Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tạp chí kinh tế đối ngoại đề tài PHÂN TÍCH tài CHÍNH với VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của các NHTM VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.73 KB, 16 trang )

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
TS.Phùng Thị Lan Hương, Tạp chí KTĐN số 67
Khoa Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật - Công nghiệp
Tóm tắt Trước những đòi hỏi cấp thiết về sự phát triển của các ngân
hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế
toàn cầu có nhiều biến động phức tạp như hiện nay cần thiết
phải có phân tích tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
nhằm đánh giá một cách chi tiết hoạt động tài chính ngân hàng,
để nhận biết, phán đoán, dự báo, đưa ra quyết định tài chính,
quyết định tài trợ và đầu tư đồng thời có sự điều chỉnh nhất định
nhằm nâng cao hiệu quả họat động của ngân hàng.
Từ khóa Phân tích tài chính, ngân hàng thương mại, hiệu quả hoạt động.
Abstract In the sequence of strict requirement for developing Vietnamese
commercial bank, especially in complicated fluctuation of global
economy, it is necessary to analyse Vietnamese commercial
bank’s finance in order to evaluate and forecast particular
finance, giving financial investment decisions, also getting
adjustment on time to improve the banking efficient.
Keywords Financial analysis, commercial bank, efficiency
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống tài chính quốc gia có vị trí quan trọng trong nền kinh tế với chức
năng huy động và phân bổ nguồn lực. Hệ thống tài chính Việt Nam tính đến
nay bao gồm thị trường tài chính, các tổ chức tài chính, các công cụ tài chính
và cơ sở hạ tầng tài chính. Các ngân hàng thương mại Việt Nam là một bộ
phận quan trọng của hệ thống Tài chính quốc gia, mặc dù đã được đổi mới và
đa dạng hoá cả về loại hình sở hữu, gia tăng về quy mô hoạt động, song chất
lượng của sự phát triển vẫn còn hạn chế. Trước những đòi hỏi cấp thiết về sự
phát triển của các ngân hàng thương mại Việt Nam, sự biến động phức tạp


của kinh tế toàn cầu, sự phát triển thị trường tài chính nói chung và hoạt
động của NHTM nói riêng cần thiết phải có phân tích tài chính các ngân hàng
thương mại nhằm đánh giá chính xác tình hình tài chính, đánh giá rủi ro,
phán đoán, dự báo, đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư
phù hợp với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng các NHTM
Việt Nam.
2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÁC NHTM VIỆT NAM
Phân tích tài chính ngân hàng là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân
tích đối với các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm xác định vị thế
tài chính, phân tích năng lực tài chính của ngân hàng trong quá khứ, hiện tại,
và đánh giá năng lực tài chính trong tương lai. Phân tích tài chính các NHTM
Việt Nam được đánh giá chủ yếu trên hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng
lực tài chính của NHTM.
2.1. Quy mô vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu thể hiện năng lực tài chính, năng lực họat động của ngân
hàng. Vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô mở rộng mạng lưới cũng như
quy mô họat động của ngân hàng. Quy mô vốn chủ sở hữu (VCSH) các NHTM
Việt Nam giai đoạn 2009-2013 tăng qua các năm với tỷ lệ trung bình đạt mức
cao 23,92%, trong đó Vietinbank có mức tăng trưởng bình quân cao nhất là
42,43% và ACB có mức tăng trưởng thấp nhất là 5.5%.
Biểu đồ 1.1: Quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam
(Nguồn Báo cáo tài chính các NHTM Việt Nam)
Mặc dù quy mô VCSH của các ngân hàng tăng nhanh qua các năm nhưng so
với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, VCSH của các NHTM Việt
Nam vẫn ở mức khiêm tốn.
Bảng 1.1 Vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng năm 31/12/2013
Ngân hàng Quốc gia Đơn vị tính Vốn chủ sở hữu
1. Citi Bank USA Tỷ USD 206
2. Bank of Canada Canada Triệu USD 435
3.Bank of American Corporation USA nghìn USD 232.685.000

