Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Những bí quyết giúp bạn làm bài thi THPT Quốc gia đạt kết quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.17 KB, 20 trang )

Các em thân mến ! Chỉ còn một thời gian rất ngắn nữa là các em đã bắt
đầu bước vào kỳ thi THPT Quốc gia đầy cam go, thử thách với bao ước mơ, hoài
bão đằng sau những ngày tháng ôn thi miệt mài. Để có thể có được 1 kỳ thi đạt kết
quả tốt, bên cạnh sự thông minh, hệ thống kiến thức vững chắc, quá trình ôn
luyện chăm chỉ, cần cù thì kỹ năng làm bài thi đóng một vai trò hết sức quan
trọng. Để giúp các em có thêm kinh nghiệm “rinh” điểm cao trong kỳ thi sắp tới,
An Nhiên đã tìm hiểu và tổng hợp một só bài viết hay trên mạng và gom vào tài
liệu này. Tài liệu bao gồm những Bí quyết chung giúp các em làm bài thi hiệu quả
và Bí quyết riêng của 8 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Lịch sử,
Địa lí, Sinh học. Việc tìm hiểu các bí quyết giúp các em làm bài thi đạt kết quả
cao là điều các em cần làm vào những ngày cuối cùng này. Hãy dành ra 1 – 2
tiếng đồng hồ để đọc và tìm hiểu, các em sẽ thấy nó rất hữu ích cho môn thi của
mình.
Chúc các em có một kì thi thành công nhé !
5 BÍ QUYẾT GIÚP BẠN LÀM BÀI THI THPT QUỐC GIA
ĐẠT KẾT QUẢ CAO
1. Cẩn thận là kỹ năng quan trọng để làm bài thi đại học đạt kết quả cao:
Mặc dù biết rằng cẩn thận hay không cẩn thận dường như là khả năng “thiên bẩm”
của từng người, tuy nhiên, để làm bài thi đại học đạt kết quả cao bạn hãy cố gắng
cẩn thận hết sức có thể nhé, đã rất nhiều thí sinh bị mất điểm do thiếu cẩn thận và dẫn
đến những kết quả đáng buồn đấy. Khi làm bài thi đại học, dù ở khối thi, môn thi nào
bạn cũng cần thực hiện cẩn thận đầy đủ các khâu cơ bản:
– Chuẩn bị dụng cụ đi thi đầy đủ, bao gồm cả thẻ thí sinh dự thi, 2-3 cây bút cùng 1
màu mực (nên chọn loại bút bạn viết quen tay nhé), thước kẻ, máy tính, com pa, atlat,
….;
– Đến phòng thi sớm để chủ động thời gian, ít nhất là 15 phút nhé;
1
– Đọc đề, viết dàn ý, viết vào bài làm cẩn thận;
– Khi kết thúc bài thi cần đọc đi đọc lại nhiều lần, kiểm tra lỗi chính tả, dấu chấm
câu,… và có sự sửa chữa, bổ sung nếu thấy cần thiết;
– Kiểm tra cẩn thận lại các thông tin trên giấy thi, giấy nộp bài thi về họ tên, số


chứng minh nhân dân, ngày tháng năm sinh, số tờ,…;
Không có gì là thừa đâu nhé, sự cẩn thận sẽ giúp bạn tránh mất điểm vì những lý do
rất chủ quan trọng khi đối với bài thi đại học dù chỉ 0,25 điểm cũng rất quý đấy.
2. Chú ý cách trình bày bài để làm bài thi đại học đạt kết quả cao:
Chính cách trình bày bài sẽ là “vị cứu tinh” giúp sỹ tử có thêm điểm thưởng mà lại
không mất điểm trừ khi các thầy cô giáo chấm thi trong tiết trời mùa hè nắng nóng
này đấy nhé:
– Hãy trình bày bài sạch sẽ, cẩn thận, viết bài nắn nón nhất, đẹp nhất có thể, hạn chế
tối đa việc viết sai chính tả, thiếu dấu câu sẽ làm mất cảm tình người chấm đấy;
– Đối với các môn tự nhiên, bạn nên trình bày rõ ràng để người chấm thấy rõ trình tự
giải bài của bạn, có khoảng cách phân biệt giữa các câu nhé;
– Đối với các môn xã hội thì cách trình bày bài lại càng quan trọng hơn hết. Ở mỗi
câu hỏi dù là môn văn, sử hay địa lý phải trình bày theo dạng một bài văn, có mở bài,
thân bài (nội dung chính) và kết bài; không sử dụng dấu “-“ trong bài thi; khi viết hết
ý, phải xuống hàng, lùi vào đầu dòng một ô, có thể sử dụng các từ nối để bài thi được
súc tích và liền mạch như: “một là”, “hai là”; :mặt khác”, “không những thế”; “bên
cạnh đó”; “thêm vào đó”; “ngoài ra”;…đồng thời, để tạo ấn tượng cho người chấm,
bài thi không được quá ngắn, cần triển khai đủ ý có đầu, có cuối, phần kết bài của
mỗi vẫn đề cần triển khai vấn đề theo hướng mở rộng, bạn sẽ được thêm điểm cộng
đấy.
3. Rèn luyện kỹ năng làm tốt phần thi trắc nghiệm:
2
Đối với phần thi trắc nghiệm, hầu hết thí sinh đều có thể làm hết bài nhưng phần thi
này lại không dễ đạt điểm cao do đa số thí sinh đều mắc phải những lỗi cơ bản như:
để trống câu trả lời, tô nhiều đáp án cho 1 câu hỏi, đánh nhầm ô trả lời, không đọc kỹ
câu hỏi,… Chính vì vậy, trong khi ngày càng có nhiều môn thi được triển khai dưới
hình thức trắc nghiệm, để làm bài thi đại học đạt kết quả cao, thì thí sinh cần rèn
luyện kỹ năng làm tốt phần thi này nhé. Dù thế nào cẩn thận khi làm bài vẫn là trên
hết, tiếp đó thí sinh để ý nguyên tắc khi làm bài trắc nghiệm là dễ làm trước, khó làm
sau, câu nào không giải được nên để lại đến cuối giờ chọn ngẫu nhiên. Chú ý những

