Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

DẠY HỌC VỀ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.82 KB, 55 trang )

Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
MỤC LỤC Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU : 2
I. Lời nói đầu. 2
II. Ý nghóa và tác dụng của đề tài. 2
III. Lý do chọn đề tài. 4
IV. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. 5
V. Phương pháp nghiên cứu. 5
VI. Cấu trúc đề tài 6
B. PHẦN NỘI DUNG : 8
I. Hệ thống và phân loại các kiểu dạng toán có lời văn trong khung
chương trình SGK lớp 3. 8
1) Chương trình toán lớp 3. 8
2) Nội dung và kiến thức về bài toán có lời văn lớp 3. 8
2.1) Nội dung. 8
2.2) Mức yêu cầu. 9
2.3) Cấu trúc. 17
II. Dạy học về giải toán có lời văn lớp 3. 17
1) Phương pháp chung để giải toán có lời văn thông qua 4 bước. 17
1.1) Dạy học giải toán đơn ở lớp 3. 17
1.2) Một số vấn đề giải toán hợp ở lớp 3. 20
2) Yêu cầu học sinh. 23
2.1) Đọc kó đề toán. 23
2.2) Tóm tắt đề toán. 23
2.3) Phân tích đề toán để tìm cách giải. 23
2.4) Thực hiện chính xác các phép tính và hình thành cách giải. 23
3) Yêu cầu giáo viên. 23
3.1) Gợi ý để HS tự làm. 23
3.2) Các hoạt động để hướng dẫn HS 23
III. Những nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 50
1) Nguyên nhân từ phía HS. 50


2) Nguyên nhân từ phía GV. 51
3) Biện pháp khắc phục hoặc hạn chế bớt những sai sót của HS khi học
giải toán có lời văn ở lớp 3. 50
C. PHẦN KẾT LUẬN. 53
I. Kết luận đề tài. 53
II. Đề xuất kiến nghò. 54
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 55
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 1 -
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LỜI NÓI ĐẦU :
Tiểu học là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu rất cơ bản và thiết yếu nhằm đào
tạo con người XHCN toàn diện có lòng yêu nước, có tri thức, có nhân cách, năng động,
sáng tạo để phục vụ cho công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước trong thời kỳ CN hóa,
hiện đại hóa, hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Đồng thời, nó cũng đặt nền móng vững
chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Việc đổi mới SGK
và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa, lấy HS làm trung tâm nhằm
mục đích nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, đưa giáo dục nước nhà phát
triển kòp với đà phát triển của nền khoa học tiên tiến hiện đại. Toán học là một trong
những môn học quan trọng nhất vì nó xâm nhập vào mọi lónh vực trong cuộc sống chúng
ta.
Chương trình toán học ở lớp Ba bao gồm các nội dung : số học, đại lượng và đo
đại lượng, các yếu tố hình học, các yếu tố thống kê, giải toán có lời văn. Trong 5 mạch
kiến thức đó, giải toán có lời văn là nội dung rất quan trọng đối với HS tiểu học. Nó
giúp HS phát triển năng lực tư duy, óc sáng tạo, biết suy luận lôgich, phân tích vấn đề,
giải quyết vấn đề một cách thấu đáo; làm cơ sở cho sự phát triển năng lực trí tuệ ở các
lớp học trên tiếp theo. Nó giúp HS củng cố lí thuyết, vận dụng lí thuyết vào thực tế cuộc
sống, vận dụng công thức toán vào bài tập thực hành. Nó cũng giúp cho HS học tập các
môn học khác tốt hơn. Với đề tài nghiên cứu này sẽ giúp tôi nắm được toàn bộ nội dung
cấu trúc cũng như phương pháp giải toán có lời văn ở lớp Ba. Qua đó, tôi sẽ có thêm

nhiều kinh nghiệm trong việc dạy học về giải toán có lời văn, nhằm giúp HS tiếp thu tốt
về phương pháp giải toán có lời văn để các em học tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn trong
học tập. GV sẽ tìm ra những khó khăn, vướng mắc khi các em giải toán và biện pháp
khắc phục để giúp HS có những kinh nghiệm q báu để giải toán có lời văn ở lớp Ba
được tốt hơn.
Khi làm đề tài này, tôi đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm, tham khảo tài
liệu nhưng chắc chắn sẽ không sao tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong sự thông
cảm và đóng góp ý kiến của q thầy, cô giáo và các bạn đọc để đề tài này được hoàn
chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Công Hạnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,
hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình để tôi hoàn thành đề tài này.
II. Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐỀ TÀI :
Giải toán có lời văn trong môn Toán ở bậc Tiểu học có một vò trí rất quan trọng.
Hầu hết tất cả các tiết học đều có giải toán có lời văn, ở một số tiết ôn tập dành riêng
cho giải toán. Bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia đều được vận dụng vào giải toán có
lời văn.
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 2 -
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
1) Việc giải toán có lời văn đã vận dụng lí thuyết vào bài tập thực hành, qua đó
HS nắm vững thêm về lí thuyết, hiểu cụ thể về lí thuyết, áp dụng công thức toán học
vào bài tập. HS kết hợp được “Học đi đôi với hành”, HS sẽ tiếp nhận được những kiến
thức về cuộc sống và có điều kiện để rèn luyện khả năng áp dụng các kiến thức toán
học vào cuộc sống.
Ví dụ : Tìm chu vi của thửa ruộng hình chữ nhật, biết chiều rộng 3 m, chiều dài
gấp đôi chiều rộng.
HS phân tích đề toán, tìm số đo chiều dài, sau đó tìm chu vi hình chữ nhật bằng
cách áp dụng qui tắc đã học “Lấy số đo chiều dài cộng với số đo chiều rộng rồi nhân
với 2”.
Về nhà, HS có thể tính được chu vi căn phòng hình chữ nhật nhà mình bằng cách
đo chiều dài, đo chiều rộng; sau đó lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân 2. HS

cũng có thể tính chu vi cái sân, cái giường, cái bàn hình chữ nhật, v.v…
2) Thông qua 1 số bài tập giải toán có lời văn, HS củng cố thêm về các phép tính
cộng, trừ, nhân, chia; nắm vững hơn về các tính chất của phép cộng, phép trừ, phép
nhân, phép chia. Ví dụ : Một số bài toán có dạng a – b – c – d, a + b + c, a – ( b + c ), ….
- Cửa hàng có 2178 kg gạo, lần đầu cửa hàng bán 383 kg gạo, lần 2 cửa hàng bán
785 kg. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kilôgam gạo ?
HS có thể giải 2 cách : Cách 1 dạng a – b – c.
Cách 2 dạng a – (b + c).
3) Một số bài toán có lời văn có thể giải bằng nhiều cách, HS sẽ tự tìm tòi, phát
hiện ra cách giải hay nhất, gọn nhất. Từ đó, các em sẽ phát triển năng lực tư duy, óc
sáng tạo (dành cho học sinh giỏi).
Ví dụ : Trong kho có 4515 kg muối. Lần đầu chuyển 1405 kg muối, lần thứ hai
chuyển 2070 kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kilôgam muối ?
HS có thể giải 4 cách như sau :
Cách 1 : 4515 – 1405 = 3110 (kg)
3110 – 2070 = 1040 (kg)
Cách 2 : 1405 + 2070 = 3475 (kg)
4515 – 3475 = 1040 (kg)
Cách 3 : 4515 – (1405 + 2070) = 1040 (kg)
Cách 4 : 4515 – 1405 – 2070 = 1040 (kg)
4) Vệc giải toán có lời văn giúp HS biết suy luận lôgich, phân tích vấn đề 1 cách
thấu đáo. Rèn luyện HS một số kó năng thực hành và phát triển năng lực trí tuệ như
phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, quan sát, dự đoán, …
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 3 -
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
Ví dụ :
a) Trong thùng có 8 viên bi màu vàng, 7 viên bi màu đỏ, 6 viên bi màu trắng.
Nhắm mắt, thò tay vào thùng phải lấy ít nhất bao nhiêu viên bi để có chắc chắn 5 viên
bi cùng màu ?
Để giải bài tập này HS phải biết suy luận lôgich.

