Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Nâng cao chất lượng học tập môn địa lí bằng phương pháp Đưa phiếu học tập kết hợp với thảo luận nhóm trong trong các giờ học địa li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.08 KB, 23 trang )

Nâng cao chất lượng học tập môn địa lí bằng phương pháp Đưa phiếu học
tập kết hợp với thảo luận nhóm trong trong các giờ học địa li

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, cùng với xu thế phát triển của xã hội nói riêng và của toàn thế
giới nói chung, bộ môn Địa lý có một vị trí quan trọng trong việc phát triển toàn
diện cho mỗi học sinh (HS). Để giúp các em có điều kiện hoà nhập với cộng
đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận với những thông tin về khoa học kỹ thuật và
để các em có thể áp dụng những kiến thức đã học ở nhà trường một cách có hiệu
quả, các cấp giáo dục đang xoay quanh vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
Địa lý.
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, mục tiêu chính là hình
thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về Địa lý và
những phẩm chất, trí tuệ cần thiết để học sinh tiếp tục học hoặc đi vào cuộc sống
lao động.
Mỗi môn học, mỗi bài học nếu chúng ta biết lựa chọn phương pháp giảng
dạy phù hợp thì hiệu quả bài giảng sẽ cao hơn. Riêng môn Địa lý, nội dung và
cấu trúc chương trình rất phong phú. Chương trình lớp 12 có thể sử dụng
phương pháp khác với chương trình lớp 11 và lớp 10. Và ngay cụ thể trong từng
bài, chúng ta cũng có thể thay đổi phương pháp cho phù hợp.
Hơn nữa, việc lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng nội
dung, từng hoàn cảnh cụ thể, nó góp phần rất lớn cho sự thành công của bài
giảng, nó là khâu quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Lựa
chọn phương pháp như thế nào để phát huy tư duy, tính tích cực độc lập suy
nghĩ của học sinh đó là vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên (GV).
Phương pháp thảo luận là một trong những phương pháp phát huy tính
tích cực độc lập, suy nghĩ tìm tòi của học sinh. Đây là phương pháp học sinh
làm việc là chủ yếu, thầy chỉ là người hướng dẫn, nêu vấn đề để học sinh tìm
1
hiểu nội dung. Nếu Thầy biết áp dụng phương pháp thảo luận kết hợp sử dụng


phiếu học tập với từng bài cụ thể thì hiệu quả giờ học sẽ cao hơn, học sinh dễ
nhớ và nhớ lâu hơn.
Thực tế, vấn đề kết hợp giữa phiếu học tập với phương pháp thảo luận
trong dạy học ở trường phổ thông đã được nhiều giáo viên sử dụng. Tuy nhiên,
sử dụng như thế nào để có hiệu quả, nhuần nhuyễn là vấn đề bức thiết cho toàn
thể giáo viên nói chung và giáo viên Địa lý nói riêng.
Mặt khác, chương trình SGK lớp 11 là một chương trình mới, rất phù hợp
cho phương pháp dạy học thảo luận kết hợp với việc sử dụng phiếu học tập.
Đồng thời, nội dung phong phú và hấp dẫn chắc chắn nó mang đến cho học sinh
một hứng thú lớn trong các giờ học thảo luận.
Bản thân tôi là một giáo viên môn Địa lí, muốn đóng góp sức mình vào sự
nghiệp giáo dục, điển hình là trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Mặt
khác căn cứ vào thực tế học tập của các học sinh trường trung học phổ thông
Nông Cống 3, hầu hết các em rất ngại học môn Địa lí, mỗi giờ học càng trở nên
nhàm chán nếu như học sinh chỉ ngồi nghe giáo viên giảng và ghi chép. Khi các
em được làm việc tập thể, được thể hiện sự hiểu biết của mình trên phiếu học tập
chắc chắn các em sẽ thấy thoải mái hơn, mỗi giờ học Địa lí sẽ không nặng nề mà
trở nên sôi nổi, tích cực hơn.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài:
“Đưa phiếu học tập kết hợp với thảo luận nhóm trong trong các giờ học địa
li nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh ”
II. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu:
1.Mục đích:
- Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích sử dụng vào từng nội dung, từng bài
học cụ thể, để tạo ra sự hứng thú học tập cho học sinh, nhằm phát huy tính sáng
tạo, độc lập suy nghĩ và tính tự chủ của học sinh.
2
- Góp phần nâng cao khả năng sáng tạo và sử sụng phiếu học tập của giáo
viên trong các giờ dạy học.