4. HSBC Việt Nam Triệu VND 6.623.643
5. Mizuho Nhật Bản Triệu JPY 84.905
(Nguồn Báo cáo tài chính các ngân hàng năm 2013)
Việc đảm bảo an toàn và phát triển vốn là nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt
trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Để đảm bảo an toàn cho phần tài sản
có chứa đựng rủi ro, ngân hàng cần duy trì một mức vốn tự có cần thiết được
đo bằng tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu. Theo quy định của hiệp ước BASEL và
theo quy định tại thông tư 13/2010/TT-NHNN, hệ số an toàn vốn (viết tắt là
CAR: Capital Adequacy Ratio) của các NHTM Việt Nam tối thiểu là 8%. Đến
cuối năm 2013, các NHTM Việt Nam thuộc nhóm nghiên cứu có hệ số CAR đều
trên 9%.
Bảng 1.2 Hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam
Đơn vị tính: %
TT Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013
1 Agribank 6.21 6.4 8.0 9.49 9.11
2 BIDV 7.55 9.32 10.1 9.04 11.28
3 VCB 8.11 9.0 11.14 14.83 13.37
4 Vietinbank 9.0 8.02 9.0 10.33 13.17
5 ACB 9.97 8.9 9.25 9.3 14.66
6 Techcombank 9.6 12.3 11.43 11.6 14.03
(Nguồn Báo cáo thường niên các NHTM Việt Nam)
2.2 Nhóm chỉ tiêu về quy mô và chất lượng tài sản
Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của NHTM. Chất lượng tài sản là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng
bền vững về tài chính, năng lực quản lý của một NHTM. Đánh giá qui mô,
chất lượng tài sản được thể hiện qua các chỉ tiêu: tăng trưởng tổng tài sản,
tỷ lệ cho vay
Tăng trưởng tổng tài sản của các NHTM Việt Nam bình quân trong thời kỳ
2009-2013 là 16,7%. Trong đó nhóm NHTM nhà nước có mức tăng trưởng
tài sản cao hơn nhóm NHTM cổ phần. Cụ thể Vietinbank có mức tăng trưởng

tài sản cao nhất là 24,4%, tiếp theo là Techcombank 21.6%. NGân hàng ACB
là ngân hàng có mức tăng tài sản bình quân thấp nhất chiếm 9.7%.
Biểu đồ 1.2 Tăng trưởng tổng tài sản của các NHTM Việt Nam
(Nguồn Báo cáo tài chính các NHTM Việt Nam)
Tỷ lệ cho vay của ngân hàng phản ánh việc sử dụng tài sản để đầu tư cho vay
của các ngân hàng. Thực tế về cơ cấu tài sản, các khoản cho vay chiếm phần
nhiều trong tổng tài sản của ngân hàng. Dựa trên bảng số liệu trên, tỷ lệ cho
vay cho vay của các ngân hàng đều ở mức tăng trưởng nhẹ, tương đối ổn
định qua các năm, phản ánh hoạt động kinh doanh duy trì ở mức ổn định, bất
chấp cả khủng hoảng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, qua số liệu cho thấy dư nợ
tín dụng trên tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam đều vượt
khung an toàn Camel đưa ra là <= 60%. Chỉ có Techcombank thuộc nhóm các
NHTMCP có đảm bảo tỷ lệ an toàn.
Bảng 1.3 Tỷ lệ cho vay của các NHTM Việt Nam
Đơn vị tính :%
STT Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013
1 Agribank 75.70 79.02 77.75% 78.38% 78.06%
2 Vietcombank 54.00 55.70 64.70% 58.19% 59.01%
3 BIDV 77.67 80.23 82.98% 74.62% 72.68%
4 Vietinbank 66.94 64.11 63.81% 72.71% 67.08%
5 ACB 58.71 42.16 36.23% 58.41% 64.55%
6 TCB 45.32 34.81 34.65% 42.98% 38.82%
Trung bình 63.06 59.34 60.02% 64.22% 63.37%
(Nguồn Báo cáo tài chính các NHTM Việt Nam thời kỳ 2009-2013)
Chất lượng tín dụng thể hiện thông qua tỷ lệ nợ xấu: Những món nợ xấu hay
còn được gọi là những món nợ không hiệu quả, ngay sau khi giải ngân đã cho
thấy những dấu hiệu có khả năng gặp phải rủi ro như khách hàng gặp phải
rủi ro hoặc sử dụng vốn sai mục đích, chậm trễ hoặc không thể thực hiện
những điều kiện giải ngân, v.v… Không phải tất cả những món nợ xấu đều
dẫn đến rủi ro tín dụng, song thông thường nợ xấu là “cơ hội” phát sinh rủi ro