b) Trong vườn có 135 cây ăn quả, 1/3 số đó là cây xoài, còn lại là cây ổi. Hỏi
có bao nhiêu cây ổi ?
Để giải bài toán, HS phải có 1 số kó năng cần thiết :
- Phân tích đề : Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- Tóm tắt đề : HS biết tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Giải bài toán : Tìm số cây xoài, sau đó tìm số cây ổi ?
5) Việc dạy – học giải toán có lời văn dòi hỏi HS phải biết sử dụng thành thạo
các dụng cụ học tập : thước, com – pa, … Từ đó, HS rèn luyện nhiều đức tính và phẩm
chất tốt như : cản thận, cần cù, chu đáo, khéo léo, chính xác, có kế hoạch.
6) Việc giải các bài toán còn đòi hỏi HS phải biết tự mìn xem xét vấn đề, tự mình
tìm tòi cách giải quyết vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính và tự mình kiểm tra lại
các kết quả. Thông qua các thao tác này sẽ rèn luyện các em đức tính kiên trì, tự lực
vượt khó, cẩn thận, chính xác, yêu thích sự chặt chẽ, …
7) Việc dạy – học giải toán có lời văn còn giúp các em học tốt các môn khác, cụ
thể như môn Tiếng Việt. Các em biết dùng từ đặt lời giải hay, ngắn gọn, …
III. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Toán học là một môn học cơ bản, thiết thực, quan trọng trong chương trình giáo
dục phổ thông. Việc giải toán có lời văn có một ý nghóa và tác dụng to lớn như tôi đã
trình bày ở trên. Ở bậc tiểu học, sự tiếp xúc đầu tiên của HS với lôgich toán họccó thể
bắt đầu từ những tình huống thực tế của lớp học hoặc những tình huống có vấn đề.
Thực tế của việc giải toán có lời văn là thiết lập được quan hệ giữa các đại lượng
đã cho để tìm đại lượng chưa biết. Nói cách khác, HS phải thiết lập được các phép toán
(Mục đích chính quan trọng nhất). Sau đó mới thực hiện việc tính toán, quá trình phát
hiện “cái chưa biết” trong tình huống có vấn đề là quá trình chiếm lónh tri thức mới.
Hơn nữa, việc giải toán có lời văn hiện nay của một bộ phận giáo viên chúng ta
còn lúng túng : việc hướng dẫn HS phương pháp giải các dạng toán điển hình sao cho
HS hiểu, nắm được phương pháp giải từng dạng toán khác nhau. Làm sao để HS sau khi
đọc đề toán hiểu đề, nhận dạng đề toán, biết phân tích đề, tóm tắt đề bằng chữ, bằng sơ
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 4 -
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.

đồ đoạn thẳng, … Người giáo viên còn lúng túng trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi
gợi mở, dẫn dắt HS để giúp HS tìm ra hướng giải bài toán theo từng dạng toán khác
nhau, … Một số giáo viên chưa dành thời gian để nghiên cứu, nắm vững chương trình cấu
trúc SGK và cấu trúc nội dung toán có lời văn … Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy, tôi
thấy mốt số HS còn lúng túng trong vấn đề đặt lời giải cho bài toán có lời văn, các em
đặt lời giải sai, lủng củng, thiếu ý, không rõ ý, … Một số em chưa biết nhận dạng bài
toán, không hiểu đề, không biết tóm tắt đề, giải sai bài toán, … Tôi đang dạy lớp Ba, với
mong muốn để giúp các em lớp Ba nói riêng, HS tiểu học nói chung và một số bạn đồng
nghiệp chúng ta tháo gỡ những khó khăn, những vướng mắc trong việc dạy và học giải
toán có lời văn, cho nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Dạy học về giải toán có lời văn
ở lớp Ba”.
Vì thời gian và điều kiện có hạn nên quá trình hoàn thiện đề tài không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong sự phê bình góp ý của q thầy cô, các bạn đồng nghiệp
để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU :
1) Phạm vi nghiên cứu :
- Tạp chí thế giới trong ta.
- Các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo từng chu kì dành cho giáo viên tiểu
học.
- Các loại sách tham khảo, sách bồi dưỡng HS giỏi lớp Ba về dạy – học giải toán
có lời văn theo SGK mới hiện hành ở bậc Tiểu học.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên theo chương trình mới.
- Thiết kế dạy – học Toán 3 của Nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực.
2) Đối tượng nghiên cứu :
- Các loại sách : Sách thiết kế, sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo
lớp 3, Tài liệu tập huấn bồi dưỡng thường xuyên hàng năm theo chương trình đổi mới
SGK.
- Học sinh lớp 3 : đối tượng HS giỏi, khá, trung bình và yếu.
- Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp đang dạy ở lớp 3, các nhà quản lý chuyên
môn, các thầy cô hướng dẫn.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Dùng ba phương pháp nghiên cứu chủ yếu là đàm thoại trao đổi, tham khảo
nghiên cứu tài liệu và xâm nhập thực tế.
Việc nghiên cứu và xây dựng đề tài được tiến hành các bước cơ bản như sau :
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 5 -
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
 Bước 1 : Đọc kỹ và tìm hiểu đề tài. Đây là đề tài : “Dạy học về giải toán có lời
văn ở lớp Ba”.
 Bước 2 : Lập đề cương cho đề tài nghiên cứu.
 Bước 3 : Sưu tầm tài liệu, sách tham khảo có nội dung về giải toán có lời văn lớp
Ba (theo chương trình SGK mới) dành cho giáo viên và HS để nghiên cứu.
 Bước 4 : Gặp mặt các đồng nghiệp đang dạy lớp Ba, các nhà quản lý chuyên môn
ở bậc tiểu học để tham khảo ý kiến, tìm hiểu những kinh nghiệm, những phương pháp
hay nhất về dạy học toán có lời văn. Đồng thời tổ chức gặp mặt các HS lớp Ba để tìm
hiểu những thuận lợi, những khó khăn và quá trình thực hiện hướng dẫn dạy học toán có
lời văn ở lớp Ba. Tìm những tồn tại, vướng mắc thường xảy ra của HS khi học giải toán
có lời văn, những lúng túng và nguyên nhân của giáo viên khi dạy học giải toán có lời
văn trong chương trình SGK mới.
 Bước 5 : Tiến hành xây dựng đề tài chi tiết.
VI. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI :
Đề tài nghiên cứu : “Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp Ba” gồm có 3 phần
chính :
A. PHẦN MỞ ĐẦU :
I. Lời nói đầu.
II. Ý nghóa và tác dụng của đề tài.
III. Lý do chọn đề tài.
IV. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
V. Phương pháp nghiên cứu.
VI. Cấu trúc của đề tài.
B. PHẦN NỘI DUNG :

