Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ QUẦN THỂ KIẾN TRÚC ĐÌNH THẦN THẮNG TAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.06 KB, 19 trang )

BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
CÔNG TRÌNH
QUẦN THỂ KIẾN TRÚC ĐÌNH THẦN THẮNG TAM
Trang
I – VỊ TRÍ, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 01
1/ - Vị trí, đặc điểm 01
2/ - Lịch sử hình thành 01
II – NHỮNG NÉT GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC 02
1/ - Đình Thắng Tam 02
2/ - Miếu Bà Ngũ Hành 02
3/ - Lăng Ông Nam Hải 03
III/ - CÁC DỊP LỄ HỘI 03
1/ - Lễ đình thần Thắng Tam 03
2/ - Lễ miếu Bà Ngũ Quan 03
3/ - Lễ Nghinh Ông 04
IV – CÔNG TÁC TRÙNG TU VÀ BẢO QUẢN 05
1/ - Quá trình trùng tu 05
2/ - Ưu và khuyết điểm của công tác trùng tu 05
V - KẾT LUẬN
VI - MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C
1
Trang
BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
I – VÀI NÉT VỀ VỊ TRÍ VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA KHU
ĐÌNH THẦN THẮNG TAM
1/ - Vị trí, đặc điểm
 Vị trí : Đình thần Thắng Tam toạ lạc tại 77A – Đường Hoàng Hoa
Thám – Phường Thắng Tam – TP. Vũng Tàu
 Đặc điểm : Là một quần thể bao gồm đình thần Thắng Tam, miếu
Ngũ Hành và lăng Cá Ông . Khi di tích đình thần Thắng Tam ẩn chứa


những giá trị văn hoá quý báu của cư dân miền biển Vũng Tàu . Được
công nhận là khu di tích lịch sử văn hoá theo quyết định 457 VH/QĐ
25/08/1991
2/ - Lịch sử hình thành
- Đình thần Thắng Tam là một quần thể kiển trúc nằm ở vị trí
được cho là “án sơn tụ thuỷ” (Án sơn là gần ( triều sơn là xa) .
Nôm na là gần núi gần biển. Bốn bề núi vây quanh, có biển) .
Xây dựng từ đời vua Minh Mạng vào năm Canh Thìn 1820 –
1840 . Là nơi thờ phụng Thành Hoàng – người có công khai
phá dựng làng, dựng nước ở vùng đất này .
- Chuyện xưa kể rằng, thuở ấy hải tặc Mã Lai và Tàu Ô thường
hay đột nhập vào cửa sông Bến Nghé (sông Sài Gòn ngày nay)
đón đường cướp bóc tiền bạc, hàng hoá, bắt người trên các
buôn . Để bảo vệ thương thuyền của người Việt, vua Gia Long
phái 3 đội quân đóng chốt trên khu bán đảo (ngày nay chính là
thành phố Vũng Tàu) , mỗi đội quân do một viên xuất đội chỉ
huy . Họ đã đi thuyền đến rồi đổ bộ, lên lập doanh trại rồi đặt
địa danh nơi này là Phước Thắng .
SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C
2
Trang
BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
- Vài năm sau, hầu hết các nhóm hải tặc bị diệt trừ . Số ít còn lại
cũng tìm cách chạy trốn hoặc bỏ nghề đạo tặc trở lại cuộc sống
lương thiện .Ngoài việc bảo vệ cuộc sống thanh bình vùng ven
biển cửa sông, số binh sỹ thuộc ba đội quân này còn khai hoang
lập làng, làm ăn sinh sống . Năm 1822 vua Minh Mạng ban
chiếu khen thưởng chức tước, phẩm hàm cho người có công,
cho giải ngũ và ban thưởng phần đất mà họ có công khai phá.
- Các vị trí lập doanh trại và khẩn hoang của ba đội dần dần hình

