Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Điều tra nhận thức của chủ cơ sở thu mua phế liệu về hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn phường Hòa An, quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 56 trang )





ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG



NGUYỄN QUẾ PHI




ĐIỀU TRA NHẬN THỨC VỀ HOẠT ĐỘNG
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA CHỦ CƠ SỞ
THU MUA PHẾ LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN
PHƢỜNG HÕA AN, QUẬN CẨM LỆ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP









Đà Nẵng - Năm 2015






ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG




NGUYỄN QUẾ PHI




ĐIỀU TRA NHẬN THỨC VỀ HOẠT ĐỘNG
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA CHỦ CƠ SỞ
THU MUA PHẾ LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN
PHƢỜNG HÕA AN, QUẬN CẨM LỆ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trƣờng



Người hướng dẫn: TS. CHU MẠNH TRINH





Đà Nẵng - Năm 2015




LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đề tài: “Điều tra nhận thức về hoạt động bảo vệ môi
trường của các chủ cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn phường Hòa An,
quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” là kết quả nghiên cứu của tác giả. Các số
liệu nghiên cứu, kết quả điều tra, kết quả phân tích trung thực, chưa từng được
công bố. Các số liệu liên quan được trích dẫn có ghi chú rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu kết quả là sản phẩm kế thừa hoặc đã
công bố của người khác.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2015
Tác giả


Nguyễn Quế Phi















LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi nhận đƣợc sự hƣớng dẫn rất nhiệt tình của
Thầy TS. Chu Mạnh Trinh, Phó trƣởng Phòng Nghiên cứu và Phát triển, Ban
Quản lý Khu Bảo tồn Biển Cù Lao Chàm. Nhân dịp này, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng
biết ơn chân thành nhất tới thầy.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ quý
báu của các thầy cô trong Khoa Sinh – Môi trƣờng, Đại học Sƣ phạm, Đại học
Đà Nẵng và sự hỗ trợ nhiệt tình của các chủ cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn
phƣờng Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Tôi xin chân thành cảm ơn
tất cả những giúp đỡ quý báu đó.

Đà Nẵng, ngày 04 tháng 5 năm 2015
Tác giả


Nguyễn Quế Phi


MỤC LỤC
CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 8

DANH MỤC BẢNG 1
DANH MỤC HÌNH ẢNH 1
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa của đề tài 2
CHƢƠNG 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 3
1.1.1 Các khái niệm 3
1.1.2 Chất thải rắn sinh hoạt tại Đà Nẵng 3
1.2 TÁI CHẾ PHẾ LIỆU 4
1.2.1 Định nghĩa và lợi ích của tái chế 4
1.2.2 Các quy định về quản lý phế liệu tại Việt Nam 5
1.2.3 Các quy định của nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trong nhập khẩu phế
liệu 6
1.2.4 Hiện trạng môi trƣờng tại các điểm thu mua phế liệu 8
1.3 TÌNH HÌNH KINH DOANH PHẾ LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM
LỆ 8
CHƢƠNG 2 10
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 10
2.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 10
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11


2.3.1 Tìm hiểu các quy định về việc bảo vệ môi trƣờng đối với các cơ sở thu
mua phế liệu 11
2.3.2 Điều tra nhận thức của các chủ cơ sở thu mua phế liệu về hoạt động
bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu 11

2.3.3 Đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức cho chủ các cơ sở thu mua phế
liệu về hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu 11
2.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 12
2.4.2 Phƣơng pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi 12
2.4. 3 Phƣơng pháp thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft
excel. 13
CHƢƠNG 3 14
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 14
3.1 CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH PHẾ LIỆU 14
3.2 NHẬN THỨC CỦA CHỦ CÁC CƠ SỞ THU MUA PHẾ LIỆU VỀ
HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ THU MUA PHẾ
LIỆU. 15
3.2.1 Mức độ “biết” của các chủ cơ sở thu mua phế liệu về hoạt động bảo vệ
môi trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu 15
3.2.2 Mức độ “hiểu” của các chủ cơ sở thu mua phế liệu về hoạt động bảo
vệ môi trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu 19
3.2.3 Mức độ “ chấp nhận” của các chủ cơ sở thu mua phế liệu về hoạt động
bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu 23
3.2.4 Mức độ “thực hiện” của các chủ cơ sở thu mua phế liệu về hoạt động
bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu 25
3.2.5 Mức độ duy trì việc áp dụng các hoạt động bảo vệ môi trƣờng trong cơ
sở thu mua phế liệu 30