câu hỏi đơn giản mà dễ bị lừa hoặc tô nhầm đáp án dẫn đến việc mất điểm rất đáng
tiếc đấy.
4. Làm kỹ phần tự luận để làm bài thi đại học đạt kết quả cao:
Không như phần trắc nghiệm, bạn cần giải quyết gọn từng câu hỏi, đối phần phần thi
tự luận, bạn cần làm kỹ hơn, sâu hơn để có thể làm bài thi đại học đạt kết quả
cao nhé. Tốt nhất hãy đọc kỹ đề ít nhất 3 lần, gạch dưới những từ trọng tâm của đề và
nghĩ hướng giải đối với những môn tự nhiên (toán, lý, hóa, sinh) hoặc lập dàn ý ra
giấy nháp đối với những môn xã hội (văn, sử, địa), có như thế bạn mới có cơ sở làm
phần thi tự luận một cách tốt nhất, tiết kiệm thời gian nhất đấy.
5. Không ra khỏi phòng thi khi chưa hết thời gian làm bài:
Điều này nghe ra có vẻ không hợp lý vì nhiều bạn nghĩ đơn giản đã làm xong bài rồi
thì ra ngoài chứ ở trong phòng thi làm gì nữa, tuy nhiên chính thời gian còn lại sau
khi làm bài có thể sẽ giúp bạn làm bài thi đại học đạt kết quả cao hơn đấy. Sau khi
đã làm xong bài, bạn đừng vội vã ra khỏi phòng thi mà nên kiểm tra lại thật cẩn thận
từng câu trả lời, từng bài giải, từng đoạn văn, từng lỗi chính tả dù nhỏ nhất, tính toán
lại cẩn thận từng bài để có sự điều chỉnh hợp lý, có thể bổ sung thêm những ý vừa
nghĩ ra để làm cho phần liên hệ được hay hơn, mở rộng hơn và có khả năng được
“điểm thưởng” nhiều hơn nhé.
3
Để đạt kết quả cao trong kỳ thi quan trọng này, mỗi thí sinh sẽ có 1 kỹ năng riêng, 1
kinh nghiệm riêng, 1 bí quyết riêng tuy nhiên nếu tham khảo và áp dụng đúng 5 bí
quyết giúp bạn làm bài thi đại học đạt kết quả cao trên đây chắc chắn sẽ giúp ích
cho các bạn rất nhiều đấy. Cẩn thận hơn, trình bày bài sạch đẹp hơn, làm bài kỹ hơn,
… chính là những cách thức tuy đơn giản nhưng sẽ giúp các thí sinh có thêm nhiều
cơ hội để mở được cánh cổng đại học mà mỗi người hằng ao ước đấy.
BÍ QUYẾT LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN TOÁN
ĐẠT ĐIỂM CAO
Một số giáo viên và thủ khoa đã "bật mí" cách làm bài thi tốt nghiệp môn Toán
cho các sĩ tử đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia tới.
Nhằm giúp thí sinh ôn thi tốt nghiệp - đại học đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp

THPT quốc gia, Vương Hoàng Long - thủ khoa trường Đại học Y Hà Nội năm 2013
từng chia sẻ trên báo Dân trí:
Khi vào phòng thi, thí sinh cần bình tĩnh, đọc toàn bộ đề bài một lượt. Câu nào dễ có
thể làm trước, câu nào khó để lại làm sau cùng. Trong quá trình làm bài, không nên
chủ quan đối với những câu dễ, tránh mất điểm một cách đáng tiếc.
“Rất nhiều thí sinh sai sót những lỗi cơ bản: Bài tập có mẫu số, có căn thức mà không
đặt điều kiện; bình phương không xét dấu hai vế mà vẫn dùng kí hiệu. Đối với dạng
bài này, bản thân tôi cũng luôn cẩn thận”, Long nói.
Để đạt được tốc độ làm bài tối đa có thể, Long mách nước cách rèn luyện đơn giản.
Đó là, khi làm các bộ đề, phải tính toán và phân bố thời gian hợp lý với hệ số điểm
của từng bài. Bài giải cũng cần rõ ràng, mạch lạc; hạn chế gạch, xóa; không viết đè
lên chỗ sai.
Mỗi thí sinh cần tạo cho mình thói quen soát bài ngay trong quá trình làm. Nhìn thật
rõ từ dòng trên xuống dòng dưới xem mình viết gì, biến đổi thế nào, dùng công thức
nào, đã chặt chẽ chưa. Đối với những bài toán có điều kiện, khi giải xong bước nào,
thí sinh nhớ kiểm tra lại ngay.
4
Long cũng chia sẻ thêm, các thí sinh không nên bỏ cuộc quá sớm đối với những câu
hỏi khó. Sau khi làm hết những bài dễ, thí sinh có thể quay lại làm bài dạng khó hơn
và nghĩ đến đâu cứ mạnh dạn làm đến đấy.
Trong quá trình làm bài thi, đúng bước nào sẽ ghi được điểm ở bước đó. Vì vậy, nếu
không ra được đáp số cuối cùng, thí sinh nên viết ra tất cả các những bước đã làm
được để chắt chiu từng 0,25 điểm trong bài thi. Có thế mới tối ưu hóa được điểm số.
Thầy Trần Mạnh Tùng - giáo viên môn Toán Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà
Nội) lưu ý học sinh cần nắm vững phương pháp làm bài, kỹ năng tính toán, trình bày
để không bị trừ điểm trong bài thi.
Thầy Tùng cũng đưa ra một số lưu ý chung cho các thí sinh khi làm bài thi môn Toán
như sau:
- Dành ít nhất 5 phút để đọc đề bài: Gạch chân các từ quan trọng, ghi các lưu ý (đặt
điều kiện, phương pháp làm), bấm đáp số tích phân, chọn thứ tự làm bài, chọn phần

