S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
A. Đặt vấn đề:
I. Lời mở đầu:
ở bậc THCS môn hoá học, học sinh mới được làm quen từ lớp 8. Là môn học
đòi hỏi ngày từ đầu sử tưởng tượng vào thế giới vi mô. Thế giới của những hạt
vô cùng nhỏ đó là nguyên tử.
Đặc trưng của bộ môn hoá trong giảng dạy đó là phương pháp thực nghiệm.
Trong quá trình học học sinh phải được rèn luyện thành kĩ năng và thói quen
học tập hóa học, đó là làm việc khoa học, đó là kỹ năng sử dụng hoá chất, kỹ
năng quan sát, thực nghiệm, thu thập thông tin, tra cứu. Kỹ năng nói, viết đúng
công thức hoá học, lập công thức hoá học và viết đúng phương trình hoá học,
tính toán các chất theo công thức hoá học và phương trình hoá học.
Thông qua học tốt bộ môn hoá học học sinh có ý thức tuyên truyền vận dụng các
tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất nông nghiệp như: Sử dụng
các loại phân bón, thuốc trừ sâu,các loại hoá chất độc hại, các khí gây ngộ độc
sử dụng các dụng cụ, các phương tiện trong gia đình. Học sinh có thái độ cần
thiết như: Cẩn thận kiên trì, trung thực, tỉ mĩ, chính xác, yêu chân lý khoa học,
có niềm tin về sự tồn tại của vật chất. Có ý thức trách nhiệm đối với bản thân gia
đình và cộng đồng. Việc giải toán hoá nói chung và giải toán hoá về lập công
thức hoá học của hợp chất nói riêng nó chiếm một vị trí quan trọng. Bởi lẻ khi
các em giải toán hoá không những các em chỉ nắm vững kiến thức của bộ môn
hoá mà nó còn liên quan tới kiến thức của nhiều môn học như: Toán, lý,
sinh Khi giải toán hoá không những các em nắm vững kiến thức mà còn làm
cho tư duy hoạt động một cách linh hoạt, tích cực theo phương pháp dạy học của
nhà xuất bản giáo dục năm 1999. Trích dẫn Ma Đannilốp (Trang 26 - 27).
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Thực trạng về viết công thức hoá học và lập công thức hoá học:
Xuất phát từ nhiệm vụ quan trọng của bộ môn, kiến thức còn mới lạ đối với
các em. Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn hoá. Bản thân tôi nhận thấy rằng số
học sinh ham học bộ môn hoá ngày càng tăng hơn khi chưa thay sách. Đồ dùng
hoá chất nhiều học sinh dễ nhận biết các chất, dễ tiếp thu hơn. Song một điều tôi
nhận thấy trong quá trình giảng dạy số học sinh viết sai công thức hoá học thiếu
độ chính xác, dẫn đến tính toán hay nhầm lẫn không phải là ít. Chẳng hạn các
em viết công thức như: H2So4, ZNo, CaO, NaCl, HNo3, Ca(OH)2, ALCL3,
Fe(OH2)2, FeO(H3), CaCO3, Na3PO4 Từ viết sai công thức hoá học dẫn đến
khi gặp bài có tính toán, có sử dụng phần trăm, nồng độ phần trăm, nồng độ
mol/lít thì các em còn lúng túng xuất phát từ những sai lầm mà các em hay vấp
phải. Tôi có nhiều băn khăn trăn trở. Tôi đã quyết định chọn đề tài: Hướng dẫn
học sinh víêt đúng công thức hoá học và lập công thức hoá học của hợp chất".
Tôi đã tiến hành khảo sát sơ bộ về chất lượng học, điều kiện học của các em học
sinh nóí chung và 15 em học sinh lớp 9 trường THCS TTTX nói riêng của năm
học 2010 - 2011. Kết quả qua điều tra tôi thu được như sau:
1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
TT Họ và tên
ĐTBM
Hoá 8
ĐTBM
Hoá 9
ĐTBCM
học lớp9
Kì I
Học
lực
Hoàn cảnh gia
đình
1 Lê Hà Mai Anh 6,0 7,0 7,0 K
2 Lê Yến Chi 6,5 6,5 6,5 K
3 NguyễnCao Cường 7,0 7,0 7,0 K
4 Lê THị Mỹ Duyên 7,0 7,3 7,3 K
5 Trần Thị Ngọc Hà 7,0 8,0 8,0 G
6 Nguyễn Văn Hải 6,75 7,3 7,3 K
7 Đỗ Thị Hậu 6,0 6,9 6,9 K
8 MaiThị Diệu Hồng 6,0 6,0 6,0 TB
9 Lý Trường tùng 7,0 8,6 8,6 G
10 Trịnh Thị Trang 6,75 6,5 6,5 K
11 Nguyễn Huyền Trang 7,0 7,0 7,0 K
12 NguyễnThịThu Trang 6,0 6,6 6,6 K
13 Đặng Thị Ngọc 6,0 6,0 6,0 TB
14 Nguyễn Thanh Tùng 7,0 7,1 7,1 K
15 Nguyễn Tuấn Lâm 6,5 6,8 6,8 K
Từ kết quả điều tra khảo sát để nắm chắc hơn về loại toán lập công thức hoá học
của các chất và viết công thức hoá học của hợp chất còn những điều nào vướng
mắc tôi đã ra đề kiểm tra khảo sát theo dõi trong nhiều năm dạy và đặc biệt
trong học kì 1 năm học 2010 -2011 để có ý kiến chắc chắn hơn. Từ đó có biện
pháp giảng dạy phù hợp.
Ngày 30 tháng 10 năm 2010 tôi tiến hành ra đề khảo sát lần 1 mục đích nắm kết
quả học tập của các em về chất lượng học bộ môn hoá năm học 2009 – 2010 và
năm học 2010 -2011.
a. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết nhận dạng toán hoá điển hình về lập công thức hoá học của hợp chất khi
bíêt hoá trị và tính % của nguyên tố trong hợp chất.
2. Kỹ năng:
Nhận được dạng toán và áp dụng phương pháp giải đặc thù cho mỗi dạng.
3. Tư duy:
Khả năng áp dụng phương pháp giải đặc trưng các số liệu tính toán, thực hiện
phép tính.
Đề bài: Thời gian làm bài 45 Phút.
Câu 1: (2,5 Điểm)
Lập công thức hoá học tạo bởi 2 nguyên tố và nhóm nguyên tử:
Fe hoá trị III và Cl.
S hoá trị IV và oxi.
Fe hoá trị III và nhóm SO
4
(II).
Al hoá trị III và nhóm SO
4
(II).
2
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Câu 2: ( 2 điểm)
Cho phân tử axitNitric có khối lượng phân tử bằng 63. Biết hợp chất gồm: 1H,
1N và nguyên tố ôxi.
Hãy lập công thức hoá học của hợp chất đã cho.
Câu 3: ( 2,5 điểm)
Lập công thức hoá học của hợp chất có phân tử khối bằng 160 gồm 70% Fe và
30% oxi.
