Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng quả giống nhãn hương chi trồng tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI







ðOÀN ðỨC HOÀNG






NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT, CHẤT
LƯỢNG QUẢ GIỐNG NHÃN HƯƠNG CHI
TRỒNG TẠI GIA LÂM HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01


Người hướng dẫn khoa học : TS. ðOÀN VĂN LƯ








HÀ NỘI - 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

i

LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Tác giả luận văn








Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


ii
LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi ñã nhận
ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè ñồng nghiệp và
gia ñình.
Trước tiên tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. ðoàn Văn Lư
người ñã tận tình hướng dẫn và ñóng góp những ý kiến quý báu trong quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Rau - Hoa - Quả
Khoa Nông học và Viện ñào tạo sau ðại học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các ñồng nghiệp, bạn bè và người thân
ñã luôn ñộng viên và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn



ðoàn ðức Hoàng



Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

iii

MỤC LỤC


Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình xi
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích, yêu cầu của ñề tài 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Nguồn gốc phân bố của cây nhãn 4
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn trên thế giới và Việt Nam 5
2.3 Các giống nhãn ñược trồng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam 13
2.4 Những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh trưởng phát triển và yêu cầu
ngoại cảnh của cây nhãn. 17
2.5 Những nghiên cứu nhằm thúc ñẩy quá trình sinh trưởng, phát
triển, ra hoa, ñậu quả và tăng năng suất nhãn 21
3 ðỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1 ðối tượng và vật liệu nghiên cứu 32
3.2 Nội dung nghiên cứu 32
3.3 Phương pháp nghiên cứu 33
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
4.1 Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa kết hợp phun KClO
3
ñến sinh
trưởng và ra hoa ở nhãn Hương Chi. 40
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

iv

4.1.1 Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa kết hợp phun KClO
3
ñến khả năng
ra lộc của nhãn Hương Chi 40
4.1.2 Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa kết hợp phun KClO
3
ñến khả năng
sinh trưởng phát triển, chất lượng các ñợt lộc của nhãn Hương Chi 42
4.1.3 Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa kết hợp phun KClO
3
ñến kích thước
và diện tích lá kép lông chim nhãn Hương Chi. 45
4.1.4 Ảnh hưởng biện pháp cắt tỉa ñến sinh trưởng phát triển của nhãn
Hương Chi và phun KClO
3
46
4.1.5 Ảnh hưởng của kỹ thuật xử lý KClO
3
ở các CT cắt tỉa ñến khả năng
ra hoa của nhãn Hương Chi. 48
4.2 Ảnh hưởng biện pháp khoanh cành kết hợp với phun KClO
3
ñến sinh
trưởng phát triển và năng suất, chất lượng quả nhãn Hương Chi. 49
4.2.1 Ảnh hưởng biện pháp khoanh cành kết hợp việc phun KClO
3
ñến
thời gian và khả năng ra hoa của nhãn Hương Chi 49
4.2.2 Ảnh hưởng biện pháp khoanh cành kết hợp việc phun KCLO
3

ñến
các chỉ tiêu về hoa của nhãn Hương chi 50
4.2.3 Ảnh hưởng biện pháp khoanh cành kết hợp việc phun KClO
3
ñến
các chỉ tiêu về hoa của nhãn Hương Chi 52
4.2.4 Ảnh hưởng biện pháp khoanh cành kết hợp việc phun KClO
3
ñến
khả năng giữ quả của nhãn Hương Chi 54
4.2.5 Ảnh hưởng biện pháp khoanh cành kết hợp việc phun KClO
3
ñến
tăng trưởng quả của nhãn Hương Chi 56
4.2.6 Ảnh hưởng biện pháp khoanh cành kết hợp việc phun KClO
3
ñến
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất nhãn Hương Chi 57
4.2.7 Ảnh hưởng biện pháp khoanh cành kết hợp việc phun KClO
3
ñến
thành phần cơ giới quả nhãn Hương Chi 59
4.2.8 Ảnh hưởng biện pháp khoanh cành kết hợp việc phun KClO
3
ñến
chất lượng nhãn Hương Chi
60
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

v


4.2.9 Hiệu quả kinh tế của biện pháp kỹ thuật khoanh cành kết hợp việc
phun KClO
3
nhãn Hương Chi 61
4.3 Ảnh hưởng của các mức phân bón (ñạm, kaliclorua) ñến sinh
trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng nhãn Hương Chi. 63
4.3.1 Ảnh hưởng của các mức phân bón (ñạm, kaliclorua) ñến sự phát sinh
và phát triển của lộc nhãn Hương Chi 63
4.3.2 Ảnh hưởng của các mức phân bón (ñạm, kaliclorua) ñến kích thước
chùm hoa nhãn Hương Chi 65
4.3.3 Ảnh hưởng của các mức phân bón (ñạm, kaliclorua) ñến khả năng
giữ quả nhãn Hương Chi 67
4.3.4 Ảnh hưởng của các mức phân bón (ñạm, kaliclorua) ñến một số chỉ
tiêu về thành phần cơ giới quả nhãn Hương Chi 70
4.3.5 Ảnh hưởng của các mức phân bón (ñạm, kaliclorua) ñến năng suất
nhãn Hương Chi 72
4.3.6 Ảnh hưởng của các mức phân bón (ñạm, kaliclorua) ñến chất lượng
quả nhãn Hương Chi 75
4.3.7 Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm sử dụng các mức
phân bón ñạm và kaliclorua khác nhau nhãn Hương Chi 76
4.4 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến khả năng ra hoa, ñậu quả, năng
suất, chất lượng quả nhãn Hương Chi. 77
4.4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến kích thước chùm hoa nhãn Hương
Chi 77
4.4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến tỷ lệ ñậu quả và khả năng giữ quả
nhãn Hương Chi 79
4.4.3 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến thành phần cơ giới quả nhãnHương
Chi 81
4.4.3 Ảnh hưởng phân bón lá ñến các yếu tố cấu thành năng suất và năng