chuẩn hay nâng cao
- Dùng giấy nháp hợp lý: Nháp là để tìm phương pháp. Nếu đã biết cách làm thì làm
luôn vào bài để tiết kiệm thời gian.
- Chú ý tính toán: Mỗi phép tính, phép biến đổi làm 2 lần. Xong bài nào kiểm tra bài
đấy. Trước khi nộp bài cần xem lại các bài. Không nên ngồi chơi trước khi hết giờ
làm bài.
- Phương châm: Đúng, đủ, đẹp (đẹp là viết rõ ràng, dễ đọc). Không tẩy xóa lem
nhem, sai thì gạch, xuống dòng viết tiếp.
- Nhiều bạn đi thi tốt nghiệp về đều cho là đề Toán dễ, làm thừa thời gian, song vẫn
không được điểm tối đa. Lý do là chủ quan trong tính toán hoặc lỗi trình bày.
BA BƯỚC LÀM BÀI THI TOÁN ĐẠI HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
Thí sinh cần phân biệt, kinh nghiệm thi đại học khác với cách luyện thi đại học. Bởi,
mục đích của thi đại học là làm thế nào để thể hiện hết công suất những kiến thức đã
tích lũy đạt hiệu quả cao nhất. Tránh tình trạng kiến thức tích lũy thì nhiều nhưng
5
phần thể hiện bị hạn chế hoặc có nhiều sai sót, đến khi bước ra khỏi phòng thi lại
tiếc nuối.
Vậy cách làm bài thi trong phòng thi thế nào để hết giờ làm bài không ân hận?
Dưới đây là những gợi ý của thầy giáo Trần Phương, Phó Giám đốc Trung tâm
Hỗ trợ phát triển tài năng về cách làm bài môn Toán dễ “ăn” điểm.
Bước 1: Khi tiếp cận đề thi thì nên đọc lướt qua đề một lượt (khoảng 3 phút) để có
cảm nhận đề thi. Sau đó đọc quay lại chậm hơn và đánh dấu câu theo trình trình tự và
lên sơ đồ chiến lược để có xử lý phù hợp với thời gian làm bài. Trong đó, câu quen
biết, câu dễ có thể làm được ngay, không nên lao vào những câu khó rồi bị tắc dễ mất
phương hướng và rơi vào trạng thái mất năng lượng và không tự tin vào bản thân. Rồi
khi quay sang bài khác lại bị tắc, đến khi quay lại câu dễ cũng dễ nhầm lẫn….
Bước 2: Sắp xếp theo trình tự tối ưu: nên làm nhưng câu dễ (loại 1) trước, rồi mới
sang câu loại 2 vẫn dạng quen nhưng đòi hỏi phải biến đổi kỹ năng – thêm vào một
số kỹ năng tính toán, loại 3 thường là những câu hỏi có mức độ suy luận tích hợp
nhiều kiến thức khác nhau. Loại 4 là những câu rất khó.

Bước 3: Làm bài thi theo trình tự đã sắp xếp. Thậm chí trong nhiều trường hợp có
thể buông câu loại 4 (câu rất khó). Với những thí sinh giỏi thì có thể thi trên thang 10
điểm để phấn đấu làm thủ khoa. Còn HS trung bình thì thi co lại (tùy theo năng lực),
dựa vào phân loại đề thì có thể chọn thang điểm 10 hay 9 hoặc 8 – thậm chí là thang
6,7 điểm.
Điều thí sinh cần biết, điểm sàn Đại Học mấy năm gần đây ấn định trong
khoảng 14 - 15 điểm ba môn thì phấn đấu đạt 6 - 7 điểm/ môn là có thể đỗ một
trường Đại Học nào đó. Do vậy, với những thí sinh có sức học trung bình nên lượng
sức để làm bài thi đến đâu chắc đến đó để đạt hoăc vượt “ngưỡng” điểm sàn Đại Học
theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Tuy nhiên, trong thi đại học không thể chủ quan bất cứ điều gì. Có nhiều
trường hợp học sinh giỏi kiểu a-ma-tơ hay thích thể hiện là mình hoàn thành được bài
6
thi trong thời gian sớm nhất nên dễ mắc lỗi cẩu thả – làm bài thi không theo chiến
lược. Cũng có những thí sinh ngay khi nhận đề chủ quan và lao vào làm câu khó
trước, đến khi “ngốn” hết nhiều thời gian làm bài thì cuống dễ mất điểm…
Ở môn thi Toán, thí sinh cần sắp xếp các câu từ dễ đến khó theo trình tự nêu
trên và lượng sức để chọn “gói” điểm “đạt thủ khoa” hoặc “đậu Đại Học”… Với
những thí sinh làm bài thi tùy tiện thì rất ít bài thi đạt điểm từ 9,5 - 10 điểm mà chỉ
đạt 7 - 8 điểm vì không sai sót ở khâu này sẽ sai câu khác.
Thường người ra đề thi cũng đã sắp xếp theo trình tự khoa học từ dễ cơ bản –
nâng cao – khó. Vậy nguyên lý làm bài cũng nên được sắp xếp khoa học để không bị
mất năng lượng.
Để tránh bài làm tưởng được hết nhưng lại bị “rơi” 0,25 – 0,5 điểm thì kỹ năng
trình bầy bài thi rất quan trọng. Đồng thời, phải xem barem điểm theo cấu trúc nào thì
làm bài theo cấu trúc đó.
Điều đó cũng chứng minh một điều, các HS giỏi có thể làm được các câu khó
nhưng bị rơi vãi ở những câu dễ sẽ bị trừ điểm lỗi trình bầy. Có những bài thi đúng
hết đáp số nhưng bị trừ…
Việc phân loại các câu trong đề thi từ dễ đến khó để định ra một chiến lược là

