Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới, tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 59 trang )



BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DA -GIÀY








BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU




Tên đề tài: “Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu,
đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao”
Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN




Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Chủ nhiệm đề tài: KS. Lê Văn Kha










9039


HÀ NỘI, NĂM 2011

Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
1


BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DA -GIÀY









BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2011




Tên đề tài: “Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu,
đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao”
Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN




Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài
Viện Nghiên cứu Da - Giầy





ThS. Nguyễn Mạnh Khôi KS. Lê Văn Kha




HÀ NỘI, NĂM 2011



Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
2







DANH SÁCH THÀNH VIÊN CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TT Họ và tên
Học hàm,
Học vị
Cơ quan
công tác
Nhiệm vụ
1. Lê Văn Kha Kỹ sư hóa,
Nghiên cứu viên chính
Viện NCDG Chủ nhiệm
2. Hoàng Mạnh Hùng Kỹ sư hóa,
Nghiên cứu viên
Viện NCDG Cộng tác viên
3. Nguyễn Hữu Cường Kỹ sư thuộc da,
Nghiên cứu viên

Viện NCDG Cộng tác viên
4. Nguyễn Hồng Sơn Cử nhân,
Phó quản đốc xưởng
TNTD, viện NCDG
Viện NCDG Cộng tác viên









Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
3



DANH SÁCH BẢNG BIỂU


Thứ tự bảng Tên bảng Trang
Bảng 1. Thành phần của da đà điểu 10
Bảng 2. Thành phần hoá chất của pigment 19

Bảng 3: Chỉ tiêu chất lượng da đà điểu, cá sấu cần đạt 30
Bảng 4. Quy trình công nghệ trau chuốt thí nghiệm 1 32
Bảng 5. Quy trình công nghệ trau chuốt thí nghiệm 2 33
Bảng 6. Quy trình công nghệ trau chuốt thí nghiệm 3 34
Bảng 7: Kết quả các thí nghiệm trau chuốt aniline-semianiline 35
Bảng 8. Quy trình công nghệ trau chuốt thí nghiệm 4 35
Bảng 9. Quy trình công nghệ trau chuốt thí nghiệm 5 36
Bảng 10. Quy trình công nghệ trau chuốt thí nghiệm 6 37
Bảng 11: Kết quả các thí nghiệm trau chuốt đánh bóng trên máy
trục mã não
38
Bảng 12. Quy trình công nghệ trau chuốt thí nghiệm 7 39
Bảng 13. Quy trình công nghệ trau chuốt thí nghiệm 8 39
Bảng 14. Quy trình công nghệ trau chuốt thí nghiệm 9 40
Bảng 15. Kết quả các thí nghiệm trau chuốt chịu nước da đà điểu 41
Bảng 16. Quy trình công nghệ trau chuốt thí nghiệm 10 42
Bảng 17. Quy trình công nghệ trau chuốt thí nghiệm 11 43
Bảng 18. Kết quả các thí nghiệm trau chuốt đánh bóng trên máy
trục nỷ
44

Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
4
DANH SÁCH HÌNH VẼ



Thứ tự hình, Tên hình Trang
Hình 1 Bề mặt tấm da đà điểu 9
Hình 2. Sự phân bố và hình dạng các lỗ chân lông trên da đà điểu 10
Hình 3. Da đà điểu đã trau chuốt của nước ngoài 13
Hình 4. Hình dáng và vị trí vẩy cá sấu 13
Hình 5 Hình dáng vẩy ở phần đầu và cổ 13
Hình 6. Cụm vẩy gáy cá sấu 14
Hình 7. Vẩy lưng cá sấu 15
Hình 8. Vẩy bụng cá sấu 16
Hình 9 Vẩy nách và các chi cá sấu 16
Hình 10. Phương pháp vò tay 19
Hình 11. Phu lông quay đập khan 19
Hình 12. Sơ đồ phun xì 24
Hình 13. Sơ đồ máy đánh mặt (buffing machine) 25
Hình 14. Máy đánh bóng trục mã não 26
Hình 15. Máy đánh bóng trục nỷ 26
Hình 16. Sơ đồ máy in 27
Hình 17. Cán bộ nghiên cứu thực nghiệm quay đập khan làm mềm
da đà điểu
55
Hình 18. Cán bộ nghiên cứu thực nghiệm đánh bóng da đà điểu
bằng máy đánh bóng trục mã não
56
Hình 19. Cán bộ nghiên cứu thực nghiệm đánh bóng da cá sấu
bằng máy đánh bóng trục nỷ
57

Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy



Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
5

MỤC LỤC


TRANG
Danh sách thành viên chính tham gia đề tài…………………………………… 1
Danh sách bảng biểu … …… ……………………………………………… 2
Danh sách hình vẽ…………… ……………………………………………… 3
PHẦN I. TỔNG QUAN………………………………………………………….5
PHẦN II. THỰC NGHIỆM VÀ BIỆN LUẬN……… …………………………30
PHẦN III. KẾT LUẬN………………………………………………………….46
Tµi liÖu tham kh¶o……………………………………………………….48
PHỤ LỤC……………………………………………………………………… 50
Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
6
PHẦN 1: TỔNG QUAN

