THUYẾT MINH DỰ ÁN
XỬ LÝ ĐỊA ĐIỂM Ô NHIỄM -
BÃI RÁC LỢI BÌNH NHƠN
DIỆN TÍCH 2,11 HA
TẠI THỊ XÃ TÂN AN - LONG AN
1
THUYẾT MINH DỰ ÁN
XỬ LÝ ĐỊA ĐIỂM Ô NHIỄM -
BÃI RÁC LỢI BÌNH NHƠN
DIỆN TÍCH 2,11 HA
TẠI THỊ XÃ TÂN AN - LONG AN
2
MỤC LỤC
1.1.1. Khái quát v d án ề ự 4
1.1.2. Hi n tr ng bãi rác L i Bình Nh nệ ạ ợ ơ 4
Phospho ortho 11
pH 11
1.2.1. Các c n c pháp lýă ứ 14
1.2.2. Các tài li u tham kh oệ ả 15
1.2.3. S c n thi t ph i đ u t d ánự ầ ế ả ầ ư ự 15
2.3.1. L a ch n công nghự ọ ệ 19
2.3.2. Mô t s l c v ph ng án ch nả ơ ượ ề ươ ọ 31
2.3.3. L a ch n thi t bự ọ ế ị 34
3.1.1 Ph ng an giai phong m t b ng, tai đinh ć ́ ̀ ́ươ ̉ ặ ă ̣ ư 2
3.1.2.3. Hê thông thu gom n c m a ́ ̣́ ươ ư 3
3.1.2.6. L p đ t thi t b quan tr c đ a k thu tắ ặ ế ị ắ ị ỹ ậ 4
Bàn đo lún 4
ng đo chuy n v ngang (inclinometo)Ố ể ị 5
3.1.2.9. ng tam phuc vu thi công̀Đươ ̣ ̣ ̣ 6
3.1.2.10. Hê thông câp điên chiêu sánǵ ́ ̣́ ̣ 7
3.1.2.11. Hê thông chông sét́ ̣́ 7
3.1.2.12. Hê thông ch a cháý ̣̃ ư 7
3.2.1 Nguyên t c b trí ki n trúc và xây d ngắ ố ế ự 7
3.2.2. Gi i pháp xây d ngả ự 7
3.4.1. Ti n đ th c hi nế ộ ự ệ 12
3.4.2. B o hànhả 12
3.4.3. Hình th c qu n lý th c hi n d ánứ ả ự ệ ự 12
(Mười một tỉ bốn trăm tám mươi chín triệu đồng) 20
KIẾN NGHỊ 31
3
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
1.1 THÔNG TIN CHUNG
1.1.1. Khái quát về dự án
Theo số liệu thống kê của Công ty Công trình Đô thị Tân An, tổng khối lượng chất
thải rắn phát sinh trên địa bàn thị xã Tân An hiện khoảng 70 tấn/ngày; trong khi đó
tỷ lệ thu gom rác do Công ty TNHH 1 thành viên Công trình Đô thị Tân An thực
hiện hiện chỉ đạt khoảng 50% tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh.
Toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thị xã hiện đang được vận chuyển
về bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu để chôn lấp. Bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu với
diện tích khoảng 2 ha tại thị xã Tân An hiện đang được chôn lấp theo mô hình bãi
rác thông thường (bãi rác hở - open dump) nên đang gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn phát sinh trên địa bàn
thị xã Tân An trong tương lai, tỉnh Long An đang tiến hành quy hoạch đầu tư xây
dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho thị xã Tân An tại huyện Thạnh Hóa. Vị trí quy
hoạch nằm cách thị xã khoảng 15 km. Khi dự án này đi vào vận hành, đây sẽ là nơi xử
lý chất thải rắn cho toàn bộ thị xã Tân An cũng như một số huyện lân cận của tỉnh.
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xử lý bãi rác Lợi Bình Nhơn được nghiên cứu
thực hiện từ tháng 01/2008 đến nay, bao gồm các công việc thực hiện như: khảo sát
địa hình, khoan thăm dò địa chất công trình và địa chất thủy văn, lập báo cáo nghiên
cứu khả thi và thiết kế cơ sở, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Theo dự kiến, dự án sẽ được triển khai thi công xây lắp vào đầu năm 2009 (01/2009)
và đưa vào hoạt động vào giữa năm 2009 (06/2009). Thời gian chuyển rác từ bãi rác
Lợi Bình Nhơn hiện hữu sang bãi rác mới để chôn lấp kéo dài khoảng 3 tháng
(07/2009 – 09/2009) và sau đó tiến hành đóng cửa bãi rác (thời gian đóng cửa dự
kiến kéo dài 36 tháng).
1.1.2. Hiện trạng bãi rác Lợi Bình Nhơn
1.1.2.1. Xác định khối lượng rác
Để có cơ sở xác định qui mô đầu tư dự án xử lý bãi rác Lợi Bình Nhơn cần phải tính
toán khối lượng rác hiện đang chôn lấp tại bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu.
a. Phương pháp xác định
Đo vẽ bản đồ địa hình hiện trạng khu vực bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu
- Việc đo vẽ bản đồ địa hình hiện trạng khu vực bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện
hữu được thực hiện cùng với quá trình đo vẽ khu đất để xử lý bãi rác Lợi
Bình Nhơn.
- Công tác đo vẽ bản đồ địa hình hiện trạng khu vực bãi rác Lợi Bình Nhơn
được Viện Môi trường và Tài nguyên kết hợp với Liên hiệp Khảo sát ĐCCT
– Nền móng và Môi trường.
4
Hình 1.1. Bình độ khu vực bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu
Đường bình đồ
Đường bình đồ
Đường ranh giới bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu
Đường giao thông
Sử dụng phần mềm Surfer version 8.0 của Golden Software Inc để tính toán thể
tích rác đang chôn lấp tại bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu.
b. Kết quả tính toán
Kết quả tính toán cho thấy thể tích rác thải hiện đang chôn lấp tại bãi rác Lợi Bình
Nhơn hiện hữu khoảng 52.000 m
3
.
