Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giáo án dạy thêm sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.7 KB, 25 trang )

TRƯỜNG THCS LIÊN ĐỒNG
KẾ HOẠCH DẠY THÊM HỌC KỲ I
(Môn Sinh học 9. Năm học 2014 – 2015)
TT Tiết Nội dung
Buổi 1
1
Chương I
Các thí nghiệm của Men đen
Lai một cặp tính trạng
2
Lai hai cặp tính trạng
3
Bài tập về lai một cặp tính trạng
Buổi 2
4
Chương II
Nhiễm Sắc Thể
NST, Nguyên phân, giảm phân
5
Bài tập về nguyên phân, giảm phân
6
Di truyền giới tính và di truyền liên kết.
Buổi 3
7
Chương III
AND và Gen
ADN
8
ARN
9
Protein


Buổi 4
10
Chương IV
Biến Dị
Đột biến gen
11
Đột biến NST
12
Chương V
Di truyền học Người
Diễn Liên ngày 10 tháng 9 năm 2014
Duyệt của BGH Người lập kế hoạch
Trần Ngọc Lương
TRƯỜNG THCS LIÊN ĐỒNG
KẾ HOẠCH DẠY THÊM HỌC KỲ II
(Môn Sinh học 9. Năm học 2014 – 2015)
TT Tiết Nội dung
Buổi 1
1
Chương VI
Ứng dụng di truyền học
Công nghệ tế bào
Công nghệ gen
2
Hiện tượng thoái hóa
3
Ưu thế lai
Buổi 2
4
Chương I

Sinh vật và môi trường
Môi trường và các nhân tố sinh thái
5
Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
6
Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm
Buổi 3
7
Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Chương II
Hệ sinh thái
8
Quần thể sinh vật, Quần thể người
9
Quần xã sinh vật
Buổi 4
10
Hệ sinh thái
11
Chương III
Tác động của con người đối với môi trường
Ô nhiễm môi trường
12
Chương IV
Sử dụng hợp lí tài nguyên
Khôi phục và gìn giữ thiên nhiên hoang dã
Luật bảo vệ môi trường
Diễn Liên ngày 10 tháng 9 năm 2014
Duyệt của BGH Người lập kế hoạch
Trần Ngọc Lương

Buổi 1. Ngày soạn: 09/10/2014
CHƯƠNG I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN
I. Lý thuyết.
1. Nội dung của phương pháp phân tích thế hệ lai của Men đen?
- Lai các cơ thể bố và mẹ khác nhau về một vài cặp tính trạng rồi theo dõi sự di truyền của từng
cặp tính trạng ở các thế hệ con cháu của từng cặp bố mẹ.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính
trạng.
2. Cặp tính trạng tương phản là gì? Lấy ví dụ minh họa? Thế nào là kiểu gen, kiểu hình?
- Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính
trạng. Ví dụ: Da đen, da trắng, tóc quăn, tóc thẳng…
- Kiểu gen là toàn bộ các gen trong cơ thể.
- Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng trên cơ thể sinh vật.
3. Phát biểu nội dung của quy luật phân li? Ý nghĩa của tương quan trội lặn trong sản xuất?
- Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về
một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở giao tử thuần chủng của P.
- Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến, thông thường tính trạng trội là các tính trạng tốt còn
tính trạng lặn là tính trạng xấu.
+ Trong sản xuất cần phát hiện các tính trạng trội và và tập trung các gen trội vào một kiểu gen để
tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.
+ Để tránh xuất hiện các tính trạng xấu cần phải kiểm tra độ thuần chủng của giống trước khi đưa
vào sản xuất.
4. Phép lai phân tích là gì? Mục đích của phép lai phân tích? Trong sản xuất người ta sử
dụng phép lai phân tích để làm gì, vì sao?
- Phép lai phân tích: Phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn.để
kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội.
+ Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội.
+ Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
- Mục đích: Kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp (thuần
chủng hay không thuần chủng)

- Để kiểm tra độ thuần chủng của giống. Vì giống không thuần chủng, khi đưa vào sản xuất sẽ
xuất hiện các tính trạng xấu làm năng suất giảm.
5. Căn cứ vào đâu Men đen cho rằng các cặp tính trạng đã di truyền độc lập nhau? Nêu nội
dung và ý nghĩa của quy luật phân li độc lập?
- Căn cứ vào kết quả ở F2, tỷ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ của các tính trạng tạo thành nó.
- Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
- Ý nghĩa:
+ Quy luật phân li độc lập đã chỉ ra một trong những nguyên nhân của sự xuất hiện biến dị tổ hợp:
Đó là do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh
giao tử và thụ tinh.
+ BDTH làm cho sinh vật phong phú và đa dạng, BDTH là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và
tiến hóa.
6. Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Nguyên nhân xuất hiện
và ý nghĩa của biến dị tổ hợp?
- BDTH là sự tổ hợp lại các tính trạng vốn có của bố mẹ làm xuất hiện các kiểu hình mới. Kiểu
hình này gọi là BDTH.
- Hình thức SSHT.
- Nguyên nhân: Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh
giao tử và thụ tinh.
- Ý nghĩa: BDTH làm cho sinh vật phong phú và đa dạng, BDTH là nguồn nguyên liệu cho chọn
giống và tiến hóa.
7. Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính, BDTH lại phong phú hơn ở các loài sinh sản vô tính?
- Vì trong cơ thể có rất nhiêù gen, các gen thường ở thể dị hợp.
- Ở các loài sinh sản hữu tính do có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá
trình phát sinh giao tử và thụ tinh đã tạo ra vô số kiểu gen và kiểu hình khác nhau làm xuất hiện
nhiều BDTH.
- Ở sinh vật sinh sản vô tính thì không có quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Cơ thể con được
tạo ra từ 1 phần của cơ thể mẹ nguyên phân nên không xuất hiện biến dị tổ hợp.
II. Bài tập.
1. Cho cà chua quả đỏ thuần chủng lai với cây cà chua quả vàng thuần chủng được F