tín dụng như nợ quá hạn, nợ khó đòi, mất vốn và NHTM phải thực hiện xóa
nợ. Quy định và tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng tín dụng của một NHTM là
tốt và NHTM có thể phát triển bền vững khi tỷ lệ nợ xấu dưới mức 5% tổng
dư nợ.
Chất lượng tín dụng của các NHTM Việt Nam được cải thiện nhờ áp dụng
đồng loạt các giải pháp tăng cường năng lực tự kiểm soát chất lượng tín
dụng của các tổ chức tín dụng; thanh tra giám sát xử lý các khoản nợ xấu. Tỷ
lệ nợ xấu của các NHTM đã giảm dần từ 3.5% năm 2008 xuống 2,5% năm
2010. Một số NHTMNN có tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể trong giai đoạn 2006-
2010, ví dụ như BIDV năm 2010 giảm 6.8% so với năm 2006, Vietinbank giảm
3.7%. Đối với nhóm NHTMCP, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp hơn nhóm NHTM nhà
nước như ACB có mức nợ xấu 0.34%, Techcombank có tỷ lệ 2.29%. Trong
năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống NHTM là 3.29% cao hơn so với
năm 2010. Sang năm 2012, nợ xấu toàn ngành ngân hàng tăng vọt với mức
8.8%. Tuy nhiên tỷ lệ này đã giảm chỉ còn 3.79% vào năm 2013 và Agribank
vẫn là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất toàn hệ thống, chiếm 25% tổng số
nợ xấu của toàn hệ thống.
Nguyên nhân của sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu là do các NHTM đã không chủ động
giới hạn cho vay vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như cho vay kinh
doanh bất động sản, đầu tư chứng khoán, trong khi vẫn phải tiếp tục phải
thực hiện mục tiêu tăng vốn với tốc độ cao.
Muốn tăng trưởng tổng tài sản bền vững đòi hỏi phải nghiên cứu mối tương
quan giữa cơ cấu tài sản và nguồn vốn. Qua mối tương quan này sẽ đánh giá
được tính tối ưu trong cơ cấu tài sản - nguồn vốn, khả năng phản ứng của
ngân hàng trước những hiện tượng bất thường của môi trường kinh doanh
và đáp ứng yêu cầu rút tiền của công chúng. Sự phối hợp hiệu quả sẽ giúp
ngân hàng tối đa hoá thu nhập đồng thời kiểm soát chặt chẽ các rủi ro.
Bảng 1.4 Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam
Đơn vị tính :%
TT Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013

