Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu so sánh giống và một số biện pháp kĩ thuật cho giống hoa lily triển vọng tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 119 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM







NGUYỄN THỊ LUYẾN





NGHIÊN CỨU SO SÁNH GIỐNG VÀ MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KĨ THUẬT CHO GIỐNG HOA LILY TRIỂN
VỌNG TẠI THÁI NGUYÊN



LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG















Thái Nguyên - 2014



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN THỊ LUYẾN



NGHIÊN CỨU SO SÁNH GIỐNG VÀ MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KĨ THUẬT CHO GIỐNG HOA LILY TRIỂN

VỌNG TẠI THÁI NGUYÊN

Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1 TS. LƢU THỊ XUYẾN
2 PGS.TS. ĐÀO THANH VÂN




Thái Nguyên - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
hoàn toàn trung thực. Nội dung nghiên cứu chưa sử dụng cho bảo vệ học vị
nào khác. Các thông tin và tài liệu được trình trong luận văn được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Luyến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ii
LỜI CẢM ƠN


Có được kết quả luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS. TS Đào Thanh Vân, TS. Lưu Thị Xuyến những người thầy, cô đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Phòng quản lý Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã hết sức nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã cổ vũ động
viên khích lệ tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn này.


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Luyến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu 2
2.1. Mục tiêu tổng quát 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa của đề tài 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu phát triển hoa lily ở Thái Nguyên 3
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu so sánh giống 3
1.1.2. Cơ sở khoa học và chức năng sinh lí của canxi đối với hoa lily 4
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng Ca(NO
3
)
2
phòng chống bệnh cháy lá sinh
lý cho hoa lily 4
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc trồng hoa lily trong giá thể 5
1.2. Cơ sở thực tế 8
1.3. Đặc điểm thực vật học, đặc điểm sinh trưởng phát dục và yêu cầu ngoại ảnh
của hoa lily 8
1.3.1. Đặc điểm thực vật học 8
1.3.1.1. Thân vẩy 8
1.3.1.2. Rễ 9

1.3.1.3. Lá 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


iv
1.3.1.4. Củ con và mầm hạt 10
1.3.1.5. Hoa 10
1.3.1.6. Quả 10
1.3.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục 10
1.3.2.1. Đặc điểm của thân vảy (củ giống) 10
1.3.2.2. Đặc điểm sinh trưởng thân 11
1.3.2.3. Đặc điểm phát dục 12
1.3.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh 14
1.3.3.1. Nhiệt độ 14
1.3.3.2. Ánh sáng 14
1.3.3.3. Nước 15
1.3.3.4. Không khí 15
1.3.3.5. Đất 15
1.3.3.6. Phân bón 15
1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily trên thế giới và Việt Nam 16
1.4.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily trên thế giới 16
1.4.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam 19
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.2. Vật liệu nghiên cứu 22
2.3. Phạm vi nghiên cứu 24
2.4. Nội dung nghiên cứu 24
2.5. Phương pháp nghiên cứu 24
2.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 26

2.6.1. Các chỉ tiêu về hình thái 26
2.6.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển 26
2.6.3. Năng suất và chất lượng hoa 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


v
2.6.4. Tình hình sâu bệnh hại 27
2.6.5. Hiệu quả kinh tế 28
2.7. Xử lý số liệu 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất,
chất lượng 1 số giống hoa lily tại Thái Nguyên 29
3.1.1. Thời gian nảy mầm của các giống hoa lily tại Thái Nguyên 29
3.1.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống lily tại Thái Nguyên 30
3.1.2.1. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống hoa lily tại Thái Nguyên
30
3.1.2.2. Động thái ra lá của các giống hoa lily tại Thái Nguyên 31
3.1.3. Đặc điểm hình thái thân lá của các giống hoa lily tại Thái Nguyên 32
3.1.4. Thời gian sinh trưởng của các giống hoa lily tại Thái Nguyên 33
3.1.5. Các giai đoạn phát triển của các giống hoa lily tại Thái Nguyên 35
3.1.6. Năng suất, chất lượng hoa các giống hoa lily tại Thái Nguyên 36
3.1.7. Theo dõi tình hình sâu bệnh hại các giống hoa lily tại Thái Nguyên 39
3.1.8. Hạch toán kinh tế các giống hoa lily tại Thái nguyên 40
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phun Ca(NO
3
) đến khả năng phòng
chống bệnh cháy lá sinh lý giống hoa lily Sorbonne tại Thái Nguyên 41
3.2.1 Ảnh hưởng của nồng độ phun Ca(NO

3
)
2
đến sinh trưởng và phát triển của
hoa lily Sorbonne tại Thái Nguyên 42
3.2.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ phun Ca(NO
3
)
2
đến động thái tăng trưởng
chiều cao của hoa lily Sorbonne tại Thái Nguyên 42
3.2.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ phun Ca(NO
3
)
2
đến động thái ra lá 44
3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ phun Ca(NO
3
)
2
đến thời gian sinh trưởng của hoa
lily Sorbonne tại Thái Nguyên 45
3.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ phun Ca(NO
3
)
2
đến các giai đoạn phát triển hoa
của hoa lily Sorbonne tại Thái Nguyên 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



vi
3.2.4. Ảnh hưởng của nồng độ phun Ca(NO
3
)
2
đến chất lượng hoa lily Sorbonne
tại Thái Nguyên 46
3.2.5. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến tình hình sâu bệnh hại 49
3.2.6. Ảnh hưởng của sử dụng Ca(NO
3
)
2
đến hiệu quả kinh tế hoa lily 49
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến sinh trưởng phát triển của
giống hoa lily Sorbonne tại Thái Nguyên 51
3.3.1. Ảnh hưởng của giá thể đến sức nảy mầm của hoa lily. 51
3.3.2. Ảnh hưởng của giá thể đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của lily
Sorbonne 52
3.3.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao của lily
Sorbonne 52
3.3.2.2. Ảnh hưởng của giá thể đến động thái ra lá của hoa lily Sorbonne tại TN
53
3.3.3. Ảnh hưởng của giá thể đến thời gian sinh trưởng của hoa lily Sorbonne tại
Thái Nguyên 53