Bảng 1.2. Tính toán thể tích rác thải hiện đang chôn lấp tại bãi rác Lợi Bình
Nhơn hiện hữu
Diện tích
cộng dồn
(m
2
)
Diện tích
từng vành
khăn (m
2
)
Cao độ
đỉnh
(m)
Cao độ
đáy
(m)
Thể tích
rác
(m
3
)
Đỉnh rác 1 (lớn)
Vòng 1 (vòng đỉnh) 501 501 12,57 0,90 5.844
Vòng 2 858 358 11,32 0,90 3.725
Vòng 3 1.404 545 9,65 0,90 4.771
Vòng 4 1.909 505 8,30 0,90 3.735
Vòng 5 2.583 675 7,55 0,90 4.487
Vòng 6 3.492 909 6,38 0,90 4.984
5
10,0
5,0
10,0
5,0
Diện tích
cộng dồn
(m
2
)
Diện tích
từng vành
khăn (m
2
)
Cao độ
đỉnh
(m)
Cao độ
đáy
(m)
Thể tích
rác
(m
3
)
Vòng 7 3.964 472 5,56 0,90 2.200
Đỉnh rác 2 (nhỏ)
Vòng 1 (vòng đỉnh) 141 141 12,94 0,90 1.702
Vòng 2 245 104 10,88 0,90 1.036
Vòng 3 372 127 10,59 0,90 1.228
Vòng 4 555 183 9,77 0,90 1.625
Vòng 5 943 388 8,50 0,90 2.949
Vòng 6 1.263 320 7,67 0,90 2.167
Vòng 7 1.480 216 6,22 0,90 1.152
Vòng 8 1.657 177 5,43 0,90 802
Phần đáy chung 2
đỉnh rác
Vòng 1 6.252 631 4,34 0,90 2.172
Vòng 2 7.811 1.559 3,41 0,90 3.910
Phần rìa bãi rác
Vòng 1 10.407 2.596 2,20 0,90 3.375
Tổng thể tích rác (m
3
) 51.864
Làm tròn (m
3
) 52.000
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, tháng 04/2008
1.1.2.2. Xác định thành phần rác
a. Phương pháp xác định
Để xác định thành phần rác tại bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu, Viện Môi trường và
Tài nguyên đã tiến hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích thành phần rác vào tháng
04/2008.
Bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu đã tồn tại từ trước năm 1975 đến nay. Tuy nhiên
trong những năm gần đây lượng rác được đổ ngày càng nhiều do khối lượng rác phát
sinh và thu gom tại thị xã Tân An gia tăng. Rác tại đây vì vậy bao gồm cả rác cũ và
rác mới phân bố: rác cũ ở bên dưới và rác mới ở bên trên.
Tổng số lượng mẫu được đo đạc và phân tích là 10, được lấy phân bố đặc trưng cho
rác bao gồm từ cũ tới mới: xem hình 1.2.
6
Hình 1.2. Phân bố các mẫu rác được lấy tại bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu
Tỷ trọng rác
Tỷ trọng rác tại bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu được xác định theo phương pháp
sau:
Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào thùng thí nghiệm có thể tích xác định cho đến khi
chất thải đầy đến miệng thùng.
Nâng thùng lên cách mặt đất khoảng 30 cm và thả rơi tự do xuống 4 lần.
Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào thùng thí nghiệm để bù vào chất thải đã nén xuống.
Cân và ghi khối lượng của cả vỏ thùng thí nghiệm và chất thải rắn.
Trừ khối lượng cân được ở trên cho khối lượng của vỏ thùng thí nghiệm thu
được khối lượng của chất thải rắn thí nghiệm.
Chia khối lượng chất thải rắn cho thể tích của thùng thí nghiệm thu được khối
lượng riêng của chất thải rắn.
Lập lại thí nghiệm 4 lần và lấy giá trị trung bình. 4 lần thí nghiệm được lấy mẫu
tại 4 vị trí khác nhau trong bãi rác, trong đó 2 vị trí lấy ở bãi nhỏ và 2 vị trí lấy ở
bãi lớn.
Thành phần vật lý theo tỷ trọng rác
Thành phần vật lý theo tỷ trọng rác tại bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu được xác
định theo phương pháp sau:
7
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
Mẫu 5
Mẫu 6
Mẫu 7
Mẫu 8
Mẫu 9
Mẫu 10 Đáy bãi rác
Đỉnh bãi rác
MẶT CẮT BÃI RÁC HIỆN HỮU
Mẫu 1 được lấy trên cùng của
bãi rác, đây là rác mới nhất
Mẫu 10 được lấy dưới cùng
của bãi rác, đây là rác cũ nhất
Độ cũ của rác tăng dần theo hướng
từ bên trên xuống bên dưới
Mẫu chất thải rắn được lấy có khối lượng từ 100 – 150 kg. Sau đó chất thải rắn
được đổ đống tại khu vực phân loại.
Mẫu chất thải rắn được phân loại thủ công. Mỗi thành phần được đặt vào khay
hoặc túi nylon riêng.
Cân các khây hoặc túi nylon và ghi khối lượng của từng thành phần.
Lập lại thí nghiệm 4 lần và lấy giá trị trung bình. 4 lần thí nghiệm được lấy mẫu
tại 4 vị trí khác nhau trong bãi rác, trong đó 2 vị trí lấy ở bãi nhỏ và 2 vị trí lấy ở
bãi lớn.
b. Kết quả phân tích
Tỷ trọng rác
Hình 1.3. Tỷ trọng rác tại các mẫu phân tích
Tỷ trọng rác tại bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu dao động trong khoảng 230 ÷ 380
kg/m
3
; trung bình 294 ± 54 kg/m
3
.
