Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tiểu luận môn học kinh tế vĩ mô KINH TẾ VĨ MÔ – NỀN KINH TẾ MỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 32 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC


KINH TẾ VĨ MÔ

TÊN ĐỀ TÀI:
KINH TẾ VĨ MÔ – NỀN KINH TẾ MỞ

GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao
Lớp: Cao học K15A
Thành viên nhóm 2:
 Trần Thị Vân Anh
 Lư Ánh Ngà
 Dư Thị Lan Quỳnh
 Nguyễn Thị Kim Trúc
 Nguyễn Nữ Hoàng Vy







TP. Hồ Chí Minh, Tháng 11/2014






DANH SÁCH NHÓM VÀ CÔNG VIỆC PHÂN CÔNG



STT

HỌ TÊN CÔNG VIỆC GHI CHÚ
1

Trần Thị Vân Anh
Thực tiễn nền kinh tế mở Việt Nam
giai đoạn 2008-2013
Thuyết trình thực tiễn
Nhóm trưởng
2

Lư Ánh Ngà
Những yếu tố ảnh hưởng đến các
luồng chu chuyển quốc tế và mức
giá cả được sử dụng cho những
giao dịch này trong nền kinh tế nhỏ
và mở cửa
Thuyết trình các nhân tố ảnh hưởng

3

Dư Thị Lan Quỳnh
Tổng quan kinh tế vĩ mô cho nền

kinh tế mở
Thuyết trình phần tổng quan

4

Nguyễn Thị Kim Trúc
Mối quan hệ giữa luồng vốn và
hàng hóa quốc tế,cán cân thương
mại
Tổng hợp, làm slide thuyết trình
Chuẩn bị nội dung phản biện

5

Nguyễn Nữ Hoàng Vy
Thực tiễn nền kinh tế mở Việt Nam
giai đoạn 2008-2013
Thuyết trình thực tiễn

i



MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
CHƯƠNG 1 1
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CHO NỀN KINH TẾ MỞ 1
1.1 Giới thiệu tổng quan về nền kinh tế mở. 1
1.2 Các thành phần biến số vĩ mô của nền kinh tế mở 1

1.2.1 Thu nhập quốc dân 1
1.2.2 Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế mở 2
1.2.3 Mối quan hệ giữa luồng vốn và hàng hóa quốc tế. 3
1.2.4 Cán cân thương mại. 5
CHƯƠNG 2 7
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC LUỒNG CHU CHUYỂN QUỐC TẾ
VÀ MỨC GIÁ CẢ ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO NHỮNG GIAO DỊCH NÀY TRONG
NỀN KINH TẾ NHỎ VÀ MỞ CỬA: 7
2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến các luồng chu chuyển quốc tế: 7
2.1.1 Chi tiêu Chính phủ: 8
2.1.2 Chính sách thuế: 9
2.2 Tỷ giá hối đoái: 9
2.2.1 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực: 10
2.2.2 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và xuất khẩu ròng: 10
2.2.3 Các nhân tố quyết định và tác động đến tỷ giá hối đoái thực tế: 11
2.2.4 Các nhân tố quyết định tỷ giá hối đoái danh nghĩa: 13
CHƯƠNG 3 15
THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ MỞ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2013 15
3.1 Tình hình cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013: 15
3.2 Lãi suất thực ở Việt Nam và tác động của nó đến cán cân thương mại 17
3.2.1 Lãi suất thực ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 17
3.2.2 Tác động của lãi suất thực đến cán cân thương mại 19
3.3 Chính sách tài khóa và tác động của nó đến cán cân thương mại 20
3.4 Biến động tỷ giá và mối quan hệ với cán cân thương mại 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

ii




DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Lãi suất trong nền kinh tế nhỏ mở cửa 8

Hình 2.2: Thay đổi cán cân thương mại khi chính sách tài chính mở rộng. 9

Hình 2.3: Tỷ giá hối đoái ròng và tỷ giá hối đoái thực tế. 10

Hình 2.4: Tỷ giá hối đoái thực tế được quy định như thế nào? 11

Hình 2.5: Tỷ giá hối đoái thực tế được quy định như thế nào? 12

Hình 2.6: Tác động của chính sách tài chính mở rộng ở nước ngoài tới tỷ giá hối đoái thực
tế. 12

Hình 2.7: Tác động của sự dịch chuyển đường cầu đầu tư sang trái đối tới tỷ giá hối đoái
thực tế. 12

Hình 2.8: Tác động của chính sách bảo hộ mậu dịch tới tỷ giá hối đoái thực tế 13

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 15

Bảng 3.2: Lãi suất thực của Việt Nam qua các năm 2008 - 2013 17

Bảng 3.3: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm 2008 – 2013 18

Bảng 3.4 : Thâm hụt Ngân sách nhà nước giai đoạn 2008-2012 20


Bảng 3.5: Cán cân thanh toán Việt Nam năm 2009 – dự kiến năm 2014, 2015 25

Bảng 3.6:Bảng thống kê tỷ giá chính thức (USD/VND) từ năm 2007 - 2012 26

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Cán cân thương mại hàng hóa giai đoạn 2003 - 2012 16

Biểu đồ 3.2: Lãi suất ngân hàng trung bình Việt Nam từ 2008 – đầu năm 2014 18

Biểu đồ 3.3:Biểu đồ thể hiện tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 01/01/2011 đến
21/06/2014 27


1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CHO NỀN KINH TẾ MỞ
1.1 Giới thiệu tổng quan về nền kinh tế mở.
Một nền kinh tế không có bất cứ mối liên hệ với nước ngoài, hay nói cách
khác là nền kinh tế đóng, hiện này gần như không tồn tại. Đa số các quốc gia đều
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra bên ngoài, đồng thời nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ từ nước ngoài về.
Tự do xuất nhập khẩu làm lợi cho dân cư tất cả các nước. Thương mại quốc
tế cho phép mỗi nước chuyên môn hóa vào mặt hàng hóa mà mình sản xuất có
hiệu quả nhất, đồng thời nó cũng cung cấp cho mọi người hàng hóa và dịch vụ đa
dạng hơn.
1


