Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

bài ôn tập văn học trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.48 KB, 77 trang )

1. Sự hình thành và khái niệm thể loại NKHTSTLB
1.1. Cơ sở hình thành thể loại NKHTSTLB trong văn học Việt Namtrung
đại

Xã hội Việt Nam đầy biến động từ khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà
Lê (năm 1527) sau đó nhiều biến cố lớn xảy ra chiến tranh Nam - Bắc
triều; Trịnh - Nguyễn tranh nhau một dải san hà, rồi Tây Sơn nổi lên
quét tan các thế lực đánh đuổi ngoại bang, đến khi Gia Long lên ngôi
hoàng đế (năm 1802). Ở triều Tự Đức. nông dân khắp nơi nổi dậy chống
lại triều đình, trong đó có cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật ở Bắc Ninh
có Cao Bá Quát (chú ruột của Ca Bá Nhạ) tham gia.

Sự biến động của triều đình phong kiến diễn ra mấy trăm năm đã kéo
theo sự chuyển biến đáng kể về ý thức hệ của nhiều tầng lớp trong xã
hội, trong đó có lực lượng sáng tác, những Nho sĩ từng theo cửa Khổng
sân Trình. Văn hoá cũng có những thay đổi từ văn hoá vật chất đến văn
hoá tinh thần, mà cụ thể là thị hiếu thẩm mỹ và những quan niệm nghệ
thuật về con người. Con người với cá tôi cá nhân đã mạnh mẽ phá bỏ
những giềng mối mà Nho giáo và nhà nước phong kiến áp đặt từ lâu. Ca
dao - dân ca, tiếng lòng của người bình dân như lúa lâu ngày chịu hạn
nay gặp mưa rào, văn học dân gian phát triển phong phú, trong đó có
thể thơ song thất lục bát:

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không? …

Tất cả những điều kiện ấy, đã làm cho cho thể thơ song thất lục bát góp
mặt vào văn học viết Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XVI. Đến giai
đoạn nửa sau thế kỷ XVIII, thể thơ này bắt gặp được những nỗi lòng,


những tâm trạng đau khổ day dứt triền miên của các văn gia thi sĩ. Thế
là thể loại ngâm khúc dùng hình thức thơ song thất lục bát nhanh chóng
khẳng định dấu ấn của mình trên văn đàn văn học dân tộc. Theo
Nguyễn Thái Hoà thì hiện nay với khoảng 500 bản viết về thể thơ này,
trong đó có những kiệt tác như Cung oán ngâm (Nguyễn Gia
Thiều); Chinh phụ ngâm(bản dịch Nôm của Đoàn Thị Điểm (?)), Trần tình
khúc (tên gọi khác củaTự tình khúc - người viết chú thêm) (Cao Bá
Nhạ); Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân).

1.2. Khái niệm thể loại ngâm khúc

1.2.1. Ngâm khúc dưới góc nhìn của các nhà ngôn ngữ học
Nguyễn Văn Khôn viết: Ngâm: tiếng than thở, tiếng rên. [8; 624], Khúc:
bản đàn, bản nhạc, [8; 506]; theo Lê Ngọc Trụ thì ngâm: (h - tức từ gốc
Hán, người viết chú thêm): đọc, hát [12; 433], Khúc: (n - gốc Nôm, người
viết chú thêm): ca, nhạc [12; 333]. Theo Lê Văn Đức: ngâm (động từ): đọc
lên với giọng lên, xuống kéo dài [3; 1017, quyển hạ], Khúc: ca khúc,
ngâm khúc [3; 744, quyển hạ], Ngâm khúc: Bài văn vần tả cảnh với
nhiều tình cảm, thường làm theo lối song thất lục bát [3; 1017, quyển hạ]
Nguyễn Như Ý cho rằng Ngâm khúc: Bài văn vần diễn tả nỗi buồn,
thường theo thể song thất lục bát [13; 1187]

1.2.2. Ngâm khúc dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu văn học
Dương Quảng Hàm cho rằng: Ngâm là một bài văn tả những tình cảm ở
trong lòng, thứ nhất là những tình buồn, sầu, đau, thương. Các ngâm
khúc trong văn ta thường làm theo thể song thất lục bát, thường gọi tắt
là thể song thất.[5; 152]; Phạm Thế Ngũ sau khi trình bày khá dài lai lịch
của thể ngâm; gốc tích của câu song thất, tác giả khái quát giá trị của thể
ngâm như sau: thể ngâm (…) rất thích hợp để diễn tả những tình cảm ảo
não triền miên, nhịp nhàng, quấn quýt [9; 188]; Bùi Duy Tân quan niệm:

“Sự phong phú về mặt đề tài và thể loại văn học biểu hiện những xu thế
mới của xã hội Đại Việt từ TK XVI nửa đầu TK XVIII đã viết do khả
năng trữ tình phong phú, điệu thơ này (tức điệu thơ song thất lục bát -
người viết chú thêm) lúc đầu được dùng để viết cả khúc ca lạc quan,
hùng tráng nữa, nếu như sau này nó chủ yếu được dùng để viết các
khúc ngâm buồn thương, oán vọng” [7]; Lê Bán Hán - Trần Đình Sử -
Nguyễn Khắc Phi cho rằng “Ngâm khúc: Thể thơ trữ tình dài hơi,
thường được làm theo thể song thất lục bát để ngâm nga, than vãn nhằm
bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn phiền đau xót triền miên day
dứt. Vì thế ngâm khúc còn được gọi là khúc, vãn hay thán. Trong văn
học Việt Nam, ngâm khúc giữ một vị trí quan trọng và đặc biệt phát
triển từ giữa TK XVIII đến giữa TK XIX”. [4; 198]; Từ điển văn học (bộ
mới) không hiểu sao không có mục thuật ngữ ngâm khúc, trang 733 - 734,
Nguyễn Khắc Phi chỉ viết ở mụckhúc như sau: “Khúc còn gọi là tản khúc,
một hình thức thơ ca cổ điển của Trung Quốc, gắn với âm nhạc có nội
dung trữ tình, ra đời trên cơ sở những lời ca điệu hát dân gian đời Kim
(1115 - 1234) và phát triển mạnh vào đời Nguyên (1280 - 1368). Khúc
gồm có hai loại: tiểu lệnh và sáo sổ. (…). Ở Việt Nam chữ khúc được
dùng trong thuật ngữ ngâm khúc để chỉ những tác phẩm bằng thơ dài
theo thể lục bát hoặc song thất lục bát, có nội dung trữ tình (Chinh phụ
ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, …). Tuy nhiên đó không phải là những
tác phẩm mang đặc điểm của thể loại khúcTrung Quốc.

