợp tác xã chỉ hỗ trợ được 2% đầu ra, còn lại
người dân phải tự thu hoạch và vận ch uyển rau tới các chợ bán cho các tiêu
thương hoặc bán cho các thương lái. Như vậy, quy trình trồng trọt và đưa sản
phẩm ra thị trường vẫn chưa tuân thủ đúng theo quy trình trồng rau an toàn
theo tiêu chuẩn VietGAP.

7


Hình 1.1. Sơ đồ vùng trồng rau chun canh thơn Túy Loan, xã Hòa
Phong, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng
1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ ĐÁNH

GIÁ Ô NHIỄM VÀ RỦI RO DO KLN TRONG RAU XANH
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Nhận thấy vấn đề an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường là những
vấn đề môi trường cấp bách hiện nay, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên trên thế giới. Ở các nước như: Trung Quốc, Bangladesh, Nigeria , Ấn
Độ.... có rất nhiều các nghiên cứu đánh giá hàm lượng KLN trong đất, nước
và thực phẩm cũng như đánh giá rủi ro sức khỏe do sự tích lũy KLN trong
thực phẩm gây ra cho con người thông qua tiêu thụ.
Năm 2009, Hao Xiu–Zhen và cộng sự nghiên cứu hệ số chuyển kim loại

8


từ đất vào thực vật ở miền nam tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Kết quả nghiên
cứu của 30 mẫu đất và 32 mẫu rau cho thấy các mẫu đất có khoả ngpH: 4.25 –
7.85; độ dẫn điện (EC): 0.24 – 3.42 dS m-1; hàm lượng Zn trong đất dao động
trong khoảng 66.9 – 102 mg/kg; hàm lượng Cu trong đất nằm trong khoảng
26 – 44.6 mg/kg; hàm lượng Pb trong đất dao động từ 32 – 46.9 mg/kg. Có 4
mẫu đất có chứa Cu và hai mẫu chứa Zn cao hơn so với quy định hàm lượng
kim loại trong đất ở Trung Quốc. Có một mẫu rau chứa Pb vượt tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn thực phẩm Trung Quốc [53].
Năm 2009, Song Bo và cộng sự đánh giá rủi ro sức khỏe của KLN
trong rau trồng tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Nhóm tác giả tiến hành xác định
hàm lượng 7 kim loại trong rau từ 416 mẫu, kết quả hàm lượng KL trung bình
của As, Cd, Cr, Cu, Ni, Pb và Zn tương ứng là 0.013; 0.010; 0.023; 0.51;
0.053; 0.046 và 2.55 mg/kg (trên cơ sở trọng lượng khô). Hàm lượng KL
trong rau trồng ngoài đồng ruộng đều ca o hơn rau trồng trong nhà kính ngồi
trừ Zn. Tác giả tính tốn lượng rau tiêu thụ hằng ngày EDI của trẻ em, người
lớn và người trung niên từ đó đánh giá rủi ro sức khỏe dựa vào chỉ số THQ,
giá trị THQ đều nhỏ hơn 1 với tất cả các nhóm tuổi, chứng tỏ khơng có bất kỳ

rủi ro sức khỏe nào đối với người dân tiêu thụ rau trồng tại đây [32].
Tới năm 2011, Odoh Rapheal và cộng sự đã đánh giá ô nhiễm kim loại
nặng của một số loại rau khi sử dụng nước tưới từ sông Benue ở Nigeria, kết
quả của nghiên cứu cho thấy giá trị pH dao động từ 6.5 – 7.2; hàm lượng Zn
trong đất nằm trong khoảng 20.67 – 29.73 mg/kg; hàm lượng Cu dao động
trong khoảng 12.1 – 18.6 mg/kg; hàm lượng Pb trong đất dao động từ 5.8 –
8.1 mg/kg; hàm lượng Cd dao động trong khoảng 0.62 – 0.92 mg/kg. Vậy
khơng có kim loại nào trong đất vượt q TCC P[47].
Tháng 7/2011, Zhan–Jun Xue và cộng sự đã đánh giá rủi ro sức khỏe của
các kim loại nặng trong phần ăn được của các loại rau được trồng ở vùng đất
tưới tiêu bằng nước thải, vùng ngoại ô TP. Bảo Định, Trung Quốc. Nồng độ
9


