Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số bài viết ôn tập học kỳ lớp 10 môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.55 KB, 13 trang )

Đề bài :phân tích bài thơ "Thuật Hoài " của PNL

Bài làm

Việt Nam, đất nước tuy bé nhỏ đầy những gian lao vất vả nhưng rất đỗi anh hùng đã trải qua
bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước với những mốc son chói lọi trong lịch sử. Khí thế hào hùng,
oanh liệt của nhân dân ta và tướng sĩ đời đời được ghi lại trong những áng văn chương kiệt xuất như:
"Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu, v.v… Đặc biệt và
nổi bật hơn hết cả là tác phẩm "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ là một khúc tráng ca hào hùng
và mang nặng nỗi niềm của tác giả.Phạm Ngũ Lão(1255-1320) trong thời kì loạn lạc với cuộc kháng
chiến chống quân Mông-Nguyên của đất nước. Bên cạnh một nhà quân sự tài giỏi, ông còn là một nhà
thơ vĩ đại với hai tác phẩm "Thuật hoài" và "Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương"
còn vang vọng mãi với non sông.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh tráng lệ với âm hưởng hào hùng:
"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu"
Bước vào thời đại chiến tranh ấy, cái thời mà ngọn lửa như thiêu đốt cả tâm hồn quyết tâm
diệt tan kẻ thù xâm lăng bờ cõi, khẳng định lại một lần nữa: "Nam quốc sơn hà Nam Đế cư"! Và khi
đó, xuất hiện tư thế hiên ngang của người anh hùng đất Việt "hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu". Câu
thơ đầu tiên đã vẽ nên hình tượng oai phong lẫm liệt của người tráng sĩ với tư thế cầm ngang ngọn giáo
sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tư thế ấy mang đậm tính tự hào rằng mình là người con đất Việt và
sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bờ cõi Việt, bảo vệ nhân dân Việt, bảo vệ non sông gấm vóc ngàn thu này.
Hình ảnh lớn lao của người chiến sĩ đã sánh với tầm vóc bao la hùng vĩ của đất trời, lấn át cả khí thế
của quân giặc. Đó còn biểu trưng cho lối sống cao đẹp cống hiến hết sức để bảo vệ đất nước một cách
kiên trì, nhẫn nại. Dù bao nhiêu năm đi chăng nữa thì lí tưởng bảo vệ, khôi phục non sông vẫn mãi
trường tồn.Chỉ qua câu thơ dầu đã cho ta thấy được hào khí Đông A.Ở đây hào khí Đông A chính là
hào khí thời trần ,theo chữ Hán chữ “Đông” và 1 bộ phận của chữ “A” ghép thành. Qua hào khí đó
thể hiện niềm tự hào về sức mạnh của thời đại.

Nếu câu thơ đầu thể hiện vẻ đẹp của con người với tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao, kỳ vĩ mang tầm
vóc vũ trụ mà hơn cả là hào khí “Đong A” thì câu thơ thứ hai như tô đậm hào khí “Đông A” , tô
đậm hình ảnh "ba quân" tượng trưng cho sức mạnh của quân đội nhà Trần và sức mạnh dân tộc Đại