1.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ, XUẤT SỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1 Cơ sở pháp lý:
Đề tài “Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương

pháp trau chuốt mới, tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” được tiến hành theo
Hợp đồng Đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiên cứu khoa
học và phát triển công ngh
ệ số 200.11.RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 5 năm 2011
giữa Bộ Công Thương và Viện Nghiên cứu Da Giầy.
1.1.2 Sự cần thiết của đề tài:
Ở nước ngoài, mặt hàng da thuộc cá sấu, đà điểu đã được quan tâm nghiên cứu
sản xuất do nhu cầu của nền công nghiệp tiêu dùng và du lịch. Một số nước đã có
công nghệ thuộc và trau chuốt hoàn thiện mặt hàng này như: Australia, Ý, Hàn
Quốc, Thái lan…với trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt là khâu trau chuốt. Trong khâu
này, họ
đã nghiên cứu chế tạo các máy hỗ trợ chuyên ngành như máy đánh bóng bề
mặt vẩy sừng, máy đánh bóng bề mặt da có vẩy nhỏ. Hóa chất sử dụng ít chứa
pigment, tạo màu sắc cho da hoàn thành phong phú và tự nhiên. Bởi vậy sản phẩm
da thuộc của họ đạt tới trình độ cao, phục vụ tốt cho kinh tế quốc dân. Sản phẩm
chế biến từ các loại da thuộc này được ưa chu
ộng trên thị trường trong nước và thế
giới với các thương hiệu nổi tiếng, có giá trị kinh tế cao.
Khoảng 10 năm lại đây, trong nước cũng đã phát triển mạnh mẽ việc chăn
nuôi cá sấu, đà điểu để xóa đói giảm nghèo cho nông dân vùng sâu. Số lượng đã
tăng lên gần 1 triệu con mỗi loại. Một số cơ sở sản xuất da thuộc cá sấu, đ
à điểu đã
đầu tư trang thiết bị và công nghệ, nhưng do khả năng tài chính và trình độ kỹ thuật
nên chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường, đặc biệt là khâu
trau chuốt.
Bởi vậy, đề tài được nghiên cứu sẽ tạo ra công nghệ trau chuốt mới, nâng cao
chất lượng và hình thức sản phẩm, lại đáp ứng yêu cầu vệ sinh (t
ồn dư các chất độc
hại trong giới hạn cho phép)
Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy



Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
7
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Đưa ra công nghệ trau chuốt mới (không sử dụng nhiều hóa chất sơn phủ,
thay thế bằng hóa chất đặc biệt để sản phẩm có hình thức tự nhiên) để tạo ra các
sản phẩm da thuộc cá sấu và đà điểu chất lượng cao.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp củ
a đề tài là quy trình công nghệ trau chuốt
mới da đà điểu và da cá sấu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đề tài thực hiện nghiên cứu đối với nguyên liệu da đà điểu, cá sấu trong
nước do Viện tiến hành thuộc
- Đề tài được thực hiện thực nghiệm tại xưởng Thực nghiệm Thuộc da của
Viện trên
1.4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.4.1. N
ội dung nghiên cứu:
- Thu thập tài liệu có liên quan đến da thuộc cá sấu, đà điểu chất lượng cao trên
thế giới
- Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm da thuộc cá sấu, đà
điểu chất lượng cao.
- Nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm các công nghệ trau chuốt mới da thuộc cá
sấu, đà điểu:

+ Da cá sấu: Trau chuôt aniline, semianiline, đánh bóng trên máy đánh bóng
trục mã não (glazing machine)
+ Da đà điểu: Trau chuốt không pigment, aniline, chịu nước (waterproof), đánh
bóng trên máy polishing.
- Thử nghiệm các quy trình công nghệ và hiệu chỉnh thông số kỹ thuật qua sản xuất
thí nghiệm.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và thực hành, phân tích đánh giá kết quả qua
từng thí nghiệm, hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật trong quá trình thực hiện nhằm
tìm ra quy trình công nghệ tối ưu
.
Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
8
1.5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC:
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Ở Việt Nam đà điểu đã được chăn nuôi trong cả nước, nhưng tập trung nhiều
ở khu vực miền Trung; cá sấu được nuôi chủ yếu ở miền nam và nam Trung bộ;
miền bắc cũng đã có một số trang trại chăn nuôi cá sấu, nhưng chưa phát triển
mạnh. Hiện tại mới chỉ có một số ít cơ sở
thuộc, trau chuốt da. Chủ yếu họ chỉ thực
hiện với công nghệ thuộc và trau chuốt tương tự như đối với da trâu bò. Do đặc
điểm da đà điểu và cá sấu khác với da trâu bò, nên việc thuộc và trau chuốt da như
vậy không nâng cao giá trị của da nguyên liệu. Da cứng, màu sắc không tươi, chân
lông và vân da không nổi bật.
Cơ sở Tồn Phát, KHATOCO và một số cơ sở thuộc da nốt sần khác c

