BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH NHÓM 10
ĐỀ TÀI: Nêu tên một tổ chức mà em quan tâm. Cho biết tổ chức đó sử
dụng quy trình kiểm soát như thế nào đới với một hoạt động cụ thể do tôt
chức đó tiến hành.
NỘI DUNG:
A. Giới thiệu tổng quan về kiểm soát
B. Giới thiệu về Tổ chức
C. Kiểm soát
I. Chủ thể kiểm soát
II. Phương pháp và hình thức kiểm soát
III. Công cụ kiểm soát
IV. Quy trình kiểm soát
A. LÍ THUYẾT CHUNG VỀ KIỂM SOÁT
1. Khái niệm.
Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động
nhằm đảm bảo sự thực hiện theo kế hoạch.
2. Vai trò của kiểm soát.
• Giúp hệ thống theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường.
• Ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra trong quá trình quản lí.
• Bảo đảm thực thi quyền lực của các nhà quản lí.
• Hoàn thiện các quyết định quản lí.
• Giảm thiểu các chi phí trong quá trình quản lí.
• Tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới.
3. Nguyên tắc của kiểm soát.
• Nguyên tắc kiểm soát khu vực hoạt động thiết yếu và điểm kiểm soát
thiết yếu.
• Tuân thủ pháp luật.
• Chính xác khách quan.
• Công khai, minh bạch.
• Phải mang tính đồng bộ.
• Phải hiệu quả.
Với bài thuyết trình hôm nay, nhóm 10 chúng em xin thuyết trình về
hoạt động kiểm soát chất lượng sữa tươi của tập đoàn VINAMILK.
B. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK.
1. Giới thiệu chung.
- Công ty cổ phần sữa Việt Nam tiền thân là Công ty sữa Việt Nam thành
lập ngày 20/8/1976, đến năm 2003 được cổ phần hóa thành công ty cổ phần
sữa Việt Nam Vinamilk hiện nay
- Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Dairy Products Joint – Stock Company.
- Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam với mạng lưới phân
phối rộng phủ khắp toàn bộ các vùng trên cả nước.
2. Các sản phẩm của công ty
Sản phẩm của VINAMILK rất phong phú và đa dạng như Sữa tươi, sữa đặc,
sữa bột, kem, sữa chua,….bao gồm các nhãn hiệu như Vinamilk, Dielac,
Ridielac, V-fresh, Icy, Lincha, Sữa đặc, Sữa đậu nành.
3.Tầm nhìn ,sứ mệnh và triết lí kinh doanh
• Tầm nhìn :” Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm
dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “
• Sứ mệnh: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh
dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và
trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”
• Triết lí kinh doanh : Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam
kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.Vinamilk tâm niệm rằng
chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vnm.Chính sách
đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm với giá cả cạnh
tranh ,tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định.
• Giá trị cốt lõi :
Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao
dịch.
Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng Công ty,
tôn trọng đối tác. Hợp tác trong sự tôn trọng.
Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên
liên quan khác.
Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính
sách, quy định của Công ty.
Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách
đạo đức.
Để phân tích về hoạt động kiểm soát, chúng ta sẽ đi phân tích lần lượt Chủ
thể kiểm soát, Phương pháp, Hình thức kiểm soát, Công cụ kiểm soát và
Quy trình.
4. Cơ sở vật chất.
- Công ty Vinamilk có quy mô nhà máy lớn nhất cả nước với tổng công suất
hiện nay là 504 nghìn tấn/năm, đạt hiệu suất 70%, dây chuyền sản xuất hiện
đại nhập khẩu công nghệ từ các nước Châu Âu như Đức, ý , Thụy Sĩ để ứng
dụng vào dây chuyền sản xuất.
- Ngày 4/2013, vnm đưa vào hoạt động nhà mãy sữa bột hiện đại nhất châu
Á .Theo thông tin mới nhất vào ngày 10/9/2013 , công ty khánh thành và
đưa vào hoạt động nhà máy sữa nước => Đây là 1 trong những nhà máy sản
xuất sữa nước hiện đại bậc nhất thế giới, góp phần tăng sản lượng đưa
Vinamlik trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới với doanh
số 3 tỷ USD vào năm 2017.
