Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nhập môn xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.83 KB, 27 trang )

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của xã hội học:
a) Khái niệm xã hội học:
• Khách thể nghiên cứu của xhh: là hiện thực xã hội, tức là nghiên cứu xhh
với tư cách là một chỉnh thể của các hoạt động và quan hệ trong xã hội và
với tư cách là một tổ chức chỉnh thể vận động và phát triển.
• Về mặt lịch sử: xhh ra đời vào những năm 30 của thế kỉ 19 trong bối cảnh
châu Âu diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc nhưng về cơ bản đó là 2 biến đổi: do
sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp và sự phát triển nhanh
chóng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa làm đảo lộn cấu trúc xã
hội cũ, đảo lộn quan hệ xã hội truyền thống, xuất hiện nhiều vấn đề mới đặc
biệt là những vấn đề liên quan đến cá nhân và các quan hệ của nó.
• Như vậy, những biến đổi này làm cho mô hình cũ không còn tương thích với
xã hội mới dẫn đến rối loạn các hiện tượng xã hội. Đó là nguyên nhân đòi
hỏi xã hội phải có một khoa học mới và xhh ra đời trong hoàn cảnh đó.
• Năm 1839, nhà nghiên cứu xã hội người Pháp (Comte) lần đầu tiên đưa ra
thuật ngữ xhh và đưa nó vào hệ thống ngôn từ khoa học. Tiếp theo đó là
DurKheim, Mac và Weber, họ đã xác định ngày càng rõ hơn đối tượng
nghiên cứu của xhh, đồng thời xây dựng hệ thống phương pháp nghiên cứu
riêng cho xhh và đem lại nhiều hình thái khuynh hướng phát triển mới và
nhờ đó giúp cho xhh phát triển mạnh mẽ.
• Định nghĩa: xhh là khoa học nghiên cứu các tương tác xã hội , đặc biệt đi
sâu nghiên cứu một các có hệ thống sự phát triển của cấu trúc, mối tương
quan xã hội và hành vi, hoạt động của con người trong các tổ chức của nhóm
xã hội và mối tương tác này liên hệ với nền văn hóa rộng lớn cũng như toàn
bộ cơ cấu xã hội.
b) Đối tượng nghiên cứu của xhh( 3 nhóm):
• Nhóm 1: có cách tiếp cận vi mô: Joan Metio và Weber họ cho rằng đối tượng
bao trùm của xhh là hành vi xã hội và biểu hiện: sự khác nhau trong tương
tác hành vi, hành động cá nhân giữa các tổ chức, nhóm, cộng đồng khác
nhau. Sự tác động của hệ thống các chuẩn mực văn hóa tín ngưỡng đối với
tương tác của các hành vi, các chủ thể.


• Nhóm 2: tiếp cận vĩ mô: đặc biệt Comte, Các Mác, Parson họ cho rằng đối
tượng nghiên cứu của xhh là hiện tượng xã hội, biểu hiện hiện tượng xã hội
1
gồm những yếu tố nào cấu thành, các yếu tố được sắp đặt theo một trật tự
nào và liên hệ với nhau theo các nào.
• Nhóm 3: tiếp cận tích hợp, thực chất là cách tiếp cận phối hợp vừa vi mô,
vừa vĩ mô trong đối tượng nghiên cứu của xhh.
KL: Đối tượng nghiên cứu của xhh là nghiên cứu về con người, xã hội, về
hiện tượng xã hội, sự tương tác giữa con người, xã hội với hiện tượng xã
hội. Nghiên cứu các quy luật phổ biến và đặc thù của đời sống xã hội,
nghiên cứu các cơ chế hoạt động và các hình thức biểu hiện cụ thể của các
quy luật ấy trong hoạt động của các chủ thể xã hội.
Câu 2: Xã hội học về cơ cấu xã hội:
a) Khái niệm và đặc trưng của cơ cấu xã hội:
• Khái niệm: Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một
hệ thống xã hội nhất định. Nó được biểu hiện như là một sự thống nhất
tương đối bền vững của các mối liên hệ, các nhân tố, các thành phần cơ bản
2
nhất cấu thành xã hội. Và những yếu tố này đã được tạo nên một bộ khung
của mọi xã hội loài người và nhân tố cơ bản nhất của cơ cấu xã hội là nhóm
xã hội, vị thế xã hội, vai trò xã hội, mạng lưới xã hội và các thiết chế xã hội.
• Các đặc trưng cơ bản của cơ cấu xã hội:
- Phản ánh kết cấu, hình thức tổ chức bên trong của hệ thống xã hội, đây là
đặc trưng quan trọng nhất, muốn vậy phải làm rõ 2 nội dung:
+ Xác định được các thành tố cơ bản hợp thành hệ thống xã hội.
+ Các thành tố này được sắp xếp theo mô hình nào, chúng có mối liên hệ
với nhau như thế nào?
- Cơ cấu xã hội là sự thống nhất của 2 mặt các thành phần xã hội và các
mối liên hệ xã hội phản ánh đúng đắn toàn vẹn các nhân tố hiện thực cấu
thành nên cơ cấu xã hội.

- Cơ cấu xã hội phản ánh một bộ khung để xem xét xã hội, thông qua bộ
khung đó xác định được vị thế vai trò của xã hội các cá nhân nhóm xã
hội, các thiết chế xã hội.
b) Nhóm xh:
• Là một tập hợp người liên hệ vs nhau theo một kiểu nhất định, là tập hợp
người liên hệ với nhau về vị thế, vai trò và những yêu cầu lợi ích và những
định hướng giá trị nhất định.
• Phân biệt nhóm xã hội và đám đông:
Nhóm xã hội Đám đông
Là những tập hợp người xác định,
được hình thành trên cơ sở quan hệ
xã hội hiện có.
Là tập hợp người ngẫu nhiên, được
hình thành trên cơ sở các yếu tố tâm
lí đồng nhất.
Có cơ cấu xác định và những mối
liên hệ chặt chẽ bên trong.
Không có cơ cấu xác định và không
có mối liên hệ bên trong.
Hành vi của nhóm có cơ cấu xác
định, nó luôn hướng tới các vai trò
trên thực tế xác định. Vì vậy cơ cấu
của hành vi hoàn toàn có thể xác
định được.
Là hành vi bộc phát, không theo quy
tắc xác định. Do đó cơ cấu của hành
vi không thể đoán trước được.
• Bản chất của nhóm là có giới hạn vì nó có không gian và thời gian. Phân loại
nhóm (6 loại): nhóm lớn, nhóm nhỏ, nhóm chính, nhóm phụ, nhóm cơ bản,
nhóm không cơ bản. Trong đó, đặc biệt là nhóm lớn và nhóm nhỏ.

