Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 24 trang )

Nhóm 2 Page 1

VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM (HÀ NỘI)


I. GIỚI THIỆU VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
- Trải qua gần 1000 năm lịch sử, Văn Miếu- Quốc Tử Giám vẫn giữ được
vẻ cổ kính với đặc điểm kiến trúc của nhiều thời đại và là một trong
những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và quan trọng bậc nhất của Thủ đô
và cả nước.
- Văn Miếu được dựng lên vì có đạo Khổng, căn cứ vào hiện trạng vào
trình tự bố trí các công trình kể cả tên đặt cho các công trình ta thấy rõ
ràng Khổng Miếu ở Khúc Phụ của Trung Quốc và Văn Miếu QTG có họ
hàng rất gần. Bố cục chung của Văn Miếu đã làm theo một công thức xây
Khổng Miếu mà phong kiến Trung Quốc đã phổ biến. Tuy nhiên Văn
Miếu Quốc Tử Giám cũng có một phong cách riêng của Việt Nam.
- Văn Miếu được xây dựng vào tháng 10 - 1070 dưới thời vua Lý Thánh
Tông. Văn Miếu đã có từ thời phong kiến phía bắc thống trị và truyền bá
đạo Khổng; còn công trình thì được “sửa sang” vào thời Lý.
- Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám kề sau Văn
Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận các học
trò giòi trong thiên hạ Quốc Tử Giám và Văn Miếu được sửa sang thời
Trần, năm 1243; thời Lê đã trùng tu tất cả 4 lần năm 1511, 1567, 1762,
1785.
- Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu
Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn
Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám và là trường đại học đầu tiên
của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao
quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác
nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa
để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài


vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn
Các, Đại Thành và cổng Thái Học.

Nhóm 2 Page 2


Tượng thờ vua Lý Thánh Tông – người có công lập ra Quốc Tử Giám



II. KIẾN TRÚC VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM
1. Sơ lược

Nhóm 2 Page 3


Mô hình toàn cảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám được trưng bày tại nhà Thái Học

- Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm phía Nam thành Thăng Long (nay là Hà
Nội), quay mặt về hướng Nam với tổng diện tích 55.027m
2
gồm Hồ Văn,
vườn Giám và Nội tự. Nội tự được chia làm năm khu vực:

Khu thứ nhất : từ cổng Văn Miếu tới cổng Đại Trung.
Khu thứ hai : nổi bật với Khuê Văn Các, một công trình kiến trúc độc đáo
được xây dựng năm 1805 với kiến trúc
gỗ, bốn mặt có cửa sổ tròn và những con tiện tỏa ra tứ phía
tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa
sáng.

 Khu thứ ba : là nơi lưu giữ bia tiến sĩ được dựng từ năm 1484.
 Khu thứ tư : thờ Khổng tử và bài vị của 72 vị học trò xuất sắc của Khổng Tử
và thờ Chu Văn An, Tư nghiệp Quốc
Tử Giám.
 Khu thứ năm : là nhà Thái Học, vốn là Quốc Tử Giám xưa, trường đại học
quốc gia đầu tiên ở nước ta.Các công
trình kiến trúc của Văn Miếu được dựng bằng gỗ lim, gạch đất
nung, ngói mũi hài theo phong cách
nghệ thuật của các triều đại Lê, Nguyễn và những hàng cây cổ
thụ hàng trăm năm tuổi. Nhằm tôn
Nhóm 2 Page 4

vinh truyền thống văn hóa giáo dục của Việt Nam, công trình
Thái Học được xây dựng vào năm
2000 trên nền của Quốc Tử Giám xưa (Thái Học đường) với
diện tích mặt bằng hơn 6000m
2
.
- Nhà chính của Văn Miếu là Đại Thành thờ Khổng Tử, ba gian hai chái, lợp
ngói đồng.
- Hai bên Đông – Tây điện Đại Thành là dãy nhà nhỏ hơn để thờ các vị “Tiên
Hiền”, mỗi dãy 7 gian.
- Điện Canh Phúc là nơi vua thay áo trước khi vào lễ, có một gian hai chái.
- Nhà Thái Học là nơi trụ sở chính của trường gồm 3 gian, lợp ngói đồng.
Giảng đường phía Đông, phía Tây hai dãy đều 14 gian. Nhà ở của học sinh
phía Đông và Tây nhà Thái Học, mỗi bên 3 dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2
người ở.


2. Kiến trúc từng khu

a) Khu thứ nhất:
- Bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên
có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.

Văn miếu môn, cổng dẫn vào khu thứ nhất.

Nhóm 2 Page 5


Đại Trung Môn
- Tứ trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn trên có hình 2 con nghê
chầu vào. Hai trụ ngoài đắp nổi 4 con chim phượng xoè cánh chắp đuôi vào
nhau.
- Văn Miếu môn tức là cổng tam quan phía ngoài. Cổng có ba cửa, cửa giữa
cao to và xây 2 tầng. Kiểu dáng kiến trúc Văn Miếu môn nhiều nét độc đáo
rất đáng lưu ý trong khi nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam. Nhìn bên ngoài
tam quan là 3 kiến trúc riêng biệt. Cửa chính giữa thực chất xây 2 tầng. Mặt
bằng hình vuông. Tầng dưới to, tầng trên nhỏ chồng lên giữa tầng dưới.
- Ngang hàng với Đại Trung môn bên trái có Thành Đức môn, bên phải có Đạt
Tài môn.
- Hai bên tả hữu của cả khu Văn Miếu, cùng với tường ngang nơi Văn Miếu
môn tạo thành một khu hình gần vuông có tường vây khép kín ra vào bằng
Văn Miếu môn. Trong khu vực này trồng cây bóng mát gần kín mặt bằng.
Hai chiếc hồ chữ nhật nằm dài sát theo chiều dọc bên ngoài. Cảnh này gây
nên cảm giác tĩnh mịch, thanh nhã của nơi "văn vật sở đô". Cửa Đại Trung
môn làm kiểu 3 gian, xây trên nền gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài, có hai
hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc. Gian giữa cổng treo
một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then Đại Trung môn.
b) Khu thứ hai
- Từ Đại Trung Môn vào đến khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc

Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Khuê văn các là một lầu
vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước,
do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương thời cho xây dựng vào
năm 1805.

×