3.2.6 Đánh giá mức độ nhận thức của chủ các cơ sở thu mua phế liệu về hoạt
động bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu 30
3.2.7 Đề xuất biện pháp giải quyết 32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35

1 KẾT LUẬN 35
2 KIẾN NGHỊ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHỤ LỤC 1 40
PHỤ LỤC 2 45








CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CTNH: Chất thải nguy hại
CTR : Chất thải rắn
SXKD : Sản xuất kinh doanh
GTGT : Giá trị gia tăng
UBND : Ủy ban nhân dân
CKBVMT : Cam kết bảo vệ môi trƣờng
TMPL : Thu mua phế liệu







DANH MỤC BẢNG

Số hiệu
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1.
Danh sách các chủ cơ sở thu mua
phế liệu đƣợc phỏng vấn
10

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu
Tên hình
Trang
Hình 1.1
“ Vòng lặp kín” tái chế làm giảm tiêu thụ nguồn
tài nguyên thiên nhiên và giảm rác thải

5
Hình 3.1
Mức độ biết của chủ các cơ sở thu mua phế liệu
về các quy định đối với hoạt động bảo vệ môi
trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu.
16
Hình 3.2
Tần suất kiểm tra về việc thực hiện các quy định
của pháp luật đối với các cơ sở thu mua phế liệu.
19
Hình 3.3
Mức độ biết của chủ các cơ sở thu mua phế liệu
về các quy định đối với hoạt động bảo vệ môi
trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu.

21
Hình 3.4
Sự lựa chọn của các chủ cơ sở thu mua phế liệu
về việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi
trƣờng cho cơ sở thu mua
24
Hình3.5
Nguyên nhân giải thich sự lựa chọn của các chủ
cơ sở thu mua phế liệu việc áp dụng hay không
áp dụng các hoạt động bảo vệ môi trƣờng cho cơ
25


sở của họ.
Hình 3.6
Mức độ “thực hiện” các hoạt động bảo vệ môi
trƣờng của các chủ cơ sở tại các cơ sở thu mua
phế liệu
26
Hình 3.7
Tỉ lệ các cơ sở thu mua phế liệu thực hiện các
biện pháp xử lý chất thải
28
Hình 3.8
Tỉ lệ cơ sở có cơ sở thu mua tách biệt với nhà ở
29
Hình 3.9
Mức độ chuyển biến nhận thức của chủ cơ sở thu
mua phế liệu về các hoạt động bảo vệ môi trƣờng
tại cơ sở thu mua phế liệu

31
1
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cẩm Lệ là một quận mới đƣợc thành lập vào năm 2005 của thành phố Đà
Nẵng có diện tích tự nhiên là 3.375 ha, dân số đến nay gần 90.000 ngƣời , bao
gồm 06 phƣờng: Khuê Trung, Hoà Thọ Đông, Hoà Thọ Tây, Hoà Phát, Hoà An
và Hoà Xuân.
1

