ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM THỊ THU HIỀN
THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
CỦA LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC
CƢ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG TỨ LIÊN,
QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Màu booc đô, 5 quyển, 140 trang)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số : 60.90.01.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh
HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM THỊ THU HIỀN
THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
CỦA LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC
CƢ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG TỨ LIÊN,
QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Màu booc đô, 5 quyển, 140 trang)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số : 60.90.01.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao
động trong khu vực phi chính thức cƣ trú trên địa bàn phƣờng Tứ Liên, quận
Tây Hồ, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết
quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố
trong bất kỳ nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Phạm Thị Thu Hiền
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Công tác xã hội
với đề tài “Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực
phi chính thức cƣ trú trên địa bàn phƣờng Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự động viên giúp
đỡ nhiệt tình, tâm huyết của thầy cô và bạn bè.
Để hoàn thành luận văn này, trƣớc tiên tôi xin chân thành cảm ơn Trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Xã
hội học đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại
trƣờng.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Tuấn
Anh – ngƣời đã tâm huyết chỉ dạy thêm cho tôi những tri thức khoa học, nhiệt
tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Uỷ ban nhân dân
phƣờng Tứ Liên, cán bộ phòng văn hóa xã hội, tổ trƣởng các tổ dân cƣ thuộc
cụm 1, cụm 3 và một số lao động trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại địa
bàn phƣờng Tứ Liên.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đồng nghiệp đã
giúp đỡ, chia sẽ, khích lệ, động viên để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong luận văn này không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy
giáo, cô giáo, các bạn và những ngƣời quan tâm đến nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên
Phạm Thị Thu Hiền
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Ý nghĩa của nghiên cứu 5
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu 6
4. Phạm vi nghiên cứu 6
5. Mục tiêu nghiên cứu 6
6. Câu hỏi nghiên cứu 7
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
8. Cấu trúc luận văn 11
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH 12
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 12
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 12
1.2. Một số khái niệm công cụ 20
1.2.1. Bảo hiểm xã hội 20
1.2.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện 21
1.2.3. Khu vực phi chính thức 22
1.3. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện dƣới góc nhìn của lý thuyết xã
hội học 24
1.3.1. Lý thuyết nhu cầu 24
1.3.2. Lý thuyết cấu trúc chức năng 26
1.4. Khái quát về bảo hiểm xã hội tự nguyện 28
CHƢƠNG II: NHU CẦU VÀ THỰC TẾ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ
HỘI TỰ NGUYỆN CỦA LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC PHI CHÍNH
THỨC 32
2
2.1. Khái quát chung về địa bàn phƣờng Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội 32
2.2. Đặc điểm nhân khẩu xã hội của lao động trong khu vực phi chính thức 35
2.2.1. Trình độ học vấn 35
2.2.2. Việc làm và thu nhập 38
2.3. Nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 41
2.3.1. Trƣớc khi luật BHXH ra đời 41
2.3.2. Từ khi luật bảo hiểm xã hội ra đời 46
2.4. Thực tế tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 52
2.4.1. Mức phí tham gia 52
2.4.2. Phƣơng thức tham gia 54
2.4.3. Mức độ chủ động tham gia 57
2.4.4. Thời gian tham gia 59
CHƢƠNG III: NHỮNG RÀO CẢN MÀ LAO ĐỘNG TRONG KHU
VỰC PHI CHÍNH THỨC GẶP PHẢI KHI THAM GIA BẢO HIỂM XÃ
HỘI TỰ NGUYỆN 62
3.1. Trình độ học vấn 63
3.2. Mức thu nhập 65
3.3. Sự ổn định của thu nhập 70
3.4. Hình thức công việc 74
3.5. Mức tiết kiệm và mức phí sẵn sàng tham gia 79
3.6. Công tác tuyên truyền của các kênh thông tin 82
3.7. Nhận thức về bảo hiểm xã hội tự nguyện 85
3.8. Quyền lợi của ngƣời tham gia 90
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
3
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt nam đã có những bƣớc
chuyển hết sức mạnh mẽ với dấu mốc là sự kiện Việt Nam trở thành thành
viên chính thức của tổ chức thƣơng mại quốc tế (WTO). Kinh tế Việt Nam
dần tiến tới hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới, đời sống của đại bộ
phận ngƣời dân đã có nhiều thay đổi “
2007” [8].
Tuy nhiên, để đảm bảo hội nhập sâu sắc và chủ động đối phó với những
rủi ro trong cuộc sống cho ngƣời dân và xây dựng đất nƣớc phát triển vững
mạnh thì điều quan trọng là phải đảm bảo ổn định và công bằng xã hội. Bảo
hiểm xã hội(BHXH) nói chung và Bảo hiểm xã hội tự nguyện nói riêng là
chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta, mang trong nó bản chất nhân văn
sâu sắc vì cuộc sống an lành của con ngƣời góp phần ổn định đời sống, sản
xuất cho ngƣời tham gia bảo hiểm. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội
của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã chi tiết hóa mục tiêu: “
”[19].
Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung
ƣơng khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020
khẳng định quan điểm chỉ đạo “
4
”[27].