ũng đã
đầu tư thiết bị và công nghệ cho loại da này, nhưng cũng mới chỉ là bước đầu.
Viện Nghiên cứu Da- Giầy gần đây cũng đã quan tâm nghiên cứu công nghệ
và chế tạo một số thiết bị chuyên ngành thuộc da nốt sần (cá sấu, đà điểu), như:
Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ thuộc da cá sấu, trăn, đà điểu” năm
2005
Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy đánh bạc nhạc cho các
loại da nốt sần”, năm 2006
Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu thực trạng chăn nuôi và chế biến sản phẩm từ da
cá sấu, đà điểu và đề xuất mô hình khai thác tối ưu nguồn cá sấu, đà điểu trong
nước”, năm 2008
Đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu công nghệ thu
ộc tiên tiến nhằm khai thác tối ưu
nguồn da cá sấu trong nước, năm 2009
Các đề tài này đã có những thành công nhất định, tuy nhiên về công nghệ trau
chuốt vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn. Mặt khác, công nghệ và thiết bị
luôn đổi mới theo thời gian. Chính vì vậy rất cần nghiên cứu nâng cấp chất lượng
sản phẩm bằng phương pháp trau chuốt mới (sử dụng hóa chất mới)
để theo kịp
thời đại và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
1.5.2. T×nh h×nh nghiªn cøu ngoµi n−íc:
Trong những năm 80 của thế kỉ trước, trên thế giới đã bắt đầu việc nghiên cứu
công nghệ thuộc và trau chuốt da đà điểu, cá sấu (gọi chung là da nốt sần). Đến
thập kỉ 90, công nghệ này được phát triển, tiến bộ nhanh chóng.
Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha

9
Theo nhiều tài liệu, qui trình công nghệ thuộc và trau chuốt da nốt sần với hệ
thống thiết bị hiện đại, đồng bộ được thực hiện trong các nhà máy thuộc da ở các
nước công nghiệp có khả năng dồi dào về kĩ thuật và tài chính.
Các nước có ngành công nghiệp thuộc da phát triển như Italia, CHLB Đức,
Mỹ, Hàn Quốc, CH Séc đã có nghiên cứu và có những công nghệ thuộc, trau
chuốt, chế biến da nốt sần, tạ
o ra các sản phẩm tiêu dùng rất đa dạng, hoàn hảo trên
thị trường được mọi người sử dụng ưa thích [5]. Một số nước Châu Phi như
Zambia ngành chăn nuôi động vật nốt sần rất phát triển, năm 2001 xuất khẩu
120.042 bộ da nốt sần; năm 2005 là 200 nghìn bộ [5]. Zambia cũng đã xuất khẩu
sang Tây Âu da loại này . Năm 2005, 2006, 2007 theo số liệu thống kê ở Mỹ đã
bán với số lượ
ng hàng năm hơn 1 triệu bộ da nốt sần [6]. Ngoài ra ở Úc cũng là
nơi chăn nuôi cá sấu, đà điểu. Hàng năm họ xuất khẩu loại da này ở dạng nguyên
liệu, đồng thời thuộc và chế biến thành các sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu, nhất là Hàn Quốc [4]. Thái Lan nước láng giềng với Việt Nam đã chăn nuôi,
chế biến và xuất khẩu da cá sấu, đà điểu H
ọ thuộc, hoàn thiện và chế biến thành
sản phẩm loại da này với trình độ công nghệ chất lượng cao [9]. Các sản phẩm của
họ được khách hàng ưa chuộng.
1.5.3. Một số cơ sở khoa học áp dụng trong đề tài:
1.5.3.1. Da đà điểu.
Ngoài chức năng bảo vệ cơ thể trước tác động cơ học, da động vật còn có các
chức năng như điều hòa nhiệ
t độ cơ thể, thải bỏ các chất không thích hợp ra khỏi
cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, điều hòa lượng nước và là
xúc giác của cơ thể… Với đà điểu có lớp da không dày, lớp lông đóng vai trò quan
trọng bảo vệ cơ thể [5].
Hình thái của da đà điểu: Kính hiển vi điện tử đã cho biết c

ấu trúc biểu mô, dễ
làm mất nước ở da. Thực tế da đà điểu không có tuyến mồ hôi do đó đà điểu phải
dựa trên cơ chế hành vi để kiểm soát mất nhiệt cơ thể của chúng. Ví dụ, lúc nhiệt
độ cao đà điểu đứng ngược chiều gió và vẫy cánh về phía sau và ra phía trước để
làm mát hai bên thân của nó. Da mặt bàn chân, chân và đùi trông giống như da bò
sát [6].
Da đà đi
ểu được tạo nên từ hai phần chính [5]:
- Trên bề mặt là phần sừng (Epidermis)
Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
10
- Phần cật là thành phần chính của da gồm có hai lớp: lớp trên (papillary layer)
có cấu tạo sợi mịn, liên kết chặt chẽ tạo mặt cật cho da và lớp dưới (reticular layer)
có cấu trúc mạng lưới, có độ dày lớn hơn lớp trên và là phần chính tạo độ bền cơ
học cho da.

