Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 31 trang )

Tiết 1
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC SINH GIỎI
MÔN ĐỊA LÍ 12
A/ Cấu trúc đề thi học sinh giỏi
I/ Kiến thức
- Địa lí đại cương
- Địa lí tự nhiên Việt Nam
- Địa lí KTXH Việt Nam
II/ Cấu trúc đề thi
1/ ĐL tự nhiên đại cương: (3 đ)
2/ ĐL kinh tế xã hội đại cương: (2 đ)
3/ Đặc điểm, thành phần tự nhiên Việt Nam: (3 đ)
4/ Các miền tự nhiên Việt Nam: (3 đ)
5/ Dân cư Việt Nam: (3 đ)
6/ Các ngành kinh tế Việt Nam: (3 đ)
7/ Các vùng kinh tế Việt Nam: (3 đ)
III/ Một số lưu ý
- Đọc kỹ đề, xác định yêu cầu của đề
- Làm đề cương hình cây
- Chia quỹ thời gian
- Không bỏ câu
- Nếu vẽ 2 biểu đồ hoặc có thêm nhân tố ( vai trò ) thì để nguyên hoặc
viết thêm vào.
B/ Nội dung ôn tập
I/ Kiến thức
1- Địa lí đại cương
a- Địa lí tự nhiên đại cương
- Các chuyển động chính của trái đất và hệ quả của chúng
+ Hệ quả tự quay xung quanh trục cúa trái đất
+ Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất
- Khí quyển


- Dòng biển, thủy triều.
b- Địa lí kinh tế xã hội đại cương.
- Đại lí dân cư:
+ Sự phân bố dân cư
+ Một số công thức tính tỷ lệ gia tăng dân số
2- Địa lí tự nhiên Việt Nam
- Đặc điểm đất
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Các miền tự nhiên
3- Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam
- Địa lí Dân cư
- Cơ cấu ngành kinh tế, đặc điểm các ngành kinh tế
- Các vùng kinh tế.
II/ Kỹ năng
1- Vẽ đồ thị, biểu đồ các loại với các bảng số liệu cho sẵn.
2- Đọc và phân tích: Atlats Địa lí việt Nam, bản đồ, lược đồ, lát cắt, biểu
đồ, đồ thị, số liệu thống kê, sơ đồ
3- Điền bản đồ câm(trống)
4- So sánh các sự vật, hiện tượng địa lí để rút ra những điểm giống nhau
và khác nhau của các sự vật cũng như các hiện tượng địa lí, tìm ra đặc
điểm bản chất của sự vật, hiện tượng.
5- Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố tự nhiên, giữa các yếu
tố kinh tế xã hội, giữa các yếu tố tự nhiên với các yếu tố kinh tế xã
hội.
C/ Đề cương chi tiết
Tiết 2
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG
1- CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ
CỦA CHÚNG.
1.1/ Chuyển động tự quay quanh trục của trái đất

* Đặc điểm chung:
- Trái đất tự quanh quay trục ( tưởng tượng) nghiêng với mặt phẳng quỹ
đạo chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời một góc 66
0
33'.
- Hướng quay: Từ Tây sang đông
- Thời gian: 24h/ vòng
* Hệ quả:
- Sự luân phiên ngày đêm
- Giờ trên trái đất, đường chuyển ngày quố tế
- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
Tiết 3+ Tiết 4
1.2/ chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời
* Đặc điểm chung:
- Trong khi chuyển động quanh mặt trời, trục trái đất bao giờ cũng
nghiêngmột góc không đổi bằng 66033' và cũng không đổi hướng. Như
vậy trogn suốt quá trình chuyển động quanh mặt trời, trục trái đất không
đổi hướng , nghĩa là luôn song song với nhau. chuyển động đó gọi là
chuyển động tịnh tiến của trái đất quanh mặt trời.
- Hướng: Từ tây sang đông, theo quỹ đạo hình elip
- Thời gian: 365 ngày 6 giờ/ vòng.
* Hệ quả:
- Đường chuyển động biểu kiến hằng năm của mặt trời
- Các mùa trong năm
- Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ
Tiết 5 + Tiết 6
2. Tính góc nhập xạ
- Góc nhập xạ của 1 điểm là góc hợp bởi tia nắng mặt trời và tiếp tuyến với
bề mặt đất tại điểm đó.
- Xích vĩ của Mặt Trời (góc nghiêng của Mặt Trời) là khoảng cách góc từ

Mặt Trời đến mặt phẳng xích đạo của Trái Đất.
Xích vĩ Mặt Trời dao động từ 0
o
đến 23
o
27’ B và từ 0
o
đến 23
o
27’ N.
- Công thức tính góc nhập xạ:
a) Trường hợp vĩ độ (
ϕ
) của địa điểm cần tính góc nhập xạ lớn hơn
Xích vĩ (
δ
) của Mặt Trời hoặc bằng (
ϕ
>
δ
)
+ Tại bán cầu mùa hạ:
h
A
= 90
o
- ϕ
A
+ δ
+ Tại bán cầu mùa đông:

h
B
= 90
o
- ϕ
B
- δ
b) Trường hợp vĩ độ (
ϕ
) của địa điểm cần tính góc nhập xạ nhỏ hơn
Xích vĩ (
δ
) của Mặt Trời hoặc bằng (
ϕ
<
δ
)
+ Tại bán cầu mùa hạ:
h
A
= 90
o
+ ϕ
A
- δ
+ Tại bán cầu mùa đông:
h
B
= 90
o

