Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN LÝ DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.28 KB, 40 trang )

BÀI TẬP NHÓM
MÔN QUẢN LÝ DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NHÓM HƯNG YÊN
Thành viên:
1. Lưu Thị Quyên
2. Nguyễn Văn Chung
3. Nguyễn Ngọc Khánh
4. Dương Thị Thu Hương
5. Nguyễn Thị Hiền
6. Đỗ Thị Huệ
“Thứ nhất kinh kì, thứ nhì Phố Hiến”.
1
Hưng Yên từ lâu đã được biết đến là một thương cảng sầm uất phát triển
kinh tế. Trải qua những biến động của lịch sử, Hưng Yên đã có những bước tiến
không ngừng trong sự phát triển, đi lên cùng hòa mình vào sự phát triển chung của
đất nước. Vùng đất này không có những địa hình đặc biệt như đồi, núi để khai thác
trong hoạt động du lịch mang tính khám phá tự nhiên. Nhưng trái lại, nó có nhiều
di sản để phát triển du lịch tâm linh, với những di tích lịch sử, văn hóa đã được nhà
nước xếp hạng.
Đi về Hưng Yên bạn sẽ được chiêm ngưỡng những di sản văn hóa đặc sắc,
được thả hồn vào không gian cổ điển những cũng không kém phần hiện đại của
một thành phố trẻ. Thành phố năng động đó cũng không làm mất đi sự trầm mặc,
yên tĩnh của một thương cảng nổi tiếng đã trầm tích lại. Du khách cũng sẽ được đi
dạo trên những công viên đầy thơ mộng, ngắm Đảo Cò về chiều và đi mua sắm tại
Chợ Phố Hiến, được đi thăm Văn Miếu Xích Đằng – nơi thể hiện truyền thống
hiếu học của mảnh đất ngàn đời và nghe những câu chuyện kể về truyền thuyết, sự
tích các chùa Nôm, chùa Hiến, chùa Chuông…Tất cả những điều đó sẽ làm hài
lòng du khách khi đến với Hưng Yên.
Hiện nay, Hưng Yên đang được đánh giá là một trong những địa danh có
tiềm năng phát triển du lịch không chỉ bởi những điều kiện kinh tế - xã hội – an
ninh mà còn bởi giá trị của những di sản Hưng Yên đem lại, nó đã tạo nên sức hấp


dẫn, tiềm năng để phát triển du lịch trong những năm tiếp theo. Để đánh giá đầy đủ
giá trị các di sản ở Hưng Yên cũng như khả năng khai thác du lịch của các di sản
này. Chúng tôi xin đưa ra một số di sản ở Hưng Yên, từ đó mô tả một di sản nổi
bật nhất, cùng với đó là đánh giá tiềm năng khai thác du lịch của di sản đó.
1. Xác định một số di sản trên địa bàn Hưng Yên.
2
Hưng Yên là một trong những mảnh đất có nhiều di sản đặc biệt là các di
tích lịch sử, văn hóa. Những di tích này đã và đang tồn tại cùng thời gian và trở
thành những di sản vô cùng quý giá của tỉnh. Với diện tích là 923 km² nằm ngay
sát với thành phố Hà Nội, từ lâu Hưng Yên đã được biết đến như một vùng đất có
giá trị văn hóa đặc sắc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Đến với Hưng Yên du khách có
thể chiêm ngưỡng một số di sản nổi bật sau:
- Chùa Chuông nằm ở thôn Nhân Dục, phường Hiến Lam, thành phố
Hưng Yên, đây là ngôi chùa được mệnh danh là “phố Hiến đệ nhất danh
lam”. Với lối kiến trúc, giá trị đặc sắc về nghệ thuật. Năm 1992, Chùa
Chuông đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc
nghệ thuật. Chùa mang một câu chuyện đẹp đậm chất huyền thoại về tên
gọi, chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách mỗi khi tới đây.
- Đền Quan Lớn hay còn gọi là Đền Xích Đằng thuộc thôn Xích Đằng,
phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên. Đền là một trong những ngôi
đền linh thiêng ở thành phố Hưng Yên. Thờ Quan Lớn Đệ Tam – một vị
quan thời Hùng Duệ Vương.
- Đền Tống Trân: cách thành phố Hưng Yên khoảng 20km. Đây là ngôi
đền thuộc xã Tống Chân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Đền thờ Trạng
Nguyên Tống Chân gắn với câu chuyện tình đẹp giữa Tống Chân – Cúc
Hoa. Trong đền còn giữ được 11 sắc phong, 1 thần phả và 1 thần tích
cùng nhiều đồ tế tự khác và hệ thống hoành phi câu đối ca ngợi trí tuệ, tài
năng đức độ của ngài Tống Trân và mảnh đất đã sinh ra nhân kiệt cho đất
nước.
- Văn Miếu Xích Đằng: thuộc thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành

phố Hưng Yên. Đây là nơi thể hiện truyền thống hiếu học của Hưng Yên.
Đến với văn miếu, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến 9 tấm bia đá,
trong đó có 8 tấm bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3, một tấm bia được
3
lập năm Bảo Đại thứ 18 ghi danh những các nhà khoa bảng ở Hưng Yên.
Du khách sẽ được hòa mình vào không gian cổ kính, được tận mắt chứng
kiến tên của những người đỗ học vị cao của mảnh đất phố Hiến.
- Chùa Nôm: đây là ngôi chùa nằm ở làng Nôm, thuộc xã Đại Đồng, huyện
Văn Lâm tỉnh Hưng Yên. Chùa Nôm là một trong những ngôi chùa gần
như giữ nguyên được vẻ đẹp cổ kính của chùa ở Đồng bằng Bắc Bộ. Đây
là ngôi chùa cổ gắn với câu chuyện truyền thuyết mang đầy màu sắc linh
thiêng. Đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào một không khí trang
trọng, cổ xưa cùng với không gian thoáng đãng chắc chắn sẽ là một sự
ngạc nhiên đối với mỗi du khách khi đặt chân đến.
Nhận định chung:
Cùng với những di sản đã được giới thiệu ở trên ta thấy Hưng Yên có nhiều
đình, đền, chùa. Từ đó ta khẳng định đây là vùng đất có nền văn hóa lâu đời, với
một bề dày lịch sử so với cả nước. Những di sản ấy không chỉ có giá trị về mặt văn
hóa mà còn có giá trị vô cùng lớn lao về du lịch, đem lại sự phát triển kinh tế.
Hưng Yên có nhiều tiềm năng cho việc khai thác du lịch tâm linh, du lịch khám
phá văn hóa truyền thống, những phong tục của vùng đất này.
Kết hợp bảo tồn di sản với việc phát triển kinh tế sẽ tạo một động lực mới
cho sự phát triển của thành phố trẻ năng động, hòa nhập với sự phát triển của đất
nước. Đem di sản vào trong khai thác du lịch sẽ nâng cao ý thức của người dân
trong việc bảo vệ di sản, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Hưng Yên, giải quyết
vấn đề việc làm ngay tại địa phương. Tuy nhiên, cần phải xem xét thật kỹ giữa các
vấn đề khai thác, bảo tồn và phát triển di sản. Bởi hoạt động du lịch gắn với di sản
là một vấn đề mang tính hai mặt. Trong đó có cả tích cực lẫn tiêu cực.
Trong các di sản kể trên đặc sắc mang tính tiêu biểu không thể thiếu đó
chính là chùa Chuông, đây là một di tích tôn giáo – tín ngưỡng đặc sắc trên địa bàn