Hình 1. Bề mặt tấm da đà điểu
Chú thích:
Crown: Phần da có chất lượng tốt nhất trên tấm da đà điểu (thường gọi là phần
da kim cương)
Smooth area: Phần da mịn, lỗ chân lông nhỏ
Neck: Phần da cổ mỏng
A-B, C-D: Chiều dài, rộng phần da kim cương
E, F: Phần da xấu, ít có giá trị sử dụng
Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy



Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
11

Hình 2. Sự phân bố và hình dạng các lỗ chân lông trên da đà điểu
Thành phần hóa học của da [3] gồm có nước, protein, chất béo và một vài
muối khoáng. Protein là thành phần chính tạo nên da thuộc. Protein gồm có hai
loại:
- Protein dạng sợi: là thành phần chính của da, quyết định tính chất cơ học và
lý học của da. Có 3 nhóm chính là: collagen, elastin và keratin.
- Protein không dạng sợi: globulin, albumin.
Bảng 1. Thành phần của da đà điểu
Thành phần %
Nước 64
Chất béo 2
Muối khoáng 6,5
Thành phần khác (pigment…) 0,5
Protein 33
- Protein cấu trúc sợi:
+ Elastin: sợi vòng trong bó sợi colagen:
+ Colagen: tạo nên da thuộc:
+ Keratin (tạo nên lông, biểu bì):
- Protein cấu trúc không dạng sợi:
+ Albumen, globulin:

0,3
29

2

1
Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
12

Thành phần cơ sở tạo nên protein là amin axít. Đó là hợp chất hữu cơ có chứa
Ni tơ, có thể coi là các monomer trong tổng hợp sinh học của protein. Cấu trúc hóa
học của amin axít:





Có 21 amin axít cơ bản, được chia thành các nhóm chức khác nhau. Amin axít
trong nước có điện tích dương hay âm phụ thuộc vào pH:


|




Khi cho thêm proton H
+

(thí dụ: axít hóa), sẽ cản trở sự ion hóa nhóm
cacboxyl, tạo cho amin axít tính cation. Trong môi trường kiềm xảy ra hiện tượng
ngược lại, amin axít mang tính anion.










R
|
H
2
N – C
α
– COOH
|
H

OH
|
C = O
|
H
3
N

+
– C

– H
|
R

-
H
+
+ H
+

O
-

|
C = O
|
H
3
N
+
– C

– H
|
R

+

OH
-
+ H
+

O
-

|
C = O
|
H
2
N

– C

– H
|
R

H
|
H
2
N
+
– C

– COO

-
+ HX
|
R

H
|
X
-
H
3
N
+
– C

– COOH


|
R

H
|
H
3
N
+
– C – COO
-
+ MeOH

|
R

H
|
H
2
N – C

– COO
-
Me
+
+ H
2
O
|
R

Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
13
Amin axít liên kết với nhau, tạo nên peptid, polypeptid va protein nhờ mối liên
kết peptid -CONH Cơ chế của tổng hợp sinh học rất phức tạp. Về mặt hóa học có
thể viết như sau:




+

Dipeptid
Dipeptid + Amin axít -> tripeptid + (amin axít)
n
-> polypeptid -> Protein.
Đà điểu [4, 5] (struthio camelus) là một trong những loài chim lớn nhất. Mặc
dù da thuộc của Emu (một loài đà điểu Úc) vẫn có nhu cầu, nhưng đà điểu là loài
chim chạy lớn nhất còn quan trọng hơn vì chúng sinh lợi nhanh hơn emu. Thật vậy,
lúc 14 tháng tuổi, một con đà điểu có thể cho 1,4-1,8 kg lông, 34-41 kg thịt và
1,08-1,26 m
2
da thuộc, sản phẩm đã chế biến mang lại lợi nhuận cao nhất là thịt và
da. Da được thuộc thành da thuộc với nhiều dạng lỗ chân lông khác biệt, độ bền và
tính mềm dẻo đã làm cho chúng có nhu cầu cao đối với các nhà máy sản xuất giày,
ví, dây thắt lưng. Da mỏng hơn của những đà điểu non được dùng để may quần áo.
Độ dày tối ưu của da thuộc được khuyến cáo dùng cho may quầ
n áo, túi sách, giày
và dây lưng tương ứng là 0,88mm, 1,25mm và 1,45mm. Nhiều khách hàng nước
ngoài muốn mua da thuộc được thuộc tại các nhà máy địa phương.
Da là một sản phẩm quan trọng của ngành chăn nuôi đà điểu và nó được đánh
giá cao bởi các đặc tính của nó và được khách hàng ưa thích.
Da đà điểu rất mỏng, lỗ chân lông rộng và sâu. Sụ phân tách giữa lớp reticular
và papilar không rõ rệt. Lớp bì phu có cấu trúc thưa, rỗng nên da mềm, xốp, dễ bóc
ra từ
ng lớp. Ngày nay da đà điểu và da gà, chim được dùng nhiều do hình thức thời
trang của các mặt hàng làm từ loại da này.
Da đà điểu thuộc lớp chim nên da mỏng và có nhiều lỗ chân lông to, sâu. Do có