- ϕ
B
- δ
- Vấn đề cần là phải biết δ
Muốn biết, có thể tra Địa cầu đồ. Các
trị số trên trục tung của Địa cầu đồ là vĩ
độ (ϕ ) của địa điểm mà tại đó tia sáng
mặt trời chiếu thẳng góc vào những ngày
tương ứng, đồng thời cũng chính là độ
Xích vĩ của Mặt Trời vào ngày đó. Ví dụ:
tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào vĩ
độ 23
o
27’ ngày 22 tháng 6, vậy độ Xích
vĩ của Mặt Trời vào ngày 22 tháng 6
là 23
o
27’.
Tiết 7+ Tiết 8
3. Các khối khí và frông
a) Các khối khí
- Khối khí là bộ phận không khí trong
tầng đối lưu, bao phủ những vùng đất đai
rộng lớn, tuỳ thuộc vào vĩ độ và chịu ảnh
hưởng của bề mặt tiếp xúc, nên có những
tính chất khác với các bộ phận không khí
khác về áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, hướng
di chuyển…
- Các khối khí này được phân ra hai loại
chính: các khối khí nóng ( bao phủ các

vùng đất đai ở những vĩ độ thấp) và các
khối khí lạnh ( bao phủ các vùng đất đai
ở những vĩ độ cao)
- Các khối khí nóng và lạnh lại phân ra: các khối khí đại dương (bao phủ
các đại dương) và các khối khí lục địa( bao phủ các vùng đất liền)
- Trên Trái Đất có bốn khối khí chính: cực, ôn đới. chí tuyến, xích đạo.
. Khối khí bắc cực và nam cực (A), hình thành trên các vùng cưc Bắc
và cực Nam, tính chất: rất lạnh, chia ra hai kiểu: khối khí cực hải dương
(Am) và khối khí cực lục địa (Ac).
. Khối khí ôn đới (P), hình thành ở các vùng ôn đới, chia ra hai kiểu:
khối khí ôn đới hải dương (Pm) và khối khí ôn đới lục địa (Pc).
. Khối khí chí tuyến (T), hình thành ở các vùng chí tuyến, tính chất: rất
nóng, chia ra hai kiểu: khối khí chí tuyến hải dương (Tm) và khối khí chí
tuyến lục địa (Tc).
. Khối khí xích đạo (E), hình thành ở vùng xích đạo, tính chất: nóng
ẩm, chỉ có một kiểu là khối khí hải dương (Em).
b) Các frông
- Mặt ngăn cách giữa các khối khí nằm ở các vĩ độ khác nhau, có sự khác
biệt về nhiệt độ và hướng gió gọi là diện khí hay frông ( kí hiệu là F)
- Trên mỗi bán cầu có hai cơ bản:
. Frông địa cực (FA) ngăn cách giữa các khối khí cực và ôn đới
. Frông ôn đới (FP) ngăn cách giữa các khối khí ôn đới và chí tuyến
- Giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo, do sự chênh lệch về nhiệt độ
không lớn lắm, bởi chúng đều là những khối khí nóng và có cùng một chế độ
gió nên sự hình thành frông không rõ rệt.
Ở khu vực xích đạo giữa các khối khí xích đạo Bắc bán cầu và Nam
bán cầu hình thành dải hội tụ nhiệt đới vì chúng đề là những khối khí nóng
ẩm, chỉ có hướng gió khác nhau.
- Trong một frông, nếu khối khí lạnh chiếm ưu thế, lấn át, đẩy lùi khối
khí lạnh thì đó là frông lạnh. Ngược lại, khối khí nóng chiểm ưu thế, đẩy lùi

khối khí lạnh thì đó là frông nóng.
- Thời tiết ở các vùng có frông đi qua thường có nhiều biến chuyển đột
ngột và phức tạp, tuỳ theo sự giằng co và hướng di chuyển của các khối khí
chiếm ưu thế.
Tiết 9+ Tiết 10
4. Bức xạ và nhiệt độ không khí.
Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho bề mặt đất là bức xạ mặt trời. Ánh
sáng Mặt Trời khi chiếu xuống mặt đất phải đi qua lớp khí quyển, không khí
chỉ hấp thụ được một lượng nhiệt rất nhỏ, không đáng kể. Chỉ sau khi mặt
đất hấp thụ phần lớn lượng nhiệt của ánh sáng mặt trời thì không khí mới
nóng lên nhờ lượng nhiệt từ mặt đất phát tán ra, gọi là bức xạ mặt đất ( bức
xạ sóng dài). Như vậy không khí nóng lên không phải do trực tiếp thu nhận
nhiệt từ ánh sáng Mặt Trời ( bức xạ sóng ngắn) mà gián tiếp qua bức xạ mặt
5. Khí áp. Gió. Hoàn lưu khí quyển
- Khí áp trên Trái Đất phân bố thành các vành đai áp cao và thấp đối
xứng
nhau qua đai áp thấp xích đạo. Trên thực tế, các đai khí áp này không liên
tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ giữa
lục địa và đại dương.
- Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí
áp thấp. Vì vậy. Sự phân bố các đai khí áp đã tạo nên các đới gió thổi
thường xuyên trên Trái Đất ( gió Tây ôn đới, gió Mặu dịch, gió Đông cực).
Nhờ có gió, không khí được trao đổi từ vùng cực về vùng xích đạo, từ dưới
thấp lên cao và ngược lại, tạo nên vòng tuần hoàn của không khí trên bề mặt
Trái Đất. Do đó, gió không chỉ có trên mặt đất mà còn có cả ở trên cao.
Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất không thổi theo hướng
kinh tuyến mà lệch về phía ta phảI ở bán cầu Bắc và về phía tay trái ở bán
cầu Nam ( nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động). Nguyên nhân là do vận
động tự quay quanh trục của Trái Đất đã làm sinh ra một lực, đó là lực
Côriôlit, lực này đã làm lệch hướng chuyển động của các khối khí.

