Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.96 KB, 79 trang )

ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 2 (THẾ KỈ XVIII- XIX)
I/ Ngâm khúc
1. Đặc điểm cơ bản của thể thơ song thất lục bát và đặc trưng nghệ thuật của thể loại
Ngâm khúc
1.1. Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát
1.1.1. Chu kì thơ
Mỗi khổ thơ gồm 4 câu: một cặp câu bảy tiếng và một cặp câu lục bát. Trong quá
trình phát triển thể loại có những biến thể sau đây:
- Sự thay đổi trình tự các câu thơ: cặp câu lục bát đứng trước cặp câu thất (gọi là lục bát
gián thất).
- Số chữ trong mỗi câu tăng lên, câu thơ kéo dài ra. Đa số trường hợp này thường rơi vào
các bài ca dân gian. Do ảnh hưởng của âm nhạc, những bài ca dân gian cần có thêm từ
xen vào giữa các câu thơ. Tuy nhiên ta vẫn có thể khôi phục bài thơ trở về nguyên dạng
nếu như bỏ đi 1 số từ ngữ hay âm tiết mà không làm ảnh hưởng đến ý thơ.
1.1.2. Cách gieo vần
Vần lưng kết hợp với vần chân, sơ đồ như sau:
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 56 7
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 67 8
Cụ thể:
- Chữ thứ 5 của câu 2 bắt vần với chữ thứ 7 của câu 1 (vần trắc).
- Chữ thứ 6 của câu 3 bắt vần với chữ thứ 7 của câu 2 (vần bằng).
- Chữ thứ 6 của câu 4 bắt vần với chứ thứ 6 của câu 3 (vần bằng).
- Câu 1 và câu 2 có vần lưng với nhau, câu 2 và câu 3 có vần chân với nhau, câu 3 và câu
4 có vần lưng với nhau.
1.1.3. Nhịp điệu
- Hai câu bảy thường có nhịp: 3/4 hoặc 3/2/2
- Câu sáu có nhịp: 3/3 hoặc 2/2/2
- Câu tám có nhịp: 4/4 hoặc 2/2/2/2
1.1.4. Các kiểu đối


1.2. Đặc trưng nghệ thuật của thể loại Ngâm khúc
1.2.1. Kết cấu
Quá khứ hồi tưởng Tương lai dự cảm tưởng tượng
Hiện tại
1
DÒNG TÂM TRẠNG CỦA NHÂN VẬT TRỮ TÌNH
“Chinh phụ ngâm khúc” cũng được kết cấu theo mô hình chung ấy. Tâm là cuộc
sống của con người được xác định ở thời điểm hiện tại, đối xứng hai phía là quá khứ và
tương lai. Quá khứ, tương lai được soi trên cái nền hiện tại ấy. Quá khứ hào hùng với vẻ
đẹp lãng mạn của người chinh phu:
“Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”
Và bao hi vọng về cuộc sống vinh hoa phú quý của người chinh phụ ngày ấy:
“Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời”
giờ được đánh giá lại qua con mắt tỉnh táo và hiện thực hơn đã trở thành phù
phiếm và lầm lạc không thể cứu vãn. Còn tương lai chỉ là những ảo vọng về ngày đoàn
tụ trong vinh hiển chẳng biết có thành sự thật.
“Bóng kì xí giã ngoài quan ải
Tiếng khải ca trở lại Thần kinh
Đỉnh non kia đã đề danh
Triều thiên vào trước cung đình dâng công”.
1.2.2. Thể thơ song thất lục bát
Tính chất giàu âm điệu là đặc điểm nổi bật của Ngâm khúc trên phương diện
nghệ thuật. Điều này xác lập vị trí không thể thay thế của ngôn ngữ dân tộc và thể thơ
song thất lục bát. “Trước khi có Song thất lục bát, thơ mới chỉ là thơ. Nó mới chỉ là
ngôn ngữ của hình ảnh và tư duy. Từ nay trở đi, bên cạnh tiếng nói của trí tưởng tượng
và trí tuệ còn có tiếng nói của âm nhạc”.
1.2.2.1. Cách gieo vần
Nếu trong thể lục bát chỉ có hai cú thức là câu sáu và câu tám thì ở thể STLB có

tới ba kiểu câu với lối kiến trúc thành từng khổ, mỗi khổ bốn câu, hai câu bảy, một câu
sáu và câu tám.
2
Vì Song thất lục bát có ba cú thức nên số lượng vần trong ngâm khúc phong phú
hơn hẳn. Với lối gieo vần rất riêng, thể Song thất lục bát tỏ ra rất hữu hiệu trong việc
bộc lộ, diễn tả tình cảm nội tâm của con người. Trong hai câu thất mở đầu: chữ cuối của
câu thất trên hiệp vần với chữ thứ năm câu thất dưới vì chúng đều là vần trắc. chữ cuối
câu thất dưới vần với chữ cuối câu lục vì chúng mang vần bằng. Chữ cuối câu bát lại
hiệp vần với chữ thứ năm câu thất. Như vậy, mỗi khổ bốn năm câu có từ năm đến sáu
vần: vần lưng (yêu vận), vần chân (cước vận), vần bằng và vần trắc. Như vậy, so sánh
với bài thơ thất ngôn Đường luật của Trung Hoa thì thấy cả bài chỉ có một loại là vần
chân. Trong thơ lục bát, những chữ tham gia hiệp vần mang thanh bằng. Rõ ràng, vần
và cách gieo vần trong Song thất lục bát là rất phong phú
 tạo nên sự chuyển biến nhẹ nhàng, diễn tả được mọi cung bậc tình cảm của con người,
tăng thêm tính nhạc, làm nên sự luyến láy khiến tốc độ câu thơ chậm lại. Hiện tượng đó
lặp lại liên tục trong nhiều khổ thơ, đem đến sự cộng hưởng âm vận, cộng hưởng ấn
tượng cảm nhận về sự triền miên, quẩn quanh của dòng tâm trạng.
“Gà eo óc gáy sương nắm trống
Hòe phất phoe rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
Khổ thơ có năm chỗ gieo vần, hai vần trắc (trống, bóng) không chỉ tạo không
gian trống vắng mà còn gây ấn tượng về sự lẻ loi cô đơn trong lòng người chinh phụ,
vần bằng (bên, niên miền) đã tạo nên cảm thức về thời gian dài dằng dặc, thời gian cứ
đằng đẵng trôi đi.
1.2.2.2. Cách ngắt nhịp
Tác giả Phan Ngọc từng nói: “Nhịp điệu là xương sống của thơ. Thơ có thể bỏ
vần, bỏ quan hệ đều đặn về số chữ, bỏ mọi quy luật bằng trắc nhưng không thể vứt bỏ
nhịp điệu”. Thơ thất ngôn của Trung Hoa có lối ngắt nhịp phổ biến là chẵn trước lẻ sau (
4/3 hoặc 2/2/3) thì câu thất của Song thấy lục bát có lối ngắt nhịp ngược lại 3/4 hoặc