- Thông qua việc tiến hành đề tài này ở lớp 11 tại trường THPT Nông
Cống 3, Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hoá để thấy được phương pháp thảo
luận kết hợp sử dụng phiếu học tập có ưu, nhược điểm gì? Sử dụng phương pháp
này có đạt hiệu quả hay không?
2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận của phương pháp thảo luận.
- Đưa ra một số nguyên tắc khi sử dụng phiếu học tập kết hợp với phương
pháp thảo luận.
- Nghiên cứu các hình thức tạo phiếu học tập trong khi sử dụng phương
pháp thảo luận trong chương trình Địa lý nói chung.
3. Đối tượng:
- Giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Địa lý.
- Một số bài, phần trong các bài Địa lý lớp 11, học sinh lớp 11.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ cở lý luận
I.1. Phương pháp thảo luận
I.1.1. Khái niệm
Thảo luận là phương pháp học sinh mạn đàm, trao đổi xoay quanh một
vấn đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi, bài tập hay nhiệm vụ nhận thức. Trong
phương pháp này, học sinh giữ vai trò tích cực, chủ động tham gia thảo luận,
giáo viên nêu vấn đề, gợi ý, kiến thiết và tổng kết.
Phương pháp thảo luận ngoài việc giúp đánh giá kiến thức, kỹ năng,
phương pháp làm việc của học sinh, còn giúp ta hiểu thái độ của học sinh trong
quá trình học tập, tìm tòi và lĩnh hội tri thức.
I.1.2. Đặc điểm và bản chất
- Đặc điểm
3
Thảo luận vừa là hình thức vừa là phương pháp trong hệ thống phương
pháp giải quyết vấn đề, là một dạng của phương pháp hợp tác. Đối với phương
pháp này HS tự thảo luận, tìm tòi và suy nghĩ trả lời, tự làm việc là chính, còn

GV chỉ là người hướng dẫn, tổ chức. Mục đích của phương pháp này nhằm
khuyến khích HS phân tích một vấn đề, cổ vũ các ý kiến, các quan điểm khác
nhau của các thành viên trong lớp.
- Bản chất
Bản chất của phương pháp thảo luận là tập thể hoá mục tiêu, đối tượng,
tiến trình, nhịp độ học tập. Do vậy phương pháp thảo luận trong dạy học còn
được xem là một dạng phương pháp hợp tác. Trong phương pháp này, việc phối
hợp tổ chức theo chiều đứng (thầy - trò) và theo chiều ngang (trò - trò). Về mặt
hiệu quả giảng dạy, phương pháp thảo luận ngoài việc giúp cho GV có thể đánh
giá được kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc của HS còn giúp GV hiểu
được HS.
I.1.3. Các hình thức thảo luận
- Tháo luận nhóm lớn
Giáo viên chia lớp học thành một số nhóm. Mỗi nhóm được giao những
nhiệm vụ cụ thể, có yêu cầu về nội dung, thời gian, cách làm….HS trong nhóm
cùng mạn đàm, trao đổi để làm sáng tỏ vấn đề. Sau khi thảo luận trong nhóm
xong, mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác trao
đổi, bổ sung, giáo viên nhận xét, kết luận bài học.
- Thảo luận ghép đôi
GV chỉ định 2 người ngồi gần nhau tạo thành một nhóm để thảo luận về
một vấn đề chung cho tất cả các nhóm. Sau đó đại diện từng nhóm lên trình
bày kết quả thảo luận của nhóm mình, nhóm khác đưa ra nhận xét, giáo viên
kết luận vấn đề.
- Thảo luận chung toàn lớp
4
GV chủ trì điều khiển, HS đóng góp ý kiến của mình.trong hình thức thảo luận
này, GV nên tập trung giải quyết lần lượt từng vấn đề và chuẩn bị hệ thống câu
hỏi gợi mở, định hướng nêu vấn đề giúp học sinh thảo luận.
I.1.4. Các bước cần thực hiện khi sử dụng phương pháp thảo luận
- Chuẩn bị

GV phải chuẩn bị nội dung thảo luận: Chọn bài, chọn vấn đề thích hợp để
thảo luận. Những bài cho HS thảo luận thường là những bài không khó về mặt
nội dung, nhưng lại có những vấn đề được nhiều người quan tâm, có nhiều cách
giải quyết khác nhau. Những vấn đề này thường dễ gây hứng thú đối với HS,
tích cực lôi cuốn các em tham gia vào cuộc thảo luận.
Đối với HS, khi chọn được bài có vấn đề thảo luận, GV cần phải báo
trước cho HS, căn dặn HS xem bài trước, tự nghiên cứu ở nhà để giờ thảo luận
được sôi nổi và có hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra, GV cần phải chuẩn bị những tình huống có thể xảy ra trong giờ
thảo luận. GV hình dung trước những ý kiến, thái độ của HS để khi tổng kết, để
HS nào cũng thấy mình có phần đóng góp vào những ý kiến thảo luận của lớp,
của nhóm.
Nói tóm lại, để thực hiện tốt phương pháp này, GV cần chuẩn bị chu đáo
và có kế hoạch rõ ràng để khỏi bị động. Cùng với GV, HS cũng phải chuẩn bị
chu đáo bài thảo luận. Các lớp trưởng, nhóm trưởng phải chuẩn bị các đồ dùng
như: Giấy A
3
, bút màu, bút chì, bút viết…còn GV chuẩn bị các tranh ảnh, bản
đồ liên quan đến nội dung bài thảo luận.
- Tổ chức thảo luận
Trong buổi thảo luận giáo viên cần thực hiện những vấn đề sau:
- GV nêu lại một lần nữa yêu cầu, mục đích và nội dung của vấn đề cần thảo
luận.
- GV chia lớp thành các nhóm (tuỳ theo nội dung bài học để chia) đồng thời
đặt ra hệ thống câu hỏi cho các nhóm thảo luận.
5
- Trong quá trình HS thảo luận, GV chỉ làm nhiệm vụ quan sát, hướng dẫn,
theo dõi mà không tham gia ý kiến thảo luận.
- Tập hợp các nhóm, kiểm tra, đánh giá
- GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, sau đó cho