Gió mùa là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược
nhau. Nguyên nhân: chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục
địa và đại dương, hình thành các vùng khí áp cao và thấp theo mùa ở lục địa
và đại dương. Từ các khu áp cao (theo mùa) có gió thổi đi và các khu áp
thấp ( theo mùa) hút gió từ các khu áp cao thổi đến đã hình thành nên gió
mùa.
Gió mùa thường có ở một số khu vực thuộc đới nóng và một số nơi
thuộc vĩ độ trung bình. Ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, mùa hè có gió
mùa tây nam mang theo nhiều hơi ẩm và mưa, mùa đông có gió mùa đông
bắc lạnh và khô.
Tiết 11
ĐỊA LÍ KINH TẾ XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG
1- Địa lí dân cư
1.1- Gia tăng dân số
GIA TĂNG DÂN SỐ
Gia tăng tự nhiên Gia tăng cơ học

Sinh Tử Xuất cư Nhập cư
Tỷ suất sinh thô
S= s/ Dtb x 100%
S: Tỷ suất sinh thô
s: số trẻ em sinh ra
Dtb: Dân số TB
Tỷ suất tử thô
T= t/Dtbx 100%
T: Tỷ suất tử thô
t: Số người chết
Dtb: Dân số TB
Tỷ suất xuất thô
Xc=x/Dtbx 100%

Xc: Tỷ suất xuất cư
x: Số người xuất cư
Tỷ suất nhập cư
Nc= n/Dtb x100%
Nc: tỷ suất nhập cư
n: số người nhập cư
Tiết 12 đến Tiết 20
BÀI TẬP
Phần Trái Đất
1. Hãy xác định hướng của các điểm A, B, C và D trên hình dưới đây và giải
thích.
2. Khi ở múi giờ số 15 là 15 giờ ngày 1 tháng 7, thì ở múi giờ số 12 sẽ là
mấy giờ, ngày nào?
3. a) Xác định vĩ độ địa lí của địa điểm A và giải thích, biết:
- Điểm A nằm ở Bắc bán cầu , vĩ độ của địa điểm A (ϕ
A
) lớn hơn độ
xích vĩ Mặt Trời(δ).
- Ngày 20/ 11 ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc với bề mặt đất ở 20
o
N
và góc nhập xạ tại địa điểm A là 49
o
.
b) Xác định kinh độ của địa điểm B và giải thích, biết:
- Giờ địa phương của địa điểm B là 9 h30’, cùng lúc đó giờ địa phương
của địa điểm A là 10 h.
- Kinh độ của địa điểm A là 105
0
Đ.

4. Xác định toạ độ địa lí của điểm A, biết:
- Điểm A nằm ở Nam bán cầu , vĩ độ của địa điểm A (ϕ
A
) lớn hơn độ
xích vĩ Mặt Trời (δ).
- Ngày 10/ 9 ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc với bề mặt đất ở 5
o
B
và góc nhập xạ tại địa điểm A là 74
o
.
- Địa điểm B nằm trên kinh tuyến đi qua giữa múi giờ số 7, giờ địa
phương của địa điểm là 10 h ngày 1 tháng 7, cùng lúc đó giờ địa phương
của địa điểm A ( cũng nằm trên kinh tuyến đi qua giữa múi giờ) là 20 h ngày
30 tháng 6.
Phần khí quyển
6. Dựa vào kiến thức đã học và các hình dưới đây, hãy cho biết đặc điểm
của khí hậu địa trung hải và giải thích vì sao.
7. Dựa vào các hình trên, giải thích sự hình thành gió mùa ở châu Á
8. Sự khác nhau trong phân bố các đới và các kiểu khí hậu? Giải thích.

ĐÁP ÁN
1. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ phải dựa vào các đường kinh,
vĩ tuyến. Đầu phía trên và phía dưới kinh tuyến chỉ các hướng bắc, nam.
Đầu bên phải và bên trái vĩ tuyến chỉ các hướng đông, tây.
Vì vậy hướng của điểm A là hướng bắc, C là hướng nam, B là hướng
đông và D là hướng Tây.
2. Ở múi giờ số 12 sẽ là 12 giờ ngày 2 tháng 7 ( nếu đi từ phía tây sang phía
đông KT 180
o