trung bình của nguyên tố Zn trong đất tưới bằng nước thải là cao nhấ t (153.77
mg/kg). Tiế p theo là Pb (38.35 mg/kg), Cu (35.06mg/kg), Ni (29.81 mg/kg)
và Cd (0.22 mg/kg). Khi phân tích mẫu rau thì tác giả nhận thấy các kim loại
nặng Cd, Zn và Ni đều vượt quá giới hạn cho phép; mặc dù chỉ số rủi ro sức
khỏe HRI thì cho kết quả đề nhỏ hơn 1 nhưng nếu thường xuyên tiêu thụ các
loại rau ô nhiễm KLN thì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người là
rất cao. Cần theo dõi định kỳ, kết hợp với việc sử dụng các loại công nghệ xử
lý ô nhiễm để giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động đến sức khỏ e con
người[54].
Trong khi Chunling Luo và cộng sự (2011) đã đánh giá ô nhiễm kim
loại nặng trong đất và rau gần khu xử lý chất thải điện tử ở Trung Quốc. Kết
quả cho thấy hàm lượng Zn dao động trong khoảng 41 – 227 mg/kg; hàm
lượng Zn trong rau Tần ô là lớn nhất 227 mg/kg, rau Xà lách: 172 mg/kg.
Hàm lượng Cu dao động từ 11 – 44.3 mg/kg; hàm lượng Cu ở trong rau Tần ô
18,9 mg/kg, rau Xà lách 23.2 mg/kg. Hàm lượng Pb trong rau nằm trong
khoảng 1.21 – 14.4 mg/kg, hàm lượng Pb trong rau Tần ô 4.34 mg/kg, rau Xà

lách 8.59 mg/kg, hàm lượng Cd dao động từ 0.4 – 3.66 mg/kg, hàm lượng Cd
trong rau Tần ô: 3.11 mg/kg; rau Xà lách: 4.22 mg/kg. Như vậy hàm lương
Zn, Pb trong rau đã vượt quá TCCP [43].
Trong năm 2012, G. A. Boamponsem và cộng sự đã đánh giá hàm
lượng KLN trong rau Xà lách được tưới tiêu bằng nước thải từ mỏ khai
khoáng tại Nagodi (Ghana). Kết quả cho thấy hàm lượng Zn trong rau Xà lách
dao động trong khoảng 2.556 – 7 mg/kg; Cu: 0.036 – 0.129 mg/kg. Hàm
lượng Pb trong tất cả các mẫu rau Xà lách đều nhỏ hơn 0.005 mg/kg; Cd nhỏ
hơn 0.002 mg/kg. Hàm lượng KLN trong rau Xà lách đều thấp hơn tiêu chuẩn
cho phép của WHO/FAO[33].
Năm 2013, Abraha Gebrekidanđánh giá độc tính của kim loại nặng tích
lũy trong rau và trái cây ở sông Ginfel gần Sheba Tannery, Tigrat, bắc
10


Ethiopia cho thấy, hàm lượng Zn cao nhất trong đất trồng Bắp cải và Ớ t
xanh: 61.2 mg/kg; thấp nhất ở đất trồng rau Diế p: 22.2 mg/kg tại Laelay
Wukro. Hàm lượng Cu dao động trong khoảng 8 – 30.5 mg/kg, hàm lượng
Cu trong đất trồng cà chua ở Tahtay Wukro: 26.7 mg/kg còn trong đất trồng
ớt xanh là 21.7 mg/kg. Hàm lượng Pb trong đất lớn nhất ở đất trồng Bắp cải
tại Laelay Wukro: 5 mg/kg thấp nhất ở đất trồng Ớt xanh tại Tahtay Wukro: 3
mg/kg, hàm lượng Pb trong rau Diếp: 4 mg/kg. Như vậy nồng độ kim loại
nặng trong nước thấp hơn so với giới hạn cho phép nhưng nồng độ ở trong
mẫu đất và rau cao hơn giới hạn cho phép [37].
1.2.2. Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam cũng có một số đề tài đánh giá ô nhiễm kim loại nặng
trong đất và rau tại một số vùng trồng rau chuyên canh lớn ở các tỉnh thành
phố như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thái Nguyên,…
Năm 2006, đề tài nghiên cứu của Võ Văn Minh về hàm lượng Cadmium
trong một số loài rau Cải và trong đất trồng rau tại phường Hòa Hiệp , quận

Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng cho thấy, hà m lượng Cd trong đất trồng rau
Cải xanh, cải ngọt và Cải trắnglần lượt dao động trong khoả ng 0.1142 –
0.1174 mg/kg; 0.1140 – 0.1172 mg/kg; 0.1139 – 0.1167 mg/kg. Hàm lượng
Cd trung bình trong Cải xanh: 0.0079 mg/kg, Cải ngọt: 0.0129 mg/kg; Cải
trắ ng: 0.0065 mg/kg. Như vậy hàm lượng Cd ở trong đất và rau đều không
vượt quá TCCP [14].
Năm 2007, đề tài nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong
rau xanh ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Ngọc Ẩn và
Dương Thị Bích Huệ.Tác giả phân tích 4 kim loại nặng (Cu, Zn, Cd, As)
trong 33 loại rau được trồng tại 14 xã thuộc 3 huyện: huyện Hốc Mơn, Bình
Chánh và Củ Chi. Mẫu rau Cải xanh phân tích tại 2 xã Tân Thới Nhì và Đơng
Thạnh, huyện H óc Mơn có hàm lượng Cu lần lượt là 0.377 và 0.260 mg/kg,
Zn là 6.12 và 1.75 mg/kg, Cd là 0.037 và 0.064 µg/kg, hàm lượng As là 8.42
11


và 0.558 µg/kg. Tuy hàm lượng KLN trong 61 mẫu đều khơng vượt QCVN
nhưng có một số mẫu có hàm lượng KLN khá lớn, nếu sử dụng thường
xuyên sẽ gây nên q trình tích lũy sinh học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người[2].
Một n ghiên cứu khác của Phạm Ngọc Thụy và cộng sự (2006) đánh
giá hiện trạng 4 KLN: Hg, As, Pb, Cd trong đất, nước và một số rau trồng
trên khu vực huyện Đông Anh – Hà Nội. Kết quả, sự nhiễm độc Hg chủ
yếu ở trong nước nơng nghiệp, trong đất và rau trồng ít có trường hợp ô
nhiễm nguyên tố này. Nhiều mẫu đất, nước bị ơ nhiễm ngun tố Pb và có
sự liên quan tương đối chặt chẽ giữa sự ô nhiễm Pb trong đất, nước với rau
trồng: hầu hết các mẫu rau bị ô nhiễm Pb đều liên quan đến nguồn đất trồng
hoặc nước tưới bị ô nhiễm nguyên tố này. Hàm lượng Cd trong đất đều ở
mức an toàn, ngược lại đã có nhiều mẫu nước đã bị ơ nhiễm Cd. Hầu hết các
mẫu rau bị ô nhiễm Cd đều xuất phát từ nguồn n ước đã bị ô nhiễm nguyên

tố này[24].
Cũng trong một nghiên cứu khác của Nguyễn Xuân Hải và Ngô Thị
Lan Phương (2010) đã đánh giá sự phân bố, nguồn gốc các kim loại nặng
trong môi trường đất và trầm tích ở vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội, kết
quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng các kim loại nặng xác định tại các khu
vực nghiên cứu đều đat tiêu chuẩn cho phép trừ Cd (trong 04 mẫu ở Vĩnh
Quỳnh và 01 mẫu ở Hoàng Liệt), Cu (trong 02 mẫu ở Vĩnh Quỳnh). Hàm
lượng các kim loại phát hiện trong trầm tích cao hơn trong mẫu đất. Mức độ
linh động của các nguyên tố kim loại nặng trong đất và trầm tích giảm dần
theo thứ tự sau: Cd > Cu > Mn > Pb > Zn > As > Co > Ni > Fe > Cr > Hg.
Nguồn gây ơ nhiễm mơi trường đất và trầm tích có thể do sử dụng nước thải,
bùn thải chịu ảnh hưởng của một số ngành cơng nghiệp và phân bón hóa học
trong thời gian dài [7].

12


Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hân (2010) đã xác định hàm lượng cadimi
và chì trong một số loại rau xanh tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Kết
quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng Pb trong rau dao động trong khoảng
0.0229 – 0.1895 mg/kg, hàm lượng Pb lớn nhất ở trong rau Giấ p cá: 0.1895
mg/kg, nhỏ nhất ở Bắp cải: 0.0229 mg/kg ở rau Xà lách: 0.0488 mg/kg; ở
rau Mồng tơi: 0.0737 mg/kg, hàm lượng Cd nằm trong khoảng 0.0185 –
0.1213 mg/kg giá trị Cd lớn nhất ở rau Cả i thìa: 0.1213 mg/kg, nhỏ nhất ở
rau Xà lách: 0.0185 mg/kg, trong rau Mồng Tơi: 0.0949 mg/kg. Hàm lượng
các kim loại Cd và Pd trong rau đều dưới mức cho phép theo TCVN46/2007
QĐ-BYT[9].
Năm 2012, nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương và cộng sự xác định
hàm lượng một số KLN trong môi trường đất và nước vùng canh tác nông
nghiệp (hoa - rau - cây ăn quả) tại xã Phú Diễm và xã Tây Tựu (Hà Nội), kết

