ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN
NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Mã số: 60 34 01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP
Hà Nội – 2014
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH ii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP HỆ TRUNG
CẤP CHUYÊN NGHIỆP 9
1.1. Lý luận chung về quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở giáo dục chuyên
nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp 9
1.1.1. Các khái niệm 9
1.1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở GDCN hệ
TCCN. 15
1.1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở giáo dục chuyên
nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp. 16
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở giáo dục
TCCN. 24
1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở giáo dục trung cấp
chuyên nghiệp một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam 29
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý giáo dục chuyên nghiệp của một số quốc gia
trên thế giới 29
1.2.2. Kinh nghiệm QLNN về GDCN của TP Hồ Chí Minh 31
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội 35
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ
SỞ GIÁO DỤC TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TẠI TP HÀ NỘI 37
2.1. Khái quát tình hình giáo dục TCCN tại thành phố Hà Nội 37
2.1.1. Các cơ sở giáo dục TCCN tại Hà Nội 37
2.1.2. Mục tiêu quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo hệ TCCN của Hà
Nội giai đoạn 2001 – 2011 39
2.2. Tình hình quản lý các cơ sở giáo dục TCCN tại thành phố Hà Nội giai
đoạn 2001 – 2011 40
2.2.1. Hoạch định chính sách, ban hành các văn bản pháp quy 40
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý công tác cán bộ và chính sách đãi ngộ 49
2.2.3. Huy động, quản lý các nguồn lực để phát triển 55
2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát 57
2.3. Đánh giá chung 58
2.3.1. Ƣu điểm 58
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 60
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRUNG CẤP CHUYÊN
NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 68
3.1. Bối cảnh và yêu cầu mới đối với công tác QLNN về đào tạo TCCN ở
thành phố Hà Nội 68
3.1.1. Bối cảnh kinh tế, xã hội, giáo dục tại thành phố Hà Nội 68
3.1.2. Yêu cầu mới về quản lý Nhà nƣớc đối với các cơ sở giáo dục trung
cấp chuyên nghiệp của thành phố Hà Nội 70
3.2. Một số giải pháp tăng cƣờng QLNN đối với các cơ sở GDCN tại thành
phố Hà Nội 71
3.2.1. Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế chính sách 71
3.2.2. Nhóm giải pháp đổi mới qui trình thực hiện chính sách 74
3.2.3. Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, kiểm soát 75
KẾT LUẬN 78
i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
CHỮ VIẾT TẮT
NGUYÊN NGHĨA
1
CB
Cán bộ
2
CBQL
Cán bộ quản lý
3
CĐ
Cao đẳng
4
ĐH
Đại học
5
GD & ĐT
Giáo dục và Đào tạo
6
GDCN
Giáo dục chuyên nghiệp
7
GDNN
Giáo dục nghề nghiệp
8
GV
Giáo viên
9
GVDG
Giáo viên dạy giỏi
10
HS
Học sinh
11
MN
Mầm non
12
TCCN
Trung cấp chuyên nghiệp
13
THCN
Trung học chuyên nghiệp
14
THCS
Trung học cơ sở
15
THN
Trung học nghề
16
THPT
Trung học phổ thông
17
TP
Thành phố
18
WTO
Tổ chức thƣơng mại thế giới
ii
DANH MỤC BẢNG
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
Bảng 2.1. Giáo viên giáo dục chuyên nghiệp
53
DANH MỤC HÌNH
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
Hình 1.1. Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp
19
2
Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy giáo dục chuyên nghiệp.
25
3
Hình 2.1. Trường TCCN phân theo loại hình
41
4
Hình 2.2 – Trường, giáo viên, học sinh TCCN giai đoạn
2001-2011
42
5
Hình 2.3. Học sinh trung cấp chuyên nghiệp phân theo cơ
sở đào tạo
42
6
Hình 2.4. Trình độ giáo viên hệ TCCN 2010-2013
54
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (năm 2011) ghi: “ Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí,
phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng trong
phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” . Giáo
dục Việt Nam là nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế bền vững
và là động lực thúc đẩy cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế , mà muốn phát triển đất nƣớc thì nguồn nhân lực là nhân tố
quyết định “ Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát
triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa “ (Trích Chiến
lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010). Một trong những nguồn nhân lực
đáp ứng trực tiếp cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là lực lƣợng lao
động lành nghề, trong đó hệ giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp cung cấp một
lƣợng không nhỏ. Thực tế những năm qua, Việt Nam luôn “thừa thầy, thiếu
thợ” do tâm lý chung của ngƣời dân luôn mong con em mình đƣợc theo học ở
bậc đại học, điều đó thể hiện rõ qua cơ cấu nguồn nhân lực của Việt Nam hiện
nay. Trên thế giới, tỷ lao động có trình độ đại học – trung cấp – công nhân là
1 – 4 – 10, ở Việt Nam là 1 – 0,98 – 3,02. [6]
Thành phố Hà Nội, thủ đô của đất nƣớc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa – xã hội, giáo dục và khoa học công nghệ và đầu mối giao lƣu quốc tế
của Việt Nam. Hàng năm Hà Nội đóng góp trên 10% tổng thu nhập quốc dân.