thành cụm dân cư Phước Thắng gồm 03 làng đặt dưới quyền cai
quản của các ông cai đội Phạm Văn Dinh (làng Thắng Nhất) ,
cai đội Lê Văn Lộc (làng Thắng Nhì) và cai đội Ngô Văn
Huyền (làng Thắng Tam) . Dân các làng vừa làm ăn sinh sống,
vừa bảo vệ an ninh bờ biển . Sau khi ba ông qua đời, triều đình
nhà Nguyễn đã ban sắc phong thần cho cả ba ông .
- Đình thần Thắng Tam được xây dựng vào khoảng năm Minh
Mạng thứ 21 . Lúc đầu xây dựng chỉ là nhà tranh vách lá, đến
năm 1835 mái được lợp ngói và đến năm 1965 được trùng tu,
tôn tạo mới có hình dáng như ngày nay .
II – NHỮNG NÉT GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT CỦA
KHU ĐÌNH THẦN THẮNG TAM
1/ - Đình Thắng Tam
- Kiến trúc đình Thắng Tam theo lối nối kết gồm có : cống Tam
Quan, nhà Tiền Hiền, hội trường, ngôi Đình Trung, sân khấu Võ
Ca .
SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C
3
Trang
BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
- Qua cổng Tam Quan lợp ngói âm dương màu đỏ gạch với các
hoa văn trang nhã, chúng ta bước tiếp vào ngôi Tiền Hiền, phía
trước là một đôi sư tử trắng rất uy nghiêm . Còn mái đình thì
được lợp bằng ngói âm dương, trên mái có hình “Lưỡng Long
Cầu Nguyệt” đắp nổi . Đầu các đòn tay, xà gồ, cột đều chạm
khắc hình rồng .
- Nội thất nhà Tiền Hiền bày bốn bàn thờ : Vị quốc vong thân,
Tiền vãng hiền, Tiền hậu tôn hiền và hậu vãng hiền (tức thờ thổ
công, Tiền hiền và Hậu hiền, dân làng đến trước đến sau) .
- Kế đến, hội trường là nơi sinh hoạt của hội viên thuộc Hội đình.

Tiếp theo là ngôi Đình Trung có cấu trúc tương tự ngôi Tiền
Hiền,có 10 bàn thờ được bài trí theo lối 3 – 4 – 3 : thờ Thần
Nông, Thiên Y A Na, Ngũ Đức, Thánh Phi,Hậu Hiền – Thần,
Hội Đồng, Phụ Án và Tiền Án – Cao Các, Thiên Sư, Ngũ Thơ,
Ngũ Tự và Tiền Hiền (bốn bàn thờ ở giữa nằm vượt lên phía
trước) . Khác với nhiều nơi, Thần Nông được thờ ở ngoài trời .
Cuối cùng là đến sân khấu Võ Ca là nơi diễn tuồng, hát bội khi
đình thần có lễ .
2/ - Miếu Ngũ Hành
- Nằm bên trái khu du tích đình Thắng Tam,được xây dựng vào
cuối thể kỷ 19, thờ 5 bà nữ thần : Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ .
Ngoài ra miếu còn thờ hai vị hộ quốc được vua phong Thượng
Đẳng Thần là bà Thiên Y A Na và Thuỷ Long Thần Nữ .
- Miếu ngũ hành được kiến trúc theo lối một gian hai chái, trên
mái có hình “Lưỡng Long Cầu Nguyệt”, trong miếu có 8 bàn
SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C
4
Trang
BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
thờ . Giữa chính điện là bàn thờ 5 bà Ngũ Hành và hai vị
Thượng Đẳng Thần . Hai bên là bàn thờ 5 Cô và 5 Cậu .Tiếp
theo bên trái là bàn thờ Quan Công, Quan Bình và Châu Xương
là những bậc trung nghĩa, sẵn sàng cứu hộ những người đi biển
khi họ gặp chuyện không may . Bên phải là bàn thờ Ông Địa –
Thổ Công . Phía sau là bàn thờ Tiền Hiền và những người giàu
lòng nhân ái, độ lượng trong làng .
3/ - Lăng Ông Nam Hải
- Nằm phía bên phải đình Thắng Tam, được xây dựng cùng thời
kỳ với Miếu Bà Ngũ Hành, nghĩa là cuối thế kỷ 19 . Hiện nay
trong lăng còn bảo tồn xương Cá Ông khổng lồ do ngư dân