3/2/2 hay 1/2/2/2 và phổ biến nhất là 3/4, nghĩa là lẻ trước chẵn sau.
“Thuở trời đất /nổi cơn gió bụi
Khách má hồng/ nhiều nỗi truân chuyên”
3
“Đâu xiết kể/ muôn sầu/ nghìn não
Từ nữ công/ phụ xảo/ đều nguôi”
Với câu lục bát, lối ngắt nhịp cũng khá sinh động. Người ta có cách ngắt nhịp phổ
biến là nhịp đôi. Ngoài ra, các tác giả cũng biến thái nhịp đôi này thành những cách
ngắt nhịp khác.
Ví dụ: nhịp 2/4, 3/3/2, 2/1/2/1, 2/1/2/1/2, 3/3, 4/4.
“Oán sầu/ nhiều nỗi tơi bời
Vóc bồ liễu/ dễ ép nài/ chiều xuân”
“Lá màn/ lay/ ngọn gió/ xuyên
Bóng hoa/ theo/ bóng nguyệt/ lên/ trước rèm”
“Biếng cầm kim/ biếng đưa thoi
Oanh đôi thẹn dệt/ bướm đôi ngại thùa”
Như vậy, thể Song thất lục bát khá đa dạng về nhịp điệu, phù hợp với việc diễn tả
các cung bậc cảm xúc đa dạng trong tâm trạng con người. Thêm vào đó, tính chu kì của
thể thơ thích hợp với việc diễn tả dòng tâm trạng triền miên, dằng dặc không dứt.
1.2.2.3. Kết cấu đăng đối, trùng điệp
Sự phong phú của hình tượng tâm trạng ở đây, do tính chất ngưng đọng của nó,
được nhà thơ khai thác theo tuyến bề dày, bề ngang chứ không phải theo tuyến chiều
dọc, chiều cao. Và phù hợp với cách xây dựng hình tượng ấy, trong “Chinh phụ ngâm”
tác giả sử dụng rất nhiều phép trùng điệp. Hơn thế nữa, các khổ thơ thường lặp lại
những từ, ngữ không những tạo ra hiện tượng điệp từ, điệp ngữ mà còn tạo là sự liên
hoàn giữa các khổ thơ. Điều đó đem đến cái “Vẻ đẹp lặp lại” hoặc “vẻ đẹp đi về” tạo
nên ấn tượng mạnh, đặc biệt là ấn tượng về thính giác cho người đọc:
“Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang đối
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng điệp gián
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai” điệp vòng
1.2.3. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng
1.2.3.1. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình
4
Cả khúc ngâm là lời than thở ai oán và bi thiết của người chinh phụ, bộc bạch
những nỗi cô đơn, sầu muộn và bi kịch cá nhân, nhưng đồng thời đó cũng là một câu
chuyện chia ly, nhung nhớ được kể rất rõ ràng, cụ thể, từ lúc nghe tin chiến trận, đến
cảnh chia ly, xa cách của đôi vợ chồng trẻ, câu chuyện tang thương của người chinh phu
nơi biên ải và câu chuyện thê lương của người chinh phụ ở nhà,…
“Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Chín lần gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất quân

Ngòi đầu cầu nước trong như lọc
Đường bên cầu cỏ mọc còn non
Đưa chàng lòng dực dực buồn
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền
….
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Trông màu mây biếc trải ngàn núi xanh

Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn
Dòng nước sâu ngựa nản chân bon

Ôm yên gối chống đã chồn
Nằm vùng cát trắng ngủ cồn rêu xanh

Lòng lão thân buồn khi tựa cửa
Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm
Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam
Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân
…”
1.2.3.2. Kiểu câu hỏi, câu cảm thán
- Câu hỏi: 20/408 câu, chiếm 4,9%
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng?
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Chua cay này há có vì ai?

5
Chủ yếu là những câu hỏi tu từ, không có lời đáp => bộc lộ cảm xúc: lo âu, băn
khoăn, trăn trở, thể hiện sự bất lực của con người trước hoàn cảnh dù nhận thức được
nhưng không thể tìm được lối thoát.
- Câu cảm thán: 10/408, chiếm 4,1%
“Nỡ nào đôi lứa thiếu niên
Quan san để cách hàn huyên cho đành”
“Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!”
“Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi
Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề”
1.2.3.3. Bút pháp tả cảnh ngụ tình
“Dạo hiên vắng thầm reo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hòa đèn kia với bóng người khá thương
Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
1.2.4. Ngôn ngữ
1.2.4.1. Điển tích, điển cố, lớp ngôn từ Hán Việt:
được sử dụng với tần suất cao tạo nên giọng điệu trang nhã cao sang uyên bác
phù hợp với nhân vật trữ tình thuộc tầng lớp quý tộc; câu thơ mang màu sắc lung linh,
mờ hồ thích hợp diễn tả tâm trạng hoài niệm quá khứ xa xưa không trở lại và mộng
tưởng về một tương lai mịt mờ, xa xăm. “Khúc ngâm này lổn nhộn những từ Hán Việt”
– Xuân Diệu.
“Tìm chàng thuở Dương Đài lối cũ
Gặp chàng nơi Tương phố bến xưa”
“Xưa sao hình ảnh chẳng rời
Bây giờ nỡ để cách rời Sâm Thương”
“Kìa Văn Quân mỹ miều thuở trước
E đến khi đầu bạc mà thương
6
Mặt hoa nọ gã Phan lang
Sợ khi mái tóc điểm sương cũng ngừng”
1.2.4.2. Ngôn ngữ bình dân, từ láy:
lớp ngôn ngữ bình dân được sử dụng rất hạn chế, tỉ lệ sử dụng từ láy 60/408 câu,
tỉ lệ 15%
2. Một số đoạn trích tiêu biểu
“Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?
Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
Chín lần gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.”
“Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.
Nước có chảy mà phiền chẳng rửa,
Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây.
Nhủ rồi nhủ lại cầm tay,
Bước đi một bước giây giây lại dừng.”
“Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương,
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
7
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?”
“Lòng này gửi gió đông có tiện,
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun.
Sương như búa bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa xẻ héo cành khô
Giọt sương phủ bụi chim gù,
Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi.
Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc,
Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa, dưới nguyệt, trong lòng xiết đau.”
II. ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH
1. Chủ đề, tư tưởng
TƯ TƯỞNG
8
* Tư tưởng định mệnh
- Nguyễn Du chịu sự ảnh hưởng và có sự tiếp nhận từ nhiều luồng tư tưởng:
+ Tài mệnh tương đố, thân mệnh tương đố, hồng nhan bạc mệnh: Những luồng
tư tưởng này Nguyễn Du chủ yếu chịu ảnh hưởng từ Nho giáo và Đạo giáo, được thể
hiện rõ trong cả Đoạn trường tân thanh và thơ chữ Hán.
+ Nghiệp báo luân hồi, tình là dây oan: Chịu ảnh hưởng từ Phật giáo
Có thể thấy, tư tưởng định mệnh mà Nguyễn Du thể hiện trong Truyện Kiều là
một khối mâu thuẫn, tư tưởng ấy vừa chịu tác động từ nhiều luồng khác nhau, không
chỉ ảnh hưởng từ tư tưởng tôn giáo mà còn mang trực cảm chủ quan của cá nhân nhà
thơ.
- Khi tiếp nhận những luồng tư tưởng này (trong Đoạn trường tân thanh)
+ Nguyễn Du đã có sự tiếp nhận rất tinh tế, nhạy cảm và sâu sắc: Trong tác