Thành phần vật lý theo tỷ trọng rác
Bảng 1.3. Thành phần vật lý theo tỷ trọng rác
TT Thành phần
% Khối lượng
M1 M2 M3 M4 M5
1
Giấy (sách, báo, tạp chí và các vật
liệu giấy khác)
17,8 12,3 8,7 5,2 4,1
2
Chất thải hữu cơ khó phân hủy (chai
nhựa, bao nilon, các loại khác, vải
và các sản phẩm dệt, may, cao su,
da, giả da)
13,3 41,7 30,9 46,8 52,9
3 Chất hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn 45,3 40,0 36,0 32,0 28,0
8
TT Thành phần
% Khối lượng
M1 M2 M3 M4 M5
thừa, rau trái, các chất hữu cơ khác)
4 Kim loại đen (sắt, thiết các loại) 0,3 0,8 0,1
5 Kim loại màu
6 Thủy tinh 1,2 0,4 0,4
7
Rác thải xây dựng (sành sứ, bê tông,
đá, thạch cao)
15,3 4,0 12,7 5,3
8 Các loại khác 7,1 1,3 10,5 10,6 15,0
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, tháng 04/2008
Bảng 1.4. Thành phần vật lý theo tỷ trọng rác (tt)
TT Thành phần
% Khối lượng
M6 M7 M8 M9 M10
1
Giấy (sách, báo, tạp chí và các vật
liệu giấy khác)
3,1 1,8 1,2 0,6 0,2
2
Chất thải hữu cơ khó phân hủy (chai
nhựa, bao nilon, các loại khác, vải
và các sản phẩm dệt, may, cao su,
da, giả da)
53,6 70,5 66,8 52,3 74,4
3
Chất hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn
thừa, rau trái, các chất hữu cơ khác)
19,6 14,3 10,8 8,2 4,6
4 Kim loại đen (sắt, thiết các loại) 0,2 1,6 0,5 0,1
5 Kim loại màu
6 Thủy tinh 2,4 1,4 0,3 3,1
7
Rác thải xây dựng (sành sứ, bê tông,
đá, thạch cao)
8,3 5,9 6,4 26,1
8 Các loại khác 13,0 5,9 12,9 9,2 20,7
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, tháng 04/2008
Bảng 1.5. Thành phần vật lý theo tỷ trọng rác (tt)
TT Thành phần
% Khối lượng
Trung bình các mẫu Độ lệch chuẩn
1
Giấy (sách, báo, tạp chí và các vật
liệu giấy khác)
5,5 5,8
9
TT Thành phần
% Khối lượng
Trung bình các mẫu Độ lệch chuẩn
2
Chất thải hữu cơ khó phân hủy (chai
nhựa, bao nilon, các loại khác, vải
và các sản phẩm dệt, may, cao su,
da, giả da)
50,3 18,6
3
Chất hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn
thừa, rau trái, các chất hữu cơ khác)
23,9 14,3
4 Kim loại đen (sắt, thiết các loại) 0,5 0,5
5 Kim loại màu
6 Thủy tinh 1,3 1,1
7
Rác thải xây dựng (sành sứ, bê tông,
đá, thạch cao)
10,5 7,4
8 Các loại khác 10,6 5,3
Tổng 100,0
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, tháng 04/2008
Nhận xét:
Thành phần hữu cơ dễ phân hủy dao động trong khoảng 4,6 ÷ 74,4%; trung bình
23,9 ± 14,3%.
Thành phần hữu cơ khó phân hủy dao động trong khoảng 13,3 ÷ 74,4%; trung
bình 50,3 ± 18,6%.
1.1.2.3. Các vấn đề môi trường
a. Ô nhiễm do nước rỉ rác
Nước rỉ rác sinh ra do nước mưa, nước bề mặt chảy tràn, nước tưới tiêu, nước ngầm
ngấm vào bãi rác, và nước có sẵn trong chất thải rắn đem chôn lấp và nước sinh ra từ các
phản ứng hóa sinh phân hủy các chất hữu cơ. Nước rò rỉ chứa nhiều tạp chất hóa học.
Bảng 1.6. Thành phần nước rỉ rác mới và đã hoạt động một thời gian
Thành phần
Hàm lượng (mg/l)
Bãi rác hoạt động 2 năm
Bãi rác hoạt
động hơn 10
năm
Khoảng
Giá trị điển
hình
BOD
5
TOC (total organic carbon)
COD
TSS (total suspended solids)
2.000 – 3.000
1.550 – 20.000
3.000 – 60.000
200 – 2.000
10.000
6.000
18.000
500
100 – 200
80 - 160
100 – 500
100 – 400
10
Thành phần
Hàm lượng (mg/l)
Bãi rác hoạt động 2 năm
Bãi rác hoạt
động hơn 10
năm
Khoảng
Giá trị điển
hình
N hữu cơ (organic nitrogen)
N amoniac (amonia nitrogen)
NO
3
-
(nitrat )
Phospho tổng (total phosphorus)
Phospho ortho
Độ kiềm
pH
Độ cứng
Ca
Mg
K
Na
Cl
-
SO
4
2-
Fe tổng
10 – 800
10 – 800
5 – 40
5 – 100
4 - 80
1.000 – 10.000
4.5 – 7.5
300 – 10.000
200 – 3.000
50 – 1.500
200 – 1.000
200 – 2.500
200 – 3.000
50 – 1.000
50 – 1.200
200
200
25
30
20
3.000
6
3.500
1.000
250
300
500
500
300
60
80 – 120
20 – 40
5 – 10
5 – 10
4 – 8
200 – 1.000
6,6 – 7.5
200 – 500
100 – 400
50 – 200
50 – 400
100 – 200
100 – 400
20 – 50
20 - 200
Nguồn: George Tchobanoglous, Hilary Theisen, Samuel Vigil, Intergrated Solid
Waste Management, McGraw-Hill Inc, 1993
Bảng 1.7. Thành phần nước rò rỉ của bãi rác Đông Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
TT Chỉ tiêu Đơn vị Nước rò rỉ mới Nước rò rỉ cũ
01 pH - 6,6 – 7,3 7,9 – 8,2
02 TDS mg/l 15.000 – 15.900 9.100 – 11.150
03 Độ cứng tổng mg CaCO
3
/l 4.467 – 6.067 1.520 – 1.867
04 Ca
2+
mg/l 1.122 – 1.844 134 – 140
05 SS mg/l 1.280 – 3.270 169 – 243
06 COD mgO2/l 38.533 – 65.333 1.079 – 2.507
07 BOD
5
mgO
2
/l 33.571 – 56.250 235 – 735
08 Tetrachlorethylen mg/l KPH KPH
09 Trichlorrethylen mg/l KPH KPH
10 Phospho tổng mg/l 14,9 – 21,5 4,7 – 9,6
11
TT Chỉ tiêu Đơn vị Nước rò rỉ mới Nước rò rỉ cũ
11 Nitơ tổng mg/l 1.918 – 2.695 594 – 2.207
12 N-NH
3
mg/l 1.445 – 2.044 515 – 1.977
13 SO
4
2-
mg/l 1.216 – 2.252 7 – 8
14 Fe
total
mg/l 180 – 303 64 – 132