1
toàn quả đỏ.
a. Xác định kết quả ở F
2
khi cho các cây F
1
tự thụ phấn?
b. Kết quả thu được sẽ như thế nào nếu cho cây cà chua quả đỏ dị hợp lai phân tích?
2. Ở cà chua, tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng. Xác định kết quả ở F
1
khi cho
các cây quả đỏ lai phân tích?
3. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ; gen a quy định quả vàng. Lai cà chua quả đỏ với cà chua
quả vàng được kết quả như thế nào. Làm thế nào để xác định được cà chua quả đỏ thuần chủng?
Buổi 2 Ngày soạn: 14/10/2014
CHƯƠNG II. NST, NGUYÊN PHÂN, GIẢM PHÂN
I. Lý thuyết:
1. Cho ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST? Chức năng của NST?
- Cho ví dụ về tính đặc trưng của NST:
+ Đặc trưng về số lượng: Người 2n = 46, ruồi giấm 2n = 8.
+ Đặc trưng về hình dạng: Hình que, hình hạt, hình chữ V. + Đặc trưng về kích thước và cấu trúc.
- Chức năng:
+ Là cấu trúc mang gen quy định tính trạng.
+ Có khả năng bị biến đổi có thể làm biến đổi các kiểu hình cơ thể.
+ Có khả năng tự nhân đôi (nhờ sự nhân đôi của AND) làm cho các gen được nhân lên và được di
truyền lại cho các thế hệ sau.
2. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và đơn bội.
Trong TB sinh dưỡng:
+ Các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng
(giống nhau về hình thái, kích thước), 1 NST

có nguồn gốc từ bố, một NST có nguồn gốc
từ mẹ.
+ Các gen trên NST cũng tồn tại thành từng
cặp tương ứng.
Trong TB sinh dục (giao tử):
+ Các NST tồn tại thành từng chiếc, chỉ
mang một nguồn gốc.
+ Các gen không tồn tại thành cặp.
3. Cấu trúc điển hình của NST được nhìn rõ nhất ở kỳ nào? Mô tả cấu trúc đó?
- Cấu trúc: Điển hình ở kỳ giữa khi NST xoắn cực đại.
- NST ở dạng kép, gồm hai nhiễm sắc tử chị em ( cromatit) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ
nhất), chia thành 2 cánh. Một số NST còn có eo thứ hai.
- Mỗi cromatit bao gồm chủ yếu 1 phân tử ADN và protein lại histon.
4. Sự khác nhau cơ bản của hoạt động NST trong nguyên phân và giảm phân?
Nguyên phân Giảm phân
- Kỳ đầu: Không có tiếp hợp và bắt chéo NST.
- Kỳ giữa: các NST kép xếp thành 1 hàng.
- Kỳ sau: 2 cromatit tách nhau và phân li đồng
đều về 2 cực của TB.
- Kỳ cuối: các NST duỗi xoắn.
- Kỳ đầu 1: có tiếp hợp và bắt chéo NST.
- Kỳ giữa 1: các NST kép xếp thành 2 hàng.
- Kỳ sau 1: 2 NST kép trong từng cặp phân li
độc lập về 2 cực của TB.
- Kỳ cuối 1: các NST không duỗi xoắn.
5. Cho biết những đặc điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường?
NST THƯỜNG NST GIỚI TÍNH
- Có nhiều cặp NST trong TB lưỡng bội.
- Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
Giống nhau ở cá thể đực và cái.

- Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của
cơ thể
- Có 1 cặp trong TB lưỡng bội.
- Tồn tại thành từng cặp tương đồng hoặc
không tương đồng. Khác nhau ở cá thể đực và
cái của mỗi loài.
- Mang gen quy định giới tính và gen quy định
tính trạng thường của cơ thể
6. Thế nào là di truyền liên kết. Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của
Men đen vấn đề gì? Ý nghĩa của di truyền liên kết?
- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định
bởi các gen trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
- Bổ sung:
+ Nếu các gen nằm trên các NST khác nhau thì các tính trạng do chúng quy định phân li độc lập,
còn các gen cùng nằm trên 1 NST thì các tính trạng do chúng quy định di truyền liên kết.
+ Phân li độc lập làm xuất hiện nhiều BDTH còn di truyền liên kết làm hạn chế xuất hiện BDT
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng. Trog chọn giống có thể chọn được
những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau.
7. Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Ý nghĩa của di truyền giới tính trong sản
xuất.
- Trong giảm phân:
+ Bố tạo ra 2 loại tinh trùng X và Y, mẹ tạo 1 loại trứng X.
+ Trong thụ tinh: Tinh trùng X kết hợp với trứng X tạo hợp tử XX (Con gái). Tinh trùng Y kết
hợp với trứng X tạo hợp tử XY (Con trai).
- Ý nghĩa: Điều chỉnh tỷ lệ đực : cái phù hợp mục đích sản xuất.
II. Bài tập:
Bài tập 1: Ba hợp tử của một loài (2n = 8) đều nguyên phân 5 lần.
a. Tính số tế bào con được tạo ra từ 3 hợp tử trên.
b. Tính số NST có trong tất cả các tế bào con được tạo ra.