phẩm, những tư tưởng đó không biến tướng hoàn toàn mà vẫn có căn cốt của nó. Là
người am hiểu sâu sắc cả 3 tôn giáo, Nguyễn Du đã có sự tiếp thu tinh nhạy dựa trên
nền tảng của các luồng tư tưởng.
+ Nguyễn Du thể hiện những tư tưởng này không thống nhất, bởi lẽ:
Thứ nhất, những tư tưởng này thể hiện khát vọng của người nghệ sĩ chân chính
muốn tìm lời giải đáp cho vấn đề thân phận của lớp người tinh hoa. Điều này thể hiện
con người tác giả là một người mang nặng nỗi đau đời. Đây không phải là sự bế tắc của
Nguyễn Du mà là vấn đề muôn thuở của những người nghệ sĩ. Vì thế, có lúc ông tìm
đến nghiệp báo của Đạo phật, có lúc lại là thuyết bù trừ của Đạo giáo hay thân mệnh
của Nho giáo để tìm lời giải đáp cho chính mình.
Thứ hai, những tư tưởng này cùng tồn tại thể hiện dấu ấn của bi kịch cá nhân và
bi kịch thời đại. Điều này thể hiện rõ nhất ở thuyết tài mệnh tương đố. Mặc dù KVKT
vẫn có tài mệnh tương đố nhưng vẫn phải nói rằng, Nguyễn Du đã thể hiện tài mệnh
tương đó một cách gay gắt, quyết liệt (nhưng không phải trong Truyện Kiều mà trong
thơ chữ hán). Chỉ đến thời Nguyễn Du, vấn đề tài mệnh mới được thể hiện rõ nét bởi đó
là vấn đề của thời đại – thời đại mà họ phải chịu những biến đổi đột ngột, những khủng
9
hoảng to lớn nhất. Cơn biến loạn khiến cho cuộc sống người dân đau khổ, lầm than
triền mien và điều quan trọng, nó tác động mạnh nhất đến lớp người của Nguyễn Du
hay chính là lớp người tài hoa.
* Tư tưởng nhân văn
- * Bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo chà đạp lên nhân
phẩm, hạnh phúc con người và thái độ lên án, tố cáo xã hội đương thời
- Xã hội đồng tiền phi nhân:
+ Trong xã hội đó, đồng tiền có ma lực ghê gớm, nó làm đảo lộn mọi giá trị, nó
đứng lên trên công lý, lẽ phải để phán quyết:
Trong tay đã sẵn đồng tiền
Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì
Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong
Vì tiền mà gia đình nhà Kiều bị mắc oan, bọn sai nha nhân đó mà cướp bóc,

hành hạ cha và em trai TK để hòng moi tiền:
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền
+ Nó biến những con người làm việc nơi công quyền thành những tên cướp tàn
bạo: “Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi… Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”
+ Nó khiến hạnh phúc gia đình đang êm ấm, thanh bình trở thành tai ương, khiến
những con người lương thiện mắc phải oan sai, đau khổ:
Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ
Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây
+ Nó chà đạp lên con người, biến con người thành món hàng để ngã giá, kéo qua
đẩy lại, nâng lên đặt xuống, đẩy con người vào những hoàn cảnh nhơ nhớp, đen tối:
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm
- Xã hội cường quyền tàn bạo
10
Bọn sai nha lợi dụng quyền thế của mình để cướp bóc, hành hạ gia đình Kiều.
Hồ Tôn Hiến dùng quyền để cưỡng ép Kiều phải hầu đàn, hầu rượu, để rồi sau đó
gả nàng cho viên thổ quan:
Bắt nàng thị yến dưới màn
Dở say lại ép cung đàn nhặt tâu
…Lệnh quan ai dám cãi lời
Ép tình mới gán cho người thổ quan
- Con người trong sự khuynh đảo mọi lề thói xã hội trở nên độc ác, nham hiểm:
• Âm mưu, thủ đoạn của lũ buôn người Tú Bà, Sở Khanh: Để ép TK phải phục vụ
trong lầu xanh, TB cùng SK đã tìm cách lừa nàng. Thủ đoạn độc ác của TB được tiếp
tay bởi sự đê tiện, bỉ ổi của SK. TB đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích, vờ hứa gả chồng cho
nàng, nhưng kỳ thực là để tạo cơ hội cho gã lừa tình SK dụ dỗ nàng bỏ trốn. Chúng hẹn
ngầm với nhau bắt giữ nàng giữa đường để có cớ đánh đập nàng, buộc nàng phải theo
lệnh chúng.
• Sự ghen tuông, nham hiểu của Hoạn Thư: vì ghen tuông, HT nghĩ ra những

hành động để hành hạ nàng thật tàn nhẫn, không chỉ là hành hạ về thân thể, đánh đập
nàng, mà còn hành hạ về tinh thần: ép nàng phải hầu rượu, hầu đàn cho hai vợ chồng
HT – TS, khiến cho:
Bốn giây như khóc, như than,
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng.
Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm
* Tiếng nói đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của
con người
- ND dành thái độ trân trọng đặc biệt cho những con người có nhân phẩm,
có tài năng. Khi viết về những con người như Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, Từ
Hải, ND luôn dành những lời đẹp nhất để ngợi ca họ. ND muốn lý tưởng hóa họ thông
11
qua những cách nói ước lệ, tượng trưng, và đặc biệt là cách cực tả tài năng, nhân phẩm
của họ.
+ TK đã đẹp thì phải đẹp nghiêng nước nghiêng thành, khiến cho “hoa ghen thua
thắm, liễu hờn kém xanh”; đã tài thì phải tài toàn diện “Pha nghề thi họa đủ mùi ca
ngâm”, tài tuyệt đỉnh “Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”.
+ Kim Trọng là bậc tài tử văn nhân “Phong lưu tài mạo tót vời – vào trong
phong nhã ra ngoài hào hoa”, là con người có tài năng hơn đời: “Nền phú hậu, bậc tài
danh –Văn chương nếp đất thông minh tính trời”.
+ Từ Hải là đấng anh hùng ở đời phải có cái tài “đội trời đạp đất”, cái tài xây
dựng cơ đồ, sự nghiệp “Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà”
- Ngợi ca khát vọng tình yêu tự do, mãnh liệt:
Sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi trong buổi du xuân, giữa KT và TK sớm nảy nở tình
yêu. Tình yêu càng ngày càng trở nên mãnh liệt, nồng nàn khiến họ chủ động đến với
nhau (Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình), thề nguyền đính ước cùng nhau:
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Thái độ chủ động, tự ý “trèo tường”, “xé rào” để đến với nhau đó đã vượt ra

ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến với quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Yêu
nồng nàn, tha thiết, tự đi tìm tình yêu, hạnh phúc cho mình, song họ vẫn gìn giữ tình
yêu trong sáng, không chút vật dục tầm thường.
- Ngợi ca khát vọng công lý
Không như nhiều truyện Nôm khác, công lý trong ĐTTT không được thể hiện ở
kết thúc có hậu khi cái thiện chiến thắng cái ác, con người lương thiện được hưởng
hạnh phúc. Mà trong ĐTTT, khát vọng công lý được biểu hiện tập trung ở người anh
hùng Từ Hải với lưỡi gươm công lý. Nhờ Từ Hải giúp đỡ mà TK oán trả oán, ân đền ân,
công lý được thực hiện. Tuy khát vọng công lý ấy chỉ lóe lên rồi vụt tắt nhưng nó đã
12
nhen nhóm lên niềm tin vào sức mạnh của chính nghĩa, cổ vũ con người vươn lên đấu
tranh vì ngày mai tươi sáng.
* Tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người
VD: Nhân vật Thúy Kiều
Sống trong xã hội đầy ngang trái, oan nghiệt, con người phải gánh chịu số phận
bi thương. Nhất là những người phụ nữ yếu đuối, họ trở thành nạn nhân của cái xã hội
đó. Nó đè nén họ, chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của họ, không cho họ đất
sống:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Toàn bộ cuộc đời lưu lạc, gian truân của TK, từ chỗ bán mình chuộc cha, mối
tình đầu chớm nở bị dang dở bởi nạn nhà, nàng hai lần phải vào lầu xanh, bị những kẻ
buôn người như MGS, TB,… lừa gạt, hành hạ, bị Hồ Tôn Hiến lợi dụng lòng tin để hại
Từ Hải, bị ép gả cho viên thổ quan,… đã thể hiện tiếng nói đau xót của tác giả về con
người bất hạnh này. Phản ánh những bi kịch của TK, nhân phẩm bị chà đạp, hạ nhục,
hạnh phúc bị chia cách, ND đã cất lên một tiếng kêu thương đến đứt ruột, xót thương
cho số phận con người.
Đặc biệt, số phận càng trớ trêu, cuộc đời càng oan nghiệt với những con người có
tài năng, phẩm hạnh:
- Rằng: hồng nhan tự thuở xưa

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu
- Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
2. Giá trị nghệ thuật
* Bút pháp tả cảnh ngụ tình
Là nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên, qua đó thể hiện tâm trạng, cảm xúc của
nhân vật; cảnh vật làm phương tiện diễn tả tâm trạng. Đây là một đặc điểm của thơ ca
13
trung đại, được ND vận dùng rất phổ biến và thuần thục, đạt đến độ tinh xảo. Ví dụ,
trong buổi du xuân của chị em TK, cảnh vật buổi sáng được miêu tả với không khí
trong trẻo, tươi vui, thể hiện niềm vui phơi phới, yêu đời của 3 chị em:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Nhưng buổi chiều tà đến, cảnh vật trở nên nhỏ bé, vắng vẻ, hiu hắt, thể hiện mối
tâm trạng buồn bã, cô đơn, hơn nữa là mối dự cảm về một tương lai bất trắc khi gặp
nấm mộ Đạm Tiên:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nấm đất bên đàng
Dàu Dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
Hoặc khi Thúc Sinh từ nhà quay trở lại Lâm Tri để gặp Thúy Kiều, tâm trạng vui
sướng, hân hoan của chàng được diễn tả qua hai câu thơ miêu tả cảnh đất trời tươi đẹp,
rộng mở:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng
Ngoài ra, bút pháp tả cảnh ngụ tình còn được sử dụng rất tài tình trong nhiều
đoạn khác, như đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích, Thúc Sinh chia tay Kiều,…
*Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Xây dựng hệ thống nhân vật theo đặc điểm của truyện Nôm nói chung, đó là hai
loại chính diện và phản diện. Nhân vật chính diện có những phẩm chất lương thiện, tốt

đẹp như TK, TV, Kim Trọng, Từ Hải,… Nhân vật phản diện mang bản chất tàn ác, xấu
xa như MGS, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến,
- Nhân vật chính diện:
Chủ yếu sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng để lý tưởng hóa vẻ đẹp nhân vật:
Dùng hình tượng thiên nhiên để cực tả vẻ đẹp các nhân vật. TK, TV được so sánh với
14
trăng, hoa, tuyết ngọc, thu thủy, xuân sơn,… Với KT, đó là “Tuyết in sắc ngựa câu giòn
– Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời”, làm cho “Một vùng như thể cây quỳnh cành
giao”. Từ Hải lại là vẻ đẹp của đấng anh hùng “Râu hùm, hàm én, mày ngài”.
Song không vì thế mà ước lệ rơi vào chung chung, sáo mòn, mà mỗi nhân vật là
một vẻ đẹp riêng, một tính cách riêng. Vẻ đẹp hiền lành, phúc hậu, hài hòa “Khuôn
trăng đầy đặn nét ngài nở nan…Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” của TV dự
báo về một cuộc sống bình lặng, suôn sẻ. Trong khi đó Kiều mang vẻ đẹp “sắc sảo mặn
mà” khiến cho hoa phải “ghen” vì thua thắm, liễu phải “hờn” vì kém xanh, dự cảm về
tương lai đầy trắc trở, éo le. Nếu như Kim Trọng mang dáng vẻ của văn nhân nho nhã,
tài hoa “Hài văn lần bước dặm xanh – Một vùng như thể cây quỳnh cành giao”, thì Từ
Hải lại hiện lên với sức mạnh của bậc trượng phu đội trời đạp đất “Râu hùm, hàm én,
mày ngài – Vai năm thước rộng, thân mười thước cao”.
Các nhân vật chính diện ngoài vẻ đẹp ngoại hình, họ còn sáng ngời vẻ đẹp phẩm
chất và tài năng. Tất cả họ đều là những con người giàu lòng nhân ái, vị tha, bao dung,
cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn, từ những nhân vật chính như TK, TV, KT, TH
đến nhân vật phụ như vãi Giác Duyên. Tài năng cũng được miêu tả đến lý tưởng ở một
số nhân vật: đó là cái tài “thông minh vốn sẵn tính trời” về mọi mặt cầm, kỳ, thi, họa
của TK; là cái tài phi thường, oai hùng “đội trời đạp đất” của TH.
Như vậy, nhân vật chính diện hiện lên với vẻ đẹp hoàn hảo, lý tưởng từ ngoại
hình đến phẩm chất, tài năng.
- Nhân vật phản diện:
+ Tác giả thường sử dụng bút pháp tả thực với khuynh hướng cá thể hóa từ ngoại
hình đến hành động. ND chụp cận cảnh, làm lộ bộ mặt thật con buôn của MGS “Mày
râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao” với hành động “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, cách nói