Đặc biệt hơn cả khi BHXH tự nguyện ra đời với mục tiêu hƣớng tới đảm
bảo đời sống ổn định cho đại bộ phận ngƣời dân không nằm trong nhóm tham
gia BHXH bắt buộc, do đó tiềm năng phát triển BHXH tự nguyện ở nƣớc ta
còn rất to lớn. Có thể nói Bảo hiểm xã hội tự nguyện đƣợc kỳ vọng là chỗ dựa
cho ngƣời thu nhập thấp, đem đến cơ hội hƣởng “lƣơng hƣu” cho hàng chục
triệu ngƣời không nằm trong diện BH bắt buộc
,
.
2012,
134
,
70%
; 2,2
” [27].
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy mặc dù bảo hiểm xã hội đƣợc triển
khai từ năm 2008 nhƣng đến nay chƣa nshận đƣợc nhiều sự quan tâm của lao
động trong khu vực phi chính thức. Số liệu thống kê cho biết “
[4].
Phƣờng Tứ Liên đƣợc biết đến bởi nghề trồng quất cảnh, đào cảnh nên
ngƣời dân ở địa bàn phƣờng Tứ Liên còn giữ đƣợc nhiều nét thuần nông.
Toàn phƣờng [] dành cho việc trồng
cây cảnh thu hút một lƣợng lớn lực lƣợng lao động mang lại thu nhập cho
5
ngƣời dân. Mặt khác lƣợng dân nhập cƣ trên địa bàn với nhiều công việc mƣu
sinh khác nhau làm phong phú thêm lực lƣợng lao động tự do Theo số liệu từ
ban dân số và gia đình của Phƣờng Tứ Liên cho biết
[1]. Với mong muốn tìm hiểu về nhu cầu,
thực tế và những rào cản khi tham gia BHXH tự nguyện của lực lƣợng lao
động trong khu vực phi chính thức tôi đã chọn đề tài “Tham gia BHXH tự
nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn
phường Tứ Liên – quận Tây Hồ - TP Hà Nội” làm đề tài luận văn.
2. Ý nghĩa của nghiên cứu
2.1. Ý nghĩa khoa học
Từ góc nhìn công tác xã hội, nghiên cứu này giúp mở rộng sự hiểu biết
đối với hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam thông qua việc làm rõ nhu cầu
thực tế và những rào cản đối với việc tham gia BHXH tự nguyện của lao động
trong khu vực phi chính thức tại một địa phƣơng cụ thể.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn của để tài đƣợc thể hiện qua mấy chiều cạnh sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu này cung cấp những thông tin, số liệu hữu ích liên
quan đến nhu cầu, thực trang và những rào cản đối với việc tham gia BHXH
tự nguyện của lao động trong khu vực chính thức để giúp các nhà quản lý có
thêm cơ sở hoàn thiện hơn hệ thống chính sách BHXH nhằm nâng cao hiệu
quả chính sách này.
Thứ hai, dựa trên những kết quả đạt đƣợc trong quá trình nghiên cứu, để
tài đƣa ra các giải pháp thu hút sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của
lao động trong khu vực phi chính thức.
6
Thứ ba, luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu học tập, tham khảo cho
sinh viên các trƣờng Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp; và
những ai quan tâm đến vấn đề BHXH tự nguyện.
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Việc tham gia, không tham gia BHXH tự nguyện của lao động trong khu
vực phi chính thức.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Lao động trong khu vực phi chính thức không tham gia bảo hiểm xã hội
tự nguyện cƣ trú tại địa bàn phƣờng Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà
Nội;
- Lao động trong khu vực phi chính thức có tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện cƣ trú tại địa bàn phƣờng Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội;
- Cán bộ phƣờng Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Thời gian khảo sát/thu thập thông tin
Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2013
4.2. Không gian
Phƣờng Tứ Liên – Quận Tây Hồ - Hà Nội
5. Mục tiêu nghiên cứu
Với việc lựa chọn đề tài “Tham gia BHXH tự nguyện của lao động phi
chính thức cƣ trú trên địa bàn phƣờng Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà
Nội” tác giả đã đặt ra các mục tiêu của đề tài nhƣ sau:
Thứ nhất, mô tả đặc điểm nhân khẩu xã hội của lao động phi chính thức
trên địa bàn nghiên cứu;
7
Thứ hai, phân tích nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của lao động trong
khu vực phi chính thức;
Thứ ba, đánh giá thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của lao động
trong khu vực phi chính thức;
Thứ tƣ, chỉ ra những rào cản đối với việc tham gia BHXH tự nguyện của
lao động trong khu vực phi chính thức
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Lao động trong khu vực phi chính thức có đặc điểm xã hội
nhân khẩu nhƣ thế nào?
- Câu hỏi 2: Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của lao động trong khu
vực phi chính thức nhƣ thế nào?
- Câu hỏi 3: Thực tế việc tham gia BHXH tự nguyện của lao động trong
khu vực phi chính thức nhƣ thế nào?
- Câu hỏi 4: Ngƣời lao động trong khu vực phi chính thức gặp phải
những rào cản gì trong việc tiếp cận BHXH tự nguyện?