c. Tính số cromatit có trong mỗi tế bào khi chúng ở kỳ giữa của nguyên phân.
Bài tập 2: Ba tế bào sinh dưỡng của một loài (2n = 14) nguyên phân một số lần bằng nhau và đã
tạo ra 192 tế bào con.
a. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào.
b. Xác định số lượng NST trong mỗi tế bào khi chúng đang ở kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối của
nguyên phân.
c. Xác định số NST có trong tất cả các tế bào con.
Bài tập 3: Có 4 tế bào sinh dục của một loài (2n = 78) nguyên phân 3 lần bằng nhau sau đó thực
hiện giảm phân để tạo giao tử.
a. Xác định số tế bào con được tạo ra.
b. Xác định số NST trong mỗi giao tử.
Bài tập 4: Ở ruồi giấm (2n = 8). Có 5 noãn bào bậc 1 thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử.
a. Tính số NST, số cromatit có trong các tế bào khi chúng ở kỳ đầu 1, kỳ đầu 2, kỳ sau 2 của giảm
phân.
b. Khi kết thúc giảm phân đã tạo ra bao nhiêu tế bào trứng.
Bài tập 5: Ở lúa, 2n = 24. Một tế bào bước vào quá trình giảm phân để tạo giao tử. Hãy xác định
số NST đơn, số NST kép, số cromatit trong tế bào khi chúng ở:
a. Kỳ giữa, kỳ sau của giảm phân I.
b. Kỳ đầu, kỳ cuối của giảm phân II.
Buổi 3. Ngày soạn: 22/10/2014
CHƯƠNG III. ADN VÀ GEN.
A. Mục tiêu:
Ôn tập lại phần lý thuyết và một số bài tập về ADN và gen.
B. Tiến trình bài giảng:
I. Lý thuyết:
1. Trình bày cấu tạo hóa học của ADN:
- ADN được cấu tạo từ 5 nguyên tố hóa học C,H ,O, N, P.
- ADN thuộc đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn.
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtít, có 4 loại là adenin: A,
timin: T, guanin: G, xitozin: X.

- Từ 4 loại nucleotit, số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau tạo nên tính đa dạng và
đặc thù của ADN.
2. Gen là gì? Chức năng của gen?
- Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng di truyền xác định, gen cÊu tróc mang th«ng tin qui
®Þnh cÊu tróc ph©n tö Pr«tªin (mang TTDT).
- Chức năng của gen:
+ Lưu giữ thông tin di truyền, mỗi gen nằm ở một vị trí xác định trên ADN.
+ Truyền thồng tin di truyền nhờ cơ chế tự nhân đội ADN.
+ Có khả năng bị biến đổi về cấu trúc (đột biến gen).
3. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
- Nguyên tắc khuôn mẫu: cả 2 mạch đươn ADN được dùng làm khuôn để tổng hợp.
- Nguyên tắc bổ sung:
+ A
mk
liên kết với T
mt
+ T
mk
liên kết với A
mt
+ G
mk
liên kết với X
mt
+ X
mk
liên kết với G
mt
- Nguyên tắc giữ lại một nửa: Trong mỗi ADN con có một mạch được lấy của ADN mẹ, mạch còn
lại lấy nguyên liệu từ môi trường.

4. Chức năng của Protein?
- Chức năng cấu trúc: Prôtêin là thành phần cấu tạo của tế bào, mô, các cơ quan, hệ cơ quan, cơ
thể
- Chức năng xúc tác: Prôtêin là thành phần cấu tạo enzim, là chất xúc tác các phản ứng trao đổi
chất của tế bào
- Chức năng điều hòa TĐC: Prôtêin là thành phần của hoocmôn, đóng vai trò điều hòa các quá
trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể
- Prôtêin tạo nên kháng thể, thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể. Prôtêin là thành phần của cơ, tham
gia vận động cơ thể. Prôtêin còn là nguồn dự trữ cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào
5. Bản chất của mối quan hệ: Gen→mARN→Protein→Tính trạng? Nguyên tắc bổ sung
được thể hiện như thế nào trong các mối quan hệ Gen→mARN→Protein
- Bản chất: Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen quy định trình tự nucleotit trên
mARN, trình tự đó lại quy định trình tự các a.a trong protein. Protein tham gia vào các hoạt động
cấu trúc và sinh lí của tế bào, biểu hiện thành tính trạng.
- Nguyên tắc bổ sung:
A liên kết với T (hoặc U) và ngược lại.
G liên kết với X và ngược lại.
II. Bài tập:
Bài tập 1:
Xác định trình tự nucleotit trên 2 ADN con được tạo ra từ ADN mẹ nhân đôi.
Ví dụ: Hãy xác định trình tự nucleotit trên 2 ADN con được tạo ra từ 1 đoạn ADN tự nhân đôi có
trình tự nucleotit trên một mạch như sau:
Mạch 1: - A – T – G – A – X – T – A –T –
HD: - Theo NTBS ta xác định được trình tự nucleotit trên mạch 2.
- Theo nguyên tắc khuôn mẫu, NTBS và NT BBT, ta có trình tự nucleotit trên 2 ADN con
như sau:
ADN con 1: Mạch 1 (cũ): - A – T – G – A – X – T – A –T –
Mạch mới : - T – A – X – T – G – A – T –A –
ADN con 2: Mạch mới : - A – T – G – A – X – T – A –T –
Mạch 2 (cũ) : - T – A – X – T – G – A – T –A –