Vũng Tàu vớt được từ hơn 100 năm trước đây .
- Lăng cá ông có kiến trúc theo lối cổ xưa .Bên trong bày 3 tủ
kính lớn đựng xương tương xứng với nó là 3 bàn thờ . Hai bên
tả hữu có thêm hai bàn thờ của Bà Sáu (Thần Rùa) và tổ nhạc .
Ngư dân Vũng Tàu quan niệm rằng mỗi khi có cá Ông chết tấp
vào bờ, người nào trông thấy đầu tiên thì được xem như là con
trưởng của cá Ông . Khi làm lễ an táng, người đó phải chịu tang
và thực hiện các nghi lễ tang ma như là đám cho cha đẻ mình
vậy .
III – CÁC DỊP LỄ HỘI
1/ - Lễ hội đình Thắng Tam
Hàng năm lễ hội Đình Thần Thắng Tam được tổ chức trong 4 ngày
từ ngày 17 đến 20 tháng 02 ÂmLịch . Đây là lễ hội cầu an, là thời điểm
kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch tôm cá . Phần lễ diễn ra rất
SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C
5
Trang
BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
cầu kỳ : cúng lễ, lễ vật tế thần, dâng hương quỳ lạy, chiêng trống, kèn
nhạc và có rất nhiều điều kiêng kỵ như heo dùng để tế lễ phải có bộ lông
cùng màu, người có tang không được tham gia vào nghi thức tế lễ . Phần
hội có nhiều trò vui chơi giải trí như múa lân, hát bội . Lễ hội đình
Thắng Tam là một hoạt động văn hoá đặc sắc của ngư dân miền biển
Vũng Tàu . Lễ hội mang đậm nét văn hoá dân gian và bản sắc dân tộc .
2/ - Lễ hội miếu Bà Ngũ Hành
Bên cạnh lễ hội đình Thắng Tam, lễ hội miếu bà Ngũ Hàng cũng khá
nổi tiếng . Lễ hội diễn ra vào các ngày 16,17, 18 tháng 10 Âm Lịch , có
rước cờ lọng, Ngũ sự, rượu hoa quả, chiêng trống, nhạc bát âm, kiệu
nghinh bà, múa Mâm Vàng, mâm Bạc, Bóng Rỗi, lễ Nghinh Thần, múa
lân, tế lễ, Thỉnh sắc, lễ Xây Chầu, “trình tuồng, hát bội” và nhiều trò

chơi dân gian .
3/ - Lễ hội Nghinh Ông
- Là một trong những lễ hội được Bộ văn hoá thông tin & Tổng
cục du lịch chọn là một trong 15 lễ hội lớn của các nước năm
2000 . Lễ hội Nghinh Ông và tục thờ cá Ông (cá voi) bắt nguồn
từ dạng tín ngưỡng vật tổ cư dân vùng ven biển nước ta, phổ
biến rộng rãi từ vùng biển Thanh Hoá đến tận Kiên Giang .
- Trong lịch sử triều Nguyễn có ghi lại : khi chúa Nguyễn Ánh
bôn tẩu ngoài đảo Phú Quốc (Kiên Giang) thì gặp bão lớn,
thuyền sắp đắm, ông đã cầu nguyện và được cứu thoát nạn . Sau
khi phục quốc lên ngôi, vua Gia Long (tức chúa Nguyễn Ánh)
phong cho cá voi là “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thượng Đẳng
Thần) . Những người dân vùng ven biển tôn vinh cá Ông thành
SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C
6
Trang
BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
một vị thần rất đỗi thiêng liêng, là chỗ dựa tinh thần mỗi khi
gặp sóng to gió lớn, thuyền bị đắm, con người bị hiểm nguy
ngoài biển đe doạ .
- Lễ hội Nghinh Ông đình Thắng Tam được tổ chức vào ngày 16,
17, 18 tháng 8 Âm Lịch hàng năm . Lễ hội được tổ chức với sự
tham dự của rất nhiều nhân dân trong vùng . Lễ hội được bắt
đầu vào sáng sớm với một đoàn người gồm các vị kỳ lão, kỳ
hương…lên một chiếc ghe lớn (có trang trí hoa, cờ, bàn thờ và
bài vị thuỷ tướng, có đoàn nhạc ngũ âm, chiêng, trống và đội
múa lân rộn ràng) đi đến địa điểm đã định rồi dâng hương, rượu
. Sau đó đoàn thuyền về bến rước Ông đến lăng, tiếp đến là các
lễ cúng Tiền Hiền, Hậu Hiền, đọc văn tế, sắc phong, học trò
dâng trà, hoa, rượu …