4
thành phố Hưng Yên. Vì vậy, chùa Chuông chính là di sản văn hóa vật thể với
những giá trị đặc sắc.
2. Mô tả di sản chùa Chuông – Hưng Yên.
Được biết đến như một điểm dừng chân thứ hai của những thương nhân
buôn bán xưa, Hưng Yên là một khu vực làm giáp với kinh kì Thăng Long xưa, Hà
Nội nay. Trong tổng số hơn 800 di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh,
thành phố Hưng Yên có 17 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng quốc gia và 4 di
tích lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh. Trải qua những thăng trầm biến thiên của lịch
sử, Hưng Yên có nhiều di sản thuận lợi cho hoạt động khai thác du lịch. Trong
quần thể di tích phố Hiến xưa còn trầm tích lại, không thể không nhắc đến Chùa
Chuông – một ngôi Chùa cổ kính nằm trong khu trung tâm của thành phố như một
bằng chứng sống động nhất của quá khứ còn tồn tại đến ngày nay. Giữa lòng một
thành phố trẻ đang đi lên từng ngày trong quá trình đô thị hóa. Chùa Chuông là
một ngôi chùa mang lối kiến trúc độc đáo, với nghệ thuật điêu khắc tài hoa của
những người thợ thủ công. Tất cả điều đó đã làm cho chùa Chuông nổi bật, mang
một dấu ấn riêng cho mỗi du khách khi đặt chân đến nơi đây. Chẳng biết từ bao
giờ, chùa Chuông đã gắn liền với đời sống tâm linh của người dân Hưng Yên
nhưng chỉ biết rằng, người ta trân trọng đặt cho chùa có tên là “Phố Hiến Đệ Nhất
Danh Lam”.
Chùa Chuông hay còn gọi là Kim Chung Tự nằm tại thôn Nhân Dục,
phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, nằm trong quần thể di tích Phố Hiến.
Tên gọi của Chùa không có sự thay đổi, nó gắn liền với một câu chuyện truyền
thuyết mang đậm dấu ấn lịch sử gắn liền với tên gọi “Chùa Chuông”. Mọi người
truyền tai nhau kể lại rằng, ngày ấy trong một năm đại hồng thủy lớn, có một quả
chuông vàng trên một chiếc bè trôi dạt. Người dân khắp các nơi khi nhìn thấy
chuông thi nhau vớt nhưng không vớt được vì quả chuông quá nặng. Trong khi đó,
5
chỉ có dân làng Nhân Dục mới có thể vớt quả chuông ấy lên được, dân làng cho đó
là một điềm lành, là của trời Phật ban phúc nên đã xây dựng lên một ngôi chùa

trong đó xây lên lầu khánh để treo chuông. Tương truyền, khi chuông đánh lên
tiếng ngân xa vạn dặm, những báu vật của phương Nam lưu lạc ở phương Bắc
cũng cùng nhau tìm về. Chính vì thế bọn phương Bắc bàn kế muốn cướp cho bằng
được chuông quý mang về, nhưng nhân dân ta đã biết được dã tâm của chúng nên
đã cất giấu chuông đi vào một nơi bí mật. Dần dần, những người biết nơi cất giấu
chuông đều qua đời cả, hậu thế đến ngày nay cũng không biết chuông đó được giữ
ở đâu. Chùa được gọi là Kim Chung Tự có nghĩa là chùa Chuông Vàng và đến
ngày nay người ta vẫn thường gọi là chùa Chuông. Câu chuyện ấy đã giải thích cho
tên gọi của ngôi chùa. Đây là một trong những ngôi chùa cổ còn xót lại ở Hưng
Yên thể hiện sự giao thoa văn hóa sâu sắc của một thương cảng sầm uất nổi tiếng
được mệnh danh chỉ sau kinh kì Thăng Long. Trong đó, nét đặc sắc nhất là giao
thoa về kiến trúc, điêu khắc. Chùa Chuông là sản phẩm văn hóa tâm linh được kết
tinh giữa các nền văn hóa khác nhau đặc biệt là văn hóa Hoa – Việt. Với một
khung cảnh rộng rãi, thoáng đãng nhưng không kém phần cổ kính, tĩnh mịch, chắc
chắn chùa Chuông sẽ làm hài lòng mỗi du khách khi đặt chân đến nơi đây.
Chùa Chuông còn nổi tiếng với câu chuyện truyền thuyết nói về giếng Chùa.
Người dân trong làng truyền tai nhau kể lại rằng, ngày ấy có một anh chàng bán
chiếu nghèo, anh là người tốt bụng luôn giúp đỡ mọi người, và làm những việc tốt
đó không bao giờ nghĩ đến việc trả ơn. Mặc dù gia đình nghèo khó nhưng anh rất
chú tâm đến việc đèn sách, mãi đến khoa thi năm Nhâm Ngọ thời Lê anh mới đỗ
tiến sĩ và được phân bổ về quê làm huyện lệnh. Vốn đã rất gần gũi với người dân
nghèo nên vị quan mới rất hiểu dân tình. Khi xử kiện ông không bao giờ xử kiện
oan cho bất cứ người nào, hễ có tội là ông trừng trị nghiêm minh theo pháp luật.
Được vị quan thanh liêm và nghiêm minh cai quản, dân trong vùng phấn khởi và
chịu khó làm lụng như xưa. Danh tiếng của ông vang khắp phủ. Nhưng một chuyện
6
kì lạ bỗng xảy ra, một hôm sau khi xử kiện xong một vụ án oan, ông về nhà và thấy
tâm trạng bất an đến nửa đêm thì qua đời. Dân trong huyện tiếc thương ông, sau đó
họ chôn cất và rước ông về cửa Phật. 5 năm sau, trong vùng xảy ra hạn hán, nước
dưới ao hồ đều cạn, nước giếng trong vùng cũng lần lượt khô cằn. Đã có nhiều

người không qua khỏi trong đợt hạn hán, nhân dân trong vùng liền tập trung ở chùa
cầu cầu xin ông giúp đỡ. Bỗng nhiên trời nổi cơn dông, mây vần vũ, đất trong
vườn chùa bỗng thụt xuống tạo thành một hố lớn, trong miệng hố phun trào lên
dòng nước đỏ như máu. Sau đó, nước trong hồ từ từ lắng lại, trở lại màu xanh biếc.
Mọi người trong vùng hết sức ngạc nhiên, họ cho rằng linh hồn của vị quan đã cứu
giúp người dân. Tất cả nhân dân trong vùng lại càng cảm động, tôn trọng và kính
phục ông. Điều đặc biệt xảy ra là nước giếng ấy không những trong xanh mà còn
có vị ngọt thanh khiết, nước giếng ấy cũng chẳng bao giờ cạn, và nhờ chiếc giếng
ấy mà nhân dân thoát khỏi trận hạn hán năm đó. Cũng kể từ đó, nhân dân trong
vùng mỗi khi xảy ra vụ tranh chấp, kiện tụng thì cả bên nguyên và bên bị đều soi
mình xuống giếng đó, nếu hình in rõ thì người đó bị oan và ngược lại. Người ta tôn
sùng gọi tên là “giếng thần” có thể phân biệt được trắng – đen, chính – tà. Điều này
cũng một phần lý giải rằng tại sao những tháp thờ cao tăng trong chùa bao giờ
cũng hướng về phía giếng.
Hai câu chuyện truyền thuyết kể trên đã lý giải ngọn ngành về tên gọi cũng
như ý nghĩa văn hóa tâm linh của giếng trong chùa Chuông. Thông qua những câu
chuyện ấy ta càng hiểu thêm về vùng đất phố Hiến giàu truyền thống lịch sử với
những con người tốt bụng và giàu tình thương.
Chùa Chuông nằm trong quần thể di tích Phố Hiến xưa thuộc thành phố
Hưng Yên nay, đây là một trong những ngôi chùa tiêu biểu còn lưu giữ những nét
giá trị văn hóa đặc sắc. So với chùa Nễ Châu, chùa Hiến thì diện tích của chùa
Chuông gấp khoảng hai lần. Điều này cho thấy, xét về quy mô, chùa Chuông là
7
một trong những ngôi chùa có diện tích lớn trong quần thể di tích phố Hiến xưa
của Hưng Yên.
Chùa Chuông được xây dựng vào khoảng thế kỉ 15, dưới thời của nhà Lê, là
một trong những ngôi chùa lâu đời ở Hưng Yên. Gắn với câu chuyện truyền thuyết
mang đầy màu sắc tâm linh mà dân làng thôn Nhân Dục về quả chuông vàng và
cho đó là điềm may. Chùa Chuông đã được xây dựng từ khoảng thời gian đó cho
đến nay như một chứng nhân lịch sử cho một thời kỳ đầy những biến động thăng

