Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.69 KB, 11 trang )

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2009 - 2010

Môn thi: NGỮ VĂN - THPT BẢNG A
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (6,0 điểm).
Anh, chị hãy viết một bài văn nghị luận ngắn gọn bàn về ý kiến cho rằng:
Cuộc đời là biển cả, ai không bơi sẽ chìm.
Câu 2 (7,0 điểm).
“Chữ” trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một yếu tố nghệ thuật góp phần
khắc họa vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.
Ý kiến của anh, chị?
Câu 3 (7,0 điểm).
Khi đánh giá về thơ trữ tình, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: “Thơ hay là thơ giản dị, xúc
động và ám ảnh.”
Anh, chị hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến đó qua bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy./.

ĐÒ LÈN
Nguyễn Duy
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần(1)
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị(2)
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng(3)
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn(4) lảo đảo bóng cô đồng
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực
giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần
cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng


cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm
Bom Mỹ giội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
Đề thi chính thức
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
Chú giải: (1), (2), (3): Các địa danh ở Thanh Hoá, vùng quê của tác giả.
(4)Hát văn (còn gọi Hát chầu văn), hát có đàn hoà theo, để ca tụng thần thánh khi cúng bái hay lên đồng.
(Theo Ngữ văn 12, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục - 2008, trang 148,
149)
- - - Hết - - -
SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2009 - 2010
HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn thi: NGỮ VĂN - THPT BẢNG A
(Hướng dẫn và biểu điểm gồm 04 trang)
I. Hướng dẫn chung
1. Là kỳ thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn nên giám khảo(GK) cần nắm bắt được nội dung
trình bày trong từng câu của bài làm để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh.
Chủ động vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm thi, cân nhắc từng trường hợp cụ thể, không
đếm ý để cho điểm.
2. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, giám khảo vẫn
cho đủ điểm như hướng dẫn qui định. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo và

thật sự có “chất văn” .
3. Điểm toàn bài 20, hướng dẫn chấm thi chỉ quy định một số mức cơ bản, các mức điểm khác
GK căn cứ thực tế vào bài làm của thí sinh để chấm và làm tròn điểm số đến 0,5.
II. Đáp án và thang điểm
Câu 1 (6,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, có sự vận dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác
nghị luận như: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt
lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Ưu tiên những bài viết thể hiện dẫn chứng
từ trải nghiệm của bản thân…
b) Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể nêu những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục. Trên cơ sở xác định đúng vấn đề cần nghị luận là viết về một quan
niệm nhân sinh mang tính hai mặt, thí sinh phải có vốn kiến thức, hiểu biết đời sống xã hội sâu
rộng, nhằm thuyết phục thấu đáo những ý kiến của mình nêu ra. Sau đây là những gợi ý:
1. Giải thích ý kiến:
9 - 1983
- Cuộc sống vốn mênh mông, phức tạp, khi bình yên, khi sóng gió…(như biển cả)
- Con người muốn thành công, muốn đi tới đích phải luôn cố gắng bằng chính sức lực của
mình…(bơi)
2. Bàn luận:
- Cuộc sống vốn phức tạp, đầy khó khăn và thử thách…nên để đạt được thành công, con
người cần phải nỗ lực, cố gắng…
- Tuy nhiên, không phải khi nào sự cố gắng của mình cũng đều đem đến sự thành công, mà
còn phụ thuộc vào những yếu tố khách quan khác như cơ hội, sự may mắn… Và cũng có không
ít những trường hợp không “bơi” vẫn không “chìm” vì đã có “phao”…
- Nhưng nhìn chung, những thành công trong cuộc sống chủ yếu đều là kết quả của những nỗ
lực lớn lao…
3. Bài học bản thân
- Quan niệm trên có tác dụng động viên, cổ vũ con người luôn nỗ lực, cố gắng vươn lên trong