đạt điểm 7, 8 – để tranh bị phân tán năng lượng một cách không cần thiết. HS giỏi để
nhắc là không được tinh vi vì đề thi Đại Học là đề cơ bản chưa phải là đề thi khó.
Một điểm cần lưu ý trong thi Đại Học là nếu chúng ta làm câu dễ mà bị sai
hoặc không làm được thì khả năng trượt Đại Học là rất lớn. Vì nếu có 500.000 người
thi mà câu dễ không làm được thì khả năng sẽ thua 490.000 người (họ làm được), còn
nếu câu khó không làm được thì khả năng chỉ thua 5.000 người – thì sẽ không là vấn
đề?.
Mùa thi đến, sức ép tâm lý thường ở nhóm HS có khát vọng thi đỗ vào trường
Đại Học top 1. Lời khuyên cho HS cơ sức học trung bình có khát vọng vào Đại Học
thì không quá lo lắng vì chỉ cần phấn đấu làm thế nào bài thi đạt điểm sàn (tối đa 15
điểm) – thì không cần thiết phải áp lực vào trường lớn.
7
BÍ QUYẾT LÀM BÀI THI THPT MÔN VĂN ĐẠT ĐIỂM CAO
Để viết được bài văn đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, ngoài việc
tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết
bài.
Cô giáo Nguyễn Thị Ninh, giáo viên tổ Văn Trường THPT Hà Nội - Amsterdam từng
chia sẻ với thí sinh cách ôn tập và làm bài văn đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp
THPT trên báo Dân trí.
Mỗi bài văn cần có luận điểm rõ ràng
Muốn đạt hiệu quả cao môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp, thí sinh phải nắm chắc được
kết cấu bài thi.
Đối với câu nghị luận xã hội, thí sinh phải nắm chắc kỹ năng làm nghị luận xã hội,
biết tổ chức ý trong bài. Học sinh cần chú ý cách tổ chức luận điểm như sau:
- Luận điểm phải khoa học, chính xác
- Luậ̣n điểm phải rõ ràng, mạch lạc
- Luận điểm phải có tính hệ thống
- Luận điểm phải sâu sắc mới mẻ (đề̀̀ xuất được ý kiến mới)
Có kết cấu sáng tạo
Đối với phần Nghị luận văn học, các sĩ tử ôn thi tốt nghiệp - đại học phải nắm rõ xuất

xứ, chủ đề tác phẩm văn học ra đời trong hoàn cảnh nào. Đối với văn xuôi thì nắm
vững cốt truyện, nhân vật, chi tiết, nội dung nghệ thuật, những sáng tạo độc đáo trong
tác phẩm.
Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch
lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài. Khi bàn luận hoặc phân tích
có đưa ra được những ý kiến mới, đòi hỏi người viết có cảm thụ tinh tê ́và khả năng
tư duy độc lập, chọn được dẫn chứng tiêu biểu, trúng vấn đề, có lời bình hay, phát
hiện độc đáo.
Ngoài ra, cũng phải chú ý việc triển khai ý khi phân tích tác phẩm văn xuôi phải
mạch lạc, lôgic, từ khái quát đến cụ thể. Các ý có sự liên kết chặt chẽ.
8
Phân tích sâu rồi mới mở rộng so sánh với các tác phẩm tương đồng. Nên đa dạng
hóa câu văn, kết hợp câu nghị luận với câu nghi vấn, câu khẳng định, câu biểu cảm,
câu văn giàu hình ảnh Phải huy động vốn từ phong phú.
Với tác phẩm thơ, học sinh cần nắm chắc hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Tác phẩm thơ khác với văn xuôi. Văn xuôi thiên về chi tiết, nội dung cốt chuyện còn
ở thơ là hệ thống hình tượng và ngôn từ, hình ảnh.
Khi phân tích đoạn thơ, học sinh nên đặt trong chỉnh thể tác phẩm và phải nắm được
ý chủ đạo, phân tích mối quan hệ giữa đoạn thơ và nghệ thuật song song để làm nổi
bật tư tưởng nội dung chính của đoạn thơ.
Dù phân tích văn xuôi hay thơ thì thí sinh nên nhớ để vị trí của nhà văn trong tiến
trình văn học.
Đối với đề thi Văn “mở”, tạo khoảng rộng cho chủ thể sáng tạo. Thí sinh không nhất
thiết phải theo thứ tự A,B,C giải thích vấn đề tại sao, như thế nào. Tất nhiên, về mặt
cốt lõi bên trong phải tuân theo lôgic nhưng làm mới vấn đề đó bằng cách đặt một
câu chuyện nhập vào bài luận, từ vấn đề đó mình bàn luận ra.
Cùng mục đích giúp thí sinh đạt điểm cao môn Văn trong kỳ thi THPT quốc gia năm
2015, thầy Phạm Hữu Cường, giảng viên môn Văn, Trường đại học Sư phạm Hà Nội
từng chia sẻ: "Khi nhận đề thi, thí sinh nên đọc thật kỹ đề bài thi, chú ý đến các từ
ngữ quan trọng trong đề để từ đó xác định đúng yêu cầu, nội dung trong đề bài. Khi