nhiều loại lông khác nhau trên mình (lông cánh, lông cổ, lông lưng, lông bụng) nên
bề mặt của tấm da rất khác nhau. Sự khác nhau giữa các lớp lưới và lớp nhú không
rõ rệt, mô liên kết ít phát triển. Da đf điểu chủ yếu dùng để chế biến các sản phẩ
m
có tính mềm mại như túi, ví, cặp và một số giầy dép, thời trang…[5]
H
|
H
2
N – C – COOH


|
H

H
|
H
2
N – C – COOH

|
CH
3

H O H
|
|| |
H
2

N – C – C

– N – C – COOH
| | |
H H CH
3

Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
14
Dưới lớp da đà điểu có lớp mỡ rất dầy trong công nghệ thuộc cần lưu ý tới đặc
điểm này vì nếu không tẩy sạch mỡ thì mỡ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng da
thành phẩm.
Khuyết tật của da nguyên liệu [1]: Các khuyết tật của da nguyên liệu ảnh
hưởng nhiều đến chất lượng da thuộc. Có khuyết tật tự nhiên khi súc vậ
t sống như
vết sẹo, ghẻ, đóng dấu… có khuyết tật tạo nên trong quá trình lột mổ, bảo quản như
da hư thối, xước, thủng….
Các khuyết tật tạo nên khi con vật sinh trưởng:
Vết sẹo: xuất hiện khi con vật bị dây thép gai, cành cây cào vào, hay vết chim
mổ, ghẻ lở tạo sẹo lồi hay lõm.
Các khuyết tật sau khi con vật chết:
Khuyết tật khi lột mổ: đó là các vế
t dao ở mặt trái con da, thậm chí là lỗ thủng.
Các khuyết tật này làm giảm đi giá trị của con da.
Khuyết tật do bảo quản:

Nếu bảo quản không đúng kỹ thuật, có thể xẩy ra các khuyết tật sau:
- Khuyết tật do da bị thối: do vi khuẩn phá hủy nên da bị hỏng, mức độ nhẹ là
rụng lông, nặng hơn là phân hủy mặt cật.
- Khuyết tật do da bị mốc: nhất là các lo
ại mốc đỏ, ăn xuyên qua thiết diện da,
khi nhuộm hoặc trau chuốt màu sẽ không đều và không thể xuất khẩu được.
Ở các nước có công nghệ thuộc da tiên tiến, da đà điểu là loại da nốt sần có giá
trị kinh tế cao nhờ các đặc điểm độ mềm và hình thức đặc trưng của nó. Da đà điểu
được trau chuốt nhẹ, với các màu sắc phong phú, nhưng vẫn giữ đượ
c vẻ tự nhiên.

Hình 3. Da đà điểu đã trau chuốt của nước ngoài
Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
15
1.5.3.2. Da cá sấu.
Khác với đà điểu, cá sấu không có lông bao phủ, nhưng phía bên ngoài da phát
triển thành lớp vẩy dầy, khô, cứng. Hình dạng, kích thước, độ dày và sự sắp xếp
các vẩy này rất khác nhau ở các vị trí trên cùng một tấm da, cũng như giữa các
giống đà điểu khác nhau [13].

Hình 4. Hình dáng và vị trí vẩy cá sấu
Ở phần đầu, cổ, vẩy có kích thước nhỏ, sắp xếp không theo hàng lối, không
đồng dạng và thưa

Hình 5. Hình dáng vẩy ở phần đầu và cổ

Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
16
Phần gáy có cụm vẩy liền khối đặc trưng. Đây là cụm vẩy được khách hàng rất
ưa chuộng.

Hình 6. Cụm vẩy gáy cá sấu
Phần lưng có vẩy lớn hình chữ nhật, nhô cao, nằm theo hàng song song từ cổ
đến đuôi


Hình 7. Vẩy lưng cá sấu
Phần bụng vẩy có hình chữ nhật, thấp đều, sắp xếp cân đối theo hàng ngang
Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
17

Hình 8. Vẩy bụng cá sấu
Nách và các chi có vẩy tròn, nhỏ, tương đối đều

Hình 9. Vẩy nách và các chi cá sấu
Cá sấu xiêm sống ở vùng nước ngọt, số lượng ít so với loài cá sấu khác; có