Việt lúc bấy giờ.
"Tam quân tì hổ khí thôn ngưu"
Đội quân "Sát Thát" ra trận vô cùng đông đảo, trùng điệp với sức mạnh phi thường, mạnh
như hổ báo quyết đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Khí thế của đội quân ấy ào ào ra trận. Không một thế
lực nào, kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi. "Khí thôn ngưu" nghĩa là khí thế, tráng chí nuốt sao Ngưu, làm
át, làm lu mờ sao Ngưu trên bầu trời xuất phát từ câu "khí thôn Ngưu đẩu" hay đó chính là khí thể hùng
mạnh có thể nuốt trôi trâu của tam quân thời Trần. Biện pháp nghệ thuật cường điệu hoá sáng tạo nên
một hình tượng thơ mang tầm vóc hoành tráng, có tính sử thi. Hình ảnh ẩn dụ so sánh: "Tam quân tì
hổ…" không chỉ có sức biểu hiện sâu sắc sức mạnh vô địch của đội quân "Sát Thát" bất khả chiến bại
mà nó còn khơi nguồn cảm hứng thơ ca; tồn tại như một điển tích, một thi liệu sáng giá trong nền văn
học dân tộc.
Nếu ở hai câu đầu giọng điệu sôi nổi hùng tráng thì đến đây âm hưởng thơ bỗng dưng như
một nốt trầm lắng lại với lời bộc bạch, tâm sự, bày tỏ nỗi lòng của nhà thơ:
"Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu"
Thời xưa, Nho giáo đã nêu lên triết lí kẻ làm trai từ lúc sinh ra đã gánh nợ công danh. Người đàn ông
phải hướng đến "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" lấy đó là lí tưởng, là cái đích phải hướng tới.
Thời Trần, cái chí làm trai ấy là "Phá cường địch, báo hoàng ân" của vị anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc
Toản, là câu nói quả quyết của Thái sư Trần Thủ Độ: "Đầu thần còn chưa rơi xuống xin bệ hạ đừng lo"
hay đó là vị Quốc Công tiết chế với "Hịch tướng sĩ" mang đậm hào khí anh hùng: "…dẫu cho thân này
phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng". Ấy chính là khát vọng được
gánh vác vận mệnh đất nước, dân tộc, lập chiến công hiển hách, là lý tưởng lập công danh sự nghiệp
của nam nhi thời loạn lạc. "Công danh" mà Phạm Ngũ Lão nói đến trong bài thơ là thứ công danh được
làm nên bằng máu và tài thao lược, bằng tinh thần quả cảm và chiến công. Đó không phải là thứ "công
danh" tầm thường, đậm màu sắc anh hùng cá nhân. Nợ công danh như một gánh nặng mà kẻ làm trai
nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu và lòng dũng cảm.
Đặt trong thời đại của Phạm Ngũ Lão, chí làm trai này đã cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm
thường, ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp lớn lao. Phạm Ngũ Lão cũng từ cái chí, cái nợ
nam nhi, nam tử đó mà cùng dân tộc chiến đấu chống xâm lược bền bĩ, ròng rã bao năm. Đặc biệt ở đây
cũng từ cái chí, cái nợ đó mà nảy sinh trong tâm trạng một nỗi thẹn. Phạm Ngũ Lão "thẹn" chưa có tài