Trần Đình Sử cho rằng: ngâm khúc là một thể loại văn học trung đại
ViệtNam. Tinh thần bi kịch thể hiện ở chỗ tìm lại giá trị nhân sinh mà không
được, không cam chịu mất mát giá trị mà đành bất lực và do bất lực mà lòng
bất lực càng mạnh thêm, day dứt hơn, [187; 9] và nhấn mạnh chức năng của
thể loại này như sau: “Có thể nói khúc ngâm có nhiệm vụ phơi trải lòng
đau xót, sầu tủi, tiếc hận của mình” [10; 185].
Nhận xét.


Thứ nhất, các nhà ngôn ngữ chủ yếu giải thích bằng nghĩa tầm nguyên
nghĩa gốc của hai thành tố ngâm và khúc.

Thứ hai, các nhà nghiên cứu văn học nêu định nghĩa ngâm khúc căn cứ
trên ba yếu tố: hình thức; vị trị và chức năng thể loại.

Thứ ba, các nhà nghiên cứu chỉ quan tâm ngâm khúc nói chung, không
đưa ra khái niệm cụ thể nào về thể loại ngâm khúc dùng hình thơ song
thất lục bát trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại.

1.2.3. Khái niệm ngâm khúc hình thức song thất lục bát
Từ những khái niệm vừa nêu, chúng tôi đưa ra khái niệm sau đây: Ngâm
khúc trung đại Việt Nam là một thể loại của văn học dân tộc. Thể loại này dùng
hình thức song thất lục bát, trường thiên, bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm để thể
hiện. Chức năng của ngâm khúc nhằm bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn
phiền đau xót triền miên day dứt, đứng yên hay ít phát triển. Nội dung của nó
đa dạng, phong phú phản ánh nhiều cung bậc của đời sống tình cảm con người
thời trung đại. Khúc ngâm là cách nói Việt hoá từ cụm từ Hán - Việt của thuật
ngữ này.

Ngâm khúc dùng hình thức thơ song thất lục bát trung đại Việt Nam manh nha
từ thế kỷ XVI và kết thúc vào cuối thế kỷ XIX. Đánh dấu chính thức bằng tác
phẩm Chinh phụ ngâm khúc [bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?) 1705 - 1748]
và kết thúc bằng Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ (? - ?) và Thu dạ lữ hoài
ngâm của Đinh Nhật Thận (1815 - 1866).

2. Chức năng và nội dung thể loại
2.1. Các thể loại văn học có chức năng và nội dung riêng của nó
Các thể loại văn học có chức năng và nội dung riêng của nó, điều này

không phải bàn cãi, nhưng không phải ai cũng thấy rõ nó. Song với một
loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác
phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể. Nói cách khác, thể loại văn học là
một cấu trúc, một cách thức tổ chức ngôn ngữ theo một dạng thái nào đó
nhằm thể hiện những tình cảm, nhận thức và suy nghĩ của con người
trước các hiện tượng của đời sống. Có thể nói thể loại nào cũng bình
đẳng, cũng đều có quyền trong việc nhận thức và phản ánh hiện thực.
Tuy nhiên mỗi thể loại thường có những chức năng riêng phù hợp với
khả năng phản ánh của nó với đối tượng được nhận thức, phản ánh.
Chẳng hạn như các thể loại tự sự (truyện, tiểu thuyết) có chức năng trước
hết là thuật, kể, miêu tả. Các thể loại kịch có chức năng trước hết là trình
bày các mâu thuẫn xung đột ở đối tượng được nhận thức. Các thể
loại thơ lại có chức năng trước hết là bộc lộ cảm xúc hay các trạng thái tư
tưởng, tình cảm của chủ thể trữ tình. Nói chức năng của thể loại văn học
là nói đến khả năng, vai trò, nhiệm vụ của nó đối với việc nhận thức và
phản ánh hiện thực. Thời trung đại các thể loại văn học thường được
giao đảm nhận các chức năng rõ ràng, nhất là các thể loại văn hành chức.
Tên thể loại thường gắn liền tên tác phẩm nên người đọc dễ dàng nhận
diện và phân loại chức năng thể loại. Hịch là để kêu gọi, thuyết
phục. Cáo là để tổng kết một công việc hay một chủ trương chính trị, xã
hội nào đó. Chiếu là để phổ biến một mệnh lệnh nào đó của nhà vua cho
thần dân biết.v.v Còn các loại văn có tính nghệ thuật như truyện, tiểu
thuyết chương hồi, thơ, phú lại có những chức năng riêng khác nữa. Ngâm
khúc nói chung, và thể loại NKHTSTLBnói riêng cũng không nằm ngoài
quy luật ấy