quả cho thấy đa số hàm lượng các KLN đều nằm trong giá trị cho phép của
QCVN cho nước tưới thủy lợi, tuy nhiên trong môi trường đất tại một số điểm
quan trắc có hàm lượng KLN As và Cu trung bình lần lượt là 76.5 mg/kg và
14.7 mg/kg, vượt ngưỡng cho phép của QCVN, tác giả cho rằng việc thâm
canh cao các loại cây trồng làm phát sinh các vấn đề mơi trường như tăng dư
lượng hóa chất trong mơi trường đất, nước và nông sản [12].
Như vậy ở Việt Nam ô nhiễm KLN ở trong đất và rau đang là một vấn
đề cấp thiết cần được quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hàm lượng
KLN trong đất và rau đã vượt quá TCCP nhất là những vùng chịu ảnh hưởng
của các khu công nghiệp, các làng nghề, mỏ khai thác, từ q trình canh tác
thâm canh,… Chính vì vậy cần có nhiều nghiên cứu hơn về mức độ ơ nhiễm
KLN trong đất và rau cũng như những ảnh hưởng sức khỏe đến con người để
có những biện pháp xử lý kịp thời.
Trên đối tượng là rau rau C ải xanh, có một số nghiên cứu nước ngồi đã
đánh giá hàm lượng KLN và rủi ro sức khỏe khi tiêu thụ, tuy nhiên ở Việt
13


Nam các nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá hàm lượng, hầu như
chưa có nghiên cứu nào đánh giá rủi ro sức khỏe do KLN đối với người tiêu
thụ trên đối tượ ng rau Cải xanh, trong khi Cải xanh là một loại rau trồng phổ
biến, lại có khả năng tích lũy KLN khá tốt, nhất là Cd một nguyên tố rất độc.
Nghiên cứu này củ a chúng tôi sẽ đánh giá mức độ ô nhiễm KLN và nguy cơ
rủi ro sức khỏe khi tiêu thụ rau C ải xanh trồng tại vùng trồng rau chuyên canh
Túy Loan dựa vào hàm lượng KLN trong rau và lượng tiêu thụ hằng ngày.
1.3. ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG
Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn
5g/cm3.Kim loại nặng dễ dàng xâm nhập vào thực vật thông qua hệ rễ cùng
với các nguyên tố khác. Hàm lượng của chúng phụ thuộc vào loại cây trồ ng,
khả năng cung cấp và các tính chất của đất. Hàm lượng các KL cũng phụ

thuộc vào thời kỳ sinh trưởng củ a cây. Các nguyên tố KL lắng trong đất, được
hấp thụ và tích lũy vào các bộ phận của cây là 1 trong quá trình quan trọng
làm KL đi vào chuỗi thức ăn[4].
1.3.1. Chì – Pb
Chì là ngun tố thuộc nhóm IV trong bảng hệ thống tuần hồn các
ngun tố hóa học. Chì có 2 trạng thái oxy hóa bền là Pb(II) và Pb(IV)và có 4
đồng vị bền là

204

Pb, 206Pb, 207Pb, 208Pb. Chì là KLN có màu xám xanh –trắng

sau khi mới cắt, nhưng nó nhanh chóng bị xỉn màu đến một màu xám đục khi
tiếp xúc với khơng khí. Chì có tính mềm, dễ cán mỏng, dễ cắt và dễ định hình.
Trong mơi trường, Pb chủ yếu tồn tại dưới dạng ion Pb 2+ trong các hợp
chất vô cơ và hữu cơ. Nguồn phát thải Pb vào môi trường đất là từ hoạt động
của núi lửa, khói thải xe cộ, nhà máy sản xuất các hợp chất có chứa Pb, từ
cơng nghiệp khai mỏ chì và luyện kim quặng chì, từ việc sử dụng lại bùn cống
làm phân bón trong nơng nghiệp và một số nguồn khác.

14


Chì tồn tại trong dung dịch mơi trường đất, trên những bề mặt hấp thụ
của các hạt mùn sét trao đổi tạo phức, dạng kết tủa, liên kết với Fe – Mn oxit
thứ cấp, dạng kiềm cacbonate và trong mạng tinh thể aluminsilicate. Tuy
nhiên, phần quan trọng nhất là chì trong dung dịch đất vì đây là nguồn mà
thực vật có thể hấp thụ một cách trực tiếp. Dạng tồn tại của Pb tùy thuộc vào
tính chất đất và pH, Pb trong đất không vôi là Pb(OH) 2, Pb(PO4)2,
Pb5(PO4)3OH. Trong đất vơi, chì chủ yếu tồn t ại ở dạng Pb(CO)3, phức trung

