Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Ứng dụng viễn thám giám sát biến động diện tích đất trồng lúa ở Huyện Cần Đước Long An 2000-2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 75 trang )

Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề.

Trên thế giới hiện nay khoa học công nghệ là nền tảng và là động lực thúc
đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại của một quốc gia. Trong đó viễn
thám là một công nghệ có khả năng ứng dụng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên
như đất, nước, rừng, khoáng sản và giám sát bảo vệ môi trường góp phần quan trọng
vào sự phát triển bền vững của đất nước. Công nghệ máy tính phát triển ngày càng
mạnh mẽ cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm xử lý chuyên dụng dữ liệu viễn thám
ra đời đã góp phần thúc đẩy các nghiên cứu ứng dụng viễn thám được thực hiện.
Ở nước ta hiện nay, việc quản lý biến đổi tài nguyên, biến đổi mục đích sử
dụng tài nguyên đang là nhu cầu cần thiết. Sự phát tiển của đất nước, nhu cầu của xã
hội này càng cao đó là những nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi mục đích sử dụng
các tài nguyên không hợp lý. Trong đó tài nguyên đất sử dụng trồng lúa có ý nghĩa
rất quan trọng đặc biệt với Việt Nam là nước có nền kinh tế Nông Nhiệp. Tuy nhiên
hiên nay diện tích đất sử dụng vào trồng lúa đang có những biến động theo chiều
hướng sấu. Theo số liệu Tổng Cục Thống Kê trong giai đoạn 2000 - 2006, diện tích
đất lúa cả nước đã giảm từ 4,47 triệu ha xuống còn 4,13 triệu ha. Như vậy trung bình
mỗi năm giảm tới 50 nghìn ha.Vì vậy việc quản lý và giám sát biến động diện tích
đất trồng lúa là tất cần thiết . Đã có nhiều các phương pháp dùng để theo dõi sự biến


động về diện tích trồng lúa như : So sánh hai bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở hai
thời điểm được yêu cầu, thống kê số liệu hoặc sử dụng ảnh hàng không thành lập
bản đồ hiện trạng nhưng các phương pháp này thường tốn nhiều thời gian và tiền
của, nên cần có một giải pháp mang lại hiệu quả cao hơn trong việc thống kê và
đánh giá tình trạng biến động diện tích đất trồng lúa của vùng.
Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 2

Các kết quả có được từ phân tích tư liệu Viễn thám cùng với sự tích hợp các
thông tin kinh tế xã hội trong môi trường GIS giúp cho người sử dụng nhận định
được nguyên nhân, xu thế của sự biến động.
Như vậy, việc sử dụng ảnh Viễn thám đa thời gian để theo dõi sự thay đổi
diện tích trồng lúa là một vấn đề có thể thực hiện được. Đó là những lí do mà đề tài
“Ứng dụng viễn thám giám sát biến động diện tích đất trồng lúa ở Huyện Cần Đước
Long An 2000-2006” được thực hiện

2. Mục tiêu thực hiện.
- Trích lọc những thông tin về biến đổi diện tích đất trồng lúa bằng ảnh viễn
thám Landsat TM trong 2 năm 1995, 2004.
- Phân tích biến động diện tích đất trồng lúa trong giai đoạn 1995-2004.
- Thành lập bản đồ biến động diện tích đất trồng lúa.

3. Giới hạn.

Đề tài không đi vào tìm hiểu biến động diện tích đất trồng lúa của từng vụ
trong năm như: Lúa hè thu, lúa mùa… mà chỉ nghiên cứu biến động diện tích đất
trồng lúa qua các năm.
Có nhiều phương pháp phân loại ảnh, nhưng đề tài chỉ sử dụng phương pháp
phân loại Đa số thiểu số( Maximum Likelihood )

4. Nội dung thực hiện.
Để thực hiện mục tiêu và giới hạn của đề tài đặt ra, thì nội dung của đề tài chỉ
trung nghiên cứu các vấn đề sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết:
+ Tìm hiểu về Viễn thám ( Nguyên lý thu nhận và xử lý ảnh viễn thám)
+ Cơ sở khoa học Sử dụng viễn thám để nghiên cứu biến động thực phủ.
+ Đặc trưng cơ bản của ảnh vệ tinh Landsat.
Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 3

- Xử lý và giải đoán ảnh.
- Thống kê và phân tích biến động.
- Thành lập Bản Đồ Biến động diện tích trồng lúa huyện Cần Đước tỉnh
Long An, trong giai đoạn 1995 – 2004.

5. Phương pháp thực hiện.
Có nhiều phương pháp thường được xử dụng trong nghiên cứu biến động

như: ( kỹ thuật trừ ảnh, kỹ thuật hồi qui ảnh, kỹ thuật chia ảnh, kỹ thuật so sánh sau
phân loại , kỹ thuật phân loại đa thời gian trực tiếp…) Trong đề tài này tác giả sử
dụng kỹ thuật so sánh sau phân loại để theo dõi biến động. Đây là một phương pháp
rõ ràng nhất trong phát hiện biến động, bằng cách so sánh kết quả phân loại của từng
pixel tại hai hay nhiều thời điểm. “ Weismiller et al (1977) báo cáo cho thấy kỹ thuật
so sánh ảnh sau phân loại nhận dạng biến động một cách tin cậy. Với độ chính xác
phát hiện biến động là 67%. Các phương pháp kỹ thuật sử dụng theo đề tài “Giám
sát biến động rừng ngập mặn Cần Giờ sử dụng kỹ thuật Viễn Thám và Gis” (Trần
trọng Đức-Phạm Bách Việt, 2005).
- Phương pháp phân loại ảnh: Phương có nhiều phương pháp phân loại
ảnh, nhưng đề tài chỉ sử dụng phương pháp phân loại Maximun Likelihood
- Phương pháp đánh giá sau phân loại: Kiểm tra, đánh giá độ chính xác sau
phân loại bằng phương pháp dải mẫu ngẫu nhiên.
- Phương pháp thống kê số liệu cho thấy sự biến động diện tích Sau phân
loại qua hai năm 1995 và 2004.





Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 4


PHẦN NỘI DUNG THỰC HIỆN
























Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến

www.gistrung.com


Trang 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÁM

1. CÁC KHÁI NIỆM.
1.1. Định nghĩa về Viễm Thám.
Định nghĩa tổng quát: Viễn thám là kỹ thuật thu nhân thông tin về đối tượng,
về vùng hoặc về hiện hượng thông qua việc phân tích dữ liệu thu nhận bởi thiết bị
không tiếp xúc với đối tượng, vùng hoặc hiện tượng đang nghiên cứu (Viễn thám-Lê
Văn Trung, 2005).
Định nghĩa chi tiết: Viễn thám có thể được định nghĩa như là kỹ thuật thu
thập dữ liệu bức xạ điện từ phản chiếu hoặc phát ra từ đối tượng trên mặt đất bằng
cách sử dụng (Remote sensor) và từ đó rút ra thông tin về đối tượng thông qua quá
trình phân tích các bức xạ điện từ (Kỹ thuật Viễn thám, Trần Trọng Đức).

Như vậy Viễn thám có thể được định nghĩa là một môn khoa học nghệ thuật,
nhờ nó mà các tính chất của đối tượng quan sát được xác định, đo đạc, thu thập và
phân tích mà không cần có sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng.
Viễn thám sử dụng dụng các phản xạ, bức xạ điện từ để đo đạc xác định
thông tin về đối tượng. Sóng điện từ có thể được coi như nguồn năng lượng chính
trong Viễn thám. Viễn thám có thể được phân làm 3 loại cơ bản sau:
 Viễn thám trong giải sóng nhìn thấy và hồng ngoại phản xạ.
Nguồn năng lượng chính là bức xạ mặt trời với bước sóng ưu thế là 0.5
micromet. Thông tin trên ảnh Viễn thám nhận được dựa vào sự đo lường năng lượng
bức xạ từ vật thể và bề mặt trái đất. Và ảnh thu được bởi kỹ thuật này được gọi là
ảnh quang học
 Viễn thám hồng ngoại nhiệt.

Nguồn năng lượng sử dụng là bức xạ nhiệt do chính vật thể phát ra. Mỗi vật
thể ở trong điều kiện bình thường đều tự phát ra một bức xạ và bước sóng ưu thế ở
loại Viễn thám này là 10 micromet. Ảnh thu nhận ở kỹ thuật Viễn thám này gọi là
ảnh Viễn thám nhiệt.
Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 6

 Viễn thám siêu cao tầng.
Viễn thám siêu cao tầng có hai loại kỹ thuật thu nhận là chủ động và bị động.
Viễn thám chủ động vệ tinh cung cấp cho các vật thể một nguồn năng lượng
riêng, rồi thu lại nguồn năng lượng phản xạ lại từ các vật thể. Còn kỹ thuật viễn
thám bị động thì thu nhận năng lượng bức xạ tự nhiên hoặc phản xạ từ một số đối
tượng và bước sóng ưu thế ở kỹ thuật Viễn thám này là trên 1mm (Viễn thám- Lê
Văn Trung, 2005).
a. Khái niệm ảnh quang học.
Ảnh quang học là ảnh được thu nhận dựa vào sự đo lường năng lượng sóng
điện từ có bước sóng nằm trong dải tần số từ ánh sáng khả kiến đến hồng ngoại phản
xạ, từ các vật thể trên bề mặt trái đất phản xạ hay bức xạ. Nguồn cung cấp năng
lượng chủ yếu cho việc thu nhận ảnh quang học là bức xạ của mặt trời(Viễn thám-
Lê Văn Trung, 2005).

b. Đặc điểm ảnh vệ tinh.
Ảnh vệ tinh được đặc trưng bởi một số thông số cơ bản như sau:

 Độ phân giải không gian, chính là diện tích nhỏ nhất trên mặt đất mà bộ
cảm có thể phân biệt được hay chính là góc không gian tương ứng với một đơn vị
chia mẫu trên mặt đất. Ảnh có độ phân giải không gian càng cao thì kích thước của
các pixel càng nhỏ.
 Tính chất phổ của ảnh vệ tinh. Cùng một khu vực nghiên với các đối
tượng tương ứng, các pixel ảnh sẽ cho các giá trị riêng biệt theo từng bước sóng
khác nhau. Do đó mỗi loại ảnh vệ tinh khác nhau không chỉ phụ thuộc vào số bit
dùng để ghi nhận mà còn phụ thuộc vào phạm vi bước sóng thu nhận. “ Độ phân
giải phổ thể hiện bởi kích thước và số kênh phổ, bề rộng phổ hoặc sự phân chia
vùng phổ mà ảnh vệ tinh có thể phân biệt tách biệt được các các bức xạ từ nhiều
vùng phổ khác nhau”
 Độ phân giải bức xạ thể hiện độ nhạy tuyến tính của bộ cảm biến trong
khả năng phân biệt sự thay đổi nhỏ nhất cuat cường độ phản xạ sóng từ các vật
Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 7

thể”( Viễn thám - Lê Văn Trung, 2005) Số bit dùng để ghi nhận thông tin là một
trong những đặc trưng quan trọng của độ phân giải bức xạ, nó quyết định đến chất
lượng ảnh khi được hiển thị.
 Độ phân giải thời gian. Là khoảng thời gian tối thiểu để một đối tượng
có thể được ghi lại hai lần. Hay “ Độ phân giải không gian là khả năng chụp lặp lại
của vệ tinh cho phép cung cấp thông tin chính xác hơn và nhận được sự biến động
của một khu vực nào đó”. “Hầu hết các vệ tinh đều bay qua 1 điểm vào khoảng một

thời gian cố định, phụ thuộc vào quỹ đạo và độ phân giải không gian”.
1.2. Định nghĩa về sử dụng đất.
Sử dụng đất (Land use): Sử dụng đất là cách thức mà người ta sử dụng bề
mặt trái đất. Sử dụng đất được phân loại như thành thị, nông thôn, đất nông nghiệp,
rừng…hoặc với mức phân loại cụ thể hơn cho những mục đích cụ thể. (Way in
which humans use the earth’s surface. Uses are classified as urban, rural,
agricultural, forested, etc., with more specific sub-classifications useful for specific
purposes.)(

www.thinkport.org/cff247fc-95fb-4f15-9d14-3194417d16de.asset)
Tóm lại sử dụng đất Là cách thức mà con người sử dụng bề mặt trái đất vào
mục đích sản xuất, thay đổi hoặc duy trì hiện trạng. Sử dụng đất được phân làm
nhiều loại như: Đất nông nghiệp, đất xây dựng, đất nuôi trồng thủy sản…
1.3. Định nghĩa về biến động sử dụng đất.
a. Biến động.
Có nhiều định nghĩa về biến động như sau:
Biến động về chất dẫn tới biến động về lượng và ngược lại biến động về
lượng dẫn đến biến đổi về chất.
Biến động về diện tích đối tượng, biến động về số lượng đối tượng.
Biến động về tính chất đối tượng song không có biến động về diện tích.
Như vậy ở đề tài này chúng ta chỉ sử dụng khái niệm biến động thứ hai là
Biến động về diện tích đối tuợng, biến động về số lượng đối tượng.
b. Biến động sử dụng đất.
Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com