3.3.4. Ảnh hưởng của giá thể đến các giai đoạn phát triển hoa của hoa lily
Sorbonne tại Thái Nguyên 54
3.3.5. Ảnh hưởng của giá thể đến chất lượng hoa lily Sorbonne tại Thái Nguyên 55
3.3.5.1. Đặc điểm hình thái và chất lượng hoa 55
3.3.5.2. Ảnh hưởng của giá thể đến độ bền của hoa 56
3.3.6. Ảnh hưởng của giá thể đến tình hình sâu bệnhhoa lily Sorbonne tại Thái
Nguyên 58
3.3.7. Sơ bộ hạch toán thu chi các loại giá thể trồng hoa lily 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
1. Kết luận 60
2. Kiến nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
I. Tài liệu trong nước 61
II. Tài liệu nước ngoài 61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu
Diễn giải
DTHT
Dung tích hấp thu
CT
CV

Cs
Công thức

Hệ số biến động
Coefficient variance
Cộng sự
Ca(NO
3
)
2

Canxi Nitrat
ĐC
ĐK
Đối chứng
Đường kính
EC
Độ dẫn điện dung dịch đất
EM
Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
K
2
Odt
K
2
O dễ tiêu
K
2
Ots
LSD
K
2
O tổng số

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
Least significant diffirence
Nxb
Nts
Nhà xuất bản
N tổng số
P
2
O
5
hh
P
2
O
5
hữu hiệu
P
2
O
5
ts
P
2
O
5
tổng số

Quyết định



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất hoa lily ở một số nước trên thế giới 16
Bảng 3.1. Thời gian nẩy mầm của các giống lily tại Thái Nguyên 29
Bảng 3.2. Chiều cao và động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lily tại Thái
Nguyên 30
Bảng 3.3. Số lá và động thái ra lá của các giống lily tại Thái Nguyên 31
Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái thân lá các giống lily tại Thái Nguyên 33
Bảng 3.5. Thời gian sinh trưởng của các giống lily tại Thái Nguyên 34
Bảng 3.6.Các giai đoạn phát triển của các giống hoa lily tại Thái Nguyên 35
Bảng 3.7. Đặc điểm hình thái và chất lượng hoa các giống lily 37
tại Thái Nguyên 37
Bảng 3.8 Độ bền hoa cắt và độ bền tự nhiên các giống lily tại Thái Nguyên 38
Bảng 3.9. Bệnh cháy lá sinh lý các giống hoa lily tại Thái Nguyên 40
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của các giống hoa lily tại Thái Nguyên 40
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của nồng độ phun Ca(NO3)2 đến chiều cao và động thái
tăng trưởng chiều cao của hoa lily Sorbonne tại Thái Nguyên 42
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của nồng độ phun Ca(NO
3
)
2
đến số lá và động thái ra lá
của hoa lily Sorbonne tại Thái Nguyên 44
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của nồng độ phun Ca(NO
3
)

2
đến thời gian sinh trưởng của
hoa lily Sorbonne tại Thái Nguyên 45
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến các giai đoạn phát triển của hoa
lily Sorbonne tại Thái Nguyên 46
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của nồng độ phun Ca(NO3)2 đến đặc điểm hình thái và
chất lượng hoa của lily 47
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của nồng độ phun Ca(NO
3
)
2
đến độ bền hoa cắt và độ bền
tự nhiên của hoa lily Sorbonne 48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ix
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của nồng độ phun Ca(NO
3
)
2
đến bệnh cháy lá sinh lý của
hoa lily 49
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của sử dụng Ca(NO3)2 đến hiệu quả kinh tế hoa lily tại
Thái Nguyên 50

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của giá thể đến sức nảy mầm của hoa lily 51
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao và động thái tăng trưởng chiều
cao của lily Sorbonne tại Thái Nguyên 52
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của giá thể đến số lá và động thái ra lá của lily 53
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của giá thể đến thời gian sinh trưởng của hoa lily Sorbonne
tại Thái Nguyên 54
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của giá thể đến các giai đoạn phát triển của hoa lily
Sorbonne tại Thái Nguyên 54
Bảng 3.24. Đặc điểm hình thái và chất lượng hoa của lily 55
Bảng 3.25. Độ bền hoa cắt và độ bền tự nhiên của các giống lily 56
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của giá thể đến mức độ cháy lá sinh lý hoa lily 58
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của giá thể đến hiệu quả kinh tế trồng hoa lily 59



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoa lily là một loài hoa cao cấp có vẻ đẹp quyến rũ, màu sắc phong
phú, có hương thơm và độ bền hoa cắt cành cao (10-15 ngày), dễ thu hoạch và
bảo quản đã và đang chiếm lĩnh thị trường hoa tươi trên thế giới và ở Việt
Nam. Hoa lily không chỉ để trang trí mà còn được sử dụng để điều chế nước
hoa, mỹ phẩm, kem chống lão hoá. Do đó hoa lily là một loại cây hoa mang
lại lợi nhuận rất lớn. Hiện nay, ở nước ta giá trung bình trên thị trường một
cành hoa lily là từ 20.000 đến 30.000

