Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho cây na tại Hữu Lũng, Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 98 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN THỊ SANG


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
ẠI HỮU LŨNG,
LẠNG SƠN



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG









Thái Nguyên - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN THỊ SANG


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
ẠI HỮU LŨNG,
LẠNG SƠN

Ngành: Khoa học cây trồng
: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Văn Vƣợng
2. PGS. TS. Đào Thanh Vân





Thái Nguyên - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Sang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
phòng quản lý đào tạo sau đại học, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp,
cơ quan và gia đình.
Trước tiên tôi xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Vượng và
PGS.TS. Đào Thanh Vân – người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong
quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo phòng Quản lý
đào tạo sau đại học, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy ngành Khoa học cây trồng,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ hoàn thành luận văn này.

Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp,
cơ quan, gia đình và người thân đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Sang


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích yêu cầu của đề tài 2
2.1. Mục đích của đề tài 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5
1.2.1. Tình hình sản xuất na 5

1.2.2. Một số nghiên cứu về kỹ thuật đốn tỉa 6
1.2.3. Chăm sóc vườn, trồng cây phủ đất và cây trồng xen 8
1.2.4. Nghiên cứu về dinh dưỡng và bón phân 8
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước 10
1.3.1. Nghiên cứu về nguồn gốc và phân bố của cây na 10
1.3.2. Phân loại và các giống na hiện nay đang trồng 12
1.3.3. Những nghiên cứu nhằm thúc đẩy sinh trưởng, ra hoa, đậu quả và tăng năng suất na
14
1.3.4. Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh 16
1.3.5. Nghiên cứu na ở Lạng Sơn 18
1.4. Điều tra đánh giá thực trạng sản xuất na ở Hữu Lũng 19
1.5. Đánh giá chung 20
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
2.1.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 21
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21
2.2. Thời gian nghiên cứu 21
2.3. Nội dung nghiên cứu 21
2.4. Vật liệu nghiên cứu 21
2.5. Phương pháp nghiên cứu 22
2.5.1. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng na. 22
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
3.1. Kết quả điều tra đánh giá các biện pháp kỹ thuật sản xuất na ở Hữu Lũng -
Lạng Sơn. 26
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng đến sản xuất nông –
lâm nghiệp ở Hữu Lũng, Lạng Sơn 26

3.1.2. Tình hình sản xuất Na ở Hữu Lũng 29
3.2. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây na tại Hữu Lũng,
Lạng Sơn 37
ảnh hưởng củ PK Đầu trâu cho cây na
tại Hữu Lũng, Lạng Sơn. 37
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng củ ắt tỉa đối với cây na tại
Hữu Lũng, Lạng Sơn. 42
3.2.3. Ảnh hưởng củ
3
tới tỷ lệ đậu quả và năng suất na 49
3.2.4. Kết quả nghiên cứu bao quả đối với na tại Hữu Lũng, Lạng Sơn 53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57
1. Kết luận 57
2. Đề nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Đ/c
:
Đối chứng
BVTV
:

Bảo vệ thực vật
TGST
:
Thời gian sinh trưởng
NSLT
:
Năng suất lý thuyết
NSTT
:
Năng suất thực thu
FAO
:
Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Thế giới
IRRI
:
Viện nghiên cứu lúa Quốc tế
PTNT
:
Phát triển nông thôn
GA
3

:
Gibberalinaxit
PRA
:
Phỏng vấn trực tiếp
RCBD
:
bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên

UBND
:
ủy ban nhân dân
ĐHST
:
Điều hòa sinh trưởng
TB
:
trung bình
ĐK
:
Đường kính
DGRV
:
liên minh hợp tác xã Đức
CRP
:
trung tâm phát triển nông thôn



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng na tại các xã huyện Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn 30
Bảng 3.2. Tỷ lệ giống na tại các xã huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn 31
Bảng 3.3. Thành phần và mức độ phổ biến của một số sâu, bệnh hại na 32

Bảng 3.4: Các biện pháp kỹ thuật chủ yếu và tỷ lệ hộ dân áp dụng 33
Bảng 3.5: Giá bán quả na qua các năm tại huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn 36
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK Đầu trâu đến các giai đoạn sinh
trưởng, phát triển của cây na 37
Bả ủa lượng phân bón NPK Đầ ỷ lệ đậu quả 39
Bả ủa lượng phân bón NPK Đầ ăng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất na 39
Bả ủa lượng phân bón NPK Đầ ột số
củ . 40
Bả ủa lượng phân bón NPK Đầ ột số
sinh hóa quả 41
Bả ởng của kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng và phát triển lộc
Xuân 43
Bả ởng và phát triển của lộc Hè 44
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến tình hình ra hoa và đậu quả 45
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất na quả 46
Bả và một số chỉ tiêu cơ
giới của quả 47
Bả ột số chỉ tiêu chất lượng
của na quả 47
Bả ồng độ GA
3
, quả rụng và tỷ lệ đậu quả 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
Bả
3

ất
50
Bả
3
ột số chỉ tiêu cơ giới
của na quả 51
Bả GA
3
ột số chỉ tiêu chất lượng na quả 51
Bả , quả rụng và tỷ lệ đậu quả 53
Bả ột số đặc điểm và các chỉ tiêu chất
lượng quả 54
Bả ột số đặc điểm và các chỉ tiêu chất
lượng quả 55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Hữu Lũng là một huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn, chủ yếu là sản xuất nông-lâm
nghiệp. Trong những năm gần đây cây na là cây xóa đói giảm nghèo của người dân.
Diện tích trồng na chủ yếu ở các xã như Đồng Tân, Cai Kin
, vùng na Hữu Lũng
, đó là:
- Na ở Hữu Lũng chủ yếu được trồng trên triền núi đá, nơi có các dải đất hẹp
xen lẫn với đá hoặc các hốc đá có đất, độ dốc lớn, đất thường bị rửa trôi, xói mòn
mạnh, nhanh bạc màu cộng với sự đầu tư chăm sóc của người dân rất ít nên vườn na
chỉ xanh tốt và cho thu hoạch khoảng 4 - 5 năm đầu, sau đó cây nhanh tàn, thoái