suất của nhãn Hương Chi
82
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

vi
4.4.4 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến các chỉ tiêu ñánh giá chất lượng quả
nhãn Hương Chi
84
4.5 ðánh giá thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) phòng trừ bệnh sương
mai hại quả non nhãn Hương Chi. 85
4.5.1 Ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật ñến khả năng phát sinh,
phát triển bệnh sương mai hại nhãn Hương Chi 85
4.5.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV ñến khả năng ñậu quả của nhãn Hương
Chi 86
4.5.3 Ảnh hưởng của thuốc BVTVñến khả năng duy trì quả nhãn
Hương Chi 88
4.5.4 Ảnh hưởng của thuốc BVTV ñến năng suất nhãn Hương Chi 89
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 91
5.1 Kết luận 91
5.2 ðề nghị 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT : C«ng thøc
CD : ChiÒu dµi

ðC : §èi chøng
§K : §−êng kÝnh
TB : Trung bình
K- : K – Humat
D : Demiral
Bio : Bio - plant + Pro - plant
An : Antonik
Ro : Rong biển
BVTV : Bảo vệ thực vật
A : ALIETTE
F : FUNGURAN - OH 50WP
K : KASUMIN
AN : ANVIL
TP : Trước phun
SP : Sau phun
STT : Số thứ tự
TT : Thứ tự
N* : Nền (thí nghiệm 2a)
N** : Nền (thí nghiệm 2b)




Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

viii
DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang


2.1 Diện tích và sản lượng nhãn của một số nước trên thế giới 6

2.2 Diện tích, sản lượng nhãn của một số ñịa phương một số năm
trước ñây 8

2.3 Diện tích và sản lượng nhãn của một số vùng trong cả nước qua
các năm gần ñây. 11

4.1 Ảnh hưởng công thức cắt tỉa ñến ñợt lộc ở nhãn Hương Chi 41

4.2 Ảnh hưởng biện pháp cắt tỉa ñến các chỉ tiêu sinh trưởng của lộc
nhãn Hương Chi 43

4.3 Ảnh hưởng biện háp cắt tỉa ñến kích thước và hệ số diện tích của
lá nhãn Hương Chi 45

4.4 Một số ñặc ñiểm về sinh trưởng, phát triển của giống nhãn
Hương Chi sau cắt tỉa tạo tán kết hợp phun KClO
3
47

4.5 Ảnh hưởng của kỹ thuật xử lý KClO
3
ở các CT cắt tỉa ñến khả
năng ra hoa của nhãn Hương Chi. 46
4.6 Ảnh hưởng khoanh cành kết hợp phun KClO
3
ñến khả năng ra
hoa và thời gian ra hoa của nhãn Hương Chi 49


4.7 Ảnh hưởng của biện pháp khoanh cành kết hợp phun KClO
3
ñến
các chỉ tiêu về kích thước chùm hoa của nhãn Hương Chi 51

4.8 Ảnh hưởng của khoanh cành kết hợp phun KClO
3
ñến các chỉ
tiêu về hoa của nhãn Hương Chi 53

4.9 Ảnh hưởng của biện pháp khoanh cành kết hợp phun KClO
3
ñến
khả năng giữ quả ở nhãn Hương Chi 54

4.10 ðộng thái tăng trưởng quả từ sau khi tắt hoa của nhãn Hương Chi
sau khi khoanh cành kết hợp việc phun KClO
3
56

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

ix

4.11 Ảnh hưởng biện pháp khoanh cành kết hợp phun KClO
3
ñến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của nhãn Hương Chi 58

4.12 Ảnh hưởng của biện pháp khoanh cành kết hợp phun KClO

3
ñến
thành phần cơ giới quả của nhãn Hương Chi 60

4.13 Ảnh hưởng của biện pháp khoanh cành kết hợp phun KClO
3
ñến
chất lượng quả nhãn Hương Chi 61

4.14 Hiệu quả kinh tế của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật khoanh
cành các thời ñiểm khác nhau kết hợp phun KClO
3
nhãn Hương Chi 62

4.15 Ảnh hưởng của bón phân ñến chỉ tiêu về lộc nhãn Hương Chi 64

4.16 Ảnh hưởng của các mức phân bón (ñạm, kaliclorua) ñến kích
thước chùm hoa nhãn Hương Chi 66