Trang 8

Biến động sử dụng đất là sự thay đổi tăng hay giảm về diện tích đối tượng
nào đó trong một giai đoạn nhất định.
1.4. Nguyên tắc sử dụng ảnh Viễn thám để theo dõi biến động.
- Các ảnh sử dụng để theo dõi biến động một khu vực, phải ở cùng
một hệ tọa độ lưới chiếu.
- Ảnh phải có độ phân giải như nhau.
Ảnh có độ phân giải càng cao thì các tượng tượng phản xạ càng mạnh, thông
tin về các đối tượng thực phủ càng chi tiết hơn và ngược lại. Vì vậy ảnh có cùng độ
phân giải các đối tượng thực phủ sẽ cho phản xạ gần như nhau. Và khi đó chồng lớp
đối tượng trên hai ảnh cho kết quả biến động chính xác hơn.
- Ảnh phải được phân tích giải đoán ở các bước sóng như nhau.
Theo nguyên lý Viễn thám, thông tin Viễn thám thu nhận được dựa vào sự đo
lường năng lượng phản xạ, bức xạ sóng điện từ của vật thể trên những bước sóng
xác định. Các đối tượng sẽ cho những phản xạ khác nhau trên cùng một bước sóng
và một đối tượng sẽ cho phản xạ mạnh yếu khác nhau trên các bước sóng khác nhau.
Nếu như giải đoán hai ảnh ở những bước sóng khác nhau kết quả phân loại có
độ chính xác là không như nhau và khi đó không thể cho kết quả biến động chính
xác
- Khu vực nghiên cứu của ảnh phải như nhau.
Hai ảnh phải được chụp trên cùng một khu vực hoặc được cắt theo ranh giới
hành chính của khu vực nghiên cứu.

2. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA VIỄN THÁM.
a. Nguyên lý cơ bản trong Viễn thám.
Nguyên lý hoạt động cơ bản của Viễn thám dựa vào Sóng điện từ được phản
xạ hoặc bức xạ từ vật thể là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu về đối tượng.
- Mỗi một đối tượng thực phủ khác nhau sẽ cho các phản xạ hoặc bức xạ

khác nhau trong cùng một kênh phổ.
Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 9

- Cùng một đối tượng thực phủ nhưng ở các bước sóng khác nhau sẽ cho
các phản xạ khác nhau.
- Nguồn năng lượng phản xạ hay bức xạ của các vật thể sau khi được thu
nhận bởi bộ cảm biến và sau đó được chuyển hóa thành dữ liệu ảnh số.
b. Nguyên lý thu chụp và xử lý ảnh Viễn thám.
Nguyên lý cơ bản của của viễn thám là đo lường giá trị năng lượng hấp thụ
và phản xạ của các đối tượng trong các dải phổ với cường độ nhất định. Nguồn năng
lượng chính thường sử dụng trong viễn thám là bức xạ mặt trời, nguồn năng lượng
của sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ các vật thể phát ra được thu nhận bởi các bộ
cảm biến gắn trên các vật mang.( Hình I.1)


Bộ cảm biến chỉ thu được năng lượng sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật
thể theo từng bước sóng xác định. Năng lượng sóng điện từ sau khi được thu bởi bộ
cảm biến sẽ được chuyển biến thành các tín hiệu số và truyền về các trạm thu trên
mặt đất. Thông tin về đối tượng có thể nhận biết được thông qua xử lý trên máy tính
hoặc giải đoán trực tiếp từ ảnh của đối tượng dựa trên kinh nghiệm của các chuyên
gia. Sau khi được xử lý, ảnh viễn thám sẽ cung cấp thông tin về đối tượng tương ứng
Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009




Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 10

với năng lượng bức xạ ứng với bước sóng do bộ cảm biến đã thu nhận được trong
dải phổ xác định.
Bức xạ điện từ là một quá trình truyền dẫn năng lương điện từ trên cơ sở các
dao động của điện trường và từ trường trong không gian.(Xem hình I.2)

(Nguồn :
Hình I.2
Bức xạ điện vừa có tính chất sóng vừa có tính chất hạt, tính chất được xác
định bởi công thức.

Tính chất hạt được mô tả theo tính chất của photon hay quang lượng và năng
lượng E qua công thức sau:
E = h.v ( h là hằng số plank )
Quá trình lan truyền của sóng điện từ qua môi trường vật chất sẽ tạo ra phản
xạ, hấp thụ tán xạ và bức xạ sóng điện từ dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc
vào từng bước sóng (Viễn thám, Lê Văn Trung, 2005).
Trong Viễn thám thường sử dụng bốn tính chất của bức xạ điện từ đó là bước
sóng, hướng lan truyền, biên độ và mặt phẳng phân cực để thu nhận thông tin từ đối
Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009




Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 11

tượng. Sóng điện từ lan truyền tới bề mặt vật thể, năng lượng sóng điện từ sẽ tương
tác với vật thể dưới dạng hấp thụ như hình dưới.(Hình I.3)

Năng lượng phản xạ từ các vật thể thường có hai dạng là phản chiếu và phản
xạ khuếch tán. Phản chiếu là “khi toàn bộ năng lượng điện từ phản xạ trực tiếp từ
bề mặt vật thể theo hướng nào đó” và phản xạ khuếch tán là “khi bề mặt vật thể gồ
ghề làm cho năng lượng sóng điện từ khuếch tán theo nhiều phương, hiện tượng
khuếch tán năng lượng sẽ xảy ra”(

