Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Trình bày thủ tục huy động tiền giữa các tổ chức, cá nhân tại 1 Ngân hàng thương mại cụ thể phương pháp kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại NH này các nguyên tắc kế toán được vận dụng liên hệ tại BIDV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.55 KB, 22 trang )

Đề tài thảo luận nhóm 1: Trình bày thủ tục huy động tiền giữa
các tổ chức, cá nhân tại 1 NHTM. Cụ thể phương pháp kế toán
nghiệp vụ huy động vốn tại NH này ? Các nguyên tắc kế toán được
vận dụng.
Liên hệ: Nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát
triển BIDV.
I/ Tổng quan về ngân hàng thương mại
* Khái niệm
Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian với hoạt đọng chu yếu là
chuyển tiết kiệm thành đầu tư, là cầu nối giữa những tổ chức, cá nhân tạm thời
thâm hụt chi tiêu tổ chức cá nhân có tiền nhàn rỗi thông qua hoạt động thu hút
nguồn tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư và tiến hành cấp tín dụng cho những
đối tượng cần vay tiền. Với một mạng lưới rộng khắp, một quá trình hoạt động lâu
dài, quy trình nghiệp vụ và công nghệ hiện đại cùng nhiều mối quan hệ truyền
thống, các NHTM đã trở thành kênh huy động vốn có hiệu quả, một kênh tín dụng
đáp ứng nhu cầu cho vay của mọi khách hàng, một trung gian thanh toán nhanh
chóng và tiện lợi. Thông qua chức năng này, NHTM góp phần tạo lợi ích cho tất
cả các chủ thể kinh tế tham gia vào lợi ích chung của nền kinh tế.
Có thể hiểu NHTM là một tổ chức tài chính cung cấp danh mục các dịch vụ
tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực
hiện nhiều chức năng nhật định so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền
kinh tế.
Theo luật các tổ chức tín dụng 1997 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vệt
Nam có ghi:” hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín
dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.”
II/ Khái quát về nghiệp vụ huy động vốn
a, Khái niệm.
Huy động vốn là hoạt động mang tính truyền thống của hầu hết ngân hàng
ngoại trừ một số ngân hàng không được phép thực hiện theo quy định của pháp
luật. Thực tế , nhờ huy động vốn mà ngân hàng có nguồn tài sản phục vụ cho các


nghiệp vụ tín dụng, đầu tư và được đảm bảo về thanh toán.
b, Hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại.
 Huy động vốn chủ sở hữu:
Để bắt đầu hoạt động ngân hàng ,ngân hàng phải có một khoản vốn nhất
định. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết
bị, nhà cửa cho ngân hàng. Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn này
rất đa dạng tùy theo tính chất sỡ hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu
cầu và sự phát triển của thị trường. Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước thì
ngân sách của ngân hàng được nhà nước cấp. Nếu là ngân hàng cổ phần thì nguồn
vốn của ngân hàng là do các cổ đông góp vốn, ngân hàng liên doanh do các bên
liên doanh góp vốn; ngân hàng tư nhân là vốn thuộc sở hữu tư nhân. Trong quá
trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn của chủ theo nhiều phương thức khác nhau
tùy vào điều kiện cụ thể. Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không, chủ ngân
hàng có xu hướng gia tăng vốn của chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng
thành vốn đầu tư. Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp
thêm… để mở rộng qui mô hoạt động , hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp
ứng nhu cầu tăng vốn của chủ ngân hàng theo nhà nước quy định… đặc điểm của
hình thức huy động này là không thường xuyên, song giúp cho ngân hàng có được
vốn sở hữu lớn hơn vào lúc cần thiêt.
 Huy động vốn nợ.
Tỷ trọng của loại nguồn này trong tổng nguồn thường thấp hơn nguồn tiền
gửi, trừ một số ngân hàng chuyên hoạt động bán buôn. Các khoản đi vay thường là
với thời hạn và quy mô xác định trước, do vậy tạo thành nguồn ổn định cho ngân
hàng. Khác với nhận tiền gửi, ngân hàng không nhất thiết phải đi vay thường
xuyên: ngân hàng chi đi vay lúc cần thiết; ngân hàng hoàn toàn chủ động quyết
định khối lượng vay cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nguồn vay có thể không
phải chịu dự trữ bắt buộc và bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, do rủi ro lớn hơn nên lãi
suất phải trả cho tiền vay lớn thường lớn hơn lãi suất phải trả cho tiền gửi cùng kỳ
hạn. Các khoản vay ngân hàng nhà nước và vay ngân hàng khác tuy lãi suất thấp
song thường có thời hạn ngắn, chỉ nhằm đảm bảo thanh toán tức thời cho ngân

