Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận Tìm hiểu về độc chất Xianua và ảnh hưởng của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.81 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các ngành công nghiệp và nhu cầu về
các sản phẩm, hóa chất của con người ngày càng gia tăng. Có cầu ắt sẽ có cung,
nhưng việc cung ngày càng tăng dẫn tới nhu cầu về nguyên vật liệu cũng tăng và
một hệ quả tất yếu là sự ô nhiễm môi trường. Hàng trăm tấn chất thải được thải ra
môi trường mà chưa qua xử lý hoặc xử lý kém hiệu quả và thiếu sự quản lý chặt
chẽ của các cơ quan chức năng đã làm môi trường, hệ sinh thái ngày một suy thoái.
Một trong những chất thải cực độc và gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái cũng như
con người hiện nay là xyanua. Vậy xyanua là gì? Vì sao nó độc? Vì sao nó tác
động xấu đến môi trường hiện nay ??? Vì những lý do trên mà bài tiểu luận của em
sẽ tìm hiểu những vấn đề cơ bản của chất độc xyanua, con đường di chuyển trong
môi trường cũng như khả năng tích lũy, chuyển hóa và phân giải sinh học của
xyanua trong môi trường.
1.1. Giới thiệu chung về cyanua
Cyanua là tên gọi chung của các hợp chất cực độc có thể gây chết người có chứa
gốc CN
-
. Cyanua tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm:
- Cyanide ở thể khí, không màu như Hydrogen cyanide (HCN) hay cyanogen
chloride (CNCl)
- Cyanide ở thể rắn như sodium cyanide (NaCN) hay potassium cyanide
(KCN)
Đối với axit cyanhidric (HCN) là một axit rất yếu (yếu hơn cả axit cacbonic). Khi
ở thể khan là chất lỏng linh động, sôi ở 20
o
C, đông đặc ở -14
o
C, không màu, có
mùi hạnh nhân, vị đắng, hòa tan dễ trong nước và rượu. Trong phòng kín hơi HCN
không thể thoát ra được và trở nên rất độc
Các muối của cyanide như NaCN, KCN là các muối tinh thể trắng, dễ bị phân hủy


trong không khí bởi hơi nước, CO
2
, SO
2
… tan rất tốt trong nước, ít tan trong rượu,
tan trong dung dịch rượu. Dung dịch của các muối này có tính kiềm mạnh do đây
là muối của axit yếu và bazo mạnh nên trong nước các muối này bị thủy phân và
có môi trường kiềm
Đicyan (CN)
2
là chất khí độc, không màu, mùi hạnh nhân, tan tốt trong rượu và
nước. Đicyan hình thành do nhiệt phân một số muối cyanide như Hg(CN)
2
hay oxi
hóa CuCN bằng FeCl
3
Cyanide ở trạng thái tự do CN rất độc nhưng khi nó liên kết bền trong phức như
Fe[Fe(CN)
6
] thì lại không độc do sự phân ly của phức quá nhỏ nên trong dung dịch
nồng độ CN không đủ để gây độc
1.2. Nguồn gốc phát sinh
1.2.1. Nguồn gốc tự nhiên
Trong tự nhiên cyanua có thể được sản sinh ra bởi các vi khuẩn, nấm và tảo. Có ít
nhất 1000 loài thực vật và vi sinh vật thuộc 90 họ đã được chứng minh là có chứa
một hoặc nhiều hơn 20 chất có khả năng sản xuất cyanide (Seigler, 1976). Ngoài ra
có khoảng 800 loài thực vật bậc cao của 70-80 họ bao gồm các loài như: sắn, lanh,
măng tre nứa, đào, lê, mận, khoai tây, rau bina, hạnh nhân và các loài cây họ đậu
có chứa các dẫn xuất của cyanide (Eyjolfsson,1970). Trong cơ thể người cyanide
có thể kết hợp với một số loại hóa chất (hidroxocobalamin) để hình thành vitamin