Nền kinh tế mở, tức nền kinh tế có sự tương tác tự do với các nền kinh tế
khác trên thế giới. Sự tương tác này theo hai cách: Một là mua và bán hàng hóa
trên thị trường hàng hóa thế giới. Hai là mua và bán tài sản tài chính trên thị
trường tài chính thế giới.
Nghiên cứu vấn đề vĩ mô của nền kinh tế mở, tức là muốn xem xét nền kinh
tế mở hoạt động ra sao, các biến số kinh tế vĩ mô then chốt cho biết điều gì, cần
chú ý đến hai vấn đề nổi bật: Luồng chu chuyển vốn và luồng chu chuyển hàng
hóa dịch vụ quốc tế. Cũng như hàng hóa, dịch vụ, vốn trong nền kinh tế mở cũng
được lưu chuyển tự do từ nơi thừa sang nơi thiếu hụt. Hai luồng chu chuyển này
có mối quan hệ mật thiết với nhau.
1.2 Các thành phần biến số vĩ mô của nền kinh tế mở
1.2.1 Thu nhập quốc dân
Trong một nền kinh tế đóng, toàn bộ sản lượng được bán trong nước và chi
tiêu được chia thành 3 thành tố: tiêu dùng, đầu tư và mua hàng của chính phủ.
Trong nền kinh tế mở, một phần sản lượng bán trong nước và một phần được
xuất khẩu nước ngoài.
2

Khi đó:

1
,
2
Theo Markiw (2013)

2


 Chi tiêu của hộ gia đình và cá nhân bao gồm cả việc chi tiêu cho hàng

trong nước sản xuất (C
d
) và một phần là hàng nhập khẩu (C
f
);
 Đầu tư của hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp bằng đầu tư hàng hóa và
dịch vụ trong nước (I
d
) cộng với đầu tư của hàng hóa, dịch vụ nước ngoài
(I
f
);
 Chi tiêu của Chính phủ bao gồm việc Chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ
trong nước (G
d
) cộng với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài (G
f
).
 Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ (X)
Tổng thu nhập quốc dân trong nền kinh tế mở (Y), bằng tổng chi tiêu trong
nước để mua hàng hóa và dịch vụ trong nước và chi tiêu của nước ngoài để mua
hàng hóa và dịch vụ trong nước. Cụ thể:
Y = C
d
+ I
d
+ G
d
+ X
Mà: C = C

d
+ C
f
I = I
d
+ I
f
G = G
d
+ G
f

Do đó: Y = (C – C
f
) + (I – I
f
) + (G – G
f
) + X
= (C + I + G) + [X – (C
f
+ I
f
+ G
f
)]
= C + I + G + X - M.
Y = C + I + G + NX
Từ công thức trên, trong nền kinh tế mở, tổng thu nhập quốc dân được xác
định bằng tổng chi tiêu của nền kinh tế và giá trị xuất khẩu ròng (NX). Giá trị

xuất khẩu ròng dương sẽ làm gia tăng tổng thu nhập nội địa, ngược lại gái trị xuất
khẩu ròng âm sẽ làm giảm tổng thu nhập nội địa.
1.2.2 Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế mở.
Trong nền kinh tế đóng: Y – C – G = I
(Y – T – C) + (T – G) = I
Tiết kiệm quốc dân = đầu tư của nền kinh tế (S=I)
Toàn bộ khoản đầu tư của nền kinh tế bắt nguồn từ khoản tiết kiệm quốc dân của
hộ gia đình, cá nhân và Chính phủ. Rõ ràng, trong một nền kinh tế, luôn có 3 chủ
thể: hộ gia đình - cá nhân; doanh nghiệp; Chính phủ. Tuy nhiên, đối với doanh
3


nghiệp, lợi nhuận đạt được dduocj sử dụng vào mục đích phân phối cho chủ sở hữu
hoặc tái đầu tư mà không có khoản tiết kiệm giống cá nhân, hộ gia đình và Chính
phủ. Do đó, tiết kiệm của quốc dân (S = Y – T - G) được xác định là khoản tiết
kiệm của hộ gia đình cá nhân (Y – T – C), và của Chính phủ (T – G).
Trong nền kinh tế mở: Y – C – G = I + NX  S = I + NX (3’)
Từ đẳng thức (3’) cho thấy: Trong nền kinh tế mở, tiết kiệm của nền kinh bao gồm
2 thành phần là đầu tư của nền kinh tế và giá trị xuất khẩu ròng. Như vậy, khác với
nền kinh tế đóng, giá trị xuất khẩu ròng là một bộ phận làm gia tăng hoặc giảm trừ
khoản tiết kiệm của nền kinh tế.
Vấn đề được quan tâm là tại sao giá trị xuất khẩu ròng (NX = X – M) hay còn gọi
là cán cân thương mại lại có ảnh hưởng đến tiết kiệm quốc dân? Theo phương trình
(2) ta có: NX = Y – (C + I + G).
Ở đây, Y được coi là tổng giá trị thu nhập của nền kinh tế, (C + I + G) là tổng chi
tiêu của nền kinh tế. Do đó, phần chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chỉ tiêu
chắc chắn là một bộ phận cấu thành tổng tiết kiệm của nền kinh tế.
Như vậy, trong nền kinh tế mở, tiết kiệm của nền kinh tế ngoài bằng khoản đầu tư
của nền kinh tế phải được cộng thêm giá trị xuất khẩu ròng mà nền kinh tế có được.
1.2.3 Mối quan hệ giữa luồng vốn và hàng hóa quốc tế.