hàng. Việc cho vay của ngân hàng nhà nước phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền
tệ mà ngân hàng nhà nước theo đuổi trong từng thời kỳ. Vay thông qua phát hành
các giấy nợ trung và dài hạn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo và gia tăng các
nguồn trung và dài hạn ổn định cao cho ngân hàng. Ngân hàng có thể sử dụng
nguồn này để cho vay các dự án, tài trợ cho trang thiết bị và bất động sản của
doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất là thu
nhập của dân cư và ổn định vĩ mô, sau đến là các kỹ thuật nghiệp vụ của ngân hàng
nhằm tạo tính thanh khoản của các giấy nợ và thuận tiện đối với người cho vay.
Mặc dù lãi suât thường cao hơn các nguồn khác, song ngân hàng vẫn phải sử dụng
phát hành giấy nợ trung và dài hạn khi tiền gửi không đáp ứng được những yêu cầu
như ổn định, quy mô đủ lớn trong thời gian xác định.
 Huy động vốn qua phát hành các giấy tờ có giá.
Ngày nay trong hoạt động kinh doanh của các NHTM cạnh tranh là yếu tố
không thể thiếu được. Các NHTM cạnh tranh nhau về lãi suất huy động đến lãi suất
cho vay.Công cụ có hiệu quả cao để huy động vốn là ngân hàng phát hành kỳ
phiếu, trái phiếu ngân hàng. Kỳ phiếu và trái phiếu là giấy tờ có giá xác nhận khoản
nợ của ngân hàng với người nắm giữ. Kỳ phiếu được phát hành thường xuyên và có
kỳ hạn ngắn: 3, 6 12 tháng. Trái phiếu thường có kỳ hạn lớn hơn 1 năm. Việc
phát hành kỳ phiếu , trái phiếu có ưu thế: giúp ngân hàng huy động được đúng số
lượng vốn cần thiết và có thời hạn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.
Tuy nhiên chi phí của nguồn vốn này tương đối cao do ngân hàng phải trả lãi cao
hơn các hình thức huy động truyền thống.
 Huy động qua tiền gửi của các tổ chức kinh tế ,các hộ gia đình.
• Tiền gửi không kỳ hạn: là khoản tiền mà các tổ chức, hộ gia đình gửi
vào ngân hàng và có thể rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải luôn đảm bảo yêu
cầu này vì thế họ được hưởng lãi suất vô cùng thấp. Mục đích chung khi gửi tiền
vào ngân hàng là an toàn và hưởng các dịch vụ ngân hàng, tạo mối quan hệ với
ngân hàng.
• Tiền gửi có kỳ hạn: là khoản tiền khách hàng gửi vào ngân hàng mà có
sự thoả thuận về thời hạn .Đây là nguồn vốn mà khách hàng gửi vào ngân hàng với