C. Hoạt động kiểm soát
I. Chủ thể kiểm soát
Định nghĩa: Chủ thể kiểm soát là người hoặc đơn vị đưa ra các tác động
kiểm tra hoặc thực hiện chức năng kiểm soát.
Có 2 loại chủ thể kiểm soát:
• Bên trong công ty:
1. Cấp công ty : Nguồn nhân lực về quản lý chịu trách nhiệm về
chất lượng trong quả trình sản suất: phòng quản lý chất lượng
tại công ty; các phòng kiểm tra chất lượng tại các nhà máy;
phòng quản lý chất lượng có trách nhiệm đề ra các yêu cầu kỹ
thuật của nguyên vật liệu và thành phẩm; công bố chất lượng
các loại sản phẩm theo luật định; quản lý và theo dõi hồ sơ về
chất lượng; tư vấn cho ban lãnh đạo về chiến lược mục tiêu và
chính sách chất lượng
2. Ở cấp nhà máy có các phòng "KCS" chịu trách nhiệm kiểm tra
các công đoạn, nguyên liệu đầu vào từng giai đoạn của quy
trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng phải được phân tích các
chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn.
• Bên ngoài công ty như các Bộ, Ban, Ngành, Thanh tra
II. Phương pháp và Hình Thức
1. Phương pháp:
An toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những chính sách chất lượng
hàng đầu mà Vinamilk đặt ra trong hoạt động của mình. VINAMILK áp
dụng đa dạng các phương pháp kiểm soát nhưng chủ yếu là thu thập
thông tin, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc đồng thời xử lí kịp thời các hành
vi gây cản trở đến hoạt động kiểm soát.
2. Hình thức để kiểm tra:
Do hoạt động sản xuất được diễn ra hàng ngày nên để kiểm soát có hiệu quả
VINAMILK chủ yếu áp dụng hình thức kiểm soát trong hoạt động tức là
kiểm soát kết quả của từng giai đoạn hoạt động để có thể điều chỉnh kịp thời
trước khi hậu quả kiểm tra và tăng khả năng xử lí vấn đề nhanh chóng.
III. Công cụ và kĩ thuật kiểm soát
VINAMILK sử dụng chủ yếu 2 công cụ kiểm soát chất lượng sản phẩm là
HACCP và quản lí theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
1. HACCP
HACCP là viết tắt của cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point
System, và có nghĩa là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm
tới hạn”, hay hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối
nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”. Đó là
công cụ phân tích nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực
phẩm. HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các
bước có liên quan trong quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời xác định
những bước trọng yếu với an toàn chất lượng thực phẩm. Công cụ này
cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên môn vào những bước chế
biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm.
Phân tích HACCP sẽ đưa ra danh mục những điểm kiểm soát trọng yếu
CCPs cùng với những mục tiêu phòng ngừa, các thủ tục theo dõi, giám
sát và những tác động điều chỉnh từng điểm kiểm soát trọng yếu. Để duy
trì an toàn, chất lượng liên tục cho sản phẩm, các kết quả phân tích sẽ
được lưu giữ. Phương pháp nghiên cứu HACCP phải thường xuyên thay
đổi tùy thuộc vào những thay đổi của quá trình chế biến.
HACCP là một hệ thống có cơ sở khoa học và có tính lôgic hệ thống.
HACCP có thể thích nghi dễ dàng với sự thay đổi như những tiến bộ
trong thiết kế thiết bị, quy trình chế biến hoặc những cải cách kỹ thuật.
Hệ thống HACCP có khả năng độc lập với những hệ thống quản lý chất
lượng khác, áp dụng HACCP phù hợp với việc thực hiện các hệ thống
quản lý chất lượng đã có và là hệ thống đáng để lựa chọn để quản lý an
toàn chất lượng thực phẩm trong số rất nhiều những hệ thống quản lý
chất lượng khác nhau.