Câu 4: ( 2,5 điểm)
Trong các công thức hoá học sau công thức nào viết đúng. Công thức nào viết
sai hãy điền vào ô trống và sửa lại các công thức sai.
a, KoH b, FeSo4
c, CaCo3 d, BaCl2
e, CuSO4 g, H2CO3
Biểu chấm:
Câu 1: (2,5đ)
a, Lập đúng công thức hóa học FeCl
3
(0,5đ)
b, Lập đúng công thức hoá học SO
2
(0,5đ)
c, Lập đúng công thức hoá học Fe
2
(SO
4
)
3
(0,75đ)
d, Lập đúng công thức hoá học Al
2
(SO
4
)
3
(0,75đ)
Câu 2: (2đ)
Gọi x là số nguyên tử oxi
Công thức dạng chung HNO
x
. Biết phân tử khối bằng 63.
Ta có 1.1+14.1+16.x = 63
15 + 16x = 63
16x = 63-15 = 48 x =
16
48
= 3 x = 3
Công thức cần tìm HNO
3
Câu 3: (2,5đ)
Công thức có dạng Fe
x
O
y
Ta có: 56.x + 16.y = 160
%Fe =
100
70
160
56
=
x
x =
2
100.56
160.70
=
⇒
x = 2
%O =
100
30
160
16
=
y
y =
3
100.16
160.30
=
⇒
y = 3
Công thức cần tìm Fe
2
O
3
3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Câu4: (2,5đ)
A, KoH S Sửa lại KOH d, BaCl
2
Đ
B,FeSo4 S Sửa lại FeSO
4
e, CuSo4 S Sửa lại CuSO
4
C, CaCo3 S Sửa lại CaCO
3
g, H2CO3 S Sửa lại H
2
CO
3
Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, công thức viết chính xác, đúng cộng
thêm 0,5đ.
Sau khi chấm bài và thấy được kết quả làm bài của các em còn sai sót, tôi
đã trả bài và sửa chữa những chỗ sai mà các em còn mắc phải. Tiếp đó ngày 25
tháng 11 năm 2010 tôi lại tiến hành ra đề khảo sát lần 2 vẫn 15 em học sinh trên.
Mục tiêu của bài kiểm tra lần này là:
1.Về kiến thức:
Học sinh biết nhận dạng toán và áp dụng phương pháp đặc trưng để giải.
2.Về kĩ năng:
Biết lập công thức của hợp chất.
3. Về tư duy:
Biết suy nghĩ, biết biến đổi đưa bài toán về dạng đã học, tiến hành giải
chính xác khoa học.
Đề bài: Thời gian làm bài 45 phút
Câu 1: (3 điểm)
Lập công thức hoá học của hợp chất có:
58,5% C; 4,1% H; 11,4% N; 26% O
Biết phân tử khối bằng 123 (Giải bằng 2 cách)
Câu 2: (3,5 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 0,9g hợp chất có chứa C, H, O; Thu được 1,32g CO
2
và 0,45g H
2
O. Biết khối lượng phân tử chất đó là 180.
Hãy xác định công thức phân tử của chất đó?
Câu 3: (3 điểm)
Hãy tìm công thức hoá học của khí A. Biết rằng khí A nặng hơn khí B (Hiđro) là
17 lần. Thành phần theo khối lượng của khí A là 5,88%H và 94,12%S
Biểu chấm:
Câu 1:( 3 Điểm)
Cách 1: Công thức dạng chung C
x
H
y
N
z
O
v
12
% .100% 58,5% 6
123
x
C x
= = → =
4
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
1
% 100% 4,1% 5
123
14
% 100% 11,4% 1
123
16
% 100% 26% 2
123
y
H y
z
N Z
v
O v
= = → =
= = → =
= = → =
g
g
g
Hợp chất cần tìm có công thức C
6
H
5
NO
2
Cách 2: Gọi công thức hợp chất C
x
H
y
N
z
O
v
Ta có:
x : y : z : v = 58,5 : 4,1 : 11,4 : 26
12x : y : 14z : 16v = 58,5 : 4,1: 11,4 : 26.
58,5 4,1 11,4 26
: : : : : :
12 1 14 16
: : : 4,875: 4,1: 0,814 :1,625
4,875 4,1 0,814 1,625
: : : : : : 6 : 5:1: 2
0,8 0,8 0,8 0,8
6; 5; 1; 2
x y z v
x y z v
x y z v
x y z v
=
=
= ≈
→ = = = =
Công thức cần tìm là: C
6
H
5
NO
2
Câu 2: (3,5 điểm).
Từ công thức CO
2
Ta có
Trong 1mol CO
2
(44g CO
2
có 12g C và 32g oxi)
Theo đề có 1,32 CO
2
có x g C
1,32 12
0,36( )
44
C
m g
×
→ = =
Trong 1mol H
2
O (18 g H
2
O có 2gH và 16g oxi)
Theo đề có 0,54g H
2
O có y gH và 2g oxi
0,54 2
0,06( )
18
H
m g
×
= =
Hợp chất có dạng C
x
H
y
O
z
biết phân tử khối bằng 0.9g mà m
C
= 0,36g;
m
H
= 0,06g
Suy ra m
O
= m
Hợp chất
- (m
C
+ m
H
) = 0,9 - (0,36 + 0,06) = 0,9 - 0,42 = 0,48(g)
Theo đề bài ta có tỷ lệ mC: m
H
: m
O
= 12x:1y:16z = 0,36: 0,06: 0,48
0,36 0,06 0,48
x: y: z = : :
12 1 16
x: y: z = 0,03:0,06:0,03
x: y: z = 1:2:1
Công thức đơn giản là CH
2
O
Gọi công thức phân tử là (CH
2
O)
n
Theo đề ra khối lượng phân tử bằng 180 nên ta có:
5
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
(CH
2
O)
n
= 180
180
30 180 6
30
n n
→ = → = =
Suy ra công thức cần tìm (CH
2
O)
6
hay C
6
H
12
O
6
. Hợp chất đó là Glucôzơ
Câu 3: (3 điểm)
Khối lượng mol khí A là M
A
= 17.2 = 34 (g)
Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1mol khí A.
m
H
=
)(2
100
34.88,5
g=
m
S
=
)(32
100
34.12,94
g=
hoặc m
S
= 34 - 2 = 32(g)
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1mol khí A là:
n
H
= 2:1 = 2 mol; n = 32:32 = 1 mol.
Suy ra trong 1mol phân tử hợp chất có 2mol nguyên tử H và 1mol nguyên tử S
Công thức hoá học của khí A là H
2
S.
* Bài làm sạch sẽ, chữ viết rõ ràng: 0,5 điểm.
Từ kết quả 2 lần khảo sất trước và sau khi học song phần tính chất của các hợp
chất vô cơ ngày 15/12/2011 tôi lại tiến hành khảo sát chất lượng lần 3 số học
sinh đã chọn để nắm vững, chính xác hơn về lực học của các em đối với bộ môn
hoá. Từ đó bản thân tôi cần xây dựng lại kế hoạch để dạy cho các em đảm bảo
về kiến thức , kĩ năng theo chuẩn kiến thức do bộ phát hành năm học 2010
-2011 đạt kết quả mà cụ thể là:
1, Kiến thức:
Nhận dạng chính xác các dạng toán hoá điển hình và biết giải các dạng toán hoá
đó.