Theo chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2020, nền giáo dục nƣớc
ta đƣợc đổi mới căn bản và toàn diện theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã
hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Để công tác đổi mới nền giáo dục
thành công, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp ở các địa
phƣơng. Trong đó, thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng. Để hoàn thành
2
sứ mệnh đó, cùng với quá trình cải cách nền hành chính, thành phố Hà Nội
đang đẩy mạnh công cuộc xã hội hóa giáo dục, trong đó việc đổi mới cơ chế
quản lý của Nhà nƣớc đối với các tổ chức giáo dục chuyên nghiệp luôn là vấn
đề cấp bách trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Chủ trƣơng của Đảng và
Nhà nƣớc về xã hội hóa giáo dục là đúng đắn. Chính phủ đã có nhiều quyết
sách quan trọng và ban hành nhiều văn bản pháp quy về lĩnh vực này. Song
việc triển khai còn rất hạn chế và có tính cầm chừng, nhất là các chính sách
khuyến khích có liên quan.
Từ đó câu hỏi đƣợc đặt ra là : làm thế nào để tăng cường quản lý nhà
nước đối với các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp tại thành phố Hà Nội hiện
nay ?
Việc đổi mới cơ chế quản lý Nhà nƣớc đối với các cơ sở giáo dục
Trung cấp chuyên nghiệp của thành phố Hà Nội là yêu cầu khách quan trong
quá trình phát triền kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Do đó, tác
giả chọn vấn đề: “ Quản lý nhà nước các cơ sở giáo dục hệ trung cấp
chuyên nghiệp tại thành phố Hà Nội “ làm đề tài nghiên cứu của mình với
mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự nghiệp cải cách giáo dục chung
của đất nƣớc và sự nghiệp giáo dục và đào tạo khối trung cấp chuyên nghiệp
của Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu
Hệ thống giáo dục Việt Nam những năm gần đây đã có nhiều cải cách,
giáo dục nghề nghiệp cũng đang đƣợc củng cố và hoàn thiện dần, điều này
đƣợc đánh dấu bằng sự ra đời của Luật dạy nghề 2006 cùng với chính sách
mới về đào tạo liên thông giữa các cấp, các hệ đang tạo ra một sự khởi sắc
cho giáo dục nghề nghiệp. Từ trƣớc đến nay đã có nhiều công trình nghiên
cứu về giáo dục, nhƣng phần lớn đều chú trọng vào giáo dục tiểu học, phổ
3
thông, đại học vì hầu hết học sinh và phụ huynh đều đi theo con đƣờng: Tiểu
học – THCS – THPT – Đại học. Giáo dục nghề nghiệp, nhất là hệ trung cấp
chuyên nghiệp chƣa đƣợc chú ý đúng mức, tƣơng xứng với vị trí và tầm quan
trọng của nó trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề đào tạo hệ trung cấp
chuyên nghiệp từ nhiều góc độ khác nhau mà tác giả đƣợc biết đến nhƣ:
“Quản lý hành chính Nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo” –
PGS. TS Đặng Xuân Hải – Đào Phú Quang, 2008, NXB Giáo dục.
Tác giả nêu một số vấn đề cơ bản về quản lý hành chính Nhà nƣớc đối với
Giáo dục và Đào tạo và các công cụ quản lý nhƣ: đƣờng lối, quan điểm
giáo dục, luật giáo dục, những qui định về giáo viên
“Sự phát triển đại học tƣ ở Trung Quốc và Việt Nam” Lâm
Quang Thiệp – Nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học – Bộ GD&ĐT.