B12. Ngoài ra cyanua còn được tiết ra bởi một số loại động vật như rết rồng
(Desmoxytes purpurosea), quấn chiếu…
1.2.2. Nguồn gốc nhân tạo
Nguồn gốc chính phát sinh cyanua trong đất và nước là từ các hoạt động công
nghiệp. Nguồn thải chính của cyanua trong nước là từ quá trình khai thác mỏ, công
nghiệp hóa chất hữu cơ, những ngành công nghiệp liên quan đến sắt, thép.
Ngoài ra các hoạt động giao thông, từ những ngành công nghiệp hóa chất, chất đốt
từ những nhà dân và thuốc trừ sâu có chứa cyanide. Đặc biệt là trong ngành khai
thác vàng một lượng lớn cyanide được thải ra bởi vàng có khả năng hòa tan trong
cyanide kiềm (KCN, NaCN) khi có mặt oxi. Nếu quá trình này được thực hiện
nghiêm chỉnh theo chu trình kín, cyanide sẽ được thu hồi và không gây ô nhiễm
môi trường. Tuy nhiên, thực tế tại các bãi vàng những người làm vàng tự do lại
không thực hiện khâu xử lý cyanide dư thừa sau khi tách vàng ra khỏi bùn và nước
lọc, chính vì thế nên một lượng lớn cyanide được phát thải ra môi trường.
1.3. Ứng dụng của cyanide
Acid cyanhydric và các muối cyanide tan của nó là chất độc rất mạnh, chỉ cần
lượng chừng 50 mg là có thể giết chết một người. Tuy nhiên các muối kim loại của
acid cyanhydric lại có vai trò rất lớn trong nhiều ngành công nghiệp:
- Công nghiệp mạ vàng, bạc, đồng hoặc các kim loại khác.
- Công nghiệp khai thác vàng - lấy vàng bằng phương pháp cyanide hoá.
- Công nghiệp sản xuất các pigmen mầu dùng cho ngành công nghiệp sơn, bột
vẽ, dệt nhuộm cần các muối cyanide làm nguyên liệu.
- Công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu: calcium cyanide để diệt rệp và côn
trùng trong nhà ở.
Trong y dược, acid cyanhydric được dùng ở dạng muối như Hg(CN)2 hay ở thể kết
hợp như nước anh đào với tỷ lệ 1% HCN. Cyanide là một chất loại cực độc nhưng
nó lại được sử dụng phổ biến trong sản xuất, vì vậy nếu không có những quy chế
chặt chẽ và có tính khả thi trong các khâu nhập khẩu, lưu thông phân phối, bảo
quản, sử dụng và kiểm soát ô nhiễm, cyanide có thể gây tác hại lớn cho môi trường
và sức khỏe con người

1.1.3. Con đường di chuyển của cyanide trong môi trường
Cianide đi vào môi trường nước, không khí và đất là kết quả của những quá trình
tự nhiên và hoạt động công nghiệp của con người. Khi cyanide tồn tại trong môi
trường đất, theo các dòng chảy, phong hóa thì các chất ô nhiễm có chứa cyanide sẽ
được đưa vào môi trường nước. Trong môi trường nước các cyanide kém bền bị
bay hơi và đi vào môi trường không khí. Một số hợp chất cyanide bị quang hóa và
thủy phân để tạo thành NH
3
. Các phức cyanide kim loại bị kết tủa lắng đọng ở các
lớp trầm tích, sau đó dưới tác dụng của vi khuẩn, vi sinh vật phân hủy sinh học để
tạo thành NH
3
và CO
2
.Các cyanide cũng có thể bị thủy phân một phần để tạo
thành nitrat hòa tan trong nước. Một phần cyanide sẽ tạo phản ứng với Sunfua để
tạo thành Thiocyanades (SCN
-
) - là nhóm những hợp chất được hình thành khi
sulfur, carbon và nitrogen kết hợp với nhau. Thiocyanates được tìm thấy trong
nhiều thức ăn và thực vật; tuy nhiên, chúng được sinh ra chủ yếu từ những phản
ứng giữa cyanide tự do và sulfur. Phản ứng này xảy ra trong môi trường (ví dụ,
trong những dòng chất thải có chứa cyanide) và trong cơ thể con người sau khi
nuốt hoặc hấp thụ cyanide. Nguồn thải từ quá trình khai thác than, vàng, bạc và
những mỏ công nghiệp làm cho Thiocyanates có mặt trong nước là chủ yếu.
Thiocyanates trong đất là kết quả của việc sử dụng trực tiếp hoá chất diệt cỏ dại và
sử dụng bừa bãi những sản phẩm từ quá trình công nghiệpvà một phần nhỏ được
thoát ra từ những thực vật bị hư, thối rữa như cây mù tạc, cải xoăn và cải bắp.
1.4. Khả năng tích lũy, chuyển hóa và phân giải sinh học của các chất trong
môi trường