trầm, sự thay đổi của từng triều đại kế tiếp nhau. Trong khoảng thời gian lịch sử
ấy, chùa Chuông cũng được nhân dân làng tôn tạo lại để nó có thể sống cùng với
thời gian. Chùa đã trải qua một cuộc trùng tu lớn vào 1707, từ đó đã tạo khuôn
chùa hoàn chỉnh hầu như không có sự thay đổi cho đến tận ngày nay.
Thời kháng chiến, ngôi chùa là nơi chôn giấu cán bộ cách mạng và họp mặt
của các Đảng viên từ khi Đảng cộng Sản ra đời. Trong những ngày kháng chiến
trường kỳ chống Pháp, Mĩ của nhân dân ta, chùa Chuông là nơi những chiến sĩ
cách mạng bàn bạc để đưa những quyết sách đánh giặc giải phóng dân tộc để
chúng ta có được hòa bình như ngày hôm nay. Chùa Chuông không chỉ là một
công trình tôn giáo tuyệt đẹp thể hiện quan niệm thẩm mĩ của người xưa mà nó còn
là lịch sử, là di tích đã chứng kiến biết bao nhiêu những thăng trầm biến động của
thời gian, của những cuộc khởi nghĩa, của sự hi sinh, mất mát đau thương nhưng
cũng không kém phần vinh quang.
Cuối 2001 đầu 2002 chùa Chuông đã khởi công tôn tạo lại một số công
trình, hạng mục có nguy cơ bị mai một, gia cố thêm một số cột gỗ đang có dấu
hiệu đổ sập. Dựa trên sự tham vấn của ban quản lý di tích tỉnh, chùa Chuông đã
chọn giải pháp bảo tồn nguyên trạng nhằm bảo tồn những giá trị của khu di tích
nhưng cũng đồng thời giữ gìn những gì nguyên sơ nhất mà di tích đó để lại.
7/2003 nhà hậu đường chính thức được khánh thành có 5 gian với kết cấu vì
kèo quá giang, đường kính hang cột cái là 140cm, hai chuông còn lại là gác
8
chuông, gác khánh bên cạnh một không gian cổ kính vốn tồn tại từ trước của chùa
Chuông tạo thêm sự bề thế cho ngôi chùa cũng như đáp ứng thêm nhu cầu tâm linh
của các Phật tử.
Công trình mới đây nhất được hoàn thành là vào 2012 nhà chùa đã quyết
định mở rộng thêm cảnh quan bằng cách mở rộng gian bên cạnh của vườn để đáp
ứng nhu cầu ở lại nghỉ ngơi của khách thập phương. Quang cảnh cùa chùa ngày
càng mở rộng, những ghế đá được công đức bên cạnh giếng nước mang đầy truyền
thuyết linh thiêng một thời.
Ta nhìn thấy ở chùa Chuông là nét kiến trúc cổ xưa gửi gắm trong đó là

quan niệm của cha ông ta về triết lý nhà Phật, về luật nhân - quả khuyên răn con
người hướng thiện cùng với khuôn viên chùa luôn mang cho người ta cảm giác
thoát tục nhưng cũng không kém phần nhập thế. Sự độc đáo đó trong kiến trúc
chùa Chuông hầu như được bảo tồn nguyên trạng, giữ nguyên những nét đặc sắc
đó đến ngày nay.
Trải qua quá trình trùng tu, tôn tạo từ khi chùa được xây dựng cho đến nay,
sự tôn kính của nhân dân dành cho ngôi chùa như ăn sâu vào trong tiềm thức của
mỗi người dân Hưng Yên. Từ khi mới được xây dựng, chùa đã có tiếng là linh
thiêng, cho đến nay mỗi dịp ngày Rằm, mùng Một hay những ngày lễ lớn quan
trọng của Phật Đản và đặc biêt là ngày Tết, không chỉ người dân địa phương mà
còn thu hút một lượng lớn khách du lịch từ những địa phương khác trong cả nước
đến tham dự. Thấy được sức hút cũng như giá trị độc đáo của chùa, các cơ quan
văn hóa đã quyết định đưa Chùa Chuông Hưng Yên trở thành một điểm du lịch,
đem di sản này vào khai thác du lịch. Sự phát triển ấy của chùa Chuông đã tạo một
điểm nhấn không thể bỏ qua trong mỗi chương trình du lịch khi du khách đến thăm
quần thể di tích phố Hiến. Cùng song hành với những ngôi chùa khác trong quần
thể di tích của một thời kỳ lịch sử đầy sống động ấy, chùa Chuông là một di sản vô
9
cùng quý giá không chỉ có giá trị về mặt văn hóa mà còn đem lại những giá trị du
lịch, tạo nên bản sắc văn hóa, tiềm năng du lịch cho Phố Hiến – Hưng Yên.
Chùa Chuông là một trong những ngôi chùa thể hiện sự giao thoa giữa
những nền văn hóa lớn. Là một trong những thương cảng lớn xưa thời Phố Hiến
chỉ sau Thăng Long và được so sánh cùng thời với Hội An. Phố Hiến xưa không
chỉ tạo ra một luồng giao thông giao lưu buôn bán thuận lợi giữa những thương lái
với nhau mà nó còn trực tiếp mở ra luồng giao lưu, tiếp biến giữa các nền văn hóa
lớn. Nếu như ở Hội An ta thấy trong kiến trúc các ngôi Chùa, Quán đều mang đậm
kiến trúc, dấu ấn của người Hoa thì ở Phố Hiến, một trong những nơi buôn bán
không kém phần sầm uất cũng ít nhiều thể hiện nét kiến trúc có sự giao thoa độc
đáo này. Tuy nhiên, ta thấy trong kiến trúc chùa Chuông có sự ảnh hưởng của văn
hóa người Hoa nhưng sâu thẳm bên trong nó lại là linh hồn của kiến trúc người

Việt cổ còn để lại. Đó là sự tài hoa của những người thợ không phải được tuyển
chọn tài giỏi ở khắp nơi trong cung cấm mà chính là những người thợ dân gian
“không ai nhớ mặt đặt tên”. Những người thợ ấy đã góp phần tạo nên linh hồn của
chùa Chuông mang đậm chất Việt còn sống mãi cho đến tận ngày hôm nay.
Kiến trúc cũng như khuôn viên của ngôi chùa được chia làm các phần chính
sau: đầu tiên đó chính là cổng Tam Quan, con đường thông thẳng tới nhà Tiền
Đường, Tòa Thượng Điện, nhà Mẫu, và hai dãy hành lang hai bên. Người ta thấy ở
chùa Chuông một lối kiến trúc độc đáo, đặc sắc, chính điều này đã tạo nên những
giá trị mà không phải ngôi chùa nào cũng có được. Chùa được thiết kế theo kiểu
“Nội công ngoại quốc liên hoàn” mang nhiều sự khác biệt thú vị:
Nét đặc sắc đầu tiên trong kiến trúc, đó là cổng Tam Quan. Cũng như bao
ngôi chùa khác ở làng quê Bắc Bộ, cổng Tam Quan là những ấn tượng đầu tiên khi
ta bước chân vào ngôi chùa. Cổng Tam Quan không chỉ cho thấy sự bề thế của
ngôi chùa mà còn cho thấy những nét kiến trúc độc đáo tạo nên dấu ấn riêng của
từng ngôi chùa ta đặt chân đến. Theo quan niệm dân gian xưa, cổng Tam Quan
10
luôn là số lẻ vì nó là con số tạo nên sự dư thừa đồng thời cũng là tiền đề cho sự
phát triển. Cổng Tam Quan ra đời vào thế kỉ 19 dưới thời nhà Nguyễn, chịu ảnh
hưởng khá sâu sắc của lối mỹ thuật Trung Quốc, điển hình ta có thể quan sát chính
là hình ảnh Rồng được đắp trên bè mặt cổng, cùng với các hoa văn, họa tiết được
trang trí khéo léo nhất là hình ảnh thầy trò Đường Tăng Tạng sang Tây Trúc lấy
kinh mang đậm màu sắc trong những câu chuyện kể của người Trung Hoa. Cổng
Tam Quan cho thấy sự giao thoa của hai nền văn hóa Hoa – Việt đặc sắc không
kém phần bản sắc. Trong ảnh hưởng mang đậm dấu ấn người Hoa ấy, hiện lên
chính là nét văn hóa của người Việt không thể bị hòa lẫn. Trên cơ sở văn hóa
người Hoa ấy, người Việt đã cải biến theo lối Việt thể hiện qua mặt kiến trúc mặt
nguyệt hình tròn khoét thông phía ngọn của cổng, còn phần dưới đế là hình chữ
nhật theo quan niệm trời tròn – đất vuông, một quan niệm mang đậm chất Việt.
Chúng ta sẽ phát hiện ra nét đặc sắc ngay từ cổng Tam Quan của ngôi chùa này.
Bước qua cổng Tam Quan ta sẽ thấy một con đường được làm bằng đá thông