hóa, quả nhỏ, nhiều hạt, chất lượng quả kém, giá bán thấp, hiệu quả kinh tế kém,
- Na ở Hữu Lũng trồng bằng cây gieo hạt nên dễ bị phân ly, độ lớn và chất
lượng quả không đồng đều, phần lớn là cây trồng từ gieo hạt nên cây vươn cao, ít
phân cành, cộng với trồng dày, không được cắt tỉa nên quả thưa và rất khó chăm
sóc, thu hái ở địa hình núi đá dốc
- Do na trồng ở trên núi đá dốc, hiểm trở nên việc vận chuyển một lượng lớn
phân hữu cơ hoặc các phân bón vô cơ riêng rẽ để bón cho cây theo quy trình gặp
nhiều khó khăn.
- Sâu, bệnh hại cũng là một yếu tố cản trở lớn đến sản xuất na ở Hữu Lũng,
Những sâu, bệnh thường gặp ở vùng na Hữu Lũng là các loài rệp sáp, nhện, bọ
phấn, ruồi đục quả, bệnh muội đen, bệnh thán thư Những loại sâu, bệnh này
không chỉ làm cho cây bị chết, mà thường xuyên làm hạn chế tới sức sinh trưởng
của cây, làm cho cây ra hoa đậu quả kém, năng suất thấp, đặc biệt là làm cho mã
quả xấu, hoặc bị thối và khô héo không thể sử dụng được,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
- Phát triển trồng na ở Hữu Lũng chủ yếu là tự phát, người dân tự lựa chọn
giống và tự sản xuất giống để trồng, cho đến nay chưa có cơ sở nào ở địa phương
làm công tác tuyển chọn, nhân giống cung cấp cho người dân.
Từ những khó khăn nêu trên, để phát triển vùng na Hữu Lũng thành vùng
, cần thiết
phải áp dụng đồng bộ các biệ
thuật chăm sóc, bón phân và sử dụng phân bón; tưới nước và quản lý độ ẩm đất;
đốn tỉa; quản lý và phòng trừ sâu bệnh và sử dụng các chế phẩm điều tiết sinh
trưởng để tăng năng suất chất lượng quả. Đây cũng là những đòi hỏi của thực tiễn
sản xuất và những nội dung của đề tài:
cây na tại Hữu Lũng, Lạng Sơn” đặt ra.
2. Mục đích yêu cầu của đề tài

2.1. Mục đích của đề tài
Xác định được các biện pháp kỹ thuật chủ yếu: bón phân, đốn tỉa, quản lý độ
ẩm, sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và phòng trừ sâu, bệnh nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng na tại Hữu Lũng, Lạng Sơn. Bổ sung và góp phần hoàn thiện qui
trình kỹ thuật trồng và chăm sóc na cho người dân
2.2. Yêu cầu của đề tài
Xác định được ảnh hưởng của lượng phân bón NPK đến sinh trưởng, ra hoa,
đậu quả , năng suất và chất lượng na tại Hữu Lũng, Lạng Sơn.
Xác định được ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng, năng suất và
chất lượng na tại Hữu Lũng, Lạng Sơn.
Xác định được ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng đậu quả, năng suất
và chất lượng na tại Hữu Lũng, Lạng Sơn.
Xác định được ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến năng suất và chất lượng
quả na tại Hữu Lũng, Lạng Sơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống các biện pháp
kỹ thuật cho cây na tại Hữu Lũng Lạng Sơn gồm: các biện pháp bón phân, cắt tỉa,
GA3 , bao quả đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng và khả năng ra hoa, đậu quả
của cây na tại Hữu Lũng, Lạng Sơn. Kết quả thu được của đề tài là những gợi ý cho
các nghiên cứu tiếp theo cho cây na trên đất núi đá vôi nhằm thay đổi phương pháp
canh tác truyền thống đang hạn chế đến tiềm năng, năng suất na ở trên địa bàn
huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả thu được từ các thí nghiệm về các biện pháp kỹ thuật bón phân, cắt
tỉa, GA3, bao quả là cơ sở khoa học góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm

canh tăng năng suất na tại Hữu Lũng, Lạng Sơn và cũng là tài liệu khuyến cáo cho
người trồng na ở Hữu Lũng và các vùng trồng na có điều kiện sinh thái tương tự,
góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân.













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên năng suất, chất
luợng của quả na. Kích thước quả, màu sắc, hình dạng và vị quả là những đặc điểm
chất lượng đều bị ảnh hưởng do thiếu dinh dưỡng. Quả na chứa hàm lượng kali rất
cao nên để tránh tình trạng thiếu kali ảnh hưởng đến chất lượng quả.
Đốn tỉa ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây thông qua việc điều chỉnh giữa sinh
trưởng sinh dưỡng và ra quả. Có một vài kiểu đốn tỉa như đốn cành cấp 2, đốn bảo
vệ, đốn trẻ lại. Đốn tỉa làm cho cây có một khung tán cho ra năng suất cao nhất, tiếp