mục đích sinh lời là chủ yếu và ngân hàng phải trả lãi cao hơn hơn tiền gửi không
kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định rất cao nhưng thường có thời hạn ngắn vì
đây là những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, hộ gia đình và nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng
nguồn vốn của ngân hàng.
 Các Quỹ Ngân hàng. Ngân hàng có nhiều các quỹ khác nhau, mỗi quỹ
được sử dụng vào những mục đích nhất định tùy thuộc vào tình hình kinh doanh
của ngân hàng. Các quỹ của ngân hàng thuộc sở hữu của chủ ngân hàng. Nguồn
hình thành các quỹ này là từ thu nhập của ngân hàng. Các quỹ của ngân hàng bao
gồm:
- Quỹ bổ sung vốn điều lệ: có mục đích tăng cường số vốn tự có ban đầu.
- Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro: Dùng để dự phòng bù đắp rủi ro trong hoạt
động kinh doanh ngân hàng nhằm bảo toàn vốn điều lệ. Quỹ này được trích lập
hàng năm và được tích lũy lại nhằm bù đắp những tổn thất xảy ra.
- Ngoài ra còn có các quỹ đặc biệt khác như: quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,
quỹ khấu hao tài sản cố định, quỹ giám đốc,… Dự phòng rủi ro: Dự phòng rủi ro
tín dụng được các NHTM trích lập từ thu nhập trước hoặc sau thuế theo một tỷ lệ
nhất định nào đó. Khoản trích lập này là quan trọng và cần thiết cho hoạt động
Ngân hàng, vì trong nền kinh tế thị trường không thể tránh khỏi những rủi ro bất
khả kháng có thể xảy ra.Khi đó, ngân hàng có thể trích các quỹ để bù đắp.
III.Các loại hình huy động vốn của ngân hàng thương mại.
 Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn:
Tài khoản tiền gửi thanh toán là tài khoản mà khách hàng mở tại ngân hàng
với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng
bằng các phương tiện thanh toán như thẻ, séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu…. Khi
đó ngân hàng quản lý tài khoản của khách hàng và đảm nhận việc chi trả đúng theo
yêu cầu của chủ tài khoản (được ghi trên séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiểm thu) phù hợp
với số dư khả dụng trên tài khoản. Chủ tài khỏan là đối tượng sở hữu tài khoản và
ngân hàng chỉ làm theo lệnh của đối tượng này. Chủ tài khoản có thể là cá nhân
hoặc tổ chức.

Đối tượng mở tài khoản tiền gửi thanh toán:
• Cá nhân:Là công dân Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự và năng
lực hành vi dân sự; cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự và năng lực
hành vi dân sự theo quy định của pháp luật nước mà người đó là công dân.Đối với
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực
hành vi dân sự theo quy định của pháp luật: mọi thủ tục mở và sử dụng tài khoản
tiền gửi phải thực hiện thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật.
• Tổ chức:
Tổ chức Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
Tổ chức nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
nước mà Tổ chức đó được thành lập.
 Mở tài khoản tiền gửi thanh toán
Hồ sơ yêu cầu mở tài khoản tiền gửi thanh toán:
• Đối với tổ chức gồm các giấy tờ sau:
-Phiếu đăng ký thông tin khách hàng
-Giấy đề nghị mở tài khoản
-Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức được thành lập theo quy định của
pháp luật.
-Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản
-Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của cá nhân đứng tên mở tài
khoản
• Đối với cá nhân gồm các giấy tờ sau
-Giấy đề nghị mở tài khoản
-Các giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện, người giám hộ hợp
pháp của người chưa thành niên, người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
-Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của cá nhân đứng tên mở tài khoản.
Thông thường Ngân hàng yêu cầu khách hàng xuất trình bản chính hoặc bản
sao có xác nhận của cơ quan cấp bản chính hoặc có công chứng, chứng thực của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu mở tài khoản.

Khi ngân hàng nhận các giấy tờ chứng từ để đối chiếu kiểm tra, cần cẩn thận
để đảm bảo rằng các chứng từ thật, không bị giả mạo. Thí dụ, kiểm tra lớp nhựa
bao bọc ngoài thẻ chứng minh không bị rách hở và ảnh trên thẻ không bị thay đổi.
Khi sao y chứng từ để lưu, phải đảm bảo rằng bản sao rõ nét và chữ viết rõ
ràng dễ đọc. Đảm bảo rằng chứng từ có thể sử dụng được, ngay cả khi có nghi ngờ
hoặc phục vụ việc thanh tra kiểm tra về sau. Thông thường, bản sao chứng minh
nhân dân cũ có thể không nhận dạng được khách hàng, số thẻ chứng minh và ngay
cả tên khách hàng cũng khó đọc được.
 Sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán
Chủ tài khoản hoặc người được uỷ quyền của chủ tài khoản được sử dụng
các phương tiện thanh toán để gửi, rút tiền mặt hoặc thanh toán bằng chuyển khoản
trên tài khoản.
Người giám hộ, người đại diện theo pháp luật có đầy đủ quyền và trách
nhiệm trong việc sử dụng tài khoản của người chưa thành niên, người mất hoặc hạn
chế năng lực hành vi dân sự mà mình làm giám hộ, đại diện.
Chủ tài khoản có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp các thông tin về các
giao dịch thanh toán và số dư trên tài khoản của mình đồng thời có quyền yêu cầu
ngân hàng đóng, phong toả hoặc thay đổi cách thức sử dụng tài khoản khi cần thiết.
Ngân hàng có quyền chủ động trích tài khoản của khách hàng để thanh toán
các nghĩa vụ thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;các
khoản nợ đến hạn, quá hạn; các khoản lãi, chi phí phát sinh trong quá trình quản lý
tài khoản và cung ứng các dịch vụ thanh toán theo quy định; và các trường hợp
khác theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
Ngân hàng có quyền từ chối thực hiện các lệnh thanh toán của khách hàng
trong các trường hợp khách hàng không thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thủ tục
thanh toán, lệnh thanh toán không hợp lệ, không khớp đúng với các yếu tố đã đăng
ký; khách hàng không có đủ số dư trên tài khoản đảm bảo cho việc thực hiện các
lệnh thanh toán.
Huy động vốn thông qua hình thức tiền gửi thanh toán là việc khách hàng ký
gửi nguồn tiền vào ngân hàng. Khi đó mọi giao dịch của khách hàng đều được thể