4.17 Ảnh hưởng của các mức phân bón (ñạm, kaliclorua) ñến khả
năng giữ quả nhãn Hương Chi 68

4.18 Ảnh hưởng của các mức phân bón (ñạm, kaliclorua) ñến một số
chỉ tiêu về thành phần cơ giới quả nhãn Hương Chi 71

4.19 Ảnh hưởng của các mức phân bón (ñạm, kaliclorua) ñến năng
suất nhãn Hương Chi 73

4.20 Ảnh hưởng của các mức phân bón (ñạm, kaliclorua) ñến chất
lượng quả nhãn Hương Chi 76


4.21 Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm sử dụng các mức
ñạm và kaliclorua khác nhau nhãn Hương Chi 77

4.22 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến kích thước chùm hoa nhãn
Hương Chi 78

4.23 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến tỷ lệ ñậu quả và khả năng giữ
quả nhãn Hương Chi 79

4.24 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến thành phần cơ giới quả nhãn
Hương Chi 81

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

x

4.25 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng của quả
nhãn Hương Chi 82

4.26 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất nhãn Hương Chi 83

4.27 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến chất lượng quả nhãn Hương Chi 85

4.28 Ảnh hưởng của một số thuốc BVTV ñến khả năng phát sinh, phát
triển bệnh sương mai trên nhãn Hương Chi 86

4.29 Ảnh hưởng của thuốc BVTV ñến ra hoa, khả năng ñậu quả nhãn
Hương Chi 87


4.30 Ảnh hưởng của thuốc BVTV ñến khả năng duy trì quả nhãn
Hương Chi 88

4.31 Ảnh hưởng của thuốc BVTV ñến năng suất nhãn Hương Chi 89


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

xi

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

4.1 Ảnh hưởng của biện pháp khoanh cành kết hợp phun KClO
3
ñến
khả năng giữ quả ở nhãn Hương Chi 55
4.2 Ảnh hưởng biện pháp khoanh cành kết hợp phun KClO
3
ñến
năng suất của nhãn Hương Chi 59
4.3a Ảnh hưởng của các mức phân bón ñạm ñến khả năng giữ quả
nhãn Hương Chi 69
4.3b Ảnh hưởng của các mức phân bón kaliclorua ñến khả năng giữ
quả nhãn Hương Chi 70
4.4 Ảnh hưởng của các mức phân bón (ñạm, kaliclorua) ñến năng
suất nhãn Hương Chi 74
4.5 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến tỷ lệ ñậu quả và khả năng giữ

quả nhãn Hương Chi 80
4.6 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến năng suất nhãn Hương Chi 84
4.7 Ảnh hưởng của thuốc BVTV ñến năng suất nhãn Hương Chi. 90

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cây nhãn (Dimocapus longan Lour.) thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae) là
cây ăn quả thân gỗ, ñược trồng ở nước ta cũng như các nước trong khu vực.
Cây nhãn là cây có giá trị kinh tế cao ñã và ñang ñược phát triển ở hầu hết các
tỉnh từ bắc vào nam. Cây nhãn góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh
tế nông nghiệp nông thôn, ñặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi. Quả nhãn
ñược xếp vào loại quả ngon và có nhiều thành phần dinh dưỡng như protein,
chất béo, chất khoáng và các vitamin. So với các loại quả khác thì hàm lượng
các chất khoáng như phốt pho, kali và vitamin C rất cao. Theo phân tích 100g
cùi nhãn hàm lượng vitamin C: 84.0 mg, kali: 266.0 mg, phốt pho: 21.0 mg,
magiê: 10.0 mg, sắt: 10.0 mg, canxi: 1.0 mg, protein: 1.3 g và chất béo 0.1 g.
[28] [33], [44].
Ngoài việc sử dụng ñể ăn tươi, chế biến ñồ hộp, sấy khô làm long, nhãn
còn là một vị thuốc quý, ñược sử dụng trong các bài thuốc ñông y cổ truyền
như nhãn sấy khô làm thuốc bổ, thuốc an thần ñiều trị chứng suy nhược thần
kinh, sút kém trí nhớ, mất ngủ, hay hoảng hốt. Hạt nhãn, vỏ quả nhãn ñều
dùng làm thuốc trong ñông y. Cây nhãn còn là cây xanh, cây bóng mát, cung
cấp cấp nguồn mật quan trọng có chất lượng cao cho nghề nuôi ong phát triển
[28], [33], [53], [44].
Cây nhãn cùng họ với cây vải và cây chôm chôm, là cây ăn quả nhiệt

ñới và á nhiệt ñới có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc. Do vậy cây nhãn
ñược trồng nhiều ở Trung Quốc, ðài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Năm
2001, Trung Quốc có diện tích 444.400 ha, sản lượng 495.800 tấn. Thái Lan,
diện tích 57.261 ha, sản lượng 186.800 tấn. Việt Nam năm 2002 diện tích
144.321 ha, sản lượng 647.583 tấn và ðài Loan diện tích 12.258 ha, sản
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