nhận ánh sáng tốt. tạo điều kiện để chăm sóc cho cây như thụ phấn, phun thuốc và
thu hoạch một cách dễ dàng.
GA3 (Gibberalin axit): là một loại hooc môn thực vật có tác dụng điều chế sự phát
triển ở thực vật có ảnh hưởng tới một loạt các quá trình phát triển như: ra hoa, nảy mầm,
kích thích enzyme cũng như tình trạng già yếu của lá cũng như của quả.
Biện pháp bao quả có tác dụng ngăn ngừa sâu bệnh hại và hạn chế sử dụng thuốc
trừ sâu bệnh. Thời điểm bao quả có ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của quả
cũng như tỷ lệ đậu quả nếu như bao quả quá sớm hoặc quá muộn.
Na ở Hữu Lũng, Lạng Sơn là một trong những vùng sản xuất na nổi tiếng.
Năng suất và chất luợng na ở đây tốt hơn hẳn so với những vùng trồng na khác. Tuy
nhiên, tập quán canh tác na ở đây vẫn mang tính tự phát chưa theo quy trình kỹ
thuật cụ thể. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số biện pháp kỹ
thuật về bón phân, cắt tỉa, nồng độ GA3 và biện pháp bao quả nhằm tìm ra công
thức về liều luợng phân bón, kỹ thuật cắt tỉa, nồng độ phun GA3 và cách bao quả
thích hợp nhất để nâng cao năng suất và chất luợng na ở Hữu Lũng, Lạng Sơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất na
Na là cây nhiệt đới, thích nghi rộng nên chúng được trồng trên toàn thế giới
nhưng chỉ trồng lẻ tẻ trong các vườn, ít trồng tập trung để sản xuất hàng hoá. Trước
đây, na được coi là loại quả thứ yếu, chưa trở thành một loại quả chính trên thị
trường hoa quả thế giới. Hiện nay, do nhu cầu thị trường ngày càng cao nên cây na
đã được quan tâm và chú trọng hơn.
Thống kê về sản xuất na trên thế giới rất ít vì na chưa phải là sản phẩm sản
xuất để bán trên thị trường thế giới như chuối, dứa, cam, quýt , hơn nữa, ở mỗi
vùng, mỗi nước khác nhau có các giống, loài trồng khác nhau. Ở các nước như Tây
Ban Nha, Pê Ru, Chi Lê, một số nước ở vùng Trung Mỹ, Mê-xi-cô, Israel &

California (Mỹ) các giống thương mại chủ yếu thuộc loài Cherimoya,(A.C.de Q.
Pinto, 2005) [36]
Tây Ban Nha được coi là nơi sản xuất Cherimoya quan trọng nhất trên thế
giới, với diện tích khoảng 3,266 ha năm 1999 (Guirado và cs 2001, dẫn bởi
Scheldeman, 2002)[30]. Tỉnh Granda là nơi sản xuất chính, chiếm 90% diện tích
của Tây Ban Nha, khoảng 3.090 ha, trong đó 99% diện tích được tưới với sản lượng
29.000 tấn (Gomez, 2000- thông tin cá nhân; dẫn theo A.C.de Q. Pinto, 2005)[35].
Pê Ru năm 1998 có khoảng 1975 ha với sản lượng 14.606 tấn. Vùng Đông Bắc
Mararion là vùng sản xuất chính, khoảng 665 ha (Vargas, A.L, 2000- thông tin cá
nhân; dẫn theo A.C.de Q. Pinto, 2005)[35]. Carlos Furche (2000) ghi nhận rằng
Chi Lê có khoảng 1.152 ha, Bolovia:1.000 ha, Ecuador: 700 ha. Crane & Campbell
(1990) & Grossberger (1999) cũng cho biết ở California có khoảng 100-120 ha
Cherimoya với sản lượng 453 tấn và Thái lan, Dominica & Costa Rica là nước xuất
khẩu na quan trọng cho Mỹ, (dẫn theo A.C.de Q. Pinto, 2005)[35].
Soursop (Mãng cầu Xiêm) được trồng ở nhiều ở vùng nhiệt đới như Angola,
Braxin, Colombia, Costa Rica, Cuba, Jamaica, Ấn Độ Mexico, Panama, Pê Ru,
USA (Porto Rico), Venezuela và Đông Nam châu Á (Pinto & Silva, 1996)[36].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
Mexico là nước sản xuất mãng cầu Xiêm quan trọng của các nước châu Mỹ.
Theo Hernandez & Angel, 1997[31], Mexico có khoảng 5.915 ha với sản lượng
34.900 tấn, lớn nhất thế giới nhưng năng suất lại giảm dần, năm 1990 đạt 6,8 tấn/ha,
năm 1996 còn 5,9 tấn/ha. Tỉnh Nayarit là tỉnh trồng nhiều nhất ở Mexico với 380 ha
Venezuela có khoảng 3.496 ha với sản lượng 10.096 tấn (Diego, 1989)[28];
Braxin: 2000 ha, sản lượng 8.000 tấn, năng suất 4 tấn/ha; Pê Ru: 443 ha, sản lượng
3.262 tấn (Antonio Isaias Vargas, 2000; dẫn theo A.C.de Q. Pinto, 2005 )[24].
Đối với Mãng cầu ta (sugar apple) vẫn đang được coi là cây trồng vườn và chủ
yếu sử dụng nội tiêu. Số liệu về sản xuất sugar apple (Mãng cầu ta) trên thế giới rất ít,