VD: Nhóm chính của HVTC là: sinh viên và giảng viên.
3
Nhóm phụ của HVTC là: Bảo vệ.
Nhóm cơ bản: gia đình.
Nhóm không cơ bản: bạn bè.
• Nhóm lớn: là một tập hợp các cộng đồng nhóm, được hình thành trên cơ sở
của một hệ thống quan niệm xã hội hiện có.
VD: Hội sinh viên VN, Đảng bộ Bộ Tài Chính,…
• Nhóm nhỏ: là nhóm ít người, trong đó các cá nhân có mối quan hệ trực tiếp
và tương đối ổn định với nhau. Những quan hệ xã hội trong nhóm nhỏ được
thể hiện dưới hình thức cá nhân và trong đó gia đình được coi là nhóm nhỏ
quan trọng nhất của bất cứ xã hội nào.
c) Vị thế xã hội:
• Vị thế xã hội: là một khái niệm chỉ vị trí xã hội, một cá nhân hay một nhóm
xã hội trong một cơ cấu xã hội, nó quy định “chỗ đứng” và mối quan hệ của
cá nhân hay nhóm xã hội với những người khác.
VD: một người vừa là mẹ, vừa là giám đốc công ty.
• Như vậy, vị thế xã hội là một khái niệm tổng hợp nhằm chỉ vị trí xã hội cùng
quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng. Vị thế xã hội càng cao thì quyền lợi và
nghĩa vụ càng lớn.
• Cơ sở hình thành vị thế xã hội:
- Vị thế xã hội được xác lập bởi hành động, bởi tương tác và các quan hệ
xã hội do mỗi cá nhân thực hiện nhiều hành động, có nhiều mối quan hệ
xã hội nên mỗi cá nhân thường chiếm nhiều vị thế xã hội khác nhau.
Nhìn chung, các vị thế của một cá nhân thường hòa hợp và nhất quán
trong các hoạt động. Nhờ đó, hoạt động của các cá nhân diễn ra trật tự,
ngăn nắp, có hiệu quả. Đôi khi, các hoạt động với các vị thế ấy cũng mâu
thuẫn với nhau và gây cản trở cho hoạt động của các cá nhân và buộc họ
phải lựa chọn.
- Trong đời sống xã hội không chỉ có một kiểu quan hệ xã hội mà cùng

một lúc bạn phải tham gia nhiều hoạt động xã hội khác nhau bởi vì bạn sẽ
có nhiều vị thế xã hội khác nhau. Nhưng khi bạn thực hiện một hành
động nào đó thì bạn phải biết vị thế nào của bạn được phát huy. Một vị
thế có thể tham gia vào nhiều hoạt động xã hội và ngược lại.
• Các yếu tố cấu thành nên vị thế:
- Các yếu tố khách quan: là các yếu tố tham gia vào việc quy định vị thế
của mỗi cá nhân mà không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân.
Gồm: tuổi tác, giới tính, dân tộc hay chủng tộc.
4
- Các yếu tố chủ quan: là những yếu tố do ý chí chủ quan của các cá nhân
chiếm ưu thế quy định: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ
giao tiếp, nghị lực, tài năng…
- Như vậy, đây là những yếu tố mà trong một chừng mực nhất định có thể
kiểm soát được.
- Như vậy, vị thế xã hội dù khách quan hay chủ quan thì cũng do xã hội
quy định và đặt ra để tạo nên vị thế đó.
• Vị thế then chốt:
- Định nghĩa: mỗi cá nhân bao giờ cũng có nhiều vị thế trong đó có vị thế
then chốt, vị thế đó phản ánh chân dung xã hội của cá nhân và để trả lời
cho câu hỏi anh là ai và làm cái gì.
- Vị thế then chốt có vai trò quy định các vị thế còn lại, thông thường vị
thế nghề nghiệp quan trọng nhất, nó xác định vai trò của các cá nhân
trong xã hội.VD: một người trong HVTC: sinh viên, Đoàn: đoàn viên, gia
đình: con, công dân: nước CHXHCNVN => vị thế then chốt là sinh viên.
- Việc xác định vị thế then chốt dựa trên cơ sở phối hợp của sự nhận thức
bản thân cá nhân người chiếm vị thế và sự bình giá của xã hội đối với cá
nhân của xã hội, đối với cá nhân người chiếm vị thế.
- Vị thế không then chốt là những vị thế có vai trò không cơ bản, chủ đạo
trong việc quy định đặc điểm xã hội cá nhân.
- Khi nói về địa vị là vị thế xã hội của cá nhân hay nhóm xã hội do sự thẩm

định giá của xã hội trong những điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể bao gồm:
địa vị gán và địa vị giành được. Địa vị gán là loại địa vị mà cá nhân sinh
ra được thừa hưởng và đặc biệt trong xã hội có áp bức bóc lột, có phân
chia đẳng cấp. Địa vị giành được là nhờ con người phấn đấu, nỗ lực trong
các hoạt động xã hội, kinh doanh hay đấu tranh, nghiên cứu khoa học đạt
được và được xã hội thừa nhận.
d) Vai trò xã hội:
• Định nghĩa: là tập hợp các chuẩn mực hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn
với một vị thế xã hội nhất định. Vai trò xã hội gồm 3 bộ phận:
- Chuẩn mực hành vi.
- Nhiệm vụ.
- Quyền lợi cá nhân được hưởng.
• Mối quan hệ giữa vai trò xã hội và vị thế xã hội: vai trò xã hội nằm trong
mối liên hệ mật thiết với vị thế xã hội. Vị thế xã hội nào thì vai trò xã hội đó
và ngược lại. Vai trò xã hội nào thì vị thế xã hội ấy và vị thế xã hội được xác
5
định một cách khách quan nội dung của vai trò khi cá nhân thực hiện tốt vai
trò thì vị thế xã hội của cá nhân được khẳng định và ngược lại. Vị thế xã hội
của cá nhân chỉ được khẳng định vị thế cá nhân thực hiện tốt vai trò của
mình trong mối quan hệ giữa vị thế và vai trò xã hội thì vị thế có xu hướng
tương đối ổn định còn vai trò xã hội mang tính cơ động hơn. Cá nhân không
hoàn toàn thực hiện được vai trò của họ nếu không có sự hợp tác của nhóm
xã hội mà họ tham gia và mặt khác, sự thực hiện vai trò được hoàn thiện bởi
sự tương tác. Như vậy, các quyền của một tác nhân đồng thời cũng là những
nhiệm vụ về vai trò của đối tác của anh ta.
KL: Mỗi cá nhân có một loại vai trò được đem lại từ những hình mẫu xã hội
khác nhau mà cá nhân tham dự và trong tiến trình cuộc đời mỗi cá nhân thực
hiện một số vai trò khác nhau lần lượt hay đồng thời và tổng hợp tất cả các
vai trò xã hội của anh ta đã thực hiện từ khi anh ta sinh ra cho đến lúc chết sẽ
hình thành nên nhân cách xã hội của anh ta.