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng nhằm khai thác những tài liệu sẵn
có trên các bài báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu khoa học có liên
quan đến “bảo hiểm xã hội tự nguyện”, “lao động trong khu vực phi chính
thức”, “việc làm phi chính thức”, “những rào cản khi lao động trong khu vực
phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện”, “đặc điểm nhân khẩu
học địa bàn phƣờng Tứ Liên”, lý thuyết nhu cầu, thuyết cấu trúc chức năng
nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tìa nghiên cứu này …. Những công trình
nghiên cứu này bao gồm cả tài liệu trong nƣớc và tài liệu nƣớc ngoài. Những
tài liệu này giúp tác giả có cái nhìn tổng quan từ những nghiên cứu đi trƣớc về
vấn đề bảo hiểm xã hội tự nguyện.
8
7.2. Phƣơng pháp quan sát
Phƣơng pháp quan sát nhằm ghi chép, mô tả, phân tích, đánh giá các yếu
tố liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện, cụ thể là:
Thứ nhất, mục tiêu tác giả sử dụng phƣơng pháp quan sát nhằm thu thập,
ghi chép thông tin của lao động trong khu vực phi chính thức bao gồm hình
thức công việc, thời gian làm việc, cách thức làm việc, khó khăzn trong công
việc, sinh hoạt… qua đó có thể đƣa ra một cái nhìn tổng quan về đời sống của
lực lƣợng lao động trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nghiên cứu;
Thứ hai, đối tƣợng tác giả tiến hành quan sát ghi chép thông tin là lao
động trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nghiên cứu có tham gia và
không tham gia BHXH tự nguyện;
Thứ ba, qúa trình quan sát đƣợc diễn ra trong suốt thời gian tác giả thu
thập thông tin và nghiên cứu thực địa. Tác giả quan sát vào nhiều thời điểm
trong ngày từ thứ 2 đến chủ nhật: Tác giả tiến hành quan sát vào các khoảng
thời gian từ 7h – 9h; từ 12h – 13h đây là khoảng thời gian mà phần lớn lao
động chuẩn bị bắt đầu công việc của mình. Thời gian buổi trƣa thƣờng là thời
gian nghỉ ngơi đối với nhiều lao động. Tuy nhiên do tính chất công việc thì
đây là thơi gian chính để kinh doanh của một số lao động. Trong quá trình
quan sát, tác giả đã quan sát công việc của lao động, cách thức làm việc, đời
sống sinh hoạt của lao động…. Từ quan sát, tác giả ghi nhận các thông tin liên
quan phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
7.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Tác giả sử dụng phƣơng pháp này nhằm tìm hiểu rõ hơn về các đặc điểm
đặc trƣng của lực lƣợng lao động trong khu vực phi chính thức cƣ trú trên đại
bàn nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu, đánh giá thực trạng đối với việc tham gia
BHXH tự nguyện.
9
Trƣớc khi phỏng vấn tác giả đã định hƣớng trƣớc những nội dung cần hỏi.
Xây dựng đề cƣơng phỏng vấn trƣớc khi tiến hành phỏng vấn. Trong quá
trình phỏng vấn, tác giả đã tiến hành phỏng vấn một cách linh hoạt đối với
từng trƣờng hợp theo nội dung đã định hƣớng trƣớc đó và ghi âm lại toàn bộ
các cuộc phỏng vấn sâu và sau đó tiến hành gỡ băng ghi âm để có đƣợc thông
tin dạng văn bản.
Trong nghiên cứu này tác giả đã thực hiện 27 cuộc phỏng vấn sâu, trong
đó có 25 lao động trong khu vực phi chính thức: 5 lao động làm thuê, 5 lao
động tự tạo việc làm, 5 lao động làm việc trong gia đình không hƣởng lƣơng,
5 lao động là chủ sử dụng lao động, 5 lao động là thành viên của các hợp tác
xã. Và 2 cán bộ văn hóa xã hội: 1 cán bộ phụ trách văn hóa xã hội của phƣờng
Tứ Liên, 1 cán bộ bảo hiểm xã hội quận Tây Hồ.
Trong quá trình phỏng vấn, tác giả đã đƣợc ngƣời cung cấp thông tin cho
phép ghi âm lại toàn bộ cuộc phỏng vấn với mục đích phục vụ cho nghiên
cứu, đồng thời để đảm bảo tính khuyết danh, tác giả đã đổi tên và sử dụng
những tên tác giả gán cho từng trƣờng hợp phỏng vấn. Do đó, tên của những
ngƣời trả lời phỏng vấn đƣợc trích dẫn và sử dụng trong nghiên cứu này
không phải là tên thật.
7.4. Phƣơng pháp thảo luận nhóm
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành 5 cuộc thảo luận nhóm
Nhóm 1: nhóm lao động làm thuê, thời gian thảo luận nhóm vào 11h –
12h ngày 23/11/2013. Nhóm gồm 12 ngƣời chủ yếu là lao động làm thuê từ
Vĩnh Phúc, phần lớn là có họ hàng quen biết ở quê giới thiệu nhau lên Hà Nội
làm thuê. Đặc điểm chung của nhóm là thời gian làm việc không cố định, đối
tƣợng lao động không tập trung một chỗ cố định và thƣờng là luân phiên
nhau. Vì vậy, để triển khai đƣợc một buổi phỏng vấn sâu và họp nhóm đối
tƣợng tác giả đã phải chủ động liên hệ trƣớc một ngày tại nơi cƣ trú của nhóm
10
lao động. Đồng thời, tác giả theo sát một buổi làm việc của một vài lao động
trong nhóm lao động làm thuê. Mặt khác tác giả trực tiếp tham dự một buổi
hợp chợ “lao động”, “chợ cửu vạn” để có thể thu thập thông tin.