2

lượng 110.925 tấn với năng suất trung bình 9353 kg/ha, bình quân cây 31
kg/cây. Ngoài ra cây nhãn còn trồng ở một số nước như Philipin, Malaysia,
Ấn ðộ, Braxin, Israel, Australia, Trinidat, Mỹ… nhưng diện tích và sản lượng
không ñáng kể. [46], [54], [50].
Một trong những giống nhãn cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao là
giống nhãn Hương Chi. Giống nhãn này có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên với
ưu ñiểm nổi bật là thời gian chín của quả chính vụ (vào khoảng cuối tháng 7
ñầu tháng 8 dương lịch hàng năm), phẩm chất quả tốt, khối lượng quả lớn.
ðây là giống ñang ñược Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận
và ñang khuyến khích nhân rộng.
Cây nhãn cũng như hầu hết các cây trồng khác ñều cần cung cấp ñủ các
yếu tố dinh dưỡng ñể sinh trưởng và phát triển.
ðể ñảm bảo dinh dưỡng cho cây thì các biện pháp kỹ thuật sau thu
hoạch ñược coi là những biện pháp kỹ thuật tác ñộng ñầu tiên trong chu
kỳ(vòng) sinh trưởng của cây năm sau. Tuy nhiên, vấn ñề ñặt ra với người
trồng nhãn là trồng cơ cấu giống, cắt tỉa sau thu hoạch, dùng các chất ñiều tiết
sinh trưởng, phát triển, cho nhãn ra hoa, ñậu quả không bị cách năm, bón với
lượng bao nhiêu thì ñủ ñồng thời với các loại phân bón qua lá cung cấp chủ
yếu các yếu tố vi lượng, thuốc trừ bệnh thì phun loại nào cho tốt, loại nào có
thể tăng ñậu quả, hạn chế tối ña hiện tượng rụng quả. ðể giúp người trồng
nhãn giải quyết các khúc mắc trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:

“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ñến sinh trưởng,
phát triển và năng suất, chất lượng quả giống nhãn Hương Chi trồng tại
Gia Lâm Hà Nội”.
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
Từ kết quả nghiên cứu nhằm ñề xuất sử dụng một số biện pháp kỹ thuật như:
phân bón, cắt tỉa sau thu hoạch thích hợp góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh
cây nhãn vùng ðồng Bằng Sông Hồng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

3

1.2.2. Yêu cầu
- Xác ñịnh ñược biện pháp cắt tỉa, thời ñiểm khoanh cành sau thu hoạch
kết hợp với hóa chất KCLO
3
ñể nhãn ra hoa, ñậu quả, tăng năng suất, chất
lượng giống nhãn Hương Chi.
- Xác ñịnh lượng phân bón (phân hữu cơ, ñạm, lân, kali), phân bón lá
và thuốc bảo vệ thực vật thích hợp ñể cây nhãn sinh trưởng khoẻ, ra hoa ñậu
quả cho năng suất chất lượng cao.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- ðề tài có ý nghĩa trong việc xác ñịnh một số yếu tố tác ñộng sau thu
hoạch ảnh hưởng ñến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nhãn, quả
nhãn. Dựa trên cơ sở này xác ñịnh một số biện pháp kỹ thuật ñể ñiều chỉnh sự
sinh trưởng phát triển của cây nhãn, quả nhãn theo hướng có lợi nhất cho
người trồng nhãn.
- Kết quả của ñề tài sẽ là cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo,
bổ sung thêm những tài liệu khoa học phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu

cây ăn quả nói chung và cây nhãn giống Hương Chi nói riêng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ góp phần bổ sung vào việc xây dựng hoàn
thiện quy trình thâm canh cây nhãn ở miền Bắc nước ta nói chung và cây nhãn
giống Hương Chi nói riêng.




Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguồn gốc phân bố của cây nhãn
Theo nhiều nhà khoa học thì nhãn có nguồn gốc ở miền nam Trung
Quốc, ñời Hán Vũ ðế cách ñây hơn 2000 năm, ñã có sách ghi chép về nhãn
[23,1]. Một số ý kiến cho rằng nguồn nhãn có từ Ấn ðộ, nơi trồng nhiều nhãn
thuộc vùng tây Ghats có ñộ cao 1000m [48]
Nhãn ñược trồng ở nhiều nước trên thế giới: Trung Quốc, Thái Lan,
Ấn ðộ, Malaisia, Philippin, Việt Nam … Cho ñến cuồi thế kỷ 19 nhãn mới
ñược ñưa trồng ở châu Mỹ, Châu Phi, Châu ðại Dương ở các vùng Nhiệt
ñới và Á nhiệt ñới.
Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều nhãn nhất trên thế giới, diện tích nhãn
của Trung Quốc ñến năm 1995 ước tính khoảng hơn 8 vạn ha, các ñịa phương
trồng nhãn nhiều và tập trung là các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Tây, Quảng ðông,
Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Hải Nam Trong ñó Phúc Kiến là nơi trồng
nhãn nhiều và lâu ñời nhất, chiếm khoảng gần 50% diện tích của cả nước. Ở ñây
còn tồn tại nhiều cây nhãn cổ thụ trên 100 năm tuổi, ñặc biệt có một số cây trên