• Nội dung của vai trò:
- Vai trò mong đợi: là vai trò xã hội được xác lập một cách khách quan,
không phụ thuộc vào cá nhân người đóng vai trò. Bao gồm: các tác
phong đồng nhất được xã hội chấp nhận, các quyền lợi và nghĩa vụ mà
các cá nhân chiếm vị thế phải thực hiện. Như vậy, tương ứng với vị thế
thì sẽ có một mô hình hành vi được xã hội mong đợi.
- Vai trò thực sự: là vai trò được thực hiện bởi các cá nhân cụ thể trong các
hoàn cảnh cụ thể. Ở các xã hội khác nhau thì các chuẩn mực xã hội khác
nhau. Cho nên cùng một vị trí và vai trò nhưng ở các xã hội khác nhau thì
mô hình hành vi của các cá nhân cũng khác nhau.
- Khi một cá nhân mang nhiều vị thế và thể hiện nhiều vai trò phù hợp với
vị thế trong từng thời điểm nhưng không thể nhầm lẫn trong việc thực
hiện vai trò của vị thế trong từng thời điểm. Trong thực tế, không có sự
đồng nhất hoàn toàn giữa vai trò mong đợi và vai trò thực sự. Giữa hai
vai trò thường có một khoảng cách, khi khoảng cách này gia tăng thêm
một đoạn nhất định thì sẽ xuất hiện sự lệch chuẩn.
VD: Xã hội mong đợi ở sinh viên -> vai trò mong đợi.
Sinh viên làm được bao nhiêu -> vai trò thực sự.
- Lệch chuẩn và chỉ báo: phản ánh tình trạng cá nhân đóng vai trò vi phạm
các chuẩn mực và không hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Nếu sự lệch chuẩn
này đi quá giới hạn thì sẽ xuất hiện vai trò giả.
6
- Vai trò giả: là vai trò không được thực hiện trên thực tế, khi các cá nhân
đóng vai trò không tuân theo chuẩn mực hành vi, không hoàn thành nghĩa
vụ và không được hưởng quyền lợi do vị thế quy định.
- Nguyên nhân: Vai trò là chỉ báo phản ánh tình trạng rối loạn xã hội và
nguyên nhân gây ra vai trò giả cũng chính là nguyên nhân gây ra tình
trạng rối loạn xã hội:
+ Nguyên nhân 1: khi cá nhân chiếm nhiều vị thế vì vậy không thể hiện
được các vai trò đồng thời nên xuất hiện vai trò giả.

+ Nguyên nhân 2: khi cá nhân chiếm nhiều vị thế đối lập nhau thì buộc cá
nhân phải đứng trước sự lựa chọn vị thế. Nếu không thực hiện được vai
trò của vị thế này thì sẽ không thực hiện được vai trò của vị thế kia và
ngược lại nên xuất hiện vai trò giả. Trạng thái đó được gọi là xung đột vai
trò và khi xuất hiện xung đột thì phải có sự thương lượng vai trò để giải
quyết các vai trò. Để thoát ra khỏi xung đột vai trò thì các cá nhân phải
giải quyết xung đột đó theo các hướng: phải thực hiện tốt các vai trò quan
trọng, cấp bách hoặc trong trường hợp mức độ quan trọng của các vai trò
ngang nhau thì cá nhân nên tuân theo tính hợp pháp của thời điểm lúc
bấy giờ.VD: ông B vừa là giáo sư, vừa là chủ tịch hội đồng, vừa là thứ
trưởng…
- Ý nghĩa: 1. Vai trò xã hội sẽ được thể hiện giá trị xã hội của cá nhân
trong cuộc sống. 2. Giúp các cá nhân nhận biết về mình để có định
hướng và hoạt động đúng đắn.
e) Mạng lưới xã hội:
- Định nghĩa: mạng lưới xã hội là phức hợp của các mối quan hệ của cá
nhân, các nhóm, các tổ chức, các cộng đồng. Thực chất mạng lưới xã hội
bao gồm các quan hệ đan chéo, chằng chịt. Từ quan hệ gia đình, quan hệ
láng giềng, quan hệ bạn bè cho tới các quan hệ tổ chức đoàn thể.
- Như vậy, trong mạng lưới xã hội, con người phải luôn xử lý một phức
hợp các quan hệ xã hội mà phần lớn các quan hệ đó không mang tính bắt
buộc và không đòi hỏi phải thực hiện một cách cứng nhắc.
- Thành tố xã hội là một thành tố của cơ cấu xã hội, thông qua mạng lưới
xã hội các cá nhân, có thể chia sẻ, trao đổi, cho và nhận các thông tin từ
đó tăng cường sức mạnh cho cá nhân nhóm xã hội, mặt khác làm cho xã
hội vận hành một cách gắn bó hài hòa.
7

Câu 3: Phân tầng xã hội và cơ động xã hội:
a) Phân tầng xã hội:

• Một số khái niệm liên quan:
- Tầng xã hội: là tập hợp các cá nhân có cùng hoàn cảnh xã hội được sắp
xếp theo trật tự thang bậc nhất định trong 1 hệ thống xã hội. Do đó, các
thành viên trong cùng một tầng xã hội sẽ ngang nhau: tài sản, địa vị, trình
độ học vấn, vai trò, uy tín trong xã hội, khả năng thăng tiến, những ân
huệ hoặc thứ bậc trong xã hội.
- Phân tầng xã hội: là sự chia nhỏ xã hội bao gồm cả sự bình giá và đó là
sự phân chia xã hội thành các tầng khác nhau: địa vị kinh tế, địa vị chính
trị, địa vị xã hội, về phong cách sinh hoạt, sự khác biệt về nghề nghiệp
hay học vấn.
• Các hệ thống phân tầng xã hội trong lịch sử:
- Phân tầng đóng ( phân tầng địa vị hoặc phân tầng đẳng cấp): là loại phân
tầng mà ở đó các cá nhân có ít điều kiện hay cơ hội để thay đổi địa vị của
mình trong xã hội. Từ tầng lớp xã hội này sang tầng lớp xã hội khác.
8
VD: trong thời kì phong kiến thì tầng lớp quý tộc có sự phân biệt lớn so
với các tầng lớp khác, chỉ người trong hoàng tộc mới được kết hôn với
nhau.
- Phân tầng mở ( phân tầng giai cấp): là loại phân tầng gắn với xã hội có
nhiều giai cấp, trong đó các cá nhân có nhiều điều kiện, cơ hội để thay
đổi địa vị của mình trong xã hội mà đặc trưng chủ yếu của hệ thống phân
tầng mở là địa vị con người phụ thuộc vào địa vị của họ trong kinh tế.
VD: một người sinh ra trong gia đình khó khăn. Nhưng người này có ý
chí, nghị lực trở thành giám đốc một công ty, từ địa vị nông dân -> GĐ.
b) Cơ động xã hội:
• Định nghĩa: là một khái niệm chỉ tính linh hoạt của cá nhân và các nhóm xã
hội trong cơ cấu xã hội và trong hệ thống xã hội. Đó là sự chuyển đổi vị trí
của một người hoặc một nhóm xã hội sang một vị trí xã hội khác nằm trên
cùng một tầng hay khác tầng trong cùng bậc thang giá trị xã hội. Do vậy, cơ
sở của nghiên cứu là sự phân tầng và mối quan hệ giữa sự quan hệ và phân

