Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Vai trò của nhà nước đối với hệ thống tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.58 KB, 8 trang )

Vai trò của nhà nước đối với hệ thống tài chính
A. Phân tích vai trò của nhà nước đối với HTTC.
I) Hệ thống tài chính là một tổng thể bao gồm các thị trường tài chính, các định chế tài
chính trung gian, cơ sở hạ tầng pháp lý kỹ thuật và các tổ chức quản lý giám sát và điều
hành HTTC để tổ chức phân bổ nguồn lực tài chính nhằm đạt được mục tiêu của các chủ
thể trong nền kinh tế.
II)Quan điểm sự can thiệp của NN vào thị trường TC
Trong lịch sử đã tồn tại 2 quan điểm về sự can thiệp của nhà nước vào thị trường tài chính.
1) Adam Smith, nhà kinh tế học người Scotland đã đưa ra lý thuyết “bàn tay vô hình”. Điểm
chủ chốt mà Adam Smith đề ra chính là : “Sự giầu có của mỗi quốc gia đạt được không
phải do những quy định chặt chẽ mà do bởi tự do kinh doanh”.
2) John Maynard Keynes (1883 - 1946) là nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh lại cho rằng
Để chống đỡ khủng hoảng và thất nghiệp đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước,
thông qua đó:
- Nâng cao tổng cầu trong nền kinh tế
- Kích thích tiêu dùng
- Khuyến khích doanh nhân đầu tư và kinh doanh.
Chính vì vậy mà mỗi nhà nước theo quan điểm khác nhau cũng sẽ có sự can thiệp khác
nhau. So sánh sự tác động của nhà nước tới hệ thống tài chính theo 2 quan điểm ta có bảng
sau:
1
So sánh
Quan điểm đề cao vai trò nhà nước (nhà
kinh tế học tiêu biểu: M. Keynes)
Quan điểm để cao vai trò kinh tế thị
trường (nhà kinh tế học tiêu biểu:
Adam Smith)
1. Thị
trường
TC
- Sử dụng chính sách tài chính lỏng và tăng


chi tiêu chính phủ. Cung tiền tăng. Hi vọng:
thúc đấy phát triển kinh tế qua tăng tổng cầu
của nền kinh tế.
- Hạn chế mức cung tiền dư thừa và
giảm chi tiêu nhà nước nhằm giảm thâm
hụt ngân sách và lạm phát khuyến khích
tự do cạnh tranh
2.Trung
gian tài
chính.
- Can thiệp vào các lĩnh vực hoạt động của
ngân hàng để kiểm soát rủi ro qua các quy
định giới hạn lĩnh vực công việc.
- Kiểm soát chặt tỷ lệ lãi suất
- Cho phép ngân hàng mở rộng các dịch
vụ tài chính mới cho khách hàng.
- Để chế độ tỷ lệ lãi suất linh họat.
3. Cơ sở
hạ tầng
pháp lý
kỹ thuật.
- Đưa ra nhiều hàng rào thuế quan, bảo hộ
chặt chẽ cho các ngành trong nước.
- Ủng hộ sự tự do hoá thương mại cao
và sự phát triền của tư nhân.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông,
dịch vụ công để tạo điều kiện thuận lợi
cho khu vực tư nhân phát triền.
- Giảm thuế để kích thích đầu tư.
4. Hệ