Số 9/2009 Tạp chí giáo dục & Thời đại
Bài viết mô tả quá trình hình thành và phát triển hệ thống giáo dục đại học
tƣ của Việt Nam từ năm 1988 đến nay. Đồng thời cũng mô tả quá trình
phát triển hệ thống giáo dục đại học tƣ của Trung Quốc từ năm 1980 đến
nay. Từ bài viết cho thấy trong chính sách của hai Nhà nƣớc đều có biểu
hiện coi trọng hệ thống giáo dục đại học công lập hơn tƣ thục. Ở cả hai
nƣớc đều tỏ có sự lúng túng khi xử lý mối tƣơng quan giữa giáo dục và thị
trƣờng, giữa lợi nhuận và nghĩa vụ xã hội. Một sự khác biệt lớn trong quản
lý hệ thống giáo dục đại học tƣ thục giữa hai nƣớc là Trung Quốc quản lý
chất lƣợng và việc cấp bằng chặt chẽ hơn Việt Nam.Theo bài viết để xây
dựng khu vực giáo dục đại học tƣ ở Việt Nam thành một hệ thống lành
mạnh và phát triển ổn định thì giới quản lý nhà nƣớc ở Việt Nam cần thật
sự đổi mới tƣ duy và xây dựng một hệ thống luật lệ đầy đủ hơn.
4
Giáo dục và đào tạo với phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
– GS.TS Chu Văn Cấp – Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh, Số 6,
Tháng 9, 10/2012, Tạp chí phát triển và hội nhập.
Bài viết đã nêu đƣợc sự phát triển nguồn nhân lực thực chất là phát
triển giáo dục và đào tạo. Đồng thời cũng nêu lên thực trạng nguồn
nhân lực và yêu cầu đối với giáo dục và đào tạo nƣớc nhà trong giai
đoạn hiện nay.
“Thực trạng việc phối hợp đào tạo giữa trƣờng trung cấp
chuyên nghiệp với doanh nghiệp tại Hà Nội” Đề tài cấp viện ( Viện
khoa học quản lý giáo dục Việt Nam ), Chủ nhiệm đề tài : ThS. Đào
Thanh Hải, hoàn thành 6/2011.
Nhóm tác giả đã nêu các khái niệm về phối hợp đào tạo giữa trƣờng
TCCN với doanh nghiệp, khẳng định mối quan hệ giữa nhà trƣờng và
doanh nghiệp rất quan trọng, mối quan hệ đó là yếu tố tác động đến quá
trình đào tạo TCCN và hiệu quả của nó. Và nhóm tác giả cũng đã điều
tra và phân tích rõ thực trạng phối hợp đào tạo giữa trƣờng TCCN với
doanh nghiệp, đánh giá chung và đƣa ra một số khuyến nghị với các cơ
quan cấp trên.
Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Trƣờng Đại học Hòa Bình và
Viện Nghiên cứu Phát triển Phƣơng Đông đã tổ chức hội thảo khoa
học “Đổi mới và phát triển hệ thống các trƣờng ngoài công lập ở
Việt Nam” vào ngày 29/2/2012 tại Hà Nội.
Hội thảo đã tập trung thảo luận các nội dung chủ yếu nhƣ: cơ sở lý luận
– thực tiễn và tính tất yếu khách quan của sự phát triển hệ thống GD-
ĐT ngoài công lập trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc
tế; thực trạng phát triển hệ thống ngoài công lập ở Việt Nam; chủ
trƣơng, chính sách, giải pháp; đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả
5
quản lý của nhà nƣớc đối với sự phát triển hệ thống các trƣờng ngoài
công lập; các kinh nghiệm quốc tế về phát triển hệ thống các trƣờng
công lập; về cơ chế hoạt động không vì lợi nhuận và cơ chế vì lợi
nhuận của các cơ sở GD-ĐT; về mối quan hệ giữa “công và tƣ” trong
phát triển GD-ĐT…
“ Cần tổ chức một nền giáo dục nhƣ thế nào ? “ – TS Vũ Ngọc
Hoàng, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt nam, 6/5/2013
Bài viết đƣa ra vấn đề : cần tổ chức một nền giáo dục nhƣ thế nào ? và
tổ chức nền giáo dục thì trƣớc tiên phải xuất phát từ yêu cầu phát triển
nhân cách, năng lực ngƣời học. Tiếp đến là đáp ứng nhu cầu về nguồn
nhân lực cho xã hội.