Như đã đề cập ở trên, giá trị xuất khẩu ròng (NX) của nền kinh tế cân bằng với giá
trị dòng vốn đầu tư nước ngoài ròng (NFI). Ta có phương trình: S – I = NX hay
NFI= NX
Nếu (S – I) dương, tức chúng ta là người cho vay ròng trên thị trường tài chính
quốc tế thì giá trị xuất khẩu ròng dương. Điều này được giải thích cụ thể như sau:
dòng tiết kiệm vượt quá nhu cầu đầu tư trong nước, dòng vốn này sẽ dịch chuyển
sang các nền kinh tế khác. Khi đó, nhu cầu chuyển đổi nội tệ thành ngoại tệ để đầu
tư ra nước ngoài gia tăng, hiển nhiên trước sức cầu ngoại tệ tăng sẽ làm cho ngoại
tệ tăng giá so với nội tệ. Việc nội tệ giảm giá khiến cho hàng hóa trong nước rẻ một
cách tương đối so với hàng hóa của nước ngoài. Điều này sẽ giúp kích thích xuất
khẩu và hạn chế nhập khẩu, làm giá trị xuất khẩu ròng dương. Ngược lại, nếu (S –
I) < 0, cán cân thương mại bị thâm hụt.
4


Ta có bảng tóm tắt các trường hợp của cán cân thương mại trong mối quan hệ giữa
luồng vốn và hàng hóa quốc tế
Thặng dư thương mại Cân bằng thương mại
Thâm h
ụt thương mại
Xuất khẩu > Nhập khẩu Xuất khẩu = Nhập khẩu
Xu
ất khẩu < Nhập khẩu
Xuất khẩu ròng > 0 Xuất khẩu ròng = 0
Xu
ất khẩu ròng < 0
Y > C + I + G Y = C + I + G
Y < C + I + G

Tiết kiệm > Đầu tư Tiết kiệm = Đầu tư

Ti
ết kiệm < Đầu tư
Vốn đầu tư nước ngo
ài
ròng > 0
Vốn đầu tư nước ngo
ài
ròng = 0
V
ốn đầu tư nước ngo
ài
ròng < 0

Ta lấy ví dụ tại Việt Nam để cho thấy sự cân bằng của đẳng thức trên luôn xảy ra.
Giả sử, cuối năm 2013, cán cân thương mại đang ở vị trí cân bằng. Đầu năm 2014,
công ty dệt may P xuất bán sang Mỹ một lượng áo quần với giá trị 10,000$. Trong
giao dịch này: công ty P giao áo quần cho công ty Mỹ và công ty Mỹ trả $ cho
công ty P. Việt Nam đã bán cho Mỹ một phần sản lượng (áo quần) và điều này làm
cho xuất khẩu ròng của Việt Nam tăng lên. Ngoài ra Việt Nam còn thu về một số
tài sản ($) điều này làm tăng đầu tư nước ngoài ròng của Việt Nam. Mặc dù có
nhiều khả năng công ty P không giữ đồng $ thu được từ hoạt động bán hàng này,
nhưng bất kỳ giao dịch tiếp theo nào vẫn đảm bảo sự bằng nhau giữa xuất khẩu
ròng và đầu tư ròng.
Cách 1: công ty P sẽ mua các tài sản tài chính tại Mỹ, khi đó khoản tiết kiệm của
nền kinh tế sẽ gia tăng, dòng vốn dịch chuyển ra bên ngoài đúng bằng 10,000$.
Đẳng thức được cân bằng.
Cách 2: công ty P sẽ mua máy móc của nước Mỹ. Trong trường hợp này, nhập
khẩu máy móc của Mỹ bù trừ cho bán áo quần cho Mỹ, cán cân thương mại sẽ trở
lại vị trí cân bằng, dòng vốn của nền kinh tế không có sự thay đổi. đẳng thức cân
bằng.

Cách 3: công ty P sẽ mua hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, để thực hiện được điều
này, công ty P sẽ phải đổi USD tại ngân hàng. Khi đó thu nhập của công ty P bằng
VND chính là chi phí mà công ty P đã bỏ ra tương đương với giá trị 10,000$. Do
đó, sự tiêu dùng của công ty P sẽ không ảnh hưởng đến dòng vốn và dòng hàng hóa
của nền kinh tế. Mặc khác, với 10,000$ có được, ngân hàng sẽ thực hiện các công
5


việc như ở cách 1 và 2 đã phân tích. Do đó, dòng vốn luôn cân bằng với sự dịch
chuyển hàng hóa.
Như vậy, trong nền kinh tế mở: sự dịch chuyển dòng vốn và dòng hàng hóa
luôn cân bằng.
1.2.4 Cán cân thương mại.
Theo phương trình (2): NX = Y – (C + I + G) (4). hay:
Giá trị xuất khẩu ròng = Giá trị sản lượng sản xuất trong nền kinh tế - Giá trị sản
lượng tiêu thụ trong nước.
Như vậy, nếu sản lượng một nền kinh tế sản xuất ra trong một giai đoạn là Y và sản
lượng hàng hóa, dịch vụ mà các đối tượng trong nền kinh tế tiêu thụ là (C + I + G),
thì phần chênh lệch giữa hai đại lượng này thể hiện giá trị xuất khẩu ròng mà nền
kinh tế phải có được.
Tuy nhiên, phải chăng mức độ chênh lệch tại vế phải của phương trình (4) luôn
luôn được bù đắp bằng lượng hàng hóa xuất/nhập khẩu?
Giả sử: một nền kinh tế sản xuất được 1.000 chiếc áo với giá trị 1.000 triệu đồng,
tuy nhiên các đối tượng trong vùng lãnh thổ của nền kinh tế này chỉ tiêu thụ được
600 chiếc.
Nếu 400 chiếc áo còn lại là phần dự trữ của nền kinh tế nhằm đáp ứng việc thực
hiện các hợp đồng đã ký kết trong năm sau thì 400 chiếc áo còn lại không được
xuất khẩu mà vẫn ở lại thị trường nội địa. Lúc này, 400 chiếc áo còn lại là hàng tồn
kho và nó được xem như việc nền kinh tế đã mua lại số áo này để đầu tư vào hàng
tồn kho. Do đó, tổng chi tiêu của nền kinh tế gia tăng, vế phải của đẳng thức 4 sẽ

giảm về 0 và cân bằng với vế trái. Như vậy, đẳng thức 4 vẫn xảy ra.
Nếu giả sử 400 chiếc áo này được sản xuất ra nhưng do chất lượng kém nên không
có khả năng tiêu thụ được trên thị trường. khi đó, rõ ràng NX = 0. Do giá trị của
lượng áo bị hư hỏng nên không được tính vào tổng giá trị hàng hóa của quốc gia,
ngược lại giá trị của chi phí hình thành nên sản lượng này sẽ được tính vào tổng
sản lượng của nền kinh tế (chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất,…). Giả sử, 400
chiếc áo này có giá trị tương đương với 300 chiếc áo thành phẩm như vậy, giá trị Y
= 900, và tổng chi tiêu của nền kinh tế sẽ gia tăng 200 đơn vị. Do đó, đẳng thức 4
vẫn xảy ra.
6


Tóm lại, trong nền kinh tế mở, nếu chỉ xét các hàng hóa, dịch vụ có khả năng cạnh
tranh trên thị trường, thì tổng giá trị xuất khẩu ròng chính bằng khoản chênh lệch
giữa tổng giá trị hàng hóa trong nền kinh tế và tổng chi tiêu của nền kinh tế.