I. Hệ thống và phân loại các kiểu dạng bài toán có lời văn trong khung
chương trình.
1) Chương trình toán.
2) Nội dung kiến thức về bài toán có lời văn.
2.1) Nội dung.
2.2) Mức yêu cầu.
2.3) Cấu trúc.
II. Dạy học giải toán có lời văn ở lớp 3.
1) Phương pháp chung để giải bài toán có lời văn thông qua 4 bước.
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 6 -
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
2) Yêu cầu học sinh.
2.1) Đọc kó đề toán.
2.2) Tóm tắt đề toán.
2.3) Phân tích đề toán để tìm cách giải.
2.4) Thực hiện chính xác các phép tính và hình thành cách giải.
3) Yêu cầu giáo viên.
3.1) Gợi ý để HS tự làm bài.
3.2) Các hoạt động để hướng dẫn HS.
* Một số vướng mắc của HS khi giải bài toán và biện pháp khắc phục.
III. Những nguyên nhân và biện pháp khắc phục :
1) Nguyên nhân từ phía HS.
2) Nguyên nhân từ phía GV.
3) Biện pháp khắc phục hạn chế sai sót của HS.
C. PHẦN KẾT LUẬN :
I. Kết luận đề tài.
II. Đề xuất kiến nghò.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 7 -
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. HỆ THỐNG VÀ PHÂN LOẠI CÁC KIỂU DẠNG BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH SGK LỚP 3 :
1) CHƯƠNG TRÌNH LỚP BA :
a)Số học :
a.1) Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000.
- Củng cố các bảng nhân với 2, 3, 4, 5 (tích không quá 50) và các bảng chia
cho 2, 3, 4, 5 (số bò chia không quá 50). Bổ sung cộng, trừ các số có 3 chữ số có nhớ
không quá 1 lần.
- Lập các bảng nhân và các bảng chia.
- Nhân chia ngoài bảng trong phạm vi 1000 : nhân số có hai, ba chữ số với số
có 1 chữ số có nhớ không quá 1 lần; chia số có hai, ba chữ số cho số có 1 chữ số. Chia
hết và chia có dư.
- Thực hành tính : tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính; nhân nhẩm số có
hai chữ số với số có 1 chữ số, không nhớ; chia nhẩm số có hai chữ số cho số có 1 chữ số,
không có dư ở từng bước chia, …. Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1000
theo các mức độ đã xác đònh.
- Làm quen với biểu thức số và giá trò của biểu thức. Giới thiệu thứ tự thực
hiện các phép tính trong biểu thức số có đến 2 dấu phép tính, có hoặc không có dấu
ngoặc.
- Giải các bài tập dạng :
“Tìm x, biết a : x = b (với a, b là các số trong phạm vi đã học).
a.2) Giới thiệu các số trong phạm vi 10000.
a.3) Giới thiệu các số trong phạm vi 100000.
b)Đại lượng và đo đại lượng.
c) Yếu tố hình học.
d)Yếu tố thống kê.
e)Giải bài toán.
2) NỘI DUNG KIẾN THỨC VỀ BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 3 :
2.1) Nội dung :

2.1.1)Các bài toán về nhiều hơn, ít hơn – so sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu
đơn vò.
2.1.2)Các bài toán về tích của hai số – chia thành các phần bằng nhau – chia
thành nhóm – chia có dư.
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 8 -
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
2.1.3)Các bài toán về quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính.
2.1.4)Các bài toán về gấp 1 số lên nhiều lần – giảm đi một số lần – so sánh số
lớn gấp mấy lần số bé.
2.1.5)Các bài toán tìm một phần mấy của 1 số.
2.1.6) Các bài toán liên quan đến rút về đơn vò.
2.1.7) Các bài toán hình học.
2.1.8) Các bài toán về đại lượng và đo đại lượng.
2.2) Mức yêu cầu :
Tất cả các bài toán giải đều yêu cầu HS phải đọc kó đề, nắm nội dung bài toán,
biết phân tích đề : Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Từ đó biết tóm tắt bài toán và
tìm ra hướng giải bài toán. HS biết nhận dạng các dạng toán giải sau khi đọc đề, để từ
đó áp dụng phương pháp giải cho phù hợp. Riêng mỗi dạng toán khác nhau thì có thêm
những yêu cầu riêng, cụ thể như sau :
2.2.1) Các bài toán về nhiều hơn, ít hơn – so sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu
đơn vò :
- HS biết tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. Đại lượng nào nhiều hơn thì
đoạn thẳng dài hơn và ngược lại.
- Muốn tìm đại lượng nhiều hơn thì HS biết phải thực hiện phép cộng (lấy đại
lượng ít cộng thêm phần nhiều hơn). Ngược lại, muốn tìm đại lượng ít hơn thì HS biết
thực hiện phép trừ (lấy đại lượng nhiều hơn trừ phần ít hơn).
2.2.2) Các bài toán về tìm tích của hai số – chia thành các phần bằng nhau – chia
thành nhóm – chia có dư.
 Tìm tích của hai số :
- HS biết muốn tìm tích của hai số thì thực hiện phép nhân, tóm tắt bài toán bằng

chữ.
VD : 1 bàn : 4 cái ghế.
5 bàn : …… cái ghế ?
- HS biết giải : Lấy đại lượng của 1 bàn nhân với 5 để tìm đại lượng của 5bàn.
- HS phải biết lấy : 4 x 5 = 20 (cái ghế)
Và không được viết : 5 x 4 = 20 (cái ghế).
 Chia thành các phần bằng nhau, chia thành nhóm :
- Để giải dạng toán này, HS biết thực hiện phép chia, chia đại lượng đã cho
thành các nhóm bằng nhau. Biết số lượng 1 nhóm và biết tổng số của các nhóm, muốn
tìm bao nhiêu nhóm HS cũng biết thực hiện phép chia.
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 9 -
Yêu cầu HS biết 2 đại lượng cùng đơn vò với
nhau thì ở cùng 1 bên : bàn – bàn, ghế – ghế.
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
VD : + 60 kg gạo chứa đều 6 bao, 1 bao đựng bao nhiêu kilôgam gạo ?
HS biết : 60 : 6 = 10 (kg)
+ 60 kg gạo chứa đều trong các túi, mỗi túi 10 kg gạo. Hỏi có bao nhiêu
túi ?
HS biết : 60 : 10 = 6 (túi).
- Phải dựa vào câu hỏi của bài toán để ghi đơn vò cho đúng.
VD : Bài toán hỏi có bao nhiêu kilôgam thì đơn vò là kg. Nếu bài toán hỏi có bao
nhiêu túi thì đơn vò là túi.
 Chia có dư :
- HS phải biết đặt lời giải đúng kết quả phép tính, ghi đúng đơn vò và phần
dư.
Đáp số phải ghi cả phần dư.
VD : Mỗi bộ may mất 3 m vải. Có 14 m vải thì may được bao nhiêu bộ và còn
thừa mấy mét vải ?
Giải :
Số bộ may được và số mét vải còn thừa là :