làm bài, thí sinh nên làm đủ các câu trong đề, bởi nội dung dù sơ sài một chút thí sinh
vẫn được điểm cao hơn nhiều so với việc bỏ bớt đi một câu và tập trung làm quá chi
tiết những câu khác”.
Cũng theo thầy Cường, cái khó của đề thi môn Văn là ở chỗ thí sinh phải giải quyết
được đầy đủ, sâu sắc yêu cầu của đề trong một thời gian hạn hẹp. Vì vậy khi làm bài
thi, thí sinh nên chú ý đến việc phân bổ thời gian hợp lý và dành ít phút viết thật
nhanh ý chính ra nháp để tránh quên ý khi làm bài.
BÍ QUYẾT LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN TIẾNG ANH
ĐẠT ĐIỂM CAO
9
Sau đây là một số bí quyết giúp thí sinh đạt điểm cao môn tiếng Anh trong kỳ thi
THPT quốc gia năm 2015.
Trên báo Dân trí, cô giáo Bùi Lan Anh, giáo viên môn Tiếng Anh Trường THPT Hà
Nội - Amsterdam từng chia sẻ với các sĩ tử, để kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đạt
hiệu quả cao, học sinh ôn thi đại học - cao đẳng cần bám sát chuẩn kiến thức, nội
dung chương trình ôn tập, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Đối với môn Ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng, học sinh cần nắm
vững cấu trúc đề thi do Bộ Giáo dục ban hành.
Môn Ngoại ngữ là môn thi trắc nghiệm nên học sinh cần lưu ý một số kỹ năng làm
bài như sau:
Đọc đề bài
Ngay khi nhận đề thi, học sinh nên đọc lướt toàn bộ đề thật nhanh trong vòng vài
phút, dùng bút chì gạch ngay vào những vấn đề cần lưu ý trong câu hỏi hoặc các loại
bài như xác định cách phát âm, tìm đúng dạng của từ, tìm lỗi sai trong câu
Xác định loại bài
Để tiết kiệm thời gian, khi làm bài thi, học sinh nên chia câu hỏi thành 3 nhóm.
Nhóm 1: là câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được ngay (ví dụ như cách chia động từ
khi có điểm thời gian xác định, các giới từ quen thuộc đi với động từ hoặc tính từ, xác
định mạo từ ).
Nhóm 2: là những câu hỏi hoặc vấn đề cần phải tính toán và suy luận (thường thể

hiện trong các bài đọc hiểu, tìm thông tin đúng hoặc sai, hoặc suy diễn để tìm ý chính
cho đoạn văn ).
Nhóm 3: là những câu hỏi còn phân vân hoặc vượt quá khả năng của mình thì học
sinh cần đọc kỹ lại và dành thêm thời gian để lựa chọn cho đúng.
Phương pháp loại trừ
Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và
tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại.
10
Thường trong bốn đáp án của mỗi câu hỏi, chắc chắn đã có hai đáp án loại bỏ ngay và
chỉ để ý hai đáp án còn lại sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn được câu trả lời chính xác
và việc lựa chọn này cũng nên quyết đoán.
Vì thi trắc nghiệm là một cuộc đua về thời gian nên học sinh không nên dừng lại quá
lâu ở bất cứ câu hỏi nào.Với những câu không biết chắc đáp án chính xác, nên dùng
phương pháp loại trừ để loại bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt.
Tuyệt đối không nên để trống một câu nào. Kể cả với những câu không thể trả lời
được cũng nên đánh dấu vào một trong các phương án bởi nếu may mắn, học sinh có
thể trả lời đúng còn nếu trả lời sai thì cũng không bị trừ điểm.
Chú ý tới thời gian
Đối với mỗi câu hỏi, học sinh sẽ có khoảng từ 1 đến 2 phút để tìm ra đáp án trả lời.
Học sinh cần đặc biệt lưu ý những câu hỏi "bẫy", đưa ra nhiều đáp án gần giống với
đáp án đúng. Cần hết sức thận trọng và đọc kỹ, hiểu kỹ câu hỏi và các phương án trả
lời để lựa chọn chính xác nhất.
Không nên mất nhiều thời gian vào những câu hỏi mà mình không rõ.
Ngoài ra, nhiều cựu học sinh cũng chia sẻ kinh nghiệm, trước khi thi một ngày, học
sinh nên nghỉ ngơi, ngủ và ăn uống thoải mái. Tinh thần sẽ sảng khoái và khỏe khoắn
và làm bài thi chắc chắn sẽ hiệu quả cao hơn.
Việc ôn luyện cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 đến tận trước giờ thi vài tiếng, có
thể nhớ thêm vài điều mới học nhưng lại quên đi nhiều điều đã học cách đây hàng
tháng vì tinh thần mệt mỏi và căng thẳng.
BÍ QUYẾT LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN VẬT LÝ

ĐẠT ĐIỂM CAO
Để có đạt điểm cao môn Vật lý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, ngoài việc chuẩn
bị tốt kiến thức đã học trong suốt thời gian qua, các thí sinh cần có sự chuẩn bị
tốt về phương pháp và kỹ năng làm bài.
11
Theo tin tức trên báo Giáo dục và Thời đại, thầy Lê Duy Dũng - Trường THPT Đông
Sơn 2 (Thanh Hóa), giải Nhất cấp tỉnh giáo viên dạy giỏi môn Vật lý chia sẻ một số
bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lý.
Không nên đọc lướt tất cả các câu hỏi
Kinh nghiệm để làm bài trắc nghiệm đạt kết quả cao thì học sinh không nên đọc lướt
tất cả các câu hỏi, vì như thế rất mất thời gian, hơn nữa khi đọc lướt qua như vậy mà
không cẩn thận dẫn đến việc hiểu sai đề và định hướng sai.
Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm
Để đạt được điểm cao ngoài việc phải trang bị cho mình đầy đủ về kiến thức cần
thiết, thì cũng cần có kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm.
Thi trắc nghiệm vừa dễ, vừa khó. Dễ ở chỗ học sinh không học cũng có thể hoàn
thành bài thi của mình bằng cách chọn tù mù. tất nhiên điểm sẽ không cao
Khó ở chỗ, học sinh phải làm được chọn được đáp án đúng.
Phân định các cấp độ câu hỏi
Câu hỏi thường chia thành ba cấp độ khác nhau. Tuy nhiên việc phân định các cấp độ
câu hỏi chỉ có tính chất tương đối:
Mức độ 1: Câu hỏi dễ (đọc lời dẫn biết được đáp án luôn, hoặc có hướng làm tường
minh, chỉ cần áp dụng 1 hoặc hai công thức thì cho kết quả ngay, tức là không mất
nhiều thời gian).
Thường là câu hỏi lý thuyết, hoặc kiểm tra kiến thức như các công tính, tính các đại
lượng thường gặp có sẵn các công thức tính.
Mức độ 2: Câu hỏi trung bình (đọc biết hướng làm, song cần nhiều thời gian để suy
ngẫm) thường là các bài toán cần vận dụng nhiều kiến thức, nhiều công thức, qua
nhiều phép biến đổi thì mới cho ra kết quả.
Mức độ 3: Câu hỏi khó (đọc song không hiểu gì, không có hướng làm).