hịa và dạng cation chì. Trong đất axit, chì ở dạng phức hữu cơ. Trong đất ơ
nhiễm nặng, chì tồn tại dạng phức chì hữu cơ cao phân tử và tỉ lệ này càng lớn
trong đất có pH cao.
Tác hại của chì với mơi trường và sinh vật: Chì l à một chất gây ơ nhiễm
mơi trường đất, nước, khơng khí và nhất là phân bố rộng rãi trong nhiều khu
vực. chì đi vào đất từ nhiều nguồn khác nhau, chì tồn tại lâu dài và khả năng
tích lũy của chì làm nó trở thành một độc chất nguy hiểm trong mơi
trường.Chì l à một chất độc đối với động vật. Nó gây tổn thương hệ thần kinh
và gây rối loạn não, quá nhiều cũng gây ra rối loạ n dẫn máu trong động vật có
vú.
Tác hại của chì với con người:
- Nhiễm độc cấp tính: Trẻ em có nồng độ chì trong máu vượ t q 80
µg/100mlthườn g kèm đau bụ ngsau đó li bì ngủ lị m, chán ăn, nhợt nhạt (do
thiếu máu). Trẻ có thể lên cơn co giật mê man gọi hỏi không biết gì và chết do
não bị phù nề và suy thận trong những trường hợp rất nặng. Ở người lớn,
trưởng thành, triệu chứng nhiễm độc thường xuấ t hiện khi nồng độ chì vượt
q 80µg/100ml máu trong thời gian một tuần và biểu hiện như đau bụng, đau
đầu, cáu gắt kích thích, đau các khớp, mệt mỏi, thiếu máu, viêm dây thần kinh
vận động ngoại biên, trí nhớ kém và mất khả năng tập trung tư tưởng.
- Nhiễm độc mãn tính: Trẻ em có độ chì trong máu từ 30 µg/100ml máu
trở lên, người lớn nếu tiếp xúc kéo dài và nồng độ chì trong máu thấp hơn, có
15


khi từ 7–35µg/100ml sẽ tác hại đến cơ quan tạo máu , thần kinh ngoại biên,
tổn thương ống thậ n, động mạch thận biến đổi, xơ hóa sẽ lan tỏa quanh ống
thận, bệnh thận mãn tính khơng hồi phục; tăng huyết áp, viêm cơ tim, suy
giảm chức năng tuyến giáp, thượng thận.
1.3.2. Cadimium – Cd
Cadimi thuộc nhóm II B của bảng phân loại tuần hoàn và là một kim loại

quý hiếm. Cadimi là kim loại màu trắng bạc nhưng trong khơng khí ẩm,
chúng dần dần bị bao phủ bởi màng oxit nên mất ánh kim.
Nguồn ơ nhiễm chính của Cd là do hoạt động khai thác mỏ, việc nấu
chảy Cd và Zn, sự ơ nhiễm khí quyển từ những khu cơng nghiệp, việc xử lý
rác thải có chưa Cd như: sự thiêu hủy những vật bằng nhựa và pin, rác nước
cống thấm vào đất, việc đốt những nhiên liệu hóa thạch.
Quan hệ của Cd đối với thực vật: tính chất hóa học của đất có ảnh hưởng
đến tác động của Cd đối với thực vật và cây trồng thông qua dây chuyền thực
phẩm (rau, củ, quả, gạo,…) sẽ lại ảnh hưởng khơng nhỏ đến sức khỏe con
người. Sự tích lũy Cd ở nhóm cây thực phẩm ở mức cao là nguyên nhân lớn
làm gia tăng ngộ độc thực phẩm.
Tác hại của cadimi:
- Nhiễm độc cấp tính: Nếu hít phải cadimi một lượng lớn, người nhiễm
độc bị kích thích hơ hấp nặng gồm có đau ngực, khó thở, xanh tím, sốt, rét
run, tim đập nhanh, có thể viêm phổi hóa chất, chết do phù phổi. Nếu ăn phải
một lượng lớn, người bệnh buồn nôn, nôn nhiều, đau bụng, tăng tiết nước dãi,
rối loạn dạ dày, tá tràng, co cứng cơ bụng và ỉa chả y; suy thận. Liều uống một
lần gây chết từ 350 đến 8900mg.
- Nhiễm độc mãn:tổn thương thận nặng, phổi (khí thũng, tắc nghẽn phổi,
xơ hóa kẽ lan tỏa, mất khứu giác), tổn thương xương (mềm xương, bị mất
chất khoáng d ễ gâygãy xương),đau loét niêm mạc mũi, răng vàng, phế nang
bị dãn, thiếu máu.
16


×