đồng/cành, thậm chí là 60.000

đồng/cành vào các ngày lễ tết.
Lily là cây trồng ôn đới được nhập khẩu về Việt Nam từ châu Âu, phần
lớn được trồng trong vụ Đông, đặc biệt là vụ Đông ở các vùng núi cao. Ở Việt
Nam hoa lily đã trồng thành công ở nhiều tỉnh như Lâm Đồng, Đà Lạt, Phú
Thọ, Lào Cai, Lạng Sơn và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước, đã đem lại
hiệu quả kinh tế rất lớn cho người sản xuất hoa lily. Tuy nhiên, hiện tại chủng
loại giống hoa lily thích hợp cho trồng tại miền Bắc nước ta còn nhiều hạn
chế (chủ yếu là giống hoa lily Sorbonne, giống đã được Bộ Nông nghiệp&
PTNT công nhận chính thức, số lượng giống Sorbonne chiếm 90% cơ cấu
giống hoa lily hiện nay), trong khi nhu cầu thực tế luôn đòi hỏi nhiều giống
hoa lily mới, đẹp, màu sắc hấp dẫn. Tại Thái Nguyên người trồng hoa đã tự
nhập giống mới từ nước ngoài nhằm bổ sung vào bộ giống cũ. Tuy nhiên để
chọn được giống mới năng suất chất lượng cao,phù hợp cần có nghiên cứu so
sánh giống là cần thiết.
Hiện nay trong sản xuất, hằng năm nước ta nhập mới nhiều giống hoa
lily từ các nước Hà Lan, Pháp, Chile, New Zealand…Trong thực tế hoa lily là
cây có nguồn gốc ôn đới, được đưa về trồng ở nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm
nên thường có một số rối loạn sinh lý: teo mầm, cháy lá. Hiện tượng cây bị
cháy lá thường xảy ra ở giai đoạn phân hóa nụ. Đây không phải là hiện tượng
bệnh lý do các tác nhân nấm hay vi khuẩn… mà là một sự rối loại sinh lý xảy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


2
ra trong quá trình vận chuyển và trao đổi canxi trong cây. Đồng thời ở nước ta
người dân có tập quán trồng cả cây lily trong bình, bầu với giá thể trồng trọt
chủ yếu là đất có khố lượng nặng, thường gây vỡ bầu khi vận chuyển.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu so sánh giống và một số biện pháp kĩ thuật cho giống hoa

lily triển vọng tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định giống hoa lily phù hợp và biện pháp kỹ thuật cho giống lily
triển vọng tại Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng
1 số giống hoa lily tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phun Ca(NO
3
)
2
đến khả năng
phòng, chống bệnh cháy lá sinh lý giống hoa lily Sorbonne tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng phát
triển giống hoa lily Sorbonne tại Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở thực tiễn và lý
luận để nhân rộng phát triển sản xuất hoa lily tại Thái Nguyên.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất:
+ Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa
lily nhập nội tại thành phố Thái Nguyên để giới thiệu cho sản xuất.
+ Xác định được kỹ thuật sử dụng Ca(NO
3
)
2
phòng, chống bệnh cháy lá
sinh lý cho sản xuất hoa lily tại thành phố Thái Nguyên.
+ Xác định được loại giá thể phù hợp trong trồng hoa lily

+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế
cho người trồng hoa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu phát triển hoa lily ở Thái Nguyên
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu so sánh giống
Cây hoa lily có nguồn gốc ôn đới, được nhập khẩu về Việt Nam từ
Châu Âu, được thị trường ưa thích bởi nó có vẻ đẹp rất đặc trưng, quý phái lại
có hương thơm dịu mát, có nhiều mầu sắc khác nhau. Trong những năm gần
đây được phát triển mạnh ở nhiều địa phương trên cả nước. Các giống lily
đưa vào sản xuất chủ yếu nhập từ Hà Lan, Đài Loan và Trung Quốc, mỗi
giống có các đặc trưng, đặc tính khác nhau như các đặc điểm về hình thái,
thời gian sinh trưởng do vậy việc chọn giống đóng vai trò hết sức quan
trọng, quyết định đến sự sinh trưởng phát triển, chất lượng hoa, cũng như thời
điểm thu hoạch [1].Tuy nhiên, chúng chưa được nghiên cứu khảo nghiệm tại
các vùng sinh thái một cách hệ thống trước khi trồng, nên dẫn đến một số
giống có chất lượng hoa kém, ít nụ, ít hoa, hoa nhỏ, khó nở và không đẹp
gây khó khăn cho người sản xuất, hiệu quả kinh tế thấp, có khi dẫn đến thất
bại. Nghiên cứu khảo nghiệm giống sẽ giúp chúng ta nắm được đặc điểm sinh
trưởng, phát triển, khả năng thích ứng của chúng với điều kiện ngoại cảnh, từ
đó có thể lựa chọn được những giống phù hợp với điều kiện của địa phương
trước khi đưa vào sản xuất.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nhu cầu về hoa lily lớn hiện
nay có một vùng, số hộ gia đình chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang sản xuất

lily. Tuy nhiên hằng năm có những giống mới được đưa vào thị trường người
dân chưa có hiểu biết về giống mới. Vì chưa biết về khả năng thích ứng của
giống mới nên bố trí thời gian trồng không hợp lý, lựa chọn giống không phù
hợp. Để giúp người dân có hiểu biết về giống mới và khả năng thích ứng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


