Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Định hướng giá trị thẩm mỹ của nhân loại từ nguyên thủy cho đến phục hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124 KB, 10 trang )

TI U LU NỂ Ậ
MÔN:
M H CỸ Ọ
Định hướng giá trị thẩm mỹ của nhân
loại từ nguyên thủy cho đến phục hưng
A. MỞ ĐẦU
Ngay từ khi lịch sử loài người được bắt đầu, cùng với sự phát triển
của hoạt động sản xuất vật chất, con người đã dần tiến đến đời sống thẩm
mỹ, xây dựng một hệ thống những giá trị để hướng tới, trong đó có giá trị
thẩm mỹ. Nội dung thẩm mỹ, cùng với các phạm trù cơ bản của nó được
các nhà tư tưởng đề cập và nghiên cứu ngay từ thời kì cổ đại, tuy đó là
những tư tưởng còn riêng lẻ, chưa có hệ thống nhưng đóng vai trò nền tảng
cho những quan niệm mỹ học sau này. Đặc biệt, phạm trù cái đẹp được một
số nhà triết học như Đê – mô – crit, Platon, Arixtot tranh luận khá sôi nổi;
Đó là những tiền đề khơi dậy cho sự nghiên cứu khoa học mỹ học.
Cho đến nay, với thành tựu tri thức của chủ nghĩa duy vật lịch sử,
chúng ta đã nhận biết được rằng những giá trị thẩm mỹ được quy định bởi
điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng; điều đó
được thể hiện rất rõ qua quá trình vận động của giá trị thẩm mỹ trong các
giai đoạn lịch sử. Cũng giống như sự vận động không ngừng của xã hội, các
giá trị thẩm mỹ cũng luôn luôn biến đổi, biến đổi theo những quy luật của
nó. Các giá trị thẩm mỹ thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó có thể là
những tác phẩm nghệ thuật (như văn học, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc...), có
thể là những phong cách ứng xử, giao tiếp..., nhưng cũng có thể dưới dạng
những công nghệ, kỹ thuật và cơ chế quản lý sản xuất... hay thông qua luật
pháp. Như vậy, các giá trị thẩm mỹ không thể hiện trong một lĩnh vực cụ thể
của đời sống xã hội mà trong mọi hoạt động xã hội của con người.
B. NỘI DUNG
Như chúng ta đã biết, giá trị thẩm mỹ thay đổi theo thời gian, cùng
với sự vận động không ngừng của các hoạt động sản xuất vật chất, các hoạt
động xã hội khác. Giá trị thẩm mỹ là một trong những giá trị của đời sống xã


hội loài người. Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về giá trị,
nhà Nhân học C.Kluckhohn (1905-1960) định nghĩa giá trị là quan niệm
thầm kín hay bộc lộ về cái ao ước, riêng của một cá nhân hay một nhóm, chi
phối đến sự lựa chọn các phương thức, các phương tiện và các mục đích
khách thể của hành động. Và còn rất nhiều các định nghĩa khác, tiếp cận
phạm trù giá trị trên nhiều khía cạnh, góc độ; song, các định nghĩa này đều
hướng đến những dấu hiệu cho rằng giá trị là biểu hiện của nhu cầu của cá
nhân hay nhóm xã hội, trở thành mục đích hành động của cá nhân và nhóm
xã hội đó. Giá trị có vai trò định hướng chung cho hành động. Qua đó, có
thể hiểu một cách chung nhất như sau giá trị là một phạm trù triết học dùng
để chỉ phẩm chất khách quan của sự vật, đó cũng chính là phạm trù đánh giá
những tác dụng của sự vật đó. Dựa trên cơ sở khác nhau, giá trị có thể được
phân loại theo nhiều cách. Phân loại theo “trật tự khu vực” như Nhà nghiên
cứu Đoàn Văn Chúc đưa ra: 1) giá trị thuộc trật tự tự nhiên: mang tính sinh
học như cơ thể khoẻ mạnh, không khuyết tật...; 2) giá trị thuộc trật tự kinh
tế: có thể có những khía cạnh tự nhiên như tam đa – đa phúc, đa lộc, đa
thọ...;3) giá trị thuộc trật tự tâm linh: là sản phẩm của một vũ trụ quan, nhân
sinh quan nào đó (tín ngưỡng, tôn giáo, học thuyết); 4) giá trị thuộc trật tự
đạo đức: là những chuẩn mực trong ứng xử giữa các vai trò trong xã hội.; 5)
giá trị thuộc trật tự thẩm mỹ: là giá trị về sự rung cảm trước vẻ đẹp thiên
nhiên và nghệ thuật. Như vậy, giá trị thẩm mỹ là một phạm trù mỹ học dùng
để chỉ phẩm chất, thẩm mỹ trong tâm hồn con người.
1. Đời sống thẩm mỹ thời nguyên thủy
Theo kết quả nghiên cứu của khoa học, cho đến nay, con người đã có
lịch sử khoảng một triệu năm. Để sống và tồn tại, con người thực hiện hoạt
động lao động, ban đầu chỉ là sự lợi dụng tự nhiên, sử dụng những thứ sẵn
có trong tự nhiên, sau đó con người biết chế tạo ra công cụ lao động ngày
càng tinh xảo phục vụ cho hoạt động lao động của mình. Cùng với quá trình
ngày càng tinh vi của công cụ lao động, con người trải qua sự tiến hóa lâu
dài phát triển cả về tư duy và thể chất cho đến ngày nay. Thời nguyên thủy,