15 Zn mg/l 0,4 – 5,2 4,4 – 4,8
16 Cr
total
mg/l 0,05 – 1,51 0,00 – 0,05
17 Cu mg/l 0,46 – 7,60 1,40 – 1,80
18 Pb mg/l 0,13 – 0,40 0,16 – 0,20
19 Cd mg/l 0,00 – 0,22 0,00 – 0,02
20 Mn mg/l 7,54 – 11,00 0,56 – 0,70
21 Ni mg/l 0,50 – 4,00 0,66 – 1,08
22 Humic mg/l - 317 - 378
Nguồn: CENTEMA, 2001 – 4/2002
Để đánh giá thành phần nước rỉ rác tại bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu, Viện Môi
trường và Tài nguyên đã tiến hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích thành phần nước rỉ
rác vào tháng 04/2008.
Tại khu vực bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu có 1 ao chứa nước rỉ rác phát sinh. Các
mẫu nước rỉ rác được lấy tại ao chứa này vào thời kỳ mùa khô. Đây là ao kín, không
thông thủy lực với khu vực xung quanh.
Bảng 1.8. Đặc trưng của nước rỉ rác tại bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu
Thông số Đơn vị Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5
pH 7,2 5,6 5,6 5,9 6,4
TDS mg/l 7.980 5.860 9.900 8.800 8.200
SS mg/l 13.538 1.252 7.892 2.342 2.200
Độ kiềm (CaCO
3
) mg/l 5.000 7.800 10.700 15.625 8.600
Độ cứng (CaCO
3
) mg/l 1.980 2.780 2.440 6.500 5.200
Ca mg/l 762 890 680 1.012 890
Mg mg/l 91 136 264 365 320
Fe mg/l 3 60 230 130 25
SO
4
2-
mg/l Vết Vết Vết 87 45
Cl
-
mg/l 2.950 1.930 2.000 2.530 2.200
Nitơ hữu cơ mg/l 129 46 130 244 145
12
Thông số Đơn vị Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5
N-NO
3
-
mg/l 22 18 20 16 14
N-NH
4
+
mg/l 885 213 212 880 920
BOD mg/l 4.600 6.800 9.200 7.800 11.300
COD mg/l 7.370 8.400 12.300 13.500 17.600
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, tháng 04/2008
Nhận xét:
Thành phần nước rỉ rác tại bãi rác Lợi Bình Nhơn biến thiên trong khoảng rộng
do tại đây bao gồm cả rác cũ và rác mới.
Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác cao.
b. Ô nhiễm do mùi hôi
Nguồn phát sinh mùi hôi trong bãi rác do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong
điều kiện yếm khí. Các khí thải phát sinh chủ yếu trong khu vực chôn lấp chất thải
và khu chứa nước rỉ rác được trình bày trong bảng sau.
Bảng 1.9. Các khí phát sinh chủ yếu từ bãi chôn lấp
Tên Công thức Mùi đặc trưng/tính chất
Mêtan CH
4
Không mùi
Amine CH
3
NH
2
, (CH
3
)
3
N Mùi tanh
Amonia NH
3
Mùi khai
Diamine NH
2
(CH
2
)
4
NH
2
, NH
2
(CH
2
)
5
NH
2
Mùi thịt thối
Hydro sulfide H
2
S Mùi trứng thối
Mercaptan
(methyl, ethyl)
CH
3
SH, CH
3
(CH
2
) SH Mùi hôi của con chồn,
trứng thối
Mercaptan
(butyl, erotyl)
(CH
3
)
3
SH, CH
3
(CH
2
)
3
SH -
Organic sulfide (CH
3
)
2
S, (C
6
H
5
)
2
S Mùi rau thối
Các chất khác
Nguồn: George Tchobanoglous, Hilary Theisen, Samuel Vigil, Intergrated Solid
Waste Management, McGraw-Hill Inc, 1993
Thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ bãi chôn lấp bao gồm NH
3
, CO, H
2
, H
2
S, CH
4
,
N
2
và O
2
. Khí metan và khí CO
2
là các khí chính sinh ra từ quá trình phân hủy kị khí
các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong chất thải rắn.
13
Bảng 1.10. Tỷ lệ thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ bãi chôn lấp
Nguồn: George Tchobanoglous, Hilary Theisen, Samuel Vigil, Intergrated Solid
Waste Management, McGraw-Hill Inc, 1993
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN.
1.2.1. Các căn cứ pháp lý
Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ 01/07/2006.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc “Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”.
Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về “Xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”.
Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 04/09/2007 của Chính Phủ về “Quản lý chất
thải rắn”.
Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính Phủ về “Quy chế
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản”.
Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/12/2000 của Chính Phủ về “Bổ sung
một số điều khoản của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP”.
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về “Quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình”.
Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BKHCNMT-BXD về việc “Hướng dẫn
các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng
và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn”
Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây Dựng về việc
hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
14
Thành phần % thể tích khô
CH
4
45 - 60
CO
2
40 – 60
N
2
2 – 5
O
2
0,1 – 1,0
Mercaptans, hợp chất chứa lưu huỳnh… 0 – 1,0
NH
3
0,1 – 1,0
H
2
0 – 0,2
CO 0 – 0,2
Các khí khác 0,01 – 0,6
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường.