năng “Trước thầy sau tớ lao xao”. Mụ trùm nhà chứa TB thì hiện lên với dáng vẻ “cao
lớn, đẫy đà”, “lờn lợt màu da”.
15
Các nhân vật phản diện đều mang bản chất xấu xa: vô học như MGS, tàn ác như
TB, bỉ ổi như SK, nham hiểm như HT,…
+ Tuy nhiên, có những nhân vật khó có thể hoàn toàn phân biệt như trên bởi tính
đa diện của hình tượng nhân vật. TK là bậc tuyệt sắc giai nhân, tài năng sắc sảo, phẩm
hạnh đoan chính, nhưng khi trốn khỏi nhà Hoạn Thư lại lấy cả chuông vàng, khánh bạc,
hoặc yếu đuối dễ tin người (Cùng nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu) khiến Từ Hải bị hại
chết. Thúc Sinh tuy rất mực yêu TK, làm chồng (chưa chính thức) của nàng nhưng lại
mềm yếu đến đớn hèn khi để Kiều rơi vào cảnh “Người ngoài cười nụ, người trong
khóc thầm” và đối xử cạn tình, cạn nghĩa với nàng “Liệu mà cao chạy xa bay – Ái ân ta
có ngần này mà thôi”. Hoạn Thư một mặt là nhân vật phản diện “Bề ngoài thơn thớt nói
cười – Bề trong nham hiểm giết người không dao”, một mặt lại đối xử với Kiều bằng
tấm lòng tri ngộ “Rằng tài nên trọng, mà tình nên thương”
3. Những ảnh hưởng và sáng tạo của “Đoạn trường tân thanh” trong góc
nhìn so sánh với “Kim Vân Kiều truyện”
* Những ảnh hưởng từ Kim Vân Kiều truyện:
- TK lấy cốt truyện từ KVKT, về cơ bản cốt truyện đó không thay đổi, giữ
nguyên trình tự các sự kiện chính: Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc, sinh ra trong gia
đình trung lưu họ Vương, có 2 em là TV và VQ. Trong buổi du xuân, TK gặp KT. KT
đến ở trọ cạnh nhà TK, hai người tỏ tình, đính ước với nhau. Sau đó KT về quê chịu
tang chú, gia đình Kiều mắc oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa KT, còn nàng thì bán mình
chuộc cha. Kiều bị bọn buôn người MGS, TB, SK lừa gạt đẩy vào lầu xanh. Nàng được
Thúc Sinh, một khách làng chơi cứu vớt. Nhưng lại bị vợ TS là Hoạn Thư đánh ghen,
nàng phải trốn đến nương nhờ cửa phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà,
một kẻ buôn người.Nàng lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Ở đây, Kiều được Từ Hải, một
anh hùng đội trời đạp đất, cứu và giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan Tổng đốc
Hồ Tôn Hiến, TH bị giết, Kiều phải hầu rượu HTH và bị ép gả cho viên thổ quan. Đau
16

đớn, nàng tự vẫn ở sông Tiền Đường, nhưng được vãi Giác Duyên cứu sống. Cuối cùng
KT tìm gặp được nàng. TK trở về đoàn tụ cùng gia đình.
- Hệ thống các nhân vật chính không đổi (chỉ lược bớt một số nhân vật
phụ).
- Về tư tưởng có sự tiếp nhận như tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân
qua việc thể hiện số phận nhân vật TK.
*Những sáng tạo của Nguyễn Du trong ĐTTT
- Về thể loại: từ văn xuôi (tiểu thuyết chương hồi) sang thơ (thơ lục bát). Sự thay
đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho ND phát triển cả hai yếu tố Tự sự và Trữ tình (dựa
trên đặc điểm của thơ lục bát), giúp tác giả thể hiện rõ những tư tưởng, quan điểm thẩm
mỹ của mình.
- Về kết cấu cốt truyện: Có sự thay đổi về tình tiết, chi tiết truyện
+ Lược bỏ một số chi tiết rắc rối không cần thiết, hoặc thậm chí có hại cho giá
trị thẩm mỹ, không thể hiện được tư tưởng, quan niệm thẩm mỹ của ND: Kim Vân Kiều
truyện phát huy thế mạnh của tiểu thuyết chương hồi – mang đậm dấu ấn của phương
thức tự sự. Trong Đoạn trường tân thanh, để tạo nên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
phương thức tự sự và trữ tình, Nguyễn Du đã lược bỏ một số chi tiết
VD:
(1)Kiều báo ân báo oán ( kết hợp vs khuynh hướng thẩm mỹ, đạo đức VN)
Đặc biệt trong đoạn báo ân báo oán, KVKT miêu tả chi li, cặn kẽ cách trả thù đến
tàn nhẫn của TK đối với MGS, TB, HT,…gây cảm giác rùng rợn. ND đã lược bỏ hầu
như toàn bộ phần đó, chỉ nói một cách vắn tắt, góp phần thể hiện quan niệm nhân đạo
của ND:
Lệnh quân truyền xuống nội đao
Thể sao thì lại cứ sao gia hình
Máu rơi thịt nát tan tành
Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời
17
(2) Tú Bà dạy nghề cho Kiều
(3)Thúc Sinh chuộc Kiều

