Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp phục hồi rừng phõng hộ ven biển thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.15 MB, 63 trang )



ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH - 













KHÓA 









ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH - 





















NIÊN KHÓA 2011  2015




Tôi cam đoan đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp phục hồi rừng
phòng hộ ven biển thành phố Đà Nẵng” là kết quả nghiên cứu của tôi.
Các số liệu nghiên cứu, kết quả điều tra, kết quả phân tích trung thực, chưa từng
được công bố. Các số liệu liên quan được trích dẫn có ghi chú nguồn gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu kết quả là sản phẩm kế thừa hoặc đã công
bố của người khác.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015








Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành gởi lời cảm ơn tới
PGS.TS Võ Văn Minh – ngƣời đã trực tiếp hƣỡng dẫn em thực hiện đề tài trong suốt thời
gian qua.
Em xin cảm ơn anh Lê Công Quang – Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà Núi Chúa,
đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em tiến hành khóa luận này.
Và em xin gởi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong Khoa Sinh – Môi Trƣờng,
Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Đà Nẵng đã giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành công việc.
 !


Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015

Sinh viên




Phạm Ngọc Minh Trí






 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU 2
2.1. Mục tiêu tổng quát 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. BỐ CỤC KHÓA LUẬN 2
 3
1.1. RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN VÀ VAI TRÒ 3
1.1.1. Khái niệm rừng phòng hộ và rừng phòng hộ ven biển 3
1.1.2. Khái quát về rừng phòng hộ ven biển việt nam 3
1.1.3. Vai trò của rừng phòng hộ ven biển 4
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP PHỤC HỒI RỪNG PHÒNG
HỘ VEN BIỂN 5
1.2.1. Trên thế giới 5
1.2.2. Tại việt nam 6
1.3. TỔNG QUAN VỀ RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 11
,  13
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 13
2.1.1. Đối tƣợng 13
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 13
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 13
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.3.1. Hồi cứu số liệu 13
2.3.2. Phƣơng pháp phỏng vấn 14
2.3.3. Đo đạc địa hình, diện tích khu vực nghiên cứu 14



2.3.4. Thu thập dữ liệu về đặc điểm thảm thực vật khu vực nghiên cứu 15
2.3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu 16
 17
3.1. THỰC TRẠNG RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 17
3.1.1. Sự phân bố của rừng phòng hộ ven biển thành phố đà nẵng 17
3.1.2. Đặc điểm sinh trƣởng rừng phòng hộ ven biển thành phố đà nẵng 21
3.2. NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG 22
3.3. BIỆN PHÁP PHỤC HỒI RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN KHU VỰC QUẬN
NGŨ HÀNH SƠN. 26
3.3.1. Đặc điểm địa hình khu vực quận ngũ hành sơn 26
3.3.2. Các loài thực vật tại vùng cát ven biển quận ngũ hành sơn 27
3.3.3. Đặc điểm sinh trƣởng và sự phân bố của các loài thực vật thân gỗ tại
quận ngũ hành sơn 30
3.3.4. Đề xuất các loài thực vật thân gỗ phù hợp 32
3.3.5. Xây dựng mô hình trồng rừng phòng hộ ven biển trên bãi cát di động
thuộc quận ngũ hành sơn 34
3.3.6. Chƣơng trình quản lý dựa vào cộng đồng 38
 43
4.1. KẾT LUẬN 43
4.2. KIẾN NGHỊ 43
 45
 52





BNN & PTNT Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
BQL Ban Quản lý

HSTK Hồ sơ thiết kế
GMĐB Gió mùa đông bắc
OTC Ô tiêu chuẩn
ODB Ô dạng bản
SNN & PTNT Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
T Tốt
TB Trung bình
TLS Tỷ lệ sống
X Xấu
UBND Ủy Ban Nhân dân



DANH  CÁC 

Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Chiều rộng dải rừng phòng hộ ven biển ở các nƣớc trên thế giới
6
1.2
Tiêu chuẩn cây đem trồng
9
1.3
Mật độ cây trồng
9
3.1
Phân bố rừng phi lao ven biển TP.Đà Nẵng từ 1996-2004
18

3.2
Sự phân bố và diện tích rừng phi lao ven biển theo khu vực
19
3.3
Đặc điểm sinh trƣởng rừng phi lao ven biển TP.Đà Nẵng qua
các năm
21
3.4
Đánh giá về điều kiện sinh trƣởng và phát triển của rừng phòng
hộ ven biển
24
3.5
Ảnh hƣởng của các yếu tố đến khu vực nghiên cứu
25
3.6
Mô tả khu vực quận Ngũ Hành Sơn
26
3.7
Các loài thực vật tại vùng cát ven biển khu vực quận Ngũ Hành
Sơn
28
3.8
Đặc điểm sinh trƣởng của các loài thực vật thân gỗ khu vực
quận Ngũ Hành Sơn
31
3.9
Danh mục các loài cây theo tiêu chí lựa chọn
33





Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
3.1
Địa hình bãi cát khu vực quận Ngũ Hành Sơn
27
3.2
Rừng phi lao trên 10 năm tuổi thuộc phƣờng Hòa Hải, quận Ngũ
Hành Sơn
32
3.3
Bãi cát di động sát biển khu vực quận Ngũ Hành Sơn
34
3.4
Sơ đồ cấu tạo đai cây tiên phong
36
3.5
Sơ đồ đai cây tiên phong và đai cây hỗn giao
37
3.6
Sơ đồ cấu trúc quản lý dựa vào cộng đồng
39