nhóm khác trao đổi, bổ sung.
- Sau đó GV nhận xét giờ thảo luận: Nêu bật được nội dung của bài một lần
nữa (nêu ngắn gọn, đủ ý) để HS khắc sâu kiến thức hơn. GV nhận xét ưu, nhược
điểm của từng nhóm đồng thời rút ra những sai sót đáng chú ý để HS rút kinh
nghiệm.
- GV đánh giá cho điểm, khen ngợi những HS tham gia thảo luận sôi nổi để
động viên khích lệ các em học tập tốt hơn.
- Phê bình nhóm chưa tích cực, chịu khó trong khi thảo luận.
I.1.5. Sự cần thiết phải sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học
Địa lý 11
- Trong thời đại giáo dục, vấn đề phát triển trí tuệ, năng lực chủ động sáng
tạo của HS ngày càng được nâng cao nhằm tạo ra những con người lao động
sáng tạo, có tri thức thực sự xứng đáng với sự đi lên không ngừng của xã hội.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học rất cần được chú trọng. Dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực là quá trình dạy học đã và đang cấp bách trong nền
giáo dục của thế giới nói chung và của Việt nam nói riêng. Hiệu quả chất lượng
của phương pháp giảng dạy phụ thuộc phần lớn vào việc lựa chọn phương pháp
phù hợp với nội dung của bài giảng. Phương pháp thảo luận có tác dụng rất lớn
trong việc phát huy tối đa tính tích cực của HS, đặc biệt rất phù hợp với chương
trình sách giáo khoa lớp 11 đổi mới.
- Hơn nữa, việc sử dụng phương pháp thảo luận sẽ lôi cuốn HS vào không
gian của sự tò mò với những vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng đầy thắc
mắc và muôn vàn giải pháp về các quốc gia và châu lục trên thế giới.
6
- Đối với chương trình SGK 11 đổi mới, thì việc sử dụng phương pháp
thảo luận càng thích hợp, có điều kiện cho các em mở rộng kiến thức hơn so với
chương trình sách giáo khoa lớp 11 cũ.
I.2. Phiếu học tập:
I.2.1. Khái niệm về phiếu học tập:
Theo từ điển của tiếng Việt, phiếu học tập có 3 nghĩa:

- Tờ giấy rời có cỡ nhất định, ghi chép những nội dung nhất định nhằm phân
loại, sắp xếp theo một hệ thống nào đó như: Phiếu điều tra, phiếu tra cứu
- Tờ ghi nhận quyền lợi nào đó cho người sử dụng
- Tờ giấy biểu thị ý kiến trong cuộc bầu cử hoặc biểu quyết.
Như vậy, ta có thể hiểu: Phiếu học tập là một tờ giấy rời, trên đó ghi các câu
hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập…kèm theo gợi ý, hướng dẫn, dựa vào đó học sinh
thực hiện hoặc ghi các thông tin cần thiết để giúp mở rrộng, bổ sung kiến thức
bài học.
Nội dung phiếu học tập được trình bày dưới nhiều dạng ngôn ngữ khác
nhau như: chữ viết, con số, bảng, sơ đồ, biểu đồ, lược đồ, bản đồ, hình ảnh, lát
cắt….Phiếu học tập do giáo viên xây dựng, được sử dụng thuận tiện và phổ biến
trong nhiều hình thức dạy học, trong nhiều bài học khác nhau. Phiếu học tập
được sử dụng có hiệu quả nhất trong hình thức và phương pháp thảo luận.
I.2.2. Các loại phiếu học tập:
Có thể phân loại theo các dấu hiệu như sau:
* Mục đích sử dụng:
+ Phiếu dùng để giảng bài mới
+ Phiếu dùng ôn tập
+ Phiếu kiểm tra bài cũ
* Theo mức độ đầy đủ của nội dung:
+ Phiếu chưa có nội dung.
+ Phiếu có nội dung đầy đủ
+ Phiếu có nội dung chưa đầy đủ
7
* Theo mức độ khó:
+ Phiếu liên hệ kiến thức
+ Phiếu chọn lọc, hệ thống hoá
+ Phiếu bài tập nhận thức.
I.2.3. Các bước thiết kế phiếu học tập
- Xác định trường hợp cụ thể sử dụng phiếu học tập trong bài dạy học.