Tóm lại, qua các công trình nghiên cứu kể trên chúng ta có thể thấy
đƣợc các chính sách quản lý Nhà nƣớc có những ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối
với giáo dục và đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của thủ đô Hà Nội cũng
nhƣ cả nƣớc. Nhƣng chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc đƣa
ra những giải pháp quản lý Nhà nƣớc cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho khu vực
đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội. Do đó. hƣớng nghiên cứu của
Luận văn này là phân tích thực trạng và gợi ý một số giải pháp tăng cƣờng về
quản lý Nhà Nƣớc đối với việc đào tạo TCCN nhằm nâng cao chất lƣợng đào
tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời góp
phần nâng cao chất lƣợng lao động kỹ thuật bậc trung cấp trƣớc sự canh tranh
ngày cao về nguồn nhân lực khi chúng ta đã gia nhập WTO.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục đích nghiên cứu: hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn,
đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về GDCN nhằm đề xuất các giải
pháp tăng cƣờng quản lý các cơ sở giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp ở
6
thành phố Hà Nội để nâng cao chất lƣợng đào tạo, góp phần nâng cao
chất lƣợng lao động kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý Nhà nƣớc đối với các cơ sở giáo
dục trung cấp chuyên nghiệp.
- Tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn một số nƣớc trên thế giới và kinh
nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nƣớc đối với các cơ sở giáo dục
chuyên nghiệp ở thành phố Hà Nội .
- Đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng quản lý các cơ sở giáo dục chuyên
nghiệp ở thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề về nội dung quản lý Nhà nƣớc đối với các cơ sở giáo dục
chuyên nghiệp ở thành phố Hà Nội. Hay nói cách khác là nội dung hoạt động
quản lý của UBND thành phố Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội đối với GDCN
b) Phạm vi nghiên cứu:
- Tại 20 trƣờng trung cấp chuyên nghiệp tại Hà Nội, trong đó có 15
trƣờng công lập và 05 trƣờng ngoài công lập.
- 05 Trƣờng thuộc các trƣờng đại học, cao đẳng có đào tạo hệ trung
cấp nhƣ: Hệ trung cấp trong Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội;
Hệ trung cấp trong Trƣờng Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh HN; Hệ
trung cấp trong Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp HN; Hệ trung
cấp trong Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Hà Nội; Hệ trung cấp trong
Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội
- Phạm vi thời gian : từ năm 2001 – 2013
7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nhóm phƣơng pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm này có các phƣơng pháp cụ thể sau
đây:
- Phƣơng pháp tổng hợp tài liệu
- Phƣơng pháp phân tích – hồi cứu tài liệu
5.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phƣơng pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để phân
tích thực trạng vấn đề nghiên cứu. Thuộc nhóm này có các phƣơng pháp cụ
thể sau đây:
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp : dùng các số liệu từ Báo cáo
tổng kết 10 năm phát triển giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội giai đoạn
2001 – 2010 của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, số liệu thống kê
của Cục thống kê Hà Nội
5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Dùng phƣơng pháp thống kê toán học ( excel) để xử lý số liệu, thông
tin đã thu thập đƣợc, mô hình hóa, biểu đồ hoá các số liệu đó.
5.4. Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng:
- Báo cáo tổng kết 10 năm phát triển giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội
giai đoạn 2001 – 2010 của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội.
- Số liệu thống kê của Cục thống kê Hà Nội
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn đã đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi
để tăng cƣờng quản lý các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp ở thành phố Hà Nội.
Cụ thể là các nhóm giải pháp nhƣ sau : Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế chính
8
sách, nhóm giải pháp đổi mới qui trình thực hiện chính sách, và tăng cƣờng
hoạt động kiểm tra, kiểm soát.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở
giáo dục chuyên nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở giáo dục chuyên
nghiệp ở thành phố Hà Nội
Chƣơng 3: Một số giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc các cơ sở giáo dục
trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố Hà Nội.
9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
1.1. Lý luận chung về quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở giáo dục chuyên
nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp.
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Quản lý nhà nước
Quản lý: là một hoạt động đặc trƣng bao trùm lên mọi mặt đời sống xã
hội, là công việc vô cùng quan trọng, nhƣng rất khó khăn và phức tạp. Sở dĩ
nhƣ vậy, vì công tác quản lý liên quan đến nhân cách của nhiều cá nhân trong
tập thể xã hội, liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm và cuộc sống
của mỗi con ngƣời.