1
M U
1. Tính cp thit c tài
Thành phố Đà Nẵng đƣợc xem là một vị trí trọng yếu về kinh tế - xã hội, quốc
phòng – an ninh, là đầu mối giao thông rất quan trọng về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng

biển và đƣờng hàng không, cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh miền Trung, Tây
Nguyên và các nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông [1].
Trong hơn mƣời năm thực hiện Nghị Quyết 33/NQ-TW của Bộ Chính Trị về
xây dựng thành phố Đà Nẵng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc bộ
mặt thành phố đã có nhiều thay đổi, phát triển toàn diện về cơ sở hạ tầng, quy hoạch và
chỉnh trang đô thị hƣớng ra phía Đông của thành phố. Tự nhiên ban tặng cho Đà Nẵng
những điều kiện thuận lợi để xây dựng Đà Nẵng thành một trung tâm dịch vụ, du lịch
năng động nhất miền trung, điển hình đó là đƣờng bờ biển dài hơn 30km từ chân đèo
Hải Vân đến xã Điện Ngọc – tỉnh Quảng Nam, nơi đây có một trong sáu bãi biển đẹp
nhất trên hành tinh. Hiện nay, dọc theo chiều dài bãi biển là các khu dân cƣ, làng chài,
khu nghỉ mát, vui chơi giải trí…nơi đây diễn ra các hoạt động ngƣ nghiệp, dịch vụ
thƣơng mại, du lịch, nghỉ dƣỡng…hàng năm góp một phần không nhỏ vào sự phát triển
của thành phố Đà Nẵng.
Tuy đƣợc ban tặng những điều kiện thuận lợi phục vụ cho sự phát triển,thành
phố Đà Nẵng cũng phải gánh chịu nhiều tác động rất xấu từ tự nhiên. Hàng năm, Đà
Nẵng thƣờng xuyên hứng chịu khoảng từ 3 – 4 cơn bão và 2 – 3 áp thấp nhiệt đới ảnh
hƣởng trực tiếp đến tài sản, tính mạng của nhân dân. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng
của công việc ứng phó với thiên tai đặc biệt những tác động từ biển vào lục đia, những
năm 80 của thế kỷ XX, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (BNN & PTNT) đã
tiến hành nghiên cứu và xây dựng hệ thống rừng phòng hộ ven biển với những quy
phạm, quy trình đƣợc áp dụng trên toàn quốc trong đó có thành phố Đà Nẵng nhằm bảo
vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. Tuy nhiên, dƣới những điều kiện yếu tố về sinh thái
khác nhau khiến việc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ ven biển gặp nhiều khó khăn
2
dẫn đến các kết quả khác nhau, có thành công và chƣa thành công. Cụ thể, để thực hiện
đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trƣờng” của Ủy ban nhân dân thành phố
Đà Nẵng (UBND) là trồng mới 15,8 ha rừng phòng hộ ven biển từ năm 2007 đến 2010,
tuy nhiên diện tích hiện còn chỉ có hơn 7 ha ( chiếm 44,3%) so với ban đầu[23].
Và một trong những lý do quan trọng nhất dẫn việc thất bại trong phát triển rừng
phòng hộ ven biển Đà Nẵng đó chính là chƣa hề có những nghiên cứu khoa học cụ thể

từ việc lựa chọn mô hình trồng, loài cây thích hợp…cho đến các biện pháp kỹ thuật
cho việc trồng và chăm sóc cho thành phố Đà Nẵng. Đứng trƣớc thực trạng đó cần tìm
hiểu những nguyên nhân và từ đó đi tìm giải pháp cụ thể để phát triển rừng phòng hộ
ven biển Đà Nẵng nên tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiê
 ”.
2. Mc tiêu
2.1. Mc tiêu tng quát
Đề tài sẽ góp phần phục hồi và phát triển rừng phòng hộ ven biển thành phố Đà
Nẵng. Góp phần cải thiện môi trƣờng sinh thái, làm nơi sinh sống cho các loài động
thực vật và đặc biệt là giảm nhẹ rủi ro thiên tai dƣới tác động của biến đổi khí hậu.
2.2. Mc tiêu c th
- Xác định thực trạng rừng phòng hộ ven biển thành phố Đà Nẵng.
- Xác định đặc điểm thảm thực vật quận Ngũ Hành Sơn – thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất giải pháp trồng mới rừng phòng hộ ven biển Đà Nẵng phù hợp với các
điều kiện khác nhau.
3. B cc khóa lun
Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc trình bày 44 trang, bao gồm: Mở đầu (3 trang);
chƣơng 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (9 trang), chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng
pháp nghiên cứu (4 trang), chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và biện luận (22 trang) và
Kết luận – Kiến nghị (2 trang).