Giáo viên phân tích nội dung bài học và các định hướng về phương pháp dạy
học cụ thể, về các hình thức tổ chức dạy học, sự kết hợp phương tiện dạy học, từ
đó định hướng về việc sử dụng phiếu học tập trong những trường hợp cụ thể của
bài học.
- Xác định nội dung của phiếu học tập, cách trình bày nội dung học tập và
hình thức thể hiện phiếu học tập. Dựa vào mục tiêu dạy học, kiến thức cơ bản
của bài, học sinh cần phải nắm, phân bố thời gian theo từng đơn vị kiến thức và
đối tượng học sinh, phương pháp và phương tiện dạy học, môi trường lớp học,
GV xác định nội dung của phiếu học tập, khối lượng và cách biểu đạt công việc
trong phiếu học tập cho phù hợp.
- Viết phiếu học tập: Các thông tin, yêu cầu, câu hỏi bài tập trên phiếu học
tập phải được ghi rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Phần cho học sinh điền
thông tin vào phiếu phải có khoảng trống thích hợp, cách trình bày phiếu cần
đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
I.2.4. Sử dụng phiếu học tập
Phiếu học tập là công cụ của GV trong việc tổ chức hoạt động nhận thức
của học sinh, đồng thời là cơ sở để học sinh tiến hành các hoạt động học tập một
cách tích cực, chủ động. Việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học cần tiến hành
như sau:
- Giao phiếu học tập cho học sinh
- Tiến hành quan sát, hướng dẫn và giám sát kết quả hoạt động học tập của HS.
8
- Tổ chức cho học sinh trình bày kết qủa làm việc với phiếu học tập, hướng dẫn
học sinh toàn lớp trao đổi, bổ sung hoàn thành phiếu. Cuối cùng giáo viên tổng
kết hoạt động và chuẩn kiến thức cho học sinh.
I.2.5. Những chú ý khi xây dựng phiếu học tập:
- Khi HS chưa quen nên chọn những bài, mục có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, ít
kiến thức, dễ chọn lọc để HS hoàn thành đúng thời gian. Sau đó nâng dần mức
độ khó về kiến thức, phức tạp về nội dung.
- Nên cho HS làm quen với những loại phiếu học tập khác nhau.

- Cần xác định cơ hội sử dụng phiếu học tập và loại hình phiếu thích hợp ở
từng bài, từng chương.
I.3. Kết hợp phiếu học tập và phương pháp thảo luận ở trên lớp:
+ Khi dùng phiếu với phương pháp thảo luận, không nên phát cho mỗi em
một phiếu, tối đa 10 em một phiếu, tối thiểu 2 em một phiếu để các em thảo luận
nhóm, đọc sách giáo khoa, chọn lọc kiến thức, hoàn thành nội dung phiếu. Công
đoạn này rèn luyện cho HS năng lực phân tích, tổng hợp, phán đoán nhanh, chủ
động bày tỏ quan điểm trước nhóm nhỏ ít người, rất có lợi cho những em rụt rè,
thiếu tự tin. Mặt khác giúp các em từng bước làm quen với khả năng làm việc
phối hợp theo nhóm nhỏ là một phẩm chất quan trọng trong kinh tế thị trường
hiện nay.
+ Thảo luận trên lớp, GV động viên mỗi nhóm cử đại diện trình bày, yêu
cầu các nhóm khác lắng nghe, sau đó bổ sung, sữa chữa. Nên ấn định thời gian
trình bày và phát biểu ý kiến từ 1-2 phút, yêu cầu HS không nói lại kiến thức
đúng đã được trình bày, tôn trọng quan điểm riêng của các em, khuyến khích
tranh luận (nếu có thời gian).
+ Phiếu học tập nếu là 1 mục trong bài thường chiếm 5-10 phút, do vậy
phần thảo luận chỉ nên 1-2 ý kiến, GV kết luận, đưa ra đáp án bằng cách:
- Chiếu đáp án viết sẵn trên máy của bài giảng powerpoint.
- Viết đáp án lên giấy khổ lớn A
o
được che kín và treo trước trước trên
bảng, chỉ mở ra khi các em đã thảo luận xong.
9
- GV không nên viết lại đáp án lên bảng mà cần một khoảng thời gian
nhất định cho các em sửa những sai sót trên giấy.
Để động viên HS trình bày và phát biểu sôi nổi, GV ghi nhận những em
phát biểu nhiều cho vào điểm miệng.
II. Một số kĩ năng sử dụng phiếu học tập kết hợp với phương pháp thảo
luận trong một số bài Địa lí 11