2.2. Chức năng và nội dung của thể loại NKHTSTLB
Lục bát có khả năng lợi dụng cấu trúc của mình để có thể kéo dãn bài
thơ đến vô cùng nhằm thích ứng với vai trò kể chuyện, còn STLB lại khai
thác ưu thế của mình về các yếu tố vần, điệu, nhịp cũng như tổ hợp các

dòng để thể hiện nội dung của ngâm khúc. Về điểm này nhiều nhà
nghiên cứu đã chỉ ra khá cụ thể. Đặng Thai Mai qua việc phân tích một
cách toàn diện tác phẩm Chinh phụ ngâmđã quả quyết rằng “lối STLB có
những khả năng quý báu để mô tả đời sống nội tâm”; Phạm Thế Ngũ
cũng rất tâm đắc về giá trị của mỗi thể thơ trong vai trò chức năng của
chúng: “thể ngâm (tức thể STLB) rất thích hợp để diễn tả những tình
cảm ảo não triền miên, nhịp nhàng quấn quýt, … Gọi STLB là thể ngâm,
ấy là nói lên khả năng dồi dào nhạc chất của thể đó, thích hợp với công
dụng ngâm vịnh” [9; 188]. Trong khi đi tìm cái dân tộc và cái cổ điển
làm cơ sở để phân kỳ lịch sử văn học dân tộc, Trần Đình Hượu đã cho
rằng “người dịch Chinh phụ ngâm và người viết Cung oán ngâm đã phát
hiện ra một cách diễn tả những nỗi đau xót thầm kín, những nỗi buồn
triền miên, thành công của họ là tấm gương cho nhiều người dùng thể
STLB hoặc để nói nỗi lòng mình… hoặc để nói nỗi lòng nhân vật”.
Những người làm sách Những khúc ngâm chọn lọc cũng đã nhấn mạnh
“trong các thể thơ dân tộc, không thể nào phù hợp với ngâm khúc bằng
STLB” [2]; Đặng Thanh Lê, trong một bài viết về ngâm khúc đăng trên
Tạp chí Văn học đã nhận định “Các tác phẩm STLB của thế kỷ XVIII đưa
thể thơ này vào chức năng phản ánh nội dung tâm trạng có tính chất bi
kịch”. Phan Ngọc đã lần lượt xem xét 70 tác phẩm STLB, trong đó, theo
ông, có 35 tác phẩm có thể xem là hay nhất, rồi trên cơ sở đó mà nêu lên
bốn đặc điểm “bất biến” về nội dung của chúng: thứ nhất, đó là những
bài thơ nội tâm; thứ hai, là những bài thơ được xây dựng trên sự đối lập
giữa một bên là hiện tại, với bên kia là dĩ vãng hoặc tương lai; thứ ba, là
một lời kêu gọi thôi thúc hành động; thứ tư, là tác giả đóng vai một lữ
khách xem cuộc đời mình như một đoạn đường dài và ôn lại quãng
đường ấy; Trần Đình Sử, trong Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại
Việt Nam đã có những nhận định mà chúng tôi hết sức chú ý: “người ta
thường nói hình thức của ngâm khúc là STLB. Nhưng điều đó chưa
đủ. Ngâm khúc đã phát triển đến tột độ quan niệm tự tình của thơ trữ

tình trung đại. Chính việc kể lể tình cảm mới tạo khả năng sáng tác
được khúc ngâm dài mà không cần cốt truyện” [10; 185]. Tiếp đó, ông
khẳng định chức năng của ngâm khúc: “có thể nói ngâm khúc có nhiệm vụ
trải tấm lòng đau xót, sầu tủi, tiếc hận của mình” [10; 185].

Từ cơ sở của Phan Ngọc và Trần Đình Sử, chúng tôi khẳng định rằng
chức năng của NKHTSTLB trong văn học Việt Nam trung đại là những
tác phẩm diễn tả nội tâm với nhiệm vụ trải lòng đau xót, sầu thảm. Nội
dung chính thể loại NKHTSTLB là những tâm sự cá nhân. Chinh phụ
ngâmcũng thể hiện chức năng này.

Trong số các tác phẩm NKHTSTLB phổ biến, đứng ở góc độ xem xét
chức năng và nội dung biểu hiện của lời “tâm sự”, giọng điệu phát ngôn
của nhân vật trung tâm trong tác phẩm chúng tôi tạm chia ra làm hai
nhóm:

Các tác phẩm có nhân vật trữ tình nhập vai (vừa là người trần thuật, vừa
là người trong cuộc). Tiêu biểu là các tác phẩm: Chinh phụ
ngâm và Cung oán ngâm khúc, …
Các tác phẩm có nhân vật trữ tình (nhân vật là người trong cuộc). Tiêu
biểu có Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận), Tự tình khúc (Cao Bá
Nhạ), Bần nữ thán (khuyết danh), …

3. Chức năng và nội dung của bản dịch Chinh phụ ngâm
Bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành mà chúng tôi chọn làm đối tượng
khảo sát dài 408 dòng. Nhân vật trữ tình là người chinh phụ luôn mang
tâm trạng cô đơn khắc khoải đợi chờ người chinh phu ngoài chiến trận.

Theo Hà Như Chi, tình cảm của người chinh phụ được chia ra các cung
bậc như sau:

- Thiết tha, gắn bó với chồng khi chia tay;
- Tình yêu rất trung thành khi chồng đi vắng;
- Thương nhớ chồng một cách tình tứ: tưởng tượng và cảm xúc rất tế
nhị;
Buồn khổ nhưng không quên bổn phận: tình cảm, nhiệm vụ làm mẹ, làm
vợ điều hoà với nhau làm nên vẻ đẹp dịu dàng đằm thắm rất Á Đông [1;
153].

Riêng về những trạng thái trong tâm lý người chinh phụ nhớ mong
chồng, Thuần Phong đã để công phân biệt được rất nhiều màu sắc và
chứng minh như thế nào những màu sắc xuất hiện “theo một tầng thứ
hợp lý vô cùng”. Từ tiếc (câu 113 - 124) mà ra trách (câu 125 - 152),
từ trách đến lo(câu 153 - 168), từ lo đến mong (câu 169 - 176). Rồi lần lượt
nào thương(câu 177 - 184), nào nhớ (câu 185 - 216), nào tủi (câu 217 - 228),
nào sầu(câu 229 - 256), nào mộng (câu 257 - 268), nào trông (câu 269 - 292),
nàothan (câu 293 - 352) để rốt cuộc là nguyện (câu 353 - 372).