1 Agribank 2.6 6.7 6.0 5.8 7.56
2 BIDV 2.8 2.8 2.7 2.77 2.35
3 VCB 2.47 2.83 2.03 2.5 2.98
4 Vietinbank 0.61 0.66 0.75 1.5 2.47
5 ACB 0.3 0.34 0.89 2.5 3.34
6 Techcombank 2 2.29 2.6 5.9 3.6
(Nguồn Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam 2006-2010)
2.3 Các chỉ tiêu khả năng sinh lời
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh cũng như sự
phát triển bền vững của một ngân hàng.Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh
lời của ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng thanh toán và triển
vọng phát triển trong tương lai của ngân hàng đó.Để đánh giá khả năng sinh
lời của ngân hàng, có thể đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau như: Lợi
nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có bình quân (ROA), tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Tổng lợi nhuận các NHTM Việt Nam 2009-2013 tăng trưởng bình quân 7%
trong đó Vietinbank có mức tăng trưởng bình quân cao nhất 45.73%. Năm
2012, toàn ngành ngân hàng có lợi nhuận, sụt giảm gần 50% so với năm
2011. Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong 2012 đã chấm dứt những thời kỳ lãi
“khủng” của các ngân hàng thương mại. Hầu hết các ngân hàng đều bị sụt
giảm lợi nhuận rất mạnh, ngay cả những ngân hàng lớn như Vietcombank,
Vietinbank, BIDV, cũng không tăng trưởng đáng kể so với năm trước, dù vẫn
đứng đầu toàn ngành về lợi nhuận. Nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận
giảm trong năm 2012: do tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 khá thấp, lãi
suất cho vay hạ nhiệt, chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh do nợ xấu gia tăng.
Trong năm 2013, trong nhóm ngân hàng nghiên cứu chỉ có hai ngân hàng có
sự tăng trưởng về lợi nhuận là Vietinbank và ACB, các ngân hàng còn lại đều
có sự sụy giảm lợi nhuận.
Bảng 1.5 Lợi nhuận sau thuế của các NHTM Việt Nam
Đơn vị tính: triệu đồng

STT Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013
1 Agribank 182,968

1,300,237

3,633,593

2,565,000

2,303,000
2 Vietcombank

3,944,753

4,235,792

4,217,332

4,427,206

4,371,270
3 BIDV

2,817,501

3,760,715

3,199,608

3,318,863


4,065,079
4 Vietinbank

1,284,283

3,405,478

6,243,795

6,151,545

5,794,236
5 ACB

2,201,204

2,334,794

3,207,841 784,040 824,458
6
Techcomban
k

1,700,169

2,072,755

3,153,766 765,686 659,000
Cộng 12,130,878 17,109,771 23,655,93518,012,340 18,017,043

(Nguồn Báo cáo tài chính các NHTM VIệt Nam)
Phân tích ROE trung bình của các NHTM Việt Nam có thể thấy: Năm 2009
ROE ở mức khá cao, khoảng 18,64%; năm 2010 18,04 và năm 2011 tăng vọt
20,32% nhưng sang năm 2012 và 2013 giảm xuống chỉ còn là 10,3 và 8,35.
Việc giảm sút này do nhiều nguyên nhân như hiệu quả hoạt động yếu (dù
chênh lệch giữa lãi suất đầu vào đầu ra có xu hướng giãn ra, có lợi cho các
NHTM); tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng tăng đã khiến tỷ lệ trích lập dự phòng
rủi ro của các NHTM thấp so với yêu cầu của NHNN. Bên cạnh đó các NHTM
Việt Nam mở rộng quá mức mạng lưới chi nhánh với hy vọng tốc độ tăng tài
sản sẽ nhanh như những năm trước. Nhưng năm nay do hạn chế tăng trưởng
tín dụng và cạnh tranh huy động vốn gay gắt, đã khiến hoạt động một số chi
nhánh ngân hàng không có hiệu quả.
Biểu đồ 1.3: Hệ số ROA của các NHTM Việt Nam
Tỷ lệ lãi ròng cận biên (NIM) là tổng giá trị thu được từ tiền lãi cho vay, chi
phí trả lãi tiền gửi và tổng tài sản của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả kinh doanh của các NHTM VIệt Nam.
Bảng 1.6 Tỷ lệ lãi ròng cận biên (NIM) của các NHTM Việt Nam
STT Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013
1 Agribank 2.54 3.35 5.02 - -
2 Vietcombank 4.87 3.07 3.88 2.94 2.55
3 BIDV 2.74 2.95 3.46 3.18 2.88
4 Vietinbank 3.83 4.18 5.11 4.06 3.61
5 ACB 2.55 2.74 3.43 3.74 2.9
6 Techcombank 3.54 2.39 3.34 3.4 3.16
(Nguồn Báo cáo thường niên các NHTM Việt Nam)
Tỷ lệ lãi ròng cận biên của các NHTM Việt Nam có xu hướng giảm dần qua
2011-2013, đặc biệt năm 2013 hầu hết các NHTM Việt Nam có tỷ lệ lãi ròng
cận biên giảm. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do tỷ lệ huy động của các
NHTM Việt Nam tăng cao trong khi cho vay thấp khiến cho nguồn vốn ứ
đọng.