Ước lượng thời gian qua 3 vòng
12
Học sinh nên bắt tay vào làm từng câu. Đọc câu hỏi nhanh và cẩn thận. Vì vậy các sĩ
tử cần luyện tập bằng cách làm nhiều đề thì sẽ thành quen, khi làm ta nên ước lượng
thời gian và qua ba vòng như sau:
Vòng 1: Làm hết các câu hỏi dễ: Nếu gặp câu hỏi dễ thì chọn ngay đáp án, những câu
này cần cẩn thận để đáp án chắc chắn đúng, khi chọn đáp án cần chú ý tới đơn vị của
đại lượng vật lý cần tính. Đánh dấu lại dưới ký hiệu (+) và không phải xem lại.
Vòng 2: Làm hết các câu hỏi trung bình: Các câu hỏi này khi gặp ở vòng 1 tạm thời
bỏ qua. Đánh dấu lại dưới ký hiệu (-), tức là chưa làm. Để quay lại làm ở vòng 2, đỡ
mất thời gian chết.
Vòng 3: Làm các câu khó: Các câu hỏi khó khi gặp ở vòng 1, 2 tạm thời bỏ qua.
Đánh dấu lại dưới ký hiệu (*) (tức là không có hướng giải).
Khi đọc ở vòng 1 và 2 không có hướng giải, nhưng biết đâu đọc lại, cẩn thận hơn ta
thấy nó không khó như ta nghĩ thì cố làm cho ra đáp án đúng.
Sau khi song vòng một, ta đã làm song các câu hỏi ở mức độ 1. Với độ chính xác cao.
Thì quay sang làm vòng 2, ở các câu hỏi đánh dấu (-), câu nào làm được thêm vào
thành dấu (+) như vòng 1. Sau khi làm hết mức độ 2, làm tiếp các câu hỏi mức độ 3.
Sau khi làm song các câu hỏi với mức độ chắc chắn đáp án đúng cao . Nếu còn nhiều
thời gian ta nên tiếp tục tìm cách giải các câu hỏi còn lại.
Đoán định sự phân bố phần trăm các đáp án
Trường hợp xấu nhất là không còn thời gian thì không còn cách nào khác là “hên
xui”, chọn ngẫu nhiên.
Tuy nhiên cũng không thể phó mặc cho số phận mà chọn ngẫu nhiên. Các em cần
dành ra ít giây để thống kê có bao nhiêu đáp án A, B, C, D chắc chắn đúng mà các
em đã chọn, để đoán định sự phân bố phần trăm các đáp án.
Ví dụ: Đã chọn 12 đáp án A, 10 đáp án B, 6 đáp án C, 11 đáp án D. Tức là với 50 câu
trắc nghiệm các em còn lại 11 câu chưa rõ đáp án nào thì xác xuất vào đáp án C là
cao nhất. và các em nên chọn đáp án C cho các câu không thể làm ra.
BÍ QUYẾT BÀI THI THPT MÔN HÓA ĐẠT ĐIỂM CAO

13
Một số bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa đạt điểm cao trong kỳ thi tốt
nghiệp THPT năm 2015.
Cân đối thời gian làm bài hợp lý
Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa đạt điểm cao là nên bắt đầu làm bài từ câu
trắc nghiệm số 1; lần lượt “lướt qua” khá nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy
dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được; lần lượt
thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau đó quay trở lại “giải quyết”
những câu đã tạm thời bỏ qua.
Sau khi giải quyết hết câu khác mà còn thời gian thì mới tập trung giải quyết các câu
còn lại. Nếu đã sát thời gian (còn dưới 5 phút) thì nên cân nhắc, tính toán lựa chọn
đáp án nhanh để đạt xác suất cao nhất.
Đọc kỹ câu hỏi
Mặc dù cần phải đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng không có nghĩa là các thí sinh được
phép đọc lướt một cách cẩu thả. Có nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi, chỉ khi đọc kỹ các
thí sinh mới tìm ra được. Chẳng hạn câu hỏi “Hãy tìm câu trả lời không đúng trong
những câu dưới đây”. Như vậy, nếu bạn chỉ đọc lướt qua mà không chú ý sẽ có thể bỏ
sót chữ “không”, “không đúng” = “sai”, nhưng nếu chỉ chú ý tới chữ “đúng” cộng với
kiến thức không chắc thì rất có thể bạn sẽ mất điểm câu đó một cách dễ dàng.
Nhanh mà bao quát
Ngoài ra, bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa đạt điểm cao là hãy luyện tập
cách nhìn câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được cả câu hỏi. Nếu cần các thí sinh có thể
đánh dấu những từ quan trọng trong đề, điều đó sẽ giúp bạn tránh được sai sót trong
quá trình làm bài.
Phải kết hợp cả đáp án với câu hỏi vì nhiều trường hợp nhìn vào đáp án có thể định
dạng nhanh kết quả mà mình cần tìm.
Cô Nguyễn Bích Hà - người có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm và có nhiều học
sinh đạt giải cao ở các kì thi Quốc gia và Olympic quốc tế, đạt điểm tuyệt đối trong
14
kỳ thi ĐH môn Hóa từng chia sẻ với học sinh 3 cách ôn thi tốt nghiệp - đại