qua một chiếc hồ nhỏ, cầu đá dài khoảng 10m, rộng 2,2m được ghép bằng những
phiến đá màu xanh dài 2m rộng 2.2m. Hai bên cạnh đó chính là hình tượng hai con
nghê – một con vật thiêng đậm chất văn hóa Việt. Con đường đó, người ta thường
gọi là con đường nhất chính đạo thể hiện quan niệm triết lý của đạo Phật sâu sắc.
Đây là con đường chính, duy nhất thoát khỏi bể khổ của cuộc đời. Muốn làm được
như vậy con người không còn cách nào khác phải làm nhiều việc Thiện. Con
đường chính đạo được bắc qua hồ nhỏ cũng mang ý nghĩa gột rửa tội lỗi của chúng
sinh. Cũng theo quan niệm phong thủy xưa, đặt hồ nước ở trước chùa có thể trừ ma
quỷ. Con đường nhất chính đạo đã tạo nên một điểm nhấn, tính thiêng cho ngôi
chùa, tạo một cảm giác yên bình, thanh thản thoát khỏi cuộc sống còn bộn bề nhiều
lo toan cho mỗi khi du khách đặt chân đến nơi đây.
Nét đặc sắc thứ 2 trong kiến trúc chính là nhà Tiền Đường có 5 gian 2 trái,
gian đầu hồi nảy ra phía trước tạo nên một vẻ chắc nịch cho khu di tích. Từ nhà
11
Tiền Đường nối đến Thượng Điện là một khoảng sân rộng ở giữa có 2 cây hương
đá mang một ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Cây hương đá hay còn gọi là “thạch trụ” tức
là trục vũ trụ, gạch nối giữa trời và đất. Tuy nhiên ở đây ta có thể thấy rõ nét đặc
sắc của chùa Chuông mà không phải ngôi chùa nào ở Việt Nam cũng có được đó
chính là sự trống trải của nhà Tiền Đường. Thông thường nhà Tiền Đường thường
được bài trí bằng những pho tượng lớn tập trung chủ yếu là các pho Hộ Pháp, ban
Đức Ông, ban Thánh Hiền với ý nghĩa Phật Pháp. Theo quan niệm của Phật Giáo,
nhà Tiền Đường còn là nơi kiểm tra, quan sát, giám sát những người đi lễ chùa.
Kiến trúc này ta có thể nhìn thấy rõ ở chùa Bút Tháp, chùa Thánh Ân, chùa Keo…
nhưng ta lại thấy chùa Chuông đi ngược lại với lối sắp xếp đó: Hộ pháp được bài
trí gần Phật điện, tượng Đức Ông và Thánh Hiền được bài trí về phía sau của hai
dãy hành lang, nằm ngang so với nhà Hậu đường nơi thờ Mẫu. Theo đó, khi xây
dựng lên nét kiến trúc này, người xưa tạo nên một sự khác biệt khi đi cúng lễ ở
chùa độc đáo chính là người đi lễ muốn được trình báo với Ban Đức Ông để được
vào Thập điện thắp hương thì phải đi qua Tiền đường đến Phật điện rồi xuôi theo
hành lang đi đế cùng mới được gặp ban Đức Ông.

Với nét kiến trúc Nội công ngoại Quốc thường thấy ở những ngôi chùa Việt
nhưng điểm đặc sắc trong kiến trúc của chùa Chuông có lẽ là ngôi chùa được thiết
kế theo lối liên hoàn khép kín giữa tiền đường và hậu đường đó là những dãy nhà
bao quanh ngôi chùa tạo nên một sự khép kín. Nó đã góp phần tạo nên tính thiêng
và sự uy nghi cho ngôi chùa.
Nhà Hậu cung mới được trùng tu có 5 gian với lối vì kèo quá gian, đường
kính cột cái là 140 cm, hai gian còn lại là gác chuông, gác khánh. Cùng với đó còn
có nhà Tổ với 5 gian bên cạnh tòa Tam Đường. Trong khuôn viên chùa còn có 2
chiếc giếng hình tròn và điều đặc sắc ở đây là những tháp Mộ trong chùa đều
hướng về phía giếng.
12
Giá trị tiếp theo của kiến trúc chùa Chuông đó chính là nhà hai dãy nhà
hành lang đầu phía Đông và phía Tây nối nhà Tiền đường và nhà Mẫu với kiến
trúc theo kiểu kèo cầu quá giang đơn giản. Điểm đặc sắc ở đây là nó được bố trí,
bài trí đối xứng các lớp khác nhau. Người ta thấy ở đó là động “Thập điện Diêm
Vương”, thấy ở đó là những nhục hình trải qua khi con người xuống âm giới mang
một ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. Trong quan niệm đạo Phật người ta vẫn
thường nhắc đến quy luật nhân – quả. Con người luôn tin rằng nếu làm việc Thiện
tích đức ở trên trần gian thì xuống dưới Âm phủ sẽ không phải chịu nhục hình, tra
tấn. Còn ngược lại, nếu làm việc xấu sẽ không tránh khỏi báo ứng. Nhìn những tấm
hình được điêu khắc về những cảnh khổ ải mà con người phải trải qua ở Âm phủ
như một lời cảnh tình cho những ai đang làm việc không tốt, răn dạy con người
hướng Thiện. Ta nhìn thấy trong đó là ước vọng của người xưa về quy luật nhân –
quả của đạo Phật. Tiếp đến đó là Bát Bộ Kim Cương cùng với 18 pho “Thập bát La
Hán” với tư thế rất sinh động và những khuôn mặt, dáng vẻ khác nhau.
Nhìn vào trong các pho tượng ta có thể thấy đầy đủ nhất giá trị của Chùa
Chuông đối với mặt mỹ thuật. Tượng chính là một sản phẩm tưởng tượng của
những người thợ thủ công xưa làm ra, nó không chỉ thể hiện sự tài hoa, khéo léo
của những người thợ xưa mà còn thể hiện một tình yêu, niềm tin mãnh liệt của
nhân dân dành cho Đạo Phật. Ta thấy trong chùa Chuông còn lưu giữ rất nhiều pho