7


CHƯƠNG 2
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC LUỒNG CHU CHUYỂN
QUỐC TẾ VÀ MỨC GIÁ CẢ ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO NHỮNG GIAO
DỊCH NÀY TRONG NỀN KINH TẾ NHỎ VÀ MỞ CỬA:
Sau khi tìm hiểu các biến số kinh tế vĩ mô then chốt phản ảnh sự tương tác
giữa các nước, ta đã hiểu được nền kinh tế mở hoạt động như thế nào. Các đồng
nhất thức của tài khoản thu nhập quốc dân cho thấy vấn đề nổi bật là luồng hàng
hóa và dịch vụ chảy qua các cửa khẩu các quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ với
luồng vốn để tài trợ cho quá trình tích lũy vốn. Vậy yếu tố nào ảnh hưởng tới
luồng chu chuyển quốc tế này? Và mức giá cả nào được sử dụng cho những giao

dịch này trong nền kinh tế mở:
2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến các luồng chu chuyển quốc tế:
Như ta đã biết, trong nền kinh tế mở: sự dịch chuyển dòng vốn và dòng hàng hóa
luôn cân bằng. Và sự cân bằng này thể hiện qua phương trình: S – I = NX. Do đó,
ta phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các luồng chu chuyển quốc tế, cũng chính là
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại trong điều kiện cân bằng.
Để lý giải về các nhân tố tác động như thế nào đến cán cân thương mại, trước tiên
ta xây dựng mô hình cho nền kinh tế nhỏ và mở cửa dựa trên 3 giả định:
+Sản lượng của nền kinh tế Y được quy định bởi các nhân tố sản xuất và hàm sản
xuất (1)
+Tiêu dùng C có mối quan hệ tỷ lệ thuận với Thu nhập khả dụng: C=C(Y-T) (2)
+Đầu tư I có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lãi suất thực I = I(r) (3)
Đối với nền kinh tế nhỏ và mở cửa, có tính cơ động hoàn hảo của vốn, Chính phủ
không ngăn cản hoạt động vay và cho vay quốc tế. Như vậy, tỉ lệ lãi suất trong nền
kinh tế nhỏ và mở cửa phải bằng tỷ lệ lãi suất quốc tế r*, tức là tỷ lệ lãi suất phổ
biến trên thị trường tài chính quốc tế: r=r*. Nền kinh tế nhỏ và mở cửa chấp nhận
lãi suất thực tế trên thế giới và coi nó là biến ngoại sinh.
Do đó kết hợp 3 giả định (1),(2),(3) và điều kiện lãi suất bằng lãi suất thế giới, ta
có:
NX
=[

Y

- C( Y

-T)-G]- I(r*)
= S

-I(r*)



8

Phương trình cho thấy các yếu tố quy định tiết kiệm S và đầu tư I, và do đó quy
định cán cân thương mại NX. Mà tiết kiệm phụ thuộc vào chính sách tài chính (Chi
tiêu Chính phủ và Chính sách Thuế). Còn đầu tư phụ thuộc vào lãi suất thế giới
(r*): lãi suất cao có thể làm một số dựa án không có lãi. Do đó, cán cân thương mại
nền kinh tế nhỏ và mở cửa phụ thuộc vào 3 yếu tố: Lãi suất thực, chi tiêu chính
phủ và chính sách thuế.
Trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa, lãi suất thực tế bằng mức lãi suất thực tế của thế
giới. Cán cân thương mại bị quy định bởi mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư
tại mức tại mức lãi suất thế giới.
Hình 2.1: Lãi suất trong nền kinh tế nhỏ mở cửa

Nguồn: Kinh tế vĩ mô, Mankiw
Nền kinh tế nhỏ và mở cửa hàm ý đây chỉ là một phần nhỏ của nền kinh tế thế giới
và vì vậy, bản thân nó không ảnh hưởng đến sự thay đổi về dòng vốn của nền kinh
tế. Cụ thể, trên hình 2.1, nếu lãi suất trong nền kinh tế đóng được xác định là giao
điểm của đường đầu tư và tiết kiệm, thì trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa, lãi suất
luôn được xác định tại r* là mức lãi suất đầu tư chung cho toàn thế giới.
2.1.1 Chi tiêu Chính phủ:
Giả sử ban đầu, nền kinh tế có cán cân thương mại cân bằng, tiết kiệm cân bằng với
đầu tư, NX = 0.
Khi chính sách tài chính được điều chỉnh bằng cách Chính phủ sẽ gia tăng các
khoản chi tiêu trong nước bằng cách tăng mức mua hàng hóa, dịch vụ trong nền
kinh tế. khi đó, sự gia tăng của chi tiêu Chính phủ sẽ làm giảm tiết kiệm quốc dân
9

(vì S = Y – C – G). Khi lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế không đổi thì mức

lãi suất trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa cũng được giữ nguyên, do đó lượng đầu tư
trong nền kinh tế sẽ không thay đổi. Do tiết kiệm trong nền kinh tế giảm sút trong
khi đầu tư không thay đổi nền phần chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm phải được
bù đắp bởi dòng vốn nước ngoài, tức là S – I < 0. Khi đó, nền kinh tế cũng sẽ
chuyển sang trạng thái thâm hụt cán cân thương mại (vì S-I = NX). Như vậy, khi
Chính phủ gia tăng chi tiêu thì sẽ làm cán cân thương mại rơi vào trạng thái thâm
hụt.
Hình 2.2: Thay đổi cán cân thương mại khi chính sách tài chính mở rộng.