thống
kiểm tra
giám sát.
Quản lý và thanh tra chặt hoạt động các trung
gian tài chính, hoạt động tín dụng và đưa các
ngân hàng nằm dưới sự kiểm soát của nhà
nước.
Thực thi các chính sách tiền tệ.
Vẫn đưa ra các đơn vị kiểm tra giám sát
hoạt động về tín dụng, ngân hàng nhưng
lỏng lẻo hơn.
III) Vai trò của nhà nước đối với hệ thống tài chính thông qua các bộ phận của HTTC.
1) Thị trường tài chính
· Thị trường tài chính là môi trường để nguồn vốn trong xã hội được vận động, môi trường
tốt , có ổn định thì nguồn vốn mới sống khỏe và phát triển tốt được. Vậy nên trong giai
2
đoạn khủng hoảng thì sự ổn định của TTTC sẽ bị lung lay, bất ổn định khiến cho nguồn
vốn lưu thông bị tắc nghẽn.
· Thị trường tài chính là 1 vấn đề quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn
bộ hoạt động của nền KT. Nó giữ vai trò đặc biệt trong việc phân bổ hữu hiệu các nguồn
vốn trong nền kt. Có đc thị trường tài chính phát triển mạnh là 1 nhân tố thiết yếu đảm bảo
ổn định vĩ mô, tăng trưởng kt và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kt, nhất là trong
bối cảnh toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế.
· Trong mỗi loại thị trường tài chính khác nhau, nhà nước thể hiện vai trò của mình bằng các
biện pháp và công cụ khác nhau. Nói chung, sự tác động của nhà nước vào thị trường tài
chính thể hiện ở 3 mặt cơ bản:
- Tạo môi trường pháp lý cho sự hình thành và hoạt động của thị trường tài chính
- Tạo môi trường kinh tế cho sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính
- Giám sát hoạt động của thị trường tài chính
2) Trung gian tài chính

· Như chúng ta đều đã biết trung gian tài chính là 1 tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ tài
chính, làm trung gian giữa những chủ thể có vốn và các chủ thể cần vốn giúp cho đồng
vốn được luân chuyển có hiệu quả. Trung gian tài chính bao gồm các NHTM, tổ chức tín
dụng, công ty bảo hiểm v v
· Nhà nước đưa ra các chính sách thông qua các trung gian tài chính để can thiệp vào nền
kinh tế với mục tiêu ổn định nền kinh tế (chính sách tiền tệ, các quy định về lãi suất,… để
kích thích đầu tư hoặc làm giảm độ nóng của thị trường, hạn chế lạm phát ).
· Tuy nhiên trong thực tế sự tác động này vẫn tồn tại một số bất cập do sự nhúng tay quá sâu
của nhà nước vào nền kinh tế. Sự điều chỉnh là cần thiết nhưng hãy tôn trọng vai trò tự
điều chỉnh của nền kinh tế thị trường.
3) Cơ sở hạ tầng, pháp lý kỹ thuật
Nhà nước có vai trò quyết định trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, pháp lý kỹ thuật. Cụ
thể xây dựng các cơ sở hạ tầng tài chính:
3
· Hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước
· Nguồn lực và cơ chế giám sát, thực thi
· Hệ thống cung cấp thông tin
· Hệ thống thanh toán và hỗ trợ giao dịch chứng khoán
·
4) Các tổ chức điều hành, giám sát hệ thống tài chính
Nhà nước là chủ thể ban hành hệ thống pháp luật, giám sat việc thực thi pháp luật và chịu
trách nhiệm điều hành và quản lý hoạt động của toàn bộ HTTC
- Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
- Ngân hàng trung ương
- Bộ tài chính
- Ủy ban chứng khoán nhà nước
- Các tổ chức tài chính quốc tế
IV) Ví dụ về khủng hoảng tài chính Mỹ 2007
· 2007, Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư lớn tại Mỹ nơi được coi là thể chế tài chính
được quản lý tốt nhất tại phố Wall phá sản