Quận Cẩm Lệ hiện luôn quan tâm đến lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng và đang
phấn đấu trở thành quận môi trƣờng của thành phố Đà Nẵng [10]. Để thực hiện
đƣợc mục tiêu đó thì quận Cẩm Lệ cần phải giải quyết các vấn đề về môi trƣờng
trên địa bàn, trong đó có việc bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu.
Hiện nay, trƣớc hiện trạng các cơ sở thu mua phế liệu mọc lên một cách tự phát
và không đảm bảo các quy định về môi trƣờng UBND quận Cẩm Lệ đã yêu cầu
các cơ sở thu mua phế liệu phải đảm bảo các yêu cầu về diện tích nhà xƣờng, mỹ
quan đô thị, bảo quản phế liệu và các giấy tờ bắt buộc nhƣ: Cam kết bảo vệ môi
trƣờng, giấy phép kinh doanh, chứng nhận phòng cháy chữa cháy [10]. Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở chƣa thực hiện các quy định trên và các chủ cơ sở thu
mua phế liệu cũng chƣa biết hết tất cả các quy định trên[9]. Để có thể đánh giá
đƣợc nhận thức của các chủ cơ sở thu mua phế liệu về các quy định cũng nhƣ
các hoạt động bảo vệ môi trƣờng đối với cơ sở, tôi tiến hành thực hiện đề tài
nghiên cứu “Điều tra nhận thức của chủ cơ sở về hoạt động bảo vệ môi trƣờng
tại các điểm thu mua phế liệu trên địa bàn phƣờng Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành
phố Đà Nẵng”.

1
Website UBND quận Cẩm Lệ, phần giới thiệu, www.cam.danang.gov.vn
2

2 Mục tiêu của đề tài
a. Mục tiêu tổng quát
Tạo tiền đề cho các nghiên cứu về cơ sở thu mua phế liệu sau này và tạo
cơ sở cho hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng cho các
cơ quan quản lý.
b. Mục tiêu cụ thể
Có đƣợc cái nhìn khái quát về mức độ nhận thức của các chủ các cơ sở
thu mua phế liệu đang hoạt động trên địa bàn phƣờng Hòa An, quận Cẩm Lệ,
thành phố Đà Nẵng.
Đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức cho các chủ cơ sở về việc bảo vệ
môi trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu.
3. Ý nghĩa của đề tài
a. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài giúp đánh giá đƣợc tình hình nhận thức của các chủ điểm thu mua
phế liệu về hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu thuộc địa
bàn phƣờng Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
b. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các thông tin cơ bản có gốc gác căn cứ khoa học rõ ràng về mức
độ nhận thức của chủ cơ sở thu mua phế liệu đối với hoạt động bảo vệ môi
trƣờng trong cơ sở thu mua.

3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1.1 Các khái niệm
Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn, đƣợc thải ra ở quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn đƣợc chia
làm hai loại là chất thải rắn thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại[1].
Chất thải rắn sinh hoạt: là chất thải có nguồn phát sinh từ các hoạt động

sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng [4]. Chất thải rắn sinh hoạt hoạt
đƣợc chia làm 3 loại: chất thải rắn vô cơ, chất thải rắn hữu cơ, chất thải nguy hại
[5].
Chất thải nguy hại : là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tƣơng tác với các chất khác gây
nguy hại đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời [6].
1.1.2 Chất thải rắn sinh hoạt tại Đà Nẵng
Việc nắm bắt thành phần của chất thải rắn sinh hoạt có thể giúp nghiên
cứu đánh giá đƣợc khả năng tái chế của chất thải rắn sinh hoạt của Đà Nẵng.
Thành phần rác thải đô thị ở Thành phố Đà Nẵng chiếm tỉ lệ cao nhất là các thực
phẩm thừa và chất thải từ quá trình làm vƣờn (74,65% ) đây là điều kiện khá
thích hợp để chế biến rác thành phân hữu cơ.Tỉ lệ giấy bìa carton (5,16%), bao bì
nilon (11,58%) và các thành phần kim loại , thủy tinh đều chứa tỉ lệ cao có khả
năng tái chế,tái sử dụng cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho một số ngành
công nghiệp tái chế [3].
4
Có thể thấy khả năng tái chế chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng
là tƣơng đối cao vì thế cần nhiều hơn các biện pháp tái chế hoặc tái sử dụng rác
thải mà các cơ sở thu mua ve chai là 1 trong các giải pháp.
1.2 TÁI CHẾ PHẾ LIỆU
1.2.1 Định nghĩa và lợi ích của tái chế
a. Các khái niệm, định nghĩa về tái chế
Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng
để chế biến thành những sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt
và sản xuất.Tái chế bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ
dòng rác, xử ly trung gian, sử dụng vật liệu này để sản xuất các sản phẩm mới
hoặc sản phẩm khác và khôi phục năng lƣợng từ rác thải [4].
Ngoài ra tái chế còn có một số định nghĩa khác. Ví dụ nhƣ Theo CIWMB
– Califomia Intergrated Waste Management Board “Tái chế là cả một quá trình
bao gồm phân loại, thu gom, những chất thải phù hợp với mục đích tái chế và bắt