mưu lược lớn như Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước. Thẹn bởi vì so với cha ông
mình chưa có gì đáng nói. Gia Cát Lượng là quân sư của Lưu Bị, mưu trí tuyệt vời, song điểm làm cho
Gia Cát Lượng nổi tiếng là lòng tuyệt đối trung thành với chủ. Vì thế "luống thẹn tai nghe chuyện Vũ
hầu" thực chất là một lời thề suốt đời tận tuỵ với chủ tướng Trần Hưng Đạo. Xưa nay, những người có
nhân cách vẫn thường mang trong mình nỗi thẹn. Với Phạm Ngũ Lão, tuy là một nhà thao lựơc kiệt
xuất, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần hai, ba nhưng ông vẫn tự
thấy hổ thẹn. Ông thẹn vì chưa khội phục được giang sơn, vì kém cỏi chưa được như Vũ hầu, chưa báo
được Hoàng ân. Nỗi thẹn ấy không làm cho con người trở nên nhỏ bé mà trái lại nâng cao phẩm giá
con người. Đó là cái thẹn của một con người có lý tưởng, hoài bão vừa lớn lao, vừa khiêm nhường. Nỗi
thẹn của một con người luôn dành trọn cái tâm cho đất nước, cho cộng đồng. Ẩn sau cái thẹn cao cả,
khiêm tốn và ấy là cả một nỗi niềm khao khát được cống hiến hơn nữa cho Tổ quốc, cho dân tộc, để Tổ
quốc Đại Việt được trường tồn bền vững: "Non sông nghìn thuở vững âu vàng".
Hình ảnh tráng sĩ lồng vào trong hình ảnh dân tộc thật đẹp có tính chất sử thi, hoành tráng. Đó
chính là sức mạnh, âm vang của thời đại, vẻ đẹp của người trai thời Trần, là sản phẩm của "hào khí
Đông A". Nói cách khác, đó là hình ảnh con người vũ trụ, mang tầm vóc lớn lao. Con người ấy vì ai
mà xông pha, quyết chiến? Tất cả xuất phát từ trách nhiệm, ý thức dân tộc và nền thái bình. Vì thế con
người vũ trụ gắn với con người trách nhiệm, con người ý thức, bổn phận, con người hành động, đó
chính là những biểu hiện của con người cộng đồng, con người xả thân vì đất nước.
Thuật hoài là một bài thơ Đường luật ngắn gọn nhưng hàm súc với thủ pháp gợi, thiên về ấn
tượng, khái quát kết hợp với bút pháp hoành tráng mang âm hưởng sử thi đã khắc họa vẻ đẹp của người
anh hùng hiên ngang, hùng dũng với sức mạnh lý tưởng lớn lao cao cả, tâm hồn sáng ngời nhận cách
cùng khí thế hào hùng, quyết chiến quyết thắng của "hào khí Đông A"-hào khí thời Trần. Ngày nay,
việc "cứu nước phò nguy" đâu phải là không cần thiết nữa vì vậy, mỗi thanh niên chúng ta cần học tập
thật tốt, rèn luyện nhân cách đạo đức, xác định cho mình lí tưởng sống đúng đắn và quan trọng hơn là
phải biết ước mơ và hành động vì sự nghiệp đất nước, đưa Việt Nam sánh ngang tầm với các cường
quốc khắp năm châu.

Phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật Hoài) của Phạm Ngũ Lão
Khi nói đến Phạm Ngũ Lão, chúng ta liền nhớ đến người anh hùng xuất thân ở tầng lớp bình
dân,ngồi đan sọt mà lo việc nước. Về sau,chàng trai làng Phù Ủng ấy đã trở thành nhân vật lịch sử

từng có công lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên-Mông,giữ địa vị cao ở đời Trần.
Khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta và tướng sĩ đời Trần được các sử gia ngợi ca là “Hào khí
Đông A”. Thơ văn đời Trần là tiếng nói của những anh hùng – thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt.
“Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Thuật hoài” ( Tỏ lòng ) của Phạm Ngũ Lão, “Bạch Đằng giang phú”
của Trương Hán Siêu.v.v… là những kiệt tác chứa chan tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Phạm Ngũ Lão
Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là một danh tướng đời Trần, trăm trận trăm thắng, văn võ toàn tài. Tác phẩm
của ông chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán: “Thuật hoài” và “Vãn Thượng tướng Quốc công Hưng Đạo Đại
vương”.
Bài thơ “Tỏ lòng” thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ
quốc bị xâm lăng. Nó là bức chân dung tự hoạ của danh tướng Phạm Ngũ Lão.
Hoành sóc giang san kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
Cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) là một tư thế chiến đấu vô cùng hiên ngang dũng mãnh. Câu thơ
“Hoàng sóc giang sơn kháp kỷ thu” là một câu thơ có hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ, vừa mang tầm vóc không
gian (giang sơn) vừa mang kích thước thời gian chiều dài lịch sử (kháp kỷ thu). Nó thể hiện tư thế người
chiến sĩ thuở “bình Nguyên” ra trận hiên ngang, hào hùng như các dũng sĩ trong huyền thoại. Chủ nghĩa
yêu nước được biểu hiện qua một vần thơ cổ kính trang nghiêm: cầm ngang ngọn giáo, xông pha trận mạc
suốt mấy mùa thu để bảo vệ giang sơn yêu quý.
Đội quân “Sát Thát” ra trận vô cùng đông đảo, trùng điệp (ba quân) với sức mạnh phi thường, mạnh như
hổ báo (tỳ hổ) quyết đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Khí thế của đội quân ấy ào ào ra trận. Không một thế
lực nào, kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi. “Khí thôn Ngưu” nghĩa là khí thế, tráng chí nuốt sao Ngưu, làm át,
làm lu mờ sao Ngưu trên bầu trời. Hoặc có thể hiểu : ba quân thế mạnh nuốt trôi trâu. Biện pháp tu từ
thậm xưng sáng tạo nên một hình tượng thơ mang tầm vóc hoành tráng, vũ trụ: “Tam quân tì hổ khí thôn
Ngưu”. Hình ảnh ẩn dụ so sánh: “Tam quân tì hổ…” trong thơ Phạm Ngũ Lão rất độc đáo, không chỉ có
sức biểu hiện sâu sắc sức mạnh vô địch của đội quân “Sát Thát” đánh đâu thắng đấy mà nó còn khơi
nguồn cảm hứng thơ ca; tồn tại như một điển tích, một thi liệu sáng giá trong nền văn học dân tộc:
-“Thuyền bè muôn đội;