3


1.1. 
1.1.1. 
Rừng phòng hộ là rừng và đất rừng đƣợc xác định mục đích sử dụng chủ yếu để
bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp
phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái [2].
Rừng phòng hộ ven biển là những dải rừng, những hệ sinh thái rừng và đất rừng

ở vùng ven biển đƣợc dùng để chống gió bão, ổn định và chắn cát bay, bảo vệ xóm
làng, đồng ruộng, đƣờng giao thông và các công trình ven biển; cải tạo đất, cát và khí
hậu; góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái [18].
1.1.2. 
Việt Nam nằm dọc theo bán đảo Đông Dƣơng, gắn liền với lục địa Châu Á rộng
lớn và thông ra biển Thái Bình Dƣơng. Phần đất liền của Việt Nam trải dài từ 23
0
23’
đến 08
0
02’ vĩ độ Bắc, ngang từ 102
0
08’ đến 109
0
28 kinh độ Đông, chiều dọc tính theo
đƣờng thẳng trong đất liền từ Bắc xuống Nam khoảng 1650 km. Chiều ngang từ Tây
sang Đông, nơi rộng nhất trên đất liền khoảng 600 km, nơi hẹp nhất 50 km [2].Biển
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, giữ vai trò quan trọng về môi trƣờng,
sinh thái trong biển Đông, là vùng chuyển tiếp đặc biệt giữa Thái Bình Dƣơng và Ấn
Độ Dƣơng về mặt địa lý sinh vật và hàng hải. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc hiện nay và nhất là sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng dựa trên nền tảng
của lĩnh vực dịch vụ sau này đòi hỏi phải phát huy tiềm năng to lớn của tài nguyên vị
thế biển.
Tuy nhiên Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và hàng năm phải hứng
chịu từ 6 – 10 cơn bão và áp thấp kèm theo mƣa lớn; bão lớn kết hợp với triều cƣờng
thƣờng gây ra lũ lụt [25]. Nhằm mục đích bảo vệ tính mạng, tài sản của ngƣời dân,
rừng phòng hộ đã đƣợc phát triển từ rất lâu. Theo luật bảo vệ và phát triển rừng số
4
29/2004/QH 11 ban hành ngày 3/12/2004. Căn cứ vào tính chất, vai trò, mục tiêu và vị
trí khác nhau rừng phòng hộ đƣợc chia làm 4 loại bao gồm :

- Rừng phòng hộ đầu nguồn
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay
- Rừng phòng hộ chắn sóng và lấn biển
- Rừng phòng hộ bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
Và rừng phòng hộ “chắn gió, chắn cát bay” chính là đối tƣợng nghiên cứu của
đề tài này.
1.1.3. 
Vai trò của rừng phòng hộ ven biển là rừng đƣợc xây dựng và phát triển cho
mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nƣớc, bảo vệ đất, chống xói mòn đất, hạn chế thiên
tai, điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trƣờng [4]. Rừng
phòng hộcòn là một tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa, giảm
biên độ nhiệt. Hệ sinh thái rừng còn giúp O
2
và CO
2
trong khí quyển, điều hòa khí hậu
địa phƣơng (nhiệt độ và lƣợng mƣa) và giảm thiểu khí nhà kính, tham gia vào quá trình
bảo vệ tầng ozon. Và nhờ các tán lá hút CO
2
mạnh nên khu vực có rừng lƣợng khí CO
2

giảm nhiều [27]. Ngoài ra hiệu quả chắn gió giảm đi khi khoảng cách giữa các đai rừng
càng xa nhau và nhiệt độ không khí trong đai rừng tăng 0,3 – 1,5
0
C vào mùa đông,
giảm 1 – 2
0
C vào mùa hè và lƣợng bốc hơi trong đai rừng giảm 10 – 30% so với nơi
đất trống [30].

Theo những nghiên cứu của Turnbull, JW và Martensz, PN1982 [28] thực hiện
trên rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay trên các hoang mạc đã cho kết quả là muốn
cải thiện tiểu khí hậu và cải tạo đất thì phải trồng rừng phòng hộ thành hệ thống đai
theo mạng lƣới ô vuông, có kết cấu kín, hỗn giao nhiều tầng.Ở thành phố Zhanjiang,
đƣợc bao quanh trên 20.000 ha cát di động và bán di động đã đƣợc cố định bởi các đai
rừng và kết quả là hàng nghìn ha đất nông nghiệp đƣợc phục hồi [29]. Và theo tài liệu
của Trạm Nông Lâm Dao Đông ở Đảo Hải Nam, một khu rừng trồng Phi
5
lao(Casuarina equisetifolia Forst ) 10 tuổi đã tạo góp phần tạo nên một lớp thảm mục
dày 4 – 9cm, với tổng lƣợng rơi rụng 15 – 21 tấn/ha trong mƣời năm [30].
Vào năm 1921, kế hoạch GOELRO tại Liên Xô của LêNin đƣợc đƣa ra va đã
thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển cao nhờ trồng hơn 2 triệu ha rừng làm vành đai
phòng hộ phần đất phía đông châu Âu của Liên Xô. Ngoài ra, các nhà khoa học cho
rằng vùng Cận Đông từ Do Thái đến Ấn Độ không nhất thiết trở thành sa mạc nếu
ngƣời ta trồng rừng, trồng cỏ và ngăn không cho gia súc phá hoại [17].
1.2. 
1.2.1. 
A.Miyawaki (1944) đã nêu khẩu hiệu: “Cây bản địa trên đất bản địa” và ông đã
thực hiện nhiều dự án phục hồi rừng bằng biện pháp trồng rừng [20].
Tansley (1944) cho rằng trồng rừng là giải pháp rút ngắn quá trình diễn thế thảm thực
vật. Nhƣng Beard (1947) lại phản đối việc trồng rừng và cho đó là: “Bệnh sởi trồng
rừng đã mắc phải do thiếu nhân tố sinh thái học” [20].
Trong quá trình nghiên cứu về rừng phòng hộ ven biển, thì vấn đề về diện tích
rừng phòng hộ tối thiểu đƣợc đƣa ra nghiên cứu và tổng hợp lại một cách đầy đủ. Các
tiêu chí có tính kinh nghiệm về bề rộng của dải rừng phòng hộ ven biển :
- Ở vùng Sabah, Malaysia, luật lệ đã quy định vùng phòng hộ bờ biển đƣợc bảo vệ
là 100 m cách bờ biển
- Ở Sri Lanka, vùng bờ phải đƣợc bảo vệ bằng các đai rừng ngập mặn đƣợc quy
định là 300m tính từ mực nƣớc triều cao trung bình.
- Ở Indonexia, Bộ thủy sản đã đƣa ra hƣớng dẫn xây dựng đai rừng ngập mặn rộng