2.4 Đánh giá:
Thông qua việc phân tích tài chính các NHTM Việt Nam cho thấy trong thời
kỳ 2009-2013 cácNHTM Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan cụ
thể:
- Vốn tự có của các NHTM tăng mạnh, hệ số an toàn vốn CAR đạt chuẩn trên
8%.
- Khả năng thanh khoản của NHTM Việt Nam được cải thiện đáng kể với tỷ lệ
cho vay/huy động luôn nhỏ hơn 100%, tỷ trọng đi vay trong tổng tài sản
giảm dần. Công tác quản lý thanh khoản của NHTM Việt Nam đang được chú
trọng, đặc trưng là việc thiết lập cơ chế kiểm soát và theo dõi hợp lý tình
trạng thanh khoản hàng ngày và dài hạn. Trong những năm qua NHTM Việt
Nam đã tuân thủ đúng quy định của NHNN về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ khả năng
chi trả, quản lý tốt dòng tiền vào-ra theo kì hạn để chủ động xử lý nguồn vốn
thanh khoản khi thiếu hụt hoặc thặng dư.
- Chất lượng tài sản của NHTM Việt Nam được nâng cao thể hiện qua cơ cấu
tài sản ngày càng chuyển biến hợp lý và hiệu quả hơn: Tài sản có tính thanh
khoản cao tăng nhẹ do yêu cầu tăng dự trữ bắt buộc theo quy định mới của
NHNN; Cơ cấu khách hàng cũng được chuyển dịch phù hợp với xu hướng
phát triển hiện nay, đó là ưu tiên phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng tỷ trọng cho vay ngắn
hạn và giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn.
- Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam vẫn ở
mức thấp. Hầu hết các NHTM Việt Nam có tỷ lệ cho vay cao hơn ngưỡng 60%.
Lợi nhuận sau thuế của hầu hết các NHTM Việt Nam đều giảm so với kỳ
trước.
3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH DOANH CÁC NHTM VIỆT NAM
3.1 Nâng cao năng lực tài chính của của các NHTM Việt Nam
Các NHTM Việt Nam mặc dù quy mô vốn gia tăng hàng năm, tuy nhiên quy
mô này vẫn còn nhỏ so với các ngân hàng thương mại trong khu vực. Vì vậy