Nguồn: Kinh tế vĩ mô, Mankiw
2.1.2 Chính sách thuế:
Tương tự, nếu Chính Phủ quyết định giảm thuế T, thì sẽ làm gia tăng thu nhập khả
dụng (Y-T) của các đối tượng trong nền kinh tế. Do đó, chi tiêu và đầu tư có xu
hướng tăng. Đồng thời, tiết kiệm của Chính phủ cũng suy giảm do nguồn thu từ
thuế giảm sút. Kết quả là tiết kiệm của toàn nền kinh tế sẽ không đáp ứng đủ nhu
cầu đầu tư và sẽ làm thâm hụt cán cân thương mại.
Quá trình phân tích tương tự khi Chính Phủ quyết định giảm chi tiêu và tăng thuế
của nền kinh tế.
2.2 Tỷ giá hối đoái:
Sau khi đã xây dựng được mô hình về luồng chu chuyển hàng hóa và vốn quốc tế,
ta xem xét mức giá được sử dụng cho những giao dịch này trong nền kinh tế nhỏ và
mở cửa. Tỷ giá hối đoái giữa hai nước là mức giá mà tại đó họ trao đổi với nhau.
10

2.2.1 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực:
Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ giá
hối đoái một mặt phản ánh sức mua của đồng nội tệ, mặt khác nó thể hiện quan hệ
cung cầu ngoại hối.
Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hằng ngày trong giao dịch trên thị trường
ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác

mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả
trong nước và ngoài nước.
Tỷ giá hối đoái thực tế =

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

x

Tỷ số giữa các mức giá


=

e

x P/P*
Tỷ giá hối đoái thực tế giữa hai nước được tính toán căn cứ vào tỷ giá hối đoái
danh nghĩa và các mức giá ở hai nước. Nếu tỷ giá hối đoái thực tế cao, hàng ngoại
tương đối rẻ, và hàng nội tương đối đắt, và ngược lại.
2.2.2 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và xuất khẩu ròng:
Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và xuất khẩu ròng thể hiện qua phương trình:
NX= NX(

)
Phương trình này chỉ rõ Xuất khẩu ròng là hàm của tỷ giá hối đoái thực tế. Và đây
là mối quan hệ tỷ lệ nghịch:
Hình 2.3: Tỷ giá hối đoái ròng và tỷ giá hối đoái thực tế.

Nguồn: Kinh tế vĩ mô, Mankiw

Về mặt lý thuyết, tỷ giá hối đoái thực tế càng thấp, hàng nội càng tương đối rẻ so
với hàng ngoại, do đó xuất khẩu ròng của chúng ta càng cao. Tuy nhiên trong thực
11

tế, do tác động của nhiều yếu tố đồng thời khi tỷ giá thay đổi, nó có độ trễ trong tác
động của nó đến cán cân thương mại hay xuất khâu ròng, nên đường biểu diễn mối
quan hệ này có thể đi theo hình tuyến J hoặc tuyến S.
2.2.3 Các nhân tố quyết định và tác động đến tỷ giá hối đoái thực tế:
2.2.3.1. Các nhân tố quyết định đến tỷ giá hối đoái thực tế:
Có hai nhân tố quy định tỷ giá hối đoái thực tế:
+Tỷ giá hối đoái thực có quan hệ với xuất khẩu ròng. Tỷ giá hối đoái thực tế càng
thấp, hàng nội càng rẻ so với hàng ngoại và nhu cầu về xuất khẩu ròng càng lớn.
+Cán cân thương mại phải cân bằng với đầu tư nước ngoài ròng, tức: NX= S –I
Tiết kiệm bị cố định bởi hàm tiêu dùng và chính sách tài chính, đầu tư bị quy định
bởi hàm đầu tư và lãi suất thế giới.
Tỷ giá hối đoái thực tế được quy định bởi giao điểm của đường thẳng đứng biểu
diễn chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư, và đường xuất khẩu ròng dốc xuống. Tại
điểm này, số lượng đô la cung ứng cho đầu tư nước ngoài ròng bằng nhu cầu về đô
la cho xuất khẩu ròng về hàng hóa và dịch vụ.
Hình 2.4: Tỷ giá hối đoái thực tế được quy định như thế nào?

Nguồn: Kinh tế vĩ mô, Mankiw
2.2.3.2. Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái thực tế:
*Chính sách tác động đến tỷ giá hối đoái thực tế:
Chính sách tài chính trong nước: Nếu Chính phủ giảm S quốc dân bằng cách
tăng G hoặc giảm T -> làm giảm (S-I) và bởi vậy cũng làm giảm NX => giảm tiết
kiệm gây thâm thụt thương mại.
12

Hình 2.5: Tỷ giá hối đoái thực tế được quy định như thế nào?


Nguồn: Kinh tế vĩ mô, Mankiw
Chính sách tài chính ở nước ngoài: Các Chính phủ ở nước ngoài tăng G hoặc
giảm T ->giảm S thế giới và Tăng lãi suất r thế giới. R thế giới tăng -> I trong nước
giảm -> (S-I) và NX tăng -> Lãi suất thế giới tăng => thặng dư thương mại.
Hình 2.6: Tác động của chính sách tài chính mở rộng ở nước ngoài tới tỷ giá hối
đoái thực tế.

Nguồn: Kinh tế vĩ mô, Mankiw
Sự dịch chuyển của đường tổng cầu về đầu tư: Tăng nhu cầu đầu tư ->(S-I) và
NX giảm-> nhu cầu đầu tư tăng => Thâm hụt thương mại
Hình 2.7: Tác động của sự dịch chuyển đường cầu đầu tư sang trái đối tới tỷ giá hối
đoái thực tế.