· Nguyên nhân do đánh cược quá nhiều vốn liếng vào các khoản đầu tư không chắc chắn
như những cổ phiếu dựa trên cho vay thế chấp và các đầu tư phái sinh => hậu quả của việc
giám sát không sâu của các cơ quan điều hành hệ thống tài chính Mỹ.
· Gói kích thích kinh tế giá 787 tỉ USD của Mỹ hay gói kích cầu tương tự của châu Âu và
Trung Quốc… mang đậm màu Keynes
· Nền kinh tế của Mỹ và các nước đã dần phục hồi. Tuy nhiên điều này đã làm thâm hụt
ngân sách vốn đã “thủng sâu” lại càng “thủng sâu” hơn và có thể gặp rất nhiều rủi ro lớn
cho nền kinh tế.
· à Đánh giá: Không thể tồn tại một “nền kinh thế thị trường hoàn toàn” theo đúng chuẩn
mực của Adam Smith hay hi vọng về nền kinh tế “tập trung hoá hoàn toàn” ( như Việt
4
Nam giai đoạn trước 1986) hay nền kinh tế đề cao sự can thiệp sâu của chính phủ theo học
thuyết M.Keynes.
B. Liên hệ thực tiễn Việt Nam. Kết luận chung.
Thực tế chỉ ra rằng, từ cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 và gần đây nhất là cuộc khủng
hoảng tài chính Mỹ 2007 đã chứng minh sự can thiệp lỏng lẻo ít ỏi của nhà nước có thể
dẫn đến:
· Tăng những rủi ro tiềm ẩn trong nền kinh tế
· Tạo những bong bóng phát triển trong hệ thống tài chính và nền kinh tế
à Nhà nước có nên can thiệp vào nền kinh tế.
Tuy nhiên can thiêp như thế nào là hợp lý???
Liên hệ và Việt Nam
Thứ nhất là cuộc chạy đua lãi suất vào 2008.
2007, khi Việt nam mới gia nhập WTO, nguồn ngoại tệ lớn đổ vào làm cho tỷ giá tăng lên,
nhưng nhà nước muốn giữ tỷ giá cố định để đảm bảo cho xuất khẩu à NHNN tung tiền
VND ra để mua đô la nhằm duy trì tỷ giá danh nghĩa, trong khi lại thiếu những biện pháp
trung hòa cần thiết. Kết quả là nền kinh tế được bơm một lượng tiền quá lớn trong khi giá
trị gia tăng lại không được tạo ra một cách tương ứng, và hệ quả tất yếu là lạm phát à Nhà
nước đưa ra phương án tăng tỷ lện dự trữ bắt buộc để giảm phát, nhưng gây ra cuộc chạy
đua lãi suất với áp lực lớn cho XH.

Ngày 17/3/2008, bộ tài chính bạn hành nghị quyết theo đó các ngân hàng thương mại buộc
phải mua 20300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Điều này làm các ngân hàng thiếu vốn khả
dụng buộc họ phải thu hút tiền gửi từ dân cư. Các ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu hụt
nguồn vốn nghiêm trọng. Điều này đã sinh ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường
vốn, 1 cuộc chạy đua lãi suất chưa từng có trong lịch sử tài chính Việt nam. Đỉnh điểm của
cuộc chạy đua này là mức lãi suất lên tới 14%/ năm vào tháng 6/2008.
5
Ta có thể thấy chính sách đã có những ảnh hưởng ko tốt tới hệ thống tài chính.
· Đối với thị trường chứng khoán: Vốn bị rút ra liên tục. Điều này dẫn đến 1 sự
việc hoàn toàn dễ hiểu chứng khoán giảm liên tục, phá vỡ tất cả các ngưỡng hỗ trợ mặc
cho bộ TC liên tục động viên. Cả thị trường chứng khoán và quỹ đầu tư rơi vào tình trạng
héo hắt khi mà các giao dịch cực thấp, lượng nhà đầu tư đóng băng tài chính rất cao.
· Các doanh nghiệp cũng ngày càng khó khăn do lượng vốn lớn trên thị trường
chứng khoán mất đi, lãi suất cho vay của các ngân hàng quá cao. Các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu mất liên tục các đơn hàng quan trọng, các doanh nghiệp sản xuất bị đình đốn.
· Đối với các trung gian tài chính: Chính sự điều tiết của chính phủ đã làm Tăng
giá vốn, giảm nhu cầu đầu tư gây áp lực khá lớn đến hoạt động kinh doanh của các
NHTM. Tăng lãi suất cho vay, NH sẽ đối mặt với việc giảm thị phần tín dụng hoặc chấp
nhận thêm một lượng khách hàng kém hơn, có rủi ro cao hơn. Hơn nữa, hiện nay các trung
gian tài chính lao vào cuộc đầu tư tài chính với vai trò như 1 nhà đầu tư để kiếm lợi nhuận
từ sự chênh lệch lãi suất. Sẽ là không tốt nếu 1 luồng vốn lớn không đc đổ vào trong sản
xuất kinh doanh mà lại đc sử dụng vào việc mua bán trên thị trường vốn.
Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những tác động tích cực của chính sách: hiện
nay các trung gian tài chính đang phát triển quá nóng về số lượng. Quyết định này kiểm
soát đc tình trạng phát triển quá nóng của các tổ chức tài chính à làm giảm đi độ nóng của
thị trường là kiểm soát được lạm phát.
Chính vì vậy, bước sang năm 2009, kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, nhưng VN lại là
1 sự suy thoái kinh tế. à chính phủ đã tung ra 1 gói kích cầu 147000 tỷ đồng( tương đương
8,6 tỷ USD). Trong đó hỗ trợ lãi suất với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là hơn 1 tỷ
USD đc giải ngân qua hệ thống NH, hỗ trợ lãi suất lên đếm 4%/ năm.