4
giống hằng năm cần tiến hành khảo nghiệm các giống mới để có khuyến cáo
hợp lý nhất cho người sản xuất hoa.
1.1.2. Cơ sở khoa học và chức năng sinh lí của canxi đối với hoa lily
Canxi là thành phần chủ yếu tham gia vào tạo thành vách tế bào và hoạt
chất của nhiều loại men, có tác dụng quan trọng tới việc duy trì công năng của
màng tế bào. Canxi có tác dụng đặc biệt trong việc tăng cường sự nở hoa và
tăng độ bền của hoa. Trong cây, canxi không di động tự do, thiếu canxi phần
bị hại trước tiên là chóp rễ sau đó là đỉnh ngọn chồi bị xám đen và chết, quanh
lá non xuất hiện vết tím lồi rồi lá khô và rụng. Thiếu canxi ảnh hưởng đến quá
trình hút nước của cây, cây còi cọc, năng suất hoa giảm, thiếu nhiều thì lá non
và điểm sinh trưởng bị chết, bị nát ở giữa nụ bị teo và dụng (Sở khoa học
công nghệ Bắc Ninh) [8].
Canxi thấp hoặc rối loạn sinh lý xảy ra trong quá trình vận chuyển trao
đổi canxi thường xuất hiện ở cây trồng lily. Canxi rất quan trọng cho sự phát
triển của thân và phát triển của hoa lily. Khi tán lá phát triển nhanh chóng, độ
ẩm cao làm chậm tốc độ thoát hơi nước dẫn đến việc vận chuyển canxi đến
hoa và lá có thể bị hạn chế. Canxi được vận chuyển bởi dòng chảy của sự
thoát hơi nước, khi tốc độ thoát hơi nước chậm nghĩa là canxi vận chuyển đến
lá và hoa ít làm cho hoa bị rung, lá bị cháy sinh lý và góp phần làm khô héo
cây. Nồng độ canxi trong lá non thấp gây ra đầu lá cháy và góp phần làm lá
khô héo. Thúc đẩy không khí chuyển động trên lá cây sẽ thúc đẩy tỷ lệ thoát

hơi nước và vận chuyển canxi từ rễ đến nách lá. Một số người trồng hoa lily
sử dụng canxi để phun lên lá khắc phục hiện tượng này.
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng Ca(NO
3
)
2
phòng chống bệnh cháy
lá sinh lý cho hoa lily
Đối với cây hoa lily là loại hoa cao cấp được nhập từ châu Âu vào Việt
Nam và đã được trồng khá phổ biến tại một số tỉnh. Tuy nhiên hoa lily chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


5
thích hợp sản xuất vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12, các tháng
còn lại do nhiệt độ cao cây sẽ sinh trưởng phát triển kém. Nguyên sản của cây
hoa lily là vùng khí hậu ôn đới, do có giá trị cao về mặt kinh tế nên cho đến
nay đã được phân bố khá rộng rãi tại một số nước trên thế giới, nơi có điều
kiện tự nhiên khác xa so với nơi nguyên sản. Hiện nay trong sản xuất hoa lily
thường xuất hiện hiện tượng cháy lá sinh lý do thiếu canxi. Trong những điều
kiện như vậy muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt cần phải nghiên cứu áp
dụng biện pháp sử dụng Ca(NO
3
)
2
phòng chống bệnh cháy lá sinh lý cho hoa
lily nhằm nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất
hoa lily.
Thực tế sản xuất sử dụng canxi trong phòng chống bệnh cháy lá sinh lý

ở hoa lily cho kết quả: Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ Vĩnh Phúc,
chuyên gia Trung Quốc tư vấn trồng lily sau khi cây cao 30 cm định kỳ 7
ngày/lần phun dung dịch Ca(NO
3
)
2
mang lại kết quả tốt (Nguyễn Thị Kim
Liên) [7]
Thực tế sản xuất, nhiều vùng đưa Ca(NO
3
)
2
vào sản xuất để phòng
chống bệnh cháy lá hiệu quả mang lại hiệu quả. Tuy nhiên tại Thái Nguyên
chưa có nhiều công trình nghiên cứu về nồng độ phun Ca(NO
3
)
2
hợp lý cho
hoa lily.
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc trồng hoa lily trong giá thể
Giá thể là môi trường trồng cây chứa nguồn dinh dưỡng cần thiết để
cung cấp cho cây trồng ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển đầu tiên của cây.
Thành phần đặc tính của giá thể đóng vai trò quyết định đến số lượng và chất
lượng cây trồng.
Vai trò của giá thể đối với cây trong bầu được thể hiện ở các mặt:
- Là môi trường để trồng cây, là cơ chất giữ cây đứng và phát triển bộ rễ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