Nhóm 2: Nhóm gồm 12 ngƣời phần lớn sinh hoạt chung trong hội phụ nữ
cụm 1 và cụm 3. Nhóm lao động làm việc trong gia đình không hƣởng lƣơng,
thời gian thảo luận nhóm bắt đầu từ 9h – 10h ngày 17/10/2013. Đặc điểm
chung của nhóm lao động này là nhiều thời gian, thƣờng xuyên có mặt tại gia
đình nên công việc thu thập thông tin từ nhóm đối tƣợng này tƣơng đối thuận
lợi. Tác giả đã tiến hành tìm hiểu, lựa chọn các đối tƣợng theo sự giúp đỡ của
bác Lâm chi hội trƣởng hội phụ nữ Cụm 3, phƣờng Tứ Liên. Thời gian làm
việc, phỏng vấn sâu đƣợc tác giả chủ động liên hệ trƣớc và trao đổi trƣớc
thông tin và sự cho phép của lao động.
Nhóm 3: Nhóm gồm 8 ngƣời chủ yếu kinh doanh trên mặt ngõ 124 Âu
Cơ. Nhóm chủ sử dụng lao động, thời gian từ 7h – 9h ngày 27/12/2013. Đặc
điểm của nhóm lao động này thƣờng không ổn định về mặt thời gian và phụ
thuộc rất nhiều vào loại hình kinh doanh. Để có thể tiếp cận, liên hệ phỏng
vấn tác giả đã căn cứ vào hình thức kinh doanh, thời gian bắt đầu kinh doanh
để có thể trực tiếp gặp gỡ trao đổi và thu thập thông tin.
Nhóm 4: Nhóm gồm 10 ngƣời làm nhiều công việc khác nhau nhƣng cùng
một khu phố. Nhóm lao động tự tạo việc làm, thời gian từ 14h – 15h30 ngày
21/12/2013. Đặc điểm của nhóm lao động này chủ yếu là tự tìm công việc phù
hợp với bản thân để tìm kiếm thu nhập, công việc thƣờng do bản thân tạo ra
nhƣ sửa, may quần áo, làm cây cảnh, trồng rau…. Để tìm hiểu và thu thập
đƣợc thông tin tác giả đã chủ động liên hệ, trao đổi trƣớc thông tin để thông
nhất buổi sinh hoạt chung.
Nhóm 5: Nhóm gồm 15 ngƣời phần lớn là làm cây cảnh. Nhóm lao động
là thành viên của các hợp tác xã, thời gian bắt đầu từ 13h – 14h ngày
11
13/11/2013. Đặc điểm dễ nhận thấy của nhóm đối tƣợng này là thời gian làm
việc rất nghiêm túc, quy định rõ ràng thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi,
phân công công việc rõ ràng. Vì vậy, tác giả chủ động liên hệ, trao đổi, tổ
chức sinh hoạt, thảo luận vào giờ nghỉ trƣa.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn gồm 03 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, bao gồm 04 nội dung:
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu; các khái niệm về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
xã hội tự nguyện và phi chính thức; bảo hiểm xã hội tự nguyện dƣới góc nhìn
lý thuyết nhu cầu và lý thuyết cấu trúc chức năng, khái quát chung về bảo
hiểm xã hội tự nguyện.
Chƣơng 2: Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu; đặc điểm nhân khẩu
học; đánh giá về nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động
trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nghiên cứu; thực tế và khả năng
tham gia BHXH tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức.
Chƣơng 3: Những rào cản mà lao động trong khu vực phi chính thức gặp
phải khi tiếp cận và tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
12
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu về BHXH đã đƣợc triển khai. Các nghiên
cứu đã tìm hiểu nhiều chiều cạnh khác nhau của BHXH nói chung và BHXH
tự nguyện nói riêng. Trƣớc hết công trình nghiên cứu cần đề cập tới phải kể
đến là
của tác giả Nguyễn Tiến Phú, đề tài cấp Bộ năm 2001,
trong đó tác giả mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, làm cơ
sở khoa học cho việc thực hiện loại hình BHXH tự nguyện ở Việt Nam, tác
giả đã đƣa ra vai trò, sự cần thiết của loại hình BHXH tự nguyện trong hệ
thống BHXH Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả vẫn chƣa nghiên cứu sâu về nội
dụng, hình thức, tổ chức quản lý quá trình phát triển loại hình BHXH tự
nguyện [25].
Hai công trình nghiên cứu tiếp theo là:
của tác giả Bùi Văn Hồng, đề tài cấp Bộ năm 2002; [7].
của tác giả Kiều Văn Minh, đề tài
cấp Bộ năm 2003 tập trung nghiên cứu các giải pháp mở rộng đối tƣợng tham
gia BHXH tự nguyện. Cụ thể trong hai công trình nghiên cứu này tác giả đã
tập trung vào đối tƣợng là ngƣời lao động tự tạo việc làm và lao động trong
khu vực tƣ nhân. Tuy nhiên, tác giả chƣa đề cập đầy đủ mối quan hệ lợi ích
giữa ngƣời lao động khu vực phi chính thức và chế độ BHXH tự nguyện [14].