tượng quý. Những bức tượng Phật trong chùa thể hiện sự phong phú, đa dạng.
Thêm vào đó, những nét điêu khắc được khắc họa rất tài tình trên khuôn mặt của
bức tượng, khiến những bức tượng đó không tô đậm, cầu kì mà đậm chất giản đơn.
Đến với chùa Chuông ta sẽ được ngắm những bức tượng Phật với khuôn mặt hiền
hòa, giản dị và mang tính thoát tục nhưng cũng không kém phần nhập thế. Thoát
tục bởi khuôn mặt với những đường nét tinh tế, uyển chuyển cho thấy mỗi người
thợ khi tạc tượng đều thể hiện sự tôn vinh dành cho nhà Phật. Nhập tục bởi những
tư thế được khắc họa dường như rất đỗi đời thường. Không chỉ có tượng Phật mà
13
tượng các vị La Hán, Bát Bộ Kim Cương cũng được người dân khắc họa một cách
điêu luyện. Từ những khuôn đất có vẻ vô hồn, cứng nhắc, bằng bàn tay khéo léo
đầy tài hoa của những người thợ như đã thổi hồn vào từng bức tượng đặc biệt là
tượng các vị La Hán. Hiếm chùa nào ở Bắc Bộ nói riêng và cả nước Việt Nam nói
chung có những pho tượng đặc sắc và sống động đến thế. Những hình mẫu được
khắc họa trên bức tượng La Hán là những đường nét tinh tế, uyển chuyển. Người ta
thấy trong những bức tượng La Hán đó không có khuôn mặt nào giống nhau cả,
mỗi bức tượng lại đem cho du khách những cảm nhận khác nhau, những trạng thái
tinh thần khác nhau. Những pho tượng ấy cũng được đặt khắc họa trong những tư
thế khác nhau tạo nên một sự thú vị cho du khách mỗi khi đến với nơi đây. Những
đường nét tinh tế ấy đã tạo nên một nét hấp dẫn riêng biệt cho ngôi chùa. Giá trị mĩ
thuật còn được thể hiện ở những nét điêu khắc vô cùng sống động miêu tả cuộc
sống của con người sau khi chết sẽ bị Thập điện Diêm Vương xét hỏi. Bằng những
nét điêu khắc tả cảnh mộc mạc nhưng không kém phần gân guốc, điêu luyệt, nó đã
tạo nên một nét đặc tả đem lại cho ta cảm giác lạnh người khi nhìn thấy những
cảnh tra tấn đau khổ của con người khi làm những việc không tốt. Từ những nét vẽ
sống động ấy, đã có tác động nhận thức đến người dân sâu sắc, khuyên con người
từ bỏ những việc làm không tốt, hướng họ đến những giá trị Chân – Thiện – Mĩ.
Tất cả nét trạm trổ điêu khắc đầy tài hoa đó đã tạo những giá trị về phương diện
mỹ thuật cho chùa Chuông.
Ngoài ra những tấm hoành phi, câu đối được viết rất đăng đối với những

đường nét tài hoa, nghệ sĩ được khắc họa đầy đủ trong chùa Chuông chắc chắn sẽ
tạo ra một giá trị văn hóa hài hòa không kém phần đặc sắc khi đến với ngôi chùa
này. Những hình ảnh ấy càng tạo nên điểm nhấn cho ngôi chùa này, những hoa văn
trang trí một cách tinh xảo, điêu luyện, đường nét chạm khắc thể hiện sự tài hoa
của người nghệ nhận, ta như thấy được một công trình mỹ thuật hoàn hảo hiện ra
trước mắt từ cổng Tam quan nhìn vào đến khi đặt chân vào chùa. Sự chạm khắc
14
tinh tế đó không chỉ đem lại cho du khách thỏa mãn nhãn quan mà còn gợi mở cho
du khách về những giá trị nghệ thuật đích thực.
Đặc sắc nữa đó là phần Hậu điện ở hai bên tả và hữu là hai chóp có hình
dạng, kích thước giống với Phương Đình được nhô cao hẳn lên đó là phần gác
Chuông, gác Khánh, đây là một điểm cơ bản của chùa Chuông khác biệt so với các
ngôi chùa trong và ngoài vùng. Chính những điểm khác biệt ấy đã tạo nên một
điểm ấn tượng cho những du khách mỗi khi đặt chân đến ngôi chùa này - Một ngôi
chùa mang đậm nét đặc sắc về nghệ thuật kiến trúc, từ lâu đã đi sâu vào đời sống
tâm linh của người dân Hưng Yên.
Những cổ vật trong chùa Chuông cũng là một điểm nhấn tạo nên tính đặc
sắc cho chùa Chuông: được bảo tồn cho đến ngày nay có một giá trị đặc sắc không
chỉ đối với di sản này mà đối với những giá trị văn hóa đặc sắc của cả đất nước
Việt Nam. Trong chùa lưu giữ cổ vật đặc sắc đó chính là tấm bia đá và cây hương
đá. Ngoài ta còn một số cổ vật khác như 2 đôi nghê đá thời Lê được chạm khắc hết
sức sinh động, 1 khánh đá dài 1.5m chạm lưỡng long chầu nguyệt, 1 chuông cao
1.15m, 1 chuông cao 1.05m, 84 pho tượng, 18 bát hương sành sứ trong đó có nhiều
bát hương cổ, nhiều đại tự, hoành phi, câu đối. Trong đó đặc sắc nhất phải kể đến
đó chính là tấm bia đá được lưu giữ trong ngôi chùa. Đây là nguồn tài liệu quý báu
lưu giữ lại một quá trình phát triển dài của lịch sử vùng đất Hưng Yên từ khi là một
thương cảng sầm uất Phố Hiến. Trong đó, tấm bia đá được xem như một cổ vật vô
cùng có giá trị đối với Hưng Yên, tấm bia cao 165 cm, rộng 110 cm. Nhìn vào đó,
ta có thể thấy một lịch sử phát triển lâu dài của nơi đây. Tấm bia đá được đúc vào
năm Tân Mão Vĩnh Thịnh thứ 7 năm 1771 dưới triều nhà Lê. Trên bia trang trí

hình rồng chầu mặt trời, có vòng xoáy kiểu vòng âm dương, diềm bia chạm nhánh
lá, dây hoa, hoa sen, mây dài mảnh được đặt trên bệ gạch. Phần đầu bia giới thiệu
việc lập bia do viên hương lão, thiền tăng sãi thuộc thôn Nhân Dục huyện Kim
Động tỉnh Hưng Yên. Tiếp theo, tấm bia đá này miêu tả đầy sống động danh thắng
15
thắng cảnh chùa Chuông. Theo ghi chép trước đây chùa có cảnh quan đẹp, quanh
năm cây cối tốt tươi. Ngoài ra, bia đá còn ghi lại một số hoạt động thủ công, tên
làng nghề thủ công phố Hiến xưa. Nhìn vào đó ta có thể thấy hình ảnh của những
hoạt động thương nghiệp, giao lưu, trao đổi hàng hóa của người dân Phố Hiến xưa,
thấy được sự sầm uất cùng với lịch sử buôn bán của một thương cảng một thời chỉ
đứng sau kinh kỳ Thăng Long.
Tiếp đó, khi nhìn vào tấm bia đá ta có thể thấy được những người đã công
đức để xây dựng cũng như trùng tu ngôi chùa để nó tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Theo khảo sát, những người có công trong việc xây dựng và trùng tu ngôi chùa có
sự giúp sức góp công nhiều của người Hoa. Một số người Hoa đóng góp công lớn
vào việc xây dựng chùa như: Sãi Đĩnh Lang, chủ tàu Hải Nam nước Đại Minh,
Hứa Văn Tường chủ tàu Quảng Đông, Đào Phán Quang trưởng tàu Nam Hải và
nhân dân một số phường phố Hiến đóng góp lúc bấy giờ như phường Hàng Bè,
phường Hàng Sũ, phường Nhiễm Tác…
Khi đến với chùa Chuông, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những nét
đặc sắc nghệ thuật và được chiêm ngưỡng cổ vật vô cùng quý giá của - mảnh đất
này, nơi lưu giữ thời gian quá khứ của một thời Phố Hiến.
Chùa Chuông thờ tự các vị Phật trong Phật giáo mang tính tiêu biểu cho
Phật giáo Đại thừa như: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Quan Thế Âm Bồ Tát, Văn
Thù Bồ Tát, Thế Hiền Bồ Tát… ngoài ra còn có Ngọc Hoàng cùng Nam Tào và
Bắc Đẩu. Một điểm đặc sắc trong hệ thống thờ tự của chùa Chuông chính là chùa
thờ Chuông. Chuông được đem vào thờ gắn liền với câu chuyện sự tích của quả
chuông vàng trôi trên sông được dân làng vớt vào, người dân làng cho đây là một
điềm may, của trời đất ban tặng cho vùng đất này nên đã cho xây dựng ngôi chùa
để thờ tự. Câu chuyện về chiếc chuông gắn nhiều với sự kì lạ nhưng lý giải đằng