2, Kỹ năng:
Rèn kỹ năng giải thành thạo các dạng toán hoá điển hình biến đổi đưa về dạng
đã học:
Đề bài: Thời gian làm bài 45 phút.
Câu 1: Viết công thức hoá học của các chất sau:
A, Kẽmsunphát.
B, Baricácbônát.
C, Barihiđrôcácbônát.
D, CanxiClorua.
E, MagiêNitrat.
Câu 2:
A, Tìm công thức của 1 oxit sắt trong đó sắt chiếm 70% về khối lượng.
B, Khử hoàn toàn 2,4 g hỗn hợp CuO và Fe
x
O
y
cùng số mol như nhau
bằng Hiđrô thu được 1,76 g kim loại. Hoà tan kim loại đó bằng dung dịch HCl
dư, thấy thoát ra 0,448 lít khí Hiđro (ở đktc)
Xác định công thức của oxit sắt.
Câu 3:
A là 1 oxit của Nitơ có khối lượng phân tử là 92 và tỷ lệ số nguyên tử Nitơ và
oxi là 1:2
6
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
B là một oxit khác của Nitơ (ở đktc). 1 lít của khí B nặng bằng 1 lít khí
cácbôníc.
Tìm công thức phân tử của A; B
Biểu chấm:
Câu 1: (3 điểm).
Viết đúng công thức hoá học của mỗi chất 0,6 điểm.
a, ZnSO
4
0,6đ
b, BaCO
3
0,6đ
c, Ba(HCO
3
)
2
0,6đ
d, CaCl
2
. 0,6đ
e, Mg(NO
3
)
2
0,6đ
Câu 2: (3,5 điểm)
Từ Fe = 70%
⇒
%O = 100% - 70% = 30%
a) Gọi công thức của oxitsắt là Fe
x
O
y
ta có tỷ lệ % Fe và %O là:
.56 70 2
2; 3
.16 30 3
xFe x x
x y
yO y y
= = ⇒ = ⇒ = =
Vậy: Công thức hoá học của Oxit sắt là Fe
2
O
3
b) Các phản ứng CuO + H
2
0
t
→
Cu + H
2
O (1)
Fe
x
O
y
+ yH
2
0
t
→
xFe + yH
2
O (2)
Cu + HCl không có phản ứng xãy ra
Fe + 2HCl
→
FeCl
2
+ H
2
↑
(3)
Gọi n là số mol Oxit. Theo điều kiện đã cho ta có các phương trình phản ứng.
80n + (56x + 16y)n = 2,4 (4)
6,4n + nx.56 = 1,76 (5)
)(02,0
4,22
448,0
22
molnnXn
HH
====
Giải hệ phương trình trên ta có x = 2; y = 3. Công thức cần tìm là Fe
2
O
3
Câu 3: 3.5 điểm
Gọi công thức A là H
x
O
y
theo điều kiện bài toán ta có các phương trình
14 16 92
2
x y
y x
+ =
=
Giải hệ phương trình ta có x = 2; y = 4. Vậy công thức của A là N
2
O
4
Gọi công thức của B là N
n
O
m
. vì 1 lít khí b nặng bằng 1 lít khí CO
2
tức là khối
lượng phân tử của B phải bằng khối lượng phân tử của CO
2
và bằng 44g khi đó
ta có phương trình :
14 n + 16 m = 44 vì có 1 phương trình mà có 2 ẩn nên ta cần phải lập bảng
để biện luận như sau.
m 1 2
n 2 0.8
Kết luận N
2
O Loại
Vậy công thức của B là N
2
O
7
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
2. kết quả của thực trạng 3 lần khảo sát chất lượng học tập của 15 em học sinh:
kết quả
TT Họ và tên Kết quả 3 lần khảo sát
Lần 1 Lần 2 Lần 3
1 Lê Hà Mai Anh 8 8 7
2 Lê Yến Chi 7 6 6
3 NguyễnCao Cường 7 6 7
4 Lê THị Mỹ Duyên 7 6 7
5 Trần Thị Ngọc Hà 6 6 6
6 Nguyễn Văn Hải 8 9 8
7 Đỗ Thị Hậu 10 10 9
8 MaiThị Diệu Hồng 4 5 5
9 Lý Trường tùng 4 4 5
10 Trịnh Thị Trang 6 7 7
11 Nguyễn Huyền Trang 6 6 7
12 NguyễnThịThu Trang 4 4 4
13 Đặng Thị Ngọc 7 8 8
14 Nguyễn Thanh Tùng 10 9 9
15 Nguyễn Tuấn Lâm 7 7 7
b, Nhận xét qua 3 lần khảo sát:
TT Số
HS
đạt
Tỉ
lệ Đạt yêu cầu
Số HS
chưa
đạt
Chưa đạt yêu cầu
Câu1 Câu2 Câu3 Câu4 Câu1 2 3 4
Lần
1
12/15 80% 100% 80% 80% 90% 3(20%) 20%) 20%) 10%
Lần
2
13/15 85% 100% 85% 90% 2(15%) 15% 10%
Lần
3
14/15 90% 100% 85% 90% 1(10%) 15% 10%
Qua 3 lần khảo sát, qua kết quả chấm các bài kiểm tra, qua kiểm tra vở ghi, qua
tìm hiểu các giáo viên liên môn, qua tham khảo giáo viên trường bạn, qua bản
thân đã trực tiếp giảng dạy nhiều năm qua, tôi nhận thấy đại đa số học sinh chỉ
giải được những bài toán dạng mẫu mà sách giáo khoa đã giải mẫu, còn khi gặp
các bài toán dạng khác sách đã hướng dẫn thì các em còn lúng túng. Hiện nay
phổ biến nhất là số học sinh viết công thức hoá học thiếu độ chính xác rất nhiều
ngay một số học sinh giỏi cũng vậy. Tình trạng viết công thức cẩu thả thiếu độ
tin cậy, là một vấn đề nhức nhối đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên bộ môn
hoá. Những điều tôi trình bày ở trên chính là thực trạng viết sai công thức hoá
học và giải toán hoá thiếu độ chính xác của 15 em học sinh trường THCS TTTX
mà tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu được.
8
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Từ thực trạng đó tôi đã tìm hiểu cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, xem
đâu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến khi các em học hoá về viết công thức hoá
học và lập công thức hoá học của hợp chất còn gặp khó khăn. Từ đó để bản thân
giáo viên hướng dẫn các em viết đúng công thức hoá học và lập được công thức
hoá học của hợp chất còn gặp khó khăn từ đó để bản thân giáo viên hướng dẫn
các em viết đúng công thức hoá học và lập được công thức hoá học của hợp
chất. Đáp ứng được sự đổi mới phương pháp học tập của học sinh và tinh thần
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại của giáo viên trên tinh thần
theo chuẩn kiến thức được áp dụng cho năm học 2010 -2011 do bộ giáo dục , Sở
giáo dục thanh hoá ban hành và thực hiện từ tháng 8 năm học 2010.trong
chương trình giáo dục phổ thông.
Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan:
+ Về phía giáo viên:
Trong giảng dạy đôi lúc uốn nắn về chữ viết chưa thường xuyên. Đôi lúc hướng
dẫn bài tập chưa được kỹ càng.
+ Về phía học sinh:
Một số em do chữ viết bình thường vẫn còn sai lỗi chính tả do vội vàng cẩu thả
còn xem nhẹ vấn đề đọc đề, thầy chưa đọc xong đề đã giơ tay thiếu suy nghĩ kỹ
càng, không thèm đọc đề. Hoặc chỉ đọc lướt qua. Một số không nắm vững
phương pháp giải toán hoá. Một số không chịu rèn chữ viết, chữ viết cẩu thả, sai
lỗi chính tả nhiều. Vận dụng tính toán hay làm sai. Một số sử dụng vở bài tập
của anh chị các năm học trước, một số ham chơi, giờ học nói chuyện và làm việc
riêng không chịu học bài và làm bài tập ở nhà, nhất là học sinh thị trấn các em
còn bị tác động rất lớn của các tệ nạn xã hội và sự lôi kéo của một số thanh niên
hư hỏng nên đã học yếu nhưng không tham gia học bồi dưỡng và phụ đạo thêm
do nhà trường tổ chức dẫn đến chất lượng đại trà còn yếu.
+ Về phía gia đình:
Đại đa số phụ huynh quan tâm, vẫn còn một số phụ huynh gia đình chưa thực sự
quan tâm đến phong trào giáo dục, sách giáo khoa cũ kỹ, nhàu nát, tài liệu tham
khảo thiếu. Và ham buôn bán nên sự quan tâm đến việc học của các con còn hạn
chế.
+ Về phía nhà trường:
Tài liệu phục vụ cho dạy và học mới có sách giáo khoa và một vài quyển sách
bài tập đơn giản, còn chủ yếu giáo viên tự mua sắm.
Hoá chất:
Một số hoá chất để lâu bị biến màu, một số hoá chất trong quá trình sử dụng đã
hết nên khi giảng dạy và học tập còn nhiều khó khăn.
Để khắc phục những tình trạng trên tôi đã áp dụng các giải pháp để hướng dẫn
học sinh viết đúng công thức hoá học nói chung và lập công thức hoá học của
chất vô cơ nói riêng.
B. Giải quyết vấn đề
9
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Trong dạy học hoá theo chương trình mới thầy cô giáo cần thể hiện rõ vai
trò là người tổ chức thực hiện học sinh hoạt động một cách chủ động sáng tạo
như quan sát, thực nghiệm, tự tìm tòi, thảo luận nhóm, biết sử lý thông tin. Biết
vận dụng điều đã học vào thực tiễn để hiểu sâu bài học đồng thời để tự kiểm tra
trình độ. Biết sử dụng tài liệu sách giáo khoa. Ghi nhớ nội dung quan trọng được
ghi trên nền xanh chữ đậm.
Khi học môn hoá học học sinh phải nắm vững phương pháp học bộ môn,
học sinh phải biết tư duy một cách thích hợp nhất, linh hoạt nhất, huy động thích
hợp các kiến thức và khả năng đã có vào các tình huống khác nhau. Trong nhiều
trường hợp phải biết phát hiện ra những dữ kiện, những điều kiện của bài toán
chưa được nêu ra một cách tường minh và trong một chừng mực nào đó phải
biết suy nghĩ một cách năng động sáng tạo. Vì vậy có thể nói giải toán hoá là
một trong những biểu hiện năng động nhất của trí tuệ. Theo phương pháp dạy
học hoá nhà xuất bản giáo dục năm 1999. Thật vậy ở bậc THCS các yêu cầu
được sắp xếp từ thấp đến cao. ở lớp 8 cần luyện có các em học sinh biết sử dụng
các thí nghiệm đơn giản. các đồ dùng trực quan hoặc các tư liệu để tự rút ra
những kết luận khoa học cần thiết. Giáo viên chú ý định hướng, tổ chức hoạt
động học tập. Qua đó học sinh tự khám phá những kiến thức mới tạo điều kiện
cho học sinh không chỉ lĩnh hội được nội dung kiến thức mà còn nắm được
phương pháp đi tới kiến thức đó. Thông qua phương pháp dạy học như vậy sẽ
rèn luyện được cho học sinh phương pháp học. Trong đó quan trọng nhất là
năng lực tự học. Ngày nay phương pháp học trong đó quan trọng là năng lực tự
học không chỉ là một cách nâng cao hiệu quả dạy học mà còn trở thành mục tiêu
dạy học. Các phương pháp dạy học như: Phương pháp suy lý, phương pháp quy
nạp thường được sử dụng đồng thời phương pháp suy lý diễn dịch được sử dụng
tăng dần theo thời gian học tập môn hoá học.
Chương trình mới so với chương trình cũ số tiết luyện tập được tăng dần.
- Số tiết thực hành cũng được tăng hơn, số tiết ôn tập kiểm tra được tăng
dần, nó tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức, rèn kỹ năng thực hành và
kỹ năng tự chiếm lĩnh kiến thức mới theo sách giáo viên Hoá nhà xuất bản giáo
dục năm 2004.
- Để học sinh viết đúng công thức hoá học, lập đúng công thức hoá học
của các chất theo các dạng toán khác nhau bản thân đã áp dụng hướng dẫn cho
học sinh giải bài toán và tự nêu ra các giải pháp thực hiện để đạt kết quả cao.
I. Các giải pháp thực hiện.
* Giải pháp 1: Nghiên cứu về cơ sở lý luận - Dùng phương pháp đọc nghiên cứu
tài liệu.
* Giải pháp 2: Nghiên cứu cơ sở thực tiễn
* Giải pháp 3: Dùng phương pháp quan sát.
* Giải pháp 4: áp dụng phương pháp phỏng vấn.
* Giải pháp 5: Phương pháp điều tra khảo sát.
* Giải pháp 6: Đánh giá kết quả kiểm tra.
* Giải pháp 7: Rèn kỹ năng thực hành.
* Giải pháp 8: Rèn kỹ năng tự học.
10
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
* Giải pháp 9: Phối hợp ba môi trường giáo dục.
* Từ 9 giải pháp trên để đưa chất lượng dạy hcọ của học sinh nâng lên một bước
theo mục tiêu của chương trình đổi mới thay sách giáo khoa, đổi mới về cách
dạy, cách làm bài, đổi mới về kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh theo yêu cầu
của cải cách giáo dục đòi hỏi chất lương thật không phô chương thành tích. Năm
học 2010-2011 là năm học tiếp tục thực hiện cam kết "Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" nhằm lập lại kỷ cương nề nếp
trong dạy học năm học tiếp tục áp dụng công nghệ thông tin vào đổi mới dạy
học và cũng là năm học tiếp tục công tác đổi mới quản lí. Bản thân đã vận dung
trong giảng dạy và đạt hiệu quả tôi đã tiến hành các biện pháp để thực hiện 9
giải pháp nêu trên.
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện các giải pháp đạt hiệu quả.
1. Đối với giải pháp 1.