14 : 3 = 4 (bộ) (thừa 2 m vải)
Đáp số : 4 bộ và thừa 2 m vải.
- HS không được lẫn lộn đơn vò chính, ví dụ như bài toán trên HS không
được ghi : 14 : 3 = 4 (m) (thừa 2 m vải).
- Dạng toán phép chia có dư thực hiện bằng 2 phép tính thì HS biết giải phải
thêm phép tính thứ hai nữa.
VD : Mỗi taxi chở 4 người, vậy phải thuê bao nhiêu taxi để chở 25 người ?
Giải :
Ta có : 25 : 4 = 6 (taxi) (thừa 1 người).
Cần phải thuê thêm 1 taxi nữa để chở 1 người còn lại.
Vậy số taxi cần phải thuê là :
6 + 1 = 7 (taxi)
Đáp số : 7 taxi.
2.2.3) Các bài toán về quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính :
Để giải dạng toán này, HS phải nắm vững các qui tắc, tính chất của 4 phép tính
cộng, trừ, nhân, chia.
VD : - Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 10 -
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
- Muốn tìm số bò chia, ta lấy thương nhân với số chia, v.v….
- Một số tính chất : a – b – c = a – (b + c)
a + b + c = (a + b) + c = a + (b + c), v.v…
Cụ thể qua 1 số bài toán điển hình sau :
VD 1 : Một cửa hàng có 137 kg đường, ngày thứ nhất bán được một số kilôgam
đường, ngày thứ hai bán được 47 kg đường, sau 2 ngày cửa hàng còn lại 12 kg đường.
Hỏi ngày thứ nhất, cửa hàng bán được bao nhiêu kilôgam đường ?
Tóm tắt :
Ngày thứ nhất bán …. kg đường ?
Ngày thứ hai bán 47 kg đường.
Còn lại : 12 kg đường.

HS có thể giải theo 4 cách :
Bài giải :
Cách 1 : Số kilôgam đường còn lại và ngày thứ hai bán là :
12 + 47 = 59 (kg)
Số kilôgam đường bán ngày thứ nhất là :
137 – 59 = 78 (kg).
Đáp số : 78 kg.
Cách 2 : Số kilôgam đường bán ngày thứ nhất và ngày thứ hai là :
137 – 12 = 125 (kg).
Số kilôgam đường bán ngày thứ nhất là :
125 – 47 = 78 (kg).
Đáp số : 78 kg.
GV có thể gợi ý cho HS giỏi của lớp giải thêm 2 cách khác :
Cách 3 : Số kilôgam đường bán ngày thứ nhất là :
137 – 47 – 12 = 78 (kg).
Đáp số : 78 kg.
Cách 4 : Số kilôgam đường bán ngày thứ nhất là :
137 – ( 47 + 12 ) = 78 (kg).
Đáp số : 78 kg.
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 11 -
Cửa hàng có 137 kg đường.
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
VD 2 : Có 3 hộp bi có tất cả là 46 viên. Tổng số bi của hộp thứ nhất và hộp thứ
hai là 33 viên bi, tổng số bi hộp thứ hai và hộp thứ ba là 28 viên bi, tổng số bi hộp thứ
ba và hộp thứ nhất là 31 viên bi. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu viên bi ?
GV hướng dẫn HS tóm tắt :
Hộp 1 + hộp 2 : 33 viên bi.
Hộp 2 + hộp 3 : 28 viên bi.
Cả 3 hộp : 46 viên bi.
Hỏi mỗi hộp : … viên bi ?

GV hướng dẫn HS nhìn vào tóm tắt, có thể tìm hộp thứ 3 trước (Tổng số bi – (hộp
1 + hộp 2)), hoặc có thể tìm hộp thứ 1 trước (Tổng số bi – (hộp thứ 2 + hộp thứ 3)), từ đó
tìm số bi của các hộp còn lại.
Như vậy, HS phải biết tóm tắt đề rồi mới giải được bài toán.
Bài giải :
Cách 1 : Số viên bi hộp thứ 3 có là :
46 – 33 = 13 (viên)
Số viên bi hộp thứ 2 có là :
28 – 13 = 15 (viên)
Số viên bi hộp thứ 1 có là :
33 – 15 = 18 (viên)
Đáp số : hộp thứ 1 : 18 viên.
hộp thứ 2 : 15 vên.
hộp thứ 3 : 13 viên.
Cách 2 : Số viên bi hộp thứ nhất có là :
46 – 28 = 18 (viên)
Số viên bi hộp thứ 2 có là :
33 – 18 = 15 (viên)
Số viên bi hộp thứ 3 có là :
28 – 15 = 13 (viên)
Đáp số : hộp thứ 1 : 18 viên.
hộp thứ 2 : 15 vên.
hộp thứ 3 : 13 viên.
2.2.4) Các bài toán về gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần – so sánh số
lớn gấp mấy lần số bé – so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 12 -
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
 Các bài toán về gấp 1 số lên nhiều lần, giảm đi 1 số lần :
- GV phải hướng dẫn HS biết tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Khi vẽ sơ đồ đoạn thẳng thì chiều dài của các phần phải bằng nhau vì đây

là những phần bằng nhau.
- HS phải luôn ghi nhớ : Muốn gấp 1 số lên nhiều lần, ta lấy số đó nhân với
số lần. Muốn giảm 1 số đi nhiều lần, ta lấy số đó chia cho số lần và áp dụng qui tắc đó
để giải các bài tập.
VD 1 : Bao mì nặng15 kg, bao gạo nặng gấp 3 lần bao mì. Hỏi bao gạo nặng bao
nhiêu kilôgam ?
VD 2 : Can dầu đựng 30 l, can xăng đựng kém can dầu 2 lần. Hỏi cả 2 can đựng
bao nhiêu lít ?
 So sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn :
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 13 -
Tóm tắt
Bao mì :
Bao gạo :
15 kg
? kg
GV phải gợi ý : + Bao gạo nặng gấp 3 lần bao mì,
vậy nếu ta vẽ số kilôgam của bao mì là 1 phần thì ta
vẽ số kilôgam của bao gạo là mấy phần ? (HS : số
kilôgam bao gạo là 3 phần).
+ Các phần này, ta vẽ như thế nào ? (HS : Ta vẽ các
phần này là những đoạn thẳng bằng nhau.)
Bài giải :
Bao gạo cân nặng là :
15 x 3 = 45 (kg)
Đáp số : 45 kg.
- GV hướng dẫn : Bài toán có dạng gì ? (gấp 1 số lên
nhiều lần).
- Muốn tìm bao gạo cân nặng bao nhiêu, ta làm sao ?
(lấy số kilôgam của 1 bao mì gấp lên 3 lần : 15 x 3 = 45
(kg)