Ở đây, chúng tôi theo dòng suy tưởng của nhân vật chinh phụ, “dựng”
lại chân dung cũng như tâm trạng “sầu thương” của cả nàng, để tìm
chức năng và nội dung biểu hiện của thể loại:
Mở đầu tác phẩm, là lúc hai nhân vật chính xuất hiện: chàng và nàng:

Trang phong lưu đương chừng niên thiếu
Sánh nhau cùng dan díu chữ duyên,

Rồi non sông nghiêng ngửa, xã tắc khuynh nguy chồng nàng phải xếp
bút nghiên theo việc đao cung. Mối tình đang nồng đượm, giữa chừng phải
chia ly, tiễn đưa chồng ra trận mà nàng dường như không muốn rời
chân:


Nhủ rồi, tay lại trao liền
Bước đi một bước lại vin áo chàng.

Tự nghĩ giận mình không được như “chiến mã” để theo bước chân
chồng ra trận:

Đưa chàng lòng dặc dặc buồn
Bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền.

Nàng liên tưởng đến nỗi nhọc nhằn khổ cực của chồng ngoài chiến
tuyến, thấp thỏm chờ đợi tin chồng, nghe gió đông về đã vội may áo
bông để mong ấm lòng bạn gối chăn miền biên tái:

Thấy nhạn luống tưởng thư phong
Nghe hơi sương sắm áo bông sẵn sàng.

Son phấn xưa có “hồn” còn giờ đây cũng trở nên vô tri, vô nghĩa:

Nương song luống ngẩn ngơ lòng,
Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai?

Bao nhiêu niềm hạnh phúc nàng đều đặt trọn vào tình quân. Giờ đây,
đối mặt với nỗi đơn lẻ biết cùng ai chia ngọt xẻ bùi:

Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi
Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề.

Nỗi giằng xé tăng lên khi nàng mượn gương soi tìm hình bóng cũ, ao
ước gửi đến chồng những kỷ vật mặn nồng tình chăn gối:


Thoa cung Hán thuở ngày xuất giá
Gương lầu Tần dấu đã soi chung
Cậy ai mà gửi tới cùng
Để chàng thấu hết tấm lòng tương tư.

Nỗi niềm nhớ mong luôn luôn hiện lên thường trực bởi sự tưởng tượng
phong phú của nhân vật tự tình. Dường như ánh mắt của nàng “trông
thấy” chồng mình đang dấn thân vào nơi nguy hiểm gian lao:

Chàng từ đi vào nơi gió cát,
Đêm trăng này nghỉ mát phương nao?

Ở nơi ấy, cảnh vật hiện lên với những nét hoang vu, đìu hiu, ghê gợn:

Xưa nay chiến địa dường bao
Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu!

Tâm trạng não nề luôn đè nặng, ngay cả trong công việc hàng ngày:

Biếng cầm kim, biếng đưa thoi
Oanh đôi thẹn dệt, bướm đôi ngại thùa.

Chinh phụ nhớ rõ buổi chia tay với những lời hẹn ước của chồng bao
nhiêu trong ký ức thì thực tại bóng hình chàng càng biệt chim tăm cá
bấy nhiêu:

- Hẹn cùng ta Lũng Tây nham ấy,
Sớm đã trông nào thấy hơi tăm
- Hẹn nơi nao Hán Dương cầu nọ,
Chiều lại tìm nào thấy tiêu hao

Ngập ngừng gió thổi chéo bào,
Bãi hôm tuôn dẫy nước trào mênh mông.
Nỗi lòng người hoà vào nỗi sầu của cảnh vật:
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm, tiếng trùn mưa phun
Sương như búa bổ mòn gốc liễu
Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô,…

Thương nhớ chồng, nàng lo tròn trách nhiệm với con, nàng vẫn là dâu
thảo với mẹ chồng, để rồi đêm về một mình chiếc bóng chỉ biết âm thầm
chờ đợi trong khổ đau mõi mòn:

- Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
- Lòng này hoá đá cũng nên,
E không lệ ngọc mà lên trông lầu.

Và hình bóng chàng hiện lên trong giấc mộng:

Tìm chàng thuở Dương đài lối cũ,
Gặp chàng nơi Tương Phố bến xưa
Sum vầy mấy lúc tình cờ,
Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân.

Không chỉ mang chức năng biểu thị tâm trạng triền miên trong đau
khổ,Chinh phụ ngâm còn có chức năng và nội dung biểu hiện sự hoài
vọng ở một ngày “trùng hoan” của chinh phụ, nàng mong đến ngày
chinh phu đắc thắng khải hoàn, nàng sẽ hạnh phúc biết bao để săn sóc
cho chồng:


Xin vì chàng xếp bào cởi giáp,
Xin vì chàng rũ lớp phong sương …

Và trong men rượu đoàn viên:

Sẽ rót vơi lần lần từng chén
Sẽ ca dần ren rén từng thiên
Liên ngâm đối ẩm đòi phen
Cùng chàng lại kết mối duyên đến già
Cho bõ lúc xa sầu cách nhớ
Giữ gìn nhau vui thủa thanh bình …

Tóm lại
Vị trí và sức sống của những tác phẩm Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm,
Ai tư vãn, Tự tình khúc, Thu dạ lữ hoài ngâm, … vẫn trường tồn cùng thời
gian. Đúng như chức năng biểu hiện của nó là những tác phẩm diễn tả
nội tâm với nhiệm vụ trải lòng đau xót, sầu thảm, thể loại này chỉ phù
hợp với nhiều điều kiện cả chủ quan lẫn khách quan. Thể loại ngâm
khúc do những đặc thù riêng đã tỏ ra không còn phù hợp với thời hiện
đại nữa.