Viễn thám, Lê Văn Trung, 2005) (Hình I.4)

Năng lượng sóng điện tù khi qua môi trường khí quyển sẽ bị các phân tử
khí hấp thụ ở nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào bước sóng cụ thể. Ngoài ra có
những vùng phổ không bị ảnh hưởng mạnh bởi môi trường khí quyển được gọi là
Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 12


cửa sổ khí quyển được sử dụng cho việc thu nhận ảnh Viễn thám. Các bước sóng
ngắn hơn 0,3 µm hầu hết bị hấp thụ bởi tầng ozone, vùng ánh sáng khả kiến ít bị hấp
thụ bởi khí quyển. Bức xạ nhiệt của trái đất có năng lượng cao nhất tại bước sóng
10µm trong vùng cửa sổ khí quyển và sóng vô tuyến cao tần lớn hơn 1mm cũng ít bị
hấp thụ bởi khí quyển. Do đó thông tin ảnh Viễn thám thu nhận được thường dựa
vào sự đô lường năng lượng phản xạ sóng điện từ trong vùng khả kiến và hồng
ngoại nhiệt( ảnh quang học), vùng sóng siêu cao tầng (Rada), (Kỹ thuật Viễn thám –
Trần trọng Đức).

Xem hình quang phổ và các dải sóng sử dụng trong Viễn thám
dưới đây.(Hình I.5)

Trong Viễn thám người ta thường chú ý đến khả năng lan truyền sóng
điện từ trong khí quyển. Vì các hiện tượng và cơ chế tương tác giữa sóng điện từ và
khí quyển sẽ có những tác động mạnh đến thông tin được bộ cảm thu nhận. Khí
quyển có sự tương tác khác nhau với bức xạ điện từ có bước sóng khác nhau. Trong
quá trình lan truyền nguồn năng lượng mặt trời xuống mặt đất và quá trình lan
truyền sóng điện từ luôn bị hấp thu, tán xạ, khác xạ bởi Oxy(O
2
), Nito(N
2
),
Cacbonic (CO
2
), Ozon (O
3
) và hơi nước( H
2
O)


có trong khí quyển trước khi đến bộ
cảm biến. Để thấy được cơ chế tương tác giữa khí quyển và sóng điện từ ta xem
bảng dưới đây.(Bảng I.1)
Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 13

Dải phổ điện
từ
Bước sóng Đặc điểm
Tia cực Tím
0,3 – 0,4 µm Hấp thụ mạnh bởi khí quyển ở tầng cao, không
thể thu nhận năng lượng do dải sóng này cung
cấp
Khả kiến
0,4 – 0,76 µm Rất ít bị hấp thụ bởi O
2
, H
2
O, năng lượng phản
xạ cực đại với bước sóng 0,5 µm trong khí
quyển. Năng lượng do dải sóng này cung cấp
giữ vai trò quan trọng trong viễn thám

Hồng ngoại
trung bình
0,77 – 1,34 µm


1.55 – 2,4 µm
Năng lượng phản xạ mạnh ứng với các bước
sóng hồng ngoại gần từ 0,77 – 0,9 µm. Sử dụng
trong chụp ảnh hồng ngoại theo dõi sự biến đổi
thực vật từ 1,55 – 2,4 µm
Hồng ngoại
nhiệt
3 – 22 µm Một số vùng bị hấp thụ mạnh bởi hơi nước, dải
sóng này giữ vai trò quan trọng trong phát hiện
cháy rừng, hoạt động của núi lửa (3 – 5 µm).
Bức xạ nhiệt của trái đất có năng lượng cao nhất
tại bước sóng 10 µm
Vô tuyến Rada
1 mm – 30 cm Khí quyển không hấp thụ năng lượng bước
sóng lớn hơn 2cm, cho phép thu nhận năng
lượng cả ngày lẫn đêm, không ảnh hưởng bởi
mây, sương mù hay mưa.
(Viễn thám, Lê Văn Trung, 2005)
Bảng I.1
Một vật thể hấp thụ năng lượng sóng điện từ nhiều hay ít phụ thuộc vào bước
sóng và loại vật thể. Do đó tính chất vật thể có thể xác định thông qua năng lượng
bức xạ từ vật thể hay phản xạ của đối tượng đối với năng lượng bức xạ của mặt trời,
năng lượng sóng điện từ do vật thể phản xạ hay bức xạ, được thu nhận bởi các đầu
Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009




Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 14

thu đặt trên vật mang, ta có thể nhận biết được đối tượng thông qua đặc trưng phản
xạ phổ của đối tượng. Dưới đây là đường cong phản xạ phổ điển hình của một số đối
tượng chính.(Hình I.6)

(Nguồn: Tập bài giảng Viễn thám nâng cao của Th.S. Phạm Bách Việt).
Hình I.6
Nước hấp thụ năng lượng ánh sáng khả kiến có bước sóng dài và hồng ngoại
nhiều hơn so với ánh sáng khả kiến có bước sóng ngắn. Nước trong thường có màu
Blue hay Blue-Green do phản xạ mạnh trong vùng có bước sóng nhắn hơn, ở vùng
ánh sáng đỏ và hồng ngoại nước có tạp chất trên bề mặt( phù sa) sẽ cho phản xạ tốt
nhưng cũng dễ nhầm với những vùng cạn nhưng nước trong. Ngoài ra chất diệp lục
trong tảo lại hấp thu mạnh năng lượng của bước sóng màu Blue so với sóng màu
Green nên những vùng có tảo sẽ xanh hơn.