+ Thay đổi trình tự kể truyện nhằm tạo ra những giá trị nổi bật về nội dung cũng
như nghệ thuật
VD:
(1) Trao duyên cho Thúy Vân: Trong Kim Vân Kiều truyện, khi mụ mối chưa đến, cha và
em vẫn bị nhốt ở công đường – chuyện nhà chưa xong thì Kiều đã trao duyên cho Thúy
Vân, việc Kiều tính toán, suy nghĩ và trao duyên được trải dài trong 3 hồi. Trong khi
đó, ở ĐTTT, việc trao duyên diễn ra trong một bối cảnh độc lập, ý định trao duyên chỉ
lóe lên khi Thúy Vân ân cần hỏi han và Kiều cảm nhận được Vân hiểu tâm sự của mình.
(2)Sự hối tiếc khi không trao thân cho Kim Trọng: Trong KVKT, Kiều cảm thấy hối tiếc
ngay khi trao duyên, điều này cho thấy sự sống sượng và vô lý của tình tiết bởi khi đó
Kiều mới chỉ là cô gái 15 tuổi, chưa hề tiếp xúc với chàng trai nào. Điều này được
Nguyễn Du thể hiện một cách tâm lý hơn, sâu sắc hơn khi để nó hiện lên trong đêm
“nằm trơ”, nhục nhã ê chề sau khi Kiều bị MGS làm nhục.
(3)Như chi tiết gia đình Kiều mắc oan. Trong KVKT, sau khi đi mừng thọ ở nhà họ hàng
về, cha mẹ TK báo cho nàng biết sắp có một mối nguy vì nhà dì nàng đã bị bọn bán tơ
vu oan, nhà nàng có thể bị liên lụy. Quả nhiên sau đó đám công sai xuất hiện và đổ tội,
lục soát, cướp bóc nhà nàng. Nhưng trong ĐTTT, Nguyễn Du để cho sự kiện án oan
diễn ra hoàn toàn bất ngờ, không có sự báo trước:
Một đoàn mừng thọ ngoại hương đã về
Hàn huyên chưa kịp giã giề
Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao
Sau hàng loạt những hành động cướp phá, tra khảo dã man của bọn sai nha, gia
đình TK mới biết nguyên nhân vì sao: Hỏi ra sau mới biết rằng – Phải tên xưng xuất là
thằng bán tơ.
Việc thay đổi này vừa tạo ra sự bất ngờ, vừa thể hiện sâu sắc hơn bất công trong
xã hội phi nhân tính: oan sai có thể đổ ập lên đầu người dân lương thiện bất cứ lúc nào,
18
chỉ vì ma lực của đồng tiền (Sạch sành vét cho đầy túi tham), vừa làm tăng nỗi đau đớn,
oan khuất của gia đình TK (Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ – Tiếng oan dậy đất, án ngờ
lòa mây).

+ Kéo dài những chi tiết có giá trị khắc họa chiều sâu cảm xúc của nhân vật.
Nếu như trong KVKT, nỗi nhớ mong của chàng KT sau khi gặp gỡ TK trong buổi
du xuân chỉ được nói ngắn gọn, đơn giản: “Nhắc lại KT từ hôm gặp hai nàng trở về,
ngày đêm tơ tưởng, muốn lại được gặp mặt hai nàng lần nữa, nhưng không tìm ra kế
sách gì”.
Nhưng để khẳng định tình yêu nồng nàn, mãnh liệt của KT, ND dụng rất nhiều
công phu để miêu tả qua một đoạn thơ dài, với cảm xúc nhớ nhung được khắc họa sâu
đậm: Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây; Mặt tơ tưởng mặt, lòng ngao ngán
lòng; Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người – Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi. Tâm trạng ấy
được thể hiện qua những lối nói ẩn dụ đặc sắc:
Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê
…Phòng văn hơi giá như đồng
Trúc se ngọn thỏ tơ chùng phím loan
- Về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Thay đổi trong cách xây dựng tính cách nhân vật:
VD:
• Nhân vật Thúy Kiều
Kim Vân Kiều truyện Đoạn trường tân thanh
Mạnh mẽ, quyết đoán: như một
đấng nam nhi, TTTN xây dựng hình tượng
NV Kiều như một tay hào kiệt trong đám
bạn quần thoa.
Cứng cỏi, mạnh mẽ nhưng vẫn có
nét ngây thơ, trong sáng, đáng thương
VD: khi bán mình, Kiều vô cùng tủi
hổ, ê chề nhưng vẫn dứt khoát, vâng lời
làm theo MGS và mụ mối.
Nặng về lễ giáo: thường thuyết giáo
đạo đức, trước sau luôn ý thức và thể hiện

Xuất phát từ đức hạnh tự thân, hành
động theo tình cảm.
19
mình là một liệt nữ
VD: Kim Kiều trong vườn Thúy,
Kiều thuyết giáo về đạo nam nữ, chồng vợ
khi Kim Trọng có ý “lả lơi”: “Con gái giữ
mình như chiếc lọ, lọ để vỡ, đâu lại còn
nguyên, mình để nhơ, đâu lại còn sạch?
Đêm hợp cẩn mai sau, biết lấy gì làm
chứng?” nàng giữ gìn là vì bản thân
mình, lo cho thân mình
Kiều: “Thưa rằng: “Ðừng lấy làm
chơi,
Dẽ cho thưa hết một lời đã nao!
Vẻ chi một đóa yêu đào,
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh.”
 cách nói mềm mỏng, khéo léo, chân
thật, khẳng định khát vọng ân ái là chuyện
bình thường nhưng muốn giữ sự trong
trắng, tinh khôi, trọn vẹn của tình yêu đầu
Sòng phẳng, tàn nhẫn
Kiều báo ân Thúc Sinh: “Thúc Sinh,
ta là Vương Thúy Kiều đây. Hồi trc chàng
cứu tôi khỏi chết thì nay tôi để cha con
chàng được toàn tính mệnh”
+ cho gọi Thúc Sinh, xưng “ta là
Vương TK đây”, tha bổng cho cha con
Thúc Sinh  một cách sòng phẳng, kiêu
hãnh

Duy tình
“Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân, Tạ lòng dễ
xứng, báo ân gọi là”
+ ở đây có dấu ấn dân tộc, dấu ấn
con người VN: một ngày nên nghĩa
+ Nhắc đến tình nghĩa, tự xưng
mình là người cũ, gọi TS là “cố nhân” 
coi trọng tình nghĩa.
+ Thay đổi phương thức xây dựng nhân vật
(1)Cá thể hóa ngoại hình nhân vật
VD:
• Mã Giám Sinh: KVKT: “Trong bọn có một người đẹp đẽ, bước tới chào và ngắm nghĩa
Thúy Kiều mãi” / ĐTTT: “Ghế trên ngồi tót…”
• Thúy Kiều: Ngoại hình dự báo trước số phận
(2)Tập trung vào thế giới nội tâm nhân vật
• Thế giới nội tâm phong phú đa dạng với những trạng thái cảm xúc đan xen
VD: Kiều ở lầu Ngưng Bích  Phức tạp
• Thể hiện quá trình diễn biến nội tâm: không chỉ thể hiện nội tâm nhân vật mà còn lý
giải nó.
VD: Trao duyên
Đoạn đầu: tiếng nói của lí trí (Cậy em…nước non).
 Lời nhờ cậy (thể hiện sự tinh tế, sắc sảo về tính cách và tỉnh táo, sáng suốt trong tâm lí
NV): cậy/ thưa (trang trọng) // mặc em (thân mật, ruột thịt)
 Lời thuyết phục:
20
. Nói đến cảnh ngộ éo le, khó xử “Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề” thu
gọn hành trình tình yêu gắn bó, sâu nặng chỉ trong một câu để Thúy Vân không bị tổn
thương mà vẫn hiểu được sự gắn bó giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.
. Nói đến tình chị em thân thiết: Thúy Kiều coi Thúy Vân là ân nhân, xin Thúy