Căn cứ vào cách phân loại phiếu học tập theo mục đích sử dụng tôi đưa ra
vài ví dụ về việc sử dụng phiếu học tập kết hợp với phương pháp thảo luận trong
chương trình Địa lý 11, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
II.1. Kĩ năng sử dụng phiếu học tập kết hợp với phương pháp thảo luận
dưới dạng củng cố bài học
VD1:
Sau khi học xong bài 3 : Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu
Bước 1: GV giao bài tập cho HS củng cố kiến thức, bằng cách phát cho 1 bàn 1
phiếu học tập .
Dựa vào nội dung bài học và những hiểu biết của bản thân em hãy nối các
vế bên trái với các vế bên phải sao cho thích hợp nhất. Thời gian làm việc trong
vòng 2 phút.
Phiếu học tập
10
Bùng nổ dân số
Già hoá dân số
Ô nhiễm môi trường
Cạn kiệt tài nguyên
Sức ép cho y tế, giáo dục
Thiếu lao động
Chi phí cho người già lớn
Bước 2: HS theo các nhóm tiến hành thảo luận, GV quan sát, theo dõi tiến
trình làm của HS.
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày và các nhóm khác bổ sung ý kiến
(nếu có)
Bước 4: GV nhận xét bài làm của HS và chuẩn kiến thức, bằng cách trình
chiếu kết quả đó trên máy tính nếu có sử dụng máy chiếu (hoặc trình bày khổ A
0
nếu chuẩn bị trước).
GV trình chiếu đáp án

.
VD 2: Bài 11: Đông Nam á
Sau khi học xong bài 11 tiết 1, giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu lại bài
học để
điền chữ Đông Nam á (ĐNA), Đông Nam á lục địa (LĐ), Đông Nam á Biển đảo
(BĐ) vào chỗ 3 chấm sao cho thích hợp:
(1) Có khí hậu nội chí tuyến nóng ẩm, (2) thiên về nhiệt đới gió
mùa, một phần nhỏ lãnh thổ phía Bắc có mùa đông lạnh.(3) Có khí hậu
thiên về khí hậu xích đạo.(4) Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như:
Bão, lụt, hạn hán. (5) lại thường chịu những rủi ro từ núi lửa, động đất,
11
Bùng nổ dân số
Già hoá dân số
Ô nhiễm môi trường
Cạn kiệt tài nguyên
Sức ép cho y tế, giáo dục
Thiếu lao động
Chi phí cho người già lớn
sóng thần. Quần đảo Philippin thuộc(6) thường là nơi khởi nguồn của các
cơn bão áp thấp nhiệt đới.
(7) Có nhiều loại khoáng sản, nhưng phần lớn trữ lượng không cao,
(8)
Có nhiều than, sắt, thiếc, đồng, trì, kẽm. (9) Khả năng có trữ lượng dầu
mỏ lớn nhưng sản lượng khai thác hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.
GV phát cho mỗi bàn một tờ phiếu yêu cầu điền thông tin. Mỗi bàn thảo
luận trong vòng 2 phút sau đó GV gọi đại diện 3 bàn đứng tại chỗ độc kết quả
thảo luận. Sau khi học sinh trả lời giáo viên trình chiếu kết quả học tập cho học
sinh quan sát và kiểm chứng:
Đáp án:
1. ĐNA; 2. LĐ; 3. BĐ; 4. LĐ; 5. BĐ; 6. BĐ; 7. ĐNA; 8. LĐ; 9. BĐ

Sau khi HS kiểm chứng, GV cho điểm với những bàn đã điền đúng thông tin.
Động viên những bàn khác cố gắng lần sau.
Như vậy với cách làm như trên vừa phát huy được tinh thần tập thể của học
sinh vừa tạo cho HS hứng thú và cạnh tranh một cách tích cực trong học tập.
II.2. Kĩ năng sử dụng phiếu học tập kết hợp với phương pháp thảo luận
dưới dạng kiểm tra bài cũ
VD 1: Sau khi học xong bài : Một số vấn đề mang tính toàn cầu
Trước khi học bài mới GV kiểm tra bài cũ bằng cách trình chiếu phiếu học tập
lên bảng và yêu cầu các nhóm học sinh hoàn thành trong 3 phút. Hai bàn là một
nhóm.
Phiếu học tập .
Một số vấn đề môi trường toàn cầu
Vấn đề môi trường Hiện
trạng
Nguyên
nhân
Hậu quả Giải pháp
Biến đổi khí hậu toàn cầu
Ô nhiễm nguồn nước ngọt
Sau 3 phút GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày. Gọi một số nhóm bổ sung ý
kiến GV thu các phiếu học tập. Sau đó nhận xét và trình chiếu kết quả như sau:
12
Thông tin phản hồi phiếu học tập
Một số vấn đề môi trường toàn cầu
Vấn đề
MT
Hiện
trạng
Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp
Biến đổi

khí hậu
toàn cầu
- Trái đất
nóng lên
- Mưa axít
- Tăng CO
2
, NO
2
,
SO
2
, CH
4
từ sản
xuất và sinh hoạt,
các ngành công
nghiệp nặng.
- Băng tan, nước
biển dâng
- Một số vùng
ngập nước
- Ảnh hưởng đến
con người.
- Cắt giảm
khí CO
2
, NO
2
,