Xây dựng hệ thống HACCP của nhà máy vinamilk gồm 12 bước:
• Bước 1: tổ chức nhóm HACCP
• Bước 2+3: mô tả sản phẩm và mục đích sử dụng
• Bước 4: thuyết minh quy trình công nghệ
• Bước 5: thẩm định quy trình bước 4
• Bước 6+7: phân tích và lập danh mục các mối nguy hại và các biện
pháp phòng ngừa, xác định các CCps – điểm kiểm soát tới hạn
• Bước 8: thiết lập các ngưỡng tới hạn cho từng CCP
• Bước 9: thiết lập hệ thống kiểm soát theo dõi cho từng điểm kiểm
soát
• Bước 10: thiết lập các hành động khắc phục
• Bước 11: thiết lập các thủ tục kiểm tra
• Bước 12: thiết lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ HACCP
2. Quản lí theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000
ISO 9001 là 1 phương thức quản lý hay cách khác là hệ thống quản lí
chất lượng chứ không phải chỉ là chất lượng sản phẩm.
Triết lí cơ bản của ISO phù hợp với các doanh nghiệp hiện nay. ISO 9001
đề cao vai trò của chất lượng, của dịch vụ, của việc nghiên cứu sản phẩm,
… Đặc biệt điểm khác biệt của ISO là đề cao con người.
IV. Quy trình kiểm soát
1. Xác định mục tiêu, nội dung kiểm soát
a) Về mục tiêu: Các nhà quản lí cần phải trả lời đầy đủ, chính xác các
câu hỏi
• Cần kiểm soát cái gì?
• Các cuộc kiểm soát cần tiến hành thương xuyên đến mức nào?
• Trong hoạt động của hệ thống, sai lệch xảy ra ở đâu sẽ có thể gây
tổn hại nghiêm trọng đến kết quả cuối cùng?
Với VINAMILK, một tập đoàn sữa lớn với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe
dinh dưỡng của người tiêu dùng đặc biệt là trẻ em thì thứ cần kiểm soát quan
trọng nhất của tập đoàn là chất lượng sản phẩm. Vì chất lượng của mỗi sản
phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí là tính
mạng con người do đó chất lượng sản phẩm chính là thứ quyết định phần lớn
sự sống còn của doanh nghiệp đồng thời cần một sự kiểm soát vô cùng chặt
chẽ và nghiêm ngặt.
Sữa là một sản phẩm được tiêu thụ với sản lượng rất lớn, gần như ngày nào
sữa cũng được sản xuất và đưa ra ngoài thị trường, do vậy. các cuộc kiểm
soát cần diễn ra thường xuyên đến mức độ hàng ngày, thậm chí hàng giờ căn
cứ vào số lô, số sản phẩm sản xuất.
Sữa lấy từ bò nuôi bằng cỏ tự nhiên, không dùng phân hóa học và không
tiêm thuốc kháng sinh; sau đó được chế biến, đóng gói trên dây chuyền công
nghệ khép kín theo tiêu chuẩn quốc tế. Như vậy 2 khâu quan trọng nhất của
chế biến sữa tươi là khâu đầu vào, tức chất lượng của bò và quá trình chế
biến. 2 khâu này bắt buộc phải đạt sự chính xác rất cao vì sẽ ảnh hưởng trực
tiếp tới chất lượng sữa.
- Đồng thời để đạt được mục tiêu cần cụ thể hóa mục tiêu thành các chỉ
tiêu cụ thể, và trả lời các câu hỏi kiểm soát trong hoạt động này nhằm
mục tiêu gì, để làm gì và có tác dụng như thế nào?
Với VINAMILK, mục tiêu hiện nay là đạt doanh thu 30 tỷ đô la tới năm
2017, đồng thời tăng thị phần nội địa từ 50% lên 60%. Do đó, việc cải
thiện chất lượng sữa là điều cốt yếu, quan trọng được đặt lên hàng đầu.