Đề tài
của tác giả Nguyễn Anh Vũ, đề tài cấp Bộ năm 2003, với đề tài này
13
tác giả đã tập trung nghiên cứu cách thức thu và chi trả BHXH tự nguyện. Cơ
cấu bộ máy tổ chức quản lý , cách thức quản lý, sử dụng quỹ BHXH tự
nguyện. Tác giả chƣa đề cập đến việc xây dựng mức đóng, hình thức đóng
BHXH tự nguyện của ngƣời lao động trong khu vực phi chính thức [20].
Công trình
của tác giả Nguyễn Tiến Phú, đề tài cấp Bộ năm
2004, đã tập trung nghiên cứu lộ trình và các bƣớc tiến hành thực hiện BHXH
tự nguyện, nghiên cứu này đã chỉ ra các bƣớc thực hiện BHXH tự nguyện về
mặt cơ cấu tổ chức, cách thức quản lý, hình thức tham gia, nhƣng nghiên cứu
này thực hiện trong bối cảnh chƣa có Luật BHXH [26].
Đề tài
của tác
giả Đào Thị Hải Nguyệt, đề tài cấp Bộ năm 2007, đề tài tập trung nghiên cứu
kinh nghiệm của một số quốc gia nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Đức … trong việc tổ
chức triển khai thực hiện loại hình BHXH tự nguyện. Hình thức BHXH tự
nguyện không phải quốc gia nào cũng tiến hành. Tuy nhiên ở hầu hết các
quốc gia có hình thức BHXH này, đều thực hiện theo hai mô hình sau: Thứ
nhất, bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một hệ thống độc lập tồn tại song song
với hệ thống BHXH bắt buộc. Mô hình này đƣợc thực hiện ở các nƣớc nhƣ
CHLB Đức, Trung Quốc, Philippine, Mỹ, Australia… đƣợc áp dụng cho các
đối tƣợng là nông dân, lao động nông thôn, lao động trong các hộ gia đình,
các nông trại có quy mô nhỏ, những ngƣời tự tạo việc làm (nói chung các đối
tƣợng này không thuộc đối tƣợng của hệ thống BHXH bắt buộc) và phần
nhiều đƣợc tiến hành cho các chế độ BHXH dài hạn (hƣu trí tuổi già, tàn tật
và tử tuất). Điều đáng quan tâm là ở hầu hết các quốc gia tiến hành BHXH tự
nguyện theo mô hình này phần lớn mang tính thí điểm hoặc mới áp dụng nên
14
chƣa có những tổng kết về thành tựu cũng nhƣ những bài học kinh nghiệm rút
ra qua quá trình thực hiện. Riêng đối với hệ thống BHXH của Mỹ, việc khống
chế mức thu nhập trần để đóng BHXH bắt buộc và mức này đƣợc điều chỉnh
phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội từng thời kỳ (hiện nay mức thu nhập trần
đóng BHXH là 84.900USD/năm), ngƣời lao động có mức thu nhập cao hơn
mức trần này có thể tham gia vào hệ thống BHXH tự nguyện, hệ thống này
độc lập với hệ thống BHXH bắt buộc và do tƣ nhân đảm nhiệm. Quỹ BHXH
tự nguyện đƣợc thành lập trên cơ sở đóng góp của ngƣời lao động và ngƣời sử
dụng lao động trên cơ sở tự nguyện. Sau khi đã đạt đƣợc sự thỏa thuận giữa
hai bên về sự nhất trí tham gia BHXH tự nguyện và có cơ chế đóng góp cho
loại hình bảo hiểm này (thỏa thuận này đƣợc ghi nhận trong thỏa ƣớc lao
động tập thể của doanh nghiệp, ở đây vai trò đại diện của tập thể ngƣời lao
động - tổ chức công đoàn là hết sức quan trọng). Nhƣ vậy việc tham gia vào
hệ thống BHXH tự nguyện không phải là mỗi cá nhân ngƣời lao động mà là
cả tập thể của ngƣời lao động [11].
Thứ hai, BHXH bổ sung tự nguyện đƣợc thực hiện trên cơ sở nền tảng của
BHXH bắt buộc. Đây là hình thức phổ biến hiện nay, đặc biệt ở các nƣớc có
nền kinh tế phát triển nhƣ ở Đức Điểm mấu chốt trong thực hiện hình thức
BHXH này là những ngƣời tham gia BHXH bắt buộc có mức thu nhập bình
quân (đƣợc tính toán) theo quy định có thể tham gia BHXH tự nguyện bổ
sung tự nguyện để có mức trợ cấp cao hơn khi về hƣu [11].
Đề tài "C khoa xy , hon chnh sch
an sinh x n ta giai 2007-2015", đề tài cấp bộ của tác giả Mai
Ngọc Cƣờng - Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, đề tài này nghiên cứu tổng
thể hệ thống ASXH ở nƣớc ta. Từ trƣớc năm 2008 có đề cập đến một số cơ sở
để xây dựng chính sách về BHXH tự nguyện. Với công trình nghiên cứu này
15
tác giả tập trung phân tích tổng thể hệ thống ASXH của Việt Nam, những cơ
sở cần thiết để xây dựng chính sách về BHXH tự nguyện nhằm đảm bảo tính
cân bằng và ổn định trong hệ thống ASXH [18].