400 m tính từ bờ biển…
- Và theo Clark, 1996 chiều rộng của dải rừng phòng hộ ven biển ở các nƣớc trên
thế giới thay đổi từ 8 m đến 3 km theo bảng sau [10] :

6
1: 
Quốc gia
Chiều rộng dải rừng
Ghi chú
Ecuador
8 m

Hawaii
12 m

Philippines
20 m
Mangrove greenbelt
Mexico
20 m

Brazil
33 m

New Zealand
20m

Colombia
50m


Costa Rica
50 m
Public zone
Indonesia
50 m

Venezuela
50 m

Chile
80 m

France
100 m

Norway
100 m

Sweden
100 m
Một số nơi đến 300 m
Spain
100-200 m

Uruguay
250 m

Indonesia
400 m
Mangrove greenbelt

Greece
500 m

Denmark
1-3 km
Không xây các nhà nghỉ mùa hè
USSR ( Bờ biển đen)
3 km
Ngoài các xí nghiệp mới mở

1.2.2. 
Những nghiên cứu về thảm thực vật trên vùng cát ven biển trƣớc nay thƣờng sơ
lƣợc. Nghiên cứu sớm nhất có thể kể đến là công trình nghiên cứu hệ thực vật Đông
Dƣơng của nhóm tác giả ngƣời Pháp do Lecomte chủ biên và nghiên cứu rừng Đông
7
Dƣơng của Maurand vào năm 1945 [19]. Giai đoạn từ năm 1960 – 1975, thì những
nghiên cứu đƣợc chú trong hơn về thảm thực vật nhƣ nghiên cứu của Thái Văn Trừng
về thảm thực vật trên nền đất phi địa đới và đặt tên là rú lá kín. Tiếp theo là nghiên cứu
của Schmid về thảm thực vật khu vực Nam Trung Bộ, vùng cát ven biển và khu vực lân
cận, tác giả gọi đó là quần hệ thực vật của vùng bán hạn [19].Từ sau năm 1975, có
công trình điều tra quy mô rừng toàn tỉnh trên cả nƣớc tuy nhiên với kết quả công bố
vào năm 1983 thì hầu nhƣ không đề cập đến thảm thực vật trên vùng cát ven biển. Và
chỉ từ năm 1960, diện tích trồng rừng trên cát đƣợc triển khai ở Quảng Bình, ở Nam
Trung Bộ đƣợc tiến hành liên tục giai đoạn từ năm 1980 [19].
Những năm gần đây, tầm quan trọng của rừng phòng hộ ven biển đƣợc nâng cao,
một phần là nhờ những tác giả đã ngày đêm nghiên cứu, xây dựng những đề tài khoa
học. Cụ thể nhƣ, Hoàng Phƣớc (1994) – Chống sa mạc hóa và cải tạo môi trường vùng
cát ven biển Quảng Trị - Nguyệt san số 148; Đỗ Xuân Cẩm (2001)- Báo cáo tổng kết
đề tài cấp Bộ - Điều tra, đánh giá hiện trạng khu hệ thực vật và đề xuất giải pháp phục
hồi, phát triển bền vững hệ sinh thái vùng cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế. Trƣơng

Đình Trọng, (2003), Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ cho quy hoạch
nông lâm kết hợp bền vững ở huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị- Luận văn thạc sĩ,
Huế ; Đặng Văn Thuyết (2005) - Nghiên cứu xây dựng rừng phòng hộ trên cát di động
ven biển tỉnh Quảng Bình - Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Tỉnh. Và Lƣơng Thị
Vân (2007), Quá trình di động cát và hiểm họa sa mạc hoá vùng duyên hải miền
Trung, Đại học Sƣ phạm Qui Nhơn.
Dựa vào những cơ sở nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc về giải
pháp tái sinh, phục hồi rừng phòng hộ trên cát ven biển. BNN & PTNT đã ban hành
“Cẩm Nang Ngành Lâm Nghiệp – Chương Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng
phòng hộ ven biển, 2006”. Theo đó, các tỉnh thành có rừng, đất lâm nghiệp ven biển,
các BQL rừng phòng hộ ven biển, khi xây dựng giải pháp phục hồi rừng phòng hộ trên
cát ven biển phải tuân thủ áp dụng quy trình kỹ thuật.