6
- Cung cấp nước các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây (Phạm Ngọc
Tuấn, Nghiên cứu nguyên liệu tạo bầu ươm và quản lý dinh dưỡng khoáng
đối với cây giống trong bầu ươm, Hà Nội - 2009[10]).
Hiện nay trong sản xuất cây giống cũng như sản xuất các loại rau, loại
hoa con người đã nghiên cứu ra các loại giá thể, bầu ươm với nhiều loại
nguyên liệu khác nhau từ phế phụ phẩm nông nghiệp, hoặc công nghiệp như:
mùn cưa, xơ dừa, trấu,… Các loại giá thể này được phối trộn hoặc ủ kỹ theo
quy trình nhất định tạo ra hỗn hợp giá thể trồng cây. Giá thể hiện nay được
đưa vào sản xuất ngày càng nhiều thay cho bầu đất vì có nhiều tiện lợi: nhẹ,
dễ vận chuyển, có thể tạo môi trường dinh dưỡng tốt cho cây.
Một số nguyên liệu làm giá thể, bầu ươm:
a) Mùn cưa được làm nguyên liệu giá thể, bầu ươm khá phổ biến, song
mùn cưa của gỗ hoàng sa (màu vàng), thiết sa (màu gỉ sắt) là tốt nhất. Mùn
cưa lấy từ các loại cây có chất độc như lim, bạch đàn không dùng được, nếu
dùng thì phải xử lý. Mùn cưa nhẹ, hút nước và giữ nước tốt (Hình Dụ Hiền,
2001, Bùi Đình Dinh (biên dịch) [4]).
b) Phế thải nhà máy đường (bã bùn, bã mía: Phế thải nhà máy đường
cần được ủ, lên men 3 - 6 tháng. Loại bã mịn (bã bùn) thích hợp làm bầu ươm
cho cây con. Loại bã thô (bã mía) đường kính 10cm, sử dụng làm bầu (Hình
Dụ Hiền, 2001 Bùi Đình Dinh (biên dịch) [4]).
c) Phế thải sau trồng nấm: Sau khi thu hoạch nấm, phế thải được xếp
thành đống, tưới nước, phủ nilon 3 - 4 tháng, sau đó phơi khô tán nhỏ, sàng.
Nguyên liệu thu được có dung trọng 0,41 g/cm
3
, hàm lượng nước 60,5 % Nts
1,8%, P
2
O

5
ts 0,84%, K
2
Ots 1,77%. Phế thải trồng nấm phối trộn cát, đá, xỉ
than… để sử dụng (Hình Dụ Hiền, 2001 Bùi Đình Dinh (biên dịch) [4]).
d) Mùn hữu cơ ở Trung Quốc (vỏ thông, bã mía): Mùn vỏ thông và bã
mía sau khi xử lý làm nguyên liệu bầu ươm khá tốt. Tính chất của mùn vỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


7
thông pH
KCL
4,76, độ ẩm 8,91%, dung trọng 0,19 g/cm
3
, dung tích hấp thu
(DTHT) - CEC 15,72 me/100g, cacbon hữu cơ 25,12%, Nts 0,93%, P
2
O
5
ts
0,10%, K
2
Ots 0,15%, P2O
5
hh 86 mg/100g, K
2
Odt 15 mg/100g. Tính chất của
mùn bã mía pH

KCL
5,62, độ ẩm 56,84%, dung trọng 0,11 g/cm
3
, dung tích hấp
thu (DTHT) - CEC 13,48 me/100g, cacbon hữu cơ 18,56%, Nts 0,22%, P
2
O
5
ts
1,47%, K
2
Ots 0,63%, P
2
O
5
hh 1.394,4 mg/100g, K
2
Odt 88,7 mg/100g (Nơi lấy
mẫu phân tích: Viện cây Lâm nghiệp Nhiệt đới Quảng Châu). Mùn vỏ thông
và bã mía, khi được xử lý EM ủ 1 năm đến khi tỷ lệ C/N =25/1, là những
nguyên liệu phổ biến để làm bầu ươm không đất ở Trung Quốc.
e) Xỉ than: là nguyên liệu có nhiều, pH 6,8; dung trọng 0,70 g/cm
3
; độ
hổng lớn 33%; tỷ lệ khí/nước =1/5, lý tính tốt; không độc; không mang mầm
bệnh có Nts 0,18%; P
2
O
5
hh 23 mg/1kg, K

2
Odt 230 mg/kg(Hình Dụ Hiền,
2001, Bùi Đình Dinh (biên dịch) [4]).
Ngoài ra còn có đá vụn, đá bông, Perlit (không chứa thạch anh Si), phế
thải nguyên liệu nhà máy giấy… Có nhiều loại nguyên liệu để sản xuất bầu,
giá thể song chủ yếu là đất, chất hữu cơ, khoáng. Các tài liệu nước ngoài cho
thấy việc đánh giá về nguyên liệu khá tỷ mỉ đó là cơ sở cho việc phối trộn bầu
ươm. Để tạo hỗn hợp bầu ươm trước hết cần xác định tỷ lệ phối trộn các
thành phần nguyên liệu chính (đất + chất hữu cơ) hay (chất hữu cơ +chất vô
cơ) tạo được hỗn hợp nền (giá thể nền).
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Tuấn và cộng sự (2007) [10],
chất liệu làm giá thể trồng hoa gồm có trấu, rơm vụ, mụn xơ dừa, than bùn,
trấu om, trộn với đất phân chuồng ủ hoai mục và một số chất hữu cơ khác.
Hiện nay sản xuất nấm tạo ra một nguồn bã nấm lớn mà ở Việt Nam
cũng như Thái Nguyên nhưng chưa có biện pháp sử dụng hợp lý. Bên cạnh đó
giá thể bã nấm đã được Trung Quốc nghiên cứu và sử dụng hiệu quả trong sản
xuất. Từ bã nấm có thể tạo ra giá thể hữu cơ tốt để trồng rau hoa. Vì vậy tôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