Việc kiểm soát chất lượng ngay từ bò sẽ giúp ta loại được bò có sức khỏe
không tốt đồng thời chọn lọc được nguồn sữa tốt nhất. Bên cạnh đó khâu
kiểm soát trong việc chế biến cũng vô cùng quan trọng vì quá trình chế
biến ảnh hưởng tới độ an toàn của sữa, dù là sai sót nhỏ nhất trong khâu
này cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
b) Về nội dung : công tác kiểm soát cần tập trung vào những khu vực,
những con người quan trọng ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và phát triển
của tổ chức.
- Các khu hoạt động thiết yếu là những lĩnh vực, khía cạnh, yếu tố của
tổ chức cần phải hoạt động có hiệu quả cao để đảm bảo cho toàn bộ tổ
chức thành công.
- Các điểm kiểm soát thiết yếu là những đặc điểm đặc biệt trong hệ
thống mà ở đó giám sát và thu thập thông tin phản hồi nhất định phải
thực hiện.
Kiểm soát chất lượng nhất định phải tập trung vào chất lượng của đầu
vào và sản phẩm đầu ra đi kèm với các khâu sản xuất thu mua, vận
chuyển và chế biến.
2 Các tiêu chuẩn kiểm soát
Các tiêu chuẩn kiểm soát là những chuẩn mực mà các cá nhân, tập thể và
các tổ chức phải thực hiện để đảm bảo toàn bị tổ chức hoạt động có hiệu
quả.
Chúng là những điểm được lựa chọn ra trong toàn bộ kế hoạch mà tại đó
những phép đo về thực hiện nhiệm vụ sẽ được tiến hành nhằm cung cấp
cho các nhà quản lý tình hình công việc diễn ra mà họ không cần phải
quan sát trực tiếp.
Nói cách khác tiêu chuẩn kiểm soát chính xác là những thước đo đối với
kết quả thực hiện được.
Có rất nhiều loại tiêu chuẩn như tiêu chuẩn chi phí, tiêu chuẩn thu nhập, tiêu
chuẩn vốn, … Nhưng trong khâu kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn nhằm đo
đạt chất lượng sản phẩm được sử dụng là tiêu chuẩn vật lý – tiêu chuẩn liên
quan tới việc đo lường phi tiền tệ và tiêu chuẩn chung ở cấp tác nghiệp.
Với sản phẩm sữa tươi của VINAMILK, các tiêu chuẩn về chất lượng sản
phẩm được cụ thể như sau:
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9001:2008 trong toàn công ty
- Tiêu chuẩn HACCP nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm
- Tiêu chuẩn ISO 17025:2005 đối với các phòng kiểm nghiệm
- Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đối với hệ thống quản lý môi trường theo
tại các nhà máy
- Các chỉ tiêu, giới hạn và phương pháp kiểm nghiệm tuân theo các tiêu
chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn của FAO (Tổ Chức Lương Thực và
Nông Nghiệp Thế Giới), FDA (Cục Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa
Kỳ), … Bên cạnh đó, STNL còn được kiểm tra định kỳ bởi cơ quan
thứ ba để chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng và ATTP.
3 Giám sát và đo lường việc thực hiện
Quy trình kiểm soát về chất lượng bao gồm :
a. phòng quản lý chất lượng đưa ra các yêu
cầu về chất lượng: Chất lượng của STNL được xác định qua
các kiểm nghiệm phân tích chỉ tiêu hóa lý (hàm lượng chất
khô, béo, đạm, ), chỉ tiêu ATTP (vi sinh và các chất nhiễm bẩn
như kim loại nặng, độc tố vi nấm, dư lượng thuốc thú y và
thuốc bảo vệ thực vật,…) và các chỉ tiêu cảm quan như mùi,
màu sắc
b. Bộ phận xuất nhập khẩu mua hàng theo yêu cầu đó: sữa tươi
được: Sữa tươi từ hộ chăn nuôi bò sữa sau khi vắt được nhanh
chóng đưa đến các trạm trung chuyển sữa tươi nguyên liệu
(trạm trung chuyển). Tại trạm trung chuyển, cán bộ kiểm tra
chất lượng sản phẩm của nhà máy sẽ tiến hành các thử nghiệm
phân tích độ tủa (bằng cồn chuẩn 75
o
), cảm quan mùi vị, chỉ
tiêu vi sinh (theo dõi bằng thời gian mất màu xanh metylen),
lên men lactic (để phát hiện dư lượng kháng sinh). Nếu kiểm tra
hoàn tất sữa đạt tiêu chuẩn, lúc đó sữa mới được thu mua.