- Đến với lễ hội, du khách còn được thưởng thức các tiết mục :
võ thuật, múa lân, hát bội … cùng với nhịp điệu hoà âm của
chiêng trống trong khói hương nghi ngút .
- Lễ hội Nghinh Ông là dịp cho ngư dân cầu mong bình yên khi
đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống được no ấm
thịnh vượng, hạnh phúc trường tồn . Lễ hội Nghinh Ông còn là
nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa đền ơn , uống
nước nhớ nguồn.
IV – CÔNG TÁC TRÙNG TU VÀ BẢO QUẢN
1/ Quá trình trùng tu:
SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C
7
Trang
BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
- Lúc đầu xây dựng chỉ là nhà tranh vách lá
- Năm 1835: mái được lợp ngói
- Năm 1965: được xây dựng mới, kiên cố đến nay.
2/ - Ưu điểm và khuyết điểm công tác trùng tu:
- Ưu điểm:
• Sau khi trùng tu Đình được xây mới, kiên cố hơn. Gia cố
lại mái, thay nền gạch. Việc bảo quản công trình từ năm
1965 đến nay kiến trúc vẫn còn nguyên mẫu, không hư
hỏng, không thay đổi => bảo quản tốt.
• Vừa là 1 địa điểm lịch sử văn hóa vừa là 1 danh lam thắng
cảnh dành cho du khách
• Các hiện vật nằm trong Miếu và Lăng vẫn được bảo toàn.
• Công việc chọn lọc vật liệu phù hợp => nét trang nghiêm
của Đình vẫn giữ được bản sắc
- Khuyết điểm:
• Do kiến trúc ban đầu chỉ là do nhân dân xây tạm dẫn đến

việc xây mới hoàn toàn.
V – KẾT LUẬN
Đình Thắng Tam hiện đang là 1 quần thể di tích lịch sử, nó thể bản sắc
dân tộc, cũng như tín ngưỡng của người dân xứ biển. Đình làng không
những là kiến trúc thuần Việt nhất của dân tộc mà còn là kho tàng hết
sức giá trị về mặt điêu khắc nhân gian. Đây là thế giới cho nền nghệ
thuật điêu khắc dân gian phát triển mạnh mẽ.
SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C
8
Trang
BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
Bảng công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia
SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C
9
Trang
BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
Cổng Tam Quan

Ngôi Tiền Hiền
SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C
10
Trang
BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
Ngôi Tiền Hiền
Ngôi Đình Trung
SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C
11
Trang
BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
Miếu bà Ngũ Hành

SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C
12
Trang
BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
Lăng thờ Ông Nam Hải ( gạch nền đc xây mới)
Bộ xương Ông Nam Hải (cá voi) được bảo tồn, thờ cúng trong
lăng
SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C
13
Trang
BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
Lễ hội đình thần Thắng Tam cầu cho quốc thái dân an, cầu được
mùa tôm cá
SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C
14
Trang
BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
Lễ hội nghinh bà Ngũ Hành
Lễ hội nghinh bà Ngũ Hành
SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C
15
Trang
BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
Múa lân trong lễ hội miếu bà Ngũ Hành
SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C
16
Trang
BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
Rước ngai thờ Ông xuống thuyền
SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C

17
Trang
BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
Nghi lễ rước cá Ông trên biển
Múa rồng dưới nước
SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C
18
Trang
BÀI BÁO CÁO MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
Đoàn Nghinh Ông từ bãi trước về đình thần Thắng Tam
SVTH : Phan Tôn Nữ Mỹ Ngọc – MSSV : 071736C
19
Trang

×