GV hướng dẫn cho HS biết khi vẽ sơ đồ thì can dầu
2 phần, can xăng 1 phần.
Tóm tắt
Can dầu :
Can xăng:
30 l
? l
Bài giải :
Số lít can xăng đựng là :
30 : 2 = 15 (l)
Số lít 2 can đựng tất cả là :
30 + 15 = 45 (l)
Đáp số : 45 l.
GV hướng dẫn cho HS nắm muốn tìm số lít 2 can thì
ta phải tìm số lít can xăng, sau đó mới tìm số lít của
2 can. Dạng toán giảm đi 1 số lần giải bằng 2 phép
tính.
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
- HS phải biết tóm tắt đề toán đúng.
- Nắm vững qui tắc : + Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, ta lấy số lớn chia cho
số bé, đơn vò là “lần”.
+ Muốn biết số bé bằng một phần mấy số lớn, ta lấy số lớn chia
cho số bé, xong kết luận lại số bé bằng một phần mấy số lớn và không có đơn vò đi kèm.
- HS không được lẫn lộn đơn vò. Khi giải dạng toán này, đặt lời giải đúng, chính xác.
VD 1 : Trong vườn có 5 con gà, số vòt là 25 con. Hỏi số vòt gấp mấy lần số gà ?
VD 2 : Có 7 con trâu, số bò nhiều hơn số trâu là 28 con. Hỏi số trâu bằng một phần
mấy số bò ?
2.2.5) Các bài toán tìm một phần mấy của một số.
- HS biết tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- HS phải nắm vững qui tắc : Muốn tìm một phần mấy của 1 số, ta lấy số số đó

chia cho số phần. (muốn tìm 1/3 của 1 số, ta lấy số đó chia cho 3; muốn tìm 1/5 của 1 số,
ta lấy số đó chia cho 5).
VD 1 : Dũng có 36 viên bi. Lộc có số viên bi bằng 1/3 số viên bi của Dũng. Hỏi
Lộc có bao nhiêu viên bi ?
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 14 -
Bài giải :
Số lần số vòt gấp số gà là :
25 : 5 = 5 (lần)
Đáp số : 5 lần.
Tóm tắt
Gà : 5 con.
Vòt : 25 con.
Số vòt gấp … lần ? số gà.
Tóm tắt
Trâu :
Bò :
Số trâu bằng 1/… số bò ?
Bài giải :
Số con bò có là :
7 + 28 = 35 (con)
Số bò gấp số trâu số lần là :
35 : 7 = 5 (lần)
Vậy số trâu bằng 1/5 số bò.
Đáp số :
5
1
.
7 con
28 con
? con

Bài giải :
Số viên bi của Lộc là :
36 : 3 = 12 (viên).
Đáp số : 12 viên.
Tóm tắt
Dũng :
Lộc :
36 viên bi
? viên
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
VD 2 : Tấm vải xanh dài 27 m, tấm vải đỏ bằng 1/3 tấm vải xanh. Hỏi cả 2 tấm
vải dài bao nhiêu mét ?
2.2.6) Các bài toán liên quan đến rút về đơn vò.
 Bài toán liên quan đến rút về đơn vò giải theo 2 phép tính chia, nhân :
- HS phải biết tóm tắt đúng đề toán.
- Biết phân tích bài toán để giải theo 2 bước :
Bước 1 : Tìm giá trò 1 phần (dùng phép chia). – Đây là bước rút về đơn vò.
Bước 2 : Tìm giá trò nhiều phần đó. (dùng phép nhân).
VD : Có 9 thùng dầu như nhau đựng 414 lít. Hỏi 6 thùng dầu như thế chứa bao nhiêu
lít dầu ?
 Bài toán có liên quan đến rút về đơn vò giải theo 2 phép tính chia :
- Tóm tắt đúng đề toán.
- Biết phân tích bài toán để giải bài toán theo 2 bước :
+ Bước 1 : Tìm giá trò 1 phần (dùng phép chia) – là bước rút về đơn vò.
+ Bước 2 : Tìm số phần bằng nhau như thế (dùng phép chia).
- GV hướng dẫn HS phân biệt ở dạng toán này có 2 lời giải với đơn vò khác nhau
trong cùng 1 bài giải, các em không được lẫn lộn. Yêu cầu HS biết dựa vào tóm tắt để
đặt lời giải và viết tên đơn vò cho đúng.
VD : Có 72 kg gạo đựng đều trong 8 bao. Hỏi 54 kg gạo được đựng đều trong bao
nhiêu bao như thế ?

SVTH : Dương Thò Châu Giang - 15 -
Tóm tắt
Tấm vải xanh :
Tấm vải đỏ :
27 m
? m
? m
Bài giải :
Tấm vải đỏ dài là :
27 : 3 = 9 (m).
Cả hai tấm vải dài là :
27 + 9 = 36 (m).
Đáp số : 36 m.
Bài giải :
Số lít dầu 1 thùng đựng là :
414 : 9 = 46 (l)
Số lít dầu 6 thùng đựng là :
46 x 6 = 276 (l)
Đáp số : 276 l.
Tóm tắt
9 thùng : 414 l.
1 thùng : … l ?
6 thùng : … l ?
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
Bài giải :
Số kilôgam của 1 bao là :
72 : 8 = 9 (kg)
Số bao đựng 54 kg là :
54 : 9 = 6 (bao)
Đáp số : 6 bao.

2.2.7) Các bài toán hình học.
- HS phải có bộ đồ dùng học toán lớp 3.
- Compa, thước kẻ.
- Biết vẽ hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, bán kính, đường kính, tâm; phân
biệt bán kính và đường kính; phân biệt hình vuông, hình chữ nhật.
- Biết điểm giữa, trung điểm của đoạn thẳng, phân biệt điểm ở giữa với trung
điểm của đoạn thẳng.
- Biết sử dụng các hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán để ghép hình theo
yêu cầu.
- Thuộc qui tắc tính chu vi hình chữ nhật, hình tam giác, tính diện tích hình chữ
nhật, hình tam giác để vận dụng vào giải toán.
- Nhận biết góc vuông, góc không vuông, biết dùng ê-ke để vẽ góc vuông,để
nhận biết góc vuông, góc không vuông.
- Nắm được tên đỉnh, cạnh của 1 hình.
- Biết kẻ thêm 1 đoạn thẳng để được :
+ 1 tứ giác và 1 tam giác.
+ 1 hình chữ nhật và 1 tam giác.
+ 1 hình vuông và 1 tam giác, v.v…
- Từ qui tắc tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông, HS vận dụng và tìm được cạnh
dài, cạnh ngắn của hình chữ nhật khi biết chu vi, tìm được cạnh hình vuông khi biết chu
vi hình vuông.
2.2.8) Các bài toán về đại lượng và đo đại lượng :
- Nắm được bảng đơn vò đo độ dài, thuộc tên và viết đúng các đơn vò đo, biết đổi
số đo độ dài.
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 16 -
Dựa vào tóm tắt, HS sẽ thấy ngay phép tính đầu tiên
là tìm số kilôgam của 1 bao (tính chia), sau đó là tìm
số bao của 54 kg (tính chia). Đơn vò phép tính đầu là
“kg”, đơn vò phép tính thứ hai là “bao”.
Tóm tắt