Trong vùng phổ khả kiến ở bước sóng từ
(0.45-0.67 µm ) chất Chlorophyll có trong thực vật hấp thụ nguồn năng lượng Blue
và Red và phản xạ mạnh năng lượng màu Green. Do vậy ở vùng sóng này ta thấy
thực vật có màu Green. Nếu như thực vật ngừng phát triển không có sự sản sinh ra
Chlorophyll, thì cũng ở bước sóng này nhưng thực vật ít hấp thu năng lượng sóng
Blue – Red mà ngược lại, lại phản chiếu năng lượng Red cao lúc này ta thấy thực vật
Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009




Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 15

có màu vàng (Yellow). Do cấu trúc của lá cây có hàm lượng Chlorophyll, lượng
nước nhiều hay ít. Mỗi một loại cây sẽ cho những phản xạ khác nhau ở trên cùng
một bước sóng. Theo đường cong phản xạ thì thực vật phản chiếu cao ở bước sóng
(0.7 – 1.3 µm ) phản chiếu thấp ở các bước sóng (1.4; 1.9; 2.7 µm) do nước có trong
lá cây hấp thụ mạnh những bước sóng này.(
-
Kỹ thuật Viễn thám – Trần Trọng Đức)
Theo đường cong phản xạ thì đất khô trơ trọi ít có sự biến đổi, đất phản xạ mạnh ở
bước sóng từ (1.2 – 1.8 µm). Các yếu tố ảnh hưởng tới phản xạ của đất đó là ( độ ảm
trông đất, cấu trúc đất, độ nhấp nhô của bề mặt và thành phần hữu vơ trong đất). Đất
phản xạ mạnh khi đất khô bằng phẳng… và phản xạ yếu khi đất ẩm, có sự hiện diện
của Iron oxide.

Tóm lại, với đặc điểm phản xạ, bức xạ của các đối tượng ở trên cùng một
bước sóng ở những bước sóng khác nhau, vệ tinh viễn thám sẽ thu nhận được các
thông tin khác nhau về đối tượng. Dựa vào các đặc điểm phản xạ, bức xạ của đối
tượng và đặc điểm loại ảnh vệ tinh mà có phương pháp xử lý và trích thông tin của
ảnh. Phản xạ phổ ứng với từng loại lớp phủ thực vật khác nhau do sự tương tác giữa
bức xạ điện từ và vật thể, điều này cho phép viễn thám xác định các đối tượng thông
qua đo lường, nhận biết phản xạ của các đối tượng.
3. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA ẢNH LANDSAT.
3.1. Đặc điểm của ảnh LandSat.

Vệ tinh LandSat được quản lý bởi công ty Earth Observation Satellie của
Mỹ, đây là vệ tinh đầu tiên được thiết kế đặc biệt để quan sát bề mặt trái đất có tên
ERTS-1 và sau được đổi thành LandSat. Hệ thống vệ tinh LandSat 1 cho tới 3 là hệ
thống vệ tinh chuyển động theo quỹ đạo tròn chung quanh trái đất. Có góc mặt
phẳng quỹ đạo so với mặt phẳng xích đạo là 90
0
và ở độ cao 919 km, chu kỳ quỹ
đạo là 103

và chu kỳ lặp là 18 ngày. Vệ tinh LandSat 4 và 5 là hệ thống vệ tinh quỹ
đạo gần cực, có góc mặt phẳng quỹ đạo so với mặt phẳng xích đạo là 98,2
0
. Vệ tinh
Landsat được thiết kế có bề rộng tuyến chụp là 185 km và có thời điểm bay qua xích
đạo là 9:39 sáng đối với ảnh Landsat 1, 2, 3 và 10:30 sáng đối với Landsat 4, 5.
Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 16

Landsat 4, 5 hoạt động ở độ cao thấp hơn Landsat 1, 2, 3 nên chỉ có 233 quỹ đạo và
16 ngày là che phủ hết trái đất. Vào năm 1993, vệ tinh Landsat 6 đã được phóng lên
quỹ đạo với bộ cảm ETM, sau đó là vệ tinh Landsat 7 được phóng vào năm 1999.
Theo Đặc san “Viễn thám và Địa tin học”, số 3(10-2007) của Trung tâm Viễn thám.
Bộ cảm ETM+ có những tính năng vượt trội như độ chính xác của việc hiệu chỉnh

bức xạ dữ liệu Landsat 7 đã được cải tiến đáng kể (độ chính xác hiệu chỉnh bức xạ
dữ liệu đạt khoảng ±5%). Cùng với một thiết bị hiệu chỉnh chuyên biệt thiết kế dành
riêng cho các kênh nhiệt (kênh 6L, 6H) được tích hợp trên bộ cảm biến ETM+, giá
trị nhiệt bề mặt đất LST (Land Surface Temperature) thu nhận được ngày càng có độ
tin cậy cao. Ảnh vệ tinh Landsat được thu từ ba bộ cảm biến là MSS, TM và ETM+,
được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý tài nguyên thiên nhiên
và giám sát môi trường, thành lập các bản đồ, phân tích biến động như biến động
thực phủ, biến động sử dụng đất hay biến động đường bờ….
Đặc điểm tổng quát của các vệ tinh LandSat.(Bảng I.2)
Vệ tinh Độ
cao qui
ước
Độ nghiêng
quỹ đạo
Chu kỳ
quỹ đạo
(phút)
Chu kỳ lặp
( Ngày)
Hệ thống
tạo ảnh
LandSat 1
918 90
0
103 18 MSS-RBV
LandSat 2
918 90
0
103 18 MSS-RBV
LandSat 3

918 90
0
103 18 MSS-RBV
LandSat 4
705 98.2
0
98.9 16 MSS-TM
LandSat 5
705 98.2
0
98.9 16 MSS-TM
LandSat 7
705 98.2
0
98.8 16 ETM
(Viễn Thám, Lê Văn Trung, 2005)
Bảng I.2



Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 17



Đặc điểm về bộ cảm biến của vệ tinh LandSat.
Vệ tinh LandSat được trang bị bộ cảm MSS(Multispectral Scanner), TM
(Thematic Mapper) và ETM+ (Enhanced Thematic Mapper). Dưới đây là một số đặc
trưng chính của các bộ cảm.(Xem Bảng I.3) Và (Hình I.7)


Kênh Bước sóng
(µm)
Loại Độ phân
giải
không
gian
Độ phân
gải bức
xạ(bits)


MSS(LandSat1-5)

Kênh 4
Kênh 5
Kênh 6
Kênh 7
0.5-0.6
0.6-0.7
0.7-0.8
10.4–12.5
Lục
Đỏ

Hồng ngoại
Hồng ngoại gần
80m
80m
80m
80m
6
6
6
6



TM(LandSat1-5)
Kênh 1
Kênh 2
Kênh 3
Kênh 4
Kênh 5
Kênh 6
Kênh 7
0.45-0.52
0.52 - 0.60
0.63 - 0.69
0.76 - 0.90
1.55 - 1.75
10.40 - 12.50
2.089 - 2.35
Xanh
Lục