Thực tế khái niệm quản lý đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Do đối tƣợng quản lý rất đa
dạng, phong phú, phức tạp, tùy thuộc từng lĩnh vực hoạt động cụ thể và ở mỗi
giai đoạn phát triển xã hội khác nhau cũng có quan niệm khác nhau, nên định
nghĩa về quản lý cũng có sự khác nhau:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Quản lý là chức năng và hoạt
động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã
hội), đảm bảo giữ gìn một cơ cấu ổn định, duy trì sự hoạt động tối ƣu và bảo
đảm thực hiện những chƣơng trình và mục tiêu của hệ thống đó” [32; tr.580]
Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “ Quản lý
là tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý)
đến khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý) trong một tổ chức nhắm làm cho tổ
chức đó vận hành và đạt đƣợc mục đích của mình” [21]
10
Theo Bách khoa toàn thƣ Liên Xô (cũ): Quản lý là chức năng của hệ
thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (Kỹ thuật, sinh vật, xã hội)
Nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động. [31]
Theo quan điểm hệ thống: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định
hƣớng của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm
sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt đƣợc
mục tiêu đề ra trong điều kiện biến đổi của môi trƣờng. [25]
Lao động quản lý là một dạng lao động đặc biệt gắn với lao động tập
thể và kết quả của sự phân công lao động xã hội, nhƣng lao động quản lý lại
có thể phân chia thành hệ thống các dạng lao động xác định mà theo đó chủ
thể quản lý có thể tác động đối tƣợng quản lý. Các dạng hoạt động xác định
này đƣợc gọi là các chức năng quản lý. Một số nhà nghiên cứu cho rằng trong
mọi quá trình quản lý, ngƣời cán bộ quản lý phải thực hiện một loạt chức
năng quản lý kế tiếp nhau một cách logic bắt đầu từ lập kế hoạch tổ chức, chỉ
đạo thực hiện và cuối cùng là kiểm tra đánh giá. Quá trình này đƣợc tiếp diễn
một cách tuần hoàn. Chu trình quản lý bao gồm các chức năng cơ bản sau:
+ Lập kế hoạch
+ Xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch
+ Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
Tuy các chức năng kể trên kế tiếp nhau nhƣng chúng đƣợc thực hiện đan xen
nhau, hỗ trợ bổ sung nhau. Ngoài ra, chu trình quản lý thông tin chiếm một
vai trò quan trọng, nó là phƣơng tiện không thể thiếu đƣợc trong quá trình
hoạt động của quản lý.
Quản lý vừa là khoa học, dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát
triển (quy luật tự nhiên hay quy luật xã hội) của các đối tƣợng khác nhau, vừa
11
là nghệ thuật, đòi hỏi phải có sự tác động thích hợp với từng khách thể quản
lý.
Quản lý Nhà nước (QLNN): theo Giáo trình quản lý hành chính nhà
nƣớc: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền
lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật
nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc
xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”. [17,tr.407]
Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nƣớc, đƣợc sửa dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quản lý nhà nƣớc đƣợc xem là một hoạt động chức năng của nhà nƣớc trong
quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt. Quản lý nhà
nƣớc đƣợc hiểu theo hai nghĩa.
- Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nƣớc là toàn bộ hoạt động của bộ máy
nhà nƣớc, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt
động tƣ pháp.
- Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nƣớc chỉ bao gồm hoạt động hành
pháp.
Quản lý nhà nƣớc đƣợc đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý
nhà nƣớc theo nghĩa rộng; quản lý nhà nƣớc bao gồm toàn bộ các hoạt động
từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực
tiếp hoạt động của đối tƣợng bị quản lý và vấn đề tƣ pháp đối với đối tƣợng
quản lý cần thiết của Nhà nƣớc. Hoạt động quản lý nhà nƣớc chủ yếu và trƣớc
hết đƣợc thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nƣớc, song có thể các tổ chức
chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu
đƣợc nhà nƣớc uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nƣớc theo
quy định của pháp luật.
12
Tóm lại, QLNN là hoạt động quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền
lực Nhà nƣớc, sử dụng hệ thống pháp luật Nhà nƣớc để điều chỉnh hành vi
con ngƣời trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ
máy Nhà nƣớc thực hiện; nhằm thoả mãn nhu cầu của con ngƣời, duy trì sự
ổn định và phát triển xã hội.
1.1.1.2. QLLNN về Giáo dục và đào tạo
Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội. Xung
quanh khái niệm này có một số định nghĩa sau đây:
Theo Nguyễn Kì và Bùi Trọng Tuấn thì: “Quản lý giáo dục là sự tác
động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp qui luật của chủ
thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục (từ cấp cao nhất đến
các cơ sở giáo dục nhà trƣờng) nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục
tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội” [18, tr.14].