8
tiến hành nghiên cứu sở dụng bã nấm trong trồng hoa để đánh giá khả năng sử
dụng của loại giá thể này vào thực tế sản xuất.
1.2. Cơ sở thực tế
Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà
Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một
trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực Đông Bắc hay cả vùng trung du và
miền núi phía Bắc. Có điều kiện thuận lợi về khí hậu, thời tiết và đất đai để
trồng hoa lily góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Để có cơ sở khoa học và thực tiễn trước khi phát triển loại hoa này tại
Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh giống và một số biện
pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa lily tại thành phố Thái Nguyên, nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người trồng hoa. Vì vậy,
việc triển khai đề tài này ở thành phố Thái Nguyên có ý nghĩa to lớn, là cơ sở
khoa học và thực tiễn để tỉnh chỉ đạo triển khai mở rộng mô hình trồng hoa
lily có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người
dân.
1.3. Đặc điểm thực vật học, đặc điểm sinh trƣởng phát dục và yêu cầu
ngoại ảnh của hoa lily
1.3.1. Đặc điểm thực vật học
Lily là cây thân thảo lâu năm, phần dưới mặt đất gồm thân vẩy, thân
vẩy con, thân rễ và rễ. Phần trên mặt đất gồm lá, cán thân, mầm hạt (một số
không có mầm hạt).
1.3.1.1. Thân vẩy
Thân vẩy là phần phình to của thân biến thành, trên đĩa thân vẩy có vài
chục vẩy hợp lại, có hình cầu dẹt, hình trứng, hình trứng dài, hình elip… Chất
đất, kỹ thuật trồng và tuổi của thân vẩy ảnh hưởng đến hình thái thân, không
có vỏ bao bọc. Mầu sắc thân vẩy tuỳ theo loài, giống khác nhau có mầu trắng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


9
vàng, đỏ cam, đỏ tím… Độ lớn của thân vẩy khác nhau do loài, giống. Loại
nhỏ chu vi 6 cm nặng 7 - 8g, loại to chu vi 24 - 25 cm nặng trên 100g, loại
đặc biệt chu vi 34 - 35 cm nặng 350g.
Độ lớn của thân vẩy tương quan chặt chẽ với số nụ hoa. Ví dụ giống
Lily loại Thơm chu vi 10 - 13cm có 1- 2 nụ, chu vi 12 - 14cm có 2- 4 nụ, chu
vi 14 - 16cm có trên 4 nụ.

Vốn có hình elip, hình kim xoè ra có đốt hoặc không có đốt, mầm vẩy
to ở ngoài, nhỏ ở trong là nơi dự trữ của thân vẩy. Trong đó nước chiếm 70%,
chất bột 23%, một ít lượng protein, chất khoáng, chất béo. Bóc bỏ lớp thân
vẩy thì tốc độ nảy mầm của củ càng nhanh, nhưng giảm tốc độ hình thành và
lớn lên của các cơ quan, giảm số lá và hoa, hoa ra muộn hơn.
Việc lựa chọn củ giống to hay nhỏ phụ thuộc vào chất lượng của hoa
mà ta cần. Theo nguyên tắc thông thường, củ giống càng to thì nụ hoa trên
mỗi cành càng nhiều (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2003[1]).
1.3.1.2. Rễ
Rễ lily gồm 2 phần: rễ thân và rễ gốc. Rễ thân còn gọi là rễ trên do
phần thân mọc dưới đất sinh ra có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước và dinh
dưỡng, tuổi thọ 1 năm. Rễ gốc gọi là rễ dưới, sinh ra từ gốc thân vẩy, có nhiều
nhánh to khoẻ, là cơ quan chủ yếu hút nước và dinh dưỡng của lily, rễ lily có
tuổi thọ đến 2 năm.
1.3.1.3. Lá
Lily nhiều lá mọc rải rác thành vòng thưa, hình kim, xoè, hình thuỗn,
hình giải đầu hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn, xanh, lá to hay nhỏ
tuỳ thuộc vào giống, điều kiện trồng và thời gian xử lý. Lá có từ 1 - 7 gân, gân
giữa rõ ràng hơn, giữa lá lõm xuống, lá mầu xanh bóng mềm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


10
1.3.1.4. Củ con và mầm hạt
Đại bộ phận lily có củ con ở gần thân rễ có đường chu vi 0,5 - 3cm số
lượng tuỳ thuộc giống và điều kiện trồng. Giống lily Quyển Đan và các giống
tạp Giao mạch lá có mầm hạt hình cầu hoặc hình trứng. Khi chín có mầu tím
tối, chu vi từ 0,5 - 1,5cm.
1.3.1.5. Hoa

Hoa lily mọc đơn lẻ, hoặc xếp đặt trên hoa, bao hoa hình lá nhỏ. Hoa
chúc xuống, vươn ngang hoặc hướng lên. Hình dáng hoa là căn cứ chủ yếu để
phân loại lily như dạng hình loa kèn thì 1/3 phía trước cong ngược lên, dạng
hình phễu thì 1/3 phía trước cong ngược ra, dạng hình cái cốc, phía trước hơi
cong, dạng hình cầu có 6 cánh hoa thành 2 vòng nối nhau do 3 vòng đài và 3
cánh tạo thành, mầu sắc như nhau nhưng đài hoa hẹp hơn, cánh đều có hình
elip, gốc có tuyến mật. Nhị đủ 6 cái giữa có cuống mầu xanh nhạt gắn với
nhau thành hình chữ T trục hoa nhỏ dài, đầu trục phình to có 3 khía, tử phòng
ở trên.
Mầu sắc hoa lily rất phong phú: trắng, phấn hồng, đỏ, vàng cam, đỏ
tím…phấn hoa có mầu vàng, đỏ cam, đỏ nâu, nâu tím.
1.3.1.6. Quả
Hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, 3 ngăn, hạt hình bẹt, xung
quanh có cánh mỏng, hình bán cầu, hình 3 góc, vuông dài, độ lớn, trọng lượng
hạt và số lượng hạt tuỳ theo giống. Trong điều kiện khô lạnh bảo quản được 3
năm (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2003[1]).
1.3.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục
1.3.2.1. Đặc điểm của thân vảy (củ giống)
Thân vảy của lily được coi là mầm dinh dưỡng, về mặt hình thái
phát dục có thể coi nó là hình ảnh của cả một cây. Một thân vảy trưởng
thành gồm đĩa vảy, vảy già, vảy non, trục thân sơ cấp, trục thân thứ cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