sau đó chính là niềm tin của người dân vào sự phù trợ của các thần linh. Nó không
chỉ thể hiện ở những giá trị vật chất mà còn hiện hữu cả những giá trị tinh thần
16
được bồi đắp qua nhiều thế hệ những người đi trước cho đến tận bây giờ. Cho đến
ngày nay, những vị sư trụ trì quá cố trong chùa ngoài việc xây tháp cũng được thờ
như thể hiện lòng thành kính trọng nhất đối với những người đi trước.
Không chỉ nhắc đến kiến trúc, giá trị mĩ thuật và những cổ vật mà chùa
Chuông lưu giữ, một trong những đỉnh cao thể hiện nét đặc sắc của chùa Chuông
chính là những ngày Lễ chính của chùa. Bình thường, vào những ngày Rằm, mùng
Một, số lượng người đến chùa lớn. Những ngày lễ chính của chùa diễn ra trong
năm như ngày Lễ Phật Đản, ngày Vu Lan báo hiếu, ngày giải Vía Phật, Lễ tết…
những ngày lễ lớn này thu hút một lượng khách du lịch từ khắp nơi trong cả nước
lớn. Vào những ngày Lễ này, nhà chùa làm những nghi lễ cúng Phật mang tính đặc
trưng, những con nhang, đệ tử cùng nhau dâng lễ vật cúng Phật trước sự chứng
kiến của hàng nghìn du khách. Đây là điều thú vị thu hút sự quan tâm, chú ý của
nhiều người. Đặc sắc những giá trị văn hóa tinh thần của chùa Chuông không chỉ
được tôn vinh thông qua những ngày lễ lớn mà nó còn thể hiện trong điện ảnh.
Chùa Chuông được đưa vào trong điện ảnh dưới góc nhìn sáng tạo của đạo diễn,
nó đã khắc họa cả một thời đại Việt Nam thế kỉ 20 được kết tinh trong bộ phim,
đem lại cho khan giá những cảm nhận tinh tế nhất. Chùa Chuông từng được đạo
diễn Việt Linh lấy làm bối cảnh khá nhiều trong bộ phim “Mê Thảo thời vang
bóng”. Với góc nhìn khám phá trong điện ảnh, những giá trị văn hóa, kiến trúc,
nghệ thuật đã được thể hiện trong tác phẩm điện ảnh này.
Hiện nay, việc bảo tồn và phát triển những giá trị của di sản đang được ban
quản lý di tích hết sức quan tâm. Đặc biệt là các lần trùng tu chùa đều được các
ban ngành đoàn thể có trách nhiệm tư vấn nhằm bảo lưu những giá trị cổ truyền
của di sản. Việc bảo tồn di sản là một trong những vấn đề trọng tâm hàng đầu đặt
ra hiện nay. Và chùa Chuông là một minh chứng sống động cho quá trình tu tạo
thành công, tăng tuổi thọ cho di sản mà không làm mất đi những giá trị ban đầu
của nó. Chúng ta vẫn có thể nhìn ngắm toàn cảnh chùa Chuông với những nét

17
nguyên sơ nhất từ khi nó ra đời, chịu nhiều ảnh hưởng của lần trùng tu lớn mang
đậm kiến trúc nhà Lê. Những hoa văn trên cổng tam quan, mái chùa đều được giữ
gìn và bảo lưu theo thời gian. Ngôi chùa vẫn là nơi sinh hoạt tâm linh cho các Phật
tử, hàng năm thu hút rất nhiều khách tham quan đặc biệt là vào ngày Tết, các ngày
Rằm, mùng Một, ngày lễ Phật Đản. Hiện tại, dưới sự trụ trì của sư Tích Thanh
Khuê, chùa Chuông đã và đang bảo lưu được những giá trị truyền thống và phát
triển hơn nữa trong du lịch.
Có thể nói, ngay từ khi ra đời, chùa Chuông đã là một điểm đến tâm linh đầy
tin cậy cho Phật tử không chỉ trong vùng mà còn từ nhiều nơi khác đến. Do đó,
chẳng biết chính xác lúc chùa Chuông được chính thức đưa vào khai thác du lịch là
năm nào. Chỉ biết rằng, từ xưa, chùa Chuông đã nổi tiếng khắp gần xa được mệnh
danh là “Phố Hiến đệ nhất danh lam”. Đây là một tên gọi thể hiện tiếng của chùa
Chuông so với những chùa khác trong khu vực, đồng thời cũng thể hiện sự hấp dẫn
khách du lịch của điểm đến đầy linh thiêng này. Từ nhận thức tiềm năng to lớn đó,
trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Hưng Yên và sở Văn hóa – Du lịch tỉnh đã xây
dựng những tour du lịch tâm linh đến chùa Chuông. Nằm trong quần thể di tích
lịch sử phố Hiến, chùa Chuông là một điểm đến du lịch trong những chương trình
du lịch của tỉnh. Là mũi nhọn kinh tế thu hút khách du lịch đến đây bởi sự linh
thiêng của ngôi chùa cũng như những nét kiến trúc độc đáo mà không phải ngôi
chùa nào cũng có được.
Được xây dựng vào thế kỉ XV thời nhà Lê, trải qua quá trình phát triển và
nhiều lần trùng tu, tôn tạo, ngôi chùa vẫn giữ nguyên được những nét cổ kính và
giá trị văn hóa riêng của nó. Chính vì lẽ đó, năm 1992 chùa đã được bộ văn hóa
thông tin xếp nhận là công trình kiến trúc nghệ thuật. Với những giá trị độc đáo ở
chùa Chuông, chắc hẳn sẽ làm hài lòng mỗi du khách khi đặt chân đến vùng đất
này. Qua nhìn ngắm chùa Chuông người ta mới thấm thía những giá trị của Phật
giáo, chiêm nghiệm về bản thân mình, về quy luật nhân quả. Thoát khỏi không khí
18
xô bồ, phồn hoa của đô thị náo nhiệt, đến chùa chuông ta sẽ có được những phút

giây thoải mái trong tâm hồn, thư giãn, thoát khỏi những ham muốn vật chất đời
thường, gột rửa tâm hồn để lòng mình luôn trong sáng, thanh thản.
3. Đánh giá khả năng phát triển du lịch của di sản.
3.1. Khả năng thu hút khách
3.1.1. Tính hấp dẫn.
Trước hết, tính hấp dẫn được hiểu là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá di
sản đó có làm du lịch được không? Có đưa vào khai thác du lịch được không? Nó
quyết định động cơ của khách du lịch. Như trên đã mô tả qua về di tích thắng cảnh
chùa Chuông là một trong những di tích có sức hấp dẫn khách du lịch lớn:
Thứ nhất, đó là tính tiêu biểu. Chùa Chuông đại diện cho quần thể di tích
Phố Hiến xưa. Là điểm đến tâm linh tiêu biểu của Hưng Yên. Dân gian vẫn thường
có câu:
“Thứ nhất kinh kì, thứ nhì phố Hiến”
Phố Hiến xưa là một thương cảng sầm uất đông người qua lại, là nơi giao
thoa giữa các nền văn hóa khác nhau. Cùng với Hội An, phố Hiến đã tạo cho mình
những nét văn hóa, bản sắc riêng như một chứng nhân cho thời kì phát triển của
lịch sử nước ta. Thương cảng phố Hiến không chỉ phát triển kinh tế mà còn để lại
những công trình tôn giáo, tín ngưỡng đặc sắc mang đậm dấu ấn Hoa – Việt.
Những giá trị văn hóa đặc sắc mà phố Hiến còn để lại cho đến ngày nay sẽ có ý
nghĩa sâu sắc không chỉ đối với bản thân di sản ấy mà còn có ý nghĩa về mặt lịch
sử cũng như phát triển du lịch của nơi đây.
Chùa Chuông là một công trình tôn giáo tín ngưỡng tiêu biểu nằm trong
quần thể di tích phố Hiến. Nhắc đến chùa Chuông để ta thấy được tương quan so
sánh cũng như những điểm khác biệt trong quần thể di tích phố Hiến khiến nó trở
nên tiêu biểu và độc đáo. Xét về quy mô, nếu xét về các ngôi chùa khác trong quần
thể di tích như chùa Nễ Châu, chùa Hiến, đình Hiến… thì quy mô của nó tăng lên
19
gấp 2 lần. Điều này đồng nghĩa với việc xét về quy mô thì chùa Chuông có bề thế
và rộng lớn hơn các ngôi chùa khác. Chùa Chuông còn đại diện cho sự giao thoa
văn hóa Hoa – Việt nhìn thấy rõ rệt trong nét kiến trúc của quần thể di tích phố