Bài tập 2:
Xác định trình tự nucleotit trên ADN tổng hợp nên phân tử mARN.
Ví dụ: Hãy xác định trình tự nucleotit trên ADN đã tổng hợp nên phân tử mARN có trình tự
nucleotit như sau:
mARN: - A – U – G – A – X – U – A – U –
HD: - Theo NTBS ta xác định được trình tự nucleotit trên mạch gốc.
- Theo NTBS ta có trình tự nucleotit trên mạch bổ sung.
- Vậy trình tự nuceotit trên ADN:
Mạch 1: - A – T – G – A – X – T – A –T –
Mạch 2: - T – A – X – T – G – A – T –A –
Bài tập 3: Xác định số nucleotit từng loại của gen, chiều dài, số liên kết hidro của gen.
Ví dụ: Một gen có 1500 nucleotit, trong đó có 450A.
a. Xác định số nucleotit từng loại của gen.
b. Tính chiều dài của gen.
c. Số liên kết hidro có trong gen.
Bài tập 4: Một gen có chiều dài 2550 A
0
. có G = 30% số nucleotit của gen.
a. Số nucleotit mỗi loại của gen là bao nhiêu.
b. Gen đó tự nhân đôi liên tiếp 5 lần. Hãy xác định:
- Số gen con được tạo ra.
- Số nucleotit mỗi loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi trên.
c. Gen làm khuôn để tổng hợp mARN. Tính số nucleotit của mARN.
Buổi 4. Ngày soạn: 02/12/2014
BIẾN DỊ.
I. Mục tiêu:
- Ôn tập kiến thức về đột biến gen, đột biến NST.
- Hướng dẫn HS làm được các bài tập về đột biến gen và đột biến NST.
II. Phần lý thuyết:
1. Đột biến gen là gì, nguyên nhân phát sinh đột biến gen? Tại sao đột biến gen khi biểu hiện

ra kiểu hình thường có hại cho sinh vật.
* Đột biến gen:
- Khái niệm: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới 1 hoặc một số
cặp nucleotit.
- Nguyên nhân: Đột biến xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong hoặc bên ngoài
cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao của ADN. Xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con
người gây ra.
- Ý nghĩa: Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
* Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì: Nó phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu
gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời, gây rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
2. Những nguyên nhân nào gây ra đột biến cấu trúc NST. Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại
gây hại cho con người và sinh vật.
* Nguyên nhân:
- Do các tác nhân vật lí, hóa học trong ngoại cảnh tác động làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra
sự sắp xếp lại các đoạn trên đó.
- Đột biến có thể phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người gây ra.
* Vì: Trải qua quá trình tiến hóa, các gen đã được sắp xếp hài hóa trên NST. Đột biến cấu trúc
NST làm thay đổi số lượng và trật tự các gen trên NST, gây ra các rối loạn trong hoạt động của cơ
thể dẫn đến các bệnh tật thậm chí gây chết.
3. Phân biệt thường biến với đột biến.
Thường biến Đột biến
- Biến đổi KH không biến đổi VCDT → không
DT được.
- Do tác động trực tiếp của MT sống.
- Biến đổi đồng loạt, theo hướng xác định với
sự thay đổi của môi trường.
- Có lợi, giúp cá thể thích nghi với sự thay đổi
của MT sống
- Không là nguyên liệu của chọn giống.
- Biến đổi VCDT → DT được

- Do tác động của môi trường ngoài hay rối
loạn quá trình TĐC trong TB và cơ thể.
- Biến đổi riêng lẻ, vô hướng.
- Phần lớn gây hại cho bản thân sv, một số có
lợi hay trung tính.
- Là nguyên liệu cho quá trình chọn giống.
4. Người ta đã vận dụng hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng,
về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào?
Trong sản xuất nông nghiệp:
- Kiểu gen được hiểu là giống vật nuôi, cây trồng.
- Môi trường là các điều kiện chăm sóc, các biện pháp và kỉ thuật chăn nuôi, trồng trọt.
- Kiểu hình là năng suất thu được.
+ Nếu có giống tốt mà biện pháp, kỹ thuật sản xuất không phù hợp thì không thu được năng suất
cao.
+ Nếu biện phấp, kỹ thuật sản xuất phù hợp, nhưng giống không tốt thì cũng không thu được năng
suất cao
+ Để thu được năng suất cao nhất thì phải kết hợp giữa chọn giống tốt và sử dụng biện pháp, kỉ
thuật sản xuất hợp lí nhất.
Sơ đồ: Giống năng suất.
III. Bài tập:
Biện pháp kỹ thuật
Ngày soạn: 08/1/2013
Buổi 1: CHƯƠNG VI – ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
I. Mục tiêu.
- Học sinh phải hiểu được khái niệm công nghệ tế bào, nắm được những giai đoạn chủ yếu của
công nghệ tế bào.
- Trình bày được những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- Học sinh hiểu được khái niệm kĩ thuật gen, trình bày được các khâu trong kĩ thuật gen.
- Học sinh nắm được công nghệ gen.
II. Bài học:

I. Lý thuyết:
1. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Hoạt động của GV& HS Nội dung
Yêu cầu HS nhắc lại:
- Khái niệm công nghệ tế bào
- Các công đoạn thiết yếu của công
nghệ tế bào.
- Ưu điểm và triển vọng của nhân giống
vô tính.
- Ứng dụng của công nghệ tế bào.
- Khái niệm:
Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật nuôi cấy tế
bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn
chỉnh theo một quy trình nhất định.
- Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn thiết yếu là:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường
dinh dưỡng nhân tạo để tạo mô sẹo.
+ Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo
phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Ưu điểm:
+ Tăng nhanh số lượng cá thể.
+ Rút ngắn thời gian tạo cá thể con.
+ Tạo giống ít bị sâu bệnh.
- Triển vọng:
+ Nhân nhanh (bảo tồn) nguồn gen động vật
quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Tạo ra cơ quan nội tạng thay thế cho các bệnh
nhân bị hỏng cơ quan.
2. CÔNG NGHỆ GEN.
Hoạt động của GV & HS Nội dung

Yêu cầu HS nhắc lại:
- Khái niệm kỹ thuật gen. - Khái niệm: Kỹ thuật gen là các thao tác để
chuyển đoạn ADN mang 1 hoặc 1 cụm gen từ
- Các khâu của kỹ thuật gen.
- Khái niệm công nghệ gen.
- Ứng dụng của công nghệ gen.
tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận
nhờ thể truyền.
- Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản:
+ Tách DAN của tế bào cho và DAN của tế bào
nhận.
+ Cắt và nối để tạo ADN tái tổ hợp nhờ enzim.
+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
- Công nghệ gen: là ngành kĩ thuật về quy trình
ứng dụng kĩ thuật gen.
II. Câu hỏi và bài tâp:
Câu hỏi 1: Công nghệ tế bào là gì, gồm những công đoạn thiết yếu nào.
Câu hỏi 2: Nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính.
Câu hỏi 3: Kỹ thuật gen là gì, gồm những khâu cơ bản nào.
Câu hỏi 4: Công nghệ gen là gì, được úng dụng vào những lĩnh vực cơ bản nào.
III. Bài tập về nhà:
1. Vẽ sơ đồ nhân giống mía bằng nuôi cấu mô.
2. Nêu các khâu để chuyển gen mã hóa hooc môn in su lin vào E. Coli.
Ngày soạn: 15/1/2013
Buổi 2: CHƯƠNG VI – ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
I. Mục tiêu.
- Học sinh hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn
và giao phối gần ở động vật, vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống.
- Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.
- Học sinh nắm được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không

dùng cơ thể lai để nhân giống.
- Nắm được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai.
- Hiểu và trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh
tế ở nước ta.
II. Bài học:
I. Lý thuyết:
1. HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA
Hoạt động của GV& HS Nội dung
Yêu cầu HS nhắc lại:
- Khái niệm hiện tượng thoái
hóa.
- Nguyên nhân của hiện
tượng thoái hóa.
- Dùng phương pháp tự thụ
phấn và giao phối gần để làm
gì.
- Khái niệm:
+ Ở cây trồng, hiện tượng thoái hóa biểu hiện như sau:
các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống dần biểu hiện các
dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất
giảm dần, nhiều cây bị chết, bộc lộ đặc điểm có hại.
+ Ở vật nuôi, hiện tượng thoái hóa biểu hiện như: sinh
trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái
thai,dị tật bẩm sinh, chết non.
- Nguyên nhân: Tự thụ phấn hoặc giao phối gần ở động
vật gây ra hiện tượng thoái hoá vì tạo ra cặp gen lặn đồng
hợp gây hại.
- Ví dụ:
P: 100% Aa
I1: 25% AA: 50%Aa: 25%aa.

I2: 37,5%AA: 25%Aa:37,5%aa.
- Dùng phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần để:
+ Củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn.
+ Tạo dòng thuần.
+ Phát hiện và loại bỏ các gen xấu ra khỏi quần thể.
2. HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI .
Hoạt động của GV & HS Nội dung
Yêu cầu HS nhắc lại:
- Khái niệm Ưu thế lai.
- Khái niệm:
Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F
1
có sức
- Cơ sở di truyền của ưu thế lai.
- Để duy trì ưu thế lai, người ta dùng
phương pháp gì.
- Phương pháp tạo ưu thế lai.
sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển
mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao hơn năng
suất TB của bố và mẹ hoặc vượt trội cả hai bố
mẹ.
- Cơ sở di truyền:
+ Tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy
định.
+ Ở mỗi bố mẹ, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng
hợp biểu hiện một số đặc điểm xấu.
+ Ở cơ thể lai F1, các gen ở trạng thái dị hợp,
chỉ có gen trội có lợi mới được biểu hiện.
- Để duy trì ưu thế lai người ta dùng phương
pháp nhân giống vô tính (giâm, ghép, chiết ).