) và 12 giờ ngày 1 tháng 7 (nếu đi từ phía đông sang phía tây
KT 180
o
)
3. a) Xác định vĩ độ địa lí của địa điểm A: 21
0
B
Giải thích:
Biết vĩ độ địa lí (ϕ) của địa điểm A lớn hơn độ xích vĩ, đồng thời biết
ngày 20/ 11 ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc với bề mặt đất ở 20
o
N và góc
nhập xạ của địa điểm A vào ngày 20/11, có thể suy ra trị số xích vĩ Mặt Trời
(δ) của ngày 20/ 11 là 20
o
và thời gian này địa điểm A đang là mùa đông.
Từ đó áp dụng công thức tính góc nhập xa:
h = 90
0
- ϕ - δ
để tính vĩ độ địa lí của địa điểm A.
b) Xác định kinh độ của địa điểm B: 97
o
5 Đ
Giải thích:
Muốn xác định được kinh độ của địa điểm B khi biết kinh độ của địa
điểm A và giờ địa phương của hai địa điểm A và B, phải dựa vào hiệu số
kinh độ giữa hai địa điểm bằng hiệu số giờ giữa hai địa điểm đó trong cùng
một thời điểm.
Hiệu số giờ giữa hai địa điểm A và B là 0 h30’, tương ứng với 7,5

o
kinh
tuyến.
Từ đó có thể tính được độ chênh lệch về kinh độ giữa hai địa điểm A và
B là 7
o
5.
- Do Trái Đất chuyển động tự quay từ Tây sang Đông, nên các địa điểm ở
phía Đông bao giờ cũng có giờ sớm hơn các địa điểm ở phía Tây trong cùng
một thời điểm. Từ đó suy ra địa điểm B sẽ nằm ở phía Tây của địa điểm A
và có kinh độ là 97
o
5 Đ.
4. Áp dụng công thức:
h
B
= 90
o
- ϕ
B
- δ => vĩ độ của điểm A là 21
o
N
- Địa điểm A nằm ở múi giờ số 17 => kinh độ của điểm A là 105
o
T
Vậy toạ độ địa lí của điểm A là: 105
O
T
21

o
N
5. Hiện tượng chuyển động biểu kiến của Mặt Trời hằng năm và ngày Mặt
Trời lên thiên đỉnh ở CT Bắc, Xích đạo và CT Nam.
- Chỉ có ngày 21/3 và 23/9 là Mặt Trời mọc đúng Đông và lặn đúng Tây
- Các khu vực ngoài 2 chí tuyến không bao giờ có hiện tượng MT lên
thiên đỉnh.
- Nguyên nhân: Trái Đất chuyển động quanh MT với độ nghiêng và
hướng nghiêng của trục không đổi khi chuyển động trên quỹ đạo.
6. Địa Trung Hải nằm giữa các vĩ tuyến 30
o
B

và 46
o
B, như vậy nằm giữa
đới cao áp cận nhiệt và đới gió Tây ôn đới. Vào mùa hè, nơi đây có áp cao
bao phủ, không chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới; mùa đông không chịu
ảnh hưởng của áp cao, lại ảnh hưởng của gió Tây ôn đới và frông ôn đới . Vì
vậy, khí hậu địa trung hải có đặc điểm là mùa đông ấm áp nhiều mưa; mùa
hè nóng nực và khô khan, trời luôn trong xanh, nhiều nắng.
7. Gió mùa là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược
nhau.
Nguyên nhân: chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa
và đại dương, hình thành các vùng khí áp cao và thấp theo mùa ở lục địa và
đại dương. Từ các khu áp cao (theo mùa) có gió thổi đi và các khu áp thấp
( theo mùa) hút gió từ các khu áp cao thổi đến đã hình thành nên gió mùa.
8. Các đới khí hậu phân bố theo chiều vĩ tuyến, trên cơ sở phân bố của các
đới nhiệt ( sự phân bố của các đới nhiệt mang tính địa đới)
Các kiểu khí hậu phân bố theo chiều kinh tuyến do ảnh hưởng của các

nhân tố phi địa đới( gió, dòng biển, địa hình…), vị trí gần hay xa biển.
Tiết 21+ Tiết 25
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam
1. Một số khái niệm
- Nền cổ
Nền là một yếu tố cấu trúc cơ bản của vỏ Trái Đất. Nền cổ là bộ phận
của lục địa được hình thành cách đây hàng triệu năm. Các loại đá cấu tạo
nên nền cổ đã bị biến chất rất mạnh, trở nên rắn chắc và không bị tác động
uốn nếp lại vào những thời kì tạo núi sau này. Các hoạt động địa chất mạnh
cũng chỉ có thể làm cho các nền cổ bị nứt vỡ thành từng mảng, có bộ phận
được nâng cao, có bộ phận bị sụt xuống. Các bộ phận được nâng cao thường
trở thành các cao nguyên rộng lớn, còn các bộ phận sụt xuống thường bị các
lớp trầm tích dày phủ lên. Các lớp trầm tích này có thể lại bị uốn nếp trong
các chu kì tạo núi trẻ hơn hoặc bị các khối măcma xâm nhập hoặc phún xuất
tạo thành núi lửa.
- Địa máng
địa máng cũng là một yếu tố cấu trúc của vỏ Trái Đất. Đó là những bộ
phận trũng của vỏ Trái Đất bị nước biển phủ ngập. Trải qua một thời gian rất
dài, trong địa máng có trầm tích lắng đọng. Tiếp sau thời kì trầm tích là thời
kì hoạt động của địa máng. Các lớp trầm tích được uốn nếp và nâng lên
trong các vận động tạo núi. Ở vị trí địa máng bị nước biển phủ ngập trước
kia, nay có các dãy núi nổi lên. Độ cao của núi tuỳ thuộc vào cường độ nâng
lên mạnh hay yếu . Như vậy, có thể coi địa máng là nơi sinh ra các dãy núi
uốn nếp, còn vật liệu trầm tích trong địa máng là nguyên liệu hình thành các
loại đá cấu tạo nên các dãy núi.
II. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam
Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam có thể chia thành 3
giai đoạn chính:
1. Giai đoạn Tiền Cambri

- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát trển lãnh thổ
Việt Nam. Giai đoạn này chỉ diễn ra ở một số nơi, tập trung ở khu vực
Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ.
- Trên lãnh thổ Việt Nam có các mảng nền cổ ( còn gọi là các địa khối):
Vòm Sông Chảy ở phía Bắc và mảng nền cỏ Kontum ở phía Nam. Ngoài ra,
còn có các mảng nền cổ nhỏ hơn lộ ra như các khối Phanxipăng, Sông Mã,
Puhuat, Rào Cỏ. Mảng nền cổ Kontum là bộ phận phía đông của nền cổ
Inđôxini, bao gồm cả vùng Hạ Lào, miền Đông Thái Lan và lãnh thổ
Cămpuchia.
Cùng với các nền cổ, các địa máng ở nước ta cũng được hình thành và
tồn tại trước khi có các vận động tạo núi xảy ra ( địa máng sông Đà…)
2. Giai đoạn Cổ kiến tạo
- Trong giai đoạn này, lãnh thổ nước ta hiện nay có nhiều khu vực chìm
ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn
nếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại cổ sinh, các
kì vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh.
- Trong vận động tạo núi ở đầu Đại Cổ sinh, ở miền Bắc các khối nền cổ
Vòm Sông Chảy, Phanxipăng và Sông Mã đã được nâng cao và mở rộng
thêm; ở phía Nam, nền cổ Kontum cũng bị nứt vỡ mạn và nhiều bộ phận đã
bị sụt lún xuống sâu.
- Trong vận động tạo núi Trung sinh, ở miền Bắc hình thành các dãy núi
có hướng tây bắc - đông nam ở Tây Bắc và BắcTrung Bộ, các dãy núi cánh
cung ở Đông Bắc và các núi cao ở Nam Trung Bộ. Kèm theo các hoạt động
uốn nếp, tạo núi là các đứt gãy, động đất, hiện tượng xâm nhập và phún xuất
măcma cũng đã xảy ra.

3. Giai đoạn Tân kiến tạo
- Sau khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta trải qua một thời
kì tương đối ổn định và tiếp tục hoàn thiện dưới chế độ lục địa, chủ yếu chịu
sự tác động của các quá trình ngoại lực.

- Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử
hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta và chịu sự tác động mạnh mẽ
của vận động tạo núi An pơ- Himalaya.
- Do ảnh hưởng của vận động tạo núi Himalaya nên địa hình nước ta được
trẻ hoá lại ( hình dạng của núi trở nên sắc sảo, độ cao tăng thêm do đó các
sông ngòi có độ dốc lớn hơn, nước chảy xiết hơn). Do vận động diễn ra
thành nhiều đợt, nên địa hình cũng được nâng lên thành nhiều bậc có độ cao
khác nhau.
- Một ảnh hưởng quan trọng nữa của vận động Himalaya là hoạt động
phun trào măcma đã tạo nên những khu vực badan rải rác ( ở Điện Biên,
Thanh Hoá, Phủ Quỳ, Vĩnh Linh…). Đặc biệt hiện tượng này xảy ra rất
mạnh ở phía Nam, đá badan trào ra đã phủ những diện tích rất rộng trên các
cao nguyên Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ.
- Ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo đã làm cho các quá trình địa mạo
như hoạt động xâm thực , bồi tụ được đẩy mạnh, hệ thống sông suối đã bồi
đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn ( đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ
được phù sa sông bồi lấp trên các khu vực bị sụt võng).
Tiết 26 đến Tiết 32
BÀI TẬP
1. Tại sao các dãy núi ở nước ta lại có hướng TB - ĐN và hướng vòng cung?
2. Tại sao địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại chủ yếu là đồi núi thấp
và thấp dần theo hướng TB - ĐN?
3. So với miền Bắc và Đông Bắc, địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
hết sức phức tạp và đa dạng.Hãy giải thích vì sao.
4. So sánh dịa hình Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Giải thích.
5. Tại sao miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mùa đông ngắn và ít sâu sắc hơn
miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ? Mùa hạ ở đây lại đến sớm và không có
mưa phùn?
ĐÁP ÁN
1. Các dãy núi của nước ta ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có hướng TB-

ĐN rõ rệt vì các dãy núi này đã được hình thành trong đầu mút của địa máng
cổ kéo dài từ phía Himalaya tới theo hướng TB - ĐN.
Các núi có hướng vòng cung chủ yếu được hình thành từ rìa phía đông
của các mảng nền cổ, cho nên hình dạng của các mảng nền cổ này cũng có
tác dụng định hướng cho các nếp uốn.
2. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chủ yếu là núi thấp và hướng núi vòng
cung chiếm ưu thế. - Nguyên nhân: vùng nằm ở rìa nền Hoa Nam (Trung
Quốc), hoạt động kiến tạo xảy ra yếu, núi hình thành trong giai đoạn Cổ kiến
tạo và được nâng lên yếu trong giai đoạn Tân kiến tạo nên chủ yếu là núi
thấp; khối nền cổ vòm sông Chảy đã định hướng cho việc hình thành các
dãy núi cánh cung trong vùng.
Trong toàn miền, cường độ nâng lên không đều. Ở Việt Bắc, về phía biên
giới Việt-Trung cường độ nâng có thể tới 1000m, trong khi đó bờ biển chỉ
nâng trong phạm vi 200 - 500m. Do vậy miền này có hướng nghiêng về phía
biển.
3. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình đa dạng và phức tạp, biểu
hiện: có dủ núi thấp, trung bình và cả núi cao; có cả thung lũng sâu, vực
thẳm, sườn dốc lẫn thung lũng mở rộng; có cả các cao nguyên đá vôI lẫn
đồng bằng giữa núi.
Nguyên nhân: sự phức tạp của địa hình là kết quả của một lịch sử phát
triển đầy biến động của một địa tào điển hình trải qua hàng chục triệu năm
và gần đây là vận động tạo sơn Himalya. Là khu vực địa máng, hoạt động
kiến tạo xảy ra mạnh và được nâng lên mạnh trong giai đoạn Tân kiến tạo,
nên đây là vùng núi cao và trung bình; hướng của các mảnh nền cổ và địa
máng theo hướng tây bắc - đông nam đã định hướng cho việc hình thành các
dãy núi và cao nguyên chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Vận động này
nâng mạnh ở phần phía tây sâu trong lục địa và càng phía ngoài ven biển
càng yếu, do vậy về phía biên giới Việt – Trung có rất nhiều núi cao ( nhiều
đỉnh vượt quá 3000 m), càng về phía châu thổ sông Mã - Chu càng thấp dần.
Từ phía nam sông Cả, vận động nâng cao nhất là ở gần biên giới Việt