kích thước nhỏ, màu xám, vẩy lưng tròn, cao và sắc cạnh. Cá sấu hoa cà sống ở
vùng nước mặn và nước lợ; kích thước lớn, có vẩy lưng màu vàng và đen xen kẽ
nhau [7].
Da cá sấu có cấu tạo gồm 2 phần chính là biểu bì và bì [9]. Lớp biểu bì rất phát
triển, phía ngoài hoá sừng tạo thành vẩy. Độ dày của lớp biể
u bì tăng theo tuổi con
vật. Keratin không thể coi là 1 loại protein đồng nhất mà có nhiều dạng sinh học
Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
18
khác nhau, có tính chất chung là không tan trong nước, có mối liên kết disulfid
trong phân tử. Vẩy được tạo ra từ tế bào keratin ß, có độ dày khoảng 0,2 mm. Vẩy
được chia thành các lớp nhỏ theo mức độ hoá sừng khác nhau:
- Lớp vẩy sừng (corno-neous): là lớp ngoài cùng, do chất sừng phát triển từ
biểu bì, ghép với nhau thành bộ giáp cứng. Khác với lớp biểu bì của các loài động
vật khác, lớp biểu bì này không bị đào thải, mà phát triển dày lên thành vẩy sừng.
- Lớp tiền s
ừng hay lớp chuyển tiếp (pseudosatratified transitional or
precorneous): Gồm 1 – 2 lớp tế bào sừng non hình đĩa. Các tế bào lớp sừng này sẽ
phát triển dày lên thành lớp vẩy sừng.
- Lớp gai (suprabasal cell layer): Được cấu tạo từ các tế bào mỏng. Quá trình
phát triển của lớp gai sẽ tạo thành lớp tiền sừng.
Nối giữa các vẩy là các tế bào có thành phần khác với lớp vẩy: Lớp sừng, lớp
gai và lớp đáy (basal layer), tạo độ m
ềm mại cho da để con vật có thể cử động
được.

1.5.3.3. Công nghệ trau chuốt da nốt sần.
Quá trình thuộc da gồm nhiều giai đoạn [1]. Trong giai đoạn xử lý đầu tiên,
mục đích chính là khôi phục các đặc tính tự nhiên của da. Các loại hóa chất và
biocide được bổ sung vào để làm sạch da. Sau đó da được tẩy lông bằng Na
2
S, vôi
và ngâm vôi lại cho mềm. Nhiệt độ đề phòng nhăn da và cứng da là từ 16-20
0
C. Ở
giai đoạn tiếp theo da được trung hoà bằng cách thêm axit, NH
3
Cl và hydrogen
peroxide để giảm độ pH xuống còn 8,5; sau đó bổ sung men làm mềm. Giai đoạn
này được gọi tẩy vôi – làm mềm. Tẩy mỡ là công đoạn quan trọng để đảm bảo rằng
mỡ đã bị tẩy sạch trong cấu trúc của da và nâng cao sự ổn định của da thuộc. Sau
đó da được thuộc phèn. Sau khi thuộc phèn, da được thuộc lại, ăn dầu để làm cho
nó mềm mại. Các đặc tính đặc bi
ệt khác cũng được đòi hỏi tăng cường như màu
sắc đồng đều trong quá trình nhuộm. Trong trau chuốt cần phủ một lớp màng mỏng
anilin để duy trì hình dáng tự nhiên của nó. Giai đoạn kết thúc bao gồm đo kích
thước, phân loại, đóng gói, bảo quản trước khi vận chuyển đi tiêu thụ.
a/ Các công đoạn cơ học trước khi trau chuốt [9]
Xén riềm: Da sau khi sấy khô cần phải sửa sang, cắt b
ỏ các phần mép không
sử dụng được (như vết đinh, phần da hỏng…). Công việc tuy đơn giản, nhưng cần
lưu ý cẩn thận, vì nếu còn đinh sót trên da hay vật cứng sẽ làm hỏng máy vò mềm.
Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.

“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
19
Công cụ sử dụng xén riềm là kéo hay dao sắc. Tránh xén không hết hay xén
quá các phần cấn xén bỏ.
Hồi ẩm: Sau khi sấy phần lớn da có độ ẩm thấp (khoảng 10%), da rất cứng và
không thể dùng biện pháp cơ học để làm mềm ngay được. Nếu tác động cơ học
ngay, có thể làm gãy mặt da hay hỏng rách máy vò. Để trong không khí ẩm, da sẽ
hút ẩm và đạt độ ẩm 14- 18%. Do đó, da cần hồi ẩm.
Hồi ẩm là quá trình nâng cao
độ ẩm của da bằng cách phun nước dạng sương
lên mặt váng. Sau đó ủ đống, trên phủ bằng nylon trong khoảng 24 giờ. Tránh để
lâu hơn, da sẽ bị mốc. Phương pháp này không đòi hỏi cầu kỳ, nhưng da dễ bị ẩm
không đều khắp vùng.
Phương pháp khác là chất đống da xen kẽ với mùn cưa ẩm. Mùn cưa từ gỗ
mềm, không có đinh hay cát sỏi và được làm ẩm đến độ
ẩm khoảng 40%. Da được
ủ trong mùn cưa từ 24- 36 giờ.
Phương pháp tiên tiến hơn là hồi ẩm bằng điều hoà. Người ta dùng không khí
ẩm, thường là độ ẩm 100% tiếp xúc với mặt da trong phòng hồi ẩm. Phương pháp
này giúp nâng độ ẩm của da rất đều. Tuy nhiên đầu tư tốn kém và thường áp dụng
cho các loại da cao cấp.
Vò mềm: Mục đích của công đoạn vò mềm là làm cấu trúc sợi da trở nên linh
độ
ng, vì trong quá trình sấy, các sợi da dính chặt với nhau. Khi cấu trúc sợi linh
động, các sợi da dễ dàng dao động trượt cạnh nhau, da trở nên mềm mại.
Vò mềm có thể thực hiện bằng tay, máy hoặc các động tác cơ học như quay
đập khan trong phu lông.
Vò tay: Dụng cụ vò là một tấm sắt hình lưỡi liềm gắn trên khung gỗ. Hai tay
người vò cầm chắc hai đầu da, áp mặt váng vào lưỡi sắt, tỳ kéo qua kéo lại cho

mềm khắp tấm da. Vò mềm b
ằng tay chỉ dùng cho các loại da bé như da thỏ, da rắn
hay da nguyên lông. Công suất vò thấp, da mềm không đều.
Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
20