tuy nhiên những thông tin có được cho thấy Mãng cầu ta là một loài có tiềm năng thị
trường rất lớn của nhiều nước. Mãng cầu ta được trồng thương mại ở quần đảo West
Indies, Cộng hòa Đô-Mi-Nica, Mỹ (Florida), Trung Đông, Malaysia, Thái lan (Crane
& Campbell, 1990)[27]. Ở Philippine theo báo cáo của Cục kinh tế Nông nghiệp, Bộ
Nông nghiệp, năm 1978 có khoảng 2.059 ha với 6. 262 tấn. Ở một số nước khác như
Israel, Bồ Đào Nha, Ý cũng có trồng song diện tích và sản lượng không đáng kể.
1.2.2. Một số nghiên cứu về kỹ thuật đốn tỉa
Đốn tỉa: Castro et al (1999) dẫn khẳng định của Tustin (1997) rằng đốn tỉa là
biệ ật quan trọng để điều chỉnh tán cây (dẫn theo A.C.de Q. Pinto,
2005)[36]. Đốn tỉa ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây thông qua việc điều chỉnh
giữa sinh trưởng sinh dưỡng và ra quả (Cautin và cs 1999)[26]. Có một vài kiểu đốn
tỉa như đốn tạo bóng cây, đốn bảo vệ, đốn trẻ lại (còn gọi là đốn xanh) (Torres &
Sanchez, 1992[39]; Agustin & Alviter[23], 1966; Nakasone & Paull, 1998[35];
Bonaventure, 1999)[25]. Tuy nhiên, Alvarez và cs (1999) cho rằng chỉ có 2 kiểu
đốn cơ bản là đốn tạo hình và đốn trong thời kỳ cây cho quả., (dẫn theo A.C.de Q.
Pinto, 2005)[36].
Đốn tạo hình được tiến hành từ năm thứ nhất đồng thời với việc huấn luyện cây,
phụ thuộc vào từng loài và tiếp tục tời năm thứ 5 (Agustin và Alviter, 1966)[23]. Điều
này rất cần thiết đối với Cherimoya ngay từ khi còn trong vườn ươm (Nakasone &
Paull, 1998)[35]. Tuy nhiên đối với soursop & sugar apple chúng chỉ có những cành sát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
mặt đất và có một thân chính thì không cần thiết phải tiến hành sớm như vậy (Coronel,
1994; Pinto & Ramos, 1997)[37].
Mục đích của đốn tỉa là để:
a) Tạo ra một khung tán cho năng suất tốt nhất;
b) Tiếp nhận không khí và ánh sáng tốt;
c) Tạo điều kiện dễ dàng cho chăm sóc như: thụ phấn, phun thuốc và

thu hoạch;
d) Loại bỏ những cành quá thấp, đặc biệt là những cành chạm đất và
những cành chen lấn cọ xát với các cành khác (Torres & Sanchez, 1992[39];
Nakasone & Paull, 1998[35]; Bonaventure, 1999)[25].
Anderson & Richardson (1992)[23] mô tả ật đốn tỉa trong 4 năm đầu
bao gồm: Cắt ngọn chỉ để thân chính cao 80 cm để kích thích các cành cấp 1 phát
triển. Đến mùa Xuân năm thứ 2, cắt những cành cấp 1 chỉ để lại độ dài 40 cm để
kích thích cành cấp 2 phát triển. Tương tự năm thứ 3 và thứ 4 cũng cắt tỉa như vậy,
nhưng cành cấp 2 để lại 30 cm, cành cấp 3 để lại 20cm.
Agustin & Alviter (1996)[23] mô tả phương pháp cắt tỉa đối với
cherimoya có khác một chút là giữ lại 2 hoặc 3 cành chính ngay từ tháng thứ 4
hoặc thứ 5 sau trồng. Hai cành chính được chọn để lại phải là 2 cành khỏe, các
cành khác đều phải loại bỏ để 2 cành phát triển theo hình chữ V. Nếu tạo bộ
khung 3 cành như phương pháp của Nakasone & Paull (1998)[35] thì thân
chính cao 90 cm cắt bỏ ngọn để kích thích cành bên mọc tạo thành tam giác
giữa các cành với nhau một góc bằng 1200, cành nọ cách cành kia 15 - 25 cm ở
phía trên để tạo bộ khung chắc sau 5 năm trồng.
Đốn tỉa giai đoạn cây đã cho quả là việc làm bình thường đối với cherimoya
và sugar apple (Agustin & Alviter, 1996[23]; Bonaventure, 1999)[25], song đối với
soursop lại không được đề cập (Torres & Sanchez, 1992; Pinto &Ramos, 1997)[35].
Lý do giải thích là do vị trí của mầm sinh trưởng của soursop là ở nách lá còn của
cherimoya và sugar apple lặn ở chân cuống lá (Nakasone & Paull, 1998)[35].
Đốn tỉa giai đoạn cây cho quả đối với sugar apple là cắt tất cả các cành 1 năm
tuổi, mỗi cây chỉ để lại 120 -150 cành với chiều dài 10 cm (Nakasone & Paull,
1998)[35]. Hoa sẽ ra ngay ở cuối cành mới bật. Ở Trung Quốc, Đài Loan tỉa quả
thông thường vào tháng 1 hoặc tháng 2, thu hoạch từ 9. Tuy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8

nhiên nếu đốn tỉa quả (tháng 6 - 10) thì thu hoạch từ tháng 10 đế
ả mùa Đông cao nhất khi những mầm Hè được cắt tỉa so với những
cành quả không cắt tỉa hoặc cắt tỉa cuối tháng 5.
1.2.3. Chăm sóc vườn, trồng cây phủ đất và cây trồng xen
Hầu hết các vườn trồng na thường làm cỏ bằng dụng cụ thủ công như cuốc
xới. Hiệ ật này đã được bổ sung bằng việc sử dụng thuốc trừ cỏ. Ở Tây
Ban Nha các vườn cherimoya thường được phun các thuốc trừ cỏ như Simazine
hoặc Terbumenton trộn với Terbuthylazine cho xử lý cỏ mọc lần đầu và dùng
glyphosate hoặc dùng hỗn hợp paraquat + diquat để diệt cỏ mọc lần hai (Farre et al,
1999)[29]. Hệ thống tưới cũng thường xuyên được sử dụng để tưới cho xử lý thuốc
lần đầu. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc có thể gây độc cho đất và sản phẩm.
Biện pháp che phủ bằng xác thực vật là phổ biến nhất trong những năm
đầu sau trồng, vừa hạn chế được cỏ vừa hạn chế được sự bốc hơi nước và tăng
lượng mùn cho đất (Farre et al , 1999, George et al, 1987)[29], đặc biệt là
không làm nhiễm độc sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng
yêu cầu người tiêu dung.
Na cũng có thể trồng thuần với mật độ cao như trồng đu đủ, hoặc trồng như
một cây trồng xen trong các vườn cây lá rộng như xoài hoặc cây có múi (Ochse et
al, 1994)(dẫn theo A.C.de Q. Pinto, 2005)[36]
Trong vườn cũng có thể trồng các cây phân xanh phủ đất như những cây họ
đậu, không chỉ tăng thu nhập mà còn có tác dụng chống xói mòn và cải thiện cấu
trúc đất. Loại cỏ ngắn có thể dùng làm cây phủ đất trong 12 tháng đầu sau trồng
(Nakasone & Paull, 1998)[35]. Cây lạc dại (Arachis pintoi) hiện đang được thử
nghiệm ở Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Embrapa Cerrados đã có kết quả tốt.
1.2.4. Nghiên cứu về dinh dưỡng và bón phân
Việc bón lót trước khi trồng tùy thuộc vào từng loài và dinh dưỡng của
đất trồng. Ở Venezuela thường bón cho mỗi hố trồng soursop 250g phân NPK
tổng hợp 10-10-15 hoặc 10-15-15 và 5 kg phân hữu cơ (Araque, 1971)[24].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