đầu một quy trình sản xuất mới sản phẩm. Hoặc theo nhƣ định nghĩa của UNEP (
United Nations Enviroment Programmes) thì tái chế còn bao gồm cả các hoạt
động tiếp thị, tạo thị trƣờng cho các sản phẩm sau khi tái chế lại [4].
So sánh các định nghĩa trên ta có thể thấy rằng định nghĩa tái chế trên thế
giới là rộng hơn so với Việt Nam. Trên thế giới việc tái chế bao gồm cả quá trình
phân loại rác thải, thậm chí các sản phẩm sau tái chế phải có đầu ra thì mới mang
đầy đủ ý nghĩa của 2 từ tái chế. Qua định nghĩa về tái chế có thể thấy việc tái chế
trên thế giới là một quy trình hoàn hảo từ phân loại, thu gom, tái chế, bán sản
phẩm tái chế.
5
b. Các lợi ích của tái chế rác thải và phế liệu
Việc tái chế giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, cung cấp nguồn nguyên
liệu thứ cấp có giá trị cho công nghiệp, ngăn ngừa sự phát tán những chất độc
vào môi trƣờng [4]. Giá trị của tái chế trong vòng lặp kín là góp phần giảm thiểu
rác đem đi tiêu hủy, và giảm lƣợng tài nguyên thiên nhiên mà chúng ta tiêu thụ.

Hình 1.1. “ Vòng lặp kín” tái chế làm giảm tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên
nhiên và giảm rác thải
1.2.2 Các quy định về quản lý phế liệu tại Việt Nam
Sau khi ban hành luật môi trƣờng 2014 chính phủ đã đƣa ra nghị định về
nguyên tắc chung trong quản lý chất thải và phế liệu nhƣ sau [2]:
Tăng cƣờng áp dụng các biện pháp về tiết kiệm tài nguyên và năng lƣợng;
sử dụng tài nguyên, năng lƣợng tái tạo và sản phẩm, nguyên liệu, năng lƣợng
sạch thân thiện với môi trƣờng; sản xuất sạch hơn; kiểm toán môi trƣờng đối với
chất thải và các biện pháp khác để phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải.
Phân loại chất thải tại nguồn nhằm mục đích tăng cƣờng tái sử dụng, tái chế,
đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lƣợng.
6
Nƣớc thải phải đƣợc thu gom, xử lý, tái sử dụng hoặc chuyển giao cho đơn
vị có chức năng phù hợp để tái sử dụng hoặc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi

trƣờng trƣớc khi thải ra môi trƣờng. Khí thải phải đƣợc xử lý đạt quy chuẩn kỹ
thuật môi trƣờng tại cơ sở phát sinh trƣớc khi thải ra môi trƣờng.
Nhà nƣớc khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái
sử dụng, tái chế, xử lý chất thải và thu hồi năng lƣợng từ chất thải. Tổ chức, cá
nhân phát sinh chất thải có trách nhiệm nộp phí, giá dịch vụ cho hoạt động thu
gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật.
Khuyến khích áp dụng các công nghệ xử lý chất thải thân thiện với môi
trƣờng. Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải phải tuân theo quy
định của pháp luật.
1.2.3 Các quy định của nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trong nhập
khẩu phế liệu
Theo nghị định chính phủ Số: 38/2015/NĐ-CP ban hành ngày về quản lý
chất thải và phế liệu 24/04/2015 thì tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu
làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Kho lƣu giữ phế liệu nhập khẩu
- Có hệ thống thu gom nƣớc mƣa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại
nƣớc thải phát sinh trong quá trình lƣu giữ phế liệu đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trƣờng.
- Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lƣu giữ phế
liệu đƣợc thiết kế để tránh nƣớc mƣa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm
7
kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu đƣợc tải trọng
của lƣợng phế liệu cao nhất theo tính toán.
- Có tƣờng và vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Có mái che kín nắng, mƣa
cho toàn bộ khu vực lƣu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp
hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.
- Có thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất gồm có bình bọt chữa cháy, cát để
dập lửa), sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hƣớng dẫn thoát hiểm đúng hƣớng dẫn của cơ
quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về
phòng cháy chữa cháy.

b) Bãi lƣu giữ phế liệu nhập khẩu
- Có hệ thống thu gom và biện pháp xử lý nƣớc mƣa đợt đầu chảy tràn qua bãi
phế liệu nhập khẩu và các loại nƣớc thải phát sinh trong quá trình lƣu giữ phế
liệu đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng.
- Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt,
bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu đƣợc tải trọng của lƣợng phế liệu cao
nhất theo tính toán.
- Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lƣu giữ phế liệu.
- Có thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất gồm có bình bọt chữa cháy, cát để
dập lửa) đúng hƣớng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy
theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.
c) Công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
và quy trình quản lý theo quy định.
8
d) Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật
môi trƣờng. Trƣờng hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì
phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
e) Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định.
f) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trƣờng hợp phế
liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng.
1.2.4 Hiện trạng môi trƣờng tại các điểm thu mua phế liệu
Hiện nay việc bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu chƣa đƣợc
quan tâm đúng mức. Việc các cơ sở thu mua phế liệu vi phạm các quy định về
bảo vệ môi trƣờng đƣợc đƣa rất nhiều trên các phƣơng tiện thông tin. Một số ví
dụ cụ thể là vụ việc cơ sở tái chế nhựa ở xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh
Tây Ninh trong quá trình hoạt đã xả thải nƣớc thải trực tiếp ra môi trƣờng gây
ảnh hƣởng đến hoa màu của ngƣời dân. Hay việc Xƣởng phế liệu của ông Lê
Hữu Minh tại phƣờng Tây Vạn, Biên Hòa, Đồng Nai xử lý phế liệu không đảm
gây ô nhiễm môi trƣờng không khí ảnh hƣởng đến ngƣời dân. Thêm vào đó là
nƣớc thải của cơ sở không đƣợc thu gom xử lý mà đƣợc xả thẳng vào kênh gây

lo lắng cho ngƣời dân trong khu vực.
1.3 TÌNH HÌNH KINH DOANH PHẾ LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM
LỆ
Theo thống kê thì hiện nay số lƣợng doanh phế liệu trên địa bàn là
khoảng 65 cơ sở, tập trung nhiều nhất ở phƣờng Hòa An, với các mặt hàng: Sắt,
thép, giấy, vải, nilong, nhựa… Đây là ngành nghề có điều kiện, ngoài giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh, nộp thuế GTGT cơ sở phải có hồ sơ, giấy phép bảo vệ
9
môi trƣờng, phòng cháy chữa cháy theo quy định. Tuy nhiên, hiểu biết của các
cơ sở về ngành nghề kinh doanh cũng nhƣ các quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trƣờng có điều kiện còn hạn chế. Kết quả của việc kiểm tra các cơ sở thu
mua phế liệu vào năm 2014 của UBND quận Cẩm Lệ cho thấy rằng chỉ có
71,4% số cơ sở có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Tỉ lệ cơ sở có giấy cam
kết bảo vệ môi trƣờng là 14,2% [9].