Hiến. Tuy nhiên, ở chùa Chuông ta có thể nhìn thấy tiêu biểu nhất thể hiện rõ nhất
ở cổng Tam Quan. Chính điều này đã đem một nét tiêu biểu cho ngôi chùa. Nó làm
cho chùa Chuông mang đậm dấu ấn giao thoa của các nền văn hóa nhưng cũng
không kém phần bản sắc Việt thể hiện sự tiếp biến văn hóa khéo léo, tài hoa của
những người thợ lúc bấy giờ. Chính vì những giá trị ấy đã tạo nên một nét tiêu biểu
khiến cho chùa Chuông trở thành một trong những di sản tiêu biểu nằm trong quần
thể di tích phố Hiến.
Thứ hai, đó là tính độc đáo. Chùa Chuông là một công trình tôn giáo, tín
ngưỡng mang nhiều nét đặc sắc về kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho các ngôi chùa
Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong ngôi chùa còn thể hiện và lưu giữ lại nhiều giá trị
về mĩ thuật, kiến trúc cũng như nghệ thuật điêu khắc. Vào thời Lê, ít ngôi chùa nào
có thể thể hiện sự bề thế như chùa Chuông. Nó thể hiện một nét kiến trúc cổ truyền
của những ngôi chùa ở đồng bằng Bắc Bộ, ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa. Tuy
nhiên, nét cổ truyền ấy lại có sự độc đáo mà không phải ngôi chùa Việt nào có
được. Đó là nét kiến trúc nội công ngoại quốc được bố trí theo kiểu liên hoàn. Hai
dãy hành lang ở hai bên tạo nên một trục thoạt nhìn có vẻ đăng đối giữa các bức
tượng nhưng để ý sâu hơn những bức tượng ấy lại có những nét riêng biệt, các vị
La Hán được khắc họa ở những tư thế khác nhau cùng với những nét mặt biểu hiện
cảm xúc riêng, không có bức tượng nào giống bức tượng nào, những bức tượng ấy
không những sinh động mà còn thể hiện sự quan niệm về đạo Phật của nhân dân ta
từ thời xưa. Nhắc đến chùa Chuông hẳn người ta sẽ không quên những nét đặc sắc
đã tạo nên phần giá trị mà chỉ riêng chùa Chuông mới có. Nét kiến trúc hài hòa ấy
làm cho mỗi du khách khi đặt chân đến chùa Chuông sẽ có cảm giác được đặt chân
vào một ngôi chùa cổ kính nhưng không hề cảm thấy cảm giác nhàm chán như
20
ngôi chùa nào cũng có mà luôn có cảm giác thú vị. Kiến trúc đã nêu trên không
những cho du khách bước chân vào ngôi chùa như một không gian thiêng, đậm
chất cổ kính mà còn như bước vào một ngôi nhà Việt cổ thú vị, mang đậm nét hoài
niệm xưa.
Thứ ba, đó là tính lịch sử. Những cổ vật được lưu giữ trong chùa chắc chắn

sẽ làm hài lòng mỗi du khách khi đặt chân đến nơi đây. Chùa Chuông không chỉ
nổi tiếng bởi sự tiêu biểu, những giá trị về kiến trúc, nghệ thuật mà còn tiêu biểu
bởi sự hấp dẫn của cổ vật còn được lưu giữ trong chùa. Phố Hiến đã có một lịch sử
lâu đời từng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước,
khi hết vai trò lịch sử ấy, phố Hiến còn lại là một bằng chứng sống động cho một
quá trình phát triển của lịch sử. Nhìn ngắm chùa Chuông ta sẽ thấy nét đặc sắc
trong ngôi chùa chính là tấm bia được khắc lại với nội dung mang giá trị văn hóa,
lịch sử sâu sắc của phố Hiến. Tấm bia được đặt trong chùa ghi tên lại những làng
nghề thủ công truyền thống, quá trình hoạt động, buôn bán giao lưu với những
thuyền bè. Nội dung trong tấm bia thể hiện sống động của thương cảng phố Hiến
xưa. Nó như một nguồn tài liệu vô cùng quý giá cho những nhà nghiên cứu cũng
như một cổ vật quan trọng nói lên sự phát triển một thời của phố Hiến. Du khách
khi đến đây sẽ thấy hết được sự sầm uất, sống động của phố Hiến một thời để từ đó
hiểu hơn về vùng đất này.
Ngoài ra, chùa Chuông trước còn là nơi nuôi giấu và hoạt động của những
chiến sĩ cách mạng, nó là một dấu vết hào hùng trong lịch sử dân tộc, là nơi nhiều
thế hệ anh hùng đã ngã xuống, hi sinh để bảo vệ nền độc lập cho Tổ Quốc.
Nhận định chung:
Từ những hấp dẫn mang tính tiêu biểu trên, ta có thể thấy, chùa Chuông có
một tiềm năng lớn cho sự phát triển du lịch. Vấn đề này cần phải kết hợp chặt chẽ
giữa việc bảo vệ những giá trị của di sản đối với việc kinh doanh, phát triển du lịch
cho địa phương, tạo công ăn việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động địa phương.
21
Tính hấp dẫn của chùa Chuông cho hoạt động du lịch được đánh giá bởi nhiều yếu
tố trong đó tiêu biểu nhất đó là tính đại diện, tính độc đáo và tính lịch sử mà không
phải ngôi chùa nào ở đồng bằng Bắc Bộ cũng có được.
Chùa Chuông là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hưng
Yên. Hàng năm, vào dịp lễ hội không chỉ có người dân Hưng Yên đến tham dự mà
còn có sự tham dự của du khách thập phương đến để cùng dâng lễ Phật. Như vậy,
có thể nói, nó có một sức hút trong du lịch không chỉ ở ngay chính những người