9
Cần điều chỉ ới 6,0 bằng bón đô-lô- mit hoặc vôi bột. (dẫn theo
A.C.de Q. Pinto, 2005)[36]
Ở Ấn Độ phân bón cho cây vào đầu mùa mưa với tỷ lệ 250g N + 125 g P +
125g K cho 1 cây (Anon, 1981). Việc bón phân cho na căn cứ vào tuổi cây và tùy
từng loài. Ibar (1979)[32] khuyến cáo bón phân cho cherimoya trong giai đoạn chưa
cho quả (1-3 năm tuổi) như sau: cây 1 năm tuổi: 240g N + 120g P + 120 g K; cây 2
năm tuổi: 360 g N + 180g P + 180g K; cây 3 năm tuổi: 480g N + 240g P + 240g K
(cho 1 cây/năm).
Ngoài phân tích đất, phân tích lá để bón phân cho na cũng đã được áp dụng ở
nhiều nước (Lapros, 1991)[33]. Hàm lượng các nguyên tố đa lượng và vi lượng biểu
hiện trong lá khi đủ dinh dưỡng hoặc thiếu phụ thuộc vào từng loài, ví dụ: Loài
cherimoya, hàm lượng các nguyên tố N,P,K trong lá cây bình thường đủ dinh dưỡng
là: 1,9 - 0,17 - 2,0%; ở cây thiếu dinh dưỡng là 0,72 - 0,09 - 1,00%; Loài soursop:
cây đủ dinh dưỡng là 1,76 - 0,29 - 2,6% và cây thiếu dinh dưỡng là 1,10 - 1,11 -
1,26%. Loài sugar apple cây đủ dinh dưỡng N là 2,8 -3,4; P: 0,34 ; K: 0,87 -
2,47%; cây thiếu dinh dưỡng N là 1,9 - 2,8; P: 0,17 - 0,19 và K là 0,75 - 1,66.
Kích thước quả, màu sắc, hình dạng và vị quả là những đặc điểm chất lượng
đều bị ảnh hưởng do thiếu dinh dưỡng (Mengel & Kirkby, 1987)[34]. Undurraga et
al (1995)[40] báo cáo rằng nếu bón 4,14 - 6,72 kg N (dạng urea)/cây cherimya
giống “Concha Lias” ở Colombia thì TSS là thấp nhất, thịt quả cứng và nhiều a xít.
Ông khuyến cáo nếu bón 4,14 kg N /cây sẽ làm giảm chất lượng quả khi bảo quản.
Quả na chứa hàm lượng kali rất cao nên để tránh tình trạng thiếu kali ảnh
hưởng đến chất lượng quả, thì hàm lượng kali trong lá nên duy trì ở mức 1,0%
(Torres & Sanchez, 1992; Silva & Silva, 1997)[39].
Đối với cây trong giai đoạn đã cho quả, người ta đã tính được rằng lượng dinh
dưỡng trong đất bị lấy đi từ quả phụ thuộc vào loài, giống và nâng suất (Mengel &
Kirkby, 1987)[34]. Guirado (1999) nghiên cứu vườn cherimoya với mật độ 156
cây/ha và năng suất 89,7 kg/cây, khi phân tích 1kg quả thấy tổng số lượng dinh

dưỡng là 6,8g N; 0,3g P; 2,7g K; 0,6g Ca; 1,9g Mg.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
Ngoài biện pháp kỹ thuật cắt tỉa, bón phân các biện pháp kỹ thuật khác như
tưới nước, phòng trừ sâu, bệnh cũng được nghiên cứu tương đối bài bản. Riêng đối
với sâu đã phát hiện ra 9 đối tượng phá hoại chính và 9 đối tượng khác. Về bệnh hại
có 7 bệnh chính và 10 bệnh ít phổ biến cùng với các biện pháp phòng trừ (Torres &
Sanchez, 1992; Agustin & Alviter, 1996).
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.3.1. Nghiên cứu về nguồn gốc và phân bố của cây na
Cây na được coi là có nguồn gốc phát sinh từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Từ thế
kỷ 16, các cây họ na đã được nhập vào nhiều nước nhiệt đới khác, do có tính thích
nghi rộng nên hiện nay na được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Nguồn gốc bản địa chính xác của loại cây này chưa xác định được rõ do hiện nay nó
được trồng khắp nơi, nhưng các nhà thực vật học cho rằng nó là cây bản địa của các
nước thuộc Trung và Nam Mĩ, song được trồng với quy mô lớn tập trung ở châu Á
và chỉ phổ biến ở các nước nằm trong vĩ độ 20
o
Bắc – 30
o
Nam có khí hậu tương
đối ẩm và khô nóng. Tại châu Á na được trồng ở: Thái Lan, Campuchia,
Malaysia, Việt Nam … và rất ít ở Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, na dai được
trồng rộng rãi cả ngoài Bắc và trong Nam; còn na xiêm chỉ trồng ở trong Nam
(ở miền Bắc chỉ mới trồng thí nghiệm). Ở nước ta hiện nay có một số vùng
trồng na khá tập trung có tiếng trong nước như: na ở Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn;
Mãng cầu ta ở Bà Đen tỉnh Tây Ninh, Ninh Thuận, Bà Rịa, Vũng Tàu; Na dai ở
Lục Nam tỉnh Bắc Giang; Nê thì cả trên thế giới và trong nước chỉ trồng vài