10
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng của nghiên cứu là 10 cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn
phƣờng Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Stt
Tên chủ cơ sở
Địa chỉ của cơ sở
1
Huỳnh Thị Hòa
Số 3, đƣờng Nguyễn Văn Tạo,
2
Phan Thị Nga
Số 7, đƣờng Đàm Văn Lễ

3
Nguyễn Đắc Hạnh
Số 287, đƣờng Tôn Đản
4
Nguyễn Thị Lạc
Số 462, đƣờng Trƣờng Chinh
5
Cao Vũ Tùng
Số 552, đƣờng Trƣờng Chinh
6
Tôn Nữ Thị Yến
Số 153, đƣờng Tôn Đản
7
Nguyễn Thị Thu Nguyệt
Số 165, đƣờng Tôn Đản
8
Phan Thị Hòa
Số 116, đƣờng Tôn Đản
9
Nguyễn Thị Châu
Số 212, đƣờng Tôn Đản
10
Lê Thị Sen
Số 361, đƣờng Tôn Đản
Bảng 2.1. Danh sách các chủ cơ sở thu mua phế liệu đƣợc phỏng vấn

2.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: Địa bàn phƣờng Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
11
Thời gian: tháng 11 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.


2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1 Tìm hiểu các quy định về việc bảo vệ môi trƣờng đối với các cơ
sở thu mua phế liệu
Nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đối với cơ sở
thu mua phế liệu, bao gồm: luật,đề án, quy định…
2.3.2 Điều tra nhận thức của các chủ cơ sở thu mua phế liệu về hoạt
động bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu
Nội dung điều tra nhận thức của các chủ cơ sở thu mua phế liệu về các
hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu sẽ bao gồm các nội
dung điều tra về mức độ biết, mức độ hiểu, mức độ chấp nhận, mức độ thực hiện
và mức độ duy trì các hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở thu mua phế
liệu. Cuối cùng là đánh giá mức độ nhận thức của các chủ cơ sở thu mua phế
liệu về các hoạt động bảo vệ môi trƣờng.
2.3.3 Đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức cho chủ các cơ sở thu
mua phế liệu về hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở thu mua
phế liệu
Sau khi phân tích dữ liệu thu thập, xác định các vấn đề tồn tại, nghiên cứu
đề xuất các biện pháp nâng cao nhận thức của chủ cơ sở thu mua phế liệu về hoạt
động bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu .
12
2.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài. Dữ liệu
thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn chính sau: Các báo cáo và công trình nghiên
cứu trƣớc đây, các tài liệu của địa phƣơng và các tài liệu có sẵn đƣợc đăng tải
trên báo, tạp chí
Thu thập các thông tin có liên quan đến các cơ sở thu mua phế liệu và hoạt
động thu mua phế liệu trong và ngoài nƣớc.
Thu thập các nghiên cứu, các chính sách, chủ trƣơng của quận Cẩm Lệ đối

với các cơ sở thu mua phế liệu đang hoạt động trên địa bàn quận.
Thu thập số liệu về các điểm thu mua phế liệu trên đại bàn phƣờng Hòa
An ( vị trí, tên chủ cơ sở…).
Các thông tin sơ cấp đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp sử dụng bảng hỏi
và quan sát hành vi.
Ngoài ra, nghiên cứu còn tham khảo các mô hình nâng cao nhận thức
nhằm đƣa ra biện pháp nâng cao nhận thức cho các chủ cơ sở thu mua phế liệu
về hoạt động bảo vệ môi trƣờng.
2.4.2 Phƣơng pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Để thu thập thông tin tối đa, phƣơng pháp phỏng vấn bản cấu trúc và
phƣơng pháp phỏng vấn sâu đã đƣợc thực hiện.
Đối tượng phỏng vấn: Các chủ cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn
phƣờng Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
13
Thời gian phỏng vấn: Phỏng vấn đƣợc tiến hành từ 10/3/2015 đến
20/04/2015.
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: bên cạnh phƣơng pháp phỏng vấn bằng bảng
hỏi, thì sử dụng thêm phƣơng pháp phỏng vấn sâu để hiểu rõ, bổ sung và giải
thích cho bảng hỏi, từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp cụ thể, hiệu quả.
2.4. 3 Phƣơng pháp thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm
Microsoft excel.
Sử dụng phần mềm Microsoft excel để thống kê, phân tích dữ liệu, định
lƣợng thông tin từ thông tin sơ cấp thông tin thu thập trực tiếp từ đối tƣợng
nghiên cứu. Từ đó, tổng hợp thông tin và đƣa ra kết luận về việc điều tra nhận
thức.