Lào, sau đó giảm dần cả về hai phía. Tuy nhiên, phía đông dốc nhiều, phía
tây thoải dần, tạo nên dãy Trường Sơn có hai sườn không đối xứng.
Vận động tạo sơn Himalya lại có tính chất không liên tụccho nên sinh ra
các bậc địa hình khác nhau.
4. So sánh:
- Vùng núi Trường Sơn Bắc: nằm từ phía nam sông Cả tới đèo Hải Vân,
là vùng núi thấp, bao gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam.
Nguyên nhân: núi hình thành trong giai đoạn Cổ kiến tạo, được nâng lên
yếu trong giai đoạn Tân kiến tạo nên chủ yếu là núi thấp; hướng của các
mảnh nền cổ và địa máng theo hướng tây bắc - đông nam đã định hướng cho
việc hình thành các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc -
đông nam .
- Vùng núi Trường Sơn Nam: nằm từ phía nam đèo Hải Vân đến Cực Nam
Trung Bộ, bao gồm các dãy núi chạy theo hướng tây bắc- đông nam, hướng
bắc- nam, hướng đông bắc- tây nam tạo nên vòng cung Trường Sơn Nam;
phía tây Trường Sơn Nam là các cao nguyên ba dan xếp tầng.
Nguyên nhân:
+ Vận động uốn nếp Hecxini trong giai đoạn Cổ kiến tạo xảy ra mạnh ở
quanh khối nền Kon Tum, tạo nên vòng cung Trường Sơn Nam ( đường viền
Hecxini).
+ Vận động Tân kiến tạo nâng khối nền Kon Tum làm phun trào măc
ma và vận động nâng lên không liên tục, tạo nên các cao nguyên badan xếp
tầng.
5. Các điều kiện địa lí có liên quan mật thiết với vị trí địa lí và các đặc điểm
địa hình trong miền. Do các khối núi cao chạy theo hướng TB - ĐN nên đã
làm số lần frông lạnh tràn đến chỉ bằng trên dưới 1/2 số lần của miền Bắc và
Đông Bắc Bắc Bộ; gió mùa ĐB và frông lạnh cuối mùa ít khi vượt qua được
dãy HLS.; khi vượt qua được các dãy núi cao, không khí lạnh đã bị biến
tính.

Áp thấp Mianma có khi lấn sang Tây Bắc Việt Nam ngay cả trong mùa
đông, khi có áp thấp, thời tiết nóng. Đây cũng là nguyên nhân làm cho mùa
đông ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có phần nóng và ngắn, mùa hạ đến
sớm và không có mưa phùn.
Tiết 33 đến Tiết 40
ĐỊA LÍ KHINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM
BÀI TẬP

Tiết 41 đến Tiết 60
LUYỆN ĐỀ
Đề 1:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN ĐỊA
THỜI GIAN : 150 PHÚT
Câu 1:(3 điểm )
Nếu Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không tự
quay quanh trục thì sẽ có những hiện tượng gì xảy ra trên bề mặt Trái Đất ?
Câu 2 : (3 điểm )
Một máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6 giờ ngày 1/3/2006 đến
Luân Đôn sau 12 giờ bay , máy bay hạ cánh. Tính giờ máy bay hạ cánh tại
Luân Đôn thì tương ứng là mấy giờ và ngày nào tại các điểm sau ( điền vào
ô trống)
Vị trí Tô-ki-ô Niu- Đê-
li
Xít- ni Oa- sinh-
tơn
Lốt- An- giơ- lét
Kinh độ 135
0
Đ 75

0
Đ 150
0
Đ 75
0
T 120
0
T
Giờ ? ? ? ? ?
Ngày ? ? ? ? ?
Câu 3 : (3 điểm )
Tính góc chiếu sáng lúc 12 giờ trưa vào các ngày 22/6và 22/12 của
các địa điểm sau:
- Điểm A ở vĩ độ 7
0
15

B
- Điểm B ở vĩ độ 18
0
22

N
Câu 4: ( 3 điểm )
Hãy nêu đặc điểm nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động ở nước ta
hiện nay.
Câu 5: ( 4 điểm )
Cơ cấu kinh tế nước ta từ sau khi đổi mới đến nay đang có sự chuyển dịch.
Em hãy chứng minh điều đó.
Câu 6: (4 điểm )