Ngâm khúc vắng bóng trong Thơ mới 1932 - 1945 cũng là điều dễ hiểu.
Từ sau các tác phẩm khóc chồng của Tương Phố (thập niên hai mươi
của thế kỷ XX), thể loại NKHTSTLB tạm lắng lại không xuất hiện nữa, …

SO SÁNH KIM VÂN KIỀU TRUYỆN CỦA THANH TÂM TÀI NHÂN VỚI
ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH CỦA NGUYỄN DU
Nguồn gốc truyện Kiều (3)
Tác giả, trong đoạn mở bài (câu 7-8), đã viết:
Kiểu thơm lần giở trước đèn,

Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
Vậy tác giả đã được xem một cuốn sách của Tàu rồi nhân đấy mà viết ra
truyện Kiều. Nhưng bốn chữ "phong tình cổ lục ( )" chỉ có nghĩa là một
câu chuyện phong tình xưa, tức là một cái phổ thông danh từ, chứ không
phải là nhan riêng một cuốn sách. Vậy sách ấy chính nhan là gì và do ai
làm ra?
Lâu nay, ở nước ta, vẫn có một bản truyện Kiều chữ Hán chép tay (4) nhan
là Kim Vân Kiều truyện mà các học giả vẫn cho là một cuốn tiểu thuyết
Tàu do đấy Nguyễn Du đã soạn ra cuốn truyện nôm.
Gần đây, chúng tôi lại được xem một cuốn sách nội dung giống như cuốn
trên này, nhưng là một cuốn sách in (mộc bản) ở bên Tàu (5). Sách gồm có 4
quyển và chia làm 20 hối. Ở đầu mỗi quyển, có đề: ( ) Quán hoa đường
bình luận Kim Vân Kiều truyện, quyển chi (6) - Thánh thán ngoại thư -
Thanh tâm tài nhân (7) biên thứ.
Khi ta so sánh nguyên văn quyển Kim Vân Kiều truyện này với nguyên
văn truyện Kiều của Nguyễn Du thì ta thấy rằng đại cương tình tiết hai
quyển giống nhau: các việc chính, các vai nói đến trong truyện Kiều đều có
cả trong cuốn tiểu thuyết Tàu.
Sự so sánh ấy lại tỏ rõ rằng Nguyễn Du không phải chỉ dịch văn xuôi của
Tàu ra văn vần của ta mà thôi. Tác phẩm của ông thật có phần sáng tạo đặc
sắc: ông sắp đặt nhiều việc một cách khác để cho hợp lý hơn hoặc để tránh
sự trùng điệp; ông thay đổi nhiều điều tiểu tiết để tả cảnh ngộ hoặc tình
hình các vai trong truyện một cách rõ rệt hơn; ông lại bỏ đi nhiều chỗ thô
tục (như đoạn kể rõ "vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề") và nhiều
đoạn rườm, thừa, không bổ ích cho sự kết cấu câu chuyện.
Vậy nguồn gốc truyện Kiều của Nguyễn Du là quyển tiểu thuyết Tàu nhan
là Kim Vân Kiều truyện ( )do một tác giả hiệu là Thanh tâm tài nhân ( )
soạn ra về cuối thế kỷ XVI hoặc đầu thế kỷ thứ XVII (8) và do một nhà phê
bình có tiếng là Kim Thánh Thán (9) bình luận (10).
Lược truyện

Truyện Kiều gồm có 3254 câu, trừ đoạn mở bài và đoạn kết, có thể chia làm
sáu hồi:
Đoạn mở bài (câu 1-38): Tác giả đem cái thuyết "tài mệnh tương
đố" (tài và mệnh ghét nhau) nêu lên làm luận đề cuốn truyện. Rồi tác giả
nói gia thế và tả tài sắc hai chị em Thúy Kiều.
I Thúy Kiều và Kim Trọng đính ước với nhau (câu 39-528).
- Thúy Kiều cùng hai em là Thúy Vân và Vương Quan, nhân đi chơi thanh
minh, gặp mả Đạm Tiên là một người kỹ nữ xưa có tài sắc mà số mệnh
không ra gì; lúc sắp về, lại gặp Kim Trọng, hai bên bắt đầu yêu nhau. Kiều
về nhà, nghĩ đến thân thế Đạm Tiên mà lo cho hậu vận của mình; lại nhớ
đến Kim Trọng, không biết duyên phận sẽ ra thế nào. Kim Trọng từ khi biết
Kiều cũng đem lòng tưởng nhớ, rồi tìm đến ở cạnh nhà Kiều, nhân thế mà
hai bên gặp nhau và thề nguyền gắn bó với nhau.
II Vương ông mắc oan. Thúy Kiều bán mình (câu 529-864).
- Sau khi Kim Trọng từ biệt Kiều về hộ tang chú thì bỗng Vương ông bị
thằng bán tơ vu oan phải bắt. Kiều muốn có tiền để chuộc tội cha, phải bán
mình cho Mã Giám sinh và theo về Lâm tri.
III Kiều ở thanh lâu (câu 865-1274).
- Mã Giám sinh nói dối là mua Kiều làm thiếp; thực ra, hắn chỉ là tay sai
của Tú bà, một mụ chủ một ngôi hàng thanh lâu. Khi đến Lâm tri, Kiều biết
mình bị lừa, toan bề tự vận. Tú bà mới dỗ ngọt cho Kiều ra ở lầu Ngưng
bích nghỉ ngơi, hứa sẽ tìm nơi xứng đáng gả cho. Tú bà bèn lập mưu sai Sở
Khanh làm ra mặt nghĩa hiệp rủ Kiều đi trốn. Đến nửa đường, Sở Khanh
bỏ Kiều, Kiều bị Tú bà bắt về, ép phải ra tiếp khách.
IV. Kiều vào tay Hoạn thư (câu 1275-1992).
- Kiều ở thanh lâu ba năm. Sau gặp một người làng chơi là Thúc sinh lấy
Kiều làm thiếp. Nhưng vợ cả Thúc sinh là Hoạn thư được tin, nổi ghen, sai
người, nhân khi Thúc sinh đi vắng, đến bắt Thúy Kiều đem về nhà hành hạ
khổ sở.
V. Kiều lấy Từ Hải (câu 1993-2736).