Hình 10. Phương pháp vò tay
Quay đập khan: Với da cần độ mềm lớn như da áo, da găng thì thường áp dụng
phương pháp quay đập khan. Phương pháp này được tiến hành trong phu lông hình
trụ hay bát giác, có đường sinh nhỏ và bán kính lớn, tốc độ quay nhanh để tăng tác
dụng làm mềm cơ học. Có thể tăng tác dụng vò mềm bằng cách tăng nhiệt độ hay
hơi nước đưa vào phu lông [10].
Da sau khi hồi ẩm, cho vào phu lông quay 4- 5 giờ, kiểm tra độ mềm, xốp.
N
ếu đạt thì đưa ra, căng nhẹ cho phẳng lại.

Hình 11. Phu lông quay đập khan
Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
21
b/ Trau chuốt và các phương pháp trau chuốt da nốt sần [10]

Trau chuốt là công đoạn cuối cùng và là một trong các công đoạn rất quan
trọng trong công nghệ thuộc da.
Mục đích công đoạn trau chuốt là nâng cao chất lượng và làm tăng khả năng sử
dụng của da thành phẩm. Trau chuốt tạo màu sắc, khắc phục các khuyết tật tư nhiên
và công nghệ trong các giai đoạn trước như sẹo ghẻ, lỏng mặt…đồ
ng thời tạo hình
thức, hoa văn và lớp bảo vệ trên bề mặt da.
Lớp trau chuốt cần bền vững đối với các tác động va chạm, với ánh sáng, nhiệt
độ cao hoặc thấp, đáp ứng các tiêu chuẩn uốn gấp, mài nỉ khô, ướt. Đặc biệt, nó cần
bền vững với các dung môi hữu cơ như toluene, acetone. Cuối cùng trau chuốt cần
phải làm sao để vẫn bảo đảm các đặc tính
ưu việt của da thật như hình thức, khả
năng thoát khí, hơi…
Thành phần hoá chất trau chuốt:
Phẩm nước: Là phẩm màu aniline dạng chất lỏng, có thể hoà tan trong nước
hay dung môi (có cực hoặc không cực).
Phẩm nước thường dùng trong trau chuốt aniline hoặc semianiline, hoặc pha
vào chất bóng hãm.
Pigment: Pigment là chất màu không hoà tan mà chỉ khuyếch tán trong nước.
Do đó kích thước hạt (độ mịn) rất quan trọng. Pigment được dùng trong dung dịch
trau chuốt tạo màu sắ
c cho da.
Pigment vô cơ chủ yếu là các ô xýt kim loại như BaO, TiO
2
, FeO,…Pigment
hữu cơ tự nhiên hoặc tổng hợp có màu sắc tươi hơn pigment vô cơ, nhưng khả năng
che phủ lại thấp hơn pigment vô cơ. Muốn tạo màu tươi, nên trộn lẫn pigment vô
cơ và hữu cơ, nhưng cần lưu ý tránh bị phân lớp.
Bảng 2. Thành phần hoá chất của pigment
Màu Bản chất của pigment

Trắng
Vàng
Các màu nâu
Đen
Da cam
Titanium dioxide
Chromate chì
Các oxide kim loại
Carbon
Gốc chromate chì
Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
22
Xanh lá cây
Các màu xanh nước
biển
Các màu đổ
Chrome oxide hoặc pigment hữu cơ tổng hợp
Các pigment hữu cơ tổng hợp
Các pigment hữu cơ tổng hợp

Pigment dùng trong trau chuốt da đòi hỏi phải có độ mịn cao. Độ mịn càng
cao, khả năng che phủ càng lớn. Ngoài ra pigment cần phải có độ bền với ánh sáng,
với nhiệt độ.
Chất kết dính: Chất kết dính là thành phần quan trọng nhất về mặt cơ học của
lớp trau chuốt, đó là các chất cao phân tử hay hợp chất có khả năng polyme hóa