11
và đỉnh sinh trưởng.
Thân vảy là thể kết hợp của nhiều thế hệ, vì vậy khả năng phát dục của
nó cũng chịu ảnh hưởng của nhiều thế hệ của môi trường và các điều kiện
chăm sóc khác nhau. Độ lớn của thân vảy thường được đo bằng chu vi và

trọng lượng của nó. Vảy nhiều và sung mãn, thì chất lượng tốt. Củ giống dễ
trồng hoa thương phẩm nhất thiết phải là thân vảy đã được bồi dục, thường
năm đầu chưa ra hoa, sang năm thứ 2 củ có chu vi từ 9 cm trở lên mới ra hoa.
Quy cách củ giống trồng hoa cắt cành dựa vào nhóm và kích cỡ củ để
phân loại cụ thể như sau:
+ Nhóm giống lily châu Á độ lớn củ giống trung bình có chu vi 9- 10
cm, đường kính 2,8 - 3,2 cm; độ lớn củ giống to có chi vi >10 - 12 cm, đường
kính > 3,2 - 3,8 cm.
Nhóm giống lily Phương Đông độ lớn củ giống trung bình có chu vi 12
-14 cm, đường kính 3,8 4,4 cm; đọ lớn củ giống to có chu vi >14 - 16 cm,
đường kính 4,4 - 5,1 cm.
Nhóm lily thơm độ lớn củ giống trung bình có chu vi 10 - 12 cm,
đường kính 3,2 - 3,8 cm; độ lớn củ giống to có chu vi > 12 - 14 cm, đường
kính > 3,8 - 4,4 cm (Đặng Văn Đông - Đinh Thế Lộc 2003 [1]).
1.3.2.2. Đặc điểm sinh trưởng thân
Sự sinh trưởng phát dục của lily có thể chia ra các giai đoạn: phát triển
trục thân, ra nụ, nở hoa, kết hạt, chất khô. Thân vảy vùi trong đất sau khoảng
2 tuần sẽ nảy mầm. Tuy nhiên trong trường hợp xử lý lạnh không đầy đủ hoặc
gặp trời lạnh thời gian nảy mầm có thể kéo dài tới 5 tuần. Từ khi trồng đến
khi ra nụ mất khoảng 6-9 tuần (tuỳ theo giống và điều kiện thời tiết). Từ khi
ra nụ đến lúc nở hoa mất 4-7 tuần. Các giống khác nhau có mức độ chênh
lệch nhau khá lớn về thời gian sinh trưởng của cây. Nhóm giống châu Á từ
khi trồng đến khi ra hoa khoảng 12 tuần, nhưng cũng có một số giống như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


12
Kinka, Lotus chỉ cần 11 tuần; Adelina, Yellow blage, StarFighter, Tiber cần
đến 16-17 tuần, cá biệt có giống chỉ cần đến 9 tuần như: Dame Blanche,

ngược lại giống CasaBlanca cần đến 20 tuần.
Trục thân của lily là do trục mầm dinh dưỡng co ngắn lại tạo ra. Trục
thân chia ra trục thân sơ cấp và trục thân thứ cấp. Đầu trục sơ cấp chính và
mầm dinh dưỡng co ngắn, trục thứ cấp nằm giữa mầm dinh dưỡng co ngắn và
vảy, có từ 1 đến 3 cái, là trung tâm phát dục ra củ con đời sau. Có một số
mầm lá, là vảy mới, quyết định đến sự hình thành củ con.
Sau khi phá ngủ trục sơ cấp, ở trên mầm nách trục thân là vùng vươn
dài thứ nhất, mầm đỉnh co ngắn, vươn lên mặt đất, lá trên bắt đầu mở ra, khi
cây ra nụ thì số lá đã được cố định. Chiều cao cây quyết định bởi số lá và
chiều dài đốt, số lá chịu ảnh hưởng cuả chất lượng củ giống, điều kiện và thời
gian xử lý lạnh củ giống, thường thì số mầm lá đã được cố định trước khi
trồng. Vì vậy, chiều cao cây vẫn chủ yếu quyết định bởi chiều dài đốt. Trong
điều kiện ánh sáng yếu, ngày dài, nhiệt độ thấp và xử lý trước khi bảo quản
lạnh lâu, đều có tác dụng kéo dài đốt thân. Ngược lại ánh sáng mạnh, ngày
ngắn, nhiệt độ cao lại ức chế đốt kéo dài. Ở phạm vi nhiệt độ từ 20-30
0
C nếu
cứ tăng thêm 2
0
C cây có thể thấp đi 2 cm. Nắm được đặc tính này để áp dụng
vào việc xử lý giờ chiếu sáng trước khi ra nụ khoảng 4-5 tuần để điều chỉnh
chiều cao của cây rất có hiệu quả.
1.3.2.3. Đặc điểm phát dục
* Sự phân hoá hoa:
Trong điều kiện tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam, lily thường được trồng
vào tháng 9 tháng 10 và bắt đầu phân hoá hoa vào tháng 11 tháng 12, quá
trình phân hoá hoa được hoàn thành trong khoảng 40 - 60 ngày. Các giống
châu Á đa số thuộc loại này. Khi bắt đầu nảy mầm cũng là lúc bắt đầu phân
hoá mầm hoa. Nguyên nhân là do mầm co ngắn trong vảy rất mẫn cảm với