cây trong vườn, ăn quả không phải là mục đích chính; còn Bình bát là cây mọc
bán hoang dại, Trần Thế Tục, 2008 [19].
Na có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên thích hợp với khí hậu ấm áp và khô.
Tuy vậy cây vẫn sinh trưởng được trong điều kiện nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho
na sinh trưởng phát triển là 17 – 25
o
C. Na rất sợ rét, chịu rét kém hơn vải, nhãn và
chanh. Cây trưởng thành có thể chịu được nhiệt độ 0
o
C trong thời gian ngắn, xong
rụng hết lá. Ở 40
o
C cây đã bị thiệt hại do nhiệt độ thấp, vì vậy thấy na ít mọc ở các
điểm vùng cao các tỉnh phía Bắc, nơi hàng năm có sương muối. Nhưng nếu ở các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
vùng có nhiệt độ mùa Hè quá cao >40
o
C, lại bị hạn hoặc khô nóng cũng không
thích hợp cho việc thụ phấn, thụ tinh của na và sự phát triển của quả, dễ gây nên
hiện tượng rụng quả sau khi thụ tinh xong hoặc nếu quả phát triển được cũng rất
kém về năng suất và phẩm chất, Trần Thế Tục, 1998 [16].
Na không kén đất, chịu hạn tốt, không thích đất úng. Đất cát sỏi, đất thịt nặng,
đất có vỏ xò, hến, đất đá vôi đều trồng được na. Nhưng tốt nhất là đất có tầng canh
tác dầy, đất rừng mới khai phá, đất đồi ven sông suối, đất chân núi đá vôi thoát
nước nhiều mùn giàu dinh dưỡng là thích hợp hơn cả, độ PH: 5,5 - 7,4. Na ưa khô
để rụng lá và sẽ mọc chồi hoa. Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận vào mùa khô sau
khi thu hoạch quả xong cây na rụng lá một phần, Trần Thế Tục, 1998 [16]

Qua điều tra GS.TS Trần Thế Tục cho thấy ở các vùng trồng có những
giống na khi chín có màu vỏ khác nhau: loại vỏ quả màu xanh nhạt, loại màu
nâu, loại màu vàng nhạt; được xếp theo hai nhóm: nhóm na dai và nhóm na bở.
Xu hướng người dân thích trồng na dai hơn vì bán được giá cao, quả cất giữ
được lâu sau khi hái.
Những nghiên cứu về na ở trong nước còn rất hạn chế. Theo sách “Kỹ thuật
trồng và chăm sóc na” của GS.TS Trần Thế Tục thì vùng phân bố của cây na ở nước
ta cũng khá rộng, trừ những nơi có mùa Đông lạnh, có sương muối không trồng
được na, còn hầu hết các tỉnh đều có na. Phần lớn na được trồng lẻ tẻ ở các vườn gia
đình với mục đích thu quả để ăn tươi, cải thiện bữa ăn. Tuy nhiên, có 2 vùng na tập
trung đáng lưu ý là vùng na Chi Lăng - Lạng Sơn với diện tích khoảng 1.200 ha và
vùng na Bà Đen - Tây Ninh khoảng 3.000 ha. Hai vùng na này không những đã
cung cấp cho thị trường trong nước hàng nghìn tấn quả mà đã xuất khẩu sang một
số nước như Pháp, Úc, Canada , Trần Thế Tục, 2008 [19].
Na có tính thích nghi rộng, sớm cho quả, năng suất cao, ít sâu bệnh, trồng
trong vườn nhà cho năng suất cao. Hiện nay na dai được coi là cây trồng mang lại
hiệu quả kinh tế cao, rất được ưa chuộng trên thị trường, nhiều hộ gia đình đã giàu
có nhờ trồng na. Ở Tây Ninh 1ha na cho thu hoạch 7 - 8 tấn quả trong 1 năm, cá biệt
có hộ thu được 12 tấn/năm nhờ làm thêm vụ quả trái vụ. Với 7 - 8 tấn quả/ năm/ ha

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
có giá bán xô 10.000 - 12.000 đồng/kg thì 1ha na cho thu nhập khoảng 70 - 100
triệu đồng/năm. Chi phí đầu tư trung bình 20 triệu đồng/ha, lợi nhuận trung bình từ
50 - 80 triệu đồng/ha. Ở vùng đồi gò Hà Tây, 1ha na giá trị sản phẩm đạt được 33
triệu đồng/1năm, thu nhập thuần đạt 23 triệu đồng. Vùng núi đá vôi ở Đồng Mỏ,
Hữu Lũng (Lạng Sơn) nói riêng và các vùng trồng na khác nói chung, nhiều gia
đình làm giàu nhờ trồng na, Trần Thế Tục, 2008 [19].
1.3.2. Phân loại và các giống na hiện nay đang trồng

Cây na thuộc chi na (Annona), họ na (Annonaceae). Chi na có nhiều loài, ở Việt
Nam có bốn loài là na dai (Annona Squamosa), na xiêm (Annona Muricata), Nê
(Annona reticulata), Bình bát (Annona glabra). Trong đó chỉ có na dai, na xiêm được
trồng tập trung với mục đích kinh doanh, còn nê thì trồng lẻ tẻ vài cây trong vườn, vì
quả ăn được nhưng chất lượng kém, quả bình bát cũng ăn được nhưng chất lượng còn
kém hơn nữa, chủ yếu là cây mọc dại, Trần Thế Tục 1998 [16]
Phân loại theo yêu cầu sinh thái:
- A. squamosa (na, mãng cầu ta): khá chịu lạnh, cần khô và được trồng khá
phổ biến ở các nước nhiệt đới ở độ cao 300 – 500m so với mặt nước biển.
- A. muricata (mãng cầu Xiêm): ưa nhiệt, ẩm nên chỉ trồng được ở các vùng
nhiệt đới có nhiệt độ, độ ẩm cao.
- A. glabra (bình bát): chịu mặn, ánh sáng nên được trồng ở vùng duyên hải
nhiệt đới để làm cây chắn sóng, giữ đất hoặc làm gốc ghép, chọn tạo giống.
- A. reticulata (nê): được trồng ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ không cao nhưng
ẩm; được trồng để làm vật liệu tạo giống. Nhiều vùng còn gọi nê là na núi vì nó
trồng ở vùng nhiệt đới cao, Dẫn theo, Trần Thế Tục 1998 [16]
Tên gọi Mãng cầu hay Annona ở nước ta có sự khác nhau. Ở miền Bắc gọi
Annona squamosa là na, gồm 2 loại là na dai và na bở, gọi Annona muricata là mãng
cầu, Annona glabra là bình bát, Annona reticulata là nê. Ở miền Nam chỉ khác là gọi
Annona squamosa là mãng cầu dai và gọi Annona muricata là mãng cầu xiêm.
Vị trí của cây na trong hệ thống phân loại thực vật:
Giới: Plantae