cuộc sống…
- Phương hướng, hành động nỗ lực của bản thân…
c) Cách cho điểm:
- Điểm 6: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt kém.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu 2 (7, 0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tích những nét
đặc sắc của tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nội dung, nghệ thuật của“Chữ người tử tù”, về phong cách
nghệ thuật của Nguyễn Tuân…thí sinh hiểu được trong tác phẩm đó, yếu tố “chữ” đã góp phần
quan trọng trong việc khắc hoạ vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao và thể hiện quan niệm
thẩm mỹ của tác giả. Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách, sử dụng nhiều phương
thức nghị luận khác nhau song cần hợp lý, chặt chẽ, thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
1. Nêu vài nét về vai trò của các chi tiết, các yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm văn học, về
tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Chữ người tử tù” và nhấn mạnh trong tác phẩm “Chữ người
tử tù”, để góp phần làm nổi bật vẻ đẹp Huấn Cao và bộc lộ tư tưởng chủ đề tác phẩm, có nhiều
yếu tố (thời gian - không gian nghệ thuật, hoàn cảnh, tình huống…) trong đó “chữ” là một yếu
tố quan trọng…
2. Vai trò của yếu tố “chữ” trong việc khắc hoạ vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao :
- “Chữ” ở đây là “chữ” thánh hiền, là nghệ thuật thư pháp, là cái Đẹp “vang bóng một
thời”. “Chữ” trong tác phẩm là chữ của người tử tù, một người có tài hoa tuyệt đỉnh, khí phách
phi thường, thiên lương đẹp đẽ nhưng bị khép vào tội chết.
- “Nét chữ là nết người” – “chữ” trong tác phẩm là nơi hội tụ vẻ đẹp của hình tượng nhân vật
Huấn Cao.
+ “Chữ” là sản phẩm của cái Tài ( “cái người mà cả vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen có tài viết

chữ rất nhanh và rất đẹp”, “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”…)
+ “Chữ” là nơi gửi gắm, chứa đựng cái Tâm ( “Chữ thì quý thật”, “ Đời ta cũng mới viết
có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân”…→ Yêu chữ là yêu nghệ
thuật thư pháp, yêu
cái Đẹp, chữ nối kết những tấm lòng đẹp…)
+ “Chữ” là nơi lộ diện cái Dũng ( “những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái
hoài bão tung hoành của một đời con người”…)
3. Đánh giá :
- “Chữ” là một yếu tố quan trọng, xuyên suốt tác phẩm, là tâm điểm “phát sáng” vẻ đẹp của
Huấn Cao. Chữ được xây dựng như một biểu tượng cho cái Đẹp trong quan niệm thẩm mỹ của
Nguyễn Tuân.
- Qua việc xây dựng yếu tố “chữ”, người đọc thấy được sự độc đáo, tài hoa trong việc lựa
chọn các chi tiết, yếu tố nghệ thuật của Nguyễn Tuân; thấy được quan niệm duy mỹ của Nguyễn
Tuân không chỉ ở hình thức tác phẩm mà còn ở nội dung tư tưởng tiến bộ tích cực.
c) Cách cho điểm:
- Điểm 7: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 5: Trình bày được hai phần ba yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, đôi chỗ còn sơ sài, mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày quá sơ sài, diễn đạt kém.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu 3 (7, 0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng các kĩ năng, các thao tác nghị luận để giải
thích ý kiến cũng như phân tích bài thơ trên cơ sở định hướng của ý kiến đã cho. Kết cấu chặt
chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về thơ, thí sinh hiểu được nội dung cơ bản ý kiến của nhà thơ
Trần Đăng Khoa: đề cao vai trò các yếu tố làm nên một bài thơ hay…từ đó phân tích bài thơ
“Đò Lèn” của Nguyễn Duy để chứng minh ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn… Có thể thí sinh
có những suy nghĩ riêng, theo nhiều cách khác nhau (giải thích xong rồi chứng minh, hoặc vừa