8

- Thích nghi với các loại đất cát nghèo dinh dƣỡng ven biển
- Có bộ rễ phát triển sâu , rộng, khỏe. Lá co
́
cấu ta
̣
o ha
̣
n chế thoa
́
t hơi nƣơ
́
c , tán lá
dầy thƣơ
̀
ng xanh.

- Cây sống lâu năm , có khả năng chống chịu với bão , gió cát , khô ha
̣
n. Có thể
sinh trƣơ
̉
ng va
̀
pha
́
t triê
̉
n tha
̀
nh rƣ
̀
ng trong điều kiê
̣
n khô ha
̣
n , nắng no
́
ng ơ
̉
vu
̀
ng ca
́
t di
đô
̣

ng.
- Đa ta
́
c du
̣
ng, mang la
̣
i thu nhâ
̣
p cho chu
̉

̀
ng nhƣng không a
̉
nh hƣơ
̉
ng đến kha
̉

năng pho
̀
ng hô
̣
.

- Phƣơng thức trồng cây trên cát
Phƣơng thức trồng là chọn cây tiên phong về phía trƣớc biển, phía sau là trồng
hỗn giao giữa các loài cây khác nhau. Phối hợp cây mọc nhanh với cây mọc chậm,
giữa cây tầng cao với cây tầng thấp, giữa cây có tán thƣa, mỏng với cây có tán dày để

chắn gió, chống cát bay. Tiếp theo là cây bụi, cây thân thảo để chống cát chảy. Trồng
cây đủ tiêu chuẩn, đƣợc gieo ƣơm trong túi bầu.
- Kỹ thuật trồng cây
Trồng theo hình nanh sấu với tiêu chuẩn cây giống và mật độ nhƣ sau:

9
2
Loài cây

(tháng)

cao (m)


(cm)

Phi lao
6 – 8
0,6 – 1
0,4 - 0,6
Cây sinh trƣởng tốt, thân đứng,
không cụt ngọn, không sâu bệnh,
cứng cáp.
Keo lá tràm
2,5 – 3
0,3 - 0,4
0,3 - 0,5
Cây sinh trƣởng tốt, thân đứng,
không cụt ngọn, không sâu bệnh,
cứng cáp

Xoan chịu hạn
6 – 12
0,4 – 0,7
0,4 - 0,7
Cây sinh trƣởng tốt, thân đứng,
không cụt ngọn, không sâu bệnh.
3




Phi lao
a-Vùng rất xung yếu: 10.000 cây/ha (1mx1m)
b-Vùng xung yếu: 5.000 cây/ha (1x2m)
c-Vùng ít xung yếu: 3.300 cây/ha (1,5 x 2m)
d-Vùng đất xấu: 3.300 cây/ha (1,5x2m)
e-Vùng đất tốt: 2.500 cây/ha (2x2m)
60 x 60 x 60
Keo lá tràm
a.Vùng đất xấu: 2.222 cây /ha hoặc 2.500 cây/ha.
b.Vùng đất tốt: 1.333 cây /ha, 1.666 cây/ha
30 x 30 x 30
Xoan chịu han
1.100 cây/ha
40 x 40 x 40

10
Thực hiện trồng sâu để đảm bảo đủ ẩm cho cây. Khi đào hố phải để riêng phần
đất mặt, phần đất đáy hố để một bên. Cho lớp đất mặt xuống đáy hố. Thực hiện trồng
sâu, cây trồng đặt ngay giữa hố sau đó từ từ xé bỏ vỏ bầu PE, lấp đất và dẫm chặt xung