380 năm tuổi. Ở Quảng Tây, nhãn ñược trồng nhiều hai bên ñường từ Phúc Châu
ñến Hạ Môn có chiều dài hơn 300 km, có nơi mở rộng ñến 30 – 40km. Ở Quảng
ðông, nhãn ñược trồng nhiều tập trung ở vùng Châu Giang [22].
Ở Thái Lan, giống nhãn ñược nhập từ Trung Quốc và ñược trồng với
diện tích tương ñối lớn với khoảng 31.855 ha [33] nhãn ñược trồng chủ yếu ở
các tỉnh phía Bắc, ðông Bắc và vùng ñồng bằng miền Trung, nổi tiếng nhất là
ở các vùng như: Chiềng Mai, Lam Phun, Prae. Nhãn Thái Lan chủ yếu ñược
tiêu thụ trong nước, ngoài ra còn xuất khẩu sang thị trường Malaisia,
Philippin, Xingapo, Hồng Kông và các nước Tây Âu [29,44].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

5

Ở Việt Nam, nhãn ñược trồng từ bao giờ chưa ñược nghiên cứu, xác
ñịnh mặc dù cây nhãn ñã có mặt rộng rãi ở khắp mọi miền trên ñất nước
Leenhouto ( trích theo Vũ Công Hậu, 1996 ) [12] cho rằng, Kilimantan
(Indonesia ) cũng là một trong cái nôi của cây nhãn. Tác giả cuốn sách này
ñã gặp cây nhãn dại ở vùng ven biển gần Cà Ná cách Phan Rang khoảng
30 km về phía Nam. Vũ Công Hậu (1996) [12], cũng cho rằng miền Bắc
của nước ta có thể là một trong những vùng quê hương của cây nhãn. Cây
nhãn ñược trồng lâu nhất ở chùa Phố Hiến thuộc xã Hồng Châu, thị xã
Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên (Cách ñây khoảng 300năm) [12],[32].
Hiện nay nhãn ñược trồng nhiều ở các tỉnh ñồng bằng Bắc Bộ: Hưng
Yên, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Bắc Ninh,
Bắc Giang. Nhãn còn ñược trồng ở vùng ñất phù sa ven sông Hồng, sông
Thao, sông Lô, sông Mã, sông tiền, sông Hậu và các tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ,
Vĩnh Phúc….và lẻ tẻ ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
Trong những năm gần ñây do nhu cầu quả tươi tại chỗ, cây nhãn ñược
phát triển mạnh ở các tỉnh phía nam: cao Lãnh (ðồng Tháp), Vĩnh Châu (Sóc
Trăng), cù lao An Bình, ðồng Phú (Vĩnh Long)…ðặc biệt là các tỉnh Vĩnh

Long, Bến Tre…diện tích trồng nhãn tăng rất nhanh.[33]
2.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn trên thế giới.
Trên thế giới, Trung Quốc là nước có diện tích và sản lượng lớn nhất.năm
1995 ước tính khoảng hơn 8 vạn ha. Vùng trồng nhãn chủ lực là các tỉnh Phúc
Kiến, Quảng ðông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, và cũng là thị trường tiêu thụ nhãn lớn
nhất thế giới. Năm 2001, diện tích trồng nhãn ở Trung Quốc ñạt khoảng 444.400
ha, sản lượng ñạt khoảng 495.800 tấn [33].
Tại ðài Loan, năm 1998, diện tích trồng nhãn chỉ ñạt khoảng 11,808
ha, sản lượng khoảng 53,385 tấn. Năm 2002, diện tích trồng tăng không
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

6

ñáng kể 12,258 ha nhưng sản lượng tăng gấp ñôi 110,925 tấn. Cây nhãn
chiếm 5% tổng diện tích trồng cây ăn quả của cả nước ñứng sau cam quýt và
xoài. Sản lượng quả tươi phần lớn ñược tiêu thụ nội ñịa còn long nhãn xuất
khẩu ñi Mỹ và Singapore với số lượng ít [46,42,44,50].
Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng nhãn của một số nước trên thế giới
STT

Tên nước Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
1997 432.000 232.000
1 Trung Quốc
2001 444.400 495.800
1998 11,808 53,385
2 ðài loan
2002 12,258 110,925
1998 41.504 238,000
3 Thái lan

2000 82.240 358.000
1998 33.914 320.000
4 Việt Nam
2002 144.321 904.421
5 Australia 1995 200 300 - 1000
6 Floria (Mỹ) 1999 140-150 -
Nguồn: [29], [46], [42], [44], [50].
Thái Lan nhãn ñược trồng chủ yếu ở vùng ðông Bắc và ðồng bằng miền
Trung. Vùng trồng nhãn chính là Lamphun, Chieng Mai, Chieng Tai, Nan, Phra
Yao, Lampang, Phrae và Chanthaburi [49]. Năm 2002, diện tích trồng nhãn ñạt
82.240ha với sản lượng ñạt 358.000 tấn. Thái Lan là nước xuất khẩu lớn trên thế
giới, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng nhãn cả nước. Năm 1997, Thái Lan có
sản lượng nhãn xuất khẩu là 135.923 tấn (bao gồm nhãn tươi, nhãn sấy khô, nhãn
ñông lạnh và nhãn ñóng hộp) với giá trị 201 triệu USD. Các nước nhập khẩu nhãn
từ Thái Lan là Hồng Kông, Canada, Indonexia, Singapo, Anh, Pháp [42,44].
Ở Mỹ, nhãn ñược trồng tập trung ở phía nam Florida với các giống nhãn
ñược ñưa từ Trung Quốc sang từ những năm 1940. Sản phẩm nhãn của Mỹ
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