Trong ”kinh phi chnh cc n ang pht ” của NXB tri
thức, viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam do nhóm biên soạn Jean –
Pierre Cling, Đỗ Hoài Nam, Stéphane Lagree, Mireille Razafin Drakoto,
Francois Roubaud. Trong khuôn khổ bài viết ”sự công nhận khu vực kinh tế
phi chính thức trong chiến lƣợc việc làm của Việt Nam” của Andrea Salvini
cho rằng một trong những điểm nổi bật của thị trƣờng lao động Việt Nam là
tỷ lệ đi làm và tỷ lệ có việc làm cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp (GSO, 2011a).
Tuy nhiên, có việc làm ở Việt Nam thì chƣa đủ vì đa phần ngƣời lao động có
việc làm chất lƣợng thấp trong các ngành hoạt động phi chính thức và năng
suất thấp. Mặc dù “phi chính thức” là một khái niệm rộng, gần đây mới đƣợc
các cơ quan nhà nƣớc định nghĩa và các tổ chức khác nhau có các định nghĩa
khác nhau khiến việc đánh giá không thống nhất. Tuy nhiên, định nghĩa chặt
chẽ đã đƣợc xây dựng. Bài viết này cho thấy định nghĩa chính xác và rõ ràng
cho phép thống kê lao động phi chính thức, giúp hiểu rõ hơn về hiện tƣợng
này và qua đó ƣu tiên giải pháp chính sách. Trong khuôn khổ bài viết, khái
niệm “khu vực kinh tế phi chính thức” đề cập đến tất cả các hoạt động kinh tế
- trên văn bản hoặc trên thực tế - không đƣợc điều tiết một cách chính thức
hoặc có điều tiết nhƣng không đầy đủ (CEACR, 2011). Việc làm phi chính
thức liên quan đến nhiều ngƣời lao động và cơ sở kinh tế, trong nhiều lĩnh
vực và khu vực thành thị, nông thôn. Điểm chung là thiếu các thỏa thuận
chính thức, liên quan đến hợp đồng lao động và các hình thức đảm bảo việc
làm khác và tỷ lệ việc làm chất lƣợng thấp do thiếu các văn bản này. Nghiên
cứu này mong muốn xác định mối liên hệ giữa mô hình tăng trƣởng và hiện
16
tƣợng nhiều ngƣời lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức sống trong
nghèo đói và làm việc năng suất thấp và vì vậy cần đƣợc quan tâm đầy đủ
trong các chính sách của Nhà nƣớc. Theo Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã
hội (MOLISA), số lao động phi chính thức chiếm 70,5% tổng số lao động
năm 2009 (MOLISA, 2011). Theo định nghĩa khác thì lao động phi chính
thức gồm cả việc làm thêm, số lao động phi chính thức chiếm 80,5% tổng số
lao động năm 2009 (Cling và những ngƣời khác, 2010) và là thành phần quan
trọng trong nền sản xuất quốc gia. Các tác giả trên nhận định rằng riêng khu
vực phi chính thức tạo ra ít nhất 20 điểm phần trăm của GDP và sản lƣợng
của Việt Nam bị đánh giá thấp hơn nhiều so với thực tế do chƣa tính đến việc
làm phi chính thức [37; tr 493].
Tiếp đến chúng ta sẽ tìm hiểu những nghiên cứu về vấn đề lao động và
vệc làm trong khu vực khi chính thức. Trong Tài liệu lƣợc dịch: “Sổ tay điều
tra việc làm phi chính thức và khu vực phi chính thức” của Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO), năm 2007. Do Nguyễn Thị Thu Huyền và Nguyễn Hữu Chí
(lƣợc dịch) đã đƣa ra khái niệm về khu vực phi chính thức, lao động thuộc
khu vực phi chính thức và việc làm trong khu vực phi chính thức. khái niệm
khu vực phi chính thức đã đƣợc Kỳ hội nghị lần thứ 15 của Hội nghị Quốc tế
các nhà Thống kê Lao động (ICLS) thông qua cho rằng những ngƣời tham gia
vào các hoạt động quy mô nhỏ hoặc hoạt động tự làm thất thƣờng sẽ không
đƣợc báo cáo trong các cuộc điều tra thống kê rằng họ là ngƣời tự làm hoặc
đã đƣợc tuyển dụng mặc dù hoạt động của họ nằm trong khái niệm theo cách
tiếp cận doanh nghiệp. Kỳ hội nghị lần thứ 15 của ICLS (ILO, 2000) định
nghĩa dn lm trong khu phi chnh là tất cả những ngƣời tại
thời kỳ tham khảo cho trƣớc đƣợc tuyển dụng bởi ít nhất một doanh nghiệp
thuộc khu vực phi chính thức, không kể tình trạng việc làm của họ nhƣ thế
nào và đó là công việc chính hay công việc thứ hai của họ. Một ngƣời có thể
17
có hai hoặc nhiều hơn hai công việc tại thời kỳ tham khảo cho trƣớc, và có thể
tất cả, một số hoặc không có công việc nào đƣợc thực hiện trong các doanh
nghiệp khu vực phi chính thức. Khái niệm trên về dân số làm việc trong khu
vực phi chính thức tạo ra sự khác biệt giữa ngƣời đƣợc tuyển dụng và việc
làm. Mặc dù đƣợc nằm trong thuật ngữ ngƣời đƣợc tuyển dụng, khái niệm
dân số làm việc trong khu vực phi chính thức ám chỉ thực tế công việc ấy phải
thuộc doanh nghiệp khu vực phi chính thức [24].