- Kiều bỏ nhà Hoạn thư trốn đi đến ở chùa bà vãi Giác Duyên, được ít lâu
bà cho Kiều sang ở nhà một người đàn bà thường đến lễ chùa là Bạc bà.
Không ngờ Bạc bà cũng một phường với Tú bà, giả làm lễ cưới Kiều cho
cháu mình là Bạc Hạnh để đem bán Kiều cho một hàng thanh lâu ở châu
Thai. Thế là Kiều lại phải vào thanh lâu lần thứ hai. Được ít lâu, Kiều gặp
một người tướng giặc là Từ Hải lấy làm vợ. Kiều nhân dịp báo ơn xưa, trả
oán cũ. Nhưng không bao lâu Từ Hải mắc lừa bị giết chết. Kiều bèn đâm
đầu xuống sông Tiền đường, nhưng nhờ có bà vãi Giác Duyên vớt lên đem
đến ở trong am của bà.
VI. Kim, Kiều tái hợp (câu 2737-3240).
- Kim Trọng, sau khi về hộ tang chú, trở lại tìm Kiều; nghe tin Kiều phải
bán mình, mới nghe lời Kiều dặn lúc ra đi, lấy Thúy Vân. Sau, cùng với
Vương Quan đi thi đỗ, được bổ làm quan, mới dò la tin tức Kiều, rồi gặp
bà vãi Giác Duyên đưa đến chỗ Kiều ở. Hai bên được đoàn tụ cùng nhau.
Đoạn Kết (câu 3241-3254): Tác giả nhắc lại thuyết "tài mệnh tương
đố" mà khuyên ta nên giữ lấy"thiện tâm".
Tâm sự tác giả trong truyện Kiều
Truyện Kiều có thể coi là một câu truyện tâm sự của Nguyễn Du tiên
sinh. Cái tâm sự ấy là cái tâm sự của một người bầy tôi trung mà vì cảnh
ngộ không thể giữ trọn được chữ trung với cựu chủ. Tác giả vốn tự coi
mình như một cựu thần của nhà Lê, mà gặp lúc quốc biến không thể trọn
chữ trung với Lê hoàng, lại phải ra thờ nhà Nguyễn. Tâm sự thật không
khác gì Thúy Kiều đã đính ước với Kim Trọng mà vì gia biến phải bán
mình cho người khác, không giữ được chữ trinh với tình quân. Bởi vậy tác
giả mới mượn truyện nàng Kiều để ký thác tâm sự của mình.
Triết lý truyện Kiều
Cái triết lý trong truyện là mượn ở Phật giáo. Ngay đoạn mở đầu,
tác giả nhận rằng ở trên đời này tài và mệnh thường ghét nhau (tài mệnh
tương đố ( )). Cả thân thế nàng Kiều là một cái tang chứng về điều ấy:
Kiều là một người có tài có sắc mà gặp bao nỗi long đong lưu lạc, thật là số

mệnh hẩm hiu. Nhưng tại sao Thúy Kiều không làm gì nên tội mà lại phải
chịu những nỗi khổ ấy? Muốn giải điều ấy, tác giả mượn cái thuyết nhân
quả của đạo Phật. Cái nghiệp ta chịu kiếp này là cái kết quả của công việc
ta về kiếp trước cũng như công việc ta kiếp này sẽ là cái nguyên nhân của
nghiệp ta về kiếp sau. Thế thì Thúy Kiều phải chịu những nỗi khổ sở là để
trả cái nợ, rửa cái tội kiếp trước.
Bởi vậy muốn cho cái nghiệp của mình về kiếp sau được nhẹ nhàng, thì
phải giữ mối thiện tâm, phải làm điều thiện, Thúy Kiều tuy gặp bao tai nạn
oan khổ mà vẫn giữ được lòng thiện (11), biết bán mình để trọn đạo hiếu,
cứu muôn người để làm điều nhân, nên sau một hồi mười lăm năm luân
lạc phong trần, lại được hưởng hạnh phúc về hậu vận (đoạn tái hợp). Nên
tác giả kết lại khuyên người ta nên giữ lấy chữ tâm vì cái thiện tâm có thể
gỡ được cái tội nghiệp của mình về kiếp trước và gây nên cái quả phúc cho
mình về sau.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
(truyện Kiều, câu 3249-3252)
Luân lý truyện Kiều
Về phương diện văn chương thì ai cũng công nhận truyện Kiều là
hay. Nhưng về đường luân lý, hồi xưa các cụ theo lễ tục cổ có ý cho là một
quyển sách không nên cho đàn bà con gái xem. Bởi vậy mới có câu:
"Đàn ông chớ kể Phan Trần (12)
"Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều".
Các cụ nói thế, có lẽ vì hai câu này:
1. Trong truyện Kiều, có một vài đoạn (như những đoạn tả đêm hôm động
phòng của Mã Giám sinh với Thúy Kiều, tả cách ăn chơi đón tiếp ở nơi
thanh lâu, tả lúc Thúy Kiều tắm) các cụ cho là khiêu khích dục tình.
2. Theo lễ tục xưa, con gái phải đợi mệnh của cha mẹ "đặt đâu ngồi đấy",

để quyền cho cha mẹ kén chọn gả bán. Thế mà Thúy Kiều tự ý sang nhà
Kim Trọng trước khi nói với cha mẹ: đó là một điều các cụ cho là trái với lễ
tục cổ.
Nay ta thử xét xem hai cớ ấy có phương hại gì cho nền luân lý không?
Về cớ thứ nhất, tuy tác giả có tả các điều kể trên, nhưng bao giờ cũng dùng
lời văn rất thanh nhã kín đáo, không hề tục tằn bộc lộ, chỉ khiến cho người
đọc hiểu việc mà sinh lòng hoặc thương hại cho Thúy Kiều, hoặc ghê tởm
vì cảnh tượng, chứ không phải lối văn khiêu khích dục tình. Như đoạn tả
đêm hôm động phòng của Mã Giám sinh với Thúy Kiều, tác giả đã viết
(câu 845-852):
Tiếc thay một đóa trà mi,
Con ong đã tỏ đường đi lối về.
Một cơn mưa gió nặng nề,
Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương.
Đêm xuân một giấc mơ màng,
Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ.
Nỗi riêng tầm tã tuôn mưa,
Phần căm nỗi khách, phần dơ nỗi mình.
Ta đọc mấy câu văn kín đáo ấy, cũng như nàng Kiều, ta chỉ căm giận về
thói vũ phu của một kẻ phàm tục mà thương xót cho thân phận một người
con gái tuyết sạch giá trong chả may sa vào nơi bùn lầy dơ bẩn.
Đến đoạn tả Thúy Kiều tắm (câu 1309-1312):
Buồng the phải buổi thong dong,
Thang lan rủ bức trướng hồng tắm hoa.
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,
Rành rành sẵn đúc một tòa thiên nhiên!
Tuy tả một việc rất thô, mà lời văn thanh nhã biết chừng nào! Đọc
bốn câu ấy, ta có cái cảm giác về mỹ thuật khác nào như đứng trước một
pho tượng khỏa thân của nhà điêu khắc tạo ra, chứ không hề có cái cảm
giác về nhục dục.