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Magnoliales
Họ: Anonaceae

Chi: Anona
Loài: A. squamosa
Tên khoa học: Anona squamosa
Hiện nay có khoảng 900 loài ở Trung và Nam Mỹ, 450 loài ở châu Phi, và các
loài khác ở châu Á.
Annona cherimosa là loại na thích hợp ở vùng cao và hiện không được trồng
nhiều, chủ yếu dùng làm vật liệu nghiên cứu trong chọn tạo giống. Nó là cây được
đánh giá cao nhất về mặt chất lượng - ngang tầm với cây dứa. Tuy là cây nhỏ nhất
nhưng na dai lại là cây quan trọng và trồng nhiều nhất trong các loại na và được
đánh giá cao về mặt chất lượng chỉ sau Cherimosa, có hương vị được nhiều người
ưa thích vì độ ngọt cao, hơi có vị chua, lại có hương thơm, giàu sinh tố, giàu chất
khoáng, dẫn theo Trần Thế Tục 1998 [16]
Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu thật đầy đủ về giống na ở
Việt Nam. Việc phân định các giống na thường dựa vào màu vỏ và độ bở của cùi
quả. Với mãng cầu xiêm (A. muricata) ở miền Nam thường phân ra các giống sau:
+ Mãng cầu xanh: loại mãng cầu màu xanh, lá và quả đều màu xanh, khi quả
chín vỏ quả có màu xanh nhạt.
+ Mãng cầu nâu: loại mãng cầu màu nâu, lá xanh đậm quả màu nâu.
+ Mãng cầu vàng: là loại mãng cầu mà lá và quả có màu vàng nhạt, Trần Thế
Tục 1998 [16]
Ở các tỉnh miền Bắc người ta phân biệt na (A. squamosa) thành hai loại: na
dai và na bở dựa vào độ bở của cùi quả.
+ Na dai: vỏ mỏng, dễ tách bóc khỏi thịt quả, ít hạt, nhều thịt, thịt chắc, ngọt
đậm và thơm ngon. Hạt nhỏ và hạt rễ tách khỏi thịt quả. Xu hướng hiện nay của
người làm vườn là thích trồng loại na dai vì bán được giá cao, quả sau khi hái cất
giữ được lâu hơn so với na bở.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14

+ Na bở: vỏ màu xanh, thịt bở, khó bóc vỏ hơn so với na dai, quả thường
hay nứt, hạt khó tách khỏi thịt quả hơn, ăn ngọt, song thịt quả không chắc, Trần
Thế Tục 1998 [16]
Hiện nay, ở một số nước châu Á (Đài Loan, Thái Lan, Philippin…) đã và đang
phổ biến trồng giống lai giữa A. squamosa với A. muricata với tên gọi là Cherimosa
có quả to, chất lượng quả tốt, ít hạt. Việt Nam đã du nhập và đang trong quá trình
khảo nghiệm để đưa ra sản xuất, Trần Thế Tục et al., 1998 [17]
1.3.3. Những nghiên cứu nhằm thúc đẩy sinh trưởng, ra hoa, đậu quả và tăng năng suất na
1.3.3.1. Nghiên cứu về phân bón
Để cây na sớm cho quả và năng suất cao cần bón kết hợp giữa phân hữu cơ và
vô cơ đủ số lượng và đáp ứng nhu cầu của cây ở các thời kỳ sinh trưởng, ra hoa kết
quả trong năm. Có thể bón cho na theo liều lượng sau:
Bảng 1.1. Lƣợng phân bón cho na theo tuổi cây
Tuổi cây
Loại phân
Lƣợng bón (kg/cây)
1 - 4 năm
5 - 8 năm
Trên 8 năm
Hữu cơ
15 – 20
2 – 25
30 – 40
Đạm Ure
0,6 – 0,8
1,0 - 1,5
1,5 - 2,0
Supe lân
0,3 – 0,4
0,5 - 0,8

0,7 - 1,0
Clorua kali
0,2 – 0,3
0,5 - 0,7
0,7 - 1,0
[Nguồn: Bộ Nông nghiệp &PTNT, 2004 - Sổ tay trồng và chăm sóc một loại cây ăn quả [1]
Việc bón phân cho na theo thời vụ thể hiện ở bảng số liệu 1.2:
Bảng 1.2. Thời vụ bón phân cho na
Lần
bón
Tháng
Mục đích
Lƣợng bón mỗi lần
(% so với cả năm)
Hữu