Theo tác giả Trần Kiểm: “ Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của
chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát…
một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục
vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội “ [19, tr.10]
“Quản lý giáo dục là thực hiện các chức năng quản lý trong công tác
giáo dục, gồm: kế hoạch hóa; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra và đánh giá quá trình
giáo dục” [20]
Thực chất của quản lý giáo dục là quá trình tổ chức, điều chỉnh sự vận
hành của các yếu tố cơ bản sau đây:
- Đƣờng lối, chiến lƣợc phát triển giáo dục của đất nƣớc
- Tập hợp những chủ thể và khách thể quản lý (bao gồm: các cán bộ
quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh)
- Cơ sở vật chất (đồ dùng, trang thiết bị dạy học, trƣờng lớp …)
13
Nội dung quản lý là quản lý tất cả các yếu tố cấu thành quá trình giáo
dục, bao gồm: mục tiêu giáo dục; nội dung giáo dục; phƣơng pháp giáo dục;
tổ chức giáo dục; ngƣời dạy, ngƣời học, trƣờng sở và trang thiết bị; môi
trƣờng giáo dục; các lực lƣợng giáo dục; kết quả giáo dục.
Bản chất của quản lý giáo dục là quản lý quá trình sƣ phạm, quá trình
dạy học diễn ra ở các cấp học, bậc học và tất cả các cớ sở giáo dục. Nơi thực
hiện quản lý quá trình sƣ phạm có hiệu quả nhất là nhà trƣờng.
Quản lý Nhà nƣớc về Giáo dục và Đào tạo:
Hoạt động QLNN về giáo dục là hoạt động của con ngƣời mang tính
quyền lực Nhà nƣớc. Để đạt đƣợc mục đích đã đề ra hoạt động đó nhất thiết
phải tuân theo những tƣ tƣởng chỉ đạo của Nhà nƣớc. Những tƣ tƣởng chỉ đạo
đó phải phản ánh đƣợc quy luật khách quan của sự vận động và phát triển của
xã hội và tự nhiên.
Điều 3 Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ Việt Nam
nêu các nguyên tắc quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục:
Đảm bảo tính thống nhất, thông suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý Nhà nƣớc về giáo dục.
Đảm bảo tƣơng ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với nguồn
lực tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ
đƣợc giao.
Phân công, phân cấp và xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách
nhiệm về lĩnh vực giáo dục của các Bộ, UBND các cấp và các cơ quan có liên
quan, đồng thời phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan
quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao.
1.1.1.3. Giáo dục chuyên nghiệp
Cơ sở giáo dục chuyên nghiệp: Năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số
90/CP ngày 24/11/1993 quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc
14
dân, hệ thống văn bằng chứng chỉ về giáo dục và đào tạo của nƣớc Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trong đó quy định GDCN gồm có: THCN, trung
học nghề và đào tạo nghề. Theo luật giáo dục năm 2005, GDCN thuộc lĩnh
vực giáo dục nghề nghiệp nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong luận văn này, khái niệm GDCN chỉ các trƣờng TCCN (kể cả các
trƣờng cao đẳng, đại học, học viện có đào tạo TCCN) đồng thời theo giới hạn
của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu các cơ sở GDCN do Sở GD và ĐT thành
phố Hà Nội quản lý.
Nguyên tắc thiết lập hệ thống giáo dục chuyên nghiệp.
Việc xây dựng hệ thống GDCN dựa vào các nguyên tắc sau đây:
Hệ thống GDCN với các loại hình, trình độ đào tạo với sứ mệnh,
mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ đƣợc xác định.
Hệ thống GDCN có thể tiếp nhận sự phân luồng sauTHCS và
bảo đảm tính hợp lý, công bằng, liên thông với nhau và liên thông với
các trình độ cao hơn đối với ngƣời học đã tốt nghiệp THPT.
Hệ thống GDCN mở là phƣơng thức nâng cao chất lƣợng cuộc
sống cho ngƣời học suốt đời trong một xã hội học tập.
Hệ thống GDCN phải giữ đƣợc bản sắc dân tộc, tiên tiến, hiện
đại, phát triển trong cạnh tranh, hội nhập quốc tế theo xu hƣớng toàn
cầu hóa.