1.4.1. Khả năng tích lũy trong môi trường
Trong môi trường không khí, cyanide xuất hiện chủ yếu ở dạng khí là
hydrogen cyanide. Một lượng nhỏ cyanide trong không khí xuất hiện ở dạng các
hạt bụi nhỏ. Cuối cùng lượng bụi này sẽ lắng xuống mặt đất và mặt nước. Khi mưa
và có tuyết rơi sẽ giúp loại bỏ đi lượng cyanide có trong không khí. Tuy nhiên, khí
hydrogen cyanide không dễ dàng loại bỏ bằng cách lắng xuống, mưa hay là tuyết .
Thời gian bán phân hủy của khí hydrogen cyanide trong không khí khoảng từ 1 đến
3 năm.
Trong môi trường nước, hầu hết cyanide ở trên bề mặt nước sẽ hình thành
hydrogen cyanide và bay hơi. Cyanide ở trong nước sẽ được chuyển thành những
chất bớt độc hại hơn nhờ những vi sinh vật hoặc sẽ hình thành một phức chất với
kim loại, ví dụ như sắt. Người ta chưa xác định được thời gian bán phân hủy của
cyanide trong nước. Cyanide trong nước không tích tụ lại trong cơ thể của cá và
các động vật thủy sinh. Nồng độ cyanide giảm đáng kể theo độ sâu do xảy ra quá
trình phân hủy và chuyển đổi. Ở độ sâu trên 4 – 6m của một hồ chứa chứa chất
thải, các xyanide tự do nhanh chóng bị phân hủy, các hợp chất xyanide tồn tại còn
lại chủ yếu là các phức đồng-cyanide và quá trình chuyển đổi các phức đồng-
cyanide thành hợp chất sắt-cyanide không độc hại và CuCN không tan
Trong môi trường đất, cyanide có thể hình thành hydrogen cyanide và bay hơi
đi. Cyanide và phức xyanua kim loại có thể hấp phụ lên các thành phần vô cơ và
hữu cơ bao gồm oxit nhôm, sắt, mangan, một số loại sét, fensfat và cacbon hữu cơ.
Mặc dù sự duy trì sự hấp phụ lên các vật liệu vô cơ là không rõ ràng nhưng lại có
ràng buộc mạnh mẽ với các chất hữu cơ.
Trong đất luôn có những vi sinh vật có khả năng phân hủy, biến đổi cyanide
thành những hoá chất khác. Đôi khi cyanide không bị phân huỷ trong đất bởi các vi
sinh vật nhưng nó không thường xuyên thấm vào mạch nước ngầm. Với sự tập
trung một lượng lớn, cyanide trở nên độc hại cho những vi sinh vật trong đất. Vì
vậy những vi sinh vật này không còn khả năng chuyển hóa cyanide thành những
dạng chất hoá học khác nữa, như vậy cyanide có thể thấm qua đất vào mạch nước
ngầm.