Tôi đã nghiên cứu nội dung yêu cầu của việc dạy học hoá nói chung ở
THCS và ở lớp 9 nói riêng. Nghiên cứu các loại sách có liên quan đến đề tài:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, sách học tốt bộ môn hoá,tài
liệu chuẩn kiến thức, hình thành kỹ năng giải bài tập hoá sách bài tập của các
giáo sư nhà xuất bản giáo dục đã biên soạn, các loại sách bài tập trắc nghiệm,
tổng hợp kiến thức cơ bản, 400, 500 bài toán hoá nâng cao tuyển chọn , bộ đề
tuyển sinh đại học. Tìm hiểu phương pháp giảng dạy trong các tài liệu chuẩn
kiến thức phát hành năm học 2010 -2011 để vận dụng vào quá trình giảng dạy
cho phù hợp đối tượng học sinh của trường mà bản thân trực tiếp giảng dạy.
2) Với giải pháp 2:
Tôi đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu thực trạng học, năm lực học hoá, điều kiện
học hoá của học sinh để giảng dạy phù hợp. Tôi đã ra nhiều bài toán hoá điển
hình. Tôi đã gia nhiều bài toán hoá điển hình (Đặc biệt là những dạng mà sách
giáo khao chưa hướng dẫn học mẫu) và hướng dẫn các em tìm hiểu đề một cách
khoa học bằng các câu hỏi có tính gợi mở, logic, tích cực tỉ mỉ, tìm kiếm và điều
chế hoá chất chưa có, giao cho tổ, nhóm vẽ những đồ dùng còn thiếu, sử dụng
phiếu học tập, dùng phương pháp trao đổi nhóm, sử dụng bảng câm, dùng các
miếng bìa nhỏ ghi cụm từ , công thức, dùng nam châm lắp ghép các cụm từ đã
ghi ở các miếng bìa gắn vào chỗ trống. Cách sử dụng này bảng phụ có thể sử
dụng được nhiều lần đỡ tốn công trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học.
Trong các bài tập tại lớp, bài kiểm tra đều có câu hỏi khó để phát triển năng lực
tư duy cho học sinh. Trong giờ học có thí nghiệm tập huấn cho cán sự bộ môn
làm thí nghiệm, hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng trong từng thí nghiệm.
Từ đó học sinh rút ra kết luận và viết phương trình phản ứng. Thường xuyên
kiểm tra miệng, vở ghi, vở bài tập học sinh làm ở lớp và ở nhà. Ra đề kiểm tra
sát với đối tượng học sinh. Đối với học sinh học khá, giỏi giáo viên ra thêm
những bài toán khó để nâng dần kiến thức. Đối với học sinh trung bình các giờ
dạy trên lớp củng cố lại kiến thức bị hổng dùng phương pháp học bài mới ôn bài
cũ.
- Với học sinh yếu kém, gia đình khó khăn gần gũi tìm hiểu qua gia đình,
giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy liên môn để nắm bắt tính cách và năng lực
11
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
học của các em. Phân công học sinh khá, kèm cặp học sinh yếu. Giao cho cán sự
bộ môn chữa bài trong 15' đầu giờ. Sau mỗi bài kiểm tra giáo viên bố trí thời
gian sửa chữa chỗ sai để học sinh không còn tái phạm nữa.
* Cụ thể đối với các dạng bài tập:
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thành thói quen đọc kỹ đề bài, tìm
hiểu đề xem yếu tố nào đã cho, yếu tố nào cần tìm. Sau mỗi bài làm cần kiểm tra
kết quả xem đúng hay sai.
- Bước 1: Nghiên cứu đề, xác định yêu cầu của bài.
- Bước 2: Xác định hướng giải.
+ Phân chia bài tập phân hoá thành nhiều bài tập cơ bản.
+ áp dụng sơ đồ định hướng và agơrit hoặc grap để giải từng bài tập cơ
bản đã biết.
- Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải.
- Bước 4: Kiểm tra lời giải và đánh giá kết quả.
- Đề giải một bài toán hoá chọn ven thì việc tìm hiểu đầu bài là một công
việc vô cùng quan trọng. Để hiểu được đầu bài toán giáo viên cần cho các em
diến đạt bằng lời của bài toán. Thực tế ngôn ngữ nói và viết của các em còn hạn
chế. Bởi vì đậy là môn học mới được làm quen từ lớp 8. Trong quá trình giảng
dạy giáo viên cần hướng dẫn các em biết đọc, biết viết, biết tóm tắt đề bài đã
cho, giúp các em biết sử dụng các thí nghiệm hoá học, giúp các em phương pháp
tự học để khám phá kiến thức mới, tạo điều kiện cho các em lính hội được kiến
thức, nắm được phương pháp học trong đó phương pháp tự học là quan trọng.
Để biết được cá em có hiểu đầu bài hay không? cần cho các em diến đạt lại đầu
bài theo các hiểu của chính mình. Học sinh phải phân biệt được ba yếu tố cơ bản
trong mỗi bài toán hoá. Những dữ kiện (cái đã cho) ẩn số (cái cần tìm). Điều
kiện (mối quan hệ giữa giữ kiện và ẩn số. Học sinh hay nhầm lẫn cách viết các
nguyên tố trong hợp chất, các em cứ nghĩ miễn đúng tên các nguyên tố không để
ý đến thứ tự hoặc viết to hay nhỏ, chữ viết hoa hay chữ viết thường. Chẳng hạn
các em hay viết như: O2C; HNo3; NHO3; Ca(O2H); SO4Zn; H2SO4; HCL;
ZNSo4; Bởi vậy giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ, rõ dàng, logic. Sử dụng
phương pháp dạy học với từng bài cụ thể.
* Đối với học sinh:
Phải rèn luyện thành thói quen, cách đọc viết tên nguyên tố công thức hoá
học, phương trình hoá học thường xuyên. Tôi đã vận dụng phương pháp phù
hợp với từng bài, từng dạng toán cụ thể. Chẳng hạn:
- Đối với bài ký hiệu hoá học lớp 8 (Bài 5 tiết 6). Đây là bài mà trong
sách giáo khoa hoá 8 (Trang 17) nêu rất ngắn gọn nhưng lại là bài rất quan
trọng. Đặc biệt là phụ lục trang 42 (SGK), các em luôn phải sử dụng bảng phụ
lục này thường xuyên trong quá trình học hoá. Để rèn kỹ năng viết đúng công
thức hoá học giáo viên đã hướng đãn học sinh sử dụng bảng con bằng cách:
Thầy đọc tên nguyên tố, trò viết ký hiệu vào bảng giờ lên khi có tiếng gõ nhẹ để
thầy quan sát cách viết của trò; Ngược lại thầy viết ký hiệu trên bảng trò đọc tên
nguyên tố. Làm như vậy để kiểm tra kỹ năng nói và viết của trò. Nếu phát âm
chưa chính xác, viết sai ký hiệu, công thức thì sửa ngay.
12
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Khi học sinh học ở nhà giáo viên hướng dẫn học sinh ghi công thức
chuẩn vào tờ giấy lớn treo ở góc học tập để thường xuyên nhìn vào cho rễ nhớ.