Cho bảng số liệu dưới đây:
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời kì 1994 – 2000 ( triệu
đô la Mĩ )
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
1994 4054.3 5825.8
1996 7255.9 11143.6
1997 9185.0 11592.3
1998 9360.3 11499.6
2000 14308.0 15200.0
( Nguồn : Niên giảm thống kê 2000. NXB Thống kê, 2001.tr.400)
a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu trong thời kì
1994 - 2000.
b) Dựa vào bảng số liệu đã cho, hãy rút ra các nhận xét về tình hình xuất
nhập khẩu của nước ta trong thời kì này.
Đề 2:
ĐỀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Địa lý - Thời gian 150 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 2 điểm) Vẽ đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của mặt
trời trong năm, hãy xác định khu vực nào trên trái đất có hiện tượng mặt trời
lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần, nơi nào chỉ có một lần? Khu vực nào không có
hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh.
Câu 2: ( 2 điểm) Ở tại các vĩ độ 10
0
5’B, 5
0
17’B, 15
0
8’N, và 21
0
5’N .

Góc nhập xạ lúc mặt trời lên thiên đỉnh cao nhất vàp ngày hạ chí và đông chí
là bao nhiêu?
Câu 3:( 2 điểm) Một Hội nghị được tổ chức ở nước Anh vào lúc 20
giờ ngày 20/10/2006 thì ở Hà Nội ( Việt Nam) Newdeli (Ấn Độ) và
Oasinton ( Hoa Kỳ) là mấy giờ?Biết rằng Anh múi giờ 0, Hà Nội múi giờ 7,
Newdeli múi giờ 5 và Oasinton múi giờ 19.
Câu 4: (2 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: nhận xét về tình hình phân
bố dân số trong cả nước.
Mật độ dân số theo vùng lãnh thổ Việt Nam thời kỳ 1999 – 2003:
Các vùng
Mật độ dân số
(người /Km
2
)
% so với dân
số cả nước
% so
với
diện
1999 2003
Cả nước 231 245 100 100
Tây Bắc 162 67 3,0 10,9
Đông Bắc 135 141 11,4 19,8
Đồng bằng sông Hồng 1180 1195 21,19 4,5
Bắc Trung Bộ 194 202 12,9 15,6
Duyên Hải Nam Trung Bộ 197 208 8,5 10,1
Tây nguyên 75 82 5,6 16,5
Đông Nam Bộ 337 368 15,8 10,5
Đồng Bằng sông Cửu Long 408 426 20,9 12,1
Câu 5: ( 2 điểm) Dựa vào số liệu sau: Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ người

có việc làm so với lực lượng lao động của mỗi vùng kinh tế nước ta và nêu
nhận xét.
Đơn vị : Nghìn
người
Các vùng kinh tế Lực lượng lao động Số người chưa có
việc làm
Miền núi trung du phía Bắc 6433 87,9
Đồng bằng Sông Hồng 7383 182,7
Duyên Hải miền Trung 8469 245,1
Tây Nguyên 1442 15,6
Đông Nam Bộ 4391 204,3
Đồng bằng sông Cửu Long 7748 229,9
Đề 3:
ĐỀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI
MÔN ĐỊA LÝ ( 150 PHÚT )
Câu 1: ( 2đ )
Xác định các hướng còn lại trong sơ đồ sau :

Câu 2:(4 đ)
Cho 3 địa điểm sau đây :
Hà nội vĩ độ : 21
0
02

B
Huế vĩ độ : 16
0
26

B

Tp Hồ Chí Minh vĩ độ : 10
0
47

B
EW
a. Vào ngày tháng năm nào trong năm ,Mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế?
(Cho biết cách tính. Được phép sai số ± 1 ngày)
b. Tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt trời ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí
Minh khi mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế.
Câu 3:(7 điểm)
a.Dựa vào At lát Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày
đặc điểm mưa của khu vực Huế và Đà Nẵng. Giải thích tại sao có đặc điểm
mưa như vậy?
Câu 4:(6 điểm)
Cho bảng số liệu dưới đây :
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ THỰC
TẾ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị :tỉ đồng)
Năm Nông ,Lâm và
thủy sản
Công nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ
1990
1995
1996
1997
2000
2002
16 252

62 219
75 514
80 826
108 356
123 383
9 513
65 820
80 876
100 595
162 220
206 197
16 190
100 853
115 646
132 202
171 070
206 182
Nguồn: Niên gián thống kê CHXHCN Việt Nam, NXB Thống kê, 2004, trang
49
1. Nêu các dạng biểu đồ có thể vẽ được (chỉ nêu các dạng và cách vẽ,
không cần vẽ cụ thể ) để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo số
liệu đã cho.
2. Lựa chọn một dạng biểu đồ thích hợp nhất và giải thích tại sao có sự
lựa chọn này.
3. Vẽ biểu đồ đã được lựa chọn .
Đề 4:
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 05 tháng 01 năm 2008
(Đề thi gồm có: 02 trang)

Câu 1: (3 điểm )
Dựa vào bảng số liệu về số giờ chiếu sáng trong ngày trên các vĩ độ. Hãy
nhận xét và giải thích:
Vĩ tuyến
Số giờ chiếu sáng trong
ngày
21/3 22/6 23/9 22/12
66
0
33

B
(VCB)
23
0
27

B
(CTB)
0
0
(XĐ)
23
0
27

N
(CTN)
66
0

33

N
(VCN)
12
12
12
12
12
24
13,5
12
10,5
0
12
12
12
12
12
0
10,5
12
13,5
24
Câu 2: ( 2 điểm )
Dân số trung bình của Châu Á năm 2005 là 3921 triệu người, tỉ suất sinh
thô trong năm là 20‰, hãy tính số trẻ em được sinh ra trong năm. Nếu tỉ
suất tử thô là 7‰ thì tỉ suất gia tăng tự nhiên là bao nhiêu? Trong năm 2005
Châu Á có thêm bao nhiêu người? Giải thích vì sao Châu Á có số dân đông
nhất thế giới?