Dỏ
Hồng ngoại gần
Hồng ngoại TB
Hồng ngoại nhiệt
Hồng ngoại TB
30m
30m
30m
30m
30m
120m
30m
8
8
8
8
8
8
8



ETM+(LandSat7)

Kênh 1
Kênh 2
Kênh 3
Kênh 4
Kênh 5
Kênh 6

Kênh 7
Kênh 8
0.45-0.52
0.52 - 0.61
0.63 - 0.69
0.75- 0.90
1.55 - 1.75
10.40 - 12.50
2.089 - 2.35
0.52-0.90
Xanh
Lục
Dỏ
Hồng ngoại gần
Hồng ngoại TB
Hồng ngoại nhiệt
Hồng ngoại TB
Lục đến hồng
ngoại gần.
30m
30m
30m
30m
30m
60m
30m
15m
8
8
8

8
8
8
8
8
(Viễn thám, Lê Văn Trung)
Bảng I.3


Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 18


3.2. Ứng dụng của ảnh Landsat.
Ảnh vệ tinh LandSat thu được từ hai bộ cảm biến MSS và TM được sử dụng
khá hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: “Quản lý tài nguyên thiên nhiên
và giám sát môi trường, Thành lập Bản Đồ và phân tích biến động” ( Viễn thám, Lê
Văn Trung) ( Thành lập Bản đồ sử dụng đất đai, biến động đường bờ, biến đổi bề
mặt thực phủ….
Dưới đây là bảng thống kê khả năng ứng dụng tương ứng cho từng kênh ảnh.
(Bảng I.4)
Kênh Ứng dụng
1

Lập bản đồ ven bờ biến, nghiên cứu các hệ sinh thái nước, theo dõi
Chất lắng đọng trong nước, thành lập bản đồ dải ngần san hô và độ
sâu mực nước.
2
Đánh giá tình trạng thực vật, thành lập bản đồ thực phủ
3
Phân biệt các loại cây trồng, vùng có và không có thực vật, dùng để
theo dõi tình trạng thực vật.
4
Giám sát sinh khối thực vật, độ ẩm đất, dùng để phân biệt giữa
nước với đất cạn.
5
Theo dõi áp lực hơi nước ở thực vật, Đo lường độ ẩm đất và thực
vật, phân biệt giữa tuyết và mây
6
Thành lập bản đồ nhiệt độ bề mặt, phân biệt độ ẩm đất và sự dày
đặc của cây và phân biệt giữa mây với bề mặt đất.
7
Nhận biết khu vực có nhiệt độ bề mặt cao, và có thể dùng để theo
dõi độ ẩm của thảm thực vật.
8
Nghiên cứu sự thay đổi của đô thị
(Viễn thám, Lê Văn Trung, 2005 )

Bảng I.4
Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến

www.gistrung.com


Trang 19


CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG VỀ NGHIÊN CỨU

Cho đến thời điểm hiện nay, ảnh vệ tinh có nhiều loại và đã có nhiều thế hệ.
Song được sử dụng phổ biến hơn cả vẫn là các ảnh vệ tinh tài nguyên chụp ở dải phổ
nhìn thấy và cận hồng ngoại; Như hệ thống ảnh Landsat của Mỹ, ảnh SPOT của
Pháp, ảnh KFA-1000, MK-4 và KATE-200 của Nga Các loại ảnh này có thể được
dùng trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.,Trong đó ảnh vệ Tinh LandSat với
những đặc trưng về, độ phân giải không gian, độ phân giải thời gian và số lương
kênh phổ đã được sử dụng để giám sát tài nguyên, thành lập các bản đồ hiện trạng
và đặc biệt dùng để thành lập các bản đồ biến động rừng, biến động bờ biển, biến
động lớp phủ. Sau đây là một số nghiên cứu ứng dụng ảnh LandSat trong việc theo
dõi biến động trong và ngoài nước.
1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Đề tài “ Giám sát biến động rừng ngập mặn Cần Giờ sử dụng kỹ thuật Viễn
thám và Gis” của tác giả Trần Trọng Đức và Phạm Bách Việt đã sử dụng hai loại
ảnh là Landsat ETM+ và Aster nghiên cứu biến động rừng ngập mặn. Đề tài cho
thấy sự thay đổi tăng giảm diện tích rừng và các đối tượng khác trong thời kỳ 1993 –
2003. Trong đó, tác giả đã thành lập bản đồ khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ bằng
phương pháp phân loại gần đúng nhất với 14 loại thực phủ, và thành lập bản đồ biến
động với bốn nhóm đối tượng chính.
Đề tài: “Tìm hiểu sự thay đổi lớp thảm thực vật và các vấn đề quản lý tại xã
Mậu Đức huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An” của nhóm tác giả (Trần nguyên Bằng, võ
hữu Công, Nông hữu Dương…) Đề tài sử dụng ảnh Landsat TM thu chụp ở các thời
điểm 1989 – 1993 – 1998 – 2003. Kết quả cho thấy diện tích của từng loại rừng ở

mỗi thời điểm và sự thay đổi của từng loại rừng qua các thời kỳ.
Trong nghiên cứu “Sự thay đổi lớp thực phủ khu vực đô thị thông qua sự phát
triển của các lớp phủ không thấm nước tại TP. HCM”(Urban land cover change
Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 20