7

chủ yếu ñược bán ở thị trường ñịa phương [45].
Ở Australia, năm 1995 cây nhãn ñược trồng ước lượng khoảng 200 ha,
năng suất khoảng 1000 tấn quả tươi, cho ñến năm 2000 ñã có khoảng
72.000 cây ñã ñược trồng mới. Các giống trồng phổ biến ñược nhập từ
Trung Quốc, ðài Loan, Thái Lan như: Biew Khiew, Chompoo, Haew,
Dang, Kay Sweeney, và Fuhko2[47].
Ở các nước: Campuchia, Lào, Mianma, Inñonexia, Malayxia, Ấn ðộ, Nam
Phi nhãn ñược trồng với diện tích nhỏ vì họ ưu tiên cho cây vải. Giống nhãn trồng ở
các nước này chủ yếu ñược nhập từ Thái Lan, Israel [44].

2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn ở Việt Nam
Ở nước ta, cây nhãn là một trong những loại cây ăn quả chủ ñạo và ñược
nhiều ñịa phương quan tâm. Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2005, cả
nước có trên 60 tỉnh trồng nhãn với diện tích cả nước ñạt 120.300 ha và sản
lượng ñạt 628.800 tấn. Trong ñó, miền Bắc chiếm 46.700 ha, sản lượng ñạt
135.500 tấn (chiếm 38,8% về diện tích và 21,5% về sản lượng), miền Nam là
73.700 ha với sản lượng ñạt 439.300 tấn (chiếm 62,2% về diện tích và 78,5%
về sản lượng). So với năm 2000, diện tích tăng là 50.457 ha và sản lượng tăng
375.490 tấn. Trong những năm gần ñây, diện tích và sản lượng cảu nhãn có
xu hướng tăng so với những năm 1996, 1997 (ñạt 6.200 ha và sản lượng ñạt
275.900 tấn). Năm 2007, diện tích nhãn cả nước là 97,9 nghìn ha sản lượng ñạt
578 nghìn tấn riêng các tỉnh phía Bắc là 44 nghìn ha (45% so với cả nước)
nhưng sản lượng chỉ bằng 28,8% (166,5 nghìn tấn) do năng suất thấp: trong các
năm từ 2004 – 2007, năng suất nhãn bình quân tại các tỉnh phía Bắc ñạt 3,5 – 5,1
tấn/ha, thấp hơn bình quân chung cả nước (6,5 – 7,0 tấn/ha)[29].
Một số tỉnh có diện tích và sản lượng nhãn lớn trong vùng như: Sơn La
diện tích 13.500 ha (30,7%), sản lượng 39.400 tấn (23,7%); Hưng Yên diện
tích 2.800 ha, sản lượng ñạt 40.300 tấn; Hà Tây, Hòa Bình, Lạng Sơn, Tuyên
Quang, Thái Nguyên …[2]
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

8

Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng nhãn của một số ñịa phương một số năm trước ñây
2003 2004 2005
TT vùng
Diện
tích(ha)
Sản lượng
(tấn)

Diện
tích(ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện
tích(ha)
Sản lượng
(tấn)
Cả nước
126.265

569.687

121.096

606.433

120.300

628.800

+ Miền Bắc


44.902

118 228

46.700


135.500

ðồng bằng Sông Hồng 10.908

38 287

11.167

64,480

12.800

54.100

Hà Nội 200

1,188

206

1.236

200

1600

Hưng Yên 2,304

12,795


2,495

27,252

2.700

21.600

Hà Tây 1.635

7.378

1.666

8 282

2.000

6.400

Lào Cai 1,664

1,743

1,573

2,019

1.600


1.800

Sơn La 12.927

140.99

14,356

12.334

13.500

42.500

+ Miền Nam


76.194

488.205

73.700

493.300

Duyên Hải Nam Trung Bộ 253

428

307


449

3.000

5.000

Tây Nguyên 787

1957

832

2.684

9.000

3 200

ðông nam Bộ 29.762

64.244

25.985

73.942

24.800

76.600


ðồng bằng sông Cửu Long 52.896

425.133

49.070

411.130

47.700

413.000

Nguồn: Số liệu thống kê về Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản Việt Nam năm 2005 [ 29 ]
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