quanh gốc. Lấp đất cách miệng hố từ 3 – 5cm để cây trồng tận dụng lƣợng nƣớc mƣa
và mùn.
Sau khi trồng cây, che phủ quanh gốc cây bằng các vật liệu nhƣ rơm, cỏ khô…
để hạn chế sự bốc hơi nƣớc giữ ẩm cho cây đồng thời giảm nhiệt độ bề mặt đất.
Sau khi trồng 2 – 3 tuần, kiểm tra tỷ lệ sống TLS, trồng dặm kịp thời những cây
bị chết.
Theo tác giả Lâm Công Định, 1991 [4],[12], trồng sâu là biện pháp kỹ thuật đặc
biệt cho vùng cát, giúp cho cây cải thiện 1,5 – 2 % độ ẩm cây héo.
- Nguồn nƣớc và kỹ thuật tƣới
Nguồn nƣớc tƣới dùng cho cây đƣợc thu trữ trong bể chứa vào mùa mƣa hoặc
tiến hành khoan giếng đƣa nƣớc vào bể. Đất cát có kết cấu rời rạc nên khả năng giữ
nƣớc kém, nhiệt độ không khí lại khá cao dẫn đến lƣợng bốc hơi nƣớc rất lớn. Vì vậy,
để hạn chế sự thất thoát nƣớc trong quá trình tƣới cho cây trồng trên cát thì nên tƣới
nƣớc theo hình thức phun mƣa hoặc nhỏ giọt.
- Chăm sóc - bảo vệ
Tiến hành dãy cỏ xới vun gốc, đồng thời trồng dặm và sửa cây đổ ngã. Cày giữa
hai hàng cây, cày ranh bao ngăn, ranh lô (nếu có). Tùy theo mức độ thực bì có thể áp
dụng biện pháp kỹ thuật phát dọn thực bì trƣớc khi cày. Khi phát hiện sâu bệnh hại, cần
có biện pháp xử lý kịp thời. Sử dụng cọc tre, gỗ kết hợp cây xƣơng rồng, dứa dại làm
hàng rào xung quanh khu vực trồng cây để ngăn trâu, bò, cừu và gia súc khác vào phá
hoại [21].
Sau này, vận dụng “Cẩm Nang Ngành Lâm Nghiệp – Chương Quản lý rừng
phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển, 2006” của BNN & PTNT đã ban
hành, một số tác giả còn đƣa ra những giải pháp mới về phục hồi và phát triển nhóm
thực vật ven biển. Có thể kể đến là “Một số giải pháp trồng cây bảo vệ đê biển, bờ biển
11
từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang” của Trịnh Văn Hạnh và các cộng sự. Nghiên cứu này
đã đƣa ra giải pháp cụ thể về các vấn đề trồng cây chắn gió, chắn cát bay, cát chảy ổn
định cồn cát ven biển. Theo nghiên cứu này đã đƣa ra :
- Lựa chọn loài cây trồng phù hợp

- Giải pháp kỹ thuật : xây tƣờng rào chắn cát để trồng cây về phƣơng thức, kỹ
thuật tƣới và chăm sóc, bảo vệ[21].
1.3. Tng quan v rng phòng h ven bin thành ph ng
Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển Việt Nam đã đƣợc hình thành từ
rất sớm, bên cạnh những thảm thực vật tự nhiên sinh trƣởng từ trƣớc, kèm theo đó là sự
bổ sung các đai rừng phòng hộ trên cát ven biển với chủ yếu là loài cây phi lao
(Casuarina equisetifolia ). Vào năm 1896, loài cây phi lao đã đƣợc đem trồng thử
nghiệm ở vùng ven biển Nghệ An, kết quả thu thập đƣợc rất khả quan , cây phi lao sinh
trƣởng rất tốt trên vùng cát ven biển. Đến năm 1915 thì cây phi lao đã đƣợc trồng thành
những đai rừng phòng hộ ven biển ở Miền Trung lúc bấy giờ [4].
Năm 1975 sau khi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nƣớc, Nhà Nƣớc đã
giao trách nhiệm trồng và phát triển loài cây phi lao cho các tổ chức khi đó là : Hợp tác
xã, Phụ nữ, học sinh – sinh viên… với mục tiêu chính là phòng chống, giảm thiểu các
tác động xấu của bão [4]. Đến năm 1986, tại Quảng Nam – Đà Nẵng các chƣơng trình
trồng rừng đã đƣợc triển khai nhƣ PAM, chƣơng trình 135, chƣơng trình 327…và đã
phủ xanh vùng cát ven biển bởi các loài cây phi lao, bạch đàn góp phần nâng cao tính
phòng hộ về mặt Quốc phòng – An ninh, giảm thiểu tác động của thiên tai, tạo cảnh
quan đẹp trong nền văn hóa của ngƣời dân vùng ven biển.
Theo những ngƣời dân sống ven biển, trƣớc năm 1997 các dải rừng cây phi lao
sinh trƣởng rất tốt ( mật độ khoảng từ 5000 – 10.000 cây/ha với chiều cao trung bình
khoảng 10m, đƣờng kính từ 15 – 20 cm ) phân bố đa dạng theo từng cụm, đám, hoặc
rải rác trong các khu dân cƣ, đƣờng nhỏ trong thôn, xóm… ven biển các phƣờng Hòa
Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam và kéo dài đến hết phƣờng Hòa Hải, Hòa Quý của thành
phố Đà Nẵng.
12
Tuy nhiên vào giai đoạn từ năm 1997 – 2006 , dƣới sự phát triển mạnh mẽ của
quá trình đô thị hóa ở Đà Nẵng, và đặc biệt là việc mở các 3 con đƣờng lớn Nguyễn
Tất Thành, Hoàng Sa, Trƣờng Sa chạy song song với bờ biển và với các khu resort, sân
golf, các khu tái định cƣ đã làm chia cắt và phá hủy gần hết các dải rừng phi lao,
những loài thực vật thân gỗ, những thảm cây bụi ven biển đã đƣợc hình thành và phát

triển từ rất lâu. Khi đó chỉ còn khoảng từ 15 – 20 ha, tập trung chủ yếu ở khu vực quận
Ngũ Hành Sơn nhƣng quyền quản lí đã đƣợc giao cho các công ty du lịch sử dụng cho
mục đích riêng.
Từ năm 2007 trở đi, Đà Nẵng đã thực hiện nhiều dự án trồng mới rừng phòng hộ
ven biển với nguồn vốn đƣợc đầu tƣ từ các dự án nhƣ dự án 661, từ các tổ chức phi
chính phủ nhƣ dự án CTC và một số dự án nhằm bảo vệ bờ kè ven biển Đà Nẵng.
Nhờ đó mà hiện nay diện tích rừng phi lao đã tăng lên so với giai đoạn từ năm
1997 – 2006 nhƣng vẫn chỉ đạt đƣợc khoảng 50% so với diện tích đƣợc thiết kế vào lúc
ban đầu. Vậy nên cần có những biện pháp cụ thể nhằm phục hồi và phát triển rừng
phòng hộ ven biển để đạt mục tiêu ban đầu đã đề ra. [16]
13