through development of imperviousness in Ho Chi Minh city, Vietnam), của hai tác
giả Trần Thị Vân và Hà Dương Xuân Bảo đã sử dụng các loại ảnh: Hai ảnh Landsat
TM có độ phân giải không gian 30m x 30 m thu nhận 16-1-1989 và ảnh Landsat
ETM + thu ngày 5-1-2002, ảnh Aster độ phân giải không gian 15 x 15 m được thu
nhận 25-12-2006. Nghiên cứu đã khẳng định sự phát triển nhanh chóng của đô thị
từ 1989 đến 2006. Đặc biệt là sự phát triển đô thị dọc theo các đường giao thông
chính ở vùng ngoại ô là vùng sản xuất nông nghiệp. Trong vòng 17 năm, đất xây
dựng đã tăng lên 2 lần, và đồng nghĩa với sự tăng lên của đất đô thị là một diện tích
tương ứng biến mất của đất nông nghiệp, điều này có nghĩa là bề mặt không thấm
nước được mở rộng nhanh chóng thay thế cho các lớp phủ thực vật…
Đề tài “Ứng dụng Viễn thám giám sát biến động rừng khu vực Cần Giờ
TP.HCM” của tác giả Phan Nguyên Việt. Tác giả sử dụng hai ảnh LandSat TM thu
chụp ngày 16/01/1989 với 7 kênh phổ và ETM+ thu chụp ngày 11/12/2001 với 9
kênh ảnh. Đề tài sử dụng phương pháp phân loại Maximum Likelihood. Kết quả đề
tài ,đã cho thấy sự biến đổi diện tích các đối tượng thực phủ ở hai thời điểm, Thành
lập được bản đồ ngập mặn khu vực cần giờ với độ chính xác cực đại của kết quả
biến động đạt đến giá trị min của độ chính xác toàn cục 2 năm 1989 và 2001 là

80.90%.
2. CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
Nhóm tác giả, M.E. Bauer, F. Yuan, K.E. Sawaya đã sử dụng ảnh Landsat
TM và ETM+ ở các năm 1986, 1991 và 1998 nghiên cứu sự thay đổi của thực phủ ở
vùng Minnesota. khu vực nghiên cứu là một vùng rộng 7700 km
2
, bao gồm nhiều
loại thực phủ đa dạng với hơn 900 hồ và bị đan xen bởi các con sông Mississippi,
Minnesota và St. Croix, các khu đô thị mật độ cao và thấp, một vài khu ngoại thành
bao gồm đất nông nghiệp, đồng cỏ, đất ướt, rừng… Trong nghiên cứu này, nhóm tác
giả đã cho thấy sự biến đổi của các đối tượng thưc phủ và thành lập bản đồ biến
động cho 8 loại thực phủ. Đề tài còn so sánh với kết quả của “The Natural
Resources Inventory” và nhận định rằng hai cách giám sát đều có kết quả tương tự
Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 21

nhau, phương pháp giám sát bằng ảnh Landsat nhanh chóng và rõ ràng hơn. Tác giả
đã khẳng định khả năng của ảnh Viễn thám trong việc cung cấp các thông tin về sự
thay đổi của lớp thực phủ hoặc sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất.

(

Ademola K. Braimoh (Center for Development Research, University of Bonn,

Bonn, Germany) và Paul L.G. Vlek đã sử dụng ảnh Landsat TM thu nhận vào các
năm 1984, 1992 và 1999 để thành lập bản đồ thực phủ khu vực đô thị ở Ghana. Ảnh
vệ tinh đa thời gian đã được sử dụng để nghiên cứu sự đô thị hóa của khu vực này.
Nhóm nghiên cứu đã quan sát được, năm 1984, đất trồng trọt chiếm hơn 57%,
nhưng chỉ còn khoảng 51% vào năm 1992, là kết quả của việc chuyển đổi sang đất
xây dựng. Tuy nhiên, đất trồng trọt lại tăng lên 58% trong năm 1999. Sự gia tăng
này là kết quả của việc mở rộng sản xuất nông nghiệp trong khu đô thị nhằm cung
cấp lương thực cần thiết cho người dân khu vực này. Đất xây dựng tăng từ 16%
năm 1994 đến 35% năm 1999. Các tác giả đã khẳng định, các phân tích, nghiên cứu
về đô thị hóa là một vấn đề đáng quan tâm. Khi phát triển kinh tế thị trường, kèm
theo sự đô thị hóa, gia tăng nhanh chóng việc xây dựng trong khu đô thị là việc đáng
báo động. Cơ sở hạ tầng không đủ cho sự gia tăng dân số, đô thị mất dần màu xanh,
suy giảm đất nông nghiệp. Vì vậy, phát triển khả năng trong việc sử dụng viễn thám
và hệ thống thông tin địa lý để giám sát sự đô thị hóa và hoạch định các chiến lược
là điều cần thiết. ( />document )
Évolution de l'espace urbain de Yaoundé, au Cameroun, entre 1973 et 1988
par télédétection”(Đánh giá không gian đô thị tại Yaounde, Cameroun, từ 1973 đến
1988 bằng kỹ thuật viễn thám) - (Remy Sietchiping - School of Anthropology
Geography and Environmental Studies University of Melbourne Victoria 3010,
Australie ), trong nghiên cứu này, các tác giả khẳng định ảnh viễn thám đa thời gian
có thể được sử dụng để giám sát sự phát triển của đô thị một cách nhanh chóng,
chính xác và ít tốn kém. Ảnh Landsat MSS và TM năm 1976 và 1987 được sử dụng,
Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com



Trang 22

qua nghiên cứu, khu vực đô thị vùng Yaoundé tăng 8,1%, phù hợp với mức độ tăng
trưởng kinh tế ở khu vực này. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ nhằm đánh giá mức
độ bành trướng của đô thị, nên chỉ phân loại bốn lớp thực phủ như khu vực mật độ
đô thị tập trung cao, khu vực mật độ đô thị thấp, khu vực phủ thực vật, các loại đất
khác.( )
Trung quốc người ta thành lập bản đồi sử dụng đất qua các thời kỳ với việc
sử dụng Bản đồ Nông Nghiệp tỷ lệ 1: 100000 và ảnh Vệ tinh LandSat. Sau khi phân
tích ảnh vệ tinh, phân tầng, họ đã ứng dụng phương pháp ASF đo diện tích bằng
máy định vị GPS và máy quoay Camera, trên mỗi mảnh diện tích 4km x 4km. Từ
diện tích các mảnh kết hợp với điều cho thực địa, các phép toán thống kê được áp
dụng để suy ra diện tích các loại cây trồng cho từng tỉnh và từng huyện. Với độ
chính xác là 97%, kết quả của nghiên cứu đã cung cấp số liệu về diện tích và sự thay
đổi mục đích sử dụng đất qua từng năm.
Từ những nghiên cứu trên ta thấy khả năng ứng dụng ảnh vệ tinh LandSat
trong các nghiên cứu cho thấy sự thay đổi về bề mặt thực phủ hay sự thay đổi về
mục đích sử dụng đất trong các thời kỳ khác nhau, đạt hiệu quả rất cao. Với đề tài
“Ứng dụng Viễn thám để theo dõi biến động diện tích trồng lúa huyện Cần Đước
trong thời kỳ 1995 – 2004” là hoàn toàn có thể thực hiện được.











Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 23

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU.
1.1. Vị trí địa lý.
Huyện Cần Đước nằm ở phía Đông Nam thuộc vùng hạ của tỉnh Long An, là
một huyện ven biển, được bao bọc bởi sông Rạch Cát và sông Vàm Cỏ. Phía Đông
giáp huyện Cần Giuộc, phiá Tây giáp huyện Tân Trụ và Châu Thành, phía Bắc giáp
huyện Bến Lức, phía Nam giáp huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang.
Diện tích tự nhiên của huyện là 219,57 km
2
chiếm 4,85% diện tích tự nhiên toàn
tỉnh. Huyện Cần Đước có 17 xã- thị trấn, bao gồm: thị trấn Cần Đước, xã Long
Trạch, Long Khê, Long Định, Phước Vân, Long Cang, Long Sơn, Long Hoà, Tân
Trạch, Phước Tuy, Phước Ân, Tân Chánh, Mỹ Lệ, Tân Lân, Phước Đông, Long Hựu
Tây, Long Hựu Đông. Trong đó, thị trấn Cần Đước là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã
hội của huyện, cách thị xã Tân An 30 km theo đường chim bay, cách Thành phố Hồ
Chí Minh khoảng 31 km.

Bản đồ hành chính Huyện Cần Đước_Long An
Hình III.1

Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 24

1.2. Đặc điểm tự nhiên
1.2.1. Địa hình.
Cần Đước là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, có xu thế thấp dần từ
phía Bắc - Đông Bắc xuống Nam – Tây Nam, trong đó khu vực phía Bắc và Đông
Bắc tương đối cao. Ngoài ra Cần Đước là huyện có hệ thống giao thông bộ khá tốt.
Quốc lộ 50 nối liền Chợ Lớn đến thị xã Gò Công, đường tỉnh 826 nối Bình Chánh
qua Rạch Kiến về Tân Lân gặp QL50, các huyện lộ 16, 17, 18, 19, 21, 22, 23, 24 sỏi
đỏ khang trang, các bến phà Kinh Nước Mặn, Bà Nhờ, Xã Bảy, Long Sơn được
nâng cấp, cầu qua sông đa số bằng bêtông cốt thép, xe cộ đi lại hai mùa mưa nắng
đều thuận tiện.
1.2.2. Đất đai.
Tài nguyên đất của Cần Đước cũng mang những đặc trưng cơ bản của tỉnh
Long An. Với 6 nhóm đất chính: đất phù sa cổ, đất phù sa ngọt, đất phù sa nhiễm
mặn, đất phèn và đất than bùn. Phần lớn đất đai ở được tạo thành ở dạng phù sa bồi
lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ nên đất có dạng cấu tạo bới rời, tính chất cơ lý rất
kém, các vùng thấp, trũng tích tụ độc tố làm đất trở nên chua phèn, bất lợi trong tổ
chức sản xuất nông nghiệp. Nhưng Cần Đước lại là một trong những huyện có diện
tích đất phù sa lớn rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa.
1.2.3. Khí hậu
Cần Đước nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung

bình 26,7
0
C, độ ẩm trung bình năm là 82%. Một năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa
mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Nắng: Số giờ nắng 7,2 h/ngày, bình quân năm 1.800-2.000 h.
Gió: Hướng Đông Nam từ tháng 11 đến tháng 4. Hướng Tây Nam từ
tháng 5 đến tháng 10. Tốc độ gió bình quân 1,8 m/giây, max 30 m/giây.



Đồ án tốt nghiệp khóa 2005 - 2009



Phùng Văn Tiến
www.gistrung.com


Trang 25

1.2.4. Sông ngòi.
Cần Đước có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nối liền nhau,Có hai
hệ thống sông lớn chảy qua địa bàn huyện Cần Đước là Sông Vàm Cỏ Đông và Vàm
Cỏ Tây. Và còn là nơi giao nhau của hai hệ thống sông này. Hệ thống sông Vàm Cỏ
cùng với mạng lưới kênh rạch trên địa bàn cũng góp phần bồi tụ phù sa, và tiêu nước
cho vùng.
1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
Cần Đước có diện tích tự nhiên là: 205,503 km
2
. Dân số trong huyện là

160.000 người, mật độ bình quân 775 người/km
2
. Phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào
nông nghiệp, là một trong những huyện trọng điểm lúa gạo của cả tỉnh, giống lúa
Nàng Thơm được nhiều nơi trong cả nước trồng. Nhưng thơm ngon nhất là Nàng
Thơm Chợ Đào (xã Mỹ Lệ). Cơm gạo Nàng thơm ăn với cá bống kèo kho tộ là đặc
sản địa phương. Ngoài ra, Cần Đước còn có các nghề thủ công như dệt chiếu ở Long
Cang Long Định, chạm bạc ở Phước Vân, chạm gỗ ở Tân Lân, đóng ghe ở Long
Hựu, Tân Chánh. Cho đến ngày nay những nghề thủ công trên vẫn được bảo tồn còn
có bước sáng tạo, làm ra nhiều sản phẩm thủ công xuất khẩu, mới đây, một nhóm
thợ đóng ghe Cần Đước được mời sang Hàn Quốc làm chuyên gia đóng tàu gỗ nhỏ.
Trong thời kỳ xây dựng và phát triển Cần Đước đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang
công nghiệp.
Hiện nay nhiều khu công nghiệp mới được các doanh nghiệp trong ngoài
nước đầu tư, cơ cấu vật nuôi cây trồng cũng được chuyển dịch thành công bước đầu,
thu nhập người dân dần được nâng cao. Từ đó thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở đây
tăng nhanh.
1.4. Hiện trạng diện tích lúa.
a. Diện tích trồng lúa.
Qua các số liệu thống kê tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Cần Đước
cho thấy. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 21802.69 ha, trong đó diện tích đất
nông nghiệp chiếm 16611.37 ha chiếm khoảng 76.18% tổng diện tích tự nhiên vùng.

×