Vân lấy KT vì mình  đặt Thúy Vân trước tình cảnh không thể chối từ
Tâm lí bắt đầu biến đổi: tiếng nói của trái tim
 Giọng điệu nuối tiếc, phân trần, dưới dạng giả thiết bất đắc dĩ, hoàn toàn không mong
muốn nó xảy ra:
“Duyên này thì giữ vật này của chung”
“Mai sao dầu có bao giờ. Đốt lò hương ấy, so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá
cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.”
 Từ dùng không còn chuẩn xác, mâu thuẫn, lộn xộn
 Thể hiện sự bất lực trước ngọn lửa tình yêu mà nàng đã muốn dập tắt: tiếng nói tình
cảm hiện lên chân thực.
(3)Sử dụng hình tượng thiên nhiên để thể hiện nội tâm
VD: 5 sắc cỏ trong 1 ngày du xuân – “cỏ non xanh tận chân trời” / “rầu rầu
ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”/ “một vùng có áy bóng tà”/ “cỏ pha màu áo nhuộm non
da trời”/ “Một vùng cỏ mọc xanh rì, Nước ngâm trong vắt, thấy gì nữa đâu”
III. HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
1. Yếu tố dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương
1.1. Về nội dung
Yếu tố dân gian ảnh hưởng tới nội dung thơ Hồ Xuân Hương thể hiện ở các mặt
đề tài, chủ đề, cách lý giải vấn đề hay cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn sự vật, hiện
tượng, ngoài ra còn là cách lựa chọn và sử dụng những hình tượng đưa vào trong thơ. Ở
đây, trong những tác phẩm thơ Nôm của mình, Hồ Xuân Hương đã đưa phong vị dân
gian vào rất đậm nét, không khó để nhìn ra những vết tích của thành trì văn học, văn
nghệ dân gian trong những bài thơ truyền tụng của bà. Lại Nguyên Ân có hẳn một bài
viết khá công phu mang tên “Tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương” (Tạp chí
Văn học số 3- 1991), đề cập đến vấn đề phục hưng thơ ca chính là việc tác giả tiến hành
21
chứng minh và khẳng định: Hồ Xuân Hương đã đem vào văn học tinh thần và thế giới
quan của văn học dân gian, làm sống lại một không gian văn hóa cổ truyền dân tộc.
Tuy nhiên, dù vận dụng những yếu tố dân gian vào trong sáng tác thì nữ sĩ họ Hồ
vẫn luôn luôn có ý thức làm mới và cách tân những “tài liệu” cũ. Như tác giả Trần Đăng

Na trong bài nghiên cứu “Hồ Xuân Hương với văn học dân gian” đã khẳng định: “Hồ
Xuân Hương tiếp thu dân gian nhưng không lặp lại dân gian; bà chỉ tiếp thu cái đẹp, cái
hay, cái đúng; cái gì chưa đúng thì uốn nắn”. Bằng việc “dám” đưa những yếu tố tục
vào thơ, bằng việc biến thể khác đi những biểu tượng văn hóa gốc, Hồ Xuân Hương đã
cho thấy sự kế thừa và sáng tạo cao độ văn học dân gian trong thơ của bà, và đương
nhiên, nữ sinh họ Hồ đã thực sự thành công.
1.1.1. Những đề tài dân gian trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Đề tài trong thơ Hồ Xuân Hương rất phong phú và đa dạng. Bà viết về thiên
nhiên, về con người, về những hiện tượng trong đời sống sinh hoạt. Đặt điểm nhìn gần
gũi với nhân dân nhưng con mắt trông đời ấy vô cùng linh động và mới mẻ. Đọc thấm
thơ bà ta thấy được những góc khuất của con người đằng sau lớp ngôn ngữ có phần “nổi
loạn” ấy.
Theo như người viết tìm hiểu được, có bốn loại đề tài trong thơ Hồ Xuân Hương
mà ở đó ta thấy được mạch nguồn văn học dân gian chảy mạnh, đó là đề tài về người
phụ nữ, đề tài về nhà chùa, đề tài về phong tục- văn hóa dân gian và đề tài về những
người “có học”.
- Đề tài về những người “có học”: Chữ “có học” được đặt vào ngoặc kép là có dụng ý của
nó, thực chất Hồ Xuân Hương là người phụ nữ có học thức và hết sức thông mình, bà
đặc biệt chỉ trích những tên dốt nát, vô học, đạo đức giả, những kẻ ít chữ mà lại hay
huênh hoang, khoe mẽ. Bà gọi chúng là “phường lòi tói”, “lũ ngẩn ngơ”, đối lập hẳn với
những kẻ sĩ, hiền nhân quân tử vốn là đề tài được văn học dân gian ca ngợi. Những tên
học trò mới lớn ngốc nghếch, rủ nhau kéo đàn kéo lũ đi ghẹo gái, lại đua đòi vần vè ví
von; những tên vô học đi vãn cảnh lại đề bậy chữ nghĩa lên cổng chùa, Hồ Xuân Hương
lấy làm khó chịu mà nặng lời quở trách:
“Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
22
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.”
(Lũ ngẩn ngơ)