2.1. 
2.1.1. 
- Thực trạng rừng phòng hộ ven biển ( đặc điểm phân bố, tình hình trồng và chăm
sóc, khả năng sinh trƣởng và phát triển và các yếu tố ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và
phát triển )
- Đặc điểm thảm thực vật ven biển khu vực quận Ngũ Hành Sơn ( thành phần
loài, sự phân bố và đặc điểm của thực vật )
2.1.2. 
- Không gian : Bao gồm 4 khu vực nghiên cứu là quận Ngũ Hành Sơn, quận Sơn
Trà, quận Thanh Khê và quận Liên Chiểu thuộc thành phố Đà Nẵng.
- Thời gian : tiến hành từ tháng 9/2014 - 4/2015.
2.2. Ni dung nghiên cu
Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện những công việc sau.
- Điều tra thực trạng sinh trƣởng và phát triển của rừng phòng hộ ven biển thành
phố Đà Nẵng.
- Tìm hiểu nguyên nhân làm suy giảm rừng phòng hộ ven biển Đà Nẵng
- Điều tra thảm thực vật ven biển thuộc quận Ngũ Hành Sơn – thành phố Đà

Nẵng.
- Đƣa ra giải pháp trồng, chăm sóc và bảo vệ thích hợp cho rừng phòng hộ ven
biển thành phố Đà Nẵng
2.3. 
2.3.1. 
Thu thập tài liệu các tài liệu nghiên cứu rừng phòng hộ ven biển : hồ sơ thiết kế
(HKTK) trồng rừng phòng hộ ven biển, cẩm nang ngành lâm nghiệp, số liệu thống kê
… từ các cơ quan, tổ chức nhƣ BQL rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa, Sở nông nghiệp
14
và phát triển nông thôn (SNN & PTNN) thành phố Đà Nẵng ngoài ra còn có thông tin
thu thập từ sách, báo internet.
2.3.2. 
Phỏng vấn ý kiến chuyên gia : Dựa vào phƣơng pháp phỏng vấn không cấu trúc.
Lấy ý kiến của các chuyên gia để tìm hiểu về rừng phòng hộ ven biển thành phố Đà
Nẵng, từ đó xây dựng nhóm câu hỏi xác định các yếu tố, nguyên nhân ảnh hƣởng đến
sự sinh trƣởng và phát triển của rừng phòng hộ ven biển.
Phƣơng pháp phỏng vấn cấu trúc : Dựa trên phiếu phỏng vấn nhằm lấy ý kiến
của ngƣời dân để kết quả thu đƣợc có tính đại diện và có ý nghĩa thống kê tại khu vực
nghiên cứu và từ đó mẫu đƣợc rút ra, tiến hành chọn mẫu phỏng vấn ngẫu nhiên hệ
thống. Đối tƣợng phỏng vấn đƣợc chọn là những ngƣời có cuộc sống gắn liền với hệ
thống rừng phòng hộ ven biển (nhà cửa, sinh kế) đƣợc mời tham gia phỏng vấn, trong
đó thì chọn ngẫu nhiên cho từng nhóm dân cƣ. Tổng cộng có 80 ngƣời đã tham gia
phỏng vấn sử dụng phiếu câu hỏi, trong đó có 75 phiếu khảo sát có thể sử dụng
đƣợc.Các câu hỏi tập trung về các vấn đề sau : hiểu biết chung về rừng phòng hộ ven
biển và tầm quan trọng; hiện trạng về số lƣợng và chất lƣợng rừng phòng hộ ven biển
địa phƣơng; nguyên nhân gây suy giảm rừng phòng hộ ven biển; phƣơng hƣớng giải
quyết.
2.3.3. 
Sử dụng máy định vị GPS 62sc, thƣớc dây hiệu DFJ 30m, thƣớc cầm tay 3m kết
hợp với phƣơng pháp lập tuyến điều tra của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Hoàng Chung