hiện trong sổ phụ tài khoản tiền gửi mà ngân hàng có trách nhiệm cung cấp cho
khách hàng như một nghĩa vụ pháp lý.

 Lãi suất tài khoản tiền gửi thanh toán
Ở Việt Nam đa số ngân hàng đều chi trả lãi khi khách hàng gửi tiền gửi thanh
toán .Tuy nhiên, việc tính và chi trả lãi ở các ngân hàng Việt Nam tuỳ thuộc vào
quy định riêng của mỗi ngân hàng:
- Tính lãi cho toàn bộ số dư có trên tài khoản
- Tính lãi trên số dư có trừ đi số dư tối thiểu phải duy trì trên tài khoản theo
quy định
- Tính lãi và nhập vốn mỗi ngày
- Tính lãi hàng ngày và nhập vốn cuối mỗi tháng hoặc mỗi quý, nửa năm,
năm…
Ngân hàng thương mại không quy định số dư có tối thiểu để tính tiền lãi.
Việc quy định tiền lãi của các khoản tiền gửi thanh toán được tính mỗi ngày căn cứ
vào số dư có cuối ngày và nhập vốn vào ngày làm việc cuối mỗi tháng. Công thức
tính lãi của tài khoản thanh toán là phương thức tính lãi đơn:
Tiền lãi mỗi ngày=số dư cuối ngày x lãi suất(%/tháng)/30
IV/ Thủ tục huy động vốn giữa các tổ chức, cá nhân tại ngân hàng
đầu tư và phát triển BIDV.
Áp dụng với các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.
- Trình tự thực hiện:
+ Khách hàng có nhu cầu gửi tiền tại Sở giao dịch, chi nhánh NH thực hiện
mở tài khoản tại sở giao dịch, chi nhánh NH (Phòng tài chính kế toán).
+ Cán bộ phòng tài chính kế toán tại sở giao dịch, chi nhánh NH tiếp nhận hồ
sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của bộ hồ sơ mở tài khoản và tiến hành nhận
tiền gửi khách hàng.
+ Khách hàng lựa chọn 1 trong 3 hình thức gửi tiền sau (gọi tắt là hợp đồng
huy động vốn):
Tài khoản tiền gửi.

Ký kết hợp đồng tiền gửi.
Ký kết hợp đồng vay vốn.
+ Giám đốc sở giao dịch, chi nhánh ký kết hợp đồng huy động vốn với khách
hàng, hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày NH nhận được tiền của khách hàng.
Nếu số tiền gửi của khách hàng được chuyển nhiều lần, NH ký phụ lục hợp
đồng huy động vốn hoặc lập khế ước nhận nợ.
- Cách thức thực hiện:
+ Tại trụ sở làm việc của SGD, chi nhánh NH
+ Qua hệ thống bưu chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Giấy đề nghị mở tài khoản - bản chính theo mẫu của NH.
+ Quyết định thành lập, quyết định về phê duyệt điều lệ, tổ chức hoạt động
do người có thẩm quyền ban hành.
+ Giấy đăng ký kinh doanh.
+ Quyết định bổ nhiệm chủ tài khoản, kế toán trưởng và những người được
ủy quyền (nếu có) kèm theo bản sao chúng minh thư nhân dân của các cá nhân.
+ Giấy ủy quyền về thẩm quyền ký kết hợp đồng (nếu có).
Các tài liệu, giấy tờ nêu trên phải có bản gốc hoặc bản sao có công chứng,
chứng thực đúng quy định của pháp luật.
Số lượng hồ sơ: 01(một) (bộ)
- Thời hạn giải quyết: ngay trong ngày khách hàng chuyển tiền trong hợp
đồng.
- Đối tượng thực hiện thủ tục: tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục: Phòng kế hoạch- tổng hợp, phòng tài chính kế
toán tại sở giao dịch, chi nhánh ngân hàng.
- Kết quả thực hiện thủ tục: tài khoản tiền gửi/ hợp đồng tiền gửi/ hợp đồng
vay vốn.
- Lệ phí (nếu có): không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có, đính kèm theo thủ tục này)