Theo GS. TS Vũ Ngọc Hải, hệ thống giáo dục chuyên nghiệp đƣợc thể hiện
qua sơ đồ sau: [12]
15
Động lực, lao động, việc
làm
Cung cấp kiến thức và kỹ năng
Cơ hội sau THCS
HỆ THỐNG GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
Nhiều
thang bậc,
trình độ
Liên thông
hệ thống
GDQD
trong và
ngoài nƣớc
Nhiều
ngành
nghề đào
tạo
Phƣơng
pháp dạy
và học đa
dạng
Nhiều
loại hình
trƣờng
lớp
Hợp tác
hài hòa
với sản
xuất và
doanh
nghiệp
Hình 1.1. Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp
( Nguồn: Hệ thống giáo dục quốc dân Việt nam – Kỷ yếu KHGD Việt Nam đổi
mới và phát triển Tập 1 )
1.1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở giáo dục
TCCN.
Mục tiêu QLNN về giáo dục là phát triển các thành tố của hệ thống
giáo dục trên các mặt: quy mô, cơ cấu, chất lƣợng; bảo đảm trật tự, kỷ cƣơng
trong hoạt động giáo dục; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân
tài; hoàn thiện nhân cách công dân.
16
Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định : “Phát triển
giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
CNH, HĐH là điều kiện để phát huy nguồn lực, yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững”.
QLNN về giáo dục quy định “Nhà nƣớc thống nhất quản lý hệ thống
giáo dục quốc dân về mục tiêu, chƣơng trình, nội dung, kế hoạch giáo dục;
tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung
quản lý chất lƣợng giáo dục, thực hiên phân công, phân cấp quản lý, tăng
cƣờng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục”(Điều 14 luật
giáo dục 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Vị trí, vai trò của trƣờng TCCN trong nền giáo dục quốc dân: Luật giáo
dục 2005, giáo dục chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp, nằm
trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. Trung cấp chuyên nghiệp
nhằm đào tạo ngƣời lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một
nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ
vào công việc. Cán bộ TCCN thƣờng ở vị trí cầu nối giữa kỹ sƣ và công nhân,
hƣớng dẫn công nhân thực hiện công việc. Họ vừa trực tiếp tham gia sản xuất,
vừa than gia quản lý và có thể đảm nhận vị trí quản trị viên cấp cớ sở.
Tóm lại, giáo dục chuyên nghiệp là một bộ phận quan trọng, không thể
thiếu trong hệ thống giáo dục quốc dân, thông qua giáo dục chuyên nghiệp sẽ
thực hiện đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, góp phần đáp ứng nguồn lực
cho CNH, HĐH đất nƣớc. Do đó, cần phải có sự quản lý của Nhà nƣớc đối
với các cơ sở GDCN.
1.1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở giáo dục chuyên
nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp.
17
Mục tiêu QLNN về giáo dục là phát triển các thành tố của hệ thống
giáo dục trên các mặt: quy mô, cơ cấu, chất lƣợng; bảo đảm trật tự, kỷ cƣơng
trong hoạt động giáo dục; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân
tài; hoàn thiện nhân cách công dân.
QLNN về giáo dục quy định “Nhà nƣớc thống nhất quản lý hệ thống
giáo dục quốc dân về mục tiêu, chƣơng trình, nội dung, kế hoạch giáo dục;
tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung
quản lý chất lƣợng giáo dục, thực hiên phân công, phân cấp quản lý, tăng
cƣờng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục”(Điều 14 luật
giáo dục 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009). Điều 99 Luật giáo dục 2005 sửa
đổi, bổ sung năm 2009 quy định nội dung quản lý Nhà nƣớc gồm các nhóm
nội dung sau:
1.1.3.1. Hoạch định chính sách, ban hành các văn bản pháp quy
Nhóm nội dung hoạch định chính sách, ban hành các văn bản pháp quy
bao gồm các nội dung cụ thể sau:
Thứ 1: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển giáo dục.
Thứ 2: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về giáo dục, ban hành điều lệ nhà trƣờng, ban hành quy định về tổ chức và
hoạt động của các cơ sở giáo dục khác.
Thứ 3: Quy định mục tiêu, chƣơng trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn
nhà giáo, tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; việc biên soạn, xuất
bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn
bằng, chứng chỉ.
Thứ 4: Tổ chức quản lý việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục và kiểm định
chất lƣợng giáo dục.
18
Thứ 5: Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động
giáo dục.