(2006) và tri thức dân bản địa [13].
Lập tuyến điều tra: Trƣớc tiên xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào bản đồ
khu vực lập các tuyến điều tra theo hƣớng Bắc – Nam, chạy dọc theo trục đƣờng Hoàng
Sa – Trƣờng sa (thuộc quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn), sau đó trên tuyến điều tra
cứ 100 m, lập tuyến ngang, rộng 10m vuông góc với tuyến Bắc – Nam theo hƣớng Đông
– Tây.
15
Thu thập số liệu: Trên tuyến điều tra dọc, ngang theo chiều dài bãi cát ven biển,
tiến hành đo đạc (vị trí khu vực nghiên cứu, diện tích, độ lục địa, độ cao so với với thể
nền cách mực nƣớc biển 10 – 15m, hƣớng phơi).
2.3.4. 
Tuyến điều tra và Ô tiêu chuẩn (OTC): Đề tài này đã vận dụng các phƣơng pháp
điều tra tài nguyên rừng của các tác giả: Thái Văn Trừng (1978), Hoàng Chung
(2006)., Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) Do địa hình vùng cát ven biển ít phức tạp hơn so
với địa hình vùng đồi núi,nên tôi vạch tuyến điều tra theo hai hƣớng (hƣớng Nam –
Bắc dọc theo các trục đƣờng ven biển, hƣớng Tây – Đông theo chiều ngang bãi cát,
thẳng góc với tuyến dọc). Tại khu vực nghiên cứu, cứ cách 100m theo chiều dọc, thiết
lập một tuyến ngang có chiều rộng 20m, chiều dài 10m (OTC200 m
2
). Dựa vào đặc
điểm sinh thái cụ thể khu vực nghiên cứu mà tôi xác lập số lƣợng OTC nhằm đảm bảo
độ tin cậy khi phản ánh đúng thực trạng vấn đề bằng dung lƣợng quan sát đủ lớn (tổng
diện tích số OTC bằng 10 – 15% diện tích khu vực nghiên cứu) [13].
Ô tiêu chuẩn: Để thu thập số liệu thảm thực vật, tôi áp dụng OTC là 200m
2
(20m
x 10m). Kích thƣớc ô dạng bản (ODB) là 16m
2
(4m x 4m) đƣợc bố trí trên các đƣờng
chéo, đƣờng vuông góc và các cạnh của OTC. Tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất là

1/3 diện tích OTC. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ODB phụ để
thu thập số liệu bổ sung. Trong các OTC, ODB chúng tôi tiến hành chụp hình, xác định
danh loại thực vật theo tên Latinh (hoặc tên địa phƣơng), dạng sống (thân gỗ, thân bụi,
thân thảo, thân leo) và tình hình sinh trƣởng, phát triển của thực vật ,những loài chƣa biết
tên thì lấy mẫu về để định loại [13].
Điều tra tầng cây bụi, thảm tƣơi : Điều tra cây bụi (shrubs), thảm tƣơi (ground
cover vegetation) theo các tiêu chí: Định danh loài, chụp hình, phân bố.
Điều tra cây thân gỗ trong OTC và ODB trên khu vực nghiên cứu:
- Đo đƣờng kính thân cây ở vị trí 1,3 m ( D
1.3
đối với cây gỗ cao từ 2m trở
lên, đo theo hƣớng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó lấy giá trị trung bình, với sai
số nhỏ hơn 0,5cm. Các loài cây nhỏ hơn 2m, đo đƣờng kính gốc (D
00
).
16
- Đo đƣờng kính tán: Đo theo hƣớng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó lấy
giá trị trung bình với sai số nhỏ hơn 0,5 cm.
- Đo chiều cao vút ngọn: sử dụng thƣớc đo cao chuyên dùng.
- Đếm số lƣợng cây trong OTC, tuyến điều tra và phân loại theo tên loài.
- Chất lƣợng cây tái sinh: Đối với thảm thực vật ven biển, Chất lƣợng tốt
thể hiện (mật độ cao, tầng và tán lá xanh bóng, rậm, thân cứng, xù xì, sinh
trƣởng, phát triển mạnh, hệ rễ lan rộng ăn sâu, bám chắc); Chất lƣợng xấu (mật
độ thấp, tầng và tán lá thƣa, lá mỏng, mềm, thân mềm, tái sinh chồi kém, lệch
tán). Còn lại là những loài cây trung bình [13].
2.3.5. 
Xử lý số liệu thu thập từ phiếu phỏng vấn dựa vào phần mềm Statistical Package
for the Social Sciences(SPSS) [8]
Xác định tên khoa học, tên địa phƣơng của các loài cây theo các tài liệu của
Nguyễn Tiến Bân (1997) [9], Phạm Hoàng Hộ (1991 -1993) [15], Nguyễn Nghĩa Thìn

(1997) [11].
Xác định thành phần dạng sống của từng loài theo 4 dạng cơ bản: thân gỗ, thân
bụi, thân thảo và thân leo (theo cuốn “Tên cây rừng Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, năm 2000) [6].
Xác định phân bố theo độ tuổi cây thân gỗ theo cấp kính vị trí 1.3m: nhỏ hơn
5cm; Từ 5cm – 10cm và lớn hơn 10cm.Đối với cây trồng ven biển : Tra bụp, Mù u, Phi
lao, Phong ba, Dừa… có tỷ lệ đƣờng kính (D
1.3
)< 5cm cao hơn các cấp đƣờng kính còn
lại thì chứng tỏ đây là nhóm thực vật thân gỗ mới trồng, có thời gian dƣới 5 năm tuổi,
nếu nhóm thực vật thân gỗ có D
1.3
từ 5cm – 10cm chiếm tỷ lệ cao, thì thực vật ở đây có
tuổi trên 5 năm đến dƣới 10 năm và nếu nhóm thực vật thân gỗ có D
1.3
> 10cm chiếm tỷ
lệ cao, thì thực vật phân bố theo thời gian có niên hạn trên 10 năm. Qua đó xác định
đƣợc loài cây thích nghi với môi trƣờng sống ven biển, ổn định và phát triển theo
không gian và thời gian [13].

×