Trong ”kinh phi chnh cc n ang pht ” của NXB tri
thức, viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam do nhóm biên soạn Jean –
Pierre Cling, Đỗ Hoài Nam, Stéphane Lagree, Mireille Razafin Drakoto,
Francois Roubaud. Trong khuôn khổ bài viết ”bảo hiểm xã hội và khu vực
kinh tế phi chính thức tại Việt Nam: liệu có thể tiến tới bảo hiểm phổ quát
toàn dân?” cuả Paulette Castel cho rằng hiện nay, hầu hết ngƣời lao động
trong khu vực phi chính thức tại Việt Nam đƣợc khuyến khích tham gia
chƣơng trình bảo hiểm tự nguyện. Chƣơng trình đƣợc lập năm 2008, vì vậy
còn quá sớm để đánh giá mức độ thành công. Theo số liệu từ Thống kê việc
làm của Tổng cục thống kê (2007), Cling và những ngƣời khác (2007) ƣớc
tính có 34 triệu việc làm trong khu vực phi chính thức (chiếm 71,8% tổng
việc làm), 24 triệu trong lĩnh vực nông nghiệp và 11 triệu phi nông nghiệp. Ba
nghiên cứu khảo sát mức độ tự nguyện của ngƣời lao động trong khu vực kinh
tế phi chính thức tham gia chƣơng trình bảo hiểm tự nguyện tại Việt Nam.
Nghiên cứu đầu tiên đƣợc tiến hành trong quá trình chuẩn bị Luật Bảo hiểm
Xã hội năm 2006 (Bales và Castel, 2005). Tiếp tục nghiên cứu thứ nhất,
nghiên cứu thứ hai (Castel, 2008) phân tích các yếu tố quyết định sự tham gia.
Nghiên cứu thứ ba thực hiện năm 2007 về quá trình chuyển đổi của những
ngƣời tham gia Quỹ Hƣu trí Nông dân tỉnh Nghệ An chuyển sang chƣơng
trình bảo hiểm hƣu trí tự nguyện mới đƣợc thành lập ở cấp quốc gia theo luật
18
ban hành năm 2006. Ba nghiên cứu cho thấy mong muốn của ngƣời lao động
khu vực phi chính thức tham gia chƣơng trình hƣu trí tuy nhiên do mức đóng
góp tối thiểu khá cao và việc nhiều ngƣời không đáp ứng điều kiện hƣởng
lƣơng hƣu vì không thể đóng góp trong 20 năm nên tính hấp dẫn của chƣơng
trình hiện nay giảm đáng kể. Cũng giống nhƣ trong khu vực chính thức, về
trung hạn, các chƣơng trình hƣu trí này không khả quan với số tham gia ít
cũng nhƣ lợi ích đƣợc hƣởng thấp. Do không ý thức đƣợc cơ chế của bảo
hiểm xã hội cũng nhƣ chế độ đãi ngộ không đáng kể của hệ thống này mà sự
quan tâm tham gia đóng góp bảo hiểm của những lao động còn trẻ tuổi trong
khu vực phi chính thức cũng ít đi [37; tr 526].
Đề tài " st tham gia x cho
khu phi chnh Nam: chnh sch", đề tài cấp Bộ năm
2007 của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội và Ngân hàng thế giới, đề tài
tập trung nghiên cứu và đƣa ra cơ sở để triển khai Luật BHXH về BHXH tự
nguyện; trong nghiên cứu này tác giả đã đánh giá đƣợc nhu cầu tha gia
BHXH của lao đông trong khu vực phi chính thức, tiềm năng khai thác thế
mạnh đối với lực lƣợng lao động trong khu vực phi chính thức. Từ đó tác giả
đƣa ra một số kiện nghị và giải pháp về mặt chính sách nhằm hiện thực hóa
luật BHXH và thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo lực lƣợng lao động
trong khu vực phi chính thức. Tuy nhiên, tác giả chƣa đánh giá đầy đủ những
rào cản mà lao động khu vực phi chính thức gặp phải khi tham gia BHXH tự
nguyện [5].
Trong “ x . l v p
” của Lê Thị Thu Hƣơng, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, 2007 đã
tập trung luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện bảo hiểm xã
hội tự nguyện ở nƣớc ta hiện nay, giới thiệu những nguyên tắc chung và các
19
nguyên tắc đặc thù của bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN), chủ thể tham
gia và quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tập trung phân tích thực trạng và đánh
giá tình hình thực hiện các quy định pháp luật về BHXHTN ở Việt Nam cũng
nhƣ ở một số nƣớc trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở các
vấn đề nghiên cứu, đề xuất một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật
và tổ chức thực hiện BHXHTN, cụ thể là về hình thức, phạm vi áp dụng, đối
tƣợng tham gia đóng và hƣởng BHXHTN: mở rộng đối tƣợng tham gia cho
lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nâng cao nhận thức,
hiểu biết cần thiết cho ngƣời lao động để họ tự nguyện tham gia bảo hiểm;
phổ biến các quyền lợi và điều kiện hƣởng quyền lợi cho ngƣời lao động; giải
quyết việc làm để ngƣời lao động có thu nhập ổn định; thực hiện có hiệu quả
chƣơng trình xóa đói giảm nghèo; giảm những khoản đóng góp cho ngƣời lao
động, và một số giải pháp về tổ chức thực hiện, nhằm góp phần đáp ứng yêu
cầu của các quan hệ pháp luật BHXHTN trên thực tế [15; tr104].