tầng.
• Các loại cơ động xã hội ( 8 loại):
- Cơ động xã hội theo chiều ngang: chỉ sự vận động cá nhân hoặc nhóm xã
hội từ vị trí xã hội này sang vị trí xã hội khác có cùng giá trị. Tứa là chỉ
có sự thay đổi về mặt vai trò xã hội chứ không có sự thay đổi về mặt vị
thế xã hội.
- Cơ động xã hội theo chiều dọc: là sự chuyển dịch vị trí của một người
hay một nhóm xã hội sang một vị trí xã hội khác không cùng tầng với họ.
Sự cơ động này chỉ sự vận động về mặt chất lượng của cá nhân trong các
nhóm xã hội. Bao gồm: quá trình thăng tiến hay giảm sút xã hội. Trong
9
đó, quá trình thăng tiến xã hội được biểu hiện bằng sự thăng tiến, sự đề
bạt, sự đi lên… quá trình giảm sút: miễn nhiệm, thất bại, rút lui, lùi
xuống…
- Cơ động chuyển động: là sự thay đổi địa vị xã hội của một số người vì họ
thay đổi vị trí cho những người khác tại các tầng lớp xã hội khác nhau
trong bậc thang xã hội. Đây là loại cơ động gắn chặt chẽ với xã hội phân
tầng mở. Số lượng cơ động của loại này phụ thuộc vào mức độ đóng hay
mở của xã hội và trong xã hội đóng, loại cơ động xã hội này ít xảy ra, còn
trong xã hội mở có nhiều tiềm năng cho loại cơ động này.
- Cơ động theo cơ cấu: là sự thay đổi địa vị xã hội do sự thay đổi của cơ
cấu xã hội tạo ra, nó bắt nguồn sự tiến hóa của hệ thống xã hội do cơ cấu
về tổ chức, về kĩ thuật thay đổi và chính cơ cấu này đã tạo cho con người
tính cơ động. Thường xuất hiện ở thời kì cách mạng kĩ thuật, cách mạng
kinh tế, cách mạng chính trị.
- Cơ động tinh và cơ động khô:
+ Cơ động tinh: là cơ động do năng lực chủ quan và ý chí phấn đấu vươn
lên của bản thân cá nhân.
+ Cơ động thô: là cơ động do các nguyên nhân khách quan quy định.
- Cơ động trong cùng thế hệ và cơ động giữa các thế hệ:

+ Cơ động trong cùng thế hệ: chỉ sự hoạt động của các cá nhân trong
cùng thế hệ, trong suốt cuộc đời của người đó từ khi đi học, ra trường, về
hưu. Như vậy, một người thay đổi vị trí làm việc hay nơi cư trú trong
cuộc đời làm việc của họ có thể thấp hơn hoặc cao hơn so với những
người cùng thế hệ của mình.
+ Cơ động giữa các thế hệ: chỉ sự tiếp nhận vị trí xã hội dưới 3 thế hệ:
ông bà, cha mẹ, con cái. Đây là hình thức cơ động quan trọng ở đó con
cái có địa vị cao hơn hoặc thấp hơn địa vị của cha mẹ họ.
- Cơ động phụ thêm và cơ động hồi quy:
+ Cơ động phụ thêm chỉ sự vận động của các cá nhân ra khỏi nhóm xã
hội trước đây để nhập vào một nhóm xã hội khác.
+ Cơ động hồi quy chỉ sự vận động của các cá nhân về nhóm xã hội xuất
thân.
- Cơ động hướng tới lối vào và cơ động hướng tới lối ra:
10
+ Cơ động hướng tới lối vào chỉ sự cơ động của một nhóm hay một nhóm
cá nhân từ các nhóm xã hội khác vào một nhóm xã hội nào đó.
+ Cơ động xã hội hướng tới lối ra chỉ sự vận động của một cá nhân hay
một nhóm xã hội nhất định đi đến các nhóm xã hội khác.
• Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ động xã hội:
Cơ động xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nhiều điều kiện khác nhau,
các yếu tố ảnh hưởng tới cơ động xã hội là các kênh dẫn và các cơ chế sàng
lọc, nó liên quan tới hoàn cảnh kinh tế xã hội chung và đặc thù của mỗi
vùng, mỗi miền và kể cả đặc điểm cá nhân và nó bao gồm:
- Nguồn gốc giai tầng xã hội là nhân tố tác động mạnh mẽ tới cơ động địa
vị xã hội của ông bà, bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới sự vận động của con
cháu.
- Trình độ học vấn chuyên môn là nhân tố này liên quan chặt chẽ tới năng
lực chủ quan của cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân có thể đảm nhận
được các công việc xã hội phức tạp, từ đó giúp cho các cá nhân tiến lên

bậc thang xã hội cao hơn, đặc biệt trong xã hội hiện đại, trình độ học vấn
càng thể hiện vai trò to lớn đối với quá trình hoạt động của con người.
- Giới tính: nam giới thường có tính cơ động hơn nữ giới, chừng nào trong
xã hội còn phân biệt bình đẳng nam nữ thì chừng đó yếu tố này còn tác
động mạnh mẽ tới quá trình cơ động xã hội.
- Lứa tuổi và thâm niên nghề nghiệp: một số vị thế đòi hỏi phải có những
lứa tuổi và thâm niên nghề nghiệp nhất định. Tuy nhiên, thực tế yếu tố
này có liên quan mật thiết với trình độ học vấn và chuyên môn.
- Điều kiện sống hay điều kiện nơi cư trú: ở các đô thị, các trung tâm công
thương nghiệp, các đầu mối giao thông thì có quá trình cơ động xã hội
mạnh mẽ hơn nhiều so với những nơi khác.
Ngoài các yếu tố trên thì trình độ cơ động xã hội còn bị tác động bởi
nhiều yếu tố khác như: điều kiện kinh tế xã hội, truyền thống dân tộc, đặc
điểm hệ thống xã hội… Vì thế, để nghiên cứu quá trình cơ động xã hội
thì phải dựa trên sự giả định rằng xã hội tôn ti hóa theo một sự phân tầng
có thể được xác định, nội dung cơ bản của việc nghiên cứu cơ động xã
hội là kiểm soát quy mô, tầm vóc của các loại hình xã hội để từ đó có căn
cứ đưa ra các dự đoán trong tương lai về sự thay đổi cơ cấu xã hội.

11
Câu 4: Sự hiểu biết, khuôn mẫu hành vi, chuẩn mực.
a) Khái niệm:
• Văn hóa: theo nghĩa hẹp là biểu hiện toàn bộ trong điều kiện tinh thần, theo
nghĩa rộng là toàn bộ bao gồm: mọi điều kiện vật chất, tinh thần do con
người sáng tạo ra.
• Văn hóa xã hội: văn hóa là một trong các hệ thống giá trị chuẩn mực, các thể
chế, các hệ tư tưởng. Nó được hình thành từ quá trình hoạt động sáng tạo
của con người. Hệ thống văn hóa như là một khuôn mẫu chuẩn mực, khuôn
mẫu hành vi, các tri thức quan niệm trong cuộc sống xã hội.
• Như vậy, văn hóa là sản phẩm của con người, là quan niệm cuộc sống, là