SO
2
, CH
4
trong sản xuất
và sinh hoạt
Ô nhiễm
nguồn
nước
ngọt
- Ô nhiễm
nguồn
nước ngọt
- Chất thải công
nghiệp, nông nghiệp
và sinh hoạt
- Thiếu nước sạch
- ảnh hưởng đến
đời sống con
người
- Xây dựng
các nhà máy
xử lí chất thải
Sau khi trình chiếu kết quả, giáo viên nhận xét lại và cho điểm từng nhóm.
VD 2: Sau khi học xong bài 9: Nhật bản, tiết 1: Tự nhiên dân cư và tình hình
phát triển kinh tế. Giáo viên kiểm tra bài cũ về kinh tế Nhật Bản bằng cách viết
lên bảng các giai đoạn về phát triển kinh tế của Nhật. Yêu cầu học sinh đưa ra
các cụm từ phù hợp để khái quát được đúng sự phát triển kinh tế của từng giai
đoạn.
- Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ 2:

- Giai đoạn 1952 - 1973:
- Giai đoạn 1973 - 1980:
- Giai đoạn 1980 - 1990:
- Giai đoạn 1991 - nay:
GV yêu cầu hai HS ngồi gần nhau, trao đổi thảo luận trong vòng 2 phút, sau
đó gọi đại diện 2 nhóm lên bảng. GV gọi 2 học sinh lên bảng điền từ thích hợp.
Sau khi 2 em HS trình bày trên bảng, GV cho HS dưới lớp nhận xét bài làm, GV
kết luận, bổ sung thông tin. Giáo viên trình chiếu thông tin trên máy cho học
sinh quan sát, so sánh giữa các nhóm.
13
Đáp án
- Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ 2: Kinh tế suy sụp
- Giai đoạn 1952 - 1973: Kinh tế phát triển mạnh
- Giai đoạn 1973- 1980: Kinh tế khủng hoảng
- Giai đoạn 1980 - 1990: Kinh tế tăng trưởng khá
- Giai đoạn 1991 - nay: Tốc độ PTKT chậm lại
Sau khi trình chiếu kết quả thì GV nhận xét lại và cho điểm từng nhóm.
II.3. Kĩ năng sử dụng phiếu học tập kết hợp với phương pháp thảo luận
dưới dạng giảng bài mới
VD 1: Bài 10: Trung Quốc (tiết 1)
Khi học xong phần I, GV yêu cầu học sinh nghiên cứu phần II kết hợp
lược đồ hình 10.1 và những hiểu biết của bản thân hoàn thành phiếu học tập sau
về tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc theo bảng sau:
Yếu tố TN Miền Đông Miền Tây Đánh giá
- Địa hình
- Khoáng sản
- Khí hậu
- Sông ngòi
Tiến trình phần thảo luận:
- GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với từng vấn đề tự nhiên Trung Quốc.

Trong từng nhóm, GV sẽ phát 4 phiếu học tập để nghiên cứu. Mỗi nhóm phải cử
1 nhóm trưởng và 1 thư ký
- Chọn địa điểm cho mỗi nhóm
- Yêu cầu HS thảo luận sôi nổi nhưng phải trật tự
Nhóm 1: Nghiên cứu về địa hình
Nhóm 2: Nghiên cứu về khí hậu
Nhóm 3: Nghiên cứu về khoáng sản
Nhóm 4: Nghiên cứu về sông ngòi
- Tiến hành thảo luận nhóm:
14
+ Hoạt động của HS: Mỗi nhóm theo hình thức HS phát biểu ý kiến cá nhân.
Sau đó nhóm trưởng tổng kết và xếp lại thành ý chung thống nhất của cả nhóm.
Các ý kiến thống nhất được thư ký ghi lại.
+ Hoạt động của GV: Chủ yếu bao quát cả 4 nhóm để nắm tình hình thảo luận
của các nhóm. GV định hướng cho HS thảo luận đúng trọng tâm của bài, để
tránh tình trạng đi quá rộng hoặc quá sâu 1 vấn đề nào đó.
Sau 5 phút thảo luận, GV gọi lần lượt gọi các nhóm lên bảng điền thông tin
vào phiếu học tập đã dán sẵn trên bảng
- Tổng kết thảo luận:
GV tập trung toàn bộ lớp lại, ổn định trật tự và nhận xét kết quả làm
việc của từng nhóm. Trình chiếu thông tin phản hồi trên bảng cho HS toàn lớp
ghi chép những vấn đề cơ bản
Thông tin phản hồi
Yếu tố TN Miền Đông Miền Tây Đánh giá
Địa hình
- Vùng núi thấp và
các đồng bằng màu
mỡ: ĐB Hoa Bắc,
ĐB Hoa Trung,
ĐB Hoa nam.