Giấy đề nghị mở tài khoản
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có).
V/ Phương pháp kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng
BIDV.
1,Kế toán huy động vốn qua hoạt động tiền gửi.
Chứng từ
+ Chứng từ gốc :giấy nộp tiền , giấy yêu cầu gửi tiền, ủy nhiệm chi, ủy
nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi, các liên bảng kê, giấy báo nợ, giấy
báo có, các liên giấy lĩnh tiền, ngân phiếu, các loại sổ tiết kiệm, thẻ thanh
toán…
+ Chứng từ ghi sổ:phiếu thu, phiếu chi, lệnh thanh toán,…
Tài khoản
+Tài khoản cấp I: TK 42
+ Tài khoản cấp II và III : Tk 421 đến TK 426
Nội dung các TK tiền gửi
-Bên nợ : Số tiền khách hàng đã sử dụng
-Bên có: Số tiền khách hàng chuyển vào ngân hàng
-Số dư Có: Số tiền khách hàng hiện đang gửi tại ngân hàng
a Tiền gửi không kì hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân
+ Kế toán khi khách hàng gửi tiền
Nợ TK thích hợp(1011, TG của người trả,TTV,…)
Có TK 4211/KH
+Kế toán khi trả tiền cho khách hàng
Nợ TK 4211/KH
Có TK thích hợp (1011, TK người thụ hưởng, 1113, TTBT,CT đi… )
+Tính và trả lãi tiền gửi không kì hạn
Số lãi phải trả = tổng tích số dư TKTG x lãi xuất ngày
Trong tháng trong tháng
Hạch toán: Nợ TK Chi trả lãi TG ( 801)
Có TK TG TT / KH (4211)

+Tất toán và đóng tài khoản
Việc tất toán tài khoản khi khách hàng có yêu cầu trong trường hợp giải thể,
sáp nhập, chia cách; hoặc nếu TK hết số dư và trong 6 tháng không có nghiệp vụ
phát sinh thi ngân hàng sẽ tất toán TK của khách hàng
Khi tất toán TK , kế toán phải kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu với
khách hàng , chuyển số dư còn lại vòa tài khoản khác theo yêu cầu của khách hàng
chưa sử dụng , chuyển hồ sơ tài khoản của khách hàng sang tập hồ sơ lưu
trữ( những tài khoản đã tất toán)
b,Tiền gửi tiết kiệm
*, Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn
+Khi gửi tiền
Nợ TK 1011 hoặc TK thích hợp
Có TK 4231/KH
+Khi rút tiền
Nợ TK 4231/KH
Có TK 1011
+ Khóa sổ, tất toán TK tiền gửi tiết kiệm không kì hạn
Trường hợp khách hàng rút hết tiền trong sổ, tức là xin tất toán sổ, kế toán
phải thu lại sổ và lưu cả sổ cùng phiếu lưu đã tất toán vào nơi lưu trữ hồ sơ gốc
Khi khách hàng muốn giao dịch lại , phải lập sổ và phiếu lưu mới
+Tính lãi tiền gửi tiết kiệm không kì hạn
Tính tương tự như đối vơi tiền gửi không kì hạn, tính thep phương pháp dồn
tích, lãi được nhập vào gốc hàng tháng
Nợ TK 801
Có TK 1011 hoặc TK 4231/KH
*, Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn loại trả lãi sau
+khi gửi tiền
Nợ TK 1011
Có TK 4232/KH
+Kế toán tính lãi tiền gửi tiết kiện có kì hạn