1.4.2. Khả năng chuyển hóa trong môi trường
Xyanua phản ứng dễ dàng trong môi trường và chuyển hóa thành các phức chất và
muối cố định trong môi trường. Hầu hết các phức cyanide ít độc hơn cyanide,
nhưng những phức axit phân ly yếu như phức của đồng và kẽm là các phức tương
đối bền vững và dễ bị phân tán trở lại môi trường. Các phức xyanua sắt tạo kết tủa
không tan với sắt, đồng, kẽm, mangan và cadimi trong môi trường có pH từ 2-11.
Các muối xyanua kim loại kiềm dễ bị đioxit cacbon (CO
2
) trong không khí phân
hủy tạo thành HCN
2NaCN + CO
2
=> 2HCN + Na
2
CO
3
Xyanua trong nước sẽ được chuyển hóa thành những hợp chất ít độc hơn nhờ hoạt
động của vi sinh vật hoặc sẽ hình thành một phức chất với kim loại ví dụ như sắt.
Tuy nhiên, sắt-xyanua có thể bị quang phân và thải ra cyanua nếu tiếp xúc với tia
cực tím
Trong các điều kiện có các tác nhân oxy hóa mạnh như ozon, hydrogen peroxide
hoặc hypochlorite các cyanide bị oxy hóa thành cyanate ít độc hơn. Tuy nhiên, sự
hấp phụ của cyanua trên vật liệu hữu cơ và vô cơ trong đất chính là sự thúc đẩy
quá trình oxy hóa của nó trong tự nhiên. Cyanide cũng có khả năng phản ứng với
một số loại lưu huỳnh trong tự nhiên như lưu huỳnh tự do, quặng sunfit như
chalcopyirit (CuFeS
2
), pyrrhorit (FeS)… để thành các hợp chất thiocyanate ít độc
hơn
Trong môi trường nước các ion cyanua tự do sẽ bị bay hơi thành hydrogen

cyanide. Lượng cyanide bị bay hơi tăng lên khi pH giảm, nhiệt độ tăng
1.4.3. Khả năng phân hủy sinh học
Trong điều kiện hiếu khí, hoạt động của vi sinh vật có thể phân hủy xyanua thành
ammoniac, sau đó oxy hóa thành nitrat. Quá trình này có hiệu quả với nồng độ
xyanua từ 200 ppm trở lên. Mặc dù quá trình phân hủy sinh học cũng xảy ra trong
điều kiện yếm khí tuy nhiên khi nồng độ lớn hơn 200 ppm thì nó gây độc cho các
vi sinh vật nên quá trình phân hủy sinh học bị gián đoạn
Cyanide hydratase (EC 4.2.1.66) (formamide hydro-lyase) là một enzyme có khả
năng chuyển hoá xyanua trong nước thải công nghiệp thành amoniac và formate
thông qua một bước phản ứng.
Cyanide hydratase được phân lập từ một vài loại nấm như: Phanerochaete
Chrysosporium. Cyanide hydratase từ nấm thích hợp để xử lý các chất thải công
nghiệp chứa xyanua.
Một số vi khuẩn Gram âm như Alcaligenes denitrificans cũng tiết ra cyanidase có
ái lực độ bền cao và có khả năng loại xyanua ở nồng độ rất thấp < 0.02 mg dm
-3
CN.
1.5. Khả năng tác động lên hệ sinh thái và con người
1.5.1. Tác động đến con người
Xyanua là chất độc cấp tính đối với con người. Dạng chất lỏng hoặc khí HCN và
các loại muối của xuanua có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa
hoặc hấp thụ qua da và mắt. Tốc độ hấp thụ qua da tăng lên khi da có những vết
cắt, trầy xước hoặc ẩm ướt. Qua quá trình hô hấp, các muối của xyanua có thể dễ
dàng hòa tan và hấp thụ khi tiếp xúc với lớp niêm mạc ẩm. Nồng độ cho phép tiếp
xúc nhiều lần trong không khí là 10ml/m
3
hoặc 11mg/m
3
không khí ở 20
0