cách tổ chức cuộc sống và sống cuộc sống ấy.
b) Sự hiểu biết:
• KN: Sự hiểu biết bao gồm tất cả các quan niệm, quan điểm, các kinh
nghiệm, các tri thức được hình thành trong cuộc sống của con người. Đó là
nền tảng, là xuất phát điểm của văn hóa xã hội, là yếu tố quyết định nâng cao
con người vượt lên trên trình độ của giới động vật. Nó là nhân tố cơ bản của
mọi nền văn minh.
• Con người hình thành sự hiểu biết: sự hiểu biết ban đầu mang tính cá nhân
sau đó nó được chọn lọc, được khái quát, được thử thách, được xã hội hóa,
được tích lũy cả chiều rộng, lẫn chiều sâu, sự hiểu biết này được nâng lên
12
một trình độ nào đó giúp cho con người phân biệt được cái đúng, cái sai, cái
khoa học, cái không khoa học.
• Vai trò: nó là yếu tố nền tảng, là điểm xuất phát của mọi nền văn hóa, là hạt
nhân của mọi nền văn minh.
c) Khuôn mẫu hành vi:
• KN: là những hành vi được lặp đi lặp lại, được cá nhân, nhóm và cộng đồng
tán thành và làm theo. Khuôn mẫu có thể là kết quả của thói quen, sự học
hỏi, hay sự nhận thức.
• Phân loại: phong tục tập quán, tập tục, tục lệ, luật lệ.
• Đặc điểm:
- Trong hoạt động, sinh hoạt, chúng ta có khuôn mẫu hành vi cho từng
người, từng nhóm, cho cộng đồng hay cả một dân tộc, chúng ta làm đúng
cái chuẩn đó được coi là bình thường, là có văn hóa và ngược lại.
- Có những khuôn mẫu cho lời nói, cho quan niệm, có những khuôn mẫu
cho hành vi, hành động, có những khuôn mẫu giành riêng cho từng vị
thế, vai trò. Các khuôn mẫu phong phú, phức tạp, đan xen vào nhau, bổ
sung vào nhau và chế ước lẫn nhau, nó luôn vận động, biến đổi theo hoàn
cảnh lịch sử cụ thể.
- Vai trò: khi khuôn mẫu hành vi được hình thành, nó được coi là có văn

hóa và ai không thực hiện thì được coi là sai lệch, là không có văn hóa.
d) Chuẩn mực, giá trị, mục tiêu, chân lí.
• Chuẩn mực xã hội:
- Khái niệm: là những yêu cầu, những mong đợi, những quy tắc xã hội
được ghi nhận bằng lời và kí hiệu bằng các khuôn mẫu, là cái được chọn
để làm căn cứ đối chiếu để hướng vào đó để làm theo.
VD: chuẩn mực của sinh viên trong phòng thi là không mang tài liệu.
- Bản chất: là cơ sở kiểm soát xã hội, là công cụ để điều tiết hành vi hành
động trong cộng đồng nhóm hay cá nhân của các tổ chức, làm cho mọi
người thực hiện các quy tắc có giới hạn để làm cơ sở cho hành động của
con người. Ai thực hiện đúng các chuẩn mực là có văn hóa và ngược lại.
- Phân loại: rất đa dạng, phong phú gồm: những đạo luật, những quy tắc
chặt chẽ nhất cho đến những quy định lỏng lẻo giữa một số người với
nhau. Chuẩn mực xã hội được chia thành 3 loại:
+ Căn cứ vào mức độ cộng đồng gồm: chuẩn mực toàn xã hội và chuẩn
mực nhóm xã hội.
VD: chuẩn mực toàn xã hội: không thầy đố… chuẩn mực nhóm xã hội:
quy ước trong câu lạc bộ.
13
+ Căn cứ vào thiết chế hóa: chuẩn mực thiết chế hóa và chuẩn mực
không được thiết chế hóa.
+ Căn cứ vào mức độ nghiêm khắc của sự trừng phạt:
++ Lề thói: là những tục lệ, những thói quen, những quy định, những
quy ước đã đưa ra thành các quy tắc đối với hành vi của con người trong
nhóm, trong xã hội và trở thành các tập tục, nó được truyền từ đời này
sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
++ Phép tắc: là những chuẩn mực quan trọng hơn lề thói.
Vì vậy, cá nhân hay cộng đồng vi phạm phép tắc sẽ bị trừng phạt nghiêm
khắc hơn, đó là những quy tắc ứng xử của cá nhân hay cộng đồng và
chúng thường phân biệt rạch ròi giữa đúng và sai và khi cá nhân vi phạm

phép tắc có thể bị khai trừ ra khỏi cộng đồng: cải tạo, đi tù thậm chí bị tử
hình.
++ Pháp luật: là chuẩn mực quan trọng nhất đối với mọi xã hội, pháp
luật là chuẩn mực có tính pháp chế, pháp luật không chỉ đơn thuần quy
định hành vi nào là không được phép làm mà còn đưa ra những hình phạt
đối với những ai vi phạm.
Kết luận: nghiên cứu chuẩn mực xã hội có ý nghĩa:
1. Để điều tiết hành động xã hội, để hướng tới xây dựng một xã hội vững
mạnh.
2. Chuẩn mực xã hội là cái căn cứ để phán xử cái đúng, cái sai.
3. Chuẩn mực xã hội là cái căn cứ quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của cộng đồng bởi vì trong quá trình phát triển của cộng đồng thì
phải luôn luôn củng cố và hoàn thiện những chuẩn mực ấy. Vì vậy,
mỗi xã hội phải có những chuẩn mực xã hội đó.
• Giá trị:
- Là sự thừa nhận của xã hội đối với tính đúng đắn, tính thích hợp của
khuôn mẫu hành vi. Giá trị là cái mà ta cho, là đáng có mà ta thích, ta cho
là quan trọng cho hành động của ta.
- Biểu hiện:
+ Giá trị là vĩnh cửu, lâu dài, trường tồn, nó đúng với mọi không gian và
thời gian, ngàn đời vẫn lưu truyền để lại.
VD: tương thân, tương ái, cần cù.
+ Giá trị mang tính nhất thời: đó là những giá trị chỉ đúng trong một thời
gian nào đó, chỉ đúng trong một cộng đồng nào đó hoặc trong một điều
kiện lịch sử xã hội nào đó.
14
- Vai trò của giá trị: các giá trị liên kết lại với nhau hình thành hệ thống giá
trị xã hội. Hệ thống giá trị có vai trò xác định nhân cách của cá nhân và
lượng giá về văn hóa.
Kết luận: nghiên cứu giá trị có ý nghĩa:

1. Giá trị là định hướng hành động cho con người, nó mang lại niềm tin,
niềm hạnh phúc trong cuộc sống.
2. Giá trị góp phần điều chỉnh, điều khiển hành động của con người
trong những điều kiện xã hội khác nhau cho phù hợp.
3. Nghiên cứu giá trị để thấy rõ giá trị vĩnh cửu để góp phần củng cố,
bảo vệ tính trường tồn của nó.
4. Nghiên cứu giá trị cho phép ta xây dựng những khuôn mẫu để điều
tiết những hành động của cộng đồng.
• Mục tiêu:
- Là cái phải đạt được, nó được biểu hiện về giới hạn định tính hay định
lượng. Mục tiêu là cái đích mà hành động hướng tới nhằm đạt được. Như
vậy, mục tiêu phản ánh nhận thức, trách nhiệm của cá nhân đối với cá
nhân, nhóm của mình.
- Biểu hiện:
+ Mục tiêu cá nhân: là cái đích thực tế mà các cá nhân cần phải hoàn
thành, là mục tiêu được đề ra trong thời gian nhất định.
+ Mục tiêu chung: là mục tiêu của cộng đồng xã hội, mục tiêu của cả dân
tộc, của cả đất nước.
Ngoài ra còn có cã mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
- Mối quan hệ mục tiêu và giá trị:
+ Giữa mục tiêu và giá trị có mối liên hệ mật thiết quy định lẫn nhau,
trong đó giá trị là nền tảng hình thành mục tiêu, giá trị như thế nào thì
mục tiêu như thế ấy và mục tiêu chịu sự ảnh hưởng mạnh của giá trị và
trong đó, giá trị là nhằm vào một cái gì đó cụ thể mà con người tổ chức
hành động. Như vậy, nếu mục tiêu và giá trị thống nhất sẽ tạo điều kiện
thuận lợi để cho hành vi diễn ra ngăn nắp và có hiệu quả. Còn trong
trường hợp chúng không thống nhất thì tổ chức xã hội sẽ suy yếu, hoạt
động của cá nhân sẽ rối loạn, không hiệu quả.
• Chân lí:
- Khái niệm: là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý thức con