Lãi dự trả tháng=số tiền gửi x lãi xuất tháng
Nợ TK 801
Có TK lĩa phải trả cho tiền gửi 491
+Hết kì hạn
-Nếu khách hàng không đến lĩnh lãi,kế toán tự động nhập lãi vào tiền
gốc cho khách hàng và ghi cụ thể vào phiếu lưu để theo dõi lãi kì tiếp theo.Hạch
toán:
Nợ TK lãi phải trả cho tiền gửi-491
Có TK 4232/KH
-Nếu khách hàng đến lĩnh lãi và gốc vào cuối kì hạn, về nguyên tắc sẽ
làm thủ tục tất toán sổ luôn cho khách hàng
+Trường hợp khách hàng đến rút tiền trước hạn
Thoái chi tiền lãi cộng dồn dự trả theo lãi suất có kì hạn cho thời gian
gửi tiền thực tế
Tính lãi trả theo mức lãi suất hợp lý cho thời gian gửi thực tế
*, Tiền gửi tiết kiệm loại có kì hạn trả lãi trước
+Khi gửi tiền
Nợ TK 1011, thích hợp
Nợ TK 388
Có TK 4232/KH
+Hàng tháng; thực hiên phân bổ lãi trả trước vào chi phí
Nợ TK 801
Có TK 388
+ Đáo hạn: NH trả cho KH số tiền bằng đúng số gốc danh nghĩa mà KH gửi
Nợ TK 4232/KH
Có TK 1011, thích hợp
+ Trường hợp khách hàng đến rút tiền trước hạn
-Thoái chi tiền lãi trả trước đã phân bổ vào chi phí theo lãi suất có kì
hạn cho thời gian gửi thực tế
- Tính trả lãi theo mức lãi suất hợp lý cho thời gian gửi thực tế trên số

tiền gửi thực tế
2,Phát hành giấy tờ có giá
Tài khoản
-Nhóm tài khoản TCTD phát hành giấy tờ có giá
-Tài khoản cấp I:TK 43
-Tài khoản cấp II: TK 431, 432, 433, 434, 435, 436, 492
a, Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá theo mệnh giá
-Khi ngân hàng phát hnahf chứng từ có giá:
Nợ TK 1011, 1031
Có TK 431, 434
-Ngân hàng trả lãi cho khách hàng:
+trả lãi định kì
Nợ TK 803
Có TK 1011, 1031
+trả lãi sau khi đáo hạn
Định kì tính lãi vào CP
Nợ TK 803
Có TK 492
Khi đáo hạn thanh toán gốc và lãi
Nợ TK 492
Nợ TK 431, 434
Có TK 1011, 1031
+Nếu trả lãi trước GTCG ngay khi phát hành
.Tại thời điểm phát hành:
Nợ TK 1011, 1031
Nợ TK 388
Có TK 431,434
Định kì phân bổ CP lãi
Nợ TK 803
Có TK 388

+Chi phí phát hành GTCG
.Nếu chi phí nhỏ tính nhỏ tính vào chi phí trong kì
Nợ TK 809
Có TK 1011, 1031
. Nếu chi phí lớn
Nợ TK 388
Có TK 1011, 1031
. Định kì phân bổ
Nợ TK 809
Có TK 388
. Thanh toán GTCG khi đáo hạn
Nợ TK 431. 434
Có TK 1011, 1031
b, Phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu
+Khi ngân hàng phát hành giấy tờ có giá
Nợ TK 1011, 1031
Nợ TK 432, 435
Có TK 431, 434
+Ngân hàng trả lãi cho khách hàng
-Trả lãi định kì
Nợ TK 803
Có Tk 1011, 1031
Có TK 432, 435
-Trả lãi sau khi đáo hạn
Định kì tính lãi vào CP
Nợ TK 803
Có TK 492
Có TK 432, 435
Khi đáo hạn thanh toán gốc và lãi
Nợ TK 492