“Dắt díu nhau lên đến cửa thiền
Cũng học đòi nói nói không nên.
Ai về nhắn bảo phường lòi tói,
Muốn sống đem vôi quét trả đền.”
(Phường lòi tói)
Chân dung học trò như vậy, hình ảnh của những “hiền nhân quân tử” trong thơ
Hồ Xuân Hương hiện lên cũng sinh động không kém. Trong quan niệm nhà Nho, quân
tử là người có học, có tài đức, có khả năng giáo hóa mọi người, rất đáng được quý
trọng. Ca dao xưa cũng thể hiện quan niệm “Thà hầu quân tử chớ hầu thằng ngu”. Tuy
nhiên, dân gian vẫn đủ ý thức nhận ra bậc quân tử vẫn chưa phải là kẻ đáng tin tưởng
tuyệt đối mà lột bỏ đi sự “lý tưởng hóa” nhân vật này.
“Trách người quân tử bạc tình
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao”
Ở đây, tác giả dân gian và bà Chúa thơ Nôm như mang cùng một quan điểm,
cùng một dòng cảm hứng, tuy nhiên thơ Hồ Xuân Hương mang nhiều sắc thái biểu cảm
hơn thấy rõ, có lúc bà quở trách nhẹ nhàng mà vẫn mang một sự tôn trọng nhất định:
“Trách người quân tử hẹn sai ra”
(Xướng- họa cùng Chiêu Hổ II)
Nhưng cũng có khi bà khinh ghét mà châm chọc chẳng nương tay:
“Mát mặt anh hùng khi bặt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa”
(Vịnh Cái quạt)
Như vậy, khi viết về người có học (mà thực chất là vô học hoặc học-mà-như-
không), Hồ Xuân Hương tỏ ý chế giễu, coi thường rõ rệt, nó nhìn chung cũng giống
cách đánh giá con người của văn học dân gian.
- Đề tài về nhà chùa: Khi viết về những người “có học”, Xuân Hương chỉ tỏ rõ thái độ
khinh thường, với bọn người ấy, bà chỉ bực mình mà mỉa mai, phê phán chứ không căm
ghét sâu sắc như đối với bọn sư sãi- những kẻ lòe bịp thiên hạ bằng tấm áo cà sa, lúc
nào cũng lớn tiếng rêu rao ăn chay niệm Phật nhưng cuối cùng tu lại chẳng trót đời.
23

Chính vì lẽ đó, đề tài về nhà chùa, về bọn sư sãi “dởm” là một đề tài trở đi trở lại trong
thơ Hồ Xuân Hương, ở đó ta vừa thấy có tiếng cười đả kích châm chọc, vừa có tiếng
nói giễu cợt khinh thường, đôi khi là sự tức giận “ngoa ngoắt” của nữ sĩ họ Hồ vì “ngứa
mắt” trước trò lố bịch của đám sư hổ mang. Là một người phụ nữ sống hồn nhiên, cởi
mở, không tán thành với những điều trái với tự nhiên, ghét sự gò bó hay ép mình trong
khuôn khổ, cảnh tu hành “ăn chay niệm Phật” với Xuân Hương là trái tự nhiên rồi, tuy
vậy, bà vẫn không đả kích chốn linh thiêng chùa chiền mà chỉ hướng mũi nhọn về
những kẻ buôn thần bán thánh, mượn danh nhà sư để làm điều xằng bậy, bà gọi chúng
là bọn:
“Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta
Đầu thì trọc lốc áo không tà”
Chúng là một lũ bâu xâu đạo đức giả, mặc áo cà sa mà lại đi đêm, ăn thịt chó. Từ
hình dáng đến bản chất đều giả dối, lố lăng. Hồ Xuân Hương đã nối mạch cảm hứng thơ
văn xưa khi viết về đề tài bọn người này, nếu ca dao đã có những câu thơ:
“Ác tăng đội lốt thầy tu
Thấy cô gái đẹp bỏ chùa đi theo”
hay:
“Ai về nhắn với ông sư
Đừng hương khói nữa mà hư mất đời”
Dưới cái nhìn dân gian, những kẻ đội lốt thầy tu thật đáng lên án, Hồ Xuân
Hương đã “cảm cách cảm dân gian, nghĩ cách nghĩ dân gian” để rồi dựng lên trong thơ
mình tiếng cười trào phúng đặc sắc, đem lại cho người đọc những tràng cười hả hê.
- Đề tài người phụ nữ: Người phụ nữ luôn là một đề tài xuyên suốt văn học mọi thời đại,
văn học dân gian là cái nôi khởi đầu ấp ủ hình tượng người phụ nữ để rồi nó sống lại ở
những thời kỳ văn học sau với nhiều sắc thái hơn, nhiều màu vẻ và khía cạnh hơn. Hồ
Xuân Hương cũng tiếp nối từ trong dân gian nguồn đề tài bất tận ấy, những vần thơ của
bà viết về đề tài này chiếm một tỉ lệ khá cao, điều này đã nói lên thái độ và tình cảm của
bà Chúa thơ Nôm dành cho những nhân vật phụ nữ. Cùng là phận gái nổi nênh, có khi
Xuân Hương viết về chính cuộc đời mình, có khi bà dùng ngòi bút của mình thở than và
an ủi những cuộc đời khác. Song, dù tiếng thơ có lúc mạnh mẽ có lúc chua chát, đau đời

24
thì cuối cùng toát lên trong đó vẫn là một tinh thần lạc quan, vui vẻ, như thể thách thức,
như thể đạp lên cảnh phận éo le để hiên ngang mà sống.
Tiếp thu những tinh hoa văn học dân gian, tuy vậy đến thời của nữ sĩ họ Hồ, quan
điểm về người phụ nữ đã ít nhiều thay đổi, góc nhìn đánh giá của bà Chúa thơ Nôm về
nhân vật này cũng đã ở sang một phương diện khác. Ví như khi viết về người phụ nữ
phải chịu cảnh thiệt thòi lấy chồng chung, văn học dân gian lớn tiếng phê phán người
vợ cả:
“Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Đi cấy đi cày chị chẳng kể công
Tối tối chị giữ mất chồng
Chị cho manh chiếu nằm không ngoài hè”
Đôi khi cũng trách riêng người vợ lẽ:
“Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ”
Hồ Xuân Hương nghĩ khác, ngòi bút nữ sĩ chẳng hướng vào phê phán riêng ai, bà
chỉ đồng cảm và thương thay cho thân phận những người phụ nữ chịu cảnh chung
chồng. Là người phụ nữ, ai chẳng muốn ích kỷ riêng ai, tình yêu là thứ tình cảm chẳng
thể nào chia sẻ, từ những éo le của chính thân phận mình, bà làm thơ đồng cảm với nỗi
khổ của không chỉ người vợ lẽ mà còn của cả người vợ cả nữa. Có trách thì trách cái xã
hội nhiễu nhương “ban” cho đàn ông cái quyền bảy thiếp năm thê, để rồi người phụ nữ
hằng đêm xót xa cái phận “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”…
Chồng chung đã biết mấy khổ đau, vậy nhưng số phận của những người phụ nữ
không chồng mà chửa còn chua xót hơn thế, bởi họ không phải chỉ chịu những hình
phạt thể xác nặng nề mà còn cả đời mang tiếng xấu, bị xã hội coi khinh và miệt thị. Lúc
bấy giờ, những vần thơ Hồ Xuân Hương như vòng tay hiếm hoi kéo những con người
ấy lại để mà ôm ấp, để mà san sẻ, đồng thời cất lên tiếng nói bào chữa như một vị “luật
sư” cho những số phận lầm lỡ, không may:
“Cả nể cho nên sự dở dang
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng?"

Đứng về phía người phụ nữ, cũng là đứng về phía sự sống, Hồ Xuân Hương
trong bài “Không chồng mà chửa” đã nhấn mạnh cái “nghĩa” bên cạnh cái “tình”. Cái
25

×