- Gồm các dãy
núi cao hùng vĩ:
Himalaya, Thiên
Sơn, Côn Luân
- Có các cao
nguyên, bồn địa
- Thuận lợi cho phát
triển nông , lâm nghiệp.
- Khó khăn cho phát
triển giao thông Đông
tây.
Khoáng sản
- Đa dạng:Than,
sắt, mangan, dầu
mỏ.
Than, sắt, đồng,
dầu mỏ, khí
đốt…
- Thuận lợi cho phát
triển công nghiệp và
xuất khẩu
Khí hậu
- Phía bắc: KH ôn
đới gió mùa
- Phía Nam: Khí
hậu cân nhiệt đới
gió mùa
- Khí hậu lục địa
khắc nghiệt, mưa
rất ít.

- Thuận lợi: Phát triển
cơ cấu ngành, sản phẩm
nông nghiệp đa dạng
- Khó khăn:Thiên tai
thường xuyên xảy ra:

Sông ngòi Trung và hạ nguồn - Là nơi bắt - Thuận lợi:SN có giá trị
15
của các con sông
lớn: Trường Giang,
Hoàng hà, Tây
Giang
nguồn của các
con sông lớn.
lớn về giao thông, thuỷ
điện, thuỷ lợi, thuỷ sản.
- Khó khăn: sông ngòi
hay gây ra hạn hán, lũ
lụt.
Ví dụ 2: Bài 11: Đông Nam á (tiết 1)
Khi phần dân cư, giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu phần II và lược đồ
dân cư Đông Nam Á hoàn thành tiếp phiếu học tập sau:
GV chia nhóm theo bàn, mỗi bàn là một nhóm, làm việc trong 5 phút
GV phát phiếu học tập:
GV phát cho mỗi bàn một tờ phiếu học tập, yêu cầu HS viết tiếp vào phiếu học
tập.Gọi một số em đứng tại chỗ trình bày, GV bổ sung và chuẩn kiến thức
16
Văn hoá - tôn giáo
Đông Đa
dạng

Nhiều
DT
phân bố
rộng
Phân
bố
không
đều
Trẻ Đa
TG
:Đạo
phật,
TCG,
HG
Nhiều
nét VH
tương
đồng
Dân số Dân tộc
Văn hoá - tôn giáoDân số Dân tộc
ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ ĐÔNG NAM Á
ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ ĐÔNG NAM Á
17
Thuận lợi:
- Có nguồn lao động dồi dào,
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Hợp tác cùng phát triển.
- Thu hút đầu tư nước ngoài.
- Đa dạng bản sắc văn hoá dân tộc.
Khó khăn

- Trình độ lao động còn thấp
- Chất lượng cuộc sống thấp
- Nhiều vấn đề xã hội xuất hiện:
Thiếu việc làm, nhà ở, nhiều tệ
nạn XH.
- Khó khăn cho quản lí, ổn định
chính trị xã hội.
Trước khi trình chiếu kết quả, GV thu bài của một số bàn về nhà chấm lấy
điểm cho học sinh. Khi trình chiếu xong GV trình bày và giải đáp một số thắc
mắc của học sinh.
III. Kết quả của đề tài
Đề tài trên tôi thực hiện đối với học sinh của các khối 11 năm học 2012 -
2013 tại trường trung học phổ thông Nông Cống 3 và đã đạt được kết quả khá
khả quan. Sau khi học theo những phương pháp trên tôi nhận thấy HS đã thích
học môn Địa lí hơn, khả năng tiếp thu kiến thức địa lí của học sinh đã tăng lên
khá nhanh so với khi chưa học theo phương pháp này và kết quả cụ thể là :
- Số học sinh đạt điểm tổng kết khá, giỏi đã tăng hơn nhiều so với trước từ 10-
15% học sinh khá giỏi trước đây nay đã tăng lên 30-50 % hiện nay.
- Số lượng học sinh yếu giảm hẳn (còn dưới 10 %) và không còn học sinh kém
trong môn Địa lí.
- Trong mỗi tiết học học sinh đều rất hăng hái, tích cực làm việc và trả lời các
yêu cầu mà giáo viên đưa ra. Đặc biệt, khi sử dụng máy chiếu để trình chiếu một
số kênh hình, học sinh rất sôi nổi và tích cực, làm cho các giờ học Địa lí không
trở nên nhàm chán.
- Số học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí đã tăng
lên nhiều. Mặc dù là năm đầu tiên đứng lớp đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí
của trường nhưng nhờ việc dạy học theo phương pháp trên kết hợp với nhiều
phương pháp dạy học tích cực khác tôi đã có 5/5 giải học sinh giỏi cấp tỉnh
trong đó có 4 giải ba và 1 giải khuyến khích. Mặc dù kết quả chưa thực sự cao,
nhưng với một trường vùng trung du như tôi đang theo dạy, học sinh không có