giải thích vừa phân tích bài thơ để chứng minh…) song cần hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục… Sau
đây là một số gợi ý:
1./ Giải thích ý kiến:
- Thơ giản dị là thơ không cầu kì về hình thức hoặc đã tinh lọc hình thức đến mức đơn giản,
đây là một yêu cầu, cũng là một phẩm chất quan trọng của thơ…
- Thơ là sự thể hiện thế giới nội tâm sâu sắc nhất của nhà thơ. Những cảm xúc chân thành,
mãnh liệt sâu sắc đó sẽ tác động, sẽ làm rung động trái tim của người đọc nhiều thế hệ, nhiều
thời đại…Nói thơ hay là thơ xúc động là muốn nói tới sức truyền cảm chân thành, mãnh liệt
trong thơ tác động đến thế giới tâm hồn của người đọc…
- Ám ảnh trong thơ là những ấn tượng mạnh mẽ, những dư ba đọng lại trong lòng người đọc
về cái hay trong hình thức và nội dung thơ. Những ám ảnh đó không chỉ nhất thời mà còn làm
thổn thức trái tim người đọc bao thế hệ…
2./ Phân tích bài thơ Đò lèn để chứng minh:
- Nêu khái quát vài nét về tác giả Nguyễn Duy, về bài thơ và khẳng định Đò Lèn là một bài
thơ giản dị, xúc động và ám ảnh…
- “Đò Lèn” của Nguyễn Duy là một bài thơ giản dị: Giản dị ở đề tài (viết về quê hương), ở
ngôn ngữ, hình ảnh, ở cấu tứ (cấu tứ theo mạch hồi tưởng)…(Dẫn chứng)
- “Đò Lèn” của Nguyễn Duy là một bài thơ xúc động: Xúc động ở kí ức tuổi thơ, ở những
ấn tượng và ý nghĩ của nhân vật trữ tình gắn với làng quê, với người bà thân yêu…(dẫn
chứng). Đó là những kí ức, những ý nghĩ trong sáng, hồn nhiên, chân thực và thành thực…
của nhà thơ, rất đáng quý, đáng yêu…Những ký ức, ý nghĩ đó đã chạm tới một “miền nhớ”
trong sâu thẳm trái tim con người nên có sức lay động tâm hồn độc giả…(dẫn chứng)
- “Đò Lèn” của Nguyễn Duy là một bài thơ ám ảnh:
+ Sức ám ảnh của bài thơ trước hết ở hình ảnh người bà trong ký ức của nhân vật trữ
tình gần gũi, chân thực mà mạnh mẽ trong một thế giới pha trộn những cái hoang tưởng ngọt
ngào với cái thực tế trần trụi, nhuốm vị chua chát …(dẫn chứng)
+ Sức ám ảnh của bài thơ còn ở những suy ngẫm, triết lí và cả sự sám hối của nhân vật
trữ tình trong bài thơ, gợi rất nhiều day dứt, ám ảnh cho chúng ta - những độc giả yêu mến bài
thơ này…(dẫn chứng)
+ Sức ám ảnh còn ở những hình ảnh, từ ngữ, cách kết thúc mà lại “mở” ra những trăn

trở, dư ba trong lòng người đọc….(dẫn chứng)
3. Đánh giá chung:
- Ý kiến của Trần Đăng Khoa là hoàn toàn chính xác, điều đó cho thơ một khả năng tồn tại
vượt mọi thử thách của thời gian, không gian. “Đò Lèn” là một bài thơ như thế…
- Ba yếu tố của thơ hay góp phần làm nên phong cách nhà thơ - dấu ấn riêng không thể lẫn
giữa sự phong phú, đa dạng của muôn vàn tài năng thơ…
c) Cách cho điểm:
- Điểm 7: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 5: Trình bày được hai phần ba các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được gần một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày quá sơ sài, diễn đạt kém.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
HẾT
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2009 - 2010

Môn thi: NGỮ VĂN - THPT BẢNG B
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (6,0 điểm).
Anh, chị hãy viết một bài văn nghị luận ngắn gọn bàn về ý kiến cho rằng:
Cuộc đời là biển cả, ai không bơi sẽ chìm.
Câu 2 (7,0 điểm).
Sức hấp dẫn của cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân?
Câu 3 (7,0 điểm).
Khi đánh giá về thơ trữ tình, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: “Thơ hay là thơ giản dị, xúc
động và ám ảnh.”
Anh, chị hiểu ý kiến trên như thế nào?
Phân tích một bài thơ thuộc giai đoạn văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế
kỉ XX trong chương trình Ngữ Văn 12 mà anh, chị cho là giản dị, xúc động và ám ảnh ./.