72 kg : 8 bao.
… kg ? : 1 bao.
54 kg : … bao ?
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
- Nắm được bảng đơn vò đo khối lượng, thuộc tên và viết đúng các đơn vò đo, biết
đổi số đo khối lượng.
- Nắm được các đơn vò do thời gian, biết đổi số đo thời gian.
- Biết xem lòch, ngày, tháng, năm; tính ngày, tháng, năm, giờ, phút.
- Biết các loại tiền Việt Nam, biết tính giá trò tiền Việt Nam.
2.3) Cấu trúc :
Một bài toán có lời văn có cấu trúc sau :
II. DẠY HỌC GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 3.
1) Phương pháp chung để giải bài toán có lời văn :
Thông qua 4 bước :
+ Bước 1 : HS tự đọc đề toán (2 lần).
+ Bước 2 : Tóm tắt đề toán bằng ngôn ngữ ngắn gọn hay bằng sơ đồ đoạn thẳng.
+ Bước 3 : Phân tích đề toán để tìm cách giải.
• Bài toán cho biết gì ?
• Bài toán hỏi gì ?
• Giải bài toán bằng mấy phép tính ? Đó là những phép tính nào ?
+ Bước 4 : Thực hiện chính xác các phép tính và hình thành cách giải.
Cụ thể là :
1.1) Dạy học giải toán đơn ở lớp 3 :
1.1.1) Có thể dạy HS giải các bài toán đơn theo trình tự sau :
Bước 1 : Hướng dẫn HS đọc kó đề toán, xác đònh cái đã cho, cái phải tìm (Có thể
sử dụng trực quan để minh họa). Cần lưu ý HS đến các “từ chìa khóa” trong bài toán
(nếu có) như : thêm, bớt, nhiều hơn, ít hơn, gấp … lần, giảm … lần, v.v…
Bước 2 : Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ, hình vẽ để làm rõ cái đã cho, cái phải tìm
và mối quan hệ giữa chúng (thường thể hiện qua từ “chìa khóa”).
Bước 3 : Hướng dẫn HS lựa chọn đúng phép tính cần thiết trên cơ sở HS hiểu

được từ chìa khóa (qua trực quan thể hiện ở tóm tắt).
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 17 -
Tóm tắt :
Bằng chữ hoặc bằng
sơ đồ đoạn thẳng.
Bài giải :
- Lời giải.
- Phép tính.
- Đáp số.
1 lời giải 1 phép tính hoặc nhiều
lời giải, nhiều phép tính.
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
Bước 4 : Hướng dẫn HS đặt lời giải trên cơ sở câu hỏi của đề toán.
Bước 5 : Nêu qui tắc giải (nếu có).
Sau đây là một ví dụ minh họa :
Có thể dạy HS giải bài toán đơn “Gấp một số lên nhiều lần” như sau :
Bước 1 : GV đọc bài toán (ở SGK, có sửa cm thành dm); một em nhắc lại.
- Bài toán cho gì ? (Đoạn thẳng AB dài 2 dm, đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn
thẳng AB).
- Bài toán hỏi gì ? (Đoạn thẳng CD dài mấy đề-xi-mét ?)
- Các em cùng thầy (cô) tóm tắt đề toán để hiểu rõ : Gấp 3 lần là như thế nào ?
Bước 2 :
GV vẽ đoạn thẳng AB dài 2 dm, sau đó vẽ từ C một đoạn thẳng dài 2 dm (như
AB) nêu : “Đây là một lần đoạn thẳng AB”. Vẽ thêm một đoạn như vậy nữa và nêu :
“Thêm một lần đoạn thẳng AB nữa là hai lần đoạn thẳng AB”. Lại vẽ thêm một đoạn
như vậy nữa, nêu : “Thêm một lần đoạn thẳng AB nữa là 3 lần đoạn thẳng AB. Như vậy
ta được đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB”.
Bước 3 :
Hãy tính độ dài đoạn thẳng CD ! ( 2 + 2 + 2 = 6 (dm) hay 2 x 3 = 6 (dm)).
GV ghi : 2 x 3 = 6 (dm) lên bảng.

Bước 4 :
Hãy viết lời giải ! (“Độ dài đoạn thẳng CD là :” hay “Đoạn thẳng CD dài :” …)
GV ghi lên bảng, chẳng hạn : “Độ dài đoạn thẳng CD là :”
Bước 5 :
- Vậy muốn gấp 2 dm lên 3 lần ta làm thế nào ? (Lấy 2 dm nhân vơí 3).
- Muốn gấp một số lên 3 lần ta làm thế nào ? (Lấy số đó nhân với 3).
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào ? (Lấy số đó nhân với số lần).
Vài em nhắc lại.
Sau đó GV tổ chức cho HS luyện tập.
1.1.2) Mấy điều cần lưu ý khi dạy giải toán đơn :
1.1.2.1) Các bước trên là một trình tự đầy đủ để GV tham khảo. Trong thực tế
có thể lược bớt đi một số bước. Thậm chí, khi HS đã quen thì có thể cho các em tự đọc
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 18 -
A B
C
D
2 dm
? dm
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
đề và tự giải, không cần bước nào cả. Cũng xin nói thêm là : nếu HS không tóm tắt đề
toán mà vẫn giải thì GV vẫn cho điểm tối đa.
1.1.2.2) Không nên coi thường việc dạy giải toán đơn. Cần lưu ý là thông qua
các bài toán đơn HS sẽ hiểu rõ hơn ý nghóa của các phép tính và biết cách áp dụng bốn
phép tính cộng, trừ, nhân, chia vào cuộc sống, sinh hoạt và học tập. Một bài toán hợp
thực ra chỉ là sự kết nối của các bài toán đơn. Do đó nếu HS nắm không vững các bài
toán đơn thì chẳng thể nào học giải toán hợp được.
1.1.2.3) Có thể nêu “qui tắc” giải cho các bài toán ở lớp 3 như sau :
- Muốn so sánh hai số hơn, kém nhau bao nhiêu đơn vò ta lấy số lớn trừ số bé.
- Muốn tìm một phần mấy của một số ta lấy số đó chia cho số phần.
- Muốn biết số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia cho số bé.

- Muốn biết số bé bằng một phần mấy số lớn, ta làm theo hai bước :
+ Bước 1 : Tính xem số lớn gấp mấy lần só bé.
+ Bước 2 : Từ đó, trả lời câu hỏi.
Ghi chú : Các bài toán “Gấp (giảm) một số lên (đi) nhiều lần” đã có “qui tắc”
trong SGK.
1.1.2.4) Một số cách đặt lời giải cho bài toán đơn :
Xét chẳng hạn bài toán 3, tr. 35, SGK : “Có 56 HS, xếp đều thành 7 hàng. Hỏi mỗi
hàng có bao nhiêu HS ?”.
Dựa vào câu hỏi của bài toán, có các cách đặt lời giải sau :
- Cách 1 : Bỏ bớt từ đầu “Hỏi” và cuối “bao nhiêu HS” để có lời giải : “Mỗi hàng
có :”. Đây là cách đặt lời giải ngắn gọn nhất.
- Cách 2 : Đưa vào từ HS ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ
“Số” ở đầu câu để có : “Số HS mỗi hàng có :” hoặc : “Số HS mỗi hàng có là :”.
- Cách 3 : Bỏ từ “Hỏi” ở đầu câu, thay từ “bao nhiêu” bằng từ “số” để có : “Mỗi
hàng có số HS là :”.
Ngoài ra cũng có thể dùng các cách sau :
- Cách 4 : Đặt câu hỏi vào đáp số : Chẳng hạn sau khi đã tính được :
56 : 7 = 8 (HS)
GV có thể hỏi : “8 HS này là số HS ở đâu ?” (Số HS ở mỗi hàng).
Vậy em viết lời giải thế nào ? (Số HS ở mỗi hàng là :).
- Cách 5 : Dựa vào dòng cuối của tóm tắt bằng lời (nếu có) :
7 hàng : 56 HS
1 hàng : … HS ?
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 19 -
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
HS thay dấu … bằng từ “số” để có : “1 hàng có số HS là :”.
1.1.2.5) Bài toán “So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn” có cách viết lời
giải khá đặc biệt : “Chỉ có một phép tính mà có hai lời giải : một lời giải cho phép tính
và một câu trả lời cho đáp số”. Ngoài ra thì ở đáp số lại không có ghi đơn vò.
1.1.2.6) Bài toán chia có dư cũng có hai lời giải đi với một phép tính. Ví dụ bài