điều kiện học tập như các trường khác thì đó là một kết quả có thể nói là tương
đối tốt.
18
- Số học sinh đậu đại học khối C của trường cũng được tăng lên trong đó học
sinh đạt điểm cao môn Địa lí cũng nhiều, có những năm học sinh thi vào trường
đại học sư phạm đạt điểm môn địa lí tương đối cao.
- Sự hứng thú học tập của học sinh trong từng tiết học cũng tăng đáng kể:
Bảng thống kê hứng thú học tập của học sinh đối với môn Địa lí
(Trước khi áp dụng đề tài)
Lớp
Tổng số
học
Rất hứng thú Hứng thú Bình thường
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
11C1 49 18 36.7 18 36.7 13 26.6
11C6 44 14 31.8 18 40.9 12 27.3
11C7 44 15 34.1 19 43.2 10 22.7
Tổng 137 47 34.3 55 40.2 35 25.5
Bảng thống kê hứng thú học tập của học sinh đối với môn Địa lí

(Sau khi áp dụng đề tài)
Lớp
Tổng số
học
Rất hứng thú Hứng thú Bình thường
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
11C1 49 29 59.1 17 34.7 3 6.2
11C6 44 25 56.8 15 34.1 4 9.1
11C7 44 22 50.0 20 45.4 2 4.6
Tổng 137 76 55.5 52 37.9 9 6.6
19
C. KẾT LUẬN
Tóm lại, phương pháp thảo luận kết hợp với phiếu học tập là một phương
pháp mới trong quá trình dạy học ở các cấp học. Đây là phương pháp mang lại
rất nhiều kết quả trong giảng dạy và lĩnh hội tri thức. Muốn nâng cao hiệu quả
của phương pháp này đòi hỏi người GV phải nhiệt tình, có tâm với nghề và biết
quan tâm và gần gũi với từng đối tượng học sinh trong quá trình thảo luận, biết
thiết kế nên những phiếu học tập đơn giản, dễ hiểu. Có như vậy thì phương pháp
mới đem lại hiệu quả cao nhất. Với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã tích

cực sử dụng phương pháp thảo luận kết hợp với phiếu học tập trong quá trình
dạy học Địa lí ở trường trung học phổ thông Nông Cống 3 và cũng nhận thấy có
kết quả rõ rệt. Qua quá trình sử dụng phiếu học tập kết hợp với phương pháp
thảo luận học sinh đã chú tâm hơn vào môn học, phát huy được tính tích cực,
chủ động và sáng tạo của học sinh.
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cùng với kinh
nghiệm trong giảng dạy còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu xót
về nội dung cũng như hình thức. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành
của quý đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 20 tháng 04
năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là sáng
SKKN của mình viết, không
sao chép nội dung của người
khác.
20
Nguyễn Thị Sáng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí 11 – Nhà xuất bản giáo dục, năm 2007.
2. Sách giáo viên Địa lí 11 – Nhà xuất bản giáo dục, năm 2007.
3. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở THPT
(Nhà xuất bản Giáo dục, PGS-TS Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen).
4. Đổi mới thiết kế bài giảng Địa lí
(Nhà xuất bản Giáo dục, Phạm Thị Sen, Nguyễn Thị Anh Thu).
5. Một số đề tài sáng kiến kinh nghiệm của Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Khánh
Hoà, Thanh Hóa.
6. Thông tin từ Internet.
21
MỤC LỤC
MỤC…………………………………………………………… … TRANG

A. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………… 1
I. Lý do chọn đề tài.…………………………………………………………… 1
II. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu.………………………………….2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………………………… 3
I. Cơ cở lý luận……………………………………………………………… 3
I.1. Phương pháp thảo luận…………………………………………………… 3
I.1.1. Khái niệm………………………………………………………………….3
I.1.2. Đặc điểm và bản chất…………………………………………………… 3
I.1.3. Các hình thức thảo luận………………………………………………… 3
I.1.4. Các bước cần thực hiện khi sử dụng phương pháp thảo ………………….4
I.1.5. Sự cần thiết phải sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lý 115
I.2. Phiếu học tập.……………………………………………………………… 5
I.2.1. Khái niệm về phiếu học tập.………………………………………………5
I.2.2. Các loại phiếu học tập.……………………………………………… 5
I.2.3. Các bước thiết kế phiếu học tập………………………………………… 6
I.2.4. Sử dụng phiếu học tập…………………………………………………… 7
I.2.5. Những chú ý khi xây dựng phiếu học tập.……………………………… 7
I.3. Kết hợp phiếu học tập và phương pháp thảo luận ở trên lớp… 7
22
II. Một số kĩ năng sử dụng phiếu học tập kết hợp với phương pháp thảo luận
trong một số bài Địa lí 11……………………………………………………8
II.1. Kĩ năng sử dụng phiếu học tập kết hợp với phương pháp thảo luận dưới dạng
củng cố bài học……………………………………………………………… 8
II.2. Kĩ năng sử dụng phiếu học tập kết hợp với phương pháp thảo luận dưới dạng
kiểm tra bài cũ 10
II.3. Kĩ năng sử dụng phiếu học tập kết hợp với phương pháp thảo luận dùng để
giảng bài mới…………………………………………… 11
III. Kết quả của đề tài…………………………………………………….… 14
C. KẾT LUẬN……………………………………………………………… 16
23

×