Kết quả của gói kích thích này đã đưa VN ra khỏi khủng hoảng vào tháng 6/2009.Nó đã
tác động vào thị trường tài chính 1 cách rõ ràng: các ngân hàng đã bớt đi những khó khăn
gặp phải khi huy động vốn, các doanh nghiệp đc tiếp cận với nguồn vốn rẻ.
6
Kết luận:
Trả lời câu hỏi về mức độ can thiệp của nhà nước vào thị trường tài chính như thế nào là
hợp lý, trên lý thuyết ta có thể tóm tắt lại sau đây:
1. Đối với thị trường tài chính: Nhà nước có vai trò
· tạo một sân chơi năng động, công bằng và thuận lợi cho sự lưu chuyển vốn, đầu tư tư nhân
và đảm bảo công bằng cho cả tư nhân lẫn doanh nghiệp nhà nước để tăng cường tính hiệu
quả của thị trường.
· Tạo môi trường pháp lý cho sự hình thành và hoạt động của thị trường tài chính
· Giám sát các hoạt động của thị trường tài chính
· Hạn chế những khuyết tật của thị trường để nâng cao vai trò của nền kinh tế thị trường và
tạo cho hệ thống tài chính phong phú, kênh thu hút vốn đa dạng hấp dẫn hơn.
2. Đối với trung gian tài chính
· Sử dụng các chính sách tiền tệ linh hoạt, hợp lí
· Can thiệp vào nền kinh tế thông qua TGTC để ổn định nền kinh tế
· Tỉ lệ lãi suất linh động có sự kiểm soát của nhà nước
· Kích thích đầu tư
3. Đối với cơ sở hạ tầng pháp lý kỹ thuật:
· Hoàn thiện hệ thống pháp lý và quản lý của nhà nước
· Nâng cao nguồn lực và cơ chế giám sát thực thi
· Cung cấp thông tin : Các tổ chức tài chính đang từng bước áp dụng chuẩn mực kế toán
quốc tế
· Hệ thống thanh toán: triển khai hệ thống thanh toán liên ngân hàng từ 2002
· Thống nhất và đồng bộ trong vấn đề quản lý
7
4. Đối với các tổ chức điều hành, giám sát HTTC
· các tổ chức giám sát cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc xử lý các

vấn đề tài chính Nâng cao chất lượng trong việc theo dõi và giám sát, đảm bảo các báo cáo
tài chính minh bạch.
· Xây dựng các tiêu chuẩn tương thích với các tiêu chuẩn thế giới trong việc giám sát.
· Giám sát tốt các dòng vốn đầu tư trực tiếp.
Rõ ràng sự can thiệp của nhà nước đối với hệ thống tài chính là cần thiết, tuy nhiên chỉ nên
can thiệp ở mức độ hợp lý. Câu hỏi đặt ra vẫn là một thách thức lớn đối với chính phủ các
nước trong quá trình vì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
8

×