- Axit xyanhydric tác dụng lên quá trình hô hấp tế bào bằng cách làm tê liệt các
men sắt của xyto erom oxydaza hoặc men đỏ vacbua (Warburg). Do thiếu oxy nên
máu trong tĩnh mạch có mầu đỏ thẫm và có những triệu trứng ngạt.
- Axit xyanhydric gây độc nhanh qua đường hô hấp, với liều lượng 0,3mg/1kg
trọng lượng cơ thể đã có thể gây chết ngay. Nồng độ từ 0,12 - 0,15mg/l gây chết từ
30 phút đến 1 giờ. Qua đường tiêu hoá: liều lượng gây tử vong là 1mg/1 kg trọng
lượng cơ thể đối với các muối như KCN, NaCN.
* Triệu chứng
- Ngộ độc cấp tính: Xảy ra khi hít phải hay uống phải liều cao HCN. Ngộ độc xảy
ra rất nhanh chóng, các trung tâm hành tuỷ bị tê liệt, người bị nạn bất tỉnh, co giật
và các cơ bị cứng. Sự hô hấp bị ngắt quãng và dừng lại, tim đập rất nhanh và
không đều, nạn nhân chết sau 1 - 2 phút.
- Ngộ độc bán cấp tính: Các hiện tượng thường gặp là chóng mặt, buồn nôn, đau
đầu, các niêm mạc hô hấp bị kích thích. Nạn nhân sợ hãi, lo lắng nhưng vẫn còn
sáng suốt, sau đó xuất hiện rối loạn thần kinh, co giật, dãn đồng tử, cứng hàm, hiện
tượng ngạt bắt đầu, nạn nhân chết sau 20 phút. Nếu cấp cứu kịp thời, nạn nhân
không chết nhưng tổn thương tim, tê liệt bộ phận.
- Ngộ độc thường diễn: Xảy ra đối với những người làm việc thường xuyên ở nơi
có khí HCN bốc lên. Các hiện tượng rõ rệt là đau đầu, chóng mặt, nôn và mệt
nhọc.
1.5.2. Tác động lên hệ sinh thái
Tảo và thực vật bậc cao có thể chịu đựng nồng độ xyanua trong môi trường cao
hơn nhiều cá và động vật không xương, NOEC = 160 µg/lít trở lên. Thực vật thủy
sinh không bị ảnh hưởng bởi xyanua ở nồng độ có thể gây chết các loài nước ngọt
và cá biển và động vật không xương sống.
Cá và động vật thuỷ sinh đặc biệt nhạy cảm khi tiếp xúc xyanua. Nồng độ xyanua
tự do trong môi trường nước khác nhau, 5,0-7,2 µg/l giảm hiệu suất bơi và ức chế
sinh sản ở nhiều loài cá. Tác dụng phụ khác bao gồm tỷ lệ tử vong chậm trễ, bệnh
lý, nhạy cảm với ăn thịt, hô hấp bị gián đoạn, rối loạn khả năng điều hòa thẩm thấu
và dị hình.

Nồng độ 20-76 µg/l miễn phí xyanua gây ra cái chết của nhiều loài, và nồng độ
vượt quá 200 µg/l được nhanh chóng độc hại đối với hầu hết các loài cá.
Đặc biệt các ngành công nghiệp đang phát thải ra môi trường một lượng lớn chất
thải chứa xyanua gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái. Các sự cố
môi trường của các chất thải gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. Ví dụ, năm
2000, do một thảm họa khốc liệt đã xảy ra tại một mỏ vàng ở Baia Mare, Rumani
do một trận mưa lớn, đá và tuyết đã làm vỡ đập chứa chất thải cyanua, ước tính
khoảng 100.000 m3 nước nhiễm cyanua, với nồng độ cao gấp 400 lần giới hạn cho
phép chảy từ con đập ra ngoài hòa vào dòng nước sông Tisza (Hungary), một phụ
lưu của sông Danube, gây thiệt hại nghiêm trọng trên 1.000 km đường thủy, làm
chết 10 nghìn tấn cá và làm cho hơn 2,5 triệu người không có nước uống. Vụ tràn
chất thải trên buộc ngành công nghiệp khai thác vàng của Rumani nói riêng và thế
giới nói chung phải đưa ra các quy định luật pháp nhằm hạn chế việc sử dụng
cyanua
1.6. Cơ chế tác động đến con người và sinh vật
1.6.1. Cơ chế
Cyanide ngăn cản việc lấy oxy của những tế bào trong cơ thể làm cho những tế bào
này chết đi, ở mức độ cao hơn có thể gây chết người nhanh chóng do bị ngạt thở.
Dấu hiệu đặc trưng của cá khi bị nhiễm cyanide là mang đỏ rực lên do cyanide tác
động lên oxydaza-men chuyển oxy từ máu vào mô. Nếu có các phức chất đi kèm
thì cyanide sẽ bớt độc hơn.
Cyanide đi vào cơ thể con người khi chúng ta thở, ăn, và uống nước có chứa
cyanide. Ngoài ra, cyanide còn vào cơ thể con người qua da, hình thức này chỉ phổ
biến khi con người làm việc trong môi trường có liên quan đến cyanide.
Một khi cyanide đã vào cơ thể con người, chúng nhanh chóng đi vào máu. Có khi
cyanide được chuyển thành thiocyanate, ít độc hơn, và được đào thải khỏi cơ thể
qua đường phân. Tuy nhiên, có những trường hợp cyanide trong cơ thể lại kết hợp
với hydroxocobalamin hình thành nên B12. Vitamin B12 là một chất hoá học có
chứa cyanide rất có lợi cho cơ thể con người. Nó giúp bạn ngăn ngừa bệnh thiếu
máu do thiếu sắt. Cyanide được quy định ở một liều lượng cho phép trong vitamin