- Phương pháp tạo ưu thế lai.
+ Ở cây trồng: Lai khác dòng, lai khác thứ, lai
khác loài.
+ Ở vật nuôi: Lai kinh tế:
Cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2
dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F
1
làm
sản phẩm, không dùng để làm giống.
VD: Lợn ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch  Lợn
con mới đẻ nặng 0,7 – 0,8 kg tăng trọng nhanh,
tỉ lệ nạc cao.
II. Câu hỏi và bài tâp:
Câu hỏi 1: Vì sao tựu thụ phấn bắt buộc và giao phối gần lại gây ra hiện tượng thoái hóa. Trong
chọn giống người ta sử dụng các phương pháp này để làm gì.
Câu hỏi 2: Ưu thế lai là gì, vì sao không dùng con lai F1 để làm giống, để duy trì ưu thế lai người
ta dùng phương pháp gì.
Câu hỏi 3: Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai. Phương pháp tạo ưu thế lai, phương pháp
nào được sử dụng phổ biến nhất, tại sao.
Câu hỏi 4: Lai kinh tế là gì, được thực hiện dưới hình thức nào, cho ví dụ.
III. Bài tập về nhà:
1. Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống
2. Tại sao khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai lại biểu hiện rõ nhất.
Ngày soạn: 18/01/2014
Buổi 3: Chương I- SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu.
- Học sinh nắm được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái.
- Học sinh nắm được những ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải

phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật.
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
II. Bài học:
I. Phần lý thuyết:
1. Môi trường sống của sinh vật:
- Khái niệm:
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
- Có 4 loại môi trường chủ yếu: Trong đất đất, nước, không khí, sinh vật.
2. Nhân tố sinh thái:
+ Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình
+ Nhân tố hữu sinh:
Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật,
Nhân tố con người: tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép tác động tiêu cực:
săn bắn, đốt phá làm cháy rừng
3. Giới hạn sinh thái:
- Khái niệm: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh
thái nhất định.
- Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái về nhiệt độ loài vi khuẩn suối nước nóng.
4. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật:
- Phân biệt cây ưa sáng và cây ưa bóng.
- Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:
+ Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
+ Giúp động vật điều hoà thân nhiệt, ảnh hưởng tới tập tính.
+ Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật.
5. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đồi sống sinh vật:
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái và sinh lí của thực vật, động vật.
- Phân biệt hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt.
II. Câu hỏi và bài tâp:
Câu 1:Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào? (nhân tố vô

sinh , hữu sinh)
Câu 2: Khi đem một cây phong lan từ rừng rậm về vườn nhà trồng, các nhân tố sinh thái tác động
thay đổi như thế nào?
Câu 3: Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng và giải thích.
Câu 4: Sự khác nhau giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng.
Câu 5: Vì sao các cành cây phía dưới lại bị rụng sớm?
Vì cành phía dưới nhận được ánh sáng ít hơn nên khả năng quang hợp của cây yếu, tạo được ít
chất hữu cơ không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và khả năng lấy nước kém nên bị héo dần và
sớm rụng.
Câu 6: Ánh sáng ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
Câu 7: Nhiệt độ có ảnh hưởng tới đời sống động vật, thực vật như thế nào. Vì sao sinh vật hằng
nhiệt có khả năng chịu sự thay đổi cao với nhiệt độ môi trường.
Trả lời:
- Mỗi loài chỉ sống được trong một giới hạn nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái
như lá có tầng cu tin dày, thân rễ có lớp bần dày, chồi có vảy bao bọc, động vật có lông dày. Nhiệt
độ có ảnh hưởng tới sinh lí như quang hợp, hô hấp chỉ diễn ra bình thường ở 20 đến 30
0
C. Nhiệt
độ ảnh hưởng tới tập tính của động vật như ngủ hè, ngủ đông
- Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu sự thay đổi cao với nhiệt độ môi trường vì:
+ Sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ
môi trường ngoài.
+ Cơ thể sinh vật hằng nhiệt phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt
ở bộ não.
+ Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như: chống mất nhiệt
qua lớp lông, lớp mỡ dưới da Khi cơ thể cần tỏa nhiệt các mạch máu dưới da dãn ra, tăng cường
thoát hơi nước và phát tán nhiệt
III. Luyện tập:
HS làm các câu hỏi 3, 6, 7.
Ngày soạn:20/01/2014

Buổi 4: Chương I - SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG (tiếp)
I. Mục tiêu.
- Học sinh nắm được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt dộ và độ ẩm môi trường đến
các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.
- Học sinh hiểu và nắm được thế nào là nhân tố sinh vật.
- Nêu được mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài.
II. Bài học:
I. Phần lý thuyết:
- Hướng dẫn làm bài tập về tính ngưỡng nhiệt phát triển:
Công thức: S = (T - C) . D
Trong đó: S: Tổng nhiệt hữu hiệu.
T: Nhiệt độ môi trường.
C:
- Ví dụ:
1. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật:
- Cây sống nơi ẩm ướt thiếu ánh sáng: (cây thài lài, cây ráy )
- Cây sống nơi ẩm ướt nhiều ánh sáng: (cây lúa nước, ngô )
- Cây sống nơi khô hạn: (phi lao, thông, xương rồng).
2. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật:
- Quan hệ cùng loài:
+ Quan hệ hỗ trợ: (quần tụ cá thể) Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình
thành nên nhóm cá thể. Chúng hỗ trợ nhau trong điều kiện nguồn sống phù hợp
+ Cạnh tranh: khi gặp điều kiện bất lợi, một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh
tranh, ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt thức ăn.
- Quan hệ khác loài:
+ Quan hệ hỗ trợ: là mối quan hệ có lợi hoặc ít nhất là không có hại cho tất cả các loài sinh vật.
(Cộng sinh, hội sinh)
+ Quan hệ đối địch: một bên sinh vật được lợi, một bên có hại hoặc cả hai bên đều bị hại. (cạnh
tranh, ký sinh nửa ký sinh, sinh vật ăn sinh vật khác).
II. Câu hỏi và bài tâp:

Câu hỏi 1: So sánh điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn.
- Cây ưa ẩm: Cây sống nơ ẩm ướt, thiếu ánh sáng có phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém
phát triển. Cây sống nơi ẩm ướt, nhiều ánh sáng có phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu phát triển.
- Cây chịu hạn: Cây sống nơi khô hạn có thân mọng nước, lá và thân tiêu giảm, lá biến thành gai
Câu hỏi 2: Kể tên 10 loài động vật ưa ẩm và ưa khô?
- Ễnh ương, dế, còng, cuốn chiếu, cóc, nhái, mối, sâu ăn lá, cá, giun đất.
- Kỳ nhông, rắn, gà, ngỗng, chó, mèo, bò, dê, hổ, khỉ.
Câu hỏi 3: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào.
- Hỗ trợ khi: Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể.
Diện tích nơi sống hợp lý, nguồn sống đầy đủ.
- Cạnh tranh khi: gặp điều kiện bất lợi như số lượng tăng quá cao dẫn tơi thiếu nơi ở thức ăn, ô
nhiễm môi trường .Một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh, ngăn ngừa
gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt thức ăn.
Câu hỏi 4: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào
hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
- Là quan hệ cạnh tranh cùng loài và khác loài.
- Khi cây mọc dày, thiếu dinh dưỡng, thiếu ánh sáng, nguồn sống khó khăn
Câu hỏi 4: Trong thực tiễn sản xuất, làm thế nào để giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể,
làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng.
- Trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lý.
- Tách đàn đối với động vật và tỉa thưa ở thực vật khi cần thiết.
- Cung cấp thức ăn, chất dinh dưỡng đầy đủ và môi trường sống được vệ sinh sạch sẽ.
Câu 5: Tìm thêm các ví dụ về hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài và khác loài.
III. Luyện tập:
HS làm các câu hỏi 1,2,3,4.
Ngày soạn: 28/02/2014
Buổi 5: CHƯƠNG II- HỆ SINH THÁI
I. Mục tiêu.
- Học sinh nêu được khái niệm: Quần thể. Sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần thể người.
- Nêu được sự khác nhau giữa tháp dân số trẻ và tháp dân số già.

- Nêu được ý nghĩa của phát triển dân số hợp lý.
II. Bài học:
I. Lý thuyết:
1- Khái niệm quần thể:
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất định,
ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
2 - Các đặc trưng của quần thể.
3 - Sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần thể người.(Khác nhau về đặc điểm kinh tế xã hội)
4 - Phân biệt tháp dân số trẻ và tháp dân số già:
+ Tháp dân số trẻ:
Có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hàng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn
biểu thị tỷ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp.
+ Tháp dân số già:
Có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng biểu thị tỷ lệ sinh và tử vong đều
thấp. Tuổi thọ trung bình cao.
5 - Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia:
+ Là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi quốc gia, tạo sự hài hòa giữa sự phát triển kinh tế
xã hội với sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường.
+ Không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường,
tàn phá rừng và các tài nguyên khác.
+ Đảm bảo tốt chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Mọi người đều được
nuôi dưỡng, chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt.
II. Câu hỏi và bài tâp:
Câu 1: Lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể có sự hỗ trợ và cạnh tranh nhau?
Câu 2: Vẽ tháp tuổi của một số loài chuột đồng chim trĩ, nai
Câu 3: Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?
- Mật độ không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm
- Khi nơi ở rộng rãi, thức ăn dồi dào, khí hậu thuận lợi làm số lượng cá thể tăng nhanh.
- Khi mật độ tăng cao, thiếu thức ăn, chỗ ở chật chội, môi trường ô nhiễm, phát sinh nhiều
bệnh tật làm nhiều cá thể bị chết, sức sinh sản giảm. Mật độ cá thể được điều chỉnh về mức

cân bằng.
Câu 4: Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật không có. Cho ví dụ?
Câu 5: Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?
Câu 6: Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia.
Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia:
+ Không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường,
tàn phá rừng và các tài nguyên khác.
+ Đảm bảo tốt chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Mọi người đều được
nuôi dưỡng, chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt.
+ Là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi quốc gia, tạo sự hài hòa giữa sự phát triển kinh tế
xã hội với sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường.
III. Luyện tập:
HS lên bảng làm câu hỏi 3, 5,6
Ngày soạn: 07/03/2014
Buổi 6: CHƯƠNG II- HỆ SINH THÁI (tiếp)
I. Mục tiêu.
- Học sinh nêu được các khái niệm: quần xã sinh vật, hệ sinh thái. Sự khác nhau giữa quần thể và
quần xã.
- Học sinh lập được các chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong hệ sinh thái.
II. Bài học:
I. Lý thuyết:
6 - Khái niệm quần xã sinh vật:
Quần xã sinh vật là một tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống
trong một khoảng không gian có điều kiện sinh thái tương tự nhau. Các sinh vật trong quần xã có
mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhât và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các
sinh vật trong quần xã thích nghi với điều kiện sống của chúng.
7 – Khái niệm hệ sinh thái:
8 - Lập chuỗi thức ăn:
9 - Lập lưới thức ăn.
Chỉ ra:

+ Sinh vật sản xuất: cây gỗ, cây cỏ.
+ Sinh vật tiêu thụ cấp 1: Sâu ăn lá cây, chuột, hươu Cấp 2: Bọ ngựa, cầy, rắn. Cấp 3: rắn, đại
bàng, hổ.
+ Sinh vật phân giải: Vi sinh vật, nấm, địa y, giun đất.
II. Câu hỏi và bài tâp:
Câu 1: Quần xã sinh vật khác với quần thể như thế nào.
Trả lời:
Quần xã sinh vật khác với quần thể là:
+ Quần xã sinh vật là một tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống
trong một khoảng không gian nhất định, chúng có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhât tạo
nên một cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với điều kiện sống của
chúng.
+ Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất
định, ở 1 thời điểm nhất định.
Câu 2: Lấy ví dụ về một quần xã sinh vật. Kể tên các loài và mối quan hệ chủ yếu giữa chúng.
Phân biệt loài ưu thế và loài đặc trưng?
Câu 3: Thế nào là cân bằng sinh học, lấy ví dụ về cân bằng sinh học?
- Cân bằng sinh học là số lượng cá thể trong mỗi quần thể của quần xã luôn luôn được khống chế
ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường.
- Ví dụ: Trong quần xã, các loài hổ, hươu, nai, rắn, chuột, luôn có số lượng cá thể ở mức ổn
định.
Câu 4: Thế nào là một hệ sinh thái? Sự khác nhau giữa chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái?
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã. Sự tác động qua lại giữa
chúng tạo nên là một cấu trúc hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng. Mỗi laoif
là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích trước vừa bị sinh vật mắt xích sau tiêu thụ.
- Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
Câu 5:
1. Một quần xã sinh vật có các loài sau: Dê, mèo rừng, thỏ, cáo, cỏ, hổ, vi khuẩn, gà rừng, bọ rùa,
rắn, chuột, châu chấu.

a. Vẽ sơ đồ 5 chuỗi thức ăn, trong đó chỉ rõ sinh vật sản xuất, động vật ăn thực vật, động vật ăn
thịt, sinh vật phân giải.
b. Vẽ lưới thức ăn, chỉ ra các mắt xích chung.
c. Phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể: thỏ và cáo. Nếu cáo bị mất thì các sinh vật khác bị ảnh
hưởng về số lượng như thế nào?
2. Cho ví dụ về quan hệ cộng sinh, hội sinh, cạnh tranh, ký sinh nửa ký sinh, sinh vật ăn sinh vật
khác.
III. Luyện tập:
HS lên bảng làm câu hỏi 1, 4, 5.
Ngày soạn: 28/02/2013
Buổi 7: ÔN TẬP CHƯƠNG III - CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG.
I. Mục tiêu.
- Học sinh nêu được các khái niệm: quần xã sinh vật, hệ sinh thái. Sự khác nhau giữa quần thể và
quần xã.
- Học sinh lập được các chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong hệ sinh thái.
II. Bài học:
I. Lý thuyết:
1 - Các tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên:
2 – Biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên:
3 - Khái niệm ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
II. Câu hỏi và bài tâp:
Câu 1: Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng nào. Hãy nêu những biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.
Trả lời:
+ Cây rừng bị mất gây xói mòn đất,
+ Nước mưa không có cây rừng ngăn cản gây lũ lụt, nguy hiểm tới tính mạng và tài sản.
+ Làm cho khí hậu thay đổi, lượng mưa giảm,
+ Nước mưa không được rễ cây giữ lại nên ít thấm vào đất làm giảm mực nước ngầm.
+ Mất nhiều loài sinh vật và nơi ở của các loài, làm giảm đa dạng sinh học gây mất cân bằng sinh
thái là nguyên nhân chính làm suy thoái môi trường tự nhiên.

Biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên:
+ Hạn chế phát triển dân số tăng quá nhanh.
+ Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ các loài sinh vật.
+ Phục hồi và trồng mới rừng.
+ Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
+ Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng
suất cao.
+ Giáo dục ý thức tự giác bảo vệ môi trường cho mọi người.
Câu 2: Ô nhiễm môi trường là gì, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Câu 3: Tại sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do con người gây nên. Nêu các biện pháp bảo vệ
môi trường không khí.
Câu 4: Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh khác nhau như thế nào. Vì sao phải sử
dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Trả lời:
- Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần, như
tài nguyên khoán sản. Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh và
ngày càng phong phú nếu như được quản lý tốt như đất, nước, sinh vật, biển, nông nghiệp
- Vì tài nguyên không phải là vô tận, phải sử dụng hợp lý để vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài
nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau.
Câu 5: Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng có ảnh hưởng gì đến các tài nguyên khác?
- Rừng có vai trò trong việc bảo vệ và cải tạo đất: giữ nước, tạo độ ẩm cho đất, giúp các sinh vật
trong đất phát triển làm đất tơi xốp; chống xói mòn rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất. Cành cây,
lá rụng tạo chất mùn cho đất
- Rừng tạo điều kiện bảo vệ mực nước ngầm, tăng lượng mưa, bảo vệ nguồn nước.
III. Luyện tập:
HS lên bảng làm câu hỏi 1, 2, 4, 5.

×