học trên báo Dân trí như sau:
Thứ nhất, hệ thống các kiểu thực nghiệm thường hay được khai thác (phân tích thực
nghiệm; chúng thường được sử dụng như thế nào; khai thác xuôi, ngược ra sao; có
những kĩ năng đặc biệt gì trong cách khai thác các thực nghiệm này; thường được sử
dụng trong những loại câu hỏi nào? ).
Đối với phần hữu cơ còn phải chú ý đến các quy tắc, quy luật được áp dụng (như quy
tắc cộng vào nối bội, quy tắc thế vào vòng thơm ).
Đối với câu hỏi định lượng: chú ý một số thủ thuật hay được sử dụng như đại lượng
trung bình, bảo toàn điện tích trong phản ứng oxi hóa - khử hay trong dung dịch; tăng
giảm khối lượng
Đối với phần câu hỏi mang tính chất tái hiện kiến thức cần chú ý đến độ chính xác
của nội dung được sử dụng.
Thứ hai, phân dạng các loại câu hỏi định tính và định lượng theo chủ đề.
Thứ ba, khi học bài, lần đầu phải viết ra, phân tích xem câu hỏi này thuộc loại chủ đề
nào? Khai thác kiến thức gì? Kĩ năng gì? Sau một số lần rồi mới làm nhanh để khống
chế thời gian
BÍ QUYẾT LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN LỊCH SỬ
ĐẠT ĐIỂM CAO
Sau đây là những bí quyết giúp thí sinh của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 đạt
điểm cao môn Lịch sử.
Hiểu về sự kiện
Với môn Lịch sử, mặc dù phải nhớ mốc lịch sử đó là năm tháng nhưng vấn đề là thí
sinh của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 phải hiểu sự kiện ấy có ý nghĩa như thế
nào chứ không phải trình bày các con số khô khan, vô nghĩa. Bởi thí sinh sẽ khó đạt
được điểm cao nếu chỉ đưa ra con số, số liệu mà không có phân tích, chứng minh.
Do đó, các sĩ tử ôn thi đại học - cao đẳng nên chia từng thời kỳ ra để học và trong
từng thời kỳ phải định ra những sự kiện và hiểu nó chứ không chỉ thuộc lòng một
15
cách máy móc theo sách giáo khoa. Có nghĩa là bạn phải sắp xếp các kiến thức ấy
vào đúng nội dung, yêu cầu để trả lời câu hỏi đưa ra. (Các câu hỏi có thể là về hoàn

cảnh lịch sử, người mở chiến dịch, nội dung văn kiện, diễn biến như thế nào, mục
tiêu – ý nghĩa các lĩnh vực chính trị - xã hội ra sao…).
Thí sinh nên học theo trình tự chặt chẽ từ chương, bài, mục trong sách giáo khoa.
Không phải là quên gì học đó, mà nên ôn tập có hệ thống để dễ dàng liên kết được
các vấn đề.
Làm nháp đề cương
Các thí sinh trong quá trình làm bài không nên sa đà vào sự kiện mà phải nêu bật
được tính khái quát của vấn đề. Đó là cần phân tích đề bài, đề hỏi điều gì thì trả lời
cái đó. Vì thế, nên làm đề cương sơ lược trước khi bắt tay vào viết để tạo ra trật tự,
trình tự viết mạch lạc. Cách này sẽ giúp cho bạn không bị mất ý lớn, không bỏ sót
điều quan trọng hoặc nếu có mất, chỉ mất những chi tiết nhỏ (mất điểm ít thôi).
Làm đề cương có nghĩa là nhằm vào nội dung chứ không phải là làm văn (lập mở bài,
thân bài, kết luận). Nháp được nội dung đề cương, bạn dễ dàng viết được mở bài. Cứ
làm bài đến hết nội dung, bạn sẽ đi đến được kết luận. Môn Lịch Sử không cần quá
chú trọng nhập đề, mở bài như môn Văn, mà phải nhằm vào thân bài, vào nội dung,
ăn điểm là nằm ở phần này.
Suy nghĩ kỹ câu hỏi
Lỗi thường gặp của các thí sinh khi làm bài là không suy nghĩ kỹ câu hỏi đã làm bài.
Câu hỏi không đòi hỏi viết nhiều lại viết rất dài. Không phải cứ viết dài là được điểm
nhiều mà cách này sẽ hao tốn rất nhiều thời gian làm bài. Ví dụ hỏi về vấn đề “thuận
lợi” thì các bạn không cần phải nêu nhiều về vấn đề “khó khăn” làm gì. Hoặc hỏi nội
dung về quyền dân tộc cơ bản trong Hiệp định Genever, Hiệp định Paris… chẳng
hạn, thì bạn chỉ trả lời cụ thể về quyền dân tộc trong hiệp định chứ không trình bày
toàn bộ hiệp định.
Đây là lỗi phổ biến, do chủ quan với các câu hỏi, đọc đại khái, viết theo ý mình dẫn
đến việc thừa thiếu không cần thiết trong bài làm. Tuy không bị trừ điểm nhưng bạn
đã tự trừ điểm của mình vào chỗ khác.
16
Trả lời tất cả các câu hỏi
Các thí sinh của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 không được làm một câu thật tốt mà