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


13
nhiệt độ thấp. Củ lily xử lý lạnh 5
0
C từ 4 - 6 tuần, sau khi trồng 10 - 14 ngày
đỉnh sinh trưởng mầm rút ngắn, đã bắt đầu hình thành mầm hoa nguyên thuỷ.
Khi củ đã qua xử lý lạnh thì trước khi trồng củ có thể mọc mầm và phân hoá
hoa, vì vậy nếu không trồng kịp thời sẽ bất lợi cho phát dục mầm hoa. Do đó
trước khi mọc mầm hoặc khi mầm hoa ngắn hơn 1 cm phải trồng ngay. Tuy
nhiên một số giống thuộc nhóm lai phương Đông và lily thơm lại thuộc loại
sau khi nảy mầm 1 tháng mới bắt đầu phân hoá hoa, đó cũng là nguyên nhân
các giống này có thời gian sinh trưởng dài.
Trong điều kiện tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam, có một số ít giống có
thời gian phân hoá hoa bắt đầu vào tháng 8 - 9 đến tháng 10 - 11 thì hoàn
thành, cũng có giống thời gian phân hoá hoa rất dài bắt đầu từ tháng 9 - 10
đến tháng 1 - 2 năm sau mới xong. Hai loại chính ở các dòng châu Á và
phương Đông đều có các giống lily phân hoá mầm hoa sớm.
Số lượng mầm hoa nguyên thuỷ chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện sinh
trưởng vụ trước và chất lượng của củ giống. Các giống thuộc dòng lai châu Á
có sức hình thành mầm hoa mạnh vì vậy khả năng phát triển của củ nhỏ hơn
các giống khác.
* Sự ra hoa:
Sự phân hoá hoa và số lượng mầm hoa chịu ảnh hưởng lớn của điều
kiện trước khi trồng (chất lượng củ giống và điều kiện xử lý), nhưng tốc độ
phát dục của nụ và hoa lại chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện sau khi trồng. Ví
dụ: Sau khi trồng nhiệt độ trong nhà vườn vượt quá 30
0
C thì hoa sẽ mù, tức là

tất cả các mầm hoa đều khô đi. Nhiệt độ 25 - 30
0
C sẽ làm thui nụ, tỷ lệ ra hoa
chỉ đạt 21 - 43%; ở 15 - 20
0
C tỷ lệ ra hoa đạt tới > 80%. Nhị đực và nhị cái
của lily cùng chín một lúc. Sau khi thụ tinh 10 - 15 ngày, tử phòng bắt đầu
phình to. Thời gian quả chín tuỳ thuộc vào giống. Giống ra hoa sớm thì cần
khoảng 60 ngày, giống ra hoa trung bình cần 80 - 90 ngày, giống ra hoa muộn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


14
cần ít nhất tới 150 ngày.
Ánh sáng mạnh tạo ra sự bại dục của nụ, đồng thời còn gây ra cháy lá,
việc xử lý che nắng sẽ giảm bớt thui nụ. Ngược lại ánh sáng yếu cũng làm
thui nụ và ảnh hưởng đến chất lượng hoa.
Quả chín sau khi hoa nở được khoảng 2 tháng. Khi quả có màu vàng sẽ
nứt ra, hạt có cánh vì vậy ở điều kiện tự nhiên có thể truyền đi theo gió. Sau khi
thu hoạch quả, thân lá khô héo lúc này ta có thể thu hoạch củ để làm giống.
1.3.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
1.3.3.1. Nhiệt độ
Lily là cây chịu rét khá chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ
thích hợp ban ngày là 20 - 25
0
C, ban đêm là 12
0
C. Nhiệt độ là yếu tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lily, quan trọng nhất là ảnh hưởng đến

nẩy mầm của hạt, đến phát dục của thân, đến sinh trưởng của lá. Xử lý củ
giống dòng tạp giao lily Thơm ở nhiệt độ 45
0
C trong 5 tuần, có thể kích thích
lá vươn dài, đốt dài và tỷ lệ sinh trưởng của cây (1,65 lá/ngày), nhưng làm
cho thân nhỏ hơn, giảm số lá và nụ, sau khi xử lý 18 tuần làm giảm rõ rệt tỷ lệ
sinh trưởng và số lá. Từ khi xuất hiện nụ cho đến khi ra hoa nhiệt độ chênh
lệch ngày/đêm ảnh hưởng đến sinh trưởng của thân, nếu nhiệt độ chênh lệch
từ -16
0
C đến 16
0
C thì độ cao của thân từ 14,2 – 27 cm. Nhiệt độ còn là nhân
tố quan trọng điều tiết, khống chế sự phân hoá hoa. Sự ra hoa của các giống
thuộc dòng tạp giao châu Á và tạp giao lily Thơm đều cần một số ngày nhiệt
độ thấp nhất định để thực hiện việc xuân hoá thì mới có thể ra hoa được (Trần
Thế Truyền [11]).
1.3.3.2. Ánh sáng
Lily là cây ưa sáng, nhưng ở môi trường hơi bị che sáng thì càng thích
hợp, khoảng 70 - 80% ánh sáng tự nhiên là tốt nhất là với thời kỳ 20cm. Lily
là cây dài ngày, chiếu sáng dài hay ngắn không những ảnh hưởng đến phân

×