Nợ TK 431, 434
Có TK 1011, 1031
- Trả lãi trước
. Tại thời điểm phát hành
Nợ TK 1011, 1031
Nợ TK 388
Nợ TK 432, 435
Có TK 431, 434
. Định kì phân bổ CP lãi và chiết khấu
Nợ TK 803
Có TK 388
Có TK 432, 435
. Chi phí phát hành GTCG
Nếu chi phí nhỏ tính vào chi phí trong kì
Nợ TK 809
Có TK 1011, 1031
Nếu chi phí lớn
Nợ TK 388
Có TK 1011, 1031
c, Phát hành giất tờ có giá phụ trội
+Khi ngân hàng phát hành chứng từ có giá
Nợ TK 1011, 1031
Có Tk 433, 436
Có TK 431, 434
+ Ngân hàng trả lãi cho khách hàng
-Trả lãi định kì
Nơ TK 803
Có TK 1011, 1031
-Đồng thời phân bổ phụ trợ để giảm chi phí đi vay từng kì
Nợ TK 433, 436

Có TK 803
+Trả lãi sau khi đáo hạn
-Định kì tính lãi vào chi phí
Nợ TK 803
Có TK 492
-Đồng thời phân bổ phụ trợ ghi giảm chi phí vay từng kì
Nơ TK 433, 436
Có TK 803
Khi đáo hạn thanh toán gốc và lãi
Nợ TK 492
Nợ TK 431, 434
Có TK 1011, 1031
+Trả lãi trước
-tại thời điểm phát hành
Nợ TK 1011, 1031
Nợ TK 388
Có TK 433, 436
Có TK 431, 434
-Định kì phân bổ chi phí lãi
Nợ TK 803
Có TK 388
-Đồng thời phân bổ phụ trợ
Nợ TK 433, 436
Có TK 803
+Chi phí phát hành GTCG
-Nếu chi phí nhỏ tính vào chi phí trong kì
Nợ TK 809,
Có Tk 1011, 1031
-Nếu chi phí lớn
Nợ TK 388

Có TK 1011, 1031
-Định kì phân bổ
Nợ TK 809
Có TK 388
-Thanh toán GTCG khi đáo hạn
Nợ TK 431, 434
Có TK 1011, 1031

VI/ Các nguyên tắc kế toán được áp dụng tại Ngân hàng BIDV.
-Khi hạch toán trên tài khoản tiền gửi ,phải đảm bảo tính cân đối của tài
khoản giữa Nợ và Có.Để đảm bảo nguyên tắc này,mọi giao dịch phải được cập nhật
và cân đối ngay từ giao dịch viên kế toán sổ phụ.
-GDV mở tài khoản mới cho khách hàng,không kiêm nhiệm việc ghi chép
vào sổ tài khoản chi trả tiền, nhận tiền….để tránh việc mở tài khoản không có thực.
-Tiền lãi,tiền gửi được chi trả theo thực tế phát sinh. Trong trường hợp có
trích trước tiền lãi phải trả vào chi phí (Lãi cộng dồn dự trả trên tài khoản tiền gửi )
đối với các tài khoản tiền gửi có kì hạn ,cần phải quan tâm đến thời hạn trích trước
(của năm tài chính ) và theo dõi thời hạn rút tiền của khách hàng để tính toán tiền
lãi thực trả cho chính xác .Chi phí trả lãi được hạch toán tuân theo nguyên tắc phù
hợp . Trường hợp trả lãi khi đáo hạn và kì trả lãi bao gồm nhiều kì hạch toán thì
định kì ngân hàng phải tính lãi phải trả từng kì ghi nhận vào chi phí.
-Tất cả các số phát sinh bị từ chối cần được xử lí như các số phát sinh ngoại
lệ,có nghĩa là khi có những số phát sinh bị từ chối phải xem xét và đưa ra các quyết
định xử lí tùy theo tình huống riêng biệt sao cho phù hợp (Ví dụ :một khách hàng từ
chối thanh toán do nghi ngờ ngân hàng tính sai phí hoặc thanh toán sai 1 tờ
séc…).Kế toán viên cần phải kiểm tra lại nguyên nhân dẫn đến việc “Từ chối” và
xử lí nghiệp vụ theo nguyên nhân gây ra sai sót.
-Kỳ phiếu , trái phiếu phát hành (GTCG) :Thực hiện theo qui định của
chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay” được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán hợp
nhất theo giá trị thuần ( xác định bằng GTCG theo mệnh giá trừ (-) chiết khấu

GTCG cộng (+) phụ trội GTCG ). Lãi dự trả được tính theo phương pháp đường
thẳng.


×