con người sống theo bầy đàn, trú ngụ trong các hang động. Các nhà nghiên
cứu đã tìm thấy nhiều dấu vết thẩm mỹ, nhiều công cụ lao động tinh xảo còn
lại trong các hang động đó. Từ dấu vết tìm thấy, khoa học đã chỉ ra rằng đời
sống thẩm mỹ của con người rõ nét vào Hậu kì đồ đá cũ. Tư duy con người
phát triển thể hiện qua trình độ hoàn thiện của công cụ lao động, nâng cao
khả năng chinh phục tự nhiên; và cũng chính trong quá trình ấy, con người
bước vào đời sống thẩm mỹ. Nhu cầu sống của con người ngày càng phong
phú, không chỉ dừng lại ở đời sống tạo ra của cải đảm bảo sự tồn tại của
mình, con người còn sáng tạo ra những chế phẩm nghệ thuật với biểu tượng
hình khối phong phú, thỏa mãn nhu cầu cảm khoái thuộc tâm hồn con người,
mang tính tâm lí xã hội rõ rệt như: các sản phẩm đẽo gọt bằng gỗ, đá, ngà
voi, sừng; các vật dụng bằng đất nung (gốm); …
Ở thời kì này, đặc trưng của tư duy thẩm mỹ là tư duy hình tượng và
khả năng điển hình hóa sự vật. Giá trị thẩm mỹ thời kì này được tạo ra trên
cơ sở đáp ứng nhu cầu chinh phục tự nhiên của con người, đó là sự hoàn
thiện các công cụ lao động sao cho phù hợp với công việc, là sự hòa hợp
giữa giá trị sử dụng (cái có ích) và nhu cầu của cái đẹp. Thời nguyên thủy,
các sản phẩm nghệ thuật được sáng tạo chủ yếu theo lối tả thực, tái hiện lại
những gì có trong tự nhiên, thiên nhiên, trong sinh hoạt đời sống thường
ngày của con người; điều đó được thể hiện trong các bức chạm khắc trên
hang động, trên xương các loài động vật. Tuy nhiên, ngoài các hình ảnh thực
hiện theo cách tả thực, những hình ảnh mang tính tượng trưng, ước lệ cũng
được tìm thấy. Một số hình ảnh này thể hiện những hiện tượng không có
trong tự nhiên, hoặc một số hình ảnh được thể hiện tượng trưng bằng các kí
hiệu khác. Thời kì này mầm mống của tôn giáo cũng đã xuất hiện, nghệ
thuật và tôn giáo thâm nhập lẫn nhau và có ảnh hưởng sâu sắc.
Nhìn chung, giá trị thẩm mỹ của con người nguyên thủy còn mang
tính riêng lẻ, miêu tả lại hiện thực; do đó mà chủ đề trong đời sống thẩm mỹ
thường là đề tài về sự vật, về con người, về phong cảnh thiên nhiên và về
tình yêu nam nữ. Đời sống thẩm mỹ của người nguyên thủy là các nghệ

thuật thành vách, các thiên thần thoại anh hùng ca tối cổ đã thể hiện giá trị
thẩm mỹ của người nguyên thủy là hướng về mẫu người chiến thắng muốn
tách mình ra khỏi giới tự nhiên, chinh phục lại tự nhiên. Tuy muốn tách
mình ra khỏi tự nhiên, người nguyên thủy không muốn đổi lấy sức mạnh của
mình với sức mạnh của tự nhiên, mà chỉ đem sức mạnh của mình gia nhập
vào tự nhiên. Đồng thời giá trị thẩm mỹ của người nguyên thủy cũng là
hướng về sự phồn thực: đông con, nhiều cháu, lúa bắp đầy nương, lợn gà
đầy chuồng, trâu bò đông đúc trên những thảo nguyên bao la.
2. Đời sống thẩm mỹ thời cổ đại
Hy Lạp là một trong những cái nôi lớn của văn minh nhân loại, là nơi
hình thành sớm nhất các hiểu biết về tự nhiên và con người. Về mặt địa lí,
Hy Lạp cổ đại bao gồm miền Nam bán đáo Ban Căng, vùng ven biển tiểu Á,
và các đảo vùng biển E-giê. Đất đai ở đây thuận lợi cho phát triền thủ công
nghiệp, thương nghiệp, giao lưu buôn bán với các nước xung quanh. Từ thế
kỉ IX đến thế kỉ VI trước công nguyên, lãnh thổ Hy Lạp cổ đại còn được mở
rộng xuống vùng Nam nước Ý, đảo Sicily và vùng biển đen. Về mặt dân cư,

×