* Với mọi bài viết công thức hoá học của hợp chất tạo bởi hai nguyên tố
khi biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
Ví dụ: Viết công thức hoá học của Kaliôxit biết một phân tử kaliôxit gồm
hai nguyên tử kali và một nguyên ôxi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định hướng giải.
Bước 1: Viết ký hiệu tên hai nguyên tố K viết trước, O viết sau
Bước 2: Ghi số nguyên tử của mỗi nguyên tố (Chỉ số viết thấp)
Bước 3: Trình bày lời giải. Công thức hoá học là K2O.
* Với dạng toán: Viết công thức hoá học của hợp chất hai nguyên tố khi
biết hoá trị của mỗi nguyên tố. Chẳng hạn viết công thức hoá học của khí Metan
biết rằng phân tử của nó do nguyên tố các bon và hi đ rô tạo nên. Hoá trị các bon
bằng IV, hiđrrô bằng I.
Giáo viên hướng dẫn: Có thể tìm số nguyên tử của mỗi nguyên tố dựa
vào quy tắc cân bằng hoá trị.
- Xác định hướng giải
Bước 1: Viết công thức hoá học với chỉ số chưa biết x, y
- Giáo viên nhấn mạnh chật tự viết tên nguyên tố nào trước, sau để học
sinh năm vững.
- Viết công thức dạng chung C
x
H
y
Bước 2: Tìm số nguyên tử của mỗi nguyên tố ghi hoá trị trên ký hiệu
tương ứng
IV I
x y
C H
.
- Lập biểu thức theo quy tắc cân bằng hoá trị: IV.x = y.I
Lập tỉ lệ tối giản
x
y
x
y
=
I
IV
=
1
4
- Tìm x, y
1; 4x y⇒ = =
Bước 3: Viết công thức hoá học với x, y đã biết: CH
4
Ví dụ: Bài toán khảo sát lần 1 (câu 1) có hai cách giải:
Cách 1:
Bước 1: Viết công thức hoá học dạng chung Fe
x
CL
y
Bước 2: Tìm số nguyên tử của mỗi nguyên tố dựa vào quy tác hoá trị. Lập tỉ lệ
III.x = I.y
1
1; 3
3
x I
x y
y III
⇒ = = ⇒ = =
Bước 3: Viết công thức hoá học cần tìm Fe
1
Cl
3
Hay FeCl
3
Cách 2:
Bước 1: Viết công thức hoá học dạng chung Fe
x
Cl
y
Bước 2: Tìm số nguyên tử x, y
- Tìm BSCNN của hai hoá trị.
- Tìm chỉ số (Số nguyên tử mỗi nguyên tố)
BSCNN(1;3) = 3
13
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
x =
3
3
;1
3
===
I
y
III
Bước 3: Viết công thức hoá học cần tìm FeCl
3
* Với dạng toán: Lập công thức hoá hoạc của hợp chất khi biết hàm lượng %
của mỗi nguyên tố và biết phân tử khối (bài 2 câu 1) đề kiểm tra lần 2 ngoài
cách giải thông thường do đề ra giải bằng nhiều cách. Giáo viên hướng dẫn
thêm.
Bước 1: Viết công thức dạng chung C
x
H
y
N
z
O
v
Bước 2: Lấy tỉ số nguyên tử của các nguyên tố chia cho nhau bằng tỉ số hàm
lượng % của các nguyên tố trong hợp chất.
Bước 3: Viết công thức cần tìm.
* Với dạng toán: Viết công thức hoá học của hợp chất (bài kiểm tra lần 3) câu 3
khi tìm được công thức nhưng đầu bài cho khối lượng phân tử thì phải lập bảng
giá trị để xét tựng trường hợp sau đó loại trừ những yếu tố chưa thoả mản.
3) Đối với giải pháp 3:
- Về phía giáo viên tôi đã tiến hành dự giờ giáo viên trường bạn, tìm hiểu
qua đồng nghiệp về tình hình học tập của học sinh trường bạn. Qua tiếp thu
chuyên đề thay sách. Quan sát qua bài tập học sinh làm trên lớp gồm kiểm tra
miệng, 15', 45' qua vở ghi, vở bài tập để nắm bắt về tình hình học tập của học
sinh.
4) Giải pháp 4.
Đối với giải pháp 4 tôi đã tiến hành phỏng vấn một số giáo viên trực tiếp
giảng dạy bộ môn hoá về những vướng mắc trong quá trình dạy học về giải toán
viết công thức hoá học và lập công thức hoá học của hợp chất. Về chất lượng
học tập của học sinh. Tôi đã tiến hành phỏng vấn học sinh về những khó khăn
vướng mắc khi học giải toán hoá.
5. Giải pháp 5:
Tôi đã tiến hàn điều tra qua sổ điểm để năm vững chất lượng các môn học
ở lớp 8, điều tra qua vở ghi, vở học, qua làm bài, qua kiểm tra 45 phút trên lớp.
Điều tra qua 3 lần khảo sát chất lượng. Điều tra qua bản thân trực tiếp giảng dạy,
sau mỗi giờ dạy tôi đã rút ra những vướng mắc để giờ sau dạy tôt hơn. Điều tra
chất lượng học sinh trước khi thay sách và chương trình thay sách để giúp ra
phương pháp giảng dạy phù hợp.
6. Giải pháp 6:
Việc đánh giá sau mỗi lần kiểm tra là vô cùng quan trọng, do không có tiết trả
bài, tôi đã tranh thủ các buổi dạy phụ đạo, học thêm buổi chiều để sửa chữa
những chổ sai, đúng. Chấm bài khách quan vô tư không thiên vị, sửa sai rõ ràng
học sinh khấn khởi học tập.
7. Giải pháp 7:
Để rèn kỹ năng thực hành cho học sinh tôi đã chọ mỗi lớp 8 em để tập
huấn thường xuyên, giờ thực hành các em đã điều hành thí nghiệm và hướng
dẫn tổ viên trong tổ quan sát, ghi chép đã trở thàn thoi quen cho học sinh.
8. Giải pháp 8:
14
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Để học sinh tự học tốt giáo viên đã hướng dẫn học sinh phương pháp tự
học ở nhà. Học ôn lý thuyết thật vững, trên lớp chú ý nghe giảng, chỗ nào không
hiểu thì nhờ bạn chỉ giúp, hoặc trực tiếp hỏi thầy giáo, cô giáo. Học kỹ lý thuyết
mới làm bài tập, không giở sách bài tập sao chép. Vận dụng phương pháp học
trao đổi nhóm, giáo viên ra bài tập học sinh làm sau đó cho các nhóm chấm chéo
bài lẫn nhau. Đối với giáo viên phải nắm vững chất lượng học của học sinh trên
lớp đê ra đề kiểm tra cho sát đối tượng học sinh. Trong cách ra đề kiểm tra và
giờ dạy trên lớp có các bài tạp khó để phát huy trí lực của học sinh.