13

Nguồn: Kinh tế vĩ mô, Mankiw
*Tác động của Chính sách thương mại:
Chính sách thương mại được định nghĩa là các chính sách được hoạch định để tác
động trực tiếp vào khối lượng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Chính sách thương mại được thực hiện dưới hình thức bảo hộ sản xuất trong nước
khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài, cả bằng cách đánh thuế hàng Nhập khẩu, hoặc
hạn chế số lượng hàng hóa và dịch vụ được phép nhập khẩu. Chính sách bảo hộ
mậu dịch không tác động đến cán cân thương mại. vì chính sách thương mại không
làm thay đổi cả tiết kiệm và đầu tư.
Hình 2.8: Tác động của chính sách bảo hộ mậu dịch tới tỷ giá hối đoái thực tế

Nguồn: Kinh tế vĩ mô, Mankiw
2.2.4 Các nhân tố quyết định tỷ giá hối đoái danh nghĩa:
Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế:

Tỷ giá hối đoái thực tế =

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

x

Tỷ số giữa các mức giá


=

e

x P/P*
Hay:
e

=

ᵋ x P*/P
Phương trình này cho thấy tỷ giá hối đoái danh nghĩa phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái
thực tế và mức giá ở cả hai nước. Nếu mức giá trong nước tăng, tỷ giá hối đoái
danh nghĩa sẽ giảm
Vấn đề quan trọng là xem xét sự thay đổi của tỷ giá hối đoái theo thời gian.
Phương trình tỷ giá hối đoái có thể viết:
Ph
ần trăm thay đổi của tỷ giá
hối đoái danh nghĩa
=


Ph
ần trăm thay đổi của tỷ
giá hối đoái thực tế
+

Chênh l
ệch về
tỷ lệ lạm phát
14


Phương trình này nói rõ rằng sự thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa đồng tiền
hai nước bằng phần trăm thay đổi tỷ giá hối đoái thực tế cộng với chênh lệch về tỷ
lệ lạm phát trong nước và nước ngoài.


15


CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ MỞ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2013
3.1 Tình hình cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013:
Trong những năm gần đây, nhất là sau khi Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), hoạt động xuất nhập khẩu đã
tăng nhanh chóng và góp phần đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế quốc
gia. Tuy nhiên mức độ nhập siêu của Việt Nam vẫn còn rất cao nên thương mại
quốc gia nhìn chung là thâm hụt.
Bảng 3.1: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012
Xuất khẩu
(Exports)

Cán cân thương mại
(Trade Balance)
Nhập khẩu
(Imports)
T
ốc độ tăng/
giảm
(Annual
change %)
Trị giá
Value (Tỷ
USD)

Trị giá Năm Trị giá
Value (Tỷ
USD)

Tốc độ tăng/
giảm
(Annual change
%)
29.1 62.69 -18.03 2008 80.71 28.8
-8.9 57.10 -12.85 2009 69.95 -13.3
26.5 72.24 -12.60 2010 84.84 21.3
34.2 96.91 -9.84 2011 106.75 25.8
18.2 114.53 0.75 2012 113.78 6.6
Nguồn: Tổng cục hải quan
3

Tình hình cán cân thương mại giai đoạn 2008 – 2012 có dấu hiệu cải thiện

khi liên tục thâm hụt với giá trị âm từ 2008 – 2012 nhưng có xu hướng tăng dần
qua các năm. Do ảnh hưởng của khủng hoảng nền kinh tế thế giới cũng như khó
khăn trong nước đã dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai nói chung và
cán cân thương mại nói riêng. Một mặt là do dự trữ ngoại hối Việt Nam thấp và
không ổn định dẫn tới việc khó chống đỡ đối với những biến động bất thường
của đồng nội tệ. Năm 2008, cán cân thương mại trong nước thâm hụt ở mức –
18.03 tỷ đô la Mỹ - điểm đáy cho ngành xuất - nhập khẩu Việt Nam, nguyên
nhân là do Việt Nam vừa gia nhập WTO, nhập khẩu tăng vọt so với năm 2007.
Sau đó do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhập khẩu bắt đầu tụt dốc
nhưng vẫn làm thâm hụt cán cân thương mại. Cùng với những chính sách thúc

3
Niêm giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2012
(
16


đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ giảm nhập siêu, tăng sản xuất - xuất khẩu
làm cán cân thương mại được cải thiện đáng kể qua các năm sau đó và đến năm
2013 còn trở thành nước xuất siêu . Tính đến tháng 4/2014 kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa tăng 18.9% so với cùng kỳ năm trước lên 46.51 tỷ USD, kim ngạch
nhập khẩu tăng 12.2% lên 44.46 tỷ USD (Ths. Đỗ Hạnh Nguyên, Tạp chí tài
chính - Nhận diện cán cân thương mại Việt Nam). Điều này có nghĩa là nền kinh
tế Việt Nam đang dần thặng dư cán cân thương mại hàng hóa, đây là dấu hiệu
khả quan cho ngành xuất khẩu. Cùng với đó là chính sách tăng nguồn dự trữ
ngoại hối để đảm bảo lượng ngoại tệ nhất định cứu cánh ngành xuất , nhập khẩu
khi cần.
Biểu đồ 3.1: Cán cân thương mại hàng hóa giai đoạn 2003 - 2012

Nguồn: Tổng cục hải quan

Những biểu hiện của cán cân thương mại cho thấy tình trạng thâm hụt
thương mại của Việt Nam đã không còn đáng lo ngại. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở
đây là cơ cấu doanh số xuất nhập khẩu cho khu vực kinh tế trong nước có phần
giảm đi đáng kể, trong khi tỷ trọng đóng góp xuất khẩu của khối FDI tăng đáng
kể. Các chuyên gia kinh tế nhận định vấn đề này có khả năng sẽ gây mất kiểm
soát vấn đề nhập siêu của quốc gia trong dài hạn.
17