B12 để nó không thể trở thành nguồn cyanide và gây hại cho cơ thể.
Một lượng nhỏ cyanide khi vào cơ thể bị biến đổi thành carbon dioxide (CO2), sẽ
được đào thải khỏi cơ thể khi chúng ta thở. Hầu hết cyanide và các sản phẩm của
nó sẽ ra khỏi cơ thể trong vòng 24h sau khi bị nhiễm.
1.6.2. Cách điều trị khi bị ngộ độc cyanide
Nếu bị ngộ độc bằng đường hô hấp: Đưa bệnh nhân ra khỏi vùng nhiễm độc,
người làm cấp cứu phải đeo mặt nạ đề phòng. Tiến hành ngay hô hấp nhân tạo, cho
thở ô xy hoặc cacbongen để loại nhanh chất độc qua đường phổi. Tiêm các thuốc
trợ tim như Caphein campho, niketamit. Nếu đã truỵ tim, tiêm thẳng vào tim ubain.
Đồng thời với việc làm các cấp cứu, vãn hơi, hô hấp tế bào cần tiến hành:
+ Tiêm tĩnh mạch glutation liều 0,01
+ Tiêm các chất tạo nên methemoglobin.
Cũng có thể điều trị bằng các chất tạo nên methemoglobin khác:
+ Tiêm tĩnh mạch 5-10ml dung dịch 2-3% natrinitrit sau đó tiêm tiếp vài lần nữa
(liều không quá 1-1,5g)
+ Tiêm tĩnh mạch 50ml dung dịch xanh metylen.
Ngoài ra có thể dùng các thuốc chuyển HCN thành chất không độc như tiêm natri
tiosunphat (20ml dung dịch 25% vào tĩnh mạch) có thể tới 200ml.
- Nếu ngộ độc qua đường tiêu hoá thì dùng với apomocphin để gây nôn. Rửa dạ
dày với dung dịch 2% KMnO
4
, hoặc với pehyrol và cấp cứu như đã nêu trên.

KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu về xyanua bài tiểu luận đã rút ra được những điểm chính
sau:
- Xyanua là tên gọi chung các chất cực độc có chứa gốc CN
-
bao gồm: axit
cyanhydric (HCN) và các muối cyanate

- Nguồn gốc phát sinh xyanua gồm:
+ Nguồn tự nhiên: Có trong các hạt hạnh nhân, đào, mận, măng tre, rau
bina… Ngoài ra được sinh ra bởi một số vi khuẩn, nấm , tảo và một số loài
rết
+ Nguồn nhân tạo: Từ các hoạt đông công nghiệp như: Khai thác vàng, công
nghiệp luyện kim, sản xuất thuốc trừ sâu…
- Cyanua chuyển hóa và tồn tại ở các trạng thái khác nhau ở các môi trường
khác nhau. Và đây là một chất không tích lũy sinh học trong cơ thể sinh vật
- Là một chất cực độc đối với con người và hệ sinh thái. Có thể xâm nhập vào
cơ thể con người qua cả 3 con đường: hô hấp, tiêu hóa, qua da. Ở liều lượng
cao có thể gây chết
Chính vì những tính chất trên mà ô nhiễm xyanua cần được quản lý một cách chặt
chẽ, cần có những biện pháp thích hợp để xử lý, tiêu hủy cũng như tái sử dụng
xyanua trong công nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />Quy-trinh-cong-nghe-tieu-huy-tai-su-dung-Xyanua-vb45967.aspx
3. />%E1%BB%AB-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-cyanua-trong-khai-th
%C3%A1c-v%C3%A0ng.aspx
4. />5. />

×