9

Diện tích trồng nhãn tập trung nhiều ở vùng ðồng bằng sông Cửu Long
và ðông Nam Bộ. Tính ñến năm 2005 diện tích trồng nhãn của vùng ðồng
bằng sông Cửu Long ñạt (47.700 ha), sản lượng ñạt khoảng 413.000 tấn.
Trong ñó, 3 tỉnh có diện tích lớn nhất là Vĩnh Long ( 10.700 ha), sản lượng
ñạt 112.400 tấn; Tiền Giang (9.800 ha), sản lượng ñạt 104.300 tấn. tại vùng
ðông Nam Bộ diện tích trồng nhãn ñạt (24.800 ha), tập trung ở các tỉnh: bình
Phước (7.600 ha), Tây Ninh (3.600 ha), ðồng Nai (4.900 ha)[29].
Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2005, cả nước có trên 60 tỉnh
trồng nhãn. Diện tích trồng nhãn giữa hai miền Nam Bắc chênh lệch nhau khá
rõ. Năm 2004, tổng diện tích trồng nhãn của cả nước là 121.096 ha, sản lượng
khoảng 606.433 tấn. Trong ñó, Miền Nam ñạt khoảng 76.914 ha và sản lượng
khoảng 488.205 tấn, miền Bắc là 44.902 ha và sản lượng 118.228 tấn.[29]

ðối với Việt Nam, trồng nhãn trước hết ñáp ứng nhu cầu qủa tươi trong
nước. Một số sản phẩm nhãn sấy khô ñược bán sang Trung Quốc bằng con
ñường tiểu ngạch. Vì vậy, vào các thời kỳ thu hoạch sản phẩm thường bị ứ
ñọng, ñặc biệt là những năm ñược mùa Theo Sở Nông Nghiệp & phát triển
Nông thôn tỉnh Hưng Yên các sản phẩm nhãn của Hưng Yên ñược tiêu thụ
qua 3 con ñường chính:
- Chế biến thành nhãn hộp : 5%
- Nhãn dùng ñể sấy : 45%
- Nhãn dùng ñể ăn tươi : 50%
Vấn ñề ñặt ra cho nghề trồng nhãn hiện nay là phải có công nghệ bảo
quản mới và cần áp dụng nhiều phương pháp bảo quản như nhà lạnh, chế biến
ñồ hộp, ép nước. Mặt khác, cần tìm ñược thị trường tiêu thụ mới và ổn ñịnh,
có như vậy mới kích thích ñược sản xuất phát triển [6, 27].
Diện tích trồng nhãn của cả nước năm 2007, là 102.900 ha, sản lượng ñạt
653.300 tấn. Diện tích trồng nhãn của miền Bắc là 44.900 ha, sản lượng ñạt
170.700 tấn. Trong ñó, Sơn La có diện tích trồng nhãn khoảng 12.900 ha, sản
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

10
lượng ñạt 37.700 tấn; Hưng Yên có diện tích trồng khoảng 2.800 ha, sản
lượng ñạt 36.600 tấn; Hà Nội có diện tích trồng nhãn là 2.000 ha (bao gồm cả
tỉnh Hà Tây cũ), sản lượng ñạt 2.700 tấn. Năm 2008, diện tích trồng nhãn của
cả nước ñạt 95.600ha, sản lượng ñạt 642.500 tấn. Trong ñó, miền Bắc có diện
tích trồng nhãn ñạt 43.000 ha, sản lượng ñạt 176.800 tấn. Diện tích trồng nhãn
của Hà Tây là 1.666 ha, trong ñó diện tích nhãn muộn gần 50 ha (riêng xã ðại
Thành ñạt trên 20 ha). Huyện Khoái Châu hiện có hơn 200 ha nhãn, trong ñó
nhãn chín sớm chiếm khoảng 15% và nằm rải rác ở một số xã như: Hàm Tử,
ðông Kết, Bình Minh với tổng sản lượng ñạt từ 2 - 3 tấn/năm.
Theo chủ một số trang trại trồng nhãn chín muộn ở xã ðại Thành, huyện
Quốc Oai và xã An Thượng, huyện Hoài ðức; Năm nay, nhãn muộn ở ngoại

thành Hà Nội không ñược mùa do thời tiết, diễn biến thất thường, không ñúng
với quy luật ngay từ ñầu năm nên sản lượng chỉ bằng khoảng 50% ñến 70% so
với mùa nhãn muộn năm ngoái. Tuy không ñược mùa về sản lượng nhưng chất
lượng quả vẫn ñạt tiêu chuẩn về hình dáng, ñộ ngọt, ñộ giòn, nên quả nhãn
muộn năm nay bán rất chạy và ñược giá. Nhờ chất lượng quả thơm ngọt, cùi
dày, giòn, màu sắc vỏ sáng ñẹp và cho thu hoạch muộn nên ñã trở thành một loại
cây ñặc sản và mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người dân. (theo thông tin
trang Web:(http: // www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx? -