Theo bo co st nhanh tc kinh -
ti chnh ton doanh vng lao H, Nam
Vin Khoa X Nam vo thng 3/2009 (Khảo sát này do
Oxfam Anh và Ngân hàng Thế giới hỗ trợ. Nhóm nghiên cứu gồm: anh
Hoàng Xuân Thành (công ty tƣ vấn Trƣờng Xuân) – trƣởng nhóm; anh
Nguyễn Tam Giang (tƣ vấn), chị Nguyễn Thị Thu Phƣơng (Trung tâm Phân
tích Dự báo – Viện KHXHVN), anh Nguyễn Ngọc Anh (DEPOCEN) và chị
Đinh Thị Thu Phƣơng (Trƣờng Xuân). Một số cán bộ của Trung tâm Phân
tích Dự báo, Oxfam Anh và Trƣờng Xuân tham gia một phần khảo sát.)
Khảo sát nhanh này cho thấy ngƣời lao động nhập cƣ đang đối mặt với
tình trạng giảm thu nhập, nhiều ngƣời lao động nhập cƣ tại các làng nghề và
khu công nghiệp đƣợc khảo sát đang quay lại quê nhà. Họ và làng quê họ, nơi
20
đã từng hƣởng lợi từ tiền gửi về do làm thuê, đang gánh chịu nhiều nhất
những tác động trƣớc mắt của khủng hoảng kinh tế. Xu thế và hƣớng đi của
lao động di cƣ trong nƣớc và mối liên kết nông thôn - thành thị là những chỉ
số quan trọng cần đƣợc sử dụng để tiếp tục theo dõi tác động xã hội của
khủng hoảng kinh tế trong thời gian tới.
Khu lao phi chnh : ng lm thungy lao
ang thu vkhng lm.
Thu nhập của những ngƣời làm thuê theo ngày trong thành phố đang bị
giảm sút, do có ít việc hơn so với 1 năm trƣớc đây, nhất là công việc trong
lĩnh vực xây dựng vốn trƣớc đây là nguồn việc chính của họ. Hơn nữa, có
thêm sự cạnh tranh từ các công ty dịch vụ làm các công việc vệ sinh nhà cửa,
vận chuyển đồ đạc, bốc xếp hàng hóa cũng làm giảm cơ hội có việc làm của
ngƣời lao động trong đó có phụ nữ [36].
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học
cho việc xây dựng và thực hiện BHXH tự nguyện ở nƣớc ta những năm qua,
nhƣng vẫn mới là những nghiên cứu bƣớc đầu, còn chƣa đầy đủ, thiếu hệ thống,
đặc biệt chƣa cập nhật đƣợc những xu hƣớng phát triển mới của hệ thống
BHXH tự nguyện, trong bối cảnh đất nƣớc chuyển mạnh sang nền kinh tế thị
trƣờng, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực và điểm cần nhấn
mạnh đó là các nghiên cứu trên thực hiện trong điều kiện Luật BHXH, về
BHXH tự nguyện chƣa đƣợc thực thi.
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Bảo hiểm xã hội
BHXH có lịch sử khá lâu và đã có nhiều thay đổi về chất với nhiều mô
hình phong phú, đƣợc thực hiện ở hàng trăm nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên,
21
cho đến nay, định nghĩa thế nào là BHXH vẫn là vấn đề còn nhiều tranh luận
vì đƣợc tiếp cận từ nhiều giác độ khác nhau với những quan điểm khác
nhau[31]. Điều này cho thấy tính đa dạng và phong phú của BHXH. Ở Việt
Nam, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI ngày 29 tháng 6 năm 2006 đã thông
qua Luật BHXH đầu tiên của nƣớc ta. Tại điều 3 chƣơng 1 của luật BHXH
nêu rõ : " BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
ngƣời lao động khi họ bị mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng
góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống
cho họ và cho toàn xã hội” [17].
BHXH có hai loại hình là bắt buộc hoặc tự nguyện “
[17].
1.2.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trên thế giới từ hiện nay tồn tại hai mô hình BHXH tự nguyện: ,
BHXH tự nguyện áp dụng nhƣ là một hình thức BHXH bổ sung cho BHXH
bắt buộc; , BHXH tự nguyện mở cho bất cứ ngƣời lao động nào tự
nguyện tham gia [11]. Mặc dù mang tính chất tự nguyện nhƣng chính sách
BHXH tự nguyện vẫn là chính sách do Nhà nƣớc ban hành nhằm đảm bảo
quyền lợi cho các bên tham gia. Nhà nƣớc quy định mức đóng góp để hình
thành Quỹ BHXH tự nguyện đủ lớn để chi trả cho ngƣời tham gia BHXH tự
nguyện và xây dựng các chế độ mà ngƣời tham gia BHXH đƣợc hƣởng (bao
gồm điều kiện hƣởng, mức hƣởng) để bảo đảm bù đắp rủi ro cho ngƣời tham