Để đánh giá một cách toàn diện những diễn biến bên trong những con số
thâm hụt và thặng dư thương mại của Việt Nam qua các năm, chúng ta sẽ cùng
phân tích những nhân tố nào đã tác động đến cán cân thương mại giai đoạn 2008
– 2012, từ đó nhận diện xu hướng những năm tới.
3.2 Lãi suất thực ở Việt Nam và tác động của nó đến cán cân thương
mại
3.2.1 Lãi suất thực ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013
Lãi suất thực được tính dựa trên lãi suất danh nghĩa được các ngân hàng
thương mại công bố sau khi từ đi tỷ lệ lạm phát quốc gia trong năm đó. Ở Việt
Nam, lãi suất ngân hàng được niêm yết theo qui định của Ngân hàng nhà nước
(NHNN) dựa trên lãi suất cơ bản được công bố và biên độ tùy theo từng thời kỳ
kinh tế. Đây là công cụ điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ tring nền kinh
tế trong nước. Như vậy, lãi suất thực phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ lạm phát quốc gia.
Bảng 3.2: Lãi suất thực của Việt Nam qua các năm 2008 - 2013
Đơn vị: %/năm
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Lãi suất -5.6 3.6 0.9 -3.6 2.3 5.4
Nguồn: WorldBank – Real Interest Rate
4

Thực trạng Việt Nam từ năm 2008 – 2013, lãi suất thực có những biến động

mạnh. Năm 2008 lãi suất thực thấp nhất trong thời kỳ với - 5.6%, điều này cho
thấy lãi suất mà người dân được hưởng không bù đắp nổi sự mất giá của đồng
tiền. Thường bắt gặp trường hợp lãi suất thực âm trong nền kinh tế suy thoái,
nhưng đôi khi các quốc gia lại sử dụng chính sách lãi suất thực âm để kích thích
nền kinh tế như ở Mỹ lãi suất danh nghĩa tại các ngân hàng bình quân là 1%
trong khi tỷ lệ lạm phát là khoảng 3%, tương tự như Thái Lan, Singapore cũng có
thời kỳ áp dụng chính sách duy trì lãi suất thực bằng không.
5
Năm tiếp theo, lãi
suất thực đã dương và có xu hướng giảm dần cho đến năm 2011 tại mức – 3.6%.

4

/>
5
PGS.,TS. Nguyễn Văn Hiệu , Bàn về chính sách lãi suất thực dương trong nền kinh tế hiện nay –Ngân
hàng nhà nước
18


Và từ năm 2012 cho đến nay trước mục tiêu của Chính phủ kiềm chế lạm phát,
lãi suất thực đã tăng trở lại và người dân lại đổ vốn vào kênh huy động của ngân
hàng.
Biểu đồ 3.2: Lãi suất ngân hàng trung bình Việt Nam từ 2008 – đầu năm 2014

Nguồn: Trading Economics
6

Các ngân hàng thương mại Việt Nam qua các lần điều chỉnh lãi giảm mạnh vào
cuối năm 2008 đầu 2009 do chính sách mở rộng tiền tệ, khuyến khích sản xuất

đầu tư sau khủng hoảng kinh tế với gói hỗ trợ lãi suất 4% (Thông tư 05/2009/TT-
NHNN ngày 07 tháng 04 năm 2009). Duy trì sự ổn định này cho tới cuối năm
2011 do sức ép của việc tăng lãi suất do lạm phát tăng, cũng là năm khó khăn cho
các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn giá cao. Trước tình hình trên, để
cứu cánh cho các doanh nghiệp NHNN đã ra chính sách hạ lãi suất huy động.
Gần đây nhất, chiều ngày 28/10/2014, NHNN đã chính thức ban hành các Quyết
định điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay; trong đó trần lãi suất cho vay
ngắn hạn VNĐ đối với 5 đối tượng ưu tiên theo Thông tư 08/2014/TT-NHNN
ngày 17/03/2014 giảm từ 8,0% xuống còn 7,0%/năm, trần lãi suất huy động
VNĐ kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm và
trần lãi suất huy động USD đối với cá nhân giảm từ 1,0%/năm xuống
0,75%/năm. Theo đánh giá của các nhà kinh tế thì đây là một dấu hiệu tích cực
cho nền kinh tế sắp tới.
Bảng 3.3: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm 2008 – 2013
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Lạm phát 22.7 6.2 12.1 21.3 10.9 4.8

6

19


Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội và
ngân sách nhà nước qua các năm của Bộ tài chính.
Nguyên nhân chính gây ra con số âm cho lãi suất thực năm 2008 và 2011 là
do tỷ lệ lạm phát hai năm này quá cao vượt qua hai con số với mức tương ứng là
22.7 và 21.3. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của khó khăn chung của nền kinh tế
thế giới và chính sách trong nội bộ quốc gia. Theo đó tình trạng lạm phát cao
trong năm 2011 về cơ bản là do tiền tệ đã được nới lỏng trong một thời gian dài.
So với các nước trong khu vực, tốc độ tăng cung tiền M2 của Việt Nam khá cao.

Tính trung bình giai đoạn 2000-2010, tốc độ tăng cung tiền M2 của Việt Nam
dẫn đầu khu vực với mức tăng 31,4%, sau đó là của Trung Quốc (17,8%),
Indonesia (13%), Philippines (10,2%), Malaysia (8,7%) và Thái Lan (6,2%)
7
.
Năm 2012, 2013 tăng cường thúc đẩy mục tiêu kiềm chế lạm phát với các biện
pháp hiệu quả đã giảm được đáng kể con số lạm phát xuống 4.8%. Và phấn đấu
duy trì con số này trong năm nay. Sự sụt giảm này đã làm lãi suất thực trên thị
trường đạt mức dương, nhưng vẫn là bài toán khó để khuyến khích đầu tư.
3.2.2 Tác động của lãi suất thực đến cán cân thương mại
Trong phần lý thuyết chúng ta chỉ xét trong điều kiện nền kinh nhỏ và mở
cửa với yếu tố ràng buộc là các công dân của quốc gia đó được tự do tham gia
trên thị trường tài chính quốc tế. Khi đó lãi suất thực trong nước sẽ bằng với lãi
suất thực thế giới. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế Việt Nam vấn đề tự do tham gia
kênh đầu tư ra nước ngoài và nhận đầu tư vẫn còn trong lộ tình tự do hóa chưa
hoàn toàn nên ràng buộc về tự do luân chuyển vốn trong nền kinh tế là không
đảm bảo. Cụ thể là kênh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn rất nhiều hạn
chế về số vốn chảy ra nước ngoài hằng năm, đối tượng đầu tư, và thủ tục kiểm
soát chặt chẽ (Nghị định 78/2006/NĐ- CP qui định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài), còn đầu tư gián tiếp hầu như không được phép. Trong khi Chính phủ
không hạn chế nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Mặc khác Việt Nam
là một nền kinh tế nhỏ nên lãi suất thực trong nước không bằng với lãi suất thế
giới.