Quyết định số 248/KT ngày 09/08/1990 của Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước
ban hành quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình (Tiêu chuẩn ngành 96TCN 43-90).
Quyết định số 04/2005/QĐ-BXD ngày 10/01/2005 của Bộ Xây dựng ban
hành TCXDVN309-2004 về “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình –
Yêu cầu chung “.
Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ Xây Dựng về việc
ban hành "Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình".
Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ Xây Dựng về việc
ban hành "Định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình".
Văn bản số 4128/UBND-CN ngày 22/08/2007 của UBND tỉnh Long An về
việc cho phép Sở Tài nguyên và Môi trường Long An triển khai thực hiện
việc lập dự án nghiên cứu khả thi xử lý bãi rác Lợi Bình Nhơn.
Công văn số 1107/STNMT-MT ngày 04/09/2007 của Sở Tài nguyên và Môi
trường Long An về việc lập dự án nghiên cứu khả thi xử lý bãi rác Lợi Bình Nhơn.
Đơn giá Xây dựng công trình - phần khảo sát xây dựng ban hành theo quyết
định số 60/2006/UBND ngày 24/11/2006 của UBND tỉnh Long An.
Văn bản 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 của Bộ Xây Dựng về định mức chi
phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
Tuyển tập Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam theo quyết định số 408/BXD-
KHCN ban hành ngày 26/06/1996 và các tiêu chuẩn ngành hiện hành.
1.2.2. Các tài liệu tham khảo
Báo cáo khảo sát địa hình và địa chất công trình, địa chất thủy văn dự án xử
lý bãi rác Lợi Bình Nhơn tại thị xã Tân An, tỉnh Long An.
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 dự án xử lý bãi rác Lợi Bình Nhơn tại thị xã Tân
An, tỉnh Long An.
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu tại thị xã Tân An,
tỉnh Long An.
Các tài liệu về công nghệ xử lý chất thải rắn.
Các dự án đầu tư về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
Các số liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực dự án.
Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế, TCXDVN 261:2001.
Tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về Môi trường.
1.2.3. Sự cần thiết phải đầu tư dự án
Bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu đã tồn tại từ trước năm 1975 đến nay. Tuy nhiên
trong những năm gần đây lượng rác được đổ ngày càng nhiều do khối lượng rác phát
sinh và thu gom tại thị xã Tân An gia tăng. Toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh
15
trên địa bàn thị xã Tân An hiện đang được vận chuyển về bãi rác Lợi Bình Nhơn
hiện hữu để chôn lấp.
Bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu với diện tích khoảng 2 ha tại thị xã Tân An hiện
đang được chôn lấp theo mô hình bãi rác thông thường (bãi rác hở - open dump) nên
đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do các nguyên nhân chính sau:
Rác được đổ thành các đống lộ thiên;
Nền bãi rác không được chống thấm;
Khí bãi rác phát sinh không được thu gom và xử lý;
Nước rỉ rác phát sinh không được thu gom và xử lý;
Không có hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn;
Hoạt động thu nhặt phế liệu hình thành tự phát tại bãi rác; không được sự
quản lý của cơ quan chức năng và không được trang bị các dụng cụ bảo hộ
lao động;
Với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện
nay cần có biện pháp xử lý để khắc phục. Bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu nằm
trong danh mục các địa điểm ô nhiễm cần xử lý triệt để theo Quyết định số
64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính Phủ.
UBND tỉnh Long An đã có Văn bản chỉ đạo số 4128/UBND-CN ngày 22/08/2007
về việc cho phép Sở Tài nguyên và Môi trường Long An triển khai thực hiện việc
lập dự án nghiên cứu khả thi xử lý bãi rác Lợi Bình Nhơn với sự tư vấn của Viện
Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc Gia TP.HCM để làm cơ sở cho việc thẩm
định tính khả thi của dự án và thực hiện công tác bảo vệ, giám sát chất lượng môi
trường trong quá trình thi công, vận hành cũng như đóng cửa sau này.
1.3. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
Xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh nhằm xử lý bãi rác Lợi Bình Nhơn
hiện hữu.
Xã hội
Đảm bảo xử lý triệt để địa điểm ô nhiễm bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu, tuân
thủ Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính Phủ.
Môi trường
Rác thải tại bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu được xử lý triệt để, không gây ra
nguy hại đối với môi trường đất, nước, không khí trong suốt thời gian vận hành
cũng như trong giai đoạn đóng cửa bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh.
Giải quyết được vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường của thị xã
Tân An.
Bảo vệ chất lượng đất, nước mặt, nước ngầm cho khu vực xung quanh bãi rác
Lợi Bình Nhơn.
Công nghệ
16
Thu gom toàn bộ lượng rác thải tại khu vực bãi rác cũ (khoảng 30.000 tấn), bao
gồm 52.000 m
3
rác từ bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu (tính đến thời điểm khảo
sát 4/2008) và thêm khối lượng rác phát sinh sau thời điểm khảo sát (4/2008) đến
thời điểm bắt đầu tiếp nhận rác để đóng bãi (6/2009), khoảng 14.600 tấn, đến
chôn lấp tại bãi rác mới, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh môi trường.
Kết hợp hài hòa giữa chất lượng, công nghệ và tính tối ưu về phương diện kinh
tế, đầu tư.
Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nhưng vẫn đảm bảo cảnh quan xung quanh.
Kinh tế
Đảm bảo chi phí đầu tư hiệu quả và hợp lý.
1.4. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG DỰ ÁN
Khu vực dự án nằm cách trung tâm thị xã Tân An khoảng 1,0 km. Từ thị xã Tân
An đi theo Quốc lộ 62 về phía Mộc Bài khoảng 1,2 km đến quá UBND xã Lợi
Bình Nhơn rẽ phải vào đường đá dăm khoảng 0,5km thì đến vị trí dự án.