Câu 3: ( 3 điểm )
Sử dụng Atlat - trang 7 và các kiến thức địa lí đã học, em hãy cho biết
các nguyên nhân cơ bản làm cho khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới,
gió mùa, ẩm ?
Câu 4: ( 3 điểm ).
Căn cứ vào bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM
TẠI HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH (
0
C )
Thá
ng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12N
ă
Địa điểm
m
Hà Nội
16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4
18
,2
2
3
,
5
TP. Hồ
Chí Minh
25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4
25
,7
2

7
,
1
Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai địa điểm trên và
giải thích vì sao có sự khác biệt đó.
Câu 5: ( 3 điểm ).
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
TÌNH HÌNH DÂN SỐ NƯỚC TA TỪ 1990-
2001
NĂM TỔNG SỐ
(ngàn người)
NAM
(ngàn người)
NỮ
(ngàn người)
TỐC ĐỘ
GIA TĂNG
(%)
1990
1995
1997
1999
2001
66.016,7
71.995,5
74.306,9
76.596,7
78.685,8
32.202,8
35.237,4

36.473,1
37.662,1
38.684,2
33.813,9
36.758,1
37.833,8
38.934,6
40.001,6
1,92
1,65
1,57
1,51
1,35
Hãy:
a)Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình dân số của nước ta.
b)Nêu nhận xét về tình hình dân số nước ta từ 1990-2001.
Câu 6: ( 3 điểm ).
Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Chứng minh sự phân hóa lãnh thổ của ngành công nghiệp ở nước
ta.
b. Giải thích tại sao đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ
tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất trong cả nước?
Câu 7: ( 3 điểm ).
Dựa vào Atlat trang 16 so sánh quy mô, cho biết các ngành công nghiệp
chính của các trung tâm công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ.
Đề 5:
Câu 1: (3,0 điểm) Xác định tọa độ địa lý của thành phố A (trong vùng nội
chí tuyến), biết rằng:
- Khi tín hiệu giờ Việt Nam tại Hà Nội (105052’Đ) là 12 giờ 00, cùng
lúc đó giờ tại thành phố A là 12 giờ 03’24”.

- Độ cao mặt trời vào lúc chính trưa tại thành phố A ngày 22/6 là
87024’.
Câu 2: (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau:
Nhiệt độ trung bình tháng và năm (0C) tại Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh
Tháng

Địa
điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Nội
16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 23,5
Tp.
HCM
25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 27,1
Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai địa điểm trên và
giải thích vì sao có sự khác biệt đó.
Câu 3: (3,0 điểm)
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai thác theo giá thực tế (tỷ đồng)
Năm 1996 1998 2000 2002 2004 2005
Khai thác than 3550,1 4029,6 4143,1 6740,4 12295,1 15589,2
Khai thác dầu thô
và khí tự nhiên
15002,7 14748,4 45401,6 49222,3 84327,5 86379,1
Khai thác quặng
kim loại
412,2 333,4 427,0 624,2 1259,4 1440,2
Khai thác đá và
mỏ khác

1722,7 2361,7 3063,5 4775,5 5933,2 7540,5
a). Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện chỉ số tăng trưởng của các ngành
công nghiệp khai thác của nước ta thời kỳ 1996-2005
b). Nhận xét về tình hình phát triển các ngành công nghiệp khai thác
của nước ta trong thời gian trên.

Câu 4: (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị sản xuất trong ngành nông nghiệp (%)
Năm 1999 2000 2001 2002
Ngành
Trồng trọt 79,2 78,2 77,9 76,7
Chăn nuôi 18,5 19,3 19,6 21,1
Dịch vụ nông
nghiệp
2,3 2,5 2,5 2,2
Hãy nhận xét và giải thích về sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông
nghiệp nước ta giai đoạn 1999 - 2002
Câu 5: (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau, hãy chứng minh rằng dân số
nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ.
Dân số và diện tích năm 2006 phân theo vùng.

Dân số
(Nghìn người)
Diện tích
(Km2)
CẢ NƯỚC 84155,8 331211,6
Đồng bằng sông Hồng 18207,9 14862,5
Trung du và miền núi phía Bắc 12065,4 101559,0
Bắc Trung Bộ 10668,3 51552,0
Duyên hải Nam Trung Bộ 7131,4 33166,1

Tây Nguyên 4868,9 54659,6
Đông Nam Bộ 13798,4 34807,7
Đồng bằng sông Cửu Long 17415,5 40604,7
Câu 6: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và các kiến thức đã học, trình bày và
giải thích tình hình phân bố dân tộc, dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 7: (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy trình bày và giải thích sự phân bố
các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta.
ĐỀ 6:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2006 - 2007
MÔN: ĐỊA LÝ
Câu 1. (5 điểm)
Dựa vào hình dưới đây hãy cho biết:
a/ Đây là hiện tượng gì trong khí quyển?
b/ Trình bày hoạt động và giải thích nguyên nhân hình thành.

×