- - - Hết - - -
Đề thi chính thức
SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2009 - 2010
HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn thi: NGỮ VĂN - THPT BẢNG B
(Hướng dẫn và biểu điểm gồm 03 trang)
I. Hướng dẫn chung
4. Là kỳ thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn nên giám khảo(GK) cần nắm bắt được nội dung trình bày
trong từng câu của bài làm để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh. Chủ động vận
dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm thi, cân nhắc từng trường hợp cụ thể, không đếm ý để cho điểm.
5. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, giám khảo vẫn cho đủ
điểm như hướng dẫn qui định. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo và thật sự có
“chất văn” .
6. Điểm toàn bài 20, hướng dẫn chấm thi chỉ quy định một số mức cơ bản, các mức điểm khác GK căn
cứ thực tế vào bài làm của thí sinh để chấm và làm tròn điểm số đến 0,5.
II. Đáp án và thang điểm
Câu 1 (6,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, có sự vận dụng kết hợp nhuần
nhuyễn các thao tác nghị luận như: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ Kết cấu chặt
chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Ưu tiên những bài viết thể hiện dẫn
chứng từ trải nghiệm của bản thân…
b) Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể nêu những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí,
chặt chẽ, thuyết phục. Trên cơ sở xác định đúng vấn đề cần nghị luận là viết về một quan niệm nhân
sinh mang tính hai mặt, thí sinh phải có vốn kiến thức, hiểu biết đời sống xã hội sâu rộng, nhằm thuyết
phục thấu đáo những ý kiến của mình nêu ra. Sau đây là những gợi ý:
1. Giải thích ý kiến:
- Cuộc sống vốn mênh mông, phức tạp, khi bình yên, khi sóng gió…(như biển cả)
- Con người muốn thành công, muốn đi tới đích phải luôn cố gắng bằng chính sức lực của mình…

(bơi)
2. Bàn luận:
- Cuộc sống vốn phức tạp, đầy khó khăn và thử thách…nên để đạt được thành công, con người
cần phải nỗ lực, cố gắng…
- Tuy nhiên, không phải khi nào sự cố gắng của mình cũng đều đem đến sự thành công, mà còn
phụ thuộc vào những yếu tố khách quan khác như cơ hội, sự may mắn… Và cũng có không ít những
trường hợp không “bơi” vẫn không “chìm” vì đã có “phao”…
- Nhưng nhìn chung, những thành công trong cuộc sống chủ yếu đều là kết quả của những nỗ lực
lớn lao…
3. Liên hệ bản thân
- Quan niệm trên có tác dụng động viên, cổ vũ con người luôn nỗ lực, cố gắng vươn lên trong
cuộc sống…
- Phương hướng, hành động của bản thân…
c) Cách cho điểm:
- Điểm 6: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt kém.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu 2 (7, 0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu, các kĩ năng, thao tác nghị luận
khác nhau để lí giải vấn đề. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở nắm được những nét chính về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Chữ người tử tù” ở các
phương diện phong cách, nội dung, nghệ thuật…thí sinh cần thấy được Huấn Cao cho chữ là một cảnh
đặc sắc trong tác phẩm tập trung tô đậm vẻ đẹp hình tượng nhân vật, làm rõ tư tưởng chủ đề tác phẩm
và thể hiện tài năng nghệ thuật của nhà văn. Bài viết của thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách và
thể hiện những cảm nhận riêng của mình về sức hấp dẫn của cảnh cho chữ. Sau đây là một số gợi ý .
1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và tình huống dẫn đến cảnh cho chữ.