3 (tr. 70, SGK) : “Có 31 m vải, may mỗi bộ quần áo hết 3 m. Hỏi có thể may được nhiều
nhất là mấy bộ quần áo và thừa mấy mét vải ?”.
Giải :
Thực hiện phép chia :
31 : 3 = 10 (dư 1)
Vậy may được nhiều nhất 10 bộ quần áo và còn thừa 1 m vải.
Đáp số : 10 bộ quần áo, thừa 1 m vải.
1.1.2.7) Cần lưu ý cho HS so sánh các bài toán đơn :
- Tương tự nhau, chẳng hạn :
+ Gấp (giảm) một số lên (đi) nhiều lần và thêm (bớt) một số đơn vò.
+ So sánh 2 số hơn (kém) nhau bao nhiêu đơn vò và so sánh số lớn (số bé) gấp
mấy lần (bằng một phần mấy) số bé (số lớn).
- Ngược nhau, chẳng hạn :
+ So sánh số lớn gấp mấy lần số bé, và so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
+ Tìm tích, chia thành phần bằng nhau và chia thành nhóm.
1.2) Một số vấn đề về việc dạy Giải toán hợp ở lớp 3 :
1.2.1) Đường lối chung để dạy HS giải các bài toán hợp :
Bước 1 : Hướng dẫn HS đọc kó đề toán để xác đònh : cái đã cho, cái phải tìm.
Bước 2 : Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngôn ngữ ngắn gọn để thiết
lập được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm.
Bước 3 : Phân tích bài toán : Ta thường dùng cách suy luận ngược từ câu hỏi của
bài toán đến những cái đã cho để tìm đường lối giải.
Bước 4 : Giải bài toán : Dựa vào đường lối giải đã nghó được ở bước 3, HS thực
hiện các phép tính, viết các lời giải và đáp số (có thử lại).
Sau đây là một ví dụ minh họa : Xét bài toán 1 (tr. 50, SGK) nêu : “Anh có 15
tấm bưu ảnh, em có ít hơn anh 7 tấm bưu ảnh. Hỏi hai anh em có tất cả bao nhiêu tấm
bưu ảnh ?”.
Bước 1 :
- HS đọc đề toán hai lần.
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 20 -

Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
- GV yêu cầu HS xác đònh :
+ Bài toán cho gì ? (Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có ít hơn anh 7 tấm)
+ Bài toán hỏi gì ? (Hai anh em có tất cả bao nhiêu tấm ?)
Bước 2 :
- Dựa vào các câu trả lời của HS, GV hướng dẫn tóm tắt đề. Có thể dùng một
trong các cách sau :
Cách 1 :
Anh
Em
Cách 2 : Anh : 15 tấm
Em : ít hơn anh 7 tấm
Cách 3 (tham khảo) :
v.v…
- HS nhìn tóm tắt nhắc lại đề toán.
Bước 3 và 4.
1.2.2) Mấy điều cần lưu ý khi dạy giải toán hợp :
1.2.2.1) Xem lại ghi chú ở mục 1.1.2.1.
1.2.2.2) Ngoài hai bài toán (hợp) có liên quan đến rút về đơn vò, ta không nên
phân loại các bài toán hợp khác theo kiểu : “Mẫu 1 (giải bằng hai phép cộng), mẫu 2
(giải bằng một phép cộng và một phép trừ), mẫu 3 (giải bằng hai phép trừ) v.v…” như ở
lớp 2 CCGD, vì :
- Các bài toán hợp ở lớp 3 rất đa dạng, phong phú nên rất khó phân loại theo kiểu
ấy.
- Việc phân loại nói chung đều nhằm mục đích khái quát hóa phương pháp giải.
Song thực ra thì chúng ta chỉ có thể nêu đường lối chung để giải các bài toán hợp (như ở
1.2.1) chứ không thể nêu cụ thể cách giải cho từng loại trong rất nhiều toán hợp ở lớp 3
được.
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 21 -
? tấm bưu ảnh

15 tấm
7 tấm
? tấm bưu ảnh
15
- 7
Anh
Em
? tấm bưu ảnh
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
1.2.2.3) Không thể dựa vào câu hỏi của đề toán để đặt lời giải cho phép (bước)
tính thứ nhất của bài toán hợp như đối với toán đơn. Do đó để làm việc này, ta có thể
dùng một trong các cách đã nêu ở 1.1.2.4 (cách 4) và mục 1.2.2.2.
1.2.2.4) Nên hết sức hạn chế lối hướng dẫn HS tìm cách giải bài toán theo kiểu
“tổng hợp” : cứ đi xuôi theo lời văn của đề toán để làm tính. Chẳng hạn :
- Bài toán cho gì ? (Anh có 15 tấm bưu ảnh).
- Còn cho gì nữa ? (Em có ít hơn anh 7 bưu ảnh).
- Vậy có tính được số bưu ảnh của em không ? (Có) Tính thế nào ? (15 – 7 = 8
(bưu ảnh)).
- Đã biết anh có 15 bưu ảnh, em có 8 bưu ảnh thì có tính được hai anh em có
tất cả bao nhiêu bưu ảnh không ? (Có) Tính thế nào ? (15 + 8 = 23 (bưu ảnh)).
v.v…
Bởi vì cách làm này không đặc trưng cho phương pháp suy nghó để tìm cách
giải một bài toán (phương pháp giải quyết vấn đề). Tuy rằng cách làm này có thể giúp
HS dễ dàng tìm ra đáp số trong một số bài toán có chứa các quan hệ tường minh nhưng
sau này gặp những bài toán có chứa các quan hệ được cho 1 cách tiềm ẩn là trẻ sẽ bất
lực.
1.2.2.5) Để rèn luyện cho HS kó năng trinh bày, diễn đạt và suy luận, ta nên hạn
chế việc cho các em giải toán bằng cách tính gộp (dãy tính). Chẳng hạn, với bài toán
nêu trên chưa nên cho HS giải như sau :
Bài giải :