hoặc trùng ngưng hóa, tạo độ bền liên kết làm lớ
p trau chuốt có các tính chất như
độ dãn dài, độ bền ma sát, độ chịu nước…Bởi da có khả năng uốn mềm, co dãn nên
chất kết dính cũng phải có tính chất tương tự như vậy để khi kết hợp với nhau
không bị bong ra, bị rạn hoặc vỡ. Phần lớn các chất kết dính đều được các chất trợ
làm cho mềm hơn. Các chất kết dính có thể là các sản phẩm tự nhiên hay tổ
ng hợp.
Chất kết dính phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Bám dính tốt với da.
- Liên kết tốt giữa các lớp trau chuốt.
- Mềm dẻo trong khoảng nhiệt độ biến thiên rộng.
- Chống mài mòn tốt.
- Bền vững với nước, đôi khi với cả dung môi.
- Tạo cảm giác trơn tay cho bề mặt da.
- Không dính lắc in, nhưng giữ được vân in.
- Kết hợp tốt với hóa chất trau chuố
t khác như pigment, chất trợ và các chất kết
dính khác
Phần lớn các chất kết dính chỉ đáp ứng được một số yêu cầu trên, còn muốn
đáp ứng được nhiều yêu cầu thì phải biết kết hợp hai hay nhiều chất kết dính khác
nhau tuỳ theo yêu cầu sản phẩm cuối cùng. Việc lựa chọn chất kết dính phụ thuộc:
- Kiểu và chất lượng da mộc đưa vào trau chuốt.
- Yêu cầ
u tính chất và kiểu mẫu thời trang của da sau trau chuốt.
- Khả năng áp dụng các thiết bị cơ học của xưởng trau chuốt.
- Yêu cầu bảo vệ môi trường của dịa phương.
Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.

“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
23
- Khả năng tài chính và yêu cầu nâng cấp da thành phẩm
Chất kết dính hệ acrylic:Chất kết dính polymer được sử dụng nhiều nhất là
polymer của ester acide propen(acryl) và 2- methyl- propen (methannacryl)


CH
3


CH
2
= CH – COOR CH
2
= C – COO

Ester acide acrylic ester acide methanacrylic

Độ mềm của nó phù hợp cho phần lớn các loại da. Tuy nhiên, để đáp ứng các
yêu cầu của màng trau chuốt thì cần dùng kết hợp với các thành phần kết dính
khác.
Polyacrylic không màu hoặc màu sữa nhạt, hơi đục. Màng trau chuốt bền vững
với nước và các dung môi hữu cơ ( trừ cloruacácbon ). Polyacrylic được sản xuất
với nhiều chế phẩm có độ mềm khác nhau.
Hệ kết dính này có các tính chất sau:
-
Giữ được độ mềm ở nhiệt độ thấp;
- Độ kết dính trung bình;

- Tương đối trơn tay;
- Độ dẻo cao;
- Độ mài mòn nỉ khô và ướt cao;
- Kém chịu bền va chạm cơ học;
- Độ dính lăc in vừa phải;
- Độ che phủ trung bình.
Hệ polyurethane: Polyurethane là loại chất kết dính được sử dụng ngày càng
nhiều trong trau chuốt da bởi chúng rấ
t bền về mặt cơ học và hóa học. Sản phẩm da
được trau chuốt bằng polyurethane có vẻ đẹp lâu bền.
Sự tạo thành kết dính polyurethane xảy ra khi izocyanate ( hợp chất có chứa
nhóm – N = C = O ) tác dụng với alcohol, tạo nên urethane:

Mã số: 200.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 200.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Nghiên cứu nâng cấp chất lượng da cá sấu, đà điểu bằng phương pháp trau chuốt mới,
tạo sản phẩm thời trang có giá trị cao” - KS. Lê Văn Kha
24
R – N = C = O + H – O – R’ R – N – C – O – O – R’

H O
Urethane
Chất kết dính polyurethane có thể kết hợp với đại đa số pigment thông dụng và
các chất làm đầy khác, trừ pigment kiềm, vì bị đông đặc nhanh. Thí dụ: pigment
crôm - chì hay ô xýt kẽm làm giảm thời gian sử dụng của polyurethane 2 cấu tử.
Hệ kết dính polyurethane có các đặc tính sau:
- Chống rạn vỡ ở điều kiện nhiệt độ lạnh (thậm chí dưới – 30
o

C)
- Độ kết dính rất cao.
- Cảm giác dịu, mát.
- Màng trau chuốt mềm, dẻo.
- Khả năng mài nỉ khô và ướt cao.
- Chịu va chạm cơ học tốt.
- Giữ được vân in tốt.
- Độ che phủ khuyết tật của da vừa phải
Các chất phụ trợ: Các chất trợ là các chất hoà tan trong nước hoặc dung môi,
có tác dụng biến tính màng trau chuốt hay màng bóng hãm. Chúng làm tăng cường
các tính chất đặc biệt của màng trau chuốt và da thành ph
ẩm.
Các chất trợ có đặc tính sau:
-Tăng cường độ che phủ và độ đặc của dung dịch trau chuốt.
-Tăng hoặc giảm độ bóng.
-Tạo cảm giác đặc biệt cho da thành phẩm như trơn, cảm giác dầu, sáp…
-Tăng độ đồng đều khi phun, chống tạo bọt.
-Giảm dính lắc và giữ được vân khi in
Các chất trợ được chia thành một số nhóm:
-Chất trợ cationic, chất trợ anionic
-Ch
ất trợ dầu
-Chất trợ sáp
Chất bóng hãm: Chất bóng hãm rất quan trọng trong trau chuốt, nó ngăn cách
màng trau chuốt với môi trường bên ngoài, giúp cho màng trau chuốt không bị mài
mòn hoặc bị phai màu, đồng thời tạo bóng cho da hoàn thành. Có 2 loại bóng: chất

×