Khẳng định cảnh cho chữ là một cảnh đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn.
2. Sức hấp dẫn của cảnh cho chữ :
- Sức hấp dẫn của nội dung :
+ Không gian, thời gian cho chữ đặc biệt, khác thường… (dẫn chứng)
+ Cảnh cho chữ vừa gợi không khí cổ kính, huyền ảo, vừa trang trọng thiêng liêng… Người cho chữ
và người nhận chữ có sự đổi ngôi đặc biệt…(dẫn chứng)
+ Lời khuyên của Huấn Cao và thái độ phục thiện, phục mỹ của quản ngục…(dẫn chứng)
- Sức hấp dẫn ở nghệ thuật :
+ Dựng cảnh bằng thủ pháp đối lập, tương phản để tạo kịch tính…(dẫn chứng)
+ Dùng thủ pháp điện ảnh để tạo hình khối, màu sắc và dựng cảnh…(dẫn chứng)
+ Sử dụng bút pháp trữ tình khơi sâu vào tâm hồn nhân vật…(dẫn chứng)
+ Sử dụng ngôn ngữ sáng tạo Sử dụng từ ngữ cổ để tạo không khí cổ kính, thiêng liêng…(dẫn
chứng)
3. Đánh giá:
- Cảnh cho chữ là một cảnh đặc sắc góp phần tô đậm vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao, Quản
ngục…từ đó bộc lộ rõ quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân.
- Qua cảnh cho chữ ta thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Từ đó hiểu rõ hơn đặc điểm
của truyện lãng mạn.
c) Cách cho điểm:
- Điểm 7: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 5: Trình bày được hai phần ba yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được gần một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày quá sơ sài, diễn đạt kém.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu 3 (7, 0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng các kĩ năng, các thao tác nghị luận để giải thích ý
kiến và phân tích bài thơ trên cơ sở định hướng của ý kiến đã cho. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát;
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về thơ, thí sinh hiểu được nội dung cơ bản ý kiến của nhà thơ Trần
Đăng Khoa: đề cao vai trò các yếu tố làm nên một bài thơ hay… từ đó phân tích bài thơ “Đò Lèn” của
Nguyễn Duy để chứng minh ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn… Có thể thí sinh có những suy nghĩ
riêng, theo nhiều cách khác nhau (giải thích xong rồi chứng minh, hoặc vừa giải thích vừa phân tích bài
thơ để chứng minh…) song cần hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục… Sau đây là một số gợi ý:
1./ Giải thích ý kiến:
- Thơ giản dị là thơ không cầu kì về hình thức hoặc đã tinh lọc hình thức đến mức đơn giản, đây là
một yêu cầu, cũng là một phẩm chất quan trọng của thơ…
- Thơ là sự thể hiện thế giới nội tâm sâu sắc nhất của nhà thơ. Những cảm xúc chân thành, mãnh liệt,
sâu sắc đó sẽ tác động, sẽ làm rung động trái tim của người đọc nhiều thế hệ, nhiều thời đại…Nói thơ
hay là thơ xúc động là muốn nói tới sức truyền cảm chân thành, mãnh liệt trong thơ tác động đến thế
giới tâm hồn của người đọc…
- Ám ảnh trong thơ là những ấn tượng mạnh mẽ, những dư ba đọng lại trong lòng người đọc về cái
hay trong hình thức và nội dung thơ. Những ám ảnh đó không chỉ nhất thời mà còn làm thổn thức trái
tim người đọc bao thế hệ…
2./ Chọn và phân tích một bài thơ thuộc giai đoạn văn học sau Cách mạng tháng Tám trong chương
trình Ngữ văn 12
- Yêu cầu thí sinh phải biết chọn đúng, chọn “đắt” một tác phẩm thơ hay thật sự mà đặc biệt bài thơ
đó phải là giản dị, xúc động và ám ảnh…
- Trong quá trình nghị luận cần làm rõ bài thơ đó giản dị, xúc động, ám ảnh trên các phương diện nội
dung, nghệ thuật… như thế nào…
c) Cách cho điểm:
- Điểm 7: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 5: Trình bày được hơn một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được gần một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày quá sơ sài, diễn đạt kém.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
HẾT
SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2009 - 2010


Môn thi: NGỮ VĂN - BỔ TÚC THPT
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (6,0 điểm).
Anh, chị viết một bài văn nghị luận ngắn gọn bàn về ý kiến cho rằng:
Cuộc đời là biển cả, ai không bơi sẽ chìm.
Câu 2 (7,0 điểm).
Sức hấp dẫn ở cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân?
Câu 3 (7,0 điểm).
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua đoạn thơ sau đây:
“…Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
(Sóng của Xuân Quỳnh - Theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục – 2008, trang 155, 156)
- - - Hết - - -
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
Đề thi chính thức

×