người, là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tế kiểm
nghiệm.
15

Câu 5: Xã hội hóa:
1. Một số khái niệm cơ bản:
- Xã hội hóa xã hội: là sự tham gia rộng rãi của xã hội và các hoạt động mà
trước đó chỉ do một tổ chức nhất định và đó là quá trình xã hội hóa các
vấn đề, các sự kiện xã hội.
- Xã hội hóa cá nhân: dùng để chỉ quá trình sự vật chuyển thành con người
với con người, giữa con người với xã hội, qua đó con người với tư cách
là cá thể để học hỏi, tiếp nhận, lĩnh hội những quy tắc xã hội, những văn
hóa xã hội, những kiến thức, chuẩn mực và giá trị, những kĩ năng và
phương pháp hành động để thực hiện vai trò trên vị thế xã hội nhất định
của mình. Trên cơ sở đó, cá thể biến thành cá nhân và trở thành chủ thể
xã hội. Và như vậy, quá trình xã hội hóa cá nhân ở đó con người vừa là
chủ thể, vừa là khách thể.
2. Con người xã hội:
- Con người sinh vật: hành vi, tính cách của con người được hình thành
trên cơ sở những nhân tố sinh học và sự ảnh hưởng của nhân tố di truyền
đối với hành vi của con người.
- Con người xã hội: nhân cách được hình thành trên cơ sở những tác động
của con người với thế giới xung quanh và trên cơ sở mối quan hệ của xã
hội.
- Quan niệm của Mac về con người xã hội: quá trình hình thành con người
và hình thành xã hội con người là quá trình đôi:
+ Thứ nhất: một mặt con người tự vươn lên, tự hoàn thiện để vượt khỏi
trạng thái động vật và trở thành thực thể có tư duy.
+ Thứ 2: con người ngày càng tìm thấy những hình thức mới trong liên
kết với nhau để tạo ra sức mạnh tổng hợp, đêt cải tạo và chinh phục giới

tự nhiên.
16
 Con người trong quá trình lao động đã thoát khỏi thế giới động vật, có
tư duy, có văn hóa và trong quá trình lao động, con người đã tác động
vào giới tự nhiên, con người xác lập mối quan hệ giữa người với
người để hình thành nên xã hội và từ đó xã hội lại quy định trở lại đối
với mỗi cá nhân con người.
3. Môi trường xã hội hóa:
- Là môi trường mà cá nhân thuận lợi các tương tác của mình để nhằm
mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội.
+ Môi trường xã hội hóa chính thức: gia đình, nhà trường, xã hội.
Đn: là môi trường có định hướng đối với cá nhân trong quá trình xã hội
hóa, ở đó nó đưa ra những nguyên tắc, những chuẩn mực giá trị, kĩ năng,
phương pháp nhằm đòi hỏi các cá nhân phải làm theo. Môi trường xã hội
hóa chính thức sẽ kiểm soát chặt chẽ mọi hành vi, hành động của con
người.
+ Môi trường xã hội học không chính thức: ở đó các cá nhân xã hội học
bằng tự tiếp thu, học hỏi trong môi trường này, các cá nhân vừa là khách
thể, vừa là chủ thể của quá trình xã hội hóa. Và vì vậy, các cá nhân phải
tự tiếp nhận, tự học hỏi, tự sàng lọc trong môi trường xã hội hóa không
chính thức bao gồm nhóm xã hội, đám đông và công chúng.
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xã hội hóa:
- Nhân tố khách quan:
+ Đó là những nhân tố, những điều kiện, những hoàn cảnh, môi trường
nó có thể tạo những điều kiện hoặc gây những khó khăn cho quá trình xã
hội hóa và đó là các nhân tố vật chất trong xã hội.
VD: quá trình đô thị hóa, điều kiện sinh hoạt vật chất, điều kiện sinh
hoạt tinh thần, văn hóa giao tiếp xã hội. Tất cả các nhân tố đó có thể sẽ
làm cho quá trình xã hội hóa diễn ra nhanh hoặc chậm.
- Những nhân tố chủ quan:

+ Đây là những nhân tố đóng vai trò quyết định trong quá trình xã hội
hóa do con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình xã hội
hóa. Bởi vì:
++ Về phía chủ thể: các nhân tố ảnh hưởng tới tiến trình xã hội hóa: sự
hiểu biết, kinh nghiệm, phương pháp, ý thức trách nhiệm của chủ thể.
17
++ Về phía khách thể: các nhân tố ảnh hưởng tới tiến trình xã hội hóa:
sự thông minh, thái độ cầu thị, khả năng thích ứng.
5. Những hậu quả của phi xã hội hóa:
- Tính tất yếu khách quan của quá trình xã hội hóa:
+ Xã hội hóa là một quá trình tất yếu khách quan đối với cá nhân nói
riêng cũng như toàn xã hội nói chung trong đó đối với cá nhân:
++ Nhờ xã hội học mà các cá nhân có thể tiếp nhận được văn hóa xã
hội, học hỏi tri thức, kinh nghiệm, phương pháp, hành động để hình
thành và phát triển nhân cách.
++ Nhờ xã hội học mà các cá nhân tiếp thu được hệ thống chuẩn mực và
giá trị, học hỏi cách giao tiếp, ứng xử để hòa nhập vào cộng đồng để trở
thành chủ thể của các quan hệ và hoạt động trong xã hội.
++ Nhờ xã hội học mà xã hội có thể liên kết các cá nhân, tạo nên sức
mạnh tổng hợp trong quá trình chinh phục tự nhiên.
++ Nhờ xã hội học mà xã học có thể thực hiện các biện pháp tổ chức và
kiểm soát xã hội để duy trì trật tự xã hội, tạo điều kiện cho xã hội tồn tại
và phát triển.
- Hậu quả của phi xã hội hóa: thể hiện rõ rệt trong trường hợp một người
nào đó ngay từ khi lọt lòng đã hoàn toàn sống cách biệt với xã hội. Khi
đó, người này sẽ hành động giống như động vật, không có nhân cách,
không trở thành “con người” thật sự. VD: hai em bé người Ấn Độ bị lũ
sói bắt vào rừng từ nhỏ, sau một số năm sống cùng bàVD: hai em bé
người Ấn Độ bị lũ sói bắt vào rừng từ nhỏ, sau một số năm sống cùng
bày sói, những người thợ săn đã cứu chúng ra khỏi rừng và thấy chúng cư