c. Các NVL nhập ngoại phải được kiểm tra và xác nhận của Cục
An toàn vệ sinh thực phẩm;
d. Phòng KCS ở nhà máy kiểm tra chất lượng toàn bộ NVL
trước khi đưa vào sản xuất : Sau khi sữa bò tươi nguyên liệu đã
được làm lạnh xuống nhỏ hơn hoặc bằng 4oC, sữa sẽ được các
xe bồn chuyên dụng tới để tiếp nhận và vận chuyển về nhà
máy.Các trạm trung chuyển phải cử đại diện áp tải theo xe
nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn về số lượng và chất lượng sữa
trong quá trình vận chuyển. Xe bồn chuyên dụng phải được
kiểm tra định kỳ và đột xuất, luôn đảm bảo điều kiện để khi vận
chuyển sữa về nhà máy, nhiệt độ sữa nhỏ hơn 6oC.Khi xe về
nhà máy, nhân viên QA của nhà máy lấy mẫu, tiến hành các
kiểm tra chất lượng: đun sôi để đại diện trạm trung chuyển
uống cảm quan 200 ml; thử cồn; lên men lactic, kháng sinh, độ
acid, độ khô, độ béo…. Sữa đủ điều kiện tiếp nhận mới được
cân và bơm vào bồn chứa.
e. Trong quá trình sản xuất, mỗi giai đoạn đều được kiểm soát
chặt chẽ, lưu hồ sơ và phân tích: Tất cả hệ thống thiết bị, máy
móc, đặc biệt là các robot LGV đều vận hành tự động, được
điều khiển bởi hệ thống máy tính trung tâm. Mỗi khâu trong
quá trình sản xuất được giám sát, mọi thông số đều được theo
dõi, bảo đảm khả năng truy xuất tức thì đối với bất kỳ sản phẩm
nào.
f. Sản phẩm cuối cùng phải được kiểm tra kỹ trước khi nhập kho
Video clip.
4. Đánh giá và điều chỉnh
a) Đánh giá dựa trên kết quả hành động
- Là sự đánh giá một hoạt động can thiệp theo kế hoạch đang được tiến
hành hoặc đã hoàn thành để xác định tính phù hợp, mức độ hiệu quả tác
động và tính bền vững.
Đánh giá là hoạt động rất quan trọng của hoạt động kiểm soát.
- Đánh giá phải trả lời được các câu hỏi cơ bản:
• Mục tiêu và kết quả hướng đến có phù hợp hay không?
• Các mục tiêu và kết quả này đang được thực hiện bởi hữu hiệu và
hiệu quả như thế nào?
• Các tác động nào chưa được lường trước bởi hoạt động can thiệp?
• Có thể đảm bảo rằng chiến lược thực hiện chương trình can thiệp
là tối ưu về chi phí và duy trì bền vững không?
Qúa trình kiểm soát chất lượng sữa của VINAMILK rất hiếm khi xảy
ra sai sót do quy trình sản xuất được khép kín hoàn toàn và được theo
dõi thường xuyên nhờ máy tính. Nếu có xảy ra các sai sót chủ yếu về
chất lượng chủ yếu xảy ra trong quá trình vắt sữa và vận chuyển, đây
là 2 giai đoạn quan trọng vì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập nhất trong 2
giai đoạn này. VINAMILK thực hiện công tác đánh giá rất thường
xuyên, gắn liền với mỗi quy trình sản xuất. Điều này tránh những sai
sót lớn và giúp điều chỉnh sai sót nếu có kịp thời.
b) Điều chỉnh sai lệch
Bước này cần thiết nếu có sự sai lệch của hoạt động và kết quả so
với tiêu chuẩn và qua phân tích thấy rằng cần điều chỉnh. Điều
chỉnh có những nguyên tắc riêng:
• Chỉ điều chỉnh khi thật sự cần thiết
• Điều chỉnh đúng mức độ, tránh tùy tiện, tránh gây tác
dụng xấu
• Phải tính tới hậu quả sau khi điều chỉnh
• Tránh để lỡ thời cơ, tránh bảo thủ
• Tùy điều kiện mà kết hợp các phương pháp điều chỉnh
cho hợp lí.
tượng kết tủa, đóng cợn thì mẫu sữa này không đạt và bị loại.