7
Nhóm nghiên cứu Học viện chính sách và phát triển, 2013, Tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam,
Tapchitaichinh.vn
20



Mặc khác lãi suất thực cũng tác động mạnh đến lượng vốn đầu tư trong
nước và tác động trực tiếp đến cán cân thương mại quốc gia. Biểu hiện cụ thể vào
năm 2008, khi lãi suất thực giảm đến mức âm, dẫn đến đầu tư tăng góp phần làm
cho cán cân thương mại thâm hụt nghiêm trọng. Tương tự cho sự tác động của
các năm sau, khi năm 2009 lãi suất thực tăng nhanh làm cho giảm và cán cân
thương mại được cải thiện. Và xu hướng tăng lên của lãi suất thực này trong giai
đoạn sắp tới sẽ tác động đến việc tăng thặng dư cán cân thương mại
3.3 Chính sách tài khóa và tác động của nó đến cán cân thương mại
Trong bất kỳ nền kinh tế nào, CSTT và CSTT luôn là chính sách quan trọng
nhất để điều hành nền kinh tế vĩ mô. Nếu như ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát
ở mức độ vừa phải là mục tiêu của CSTT thì mục tiêu của CSTK chủ yếu là tăng
trưởng kinh tế.
Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 cộng với kết
quả của việc nới rộng tổng cầu giai đoạn trước khiến nền kinh tế vĩ mô của Việt
Nam bộc lộ nhiều vấn đề : tăng trưởng thấp, lạm phát cao và nhiều bất ổn trong
giai đoạn từ 2008-2012. Trước tình hình đó, chính phủ đã 4 lần thay đổi mục tiêu
ưu tiên khiến CSTK cũng phải điều chỉnh liên tục. Việc điều chỉnh thuế và chi
tiêu chính phủ ảnh hưởng đến cán cân ngân sách nhà nước từ đó tác động đến
tình trạng của cán cân thương mại.
Bảng 3.4 : Thâm hụt Ngân sách nhà nước giai đoạn 2008-2012
2008 2009 2010 2011 2012
Bội chi NSNN (Tỷ đồng) -67.677 -115.900 -111.200 -115.500 -140.200
Bội chi NSNN/ GDP (%) -4,58 -6,9 -5,6 -4,9 -4,8
( Nguồn : Bộ Tài chính, mục Báo cáo NSNN hàng năm)
Đầu năm 2008, trước tình hình lạm phát tăng cao, mục tiêu ưu tiên đề ra là
thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát qua Công văn số75/TTg-KTTH
ngày 15/01/2008 về biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá năm 2008;
Công văn số 319/TTg-KTTH ngày 03/03/2008 về tăng cường các biện pháp kiềm
21



chế lạm phát năm 2008; Nghị quyết 10/2008/NQ-CP ngày 17/04/2008 về 8 giải
pháp đồng bộ để kiềm chế lạm phát; Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày
11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy
trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội (Theo Tô Kim Ngọc, Lê Thị Tuấn
Nghĩa).
Hai trong số 8 giải pháp kiềm chế lạm phát mà chính phủ đề ra là nâng cao
hiệu quả chi tiêu công và triệt để tiết kiệm trong sản xuất tiêu dùng. Điều này đã
góp phần làm giảm chi tiêu của chính phủ. Số tiền tiết kiệm chi thường xuyên
thuộc ngân sách nhà nước năm 2008 ước khoảng 2.700 tỷ đồng. Việc cắt giảm
chi tiêu công thông qua việc rà soát, cắt giảm chi đầu tư các dự án chưa thực sự
cấp bách hay kém hiệu quả cũng được thực hiện đã tiết kiệm được 10% chi
thường xuyên. Có 1968 dự án bị hoãn khởi công hoặc dừng triển khai với tổng
vốn 5,992 nghìn tỷ. 55 tập đoàn, tổng công ty đã cắt giảm, hoãn khởi công, dừng
triển khai, dãn tiến độ 1.145 dự án với tổng giá trị 31 nghìn tỷ đồng. Như vậy có
khoảng hơn 3000 dự án bị dừng hoặc dãn tiến độ với tổng số vốn là 37.000 tỷ
đồng, Chính phủ cũng đã giảm 25% kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu
Chính phủ, riêng trái phiếu giáo dục điều chỉnh giảm 5,6% so với mức Quốc hội
quyết định. Tuy nhiên, các biện pháp đề ra chưa thực sự quyết liệt. Tuy nhiên, so
với kế hoạch tổng chi tiêu Chính phủ thực hiện trong năm 2008 vẫn vượt 19% so
với dự toán. Chi đầu tư phát triển đã được cắt giảm đáng kể nhưng vẫn chiếm
đến 7,9% GDP, vượt dự toán 18% . Kết quả thâm hụt ngân sách nhà nước năm
2008 vẫn xấp xỉ 5% GDP.
Thâm hụt thương mại cả năm 2008 khoảng 18,02 tỷ USD, tương đương
27,8% kim ngạch xuất khẩu. Đây là mức thâm hụt thương mại đáng báo động và
cao hơn nhiều so với các năm trước. Điều này được lý giải một phần do tác động
của tình trạng thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, sự thâm hụt cán cân thương mại còn
do trong hoàn cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, các rào cản thuế quan dần được
xóa bỏ khiến số lượng hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh. Nhu cầu
nhập khẩu để chế biến xuất khẩu, phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng tăng nhanh.

Trong khi đó, xuất khẩu mặc dù có mức tăng trưởng khá nhưng do năng lực xuất
khẩu của hàng hóa Việt Nam còn hạn chế, giá trị gia tăng trong nhóm hàng xuất

×