bỏ câu khác không làm. Bố trí thời gian cho từng câu và chia theo tỷ lệ điểm và tránh
việc dành thời gian chỉ cho một vài câu. Câu nào dễ làm trước, khó làm sau.
Khi ôn thi nên bám sát sách giáo khoa, không nên đọc quá nhiều tài liệu và cũng
không nên học tủ vì câu hỏi thường hay lô -gíc với nhau.
Trình bày kiến thức phải rõ ràng, mạch lạc
Trần Trung Hiếu - giáo viên Sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An đưa
ra lời khuyên với các thí sinh: “Khi làm bài thi môn Sử, các thí sinh nên lưu ý rằng,
dù các câu hỏi của đề thi dễ hay khó, đề thi yêu cầu trình bày sự kiện, kiến thức hay
so sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá một vấn đề lịch sử, khi trình bày kiến thức phải
rõ ràng, mạch lạc giữa các luận điểm. Không viết gộp nhiều luận điểm trong khi trình
bày.
Phải tách ý, hết một ý lớn nên xuống hàng chứ không được trình bày bài thi theo kiểu
gạch đầu dòng, lập dàn ý. Khi các em trình bày hết những phần kiến thức cụ thể, nên
có thêm ít dòng tiểu kết lại bằng những cụm từ kiểu như "Như vậy", "Tóm lại" mà
nội dung của nó thường khái quát, khẳng định lại hay nhận xét, đánh giá chung một
cách cô đọng phần mà các em vừa trình bày.”
CÁCH LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN ĐỊA LÝ
ĐẠT ĐIỂM CAO
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2015 đang cận kề, báo Đời sống & Pháp luật xin
được tổng hợp đến các sĩ tử lớp 12 cách làm bài thi môn Địa lý đạt điểm cao.
Nhận dạng đề thi
Đây là khâu quan trọng hàng đầu, giúp học sinh ôn thi đại học - cao đẳng không bị
lệch hướng trong quá trình làm bài. Cần nhận dạng được đề thi, ví như dạng trình bày
hay chứng minh, biểu đồ tròn hay biểu đồ miền, số liệu đã được xử lý hay số liệu
thô
Lập dàn ý cho các câu hỏi trước khi viết
17
Phát thảo đề cương cho từng câu hỏi trong đề thi nhằm giúp cho việc phân bố thời
gian cho từng câu hỏi hợp lý, chính xác, tránh tình trạng thiếu sót nội dung các câu
hỏi trong quá trình làm bài. Để không bị sót ý, viết lặp lại, lan man, lạc đề, vừa có thể

theo dõi được bài làm, kịp thời bổ sung ý cho bài viết thì lập dàn ý cho các câu hỏi
trước khi viết là việc làm hết sức cần thiết.
Ngay sau khi nhận dạng đề, thí sinh nên tập trung vạch ra các ý tương đối chi tiết
theo dạng dàn ý mở. Nên lưu ý, dàn ý là những ý tiêu đề, trọng tâm chứ không phải
bài viết hoàn chỉnh vì không đủ thời gian.
Kiểm soát thời gian trong phòng thi
Thí sinh của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 , cần kiểm soát thời gian trong phòng
thi và phải thận trọng trong việc phân chia thời gian cho các câu hỏi dựa trên điểm số
của từng câu. Câu nào dễ làm trước, khó làm sau để tận dụng triệt để quỹ thời gian
cho phép.
Chú ý cách trình bày bài thi
Cách trình bày bài thi cũng là yếu tố để ghi điểm với giám khảo. Thí sinh không nhất
thiết phải viết thật đẹp, song cần rõ ràng, dễ đọc. Cố gắng dùng ngôn ngữ phổ thông,
hạn chế dùng tiếng địa phương vì có thể giám khảo không hiểu nghĩa. Trình bày bài
thi rõ ràng, dễ hiểu.
"Để có kinh nghiệm làm bài thi các bạn cũng nên tham gia các kỳ thi thử và hãy đặt
tâm lý như đi thi thật để biết được khả năng của mình. Tuy nhiên, không nên thi thử
quá nhiều khi kiến thức còn non, nó sẽ tạo ra tâm lý mất tự tin mà thay vào đó hãy
dành thời gian ôn tập lại những kiến thức đã học", cựu học sinh trường THPT Lê Qúy
Đôn (Đà Nẵng) Lương Thùy Vy chia sẻ.
CÁCH LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC
ĐẠT ĐIỂM CAO
18
Để giúp các thí sinh có thể làm bài tốt trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015,
chúng tôi xin tổng hợp tới thí sinh cách làm bài thi môn Sinh học đạt điểm cao.
Môn Sinh học vừa có đặc thù của một môn khoa học tự nhiên với những hệ thống lý
thuyết tổng quát, với những công thức và hệ thống bài tập tương đối phức tạp vừa
mang đặc thù của một môn khoa học thực nghiệm.
Nội dung kiến thức trong đề thi minh họa của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 chủ
yếu nằm ở chương trình lớp 12 nhưng để nắm vững và làm tốt được, đòi hỏi học

sinh ôn thi tốt nghiệp - đại học phải có được hệ thống kiến thức nền có ở các cấp học
và lớp học trước đó.
Trong khi làm bài, thí sinh cần lưu ý cách làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học
đạt điểm cao sau đây:
Làm câu hỏi dễ trước
Thí sinh cần rèn luyện kỹ năng đọc lướt qua một lần tất cả các câu hỏi. Câu dễ, dạng
câu quen thuộc hoặc câu nắm vững kiến thức chọn làm trước. Câu khó, chưa vững
kiến thức hoặc dạng câu chưa gặp bao giờ thì làm sau. Không nên quá chú trọng vào
những câu hỏi khó, quá lắt léo mà bỏ qua các câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản
trong sách giáo khoa.
Chú ý thời gian làm bài
Không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu nào đó, nếu câu chưa giải quyết
được ngay thì chuyển sang câu khác, lần lượt làm đến hết, sau đó mới quay lại nếu
còn thời gian.
Thí sinh đừng để tình trạng vướng vào câu khó mình không biết mà bỏ qua cơ hội đạt
điểm ở những câu khác có thể trả lời được tốt ở phía sau.
Nếu câu nào còn đang phân vân đáp án đúng thì sĩ tử loại bỏ các phương án sai trước,
sau đó cân nhắc các phương án còn lại, như vậy việc lựa chọn sẽ nhanh hơn và xác
suất trả lời đúng sẽ cao hơn.
Không bỏ sót câu hỏi
19
Thí sinh tuyệt đối không bỏ một câu nào, kể cả câu không thể trả lời được cũng nên
chọn một trong các phương án đã cho. Nếu may mắn thí sinh có thể trả lời đúng, còn
nếu sai cũng không sao vì không bị trừ điểm.
Với dạng bài tập đề thi môn Sinh học nếu không làm được thì dựa vào đáp án đã cho,
coi như đã có kết quả và thay bằng các dữ kiện để thử ra đáp án đúng.
LINH SAN- ĐSPL (Tổng hợp)
20

×