Toàn bộ quá trình lấy mẫu, phân tích, xác định tiền sữa chi trả cho hộ
chăn nuôi bò Tại VINAMILK, nếu xuất hiện chênh lệch giữa tiêu chuẩn và
chất lượng sản phẩm thực tế, ngay sau đó đều có những điều chỉnh và xử lí
phù hợp về máy móc và chất lượng:
- Đối với sữa tươi: Sữa bò tươi được đưa đến, trước khi thu mua phải
qua hai khâu kiểm tra.
Trước hết là kiểm tra bằng cảm quan về màu sắc, độ sánh, mùi của
sữa. Thứ đến, sữa được lấy mẫu và trải qua bước kiểm tra với cồn.
Nếu sữa có hiện sữa đều do cán bộ kiểm tra chất lượng (KCS) của nhà
máy tiến hành. Nhân viên KCS thường xuyên có mặt tại trạm trung
chuyển, là người trực tiếp chịu trách nhiệm kiểm tra bước đầu nguồn
sữa.
Sau đó sữa được chuyển về nhà máy. Tại đây sữa tiếp tục được lấy
mẫu, trải qua các bước kiểm tra chuyên sâu hơn như kiểm tra định
tính, vật chất khô, tỉ lệ béo… trước khi đưa vào sản xuất. Nếu nguồn
sữa nguyên liệu nào không đạt chất lượng, sữa lập tức được pha màu
thực phẩm vào và trả về đơn vị trung chuyển hủy bỏ.
- Đối với thành phẩm: Phòng KCS ở các nhà máy sẽ kiểm tra từng lô
hàng sản xuất theo thủ tục quy định khi kết quả kiểm tra đạt yêu cầu
chế biến nhà máy mới kết luận cho xuất hàng.
c) Đưa ra sáng kiến đổi mới
Để tăng hiệu quả của kiểm soát, đổi mới là việc không thể thiếu. Nhận thức
được điều này, VINAMILK đã trang bị Robot và “kho thông minh” tại các
nhà máy. Các robot tự hành (LGV) điều khiển toàn bộ quá trình từ nguyên
liệu dùng để bao gói tới thành phẩm, giúp kiểm soát tối ưu về chất lượng và
đảm bảo hiệu quả về chi phí. “Đó là một loại máy móc được điều khiển tự
động, được lập trình sẵn, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, có khả
năng vận động theo nhiều hơn 3 trục, có thể cố định hoặc di động tùy theo
những ứng dụng của nó trong công nghiệp tự động”. Bên cạnh đó
VINAMILK còn kết hợp với các kho hàng thông minh. Ở đây các Robot tự
động chuyển hàng thành phẩm vào kho. Kho chứa pa-let có công suất
27.168 lô chứa hàng, có khả năng ứng chịu động đất; 8 hệ thống kho chứa và
máy bốc dỡ Exyz công nghệ mới và tiên tiến nhất hiện nay. Hệ thống này
nhanh hơn, nhẹ hơn, tiết kiệm năng lượng hơn bất kỳ thế hệ máy cùng tính
năng nào trước đây. Việc ứng dụng công nghệ tự động và tích hợp trên giải
pháp tự động hóa, và hệ thống quản lý kho hàng Wamas đã góp phần đưa
nhà máy sữa Việt Nam trở thành nhà máy hiện đại bậc nhất thế giới, ghi dấu
ấn Việt Nam trên bản đồ thế giới trong ngành công nghiệp sữa.
KẾT LUẬN
Kiểm soát là một quá trình vô cùng quan trọng. Chúng ta cần chú trọng, tập
trung nâng cấp để sản xuất đem lại hiệu quả nhất, tránh những sai sót đáng
tiếc.