14
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1 CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VỀ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH PHẾ LIỆU.
Sau khi đƣa ra đề án bảo bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn quận Cẩm Lệ tới
năm 2020 thì các hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng môi trƣờng trên địa bàn
quận Cẩm Lệ luôn đƣợc chú trọng, trong đó có hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại
các điểm thu mua phế liệu. Để cụ thể hóa những hành động đó thì UBND quận
Cẩm Lệ đã ban hành các quy chế, quy định tại địa phƣơng nhằm quản lý chặt chẽ
công tác bảo vệ môi trƣờng tại các điểm thu mua phế liệu. Nội dung các quy chế,
quy định đó thuộc các nhóm nhƣ sau:
1. Quy định về nhà xƣởng : Các nhà xƣởng phải có diện tích từ 100 m
2
trở
lên. Có kết cấu xây dựng kiên cố.
2. Quy định về môi trƣờng và mỹ quan đô thị: Các cơ sở có kho chứa
riêng, có mái che. Không để các phế liệu lấn chiếm các diện tích lòng lề đƣờng.
Có biện pháp xử lý chất thải của cơ sở đúng theo quy định.
3. Quy định về bảo quản phế liệu: Các loại phế liệu phải đƣợc phân loại và
lƣu chứa từng khu riêng biệt. Cách ly các phế liệu dễ dây cháy nổ.
4. Quy định về giấy tờ bắt buộc: Có cam kết bảo vệ môi trƣờng , giấy
phép kinh doanh và chứng nhận phòng chống cháy nổ.
15
3.2 NHẬN THỨC CỦA CHỦ CÁC CƠ SỞ THU MUA PHẾ LIỆU VỀ
HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ THU MUA PHẾ
LIỆU.
Trong nghiên cứu này, nhận thức của các chủ cơ sở thu mua phế liệu về
các hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu đƣợc đánh giá
qua 5 mức độ: Biết, hiểu, chấp nhận, thực hiện và duy trì [8]. Các chủ cơ sở thu
mua không những cần biết các thông tin về vấn đề này mà còn cần hiểu rõ bản
chất, ý nghĩa của nó. Từ đó các chủ cơ sở quan tâm hơn đến các quy định này và
thực hiện các hành vi tích cực, chủ động bảo vệ môi trƣờng tại cơ sở của họ. Đặc
biệt duy trì các hành vi đó trong thói quen hằng ngày tại cơ sở của họ.

Để lƣợng hóa đƣợc mức độ nhận thức của các chủ cơ sở thu mua phế liệu,
nghiên cứu áp dụng công thức tính trung bình cộng cho tỉ lệ phần trăm chủ cơ sở
biết về các quy định trên.
B=
𝐵
(𝑖)
𝑛
𝑖=1
𝑛

Trong đó, n: số lƣợng quy định, quy chế đã ban hành
B(i): tỉ lệ phần trăm chủ cơ sở biết về quy định với số thứ tự i
B: tỉ lệ phần trăm chủ cơ sở nhận thức về các quy định, trên hay là mức
độ nhận thức của chủ cơ sở
3.2.1 Mức độ “biết” của các chủ cơ sở thu mua phế liệu về hoạt động
bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu
Mức độ “biết” của các chủ cơ sở thu mua phế liệu về các quy định của
pháp luật đối với hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở thu mua phế liệu
đƣợc thể hiện qua hình 3.1.

×