Số bưu ảnh hai anh em có tất cả là :
15 + (15 – 5 ) = 23 (bưu ảnh)
Đáp số : 23 bưu ảnh.
Ở đây nên giải bằng hai bước , mỗi bước có một phép tính như đã nêu.
Ta chỉ nên dùng các phép tính gộp khi đã có sẵn các qui tắc tính toán như : tính
chu vi hình chữ nhật, hình tam giác, tứ giác; tính độ dài đường gấp khúc … hoặc khi gặp
bài toán phải cộng ba số mà thôi.
1.2.2.6) Khi hướng dẫn HS giải các bài toán hợp dạng chia có dư cần lưu ý về việc
lời giải thứ hai gồm có hai “câu”. Chẳng hạn, xét bài 2 (tr. 71, SGK) : “Một lớp học có
33 HS, phòng học của lớp đó chỉ có loại bàn 2 chỗ ngồi. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu bàn
học như thế ?”
Bài giải :
Thực hiện phép chia : 33 : 2 = 16 (dư 1)
Số bàn có 2 HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa nên cần có thêm 1 bàn nữa.
Vậy số bàn cần có ít nhất là :
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 22 -
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
16 + 1 = 17 (cái bàn)
Đáp số : 17 cái bàn.
2) Yêu cầu học sinh :
2.1) Đọc kó đề toán.
2.2) Tóm tắt đề toán : Bằng chữ ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng.
2.3) Phân tích đề toán để tìm cách giải :
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Để tìm ra kết quả bài toán, ta giải bằng mấy phép tính, đó là những
phép tính nào ?
2.4) Thực hiện chính xác các phép tính và hình thành cách giải : đặt lời giải
đúng, phép tính đúng, đơn vò đúng, ghi đúng đáp số.
3) Yêu cầu giáo viên :

3.1) Gợi ý để HS tự làm bài :
GV chỉ là người gợi mở, dẫn dắt để HS tìm ra hướng giải bài toán thông qua hệ
thống câu hỏi gợi mở.
3.2) Các hoạt động để hướng dẫn HS :
- Yêu cầu HS đọc kó đề toán. (ít nhất 2 lần).
- Cho HS nhận dạng bài toán, từ đó biết tóm tắt bài toán bằng chữ hoặc bằng
sơ đồ đoạn thẳng.
- Hướng dẫn HS phân tích đề tìm cách giải :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để giải bài toán ta dùng phép tính gì ? v.v…
GV dùng hệ thống câu hỏi để gợi mở cho HS trả lời, tìm ra hướng giải đúng cho
bài toán.
- Yêu cầu HS thực hiện chính xác cac phép tính và hình thành cách giải.
HS có thể làm việc theo nhóm, làm việc cá nhân. Thực hiện bài làm trên bảng,
làm vào vở bài tập, làm vào phiếu bài tập, …
GV theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở, hướng dẫn HS làm bài tốt, đúng giờ giấc.
p dụng từng dạng toán có lời văn cụ thể như sau :
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 23 -
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
 Phương pháp giải toán dạng : Các bài toán về nhiều hơn, ít hơn – so sánh hai số
hơn kém nhau bao nhiêu đơn vò.
VD 1 : Thùng thứ nhất có 36 lít dầu, thùng thứ hai ít hơn thùng thứ nhất 8 lít dầu. Hỏi
cả 2 thùng có bao nhiêu lít dầu ?
* Hướng dẫn giải :
+ Bước 1 : Yêu cầu HS đọc kó đề toán (2 lần).
+ Bước 2 : Tóm tắt đề toán :
- Bài toán có dạng toán gì ?
- Vậy ta tóm tắt bằng gì ?
Tóm tắt :

Thùng 1 :
Thùng 2 :
+ Bước 3 : Phân tích đề toán để tìm cách giải :
+ Bước 4 : Trình bày bài giải :
Bài giải :
Số dầu thùng thứ hai có là :
36 – 8 = 28 (l)
Số dầu cả hai thùng có là :
36 + 28 = 64 (l)
Đáp số : 64 l.
VD 2 : (HS giỏi) Một nhà máy, ngày thứ nhất nếu sản xuất thêm 12 sản phẩm thì
bằng ngày thứ hai, ngày thứ hai nếu sản xuất thêm 7 sản phẩm thì bằng ngày thứ ba,
biết ngày thứ ba sản xuất được 142 sản phẩm. Hỏi ngày thứ nhất nhà máy sản xuất được
bao nhiêu sản phẩm ?
+ Bước 1 : Đọc kó đề, tìm hiểu đề.
- Bài toán cho biết gì ? - Ngày thứ nhất sản xuất thêm 12 sản phẩm
thì bằng ngày thứ hai, ngày thứ hai nếu sản
xuất thêm 7 sản phẩm thì bằng ngày thứ ba,
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 24 -
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- ít hơn 1 số đơn vò giải bằng 2 phép tính.
- Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
? lít
8 lít
? lít
36 lít
- Muốn tìm số lít dầu cả 2 thùng,
ta phải tìm số lít dầu thùng nào ?
- Thùng thứ 2 ít hơn thùng thứ

nhất 8 l. Vậy muốn tìm số lít dầu
thùng thứ hai ta thực hiện phép
tính gì ?
- Muốn tính số dầu cả 2 thùng, ta
làm phép tính gì ?
- Tìm số lít dầu thùng 2.
- Tính trừ (36 – 8)
- Tính cộng. (Lấy số dầu thùng thứ nhất
cộng với số dầu thùng thứ hai).
Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.
- Bài toán hỏi gì ?
ngày thứ ba sản xuất được 142 sản phẩm.
- Hỏi ngày thứ nhất nhà máy sản xuất được
bao nhiêu sản phẩm ?
+ Bước 2 : Tóm tắt đề toán :
Tóm tắt :
Ngày 1 :
Ngày 2 :
Ngày 3 :
GV hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ
đoạn thẳng.
+ Bước 3 : Hướng dẫn giải.
- Bài toán hỏi gì ? (Số sản phẩm ngày thứ nhất sản xuất là bao nhiêu ?).
- Nhìn sơ đồ tóm tắt em thấy muốn tìm số sản phẩm ngày thứ nhất, ta làm sao ?
(Lấy số sản phẩm ngày thứ hai trừ đi 12 sản phẩm).
- Muốn tìm số sản phẩm ngày thứ hai, ta làm sao ? (Lấy số sản phẩm ngày thứ ba
trừ đi 7 sản phẩm.)
- Số sản phẩm ngày thứ ba ta đã biết chưa ? (Biết rồi : 142 sp).
- Nhìn vào sơ đồ tóm tắt, em hãy nêu cách giải ngược từ dưới lên ? (Muốn tìm số
sản phẩm ngày thứ hai, em lấy số sản phẩm ngày thứ ba trừ đi 7 sản phẩm. Muốn tìm số

sản phẩm ngày thứ nhất, em lấy số sản phẩm ngày thứ hai trừ đi 12 sản phẩm).
+ Bước 4 : Trình bày bài giải.
Bài giải :
Số sản phẩm ngày thứ hai sản xuất được :
142 – 7 = 135 (sản phẩm)
Số sản phẩm ngày thứ nhất sản xuất được :
135 – 12 = 123 (sản phẩm)
Đáp số : 123 sản phẩm.
* Một số vướng mắc và biện pháp khắc phục : HS hay máy móc, thấy trong bài
có chữ “nhiều hơn” thì làm tính cộng, thấy chữ “ít hơn” thì lại làm tính trừ.
* Lưu ý HS : Tìm đại lượng nhiều hơn ta thực hiện phép tính cộng, tìm đại lượng
ít hơn ta thực hiện phép trừ. Không nên nhìn trong bài toán thấy chữ “nhiều hơn” là
SVTH : Dương Thò Châu Giang - 25 -
7 sp
142 sp
12 sp

×