dân bản địa mà còn cả ở cả những người vùng khác. Nếu như khai thác và đánh giá
được hết sức hấp dẫn của di sản sẽ tạo nên một sức hút trong du lịch đặc biệt là
những chương trình du lịch tâm linh.
Những điểm hấp dẫn đã nêu trên của chùa Chuông chắc chắn sẽ tạo một
điểm nhấn cho khách du lịch mỗi khi đặt chân đến vùng đất Hưng Yên giàu truyền
thống văn hóa này.
3.1.2. Tính liên kết.
Trước hết, tính liên kết được hiểu là cách dùng để đánh giá sức hút du lịch
của một khu vực du lịch nhất định được xác định bởi số tài nguyên du lịch có trên
địa bàn đó.
Có thể khẳng định, chùa Chuông là một trong những di sản nằm trong hệ
thống quần thể di tích phố Hiến xưa. Do đó, việc liên kết với những tài nguyên cho
phát triển du lịch đó để tạo thành một chương trình du lịch thu hút khách du lịch là
một điều dễ nhận thấy. Hưng Yên vốn là một điểm đến đầy hấp dẫn cho du lịch
thập phương muốn đến khám phá những giá trị tâm linh. Chúng ta có rất nhiều địa
danh, di tích lịch sử cách mạng và những công trình tôn giáo, tín ngưỡng được nhà
nước công nhận. Chính vì thế, du lịch tâm linh là một thế mạnh của Hưng Yên.
Chùa Chuông nằm ở thành phố Hưng Yên nay, phố Hiến xưa nên có rất nhiều các
công trình tôn giáo, tín ngưỡng tập trung trong khu vực này thuận lợi cho việc liên
kết các điểm di tích để tạo thành chương trình du lịch hấp dẫn. Vì điểm du lịch trên
22
địa bàn tỉnh Hưng Yên rất nhiều nên khi phân tích tính liên kết của điểm du lịch
chùa Chuông tôi xin phân tích những giá trị tài nguyên du lịch nằm ngay trong địa
bàn thành phố Hưng Yên để phát triển thành chương trình du lịch. Những tài
nguyên du lịch có thể cùng chùa Chuông liên kết có thể kể đến như sau:
Đầu tiên là tài nguyên du lịch nhân văn:
• Đền Mẫu, đây là một công trình kiến trúc cổ kính, nổi tiếng là linh thiêng
của thành phố Hưng Yên, nằm ven bờ hồ Bán Nguyệt là di tích được công
nhận là di tích lịch sử, văn hóa thờ bà Dương Quý Phi được xây dựng vào
thời vua Trần Nhân Tông. Tính liên kết với di sản này nằm ở chỗ nó cùng

xuất phát từ bản chất của du lịch tâm linh. Khi du khách vãn cảnh chùa
Chuông, hòa mình vào không gian kiến trúc cổ kính có thể đến ngay tới đền
Mẫu vì những ưu thế như: xét về vị trí: đền Mẫu nằm gần ngay với điểm du
lịch chùa Chuông. Xét về giá trị tâm linh: đền Mẫu cũng nổi tiếng là linh
thiêng ở thành phố Hưng Yên. Xét về các dịch vụ cung ứng: đền Mẫu cũng
có những dịch vụ cung ứng dành cho khách du lịch khá chuyên nghiệp.
• Đền Trần, tiếp tục là một điểm đến du lịch tâm linh mang đầy tính khám
phá, đền Trần cũng sẽ là điểm đến du lịch đầy hấp dẫn dành cho khách du
lịch. Khả năng liên kết với điểm du lịch chùa Chuông cũng rất cao bởi nó
tiếp tục là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá giá trị văn
hóa phố Hiến. Đền là di tích tưởng niệm Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
được khởi xây từ thời Trần. Tính liên kết với chùa Chuông cũng khá cao bởi
Xét về vị trí: đền Trần nằm gần ngay với điểm du lịch chùa Chuông, du
khách có thể tản bộ vãn cảnh trên đường tới đền Trần. Đây cũng tạo nên
điểm thú vị, điểm nhấn cho khách du lịch thập phương khi đến đây.
• Chùa Hiến, đây là ngôi chùa nằm ở đường Phố Hiến, phường Hồng Châu,
thành phố Hưng Yên, chùa còn có tên là “Thiên Ứng Tự” được xây vào thời
23
Trần. Điểm đánh giá tính liên kết với điểm chùa Chuông không chỉ thể hiện
ở việc có thể kết hợp với du lịch chùa chiền, nằm gần địa điểm trong thành
phố mà còn được thể hiện ở tính độc đáo của hai ngôi chùa này. Nếu như
chùa Chuông có cổ vật là tấm bia ghi lại cảnh buôn bản sầm uất của thương
cảnh phố Hiến xưa, và truyền thuyết về chiếc Chuông được nhân dân tôn thờ
thì khi đến với chùa Hiến, du khách có thể ngắm nhìn tận mặt hai tấm bia đá
được dựng vào năm Vĩnh Tộ thứ 7 và Vĩnh Thịnh thứ 5 nói lên quá trình tụ
cư của thương cảng phố Hiến. Đặc biệt hơn nữa là có thể ngắm nhìn cây
nhãn Tổ ở phía trước được nhân dân tôn thờ làm nên đặc sản nhãn lồng
Hưng Yên như ngày hôm nay.
• Văn Miếu Xích Đằng nằm tại thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn thành phố
Hưng Yên. Đây cũng là một điểm có thể liên kết với điểm du lịch chùa

Chuông. Từ chùa Chuông nếu du khách được khám phá một không gian
đậm chất Phật giáo thì khi đến với Văn Miếu Xích Đằng, du khách sẽ được
đến với một không gian của sự học hành, đỗ đạt, được chiêm ngưỡng những
vị tiến sĩ ở Hưng Yên, thể hiện truyền thống hiếu học của vùng đất phố
Hiến. Đến đây, du khách đã đến với một biểu tượng của trí tuệ Hưng Yên
với tinh thần tôn sư trọng đạo.
• Đông Đô Quảng Hội, Võ Miếu, Đền Thiên Hậu: đây cũng là những di tích
cũng đã được đem vào khai thác du lịch từ lâu. Đông Đô Quảng Hội được
xây dựng trong một khu đất đẹp, rộng ở phường Phố Hiến, quận Hồng Châu,
thành phố Hưng Yên. Từ chùa Chuông nếu như ta mới chỉ thấy sự ảnh
hưởng hài hòa trong nét kiến trúc Hoa – Việt thì đến đây ta có thể thấy rõ
nhất dấu ấn của người Hoa ở những công trình tôn giáo – tín ngưỡng phố
Hiến cùng với quá trình tụ cư của người dân. Đông Đô Quảng Hội như một
minh chứng rõ nét nhất cho quá trình tụ cư, làm ăn, buôn bán của người
24
Trung Hoa trên đất phố Hiến. Đền Thiên Hậu sẽ cho du khách thấy rõ được
văn hóa Hoa – Việt giao thoa trên nền kiến trúc cổng Nghi Môn, nhà Thiêu
Hương… Võ Miếu ta cũng bắt gặp sự giao thoa kiến trúc độc đáo này tại các
hạng mục: Tiền tế, trung từ, hậu cung…
• Làng nghề hương cao xạ thôn: đây là một làng nghề nằm ở Cao Thôn, xã
Bảo Khê, thành phố Hưng Yên, là làng nghề làm hương truyền thống lâu đời
đã có từ hàng trăm năm nay. Làng nghề đã và đang góp phần giữ gìn những
nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Du khách có thể tham quan, du lịch,
khám phá làng nghề truyền thống này để khám phá nét văn hóa đẹp của dân
tộc, được cùng người dân địa phương làm ra sản phẩm mang đậm nét văn
hóa tâm linh này.
• Các lễ hội diễn ra trên địa bàn thu hút khách du lịch: Lễ hội văn hóa dân
gian Phố Hiến, lễ hội đền Mẫu… đây là lễ hội điển hình có thể tạo tính liên
kết và hấp dẫn khách du lịch. Những lễ hội này được tổ chức quy mô và diễn
ra hàng năm sẽ là một dịp quan trọng để du khách có thể hòa mình vào

những lễ hội văn hóa dân gian, tìm hiểu những giá trị văn hóa của địa
phương.
Tiếp theo là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên:
• Đất: với địa hình là đồng bằng, nguồn quỹ tài nguyên đất của Hưng Yên
dành cho phát triển du lịch khá nhiều. Hưng Yên là một trong những khu
vực có tiềm năng du lịch tâm linh lớn với nhiều di tích lịch sử, cách mạng
được công nhận. Nguồn tài nguyên đất khá nhiều đã và đang được thành phố
khai thác trong hoạt động du lịch. Đặc biệt là những khu vực gần các di tích
du lịch đang được các nhà đầu tư du lịch chú trọng để có thể kinh doanh du
lịch cũng như tính đến các phương án tốt nhất nhằm bảo tồn những giá trị
của khu di tích.
25

×