Vị trí cụ thể của Dự án: X: 1165175,516 (m)
Y: 650050,062 (m)
Dự án xử lý bãi rác Lợi Bình Nhơn tại thị xã Tân An, tỉnh Long An, có tổng diện
tích 2,11 ha.
Hình thức đầu tư xây dựng công trình: Tổng thầu theo hình thức EPC
17
II. NỘI DUNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN
2.1. QUY MÔ VÀ DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Xây dựng: Đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
Quy mô: Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh có tổng diện tích 2,11 ha đảm bảo xử lý
khoảng 100.000 m
3
rác (trong đó bao gồm 52.000 m
3
rác tại bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện
hữu (4/2008), và một lượng rác thải bổ sung khoảng 14.600 tấn, tính từ thời điểm khảo
sát đến lúc bãi chôn lấp mới bắt đấu hoạt động)
Bảng 2.1. Diện tích mặt bằng dự án
TT Hạng mục Diện tích (m
2
) Tỷ lệ (%)
1. Diện tích ô chôn lấp (gồm cả
diện tích mép hố đào)
15.197 71,9
2. Diện tích hồ sinh học 314,50 1,49
3. Diện tích bể hóa lý 29,75 0,14
4. Diện tích đất cây xanh, đường
nội bộ và thoát nước
5.558,75 26,30
5. Diện tích khác 32 0,17
Tổng diện tích 21.132 100,00
2.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
Theo quy định trong Thông tư 01/2001/TTLT/BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001,
bãi rác Lợi Bình Nhơn là bãi rác có quy mô nhỏ (diện tích bãi < 10 ha). Các công
trình xây dựng cơ bản trong bãi chôn lấp chất thải rắn quy mô nhỏ được quy định tại
phụ lục 6.
Tuy nhiên do đặc thù của dự án là xử lý địa điểm ô nhiễm của bãi rác cũ nên thời
gian hoạt động của bãi rác là ngắn, do đó, một số hạng mục không cần thiết sẽ được
bỏ qua sao cho vừa đảm bảo hoạt động của bãi chôn lấp, vừa hợp lý về chi phí.
Bảng 2.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
TT Hạng mục Theo TT01 Chọn
1 Ô rác x x
2 Sân phơi bùn, ô chứa bùn x -
3
Hệ thống thu gom, xử lý
nước rác
x x
4 Thu và xử lý khí gas x x
5 Hệ thống thoát và ngăn x x
18
TT Hạng mục Theo TT01 Chọn
dòng mặt
6 Hệ thống hàng rào x -
7 Vành đai cây xanh có tán x x
8 Hệ thống biển báo x -
9
Hệ thống quan trắc môi
trường
x x
(giếng quan trắc nước ngầm)
10
Hệ thống điện, cấp thoát
nước
cấp điện cho bơm nước rỉ, đầu đốt
khí biogas
11 Trạm cân
12 Trạm kiểm tra CTR
13 Trạm vệ sinh xe máy
14 Hệ thống điều hành
15 Văn phòng làm việc
16 Khu vực chứa chất phủ x -
17
Khu vực chứa phế liệu thu
hồi
x -
18
Kho chứa các chất diệt côn
trùng
19 Trạm sửa chữa, bảo dưỡng
20 Lán để xe máy x -
21 Trạm thí nghiệm
22 Đường nội bộ
x x
(đường tạm)
2.3. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ VÀ
CÔNG SUẤT
2.3.1. Lựa chọn công nghệ
2.3.1.1. Các tiêu chí lựa chọn công nghệ
Sự cân nhắc, lựa chọn công nghệ xử lý rác dựa vào các cơ sở sau:
1. Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ 01/07/2006.
2. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BKHCNMT-BXD về việc “Hướng dẫn
các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng
và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn”
19
3. Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế, TCXDVN 261:2001.
4. Tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về Môi trường.
5. Thành phần và khối lượng rác cần xử lý tại bãi rác Lợi Bình Nhơn hiện hữu.
6. Quỹ đất của khu đất dành làm địa điểm xử lý ô nhiễm bãi rác Lợi Bình Nhơn
hiện hữu.
7. Đặc điểm địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn và thời tiết khí hậu
tại khu vực dự án.
8. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
9. Tính khả thi về mặt công nghệ.
10.Tính khả thi về mặt kinh tế.
11. Trình độ kỹ thuật, công nghệ, khả năng thi công vận hành công trình tại địa phương.
2.3.1.2. Mô tả các phương án công nghệ
a. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được định nghĩa là bãi chôn lấp chất thải rắn được thiết kế
và vận hành sao cho các tác động đến sức khỏe cộng đồng và môi trường được giảm
đến mức thấp nhất.
Đây là phương pháp được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng cho quá trình xử lý rác
thải. Ví dụ ở Hoa Kỳ có trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phương
pháp này; hoặc ở các nước Anh, Nhật Bản,…
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế để đổ bỏ CTR sao cho mức độ gây độc hại
đến môi trường là nhỏ nhất. Tại đây CTR được đổ bỏ vào các ô chôn lấp của BCL,
sau đó được nén và bao phủ một lớp đất dày khoảng 1,5cm (hay vật liệu bao phủ) ở
cuối mỗi ngày. Khi bãi chôn lấp hợp vệ sinh đã sử dụng hết công suất thiết kế của
nó, một lớp đất (hay vật liệu bao phủ) sau cùng dày khoảng 60cm được phủ lên trên.
BCL hợp vệ sinh có hệ thống thu và xử lý nước rò rỉ, khí thải từ bãi chôn lấp.
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có những ưu điểm sau:
Ở những nơi có đất trống, BCL hợp vệ sinh thường là phương pháp kinh tế
nhất cho việc đổ bỏ chất thải rắn.
Đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động của BCL hợp vệ sinh thấp so với các
phương pháp khác (đốt, ủ phân).
BCL hợp vệ sinh có thể nhận tất cả các loại CTR mà không cần thiết phải thu
gom riêng lẻ hay phân loại.