1.1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý, công tác cán bộ và chính sách đãi ngộ.
Nhóm nội dung tổ chức bộ máy quản lý, công tác cán bộ và chính sách
đãi ngộ bao gồm các nội dung cụ thể sau:
Thứ 1: Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
Thứ 2: Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dƣỡng, quản lý nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục.
Thứ 3: Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho ngƣời có nhiều công
lao đối với sự nghiệp giáo dục.
Nhóm nội dung này thể hiện phần trách nhiệm của Chính phủ, bộ GD &ĐT,
các bộ ban ngành liên quan về: cách thức tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế, chế
độ đào tạo đội ngũ cán bộ giáo dục; xét thƣởng, phong tặng danh hiệu cho các
nhà giáo có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy.
Có thể thấy rõ qua sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về giáo dục nhƣ sau:
19
Quản lý, chỉ đạo thực hiện:
Phối hợp, hƣớng dẫn thực hiện, kiểm tra:
Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy giáo dục chuyên nghiệp.
(Nguồn : Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp [6])
SỞ GD&ĐT
TRƢỜNG
(Thuộc xã)
Trƣờng thuộc Bộ
GD&ĐT
UBND XÃ
QLNN về GD trên địa
bàn.
PHÒNG GD&ĐT
Viện nghiên cứu
Khoa học giáo dục
Cơ quan sản xuất,
kinh doanh
CHÍNH PHỦ
Thống nhất QLNN về giáo dục.
Trình Quốc hội quyết định những
chủ trƣơng:
- giáo dục-đào tạo trong cả nƣớc.
- Cải cách nội dung chƣơng trình
cấp học.
Báo cáo Quốc hội:
- Hoạt động giáo dục-đào tạo.
- Thực hiện ngân sách giáo dục.
UBND TỈNH
QLNN về GD trên địa bàn.
Bảo đảm các điều kiện:
- Đội ngũ nhà giáo.
- Tài chính, cơ sở vật chất,
trang thiết bị.
Đáp ứng yêu cầu:
- Mở rộng quy mô.
- Nâng cao chất lƣợng.
BỘ, CQ
NGANG BỘ
Phối hợp với Bộ
GD&ĐT,
QLNN về
GD&ĐT theo
thẩm quyền quy
định.
BỘ GD&ĐT
Chịu trách nhiệm trƣớc Chính
phủ thực hiện QLNN về
Giáo dục và Đào tạo.
Trƣờng thuộc Bộ
khác
UBND HUYỆN
QLNN về GD trên địa bàn
Bảo đảm các điều kiện:
- Đội ngũ nhà giáo.
- Tài chính, cơ sở vật chất,
trang thiết bị.
Đáp ứng yêu cầu phát triển,
chất lƣợng giáo dục: MN,
TH, THCS; xây dựng XH
học tập.
20
Theo Nghị định 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy
định Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ :
- Ban hành, hƣớng dẫn, kiểm tra các quyết định, chỉ thị, thông tƣ, tiêu
chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý ngành, lĩnh vực
thuộc phạm vi QLNN của Bộ; hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản
đó.
- Ban hành chƣơng trình khung đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp; Ban
hành danh mục ngành đào tạo TCCN, CĐ, ĐH, Học viện; quy trình, điều
kiện, hồ sơ mở các ngành đào tạo mới.
- Quy định điều kiện, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chu kỳ kiểm định
chất lƣợng. Quy định, tổ chức biên soạn, thẩm định, duyệt, xuất bản, in, phát
hành sách giáo khoa, giáo trình; xây dựng giáo trình, thƣ viện điện tử. Quy
định điều kiện, trình tự, mẫu, in, quản lý, cấp phát, huỷ bỏ văn bằng, chứng
chỉ.
- Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và
hƣớng dẫn thực hiên cơ chế thu, sử dụng học phí, chính sách học bổng theo
quy định.
- Xây dựng, công bố hoặc đề nghị công bố tiêu chuẩn Quốc gia về cơ sở
vật chất, thiết bị trƣờng học, vệ sinh học đƣờng…
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ phát triển GD&ĐT; chính sách, cơ chế đào tạo theo nhu cầu xã hội.
- Quyết định chủ trƣơng, biện pháp và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế
hoạt động của các tổ chức dịch vụ trong giáo dục.
- Quyết định và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, ban hành quy
định về phân cấp quản lý. tổ chức, chỉ đạo công tác thống kê, thông tin, ứng
dụng công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về GD&ĐT.