để đạt mục tiêu vào nhóm những định chế tài chính ngân hàng lớn của Châu
Á thì các NHTM Việt Nam cần nâng cao hơn nữa năng lực tài chính của ngân
hàng. Trước tiên, các NHTM Việt Nam cần phải mở rộng quy mô vốn chủ sở
hữu bởi vì vốn chủ sở hữu thấp sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh của Ngân
hàng. Ngoài ra, các NHTM Việt Nam cần tăng cường tiềm lực tài chính bằng
cách chủ động thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức quốc tế, các ngân hàng nước
ngoài, mời họ tham gia để tăng vốn hoạt động, thực hiện chuyển giao công
nghệ theo hướng ngân hàng thương mại hiện đại, có khả năng cạnh tranh
toàn diện trên thị trường quốc tế.
3.2 Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng:
Chất lượng tín dụng của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua giảm sút là
do danh mục tín dụng của ngân hàng chưa tốt. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM
Việt Nam có giảm sút nhưng còn ở mức cao. Vì vậy, các NHTM Việt Nam cần
tiến hành nâng cao chất lượng phân tích tín dụng, đảm bảo đủ phân tích
đúng quy trình tín dụng theo yêu cầu, cơ cấu lại danh mục cho vay cũng là
những khâu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM
Việt Nam.
3.3 Tiếp tục chuyển đổi mô hình hướng tới khách hàng
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng mở cửa, sự cạnh tranh giữa các ngân
hàng tại Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt, các NHTM Việt Nam cần
chuyển đổi sang mô hình hiện đại - hướng tới khách hàng. Khác với trước
đây, khách hàng hiện nay được tiếp cận với nhiều loại hình dịch vụ từ đó giúp
khách hàng có nhận thức rõ ràng hơn về chất lượng dịch vụ và có sự lựa
chọn đúng đắn. Do đó các NHTM Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ hiện đại. Việc áp dụng công nghệ hiện đại trong ngân hàng sẽ tạo được
nhiều tiện ích cho khách hàng, từ đó thu hút khách đến với ngân hàng. Phong
cách phục vụ hướng tới khách hàng. Ngân hàng cũng là một ngành dịch vụ
do đó cũng cần phải quan tâm đến chất lượng phục vụ. Tạo lập cho các giao
dịch viên cũng như các cán bộ ngân hàng một tác phong phục vụ hướng tới
khách hàng sẽ giúp các NHTM Việt Nam tạo được thương hiệu đối với khách

hàng.
Mở rộng hơn nữa mạng lưới của các NHTM Việt Nam là giải pháp giúp các
ngân hàng tiếp cận và đến được với nhiều người dân hơn. Bên cạnh đó việc
mở rộng mạng lưới cũng sẽ tạo thuận lợi cho các khách hàng vốn có của
NHTM Việt Nam khi giao dịch, sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
3.4 Kiến nghị
Để hoàn thiện phân tích tài chính với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của
các NHTM Việt Nam, Chính phủ nên chuyển các khoản vay phục vụ chính
sách, chỉ định nhà nước sang cho các ngân hàng chính sách, bên cạnh đó
cũng nên hạn chế tối đa sự can thiệp hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyết
định cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhà nước. Cùng với
việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, biên pháp này sẽ góp phần
lớn vào việc giảm thiểu các khoản nợ xấu của ngân hàng hiện nay. Trong thời
gian tới Chính phủ nên tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý để đảm bảo một
môi trường cạnh tranh công bằng minh bạch, an toàn cho hệ thống ngân
hàng.
Đối với Ngân hàng nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình
chuẩn của ngành để làm cơ sở tham chiếu để đánh giá hoạt động của ngân
hàng thương mại đồng thời là căn cứ để đặt chỉ tiêu phấn đấu hay khắc phục
hạn chế của các NHTM Việt Nam.
4. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng hội nhập và mở cửa, đặc biệt là
từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các NHTM Việt Nam đang có những thay
đổi đáng kể về mô hình và chính sách họat động. Việc hoàn thiện phân tích tài
chính với việc nâng cao hiệu quả họat động các NHTM Việt Nam cần thiết
phục vụ cho các nhà quản trị ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách và cả
các đối tượng sử dụng thông tin tài chính của các NHTM Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo thường niên các NHTM Việt Nam 2009-2013
[2] Andras Lakatos (2009),Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ đến

năm 2015 và tầm nhìn 2020, Bộ Công thương.
[3] Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà
xuất bản Phương Đông.
[4] MartinFridson,FernandoAlvarez(2013), Phân Tích Báo Cáo Tài Chính –
Hướng Dẫn Thực Hành, NXB Kinh tế TP.Hồ Chính Minh.

×