BCL hợp vệ sinh rất linh hoạt trong khi sử dụng. Ví dụ, khi khối lượng CTR
gia tăng có thể tăng cường thêm công nhân và thiết bị cơ giới, trong khi đó
các phương pháp khác phải mở rộng nhà máy để tăng công suất.
Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi
không sinh sôi nảy nở được.
Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra giảm
thiểu được các mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí.
20
Góp phần làm giảm vấn nạn ô nhiễm nước ngầm và nước mặt.
Các BCL hợp vệ sinh sau khi đóng cửa có thể xây dựng thành các công viên,
các sân chơi, sân vận động, công viên giáo dục, sân golf, hay các công trình
phục vụ nghỉ ngơi giải trí (recreational facilities). Ví dụ, ở Hoa Kỳ có các sân
vận động Denver, Colorado, Mout Transhmore có nguồn gốc là các BCL.
Tuy nhiên, các BCL hợp vệ sinh cũng có một số nhược điểm sau:
Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đòi hỏi diện tích đất lớn. Một thành phố đông
dân cư, có số lượng rác thải càng nhiều thì diện tích bãi thải càng lớn. Người
ta ước tính một thành phố có quy mô 10.000 dân thì lượng rác thải mỗi năm
có thể lấp đầy diện tích 1 hecta với chiều sâu 3m.
Các lớp đất phủ ở các BCL hợp vệ sinh thường hay bị gió thổi và phát tán đi xa.
Các BCL hợp vệ sinh thường sinh ra các khí CH
4
hoặc khí H
2
S độc hại có khả
năng gây cháy nổ hay gây ngạt. Tuy nhiên khí CH
4
có thể được thu hồi để
làm khí đốt.
Nếu không xây dựng và quản lý tốt có thể gây ra ô nhiễm nước ngầm và ô
nhiễm không khí.
Hoạt động của các vi sinh vật liên quan đến sự hình thành mêtan trong BCL hợp vệ
sinh xảy ra qua 5 giai đoạn. Tuy nhiên, cách phân chia này chỉ mang tính tương đối
bởi vì trong quá trình phân huỷ không bao giờ xảy ra theo từng giai đoạn một, mà
những sản phẩm sinh ra từ giai đoạn trước sẽ được sử dụng làm nguyên liệu cho giai
đoạn tiếp theo cho đến khi tạo thành sản phẩm cuối cùng của quá trình phẩn huỷ.
Giai đoạn I: Giai đoạn thích nghi
Giai đoạn này có thể kéo dài từ một vài ngày cho đến vài tháng, phụ thuộc vào tốc
độ phân hủy CTR trong BCL, Trong giai đoạn này, các thành phần hữu cơ dễ phân
hủy sẽ bị phân hủy sinh học trước. Sự phân hủy sinh học xảy ra dưới điều kiện hiếu
khí bởi vì một lượng không khí bị giữ lại trong BCL. Nguồn vi sinh vật (cả kỵ khí
lẫn hiếu khí) chủ yếu chịu trách nhiệm phân hủy chất thải có trong đất dùng làm vật
liệu bao phủ mỗi ngày hoặc lớp đất phủ cuối cùng khi đóng cửa BCL. Bên cạnh đó,
bùn từ trạm xử lý nước thải được đổ bỏ cùng với CTR sinh hoạt, nước rò rỉ tuần
hoàn cũng là nguồn vi sinh vật cần thiết cho sự phân hủy.
Giai đoạn II: Giai đoạn chuyển pha
Trong giai đoạn II, hàm lượng oxy trong BCL giảm dần và điều kiện kị khí bắt đầu
hình thành. Khi môi trường trong BCL trở nên kị khí hoàn toàn, nitrat và Sunfat –
các chất đóng vai trò là chất nhận điện tử trong các phản ứng chuyển hóa sinh học –
thường bị khử thành N
2
và H
2
S.
Sự gia tăng mức độ kị khí trong môi trường bên trong BCL có thể kiểm soát được
bằng cách đo điện thế oxy hoá khử của chất thải. Quá trình khử nitrat và Sunfat xảy
ra ở điều kiện oxy hoá khử trong khoảng từ –50 đến –100mV. Khí CH
4
được tạo
thành khi điện thế oxy hoá khử dao động trong khoảng từ –150 đến –300mV. Khi
điện thế oxy hoá khử tiếp tục giảm, tập hợp vi sinh vật chuyển hoá các chất hữu cơ
có trong CTR thành CH
4
và CO
2
bắt đầu chuyển sang giai đoạn III bước đầu chuyển
hóa các chất hữu cơ phức tạp thành các axit hữu cơ và các sản phẩm trung gian. Ở
21
giai đoạn này, pH của nước rò rỉ bắt đầu giảm do sự có mặt của axit hữu cơ và ảnh
hưởng của khí CO
2
sinh ra trong BCL.
Giai đoạn III: Lên men axit
Với sự tham gia của tập hợp vi sinh vật hình thành ở giai đoạn II, tốc độ tạo thành
các axit hữu cơ tăng nhanh.
Bước đầu tiên ở giai đoạn này liên quan đến quá trình thủy phân các hợp chất cao
phân tử (lipid, polysacchrides, proteins, nucleic axits) nhờ các enzym trung gian
thành các hợp chất đơn giản hơn thích hợp cho các vi sinh vật sử dụng làm nguồn
cung cấp năng lượng và carbon cho tế bào của chúng.
Bước thứ 2 là quá trình lên men axit, xảy ra sự biến đổi các hợp chất đã hình thành ở
bước trên thành các chất trung gian phân tử lượng thấp hơn mà đặc trưng là axit
acetic, một phần nhỏ axit fulvic và một số axit hữu cơ khác. Khí CO
2
là khí chủ yếu
hình thành trong giai đoạn III, một lượng nhỏ H
2
S cũng được hình thành. Vi sinh vật
hoạt động trong giai đoạn chủ yếu là tuỳ tiện và yếm khí nghiêm ngặt. pH của nước rò
rỉ lúc này giảm xuống đến giá trị < 5 do sự có mặt của axit hữu cơ và CO
2
trong BCL.