[41a].
Theo Ông Nguyễn Văn Trí - Giám ñốc Trung Tâm Khuyến nông Hà Tây
cho biết hiện trong tổng số hơn 8.645 ha cây ăn quả ở Hà Tây, thì cây nhãn có
diện tích lớn nhất với 1.666 ha. Vụ nhãn năm nay, xã ðại Thành thu trên 50 tấn
quả. Do chất lượng thơm, ngon, quả to, lại thu hoạch muộn nên ñược tiêu thụ với
giá thành cao. ðáp ứng yêu cầu sản xuất, Trung tâm Khuyến nông Hà Tây ñã
sản xuất trên 9.000 cây giống nhãn chín muộn cung cấp cho các hộ nông dân
trong tỉnh và một số tỉnh phía Bắc. Hiện nay, diện tích nhãn ñã trồng sinh trưởng
và phát triển tốt, ít sâu bệnh. Trung tâm tiếp tục sản xuất trên 10.000 cây giống
nhãn muộn phục vụ nhu cầu mở rộng diện tích giống nhãn này. (Theo thông tin
trang Web: (http: //WWWvst.vista.gov.vn/ dien /marticle_view -) [41b].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

11
Bảng 2.3. Diện tích và sản lượng nhãn của một số vùng trong cả nước qua các năm gần ñây.
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Vùng trồng
Diện tích
(1000 ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
Diện tích

(1000 ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
Diện tích
(1000 ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
Diện tích
(1000 ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
Cả nước 107.9 588.1 102.9 563.3 95.6 642.5 93.293 608.511
Miền Bắc 45.6 119.8 44.9 170.7 43.0 176.8 42.874 152.656
ðồng bằng sông Hồng 11.7 51.1 12.0 80.3 11.7 96.0 11.706 67.945
Hà Nội 0.2 2.1 0.2 2.7 2.2 20.3 2.187 16.684
Hưng Yên 2.8 18.6 2.8 36.6 2.7 40.8 2.781 19.500
Sơn La 13.5 32.1 12.9 37.7 12.2 20.7 12.073 28.316
ðông Bắc Bộ 15.1 25.1 14.9 38.3 13.8 46.1 13.842 42.224
Tây Bắc Bộ 16.7 38.0 15.8 45.8 15.2 27.2 15.027 34.929
Bắc Trung Bộ 2.1 5.6 2.2 6.3 2.3 7.5 2.298 7.558
Miền Nam 62.3 468.3 58.0 482.6 52.6 465.7 50.419 455.855
Duyên Hải Nam Trung Bộ 0.3 0.4 0.2 0.4 0.2 0.6 193 509
Tây Nguyên 1.1 3.8 1.0 3.8 1.0 5.0 1.066 5.499
ðông Nam Bộ 18.1 67.8 15.3 71.7 11.4 55.7 10.910 62.512
ðồng bằng sông Cửu Long

42.8 396.3 41.5 406.7 40.0 404.4 38.250 387.335
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

12

Nguồn: Số liệu thống kê Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản Việt Nam năm 2009[29]

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

13
Ở miền Nam, nhãn ñược trồng tập trung chủ yếu ở vùng ðồng bằng
sông Cửu Long và vùng ðông Nam Bộ. Năm 2007, diện tích trồng nhãn của
cả vùng ðồng bằng sông Cửu Long ñạt 41.500 ha, sản lượng ñạt khoảng
406.700 tấn. Trong ñó, diện tích trồng nhãn của Vĩnh Long là 9.900 ha, sản
lượng ñạt khoảng 101.200 tấn; Tiền Giang có diện tích trồng nhãn là 8.700
ha, sản lượng ñạt khoảng 107.200 tấn [29].

Hiện nay, bằng việc lựa chọn giống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật ñể
ñiều khiển thời gian ra hoa, ñậu quả ñã làm tăng năng suất, giảm rủi ro, kéo
dài thời gian thu hoạch nhãn ñã ñem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
2.3 Các giống nhãn ñược trồng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Các giống nhãn ñược trồng phổ biến trên thế giới
Hiện nay, cây nhãn ñược trồng ở rất nhiều nước trên thế giới với bộ
giống phong phú và ña dạng.
Trung Quốc có khoảng 400 giống khác nhau và có 40 giống ñược trồng với
mục ñích thương mại trong ñó 14% là giống chín sớm, 68% là giống chính
vụ, 18% là giống chín muộn. Thời gian thu hoạch của nhãn kéo dài từ cuối
tháng 7 ñến cuối tháng 9. Các giống nổi tiếng như ðại Ô Viên, Thạch Hiệp.
Trữ Lương, Ô Long Linh, ðông Bích, Quảng Nhân, Băng ðường Nhục [29].
Ngoài ra, Jin Song Huang và cộng sự ở Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp
Phúc Kiến 2000 cũng ñã theo dõi và ñánh giá một số dòng nhãn hạt lép trên
30 năm. Các dòng nhãn có triển vọng là: Minjiao N02, Minjiao N03, N04,
N05. Trong ñó dòng Minjiao N04 là dòng có triển vọng nhất là dòng có triển
vọng nhất, vì có tỷ lệ hạt lép cao, quả to, chất lượng tốt và năng suất
cao.[43,51,52]

ðài Loan có hơn 40 giống nhãn và ñược phân chia thành 3 nhóm
giống: chín sớm, chính vụ và chín muộn. Những giống chủ yếu gồm: Giống
nhãn trên vỏ có phấn, giống nhãn vỏ ñỏ, giống nhãn vỏ xanh, giống nhãn
tháng 10.

×