Về cớ thứ nhì, cứ theo cái quan niệm mới về việc hôn nhân để cho trai
gái có quyền lựa chọn miễn là trước khi lấy nhau phải được cha mẹ ưng
thuận, thì việc làm của Thúy Kiều kể cũng không đáng trách, vì tuy nàng
có thề thốt với Kim Trọng, nhưng vẫn giữ được sự trong sạch và vẫn đinh
ninh dành quyền quyết định cho cha mẹ.
"Thôi nhà băng tuyết chất hằng phỉ phong.
Dù khi lá thắm, chỉ hồng,
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha" (câu 332-334)
Đó là câu Thúy Kiều trả lời Kim Trọng khi chàng ngỏ lời yêu nàng. Kim
Trọng cũng thuận theo ý ấy, chỉ xin Thúy Kiều ưng trước rồi sẽ nhờ mối lái
hỏi theo lễ tục thường:
"Chút chi gắn bó một hai,
Cho đành, rồi sẽ liệu bài mối manh." (câu 341-342)
Lại chính Thúy Kiều đã lấy lời lẽ đoan chính mà răn Kim Trọng khi thấy
chàng có ý lả lơi:
"Đã cho vào bậc bố kinh,
Đạo tòng phu lấy chữ Trinh làm đầu.
Ra tuồng trên Bộc, trong dâu,
Thì con người ấy ai cầu làm chi?" (câu 505-508)
Xem thế thì biết Thúy Kiều tuy là một người giàu về tình ái nhưng
không phải là con người đam mê tình dục, thực đúng như lời vãi Giác
Duyên đã phán đoán trong câu (2682):
"Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm."
Phương chi khi Thúy Kiều, sau mười lăm năm lưu lạc, lại gặp tình
nhân, nàng tự cho thân mình là xấu xa không còn xứng đáng với người yêu
xưa, nên dù Kim Trọng nài ép cũng nhất địng xin đổi tình vợ chồng thành
tình bè bạn để giữ lấy tấm lòng trong sạch, lấy chữ "trinh" trong tâm hồn
thay cho chữ "trinh" về thân thể đã mất. Xem thế thì biết Thúy Kiều là một
người đàn bà có tính tình cao thượng.
Vả chăng, xét cả thân thế nàng Kiều, dù có cho việc vượt ra ngoài vòng

lễ tục ấy là một điều lỗi, thì việc nàng bán mình chuộc tội cho cha, hy sinh
chữ tình để theo trọn chữ hiếu cũng đủ chuộc được điều lỗi của nàng. Vì
sự hy sinh ấy mà trong mười lăm năm nàng phải chịu bao nỗi khổ sở, khổ
vì cảnh ngộ đã đành, mà thứ nhất là khổ vì mối chung tình với Kim Trọng.
Thế thì ta chỉ nên thương hại thay cho nàng, chứ không nên trách nàng đã
yêu vụng dấu thầm chàng Kim.
Đó là xét riêng về hai điều kể trên. Nay nếu xét cả cuốn truyện thì ta
nhận thấy ở trong ấy có nhiều bài học luân lý rất hay.
Về đường cá nhân luân lý, thì Thúy Kiều treo cho ta cái gương một
người biết trọng phẩm giá:
"Đến điều sống đục, sao bằng thác trong!" (câu 1026)
biết giữ thủy chung, vì tuy bị lưu ly, lúc ở thanh lâu, lúc lấy Thúc sinh, lúc
lấy Từ Hải mà bao giờ nàng cũng nhớ đến Kim Trọng là người đã gắn bó
với nàng từ trước.
Về đường xã hội luân lý, thì việc Chung ông giúp Kiều để cứu cha
nàng là một việc nghĩa, việc Kiều khuyên Từ Hải ra hàng để cứu nhân dân,
là một việc nhân. Tác giả lại khéo tả các cách hành động của những kẻ gian
ác, cái thói tham nhũng của một bọn sai nha, khiến cho người đọc sinh lòng
tức giận. Vậy một quyển sách gây nên nhiều thiện cảm như truyện Kiều
chả phải là một tác phẩm có ảnh hưởng tốt về đường luân lý hay sao?
Văn chương truyện Kiều
Xưa nay ai cũng công nhận cái giá trị đặc biệt của truyện Kiều về
đường văn chương. Cách kết cấu toàn thiên đã có phương pháp, cách sắp
đặt trong mỗi hồi, mỗi đoạn lại phân minh. Các câu chuyện thật là thần
tình khéo léo. Tả cảnh thì theo lối phác họa mà cảnh nào cũng linh hoạt
khiến cho người đọc cảm thấy cái thi vị của mỗi cảnh và cái tâm hồn của
mỗi vai ở trong cảnh ấy. Tả người thì vai nào rõ ra tính cách vai ấy, chỉ một
vài nét mà như vẽ thành bức truyền thần của mỗi vai, khám phá được tâm
lý của vai ấy, khiến cho nhiều vai (như Sở khanh, Tú bà) đã thành ra những
nhân vật dùng làm mô dạng cho đời sau. Văn tả tình thì thật là thấm thía