BOD
5
, COD và độ dẫn điện tăng lên đáng kể trong giai đoạn này do sự hòa tan các
axit hữu cơ vào trong nước rò rỉ. Do pH của nước rò rỉ thấp nên một số thành phần vô
cơ, chủ yếu là kim loại nặng sẽ bị hòa tan trong giai đoạn này. Nhiều thành phần dinh
dưỡng cơ bản cũng được loại ra BCL do bị hòa tan vào nước rò rỉ. Nếu không tuần
hoàn nước rò rỉ thì các thành phần dinh dưỡng sẽ bị rửa trôi khỏi BCL.
Giai đoạn IV: Lên men metan
Trong giai đoạn này, nhóm vi sinh vật thứ hai sẽ chuyển hóa axit acetic và H
2
hình
thành từ giai đoạn trước thành CH
4
và CO
2
. Chúng là nhóm vi sinh vật kỵ khí nghiêm
ngặt được gọi là vi khuẩn metan , chiếm ưu thế trong giai đoạn này. Sự hình thành
metan và axit diễn ra đồng thời, mặc dù sự hình thành axit giảm đáng kể. Do các axit
và hydrogen bị chuyển hóa thành CH
4
và CO
2
nên pH của nước rò rỉ tăng lên đạt giá
trị trung tính từ 6.8 đến 8. Giá trị BOD
5
, COD, nồng độ kim loại nặng và độ dẫn điện
nước rò rỉ giảm xuống. Tuy nhiên, trong nước rò rỉ vẫn còn chứa một số ion kim loại.
Giai đoạn V: Giai đoạn ổn định
Giai đoạn ổn định xảy ra sau khi các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học được chuyển
hoá thành CH
4
và CO
2
trong giai đoạn IV. Khi lượng ẩm tiếp tục thấm vào phần chất
thải mới thêm vào, quá trình chuyển hoá lại tiếp tục xảy ra.Tốc độ sinh khí sẽ giảm
xuống đáng kể trong giai đoạn này vì hầu hết các chất dinh dưỡng sẵn có đã bị rửa
trôi theo nước rò rỉ trong các giai đoạn trước đó và các chất còn lại hầu hết là các
chất có khả năng phân hủy sinh học chậm. Khí sinh ra chủ yếu trong giai đoạn này là
CH
4
và CO
2
. Trong suốt giai đoạn ổn định, nước rò rỉ thường chứa axit humic và
axit fulvic rất khó cho quá trình sinh học diễn ra tiếp.
22
Hình 2.1. Cấu trúc hoàn chỉnh của bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Hình 2.2. Một góc nhìn của bãi chôn lấp hợp vệ sinh
23
Hình 2.3. Mặt cắt của bãi chơn lấp hợp vệ sinh
Hình 2.4. Cấu tạo của ơ chơn lấp hợp vệ sinh
24
Lớp sét chống thấm (0,6m)
Lớp sỏi + đường ống (0,2m)
Lớp đáy
chống thấm
⊕ ⊕ ⊕ ⊕ ⊕ ⊕ ⊕
⊕ ⊕ ⊕ ⊕
Lớp chống thấm HDPE 1.5mm
Lớp cát (0,2m)
Lớp vải đòa chất 1
Lớp đất bảo vệ (0,3m)
Lớp rác thứ 1 (2m/lớp)
Lớp phủ trung gian (0,2m)
Lớp rác thứ n (2m)
Lớp đất (0,6m)
Lớp vải đòa chất
Lớp chống thấm HDPE 1mm
Lớp cát thoát nước
Lớp đất trồng cỏ
Lớp phủ bề
mặt
Ống thu khí
Lớp rác thứ n -1
Lớp vải đòa chất 2
`
Lớp rác
và đất phủ
Bảng 2.2. Tham khảo một số cơng trường chơn lấp rác hợp vệ sinh tại TP.HCM
Tên
Diện tích
(ha)
Cơng suất
(tấn rác)
Suất đầu tư
(đồng/tấn)
Chi phí vận
hành
(đồng/tấn)
Chi phí
xử lý
(đồng/tấn)
Đơng
Thạnh
40 14.502.485 35.461,00 27.107,38 62.568,38
Gò Cát 25 3.650.000 71.506,80 35.000,00 106.506,80
Tam Tân 500 – 1.000 2.628.000 83.193,00 27.107,38 110.300,38
Đa Phước 200 2.518.500 36.400,00 51.715,00 88.115,00
Nguồn: Tổng hợp từ các dự án
b. Sản xuất phân rác
Các cơng nghệ xử lý sinh học rác đơ thị gồm phân hủy kỵ khí và ủ hiếu khí. Bản
chất chung của cả hai q trình trên là sử dụng các vi sinh vật để ổn định các thành
phần hữu cơ có trong rác trước khi đem đi sử dụng hoặc xử lý tiếp.
Rác hữu cơ
có thể
phân hủy
sinh học
Ủ hiếu khí
(composting)
Chôn lấp
Khí thải
Phân hữu cơ
Phân hủy kỵ
khí
Chôn lấp
Nước thải (nước
rỉ rác)
Khí thải
(biogas)
Rác ổn đònh
để cải tạo đất
Nhiệt,
Năng lượng
Hình 2.5. Các dòng vật chất chính trong q trình xử lý sinh học các hợp chất
hữu cơ có thể phân hủy sinh học trong rác đơ thị
b.1. Cơng nghệ xử lý kỵ khí
Phân hủy kỵ khí xảy ra tự nhiên ở bất cứ nơi nào có hàm lượng cao các chất hữu cơ
ẩm được tích tụ trong trường hợp thiếu oxy hòa tan. Các vi khuẩn kỵ khí phân hủy
các hợp chất hữu cơ tạo ra CO
2
và CH
4
. Khí CH
4
có thể thu gom và sử dụng như một
25