xử hệt như những con thú hoang dã. Hậu quả của phi xã hội hóa còn thể
hiện ở những người này cũng không có khả năng có những hành vi bình
thường. VD: em bé gái Hà Lan phải sống những năm đầu cuộc đời với
người mẹ câm điếc. Kết quả là hành vi của em cũng giống một người
câm điếc. Nguyên nhân: do không được giáo dục đầy đủ hoặc không chịu
học hỏi xã hội mà một cá nhân không có khả năng thực hiện được vai trò,
18
do không hiểu biết đầy đủ về các chuẩn mực và giá trị mà cá nhân có
những hành vi sai lệch
Câu 6: Trật tự xã hội:
1. Trật tự xã hội và các đặc trưng của nó:
1.1. Khái niệm: là một khái niệm phản ánh tính có tổ chức của đời sống xã
hội, tính có kỉ cương của hành động xã hội, tính ngăn nắp của hệ
thống xã hội.
1.2. Đặc trưng:
- Tính có tổ chức của đời sống xã hội: trong xã hội, mỗi cá nhân phải thuộc
về những tổ chức xã hội nhất định, ở đó họ chịu sự quản lí và sự điều
chỉnh hành vi của các tổ chức. Điều chỉnh hành vi là nội dung trung tâm
của tính có tổ chức. Mà nhờ tính có tổ chức mà các thành viên có mối
quan hệ tương hỗ với nhau để cho hệ thống vận hành một cách ổn định.
- Tính có kỉ cương trong hành động xã hội: trong xã hội, các cá nhân đều
chiếm vị những vị thế và đóng những vai trò nhất định, họ phải hành
động theo những chuẩn mực giá trị xác định. Mức độ tuân thủ của các cá
nhân đối với hệ thống chuẩn mực đó là cơ sở để hướng tới những mục
tiêu chung của cộng đồng và đây chính là sự phản ánh tính có kỉ cương
của hành động xã hội.
- Tính ngăn nắp của hệ thống xã hội: biểu hiện các bộ phận của xã hội, các
thiết chế của xã hội có nằm trong sự ổn định tương đối và chúng nằm
trong mối liên hệ tương hỗ, chặt chẽ với nhau và vận hành theo cùng một
cơ chế thống nhất, hướng tới những mục đích chung của xã hội.

 Kết luận: trật tự xã hội là khái niệm phản ánh tính bền vững của hệ
thống xã hội và biểu hiện của trật tự xã hội là tính ngăn nắp và tính ổn
định tương đối của hệ thống xã hội.
2. Những điều kiện để duy trì trật tự xã hội: (4)
• Đảm bảo quyền lực thực sự cho các tổ chức thiết chế xã hội.
- Do thiết chế xã hội có 2 chức năng cơ bản là: điều tiết các quan hệ và các
hoạt động xã hội và chức năng kiểm soát xã hội mà mục tiêu của 2 chức
năng trên đều hướng tới duy trì sự ổn định xã hội.
19
- Như vậy, việc đảm bảo quyền lực thực sự cho các tổ chức thiết chế để
chúng thực hiện tốt các chức năng của mình chính là điều kiện cơ bản để
xã hội có trật tự và khi tổ chức này không đủ sức để thực hiện chức năng
kiểm soát và giám sát thì xã hội sẽ bị rối loạn.
• Tính xác định của các vị thế và vai trò xã hội:
- Đây là một trong các điều kiện cơ bản để có trật tự xã hội nếu các cá
nhân và nhóm về cơ bản giữ đúng vị thế, đóng đúng vai trò còn xã hội sẽ
đảm bảo quyền lực và lợi ích cho các cá nhân và các nhóm ấy thì trật tự
xã hội sẽ giữ vững và ngược lại. Nếu các vị thế và vai trò bị xáo trộn, lợi
ích và quyền lực không được đảm bảo, các xung đột xã hội vượt quá giới
hạn xác định thì xã hội sẽ bị rối loạn.
• Tính hợp lí, nhất quán và đồng bộ của hệ thống chuẩn mực giá trị:gây ra các
tình trạng bất bình trong xã hội.
- Tính hợp lí của hệ thống chuẩn mực xã hội là sự phù hợp của các chuẩn
mực ấy với các quy luật khách quan và không gây ra các tình trạng bất
bình trong xã hội.
- Tính đồng bộ của hệ thống chuẩn mực là khả năng bao quát của hệ thống
chuẩn mực đối với những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, không
tạo ra tình trạng trống rỗng và thiếu hụt chuẩn mực của giá trị.
- Tính nhất quán của hệ thống chuẩn mực và giá trị được biểu hiện trên 2
phương diện: tính không dời dạc và không mâu thuẫn trong hệ thống

chuẩn mực, trong hệ thống giá trị và tính không mâu thuẫn giữa hệ thống
chuẩn mực với hệ thống giá trị.
• Tính giới hạn của những mâu thuẫn và xung đột xã hội.
- Mâu thuẫn và xung đột xã hội là điều không thể tránh khỏi trong bất cứ
xã hội nào. Tuy nhiên, khi mâu thuẫn và xung đột ấy vẫn nằm trong khả
năng kiểm soát của các thiết chế thì xã hội vẫn giữ được ổn định và trật
tự. Khi chúng vượt qua khỏi tầm kiểm soát của các thiết chế xã hội thì
khi đó xã hội sẽ bị rối loạn.
- Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và
bị trị là không thể điều hòa. Song, xã hội sẽ vẫn duy trì được trật tự nếu
giai cấp thống trị đủ sức giữ cuộc xung đột giai cấp trong khuôn khổ nhất
định.
20
3. Thích nghi và hợp tác:
Thích nghi và hợp tác phản ánh mối liên kết giữa cá nhân và xã hội. Do đó
nó là cơ sở để duy trì mối quan hệ xã hội.
3.1. Thích nghi:
• Là khả năng thay đổi, chuyển hướng tâm lí, ứng xử hành động của các cá
nhân khi họ gia nhập vào hoàn cảnh, môi trường xã hội mới.
• Các yếu tố tác động đến quá trình thích nghi:
- Sự khác biệt và sự trùng hợp của vị thế vai trò mới so với vị thế vai trò
cũ.
- Là khi cá nhân gia nhập vào môi trường xã hội mới thường phải chiếm
những vị thế và đóng những vai trò mới, sự tương đồng về mặt nội dung
giữa vị thế, vai trò cũ sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho khả năng thích
nghi của cá nhân, còn trong điều kiện khác biệt lớn sẽ gây ra khó khăn
trong quá trình thích nghi.
- Mức độ thích nghi của cá nhân tùy thuộc vào mức độ chuyển hướng tâm
lí trong nhận thức các chuẩn mực của giá trị mới, cũng như khả năng đáp
ứng vai trò mong đợi trong hoàn cảnh mới.