Supe
lân
Đạm Ure
Kali
clorua
1
2 - 3
Đón hoa, đón lộc
-
-
50
30
2
6 - 7

Nuôi quả, cành
-
-
50
40
3
10-11
Bón lót kết hợp
đổ đất quanh gốc
100
100
-
30
[Nguồn: Bộ Nông nghiệp &PTNT, 2004 - Sổ tay trồng và chăm sóc một loại cây ăn quả [1]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
Cách bón: cuốc rãnh hoặc hố quanh tán. Nếu bón thúc thì cuốc nông 10cm, bón
lót cuối năm cuốc rộng 20cm, sâu 30cm, bón xong lấp đất.
1.3.3.2. Nghiên cứu về các biện pháp điều khiển sinh trưởng phát triển, ra hoa, đậu
quả và tăng năng suất na.
a. Điều khiển ra hoa trái vụ cho na
Điều khiển ra hoa trái vụ cũng là một khâu trong quy trình kỹ thuật thâm canh
na. Đặc điểm của na là sau khi rụng lá, cành sẽ nảy chồi lá mới, trên đó có mang
theo hoa. Tùy từng vùng mà có cách xử lý ra hoa rải vụ như sau:
Ở những vùng khô hạn cục bộ trong năm có thể thông qua việc điều tiết nước
kết hợp với việc bón phân như kiểu "xiết nước" với vườn quýt ở đồng bằng sông
Cửu Long, làm cho cây ra hoa chậm lại.
Để tự nhiên na rụng lá vào tháng 12 - 1, ra hoa, quả vào tháng 5 - 6, chín vào

tháng 9. Muốn na ra hoa sớm, kết quả vào tháng 4, thu hoạch vào 5/8 - 15/8 thì cần
thực hiên đồng thời một số biện pháp kỹ thuật sau:
Sau thu hoạch tỉa bỏ cành la, cành vóng, cành sâu bệnh để tán thông thoáng. Vào
tháng 11 vặt hết lá xanh trên tán. Có thể dùng thuốc dấm hoa quả Trung Quốc (dung
dịch Ethylen 45%), pha 1 lọ 5ml với 1 lít nước, phun ướt tán. Sau 10 - 15 ngày thì na sẽ
rụng hết lá. Vào đầu tháng 2, cần tưới ẩm, bón thúc phân sớm. Bón mỗi cây 20 - 30 kg
phân chuồng hoai mục và 3 - 10kg NPK (5:10:3) đồng thời giữ ẩm liên tục, cây sẽ ra
hoa và kết quả vào tháng 4 như ý muốn, Trần Thế Tục, 2008 [19].
Kinh nghiệm trồng na ở Thái Lan, người ta còn kết hợp việc cắt tỉa với tuốt lá
để làm cho hoa ra muộn hơn. Thường cắt tỉa vào tháng 5 chọn cắt những cành
non, chỉ để lại đoạn cành bánh tẻ có màu xanh nâu. Sau đó tuốt hết lá, cành này
sẽ mọc chồi mới có hoa và quả thu hoạch vào tháng 10 - 11. Các biện pháp làm
cho na ra quả trái vụ đều có kết hợp với việc bón phân và tưới nước, Dẫn theo,
Trần Thế Tục, 2008 19].
b.Thu hoạch
Na dai khi đã mở mắt, vỏ quả chuyển màu vàng xanh là quả đã già, cần thu
hoạch ngay, mùa thu hoạch bắt đầu vào tháng 6 cho đến tháng 9 - 10 âm lịch. Từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

16
khi bắt đầu nở hoa tới khi thu hoạch là 110 - 120 ngày. Quả cho thu hoạch sớm hay
muộn phụ thuộc nhiệt độ, điều kiện cung cấp nước tưới ở nơi trồng. Nhiệt độ cao,
nước đầy đủ thì quả to và sớm thu hoạch hơn, Trần Thế Tục, 2008 [19]
Quả hái lúc đã già: na mở mắt, khe hở giữa các mắt nông và hạt có màu nâu
hoặc nâu đen. Dùng kéo cắt sao cho quả mang theo một đoạn cuống. Quả na già hái
về, bảo quản ở nhiệt độ 25 - 30
o
C sau 2 - 3 ngày là chín.
Với na xiêm: thu hoạch khi vỏ quả từ màu xanh tối, bóng chuyển sang vàng và

kém bóng đi một chút, rõ hơn nữa là các gai trên lưng mỗi múi tách nhau ra và trương
nước. Khác na dai, na xiêm hầu như chín quanh năm, Trần Thế Tục, 2008 [19].
Thường dùng nhiệt độ thấp để bảo quản. Theo Prasanna, K.N.V (2000) để
đảm bảo được cảm quan và chất lượng quả tốt nhất là bảo quản trong nhiệt độ 15 –
20
o
C, độ ẩm không khí 85 - 90%. Trước khi bảo quản cần dùng 0,5 - 1,0 g/lít
Benlate xử lí quả trong 5 giây hay 500 mg/lít Carbendazin ngâm trong 1 phút để
chống nấm bệnh làm thối quả; Dẫn theo, Trần Thế Tục, 2008 [19].
1.3.4. Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh
Na được coi là một loại cây ít sâu bệnh nguy hiểm, xong nếu trồng tập trung
thì vườn cây thường có rất nhiều sâu bệnh hại, ảnh hưởng đáng kể tới năng suất,
phẩm chất quả. Vì vậy cần thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại
và có biện pháp phòng trừ kịp thời.
1.3.4.1. Các loại sâu hại
a. Sâu hại hoa còn gọi là bọ đục bông, sâu vòi voi
Thuộc bộ cánh cứng. Sâu trưởng thành hình bầu dục màu nâu xám. Sâu non có
màu trắng sữa, đầu màu nâu. Sâu trưởng thành hoạt động chủ yếu vào ban ngày,
thường tập trung phía trong cánh hoa và đẻ trứng luôn trong đó. Sâu non, sâu trưởng
thành đều cắn phá cánh hoa.
Cách phòng trừ: dùng Sago – Super 20EC, thuốc có tính xông hơi mạnh nhưng
lại dễ phân huỷ trong thời gian ngắn để phun cho cây. Liều lượng sử dụng là 20 – 25
ml pha trong một bình 8 ít nước phun đều trên tán cây vào lúc sáng sớm hay chiều mát.
Phun 2 lần, lần thứ 2 cách lần thứ nhất 15 ngày, Nguyễn Danh Vàn 2002 [21]

×