9. Giải pháp 9:
Thường xuyên phối hợp với gia đình bằng cách thông qua sổ liên lạc, gặp
gỡ trực tiếp gia đình học sinh. Với những học sinh học lực yếu quan tâm hơn,
cần trao đổi với gia đình tạo điều kiện về thời gian để nâng dần chất lượng. Đối
với con hộ nghèo, con mồ côi tham mưu với nhà trường, địa phương hổ trợ:
quần áo, sách vở, bàn ghế Bản thân đà tham mưu với chuyên môn bố trí dạy
thêm môn tự chọn, dạy bồi dưỡng đại trà có đơn của phụ huynh cho con em
tham gia học bồi dưỡng. Đối với học sinh học lực yếu tổ chức phụ đạo thêm
ngoài giờ bằng nhiều hình thức. Tham mưu với chuyên môn tạo điều kiện về cơ
sở vật chất: Mua thêm tài liệu tham khảo, đồ dùng hoá chất cần thiết. Phối hợp
với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để nắm bắt chất lượng học tập của
các em.
C. Kết luận:
I. Kết quả nghiên cứu:
Qua thời gian áp dụng phương pháp giảng dạy theo hướng chủ động bồi
dưỡng năng lực, tư duy cho học sinh. Trên cơ sở giảng dạy tỉ mĩ (Từ bài mẫu)
dùng sơ đồ định hướng hành động, phân tích để tiến hành cách giải một số bài
tập cơ bản. Ngày 20/02/2011 tôi tiến hành ra đề khảo sát thực nghiệm 15 học
sinh đã chọn để có cơ sở kết luận ý kiến đề xuất của mình.
1, Đề bài: Thời gian làm bài 45 phút
Câu 1: (2 điểm)
Khi đốt cháy chất X chỉ thu được SO
2
và CO
2
. Hỏi chất x chứa các nguyên tố gì?
Câu 2: 2 điểm
Khi đốt cháy hoàn toàn Hiđrôcacbonic thu được tỷ lệ số mol CO
2
và hơi
nước bằng 2:1. Vậy chất X là:
A. C
2
H
4
B. C
6
H
6
C. C
3
H
8
D. C
3
H
4
E. C
8
H
18
G. C
6
H
6
H. (C
2
H
2
)
3
Câu 3: 3 điểm
Khi cho 6,5g một muối sắt clorua với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO
3
thấy tạo ra 17,22g kết tủa. Tìm công thức phân tử của muối.
Câu 4: 2,5 điểm
Cho 4 nguyên tố: O; Al; Na; S. Công thức phân tử của các hợp chất là:
A. Na
2
O; Na
2
S; Al
2
O
3
; Na
2
SO
4
B. Na2O; Na2S; Al2O3; Na 2So4
C. Al2S3 ; SO2; SO3; NaAlO2.
D. Al2S3; So2; So3 ; NaALO2.
15
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Đáp án nào đúng, đáp án nào sai? Vì sao?
2. Đáp án:
Câu 1: (2 điểm).
CO
2
chứa 2 nguyên tố C, O; SO
2
chứa S, O. Vậy khi đốt cháy chất X chỉ thu
được CO
2
và SO
2
. Chứng toả trong chất X chỉ chứa các nguyên tố C, S hoặc C,
S và O.
Câu 2: (2 điểm).
Đáp án : B (C
6
H
6
)
Câu 3: (3 điểm).
Bước 1: Gọi hoá trị của sắt trong muối là (n) ta có phương trình phản ứng.
FeCl
n
+ nAgNO3 nAgCl + Fe(NO
3
)
n
Bước 2: Rút ra tỷ lệ.
- Theo điều kiện đề bài và theo phương trình phản ứng ta có tỷ lệ:
56 35,5 (108 35,5)
6,5 17,22
964,32 611,31 932,75
3
n n
n n
n
+ +
=
+ =
=
Bước 3: Viết công thức cần tìm
Công thức của muối sắt là FeCl
3
.
Câu 4: 2,5 điểm.
Đáp án đúng: A, C.
Đáp án B ,D sai.
* B sai:
Công thức Na2O chỉ số viết sai, chữ cái a viết ngang chữ N, O.
Na2S, sai vì chữ a và 2 viết ngang bằng N, S.
Al2O3 sai chỉ số 2, 3.
Na2So4 sai chữ cái a viết bằng chữ N, sai chữ cái o tên nguyên tố ôxi viết
thấp mà phải viết bằng chữ N, S.
* D sai:
Al2S3 chỉ số sai, số 2 và 3. viết ngàng bằng chữ Al và S.
So2 Sai vì : o viết thấp hơn chữ S, phải viết ngang bằng chữ S.
So3 Sai vì : o viết thấp hơn chữ S, phải viết ngang bằng chữ S.
NaALO2 sai vì: L viết inmà phải sửa là l .
Trình bày sạch sừ chữ viết rõ ràng: 0,5 điểm
3. Kết quả đạt được:
a. Qua khảo sát thực nghiệm
Tổng số Giỏi Khá Trung bình
SL % SL % SL %
15 3 20 10 66,7 2 13,3
Câu 1: 80% đạt yêu cầu.
16
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Câu 2: 100% đạt yêu cầu.
Câu 3: 50% đạt yêu cầu.
Câu 4: 100% đạt yêu cầu.
Qua lần kiểm tra thực nghiệm và 3 lần kiểm tra khảo sát và các bài kiểm
tra của học kì I năm học 2010 - 2011. Tôi nhận thấy rằng học sinh cơ bản đã
nắm được phương pháp giải các dạng toán. Bước đầu đã có ý thức được đọc và
việc tìm hiểu kĩ đề bài cho nên đã thực hiện được bước chuyển đổi trung gian ở
những bài chưa tường minh, chưa rõ ràng. Đại đa số các em đã nắm vững kí
hiệu các nguyên tố hoá học, viết công thức hoá học rõ ràng, đã phân biệt được
chỉ số và hệ số, kí hiệu của nguyên tố khi nào viết bằng nhau khi nào viết thấp.
Đa số các em trình bày bài làm sáng sủa, công thức của chất, phương trình hoá
học viết rõ ràng. Qua đó tôi tự khẳng định được sự nắm kiến thức từ lý thuyết,
các em đã vận dụng vào bài làm ngày một sáng tạo hơn. Tuy nhiên vẫn còn một
vài em thiếu cẩn thận, chưa suy nghĩ kĩ càng khi lập công thức hoá học của chất
(Câu 2 đề kiểm tra lần 2) Thiếu phần biện luận chưa dựa vào khối lượng phân
tử của chất theo đề ra. Hay câu 3 (Đề khảo sát lần 3) các em cũng làm thiếu
phần biện luận chưa xét giá trị của chỉ số hợp chất (Từ chữ cái suy ra chữ số) để
loại trừ giá trị không thích hợp.
B, Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi:
Từ khi phòng giáo dục tổ chức thi học sinh giỏi tôi đã bồi dưỡng được 14 giải
học sinh giỏi. Trong đó: Giải nhì 6
Giải 3: 6
Giải khuyến khích: 2
c. Kết quả chất lượng của học học sinh trung học cơ sở Thị Trấn Thọ Xuân
cuối năm là:
Năm học Khá giỏi TB Y K
2010- 2011 66,76% 3,24% 28,5% 1,5% 0%
Qua kết quả đã đạt được, tôi nhận thấy nhìn chung các em đã nắm được
phương pháp giải toán hoá về các hợp chất vô cơ, các bài tập có tính toán, các
chất trong phương trình hoá học các em đã nắm vữnh vàng hơn, vận dụng các
bước giải toán ngày một linh hoạt hơn. Điều đó đã chứng minh được sự cố gắng
nhiệt tình của thầy đã tìm ra được phương pháp giảng dạy phù hợp với tình hình
thực tế của nhà trường và việc đổi mới phương pháp dạy học . Học sinh đã xác
định được tầm quan trọng của việc học, gia đình, nhà trường, xã hội đã phối
hợp chặt chẽ để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần vào sự phát triển cồn
nghiệp hoá - hiện đại hoá đát nước. Góp phần xây dựng quê hương ngày một
giàu mạnh, đồng thời qua nắm vững kiến thức hoá học. Học sinh biết vận dụng
vào cuộc sống sản xuất. Biết bảo vệ môi trường trong sạch nâmg cao sức khỏe
cho mọi người.
Qua thực tế giảng dạy, tôi tự rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân
đã làm được và có hiệu quả trong quá trình dạy học không phải ngày một ngày
17
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
hai mà có được mà phải qua một chặng đường phấn đấu của cả thầy và trò. Để
hướng dẫn học sinh viết đúng và lập đúng công thức hoá học của hợp chất cần
phải:
- Đối với thầy: Cần phải chuẩn bị bài chu đáo, vạch được kế hoạch cụ thể các
bài trong chương trình, kiểm tra đồ dùng hoá chất ngay từ đầu năm học. Lên kế
hoạch chuẩn bị dụng cụ từng tiết, cụ thể rõ ràng từ khi khai giảng năm học.
Kiểm tra chất lượng, kiểm tra chữ viết, nắm bắt tình hình các môn từ năm học
trước, không nhất thiết phải trờ đẻ khảo sát chất lượng của phòng giáo dục và
sở giáo dục mà bản thân giáo viên tự thu xếp để học sinh làm bài, phân loại học
sinh theo ba đối tượng: Khá giỏi, trung bình, yếu kém để bồi dưỡng ngay từ tuần
2 của tháng 9.
- Các bài có thí nghiệm phải làm thử trước, thường xuyên sử dụng bảng phụ,
phiếu học tập. Các kiến thức mở đầu như kí hiệu các nguyên tố hoá học, tên hợp
chất trò ghi vào phiếu học tập thầy nêu đáp án ghi sẵn trong bảng phụ. Trao đổi
chấm bài cheo cho nhau theo đáp án thầy nêu, sử dụng bảng con viết công thức
đơn giản, thực hiện tốt chi bài 15 phút đầu giờ. Dùng phương pháp hoạt động
nhóm. Phân công học sinh khá kèm cặp học sinh yếu kém. Quan tâm tới học
sinh học lực yếu, con hộ nghèo gần gủi các em tạo điều kiện về vật chất để các
em học tốt.
- Hướng dẫn các em phương pháp giải từng loại toán theo từng bước rõ ràng.
Hướng dẫn học sinh tìm kiếm tài liệu tham khảo, hướng dẫn các em cách sử
dụng tài liệu như thế nào cho đúng, không sao chép, tự minh giải nếu không giải
được thì phải giải nhiều lần, nếu khó hiểu thì nhờ thầy nhờ bạn giảng để hiểu.
- Làm tố công tác chấm chữa bài.
- Tập huấn cho cán sự tổ nhóm sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên.
- Học hỏi đồng nghiệp cùng bộ môn, dự giờ thăm lớp thường xuyên để nâng cao
chất lượng nâng cao tay nghề.
- Bản thân đã làm tốt công tác tham mưu với nhà trường, đã tổ chức học thêm
môn tự chọn tuần 1 tiết. Bồi dưỡng đại trà tuần 1 buổi theo thoả thuận của học
sinh. Phụ đạo học sinh yếu kém 1 buổi / tuần.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi từ lớp 8 để chọn đội tuyển, bồi dưỡng cả trong thời
gian nghỉ hè. Đã làm tốt công tác tham mưu về CSVC bàn ghế, phòng học riêng
theo đúng quy cách của trường .
* Đối với trò:
Tôi đã rèn luyện cho các em thói quen quan sát nghiên cứu tài liệu, thoi
quen sử dụng bảng phụ, phiếu học tập, thói quen sử dụng đồ dùng thí nghiệm,
thói quen tự học và làm bài ở nhà. Đại đa số học sinh ham thích học bộ môn,
học sinh đã vận dụng kiến thức đã học từ môn hoá vào thực tế như: Sử dụng
phân bón, thuốc hoá học, các dụng cụ trong gia đình có hiệu quả cao hơn.
Trên đây là những việc tôi đã làm và đạt kết quả. Tuy nhiên vẫn còn nhiều
thiếu sót mà bản thân chưa thấy hết được để áp dụng vào giảng dạy, mong được
sự giúp đở của chuyên môn nhà trường và phòng giáo dục để bản thân có hương
18
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
khắc phục, nâng cao chất lượng ngày một cao hơn góp phần đưa sự nghiệp giáo
dục của trường THCS TTTX đáp ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới và
xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực và bám sát theo chương trình
chuẩn mà bộ giáo dục ban hành.
II. Các kiến nghị và đề xuất:
- Đề nghị với nhà trường tham mưu với phòng giáo dục trang bị thêm dụng cụ
hoá chất theo yêu cầu.
- Nhà trường cần quan tâm hơn nữa về tài liệu tham khảo phục vụ cho bồi
dưỡng học sinh giỏi.
- Hàng năm tổ chức thi tập huấn, sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức trao đổi
phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi theo cụm trường.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bộ phận chuyên môn của nhà
trường, các bạn đồng nghiệp, phòng giáo dục đã quan tâm giúp đỡ để bản thân
hoàn thành đề tài!
Thanh Hoá ngày 10 tháng 5 năm 2011
19
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Mục lục:
A. Đặt vấn đề
I. Lời mở đầu
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng về viết công thức hoá học và lập công thức hóa
học.
2. Kết quả thực trạng 3 lần khảo sát chất lượng
B. Giải quyết vấn đề.
I. Các giải pháp thực hiện 9 giải pháp
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện
C. Kết luận:
I. Kết quả nghiên cứu.
1, Đề bài
2, Đáp án
3, Kết quả đạt được
a, Qua khảo sát thực nghiệm
b, Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi
c, Kết quả bồi dưỡng đại trà
II. Kiến nghị và đề xuất.
Trang
2
2
2
8
10
11
15
15
15
16
17
17
17
18
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
Phòng giáo dục đào tạo Huyện Thọ Xuân
20
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Sáng kiến kinh nghiệm:
Hướng dẫn học sinh viết
và lập Đúng công thức hoá học của các hợp chất
Họ và tên tác giả:Hà Xuân Tuân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị:THCS Thị Trấn Thọ Xuân.Huyện Thọ Xuân
SKKN: Môn Hoá học
Tháng 4 . Năm học 2010 - 2011
21
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
22