- Khả năng thích nghi và xu hướng thích nghi của các cá nhân khi gia nhập
vào hoàn cảnh và môi trường mới đảm bảo cho một hệ thống xã hội cụ
thể duy trì được ổn định và trật tự.
21
3.2. Hợp tác:
• Hợp tác xã hội là sự phối hợp giữa các cá nhân trong cộng đồng nhằm thực
hiện mục đích chung.
• Nguồn gốc sâu xa của sự hợp tác xã hội là từ lợi ích kinh tế.
• Cơ sở của sự hợp tác kinh tế là phân công lao động.
• Điều kiện của sự hợp tác xã hội là sự hợp tác xã hội là sự nhất trí vì lợi ích
của các cá nhân trong cộng đồng.
• Đặc điểm của sự hợp tác:
- Trong hợp tác xã hội vừa có sự trùng hợp của các cá nhân tham gia hợp
tác vừa có sự khác biệt về lợi ích giữa họ.
- Hợp tác diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và tất cả
những quan hệ xã hội.
- Trình độ tổ chức hợp tác xã hội nó phản ánh sự tiến bộ xã hội.
- Khả năng đảm bảo quá trình hợp tác diễn ra bình thường trong cộng đồng
xã hội là cơ sở để duy trì trật tự xã hội.
• Vai trò: hợp tác xã hội là yêu cầu khách quan của xã hội là cơ sở hình thành
các nhóm, các thiết chế và hệ thống xã hội nói chung.
Câu 7: Cơ sở khoa học của cuộc điều tra xã hội học:
22
1. Xác định đề tài nghiên cứu:
• Khái niệm đề tài nghiên cứu: là vấn đề đã, đang diễn ra trong đời sống xã
hội mà xã hội có nhu cầu tìm hiểu trên cả phương diện lí thuyết và ứng
dụng. Thực chất của vấn đề là tìm hiểu độ sai lệch, chuẩn mực lí luận và kết
quả thực tế theo cả 2 khuynh hướng tích cực và tiêu cực.
• Để xác định tốt vấn đề nghiên cứu đòi hỏi người nghiên cứu phải có quá
trình thâm nhập để nắm bắt sơ bộ thực trạng vấn đề nghiên cứu và phân biệt

vấn đề nghiên cứu với vấn đề gần giống nó.
• Nếu vấn đề nghiên cứu quá rộng thì phải biết phân thành vấn đề chính và
vấn đề phụ.
• Sau khi có vấn đề nghiên cứu và nó đã rơi vào tầm quan tâm của tác giả và
tác giả muốn tìm hiểu cách thức để giải quyết vấn đề ấy thì khi đó xã hội trở
thành đối tượng nghiên cứu.
2. Đặt tên đề tài:
• Xác định khách thể nghiên cứu:
- Khái niệm: khách thể nghiên cứu là các cá nhân hoặc các nhóm xã hội
mà ta phải tiến hành thu thập thông tin ở họ cho vấn đề nghiên cứu.
- Tên đề tài: phải vừa phản ánh được nội dung nghiên cứu, vừa phản ánh
được khách thể nghiên cứu. Tên đề tài phải ngắn gọn, khoa học, chính
xác, đảm bảo chứa đựng nhiều thông tin, không cho phép tên đề tài có
những câu chữ không xác định hoặc đa nghĩa.
3. Xác định nhiệm vụ và mục đích của cuộc điều tra:
• Mục đích: hướng tìm kiếm chủ yếu thông tin trong cuộc điều tra.
• Nhiệm vụ: sự triển khai mục đích thành các công việc cụ thể được gọi là
nhiệm vụ của cuộc điều tra.
4. Xây dựng khung lí thuyết:
• Xây dựng giả thuyết:
- KN: là dự đoán về kết quả cơ bản của cuộc điều tra.
23
- Các loại giả thuyết:
+ Giả thuyết mô tả: là giả thuyết chỉ ra thực trạng vấn đề nghiên cứu.
+ Giả thuyết giải thích: là giả thuyết chỉ ra tính chất và nguyên nhân của
vấn đề nghiên cứu.
+ Khuynh hướng: là giả thuyết chỉ ra khuynh hướng vận động của vấn đề
nghiên cứu.
- Các yêu cầu của giả thuyết:
+ Giả thuyết phải dễ kiểm tra.

+ Giả thuyết không được mâu thuẫn với các quy luật đã được xác định
hoặc không được mâu thuẫn với kết quả cuộc điều tra đã tiến hành.
• Xây dựng mô hình lí luận, thao tác các khái niệm và xác định chỉ báo xã hội:
- Mô hình lí thuyết:
+ Là tập hợp các khái niệm giúp ta đánh giá được bản chất của hiện
tượng ở vấn đề nghiên cứu.
+ yêu cầu: mô hình lí thuyết phải được thể hiện bằng ngôn ngữ khoa học,
phải giúp cho mọi người sử dụng cùng giá trị.
- Thao tác khái niệm: là quá trình chuyển khái niệm phức tạp trừu tượng
thành khái niệm đơn giản cụ thể.
- Xác định chỉ báo: là quá trình chuyển khái niệm thành các đơn vị có thể
quan sát hoặc đo lường được.
Câu 8: Kỹ thuật soạn thảo bảng hỏi:
a. Khái niệm:
- Bảng hỏi là một tập hợp gồm rất nhiều câu hỏi theo các chỉ báo nhằm trả
lời cho các vấn đề nghiên cứu thông thường.
- Thông thường, bảng hỏi sẽ trình bày 3 vấn đề:
24
+ Mục đích của cuộc điều tra.
+ Hướng dẫn người được phỏng vấn cách trả lời câu hỏi.
+ Khẳng định tính khuyết danh.
b. Các loại câu hỏi:
• Phân loại câu hỏi theo hình thức bao gồm: câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi
kết hợp:
 Câu hỏi đóng: là câu hỏi ở đó mà các phương án trả lời tạo thành một tập
hợp đóng. Tập hợp đóng là một tập hợp không thể bổ sung thêm phần tử
bên ngoài vào nó.
 Câu hỏi đóng gồm 2 loại: câu hỏi đóng đơn giản và câu hỏi đóng phức
tạp.
- Câu hỏi đóng đơn giản: là câu hỏi có 2 phương án trả lời đối lập với nhau

tạo thành một tập hợp đóng.
VD: Tối hôm qua trời Hà Nội có mưa không? Có Không.
- Câu hỏi đóng phức tạp: là câu hỏi đóng cho từ 3 phương án trả lời trở lên.
Câu hỏi đóng phức tạp được chia thành 3 loại: lực chọn, tùy chọn, bậc
thang.
+ Câu hỏi đóng phức tạp dạng lựa chọn: là câu hỏi đóng phức tạp mà ở
đó người được hỏi chỉ được chọn 1 phương án duy nhất.
VD: Kết quả học tập của anh/ chị kì 1 năm 1?
Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
+ Câu hỏi đóng dạng tùy chọn: là câu hỏi đóng phức tạp mà ở đó người
được hỏi được quyền lựa chọn hơn 1 phương án trong số phương án đã
cho.
VD: Thời gian tới ông (bà) dự định sẽ đầu tư vào thị trường nào sau đây?
Thị trường bất động sản, thị trường vàng, bạc, Thị trường ngoại tệ, Thị
trường chứng khoán.
+ Câu hỏi đóng dạng bậc thang: là câu hỏi đóng phức tạp khi trả lời
người được hỏi phải sắp xếp thứ hạng các phương án trả lời đã cho theo
yêu cầu của câu hỏi.
VD:
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×