thiết tha làm cho người đọc phải cảm động. Cách dùng điển thì đích đáng,
tự nhiên, khiến cho người học rộng thì thưởng thức được lối văn uẩn súc
của tác giả mà người thường cũng hiểu được đại ý của câu văn. Bởi thế
truyện Kiều mới thành quyển truyện phổ thông nhất ở nước ta: trên từ các
bậc văn nhân thi sĩ, dưới đến các kẻ thường dân phụ nhụ, ai cũng thích
đọc, thích ngâm và thuộc được ít nhiều. Rồi nhân đấy mà làm ra các bài
vịnh Kiều, tập Kiều, án Kiều, thật là một cuốn sách rất có ảnh hưởng về
đường văn học và phong tục ở nước ta vậy.
Dương Quảng Hàm
CHÚ THÍCH: Những chữ trong dấu ngoặc ( ) là phần chữ Hán trong bài
và trong phần chú thích sau đây, đã lược bỏ.
1. Đoạn trường tân thanh nghĩa là "tiếng mới đứt ruột". Tác giả đặt cái
nhan ấy, chủ ý rằng quyển ấy kể một câu chuyện đau khổ theo một bản
truyện cũ, nên gọi là tiếng mới.
2. Nguyễn Du (1765-1820): tự Tố như ( ), hiệu Thanh hiên ( ), biệt hiệu
Hồng sơn liệp hộ ( ), người xã Tiên điền, huyện Nghi xuân (Hà tĩnh). Tổ
tiên nhà ông đời đời làm quan với nhà lê. Ông có khí tiết, không chịu ra
làm quan với nhà Tây sơn. Năm Gia long nguyên niên (1802), ông được
triệu ra làm quan, từ mãi không được. Năm thứ 12 (1813), thăng Cần chánh
điện học sĩ sung làm chánh sứ sang cống bên Tàu. Đến khi về thăng Lễ bộ
hữu tham tri. Năm Minh mệnh nguyên niên (1820) lại có lệnh sang sứ Tàu,
nhưng chưa đi thì ông mất.
3. Về vấn đề nguồn gốc truyện Kiều, chúng tôi đã khảo cứu kỹ lưỡng trong
bài "Les sources du Kim Vân Kiều, célèbre poème de Nguyễn Du" đăng
trong Bulletin général de l' Instruction publique, số Juin-Aout 1941; bài ấy
có dịch ra quốc văn và nhan là "nguồn gốc truyện Kiều của cụ Nguyễn Du"
đăng trong Tri tân tạp chí, số 4, 24-6-1941, tr.3 td.
4. Ở PQVĐHV. Thv., hiện có một bản truyện Kiều chữ Hán chép tay ấy (A
953), trên tờ mặt có đề: ( ) - Sách gồm có 4 quyển và chia làm 20 hồi. Đầu
quyển thứ nhất (tờ 5a) có đề ( ). Đầu quyển sau, cũng đề y như thế, chỉ

khác số quyển đổi đi. Bản Kiều chữ Hán này ông Hùng sơn NGUYỄN
DUY NGUNG đã dịch ra quốc văn nhan là Kim Vân Kiều tiểu thuyết, Tân
dân thư quán x.b. Hà nội, 1928.
5. Về quyển sách này, chúng tôi đã tả rõ trong bài "nguồn gốc quyển truyện
Kiều của cụ Nguyễn Du" nói trên.
6. (.) nhất, hoặc (.) nhị, hoặc (.) tam, hoặc (.) tứ, tùy theo từng quyển.
7. Chữ (.) nhân này trong nhiều bản chép tay, viết sai ra là chữ (.) tử. Bốn
chữ "Thanh tâm tài nhân" ý hẳn là hiệu của tác giả theo như thói thường
của các văn sĩ Tàu và hay ký tác phẩm bằng hiệu.
8. Tuy là không biết tác giả tên thực là gì và sống về đời nào nhưng các việc
kể trong tiểu thuyết đều thuộc về đời Gia tĩnh nhà Minh tức là tự năm 1522
đến năm 1566, mà sách ấy lại do Kim Thánh thán sống tự năm 1627 đến
năm 1662 phê bình (xem lời chú dưới), vậy theo đấy ta có thể biết được
rằng sách ấy làm vào khoảng cuối thế kỷ thứ XVI hoặc đầu thế kỷ thứ
XVII.
9. Kim Thánh thán ( ) (1627-1662): người cuối đời Minh, vốn họ Trương (.)
tên Thái (.), sau đổi họ Kim, tên Vị (.), tự Thánh thán: người cuồng ngạo, có
kỳ khí, có phê bình nhiều sách như Thủy Hử, Tây Sương ký. Đến đời nhà
Thanh, bị án chết, thọ 35 tuổi.
10. Sở dĩ biết rằng sách ấy do Thánh thán phê bình, vì như trên đã nói, ở
đầu mỗi quyển có đề: "Thánh thán ngoại thư" là những chữ ta thường thấy
đề ở đầu các sách do ông đã đọc và phê bình (thí dụ trên đầu bộ Tam quốc
diễn nghĩa ( )); vả chăng ta lại thấy đề mấy chữ "Quán hoa đường bình
luận", mà Quán hoa đường tức là tên thư viện của Thánh thán.
11. Có người cho rằng việc báo oán của Kiều (giết Tú bà, Mã Giám sinh,
Khuyển, Ưng) là một việc ác trái với tôn chỉ của đạo Phật lấy chữ từ bi bác
ái làm trọng, nhưng ta nên nhận rằng cái tội của bọn ấy phải chịu chính là
cái kết quả các việc gian ác của chúng đã làm; vậy việc chúng làm ác gặp ác
cũng là hợp với thuyết nhân quả và nghiệp báo của Phật giáo vậy.
12. Về ý kiến nói trong câu này, ta sẽ xét ở Chương XIX khi nói đến truyện

Phan Trần.
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ CỦA NGUYỄN DU
2.1. Hai đặc điểm của tự sự Nôm bằng thơ
2.1.1. Sáng tác trên những cốt truyện có sẵn

×