Tinh kỳ phấp phới
Tỳ hổ ba quân, giáo gươm sáng chói…” (Bạch Đằng giang phú)
Người chiến sĩ “bình Nguyên” mang theo một ước mơ cháy bỏng: khao khát lập chiến công để đền ơn vua,
báo nợ nước. Thời đại anh hùng mới có khát vọng anh hùng! “Phá cường địch, báo hoàng ân” (Trần Quốc
Toản) – “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” (Trần Thủ Độ). “…Dẫu cho trăm thân này phơi
ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng” (Trần Quốc Tuấn)… Khát vọng ấy là biểu
hiện rực rỡ những tấm lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ, khi tầng lớp quý tộc đời Trần trong xu thế đi
lên đang gánh vác sứ mệnh lịch sử trọng đại. Họ mơ ước và tự hào về những chiến tích hiển hách, về
những võ công oanh liệt của mình có thể sánh ngang tầm sự nghiệp anh hùng của Vũ Hầu Gia Cát Lượng
thời Tam Quốc. Hai câu cuối sử dụng một điển tích (Vũ Hầu) để nói về nợ công danh của nam nhi thời
loạn lạc, giặc giã:
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
“công danh” mà Phạm Ngũ Lão nói đến trong bài thơ là thứ công danh được làm nên bằng máu và tài thao
lược, bằng tinh thần quả cảm và chiến công. Đó không phải là thứ “công danh” tầm thường, đậm màu sắc
anh hùng cá nhân. Nợ công danh như một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương
máu và lòng dũng cảm. Không chỉ “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”, mà tướng sĩ còn học tập binh
thư, rèn luyện cung tên chiến mã, sẵn sàng chiến đấu “Khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà
nhà đều là Hậu Nghệ có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo
Nhai,…” để Tổ quốc Đại Việt được trường tồn bền vững: “Non sông nghìn thuở vững âu vàng” (Trần Nhân
Tông).
“Thuật hoài” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ hùng tráng, mạnh mẽ. Ngôn ngữ thơ hàm
súc, hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ, giọng thơ hào hùng, trang nghiêm, mang phong vị anh hùng ca. Nó mãi mãi
là khúc tráng ca của các anh hùng tướng sĩ đời Trần, sáng ngời “hào khí Đông-A”.
Nguy n B nh Khiêm (1491 – 1585) s ng g n tr n m t th k y bi n ng c a ch phong ki n Vi t Nam: Lê ễ ỉ ố ầ ọ ộ ế ỉ đầ ế độ ủ ế độ ế ệ
– M c x ng hùng, Tr nh – Nguy n phân tranh. Trong nh ng ch n ng làm r n n t nh ng quan h n n t ng ạ ư ị ễ ữ ấ độ ạ ứ ữ ệ ề ả
c a ch phong ki n, ông v a v ch tr n nh ng th l c en t i làm o l n cu c s ng nhân dân , v a b o v ủ ế độ ế ừ ạ ầ ữ ế ự đ ố đả ộ ộ ố ừ ả ệ
trung thành cho nh ng giá tr o lí t t p qua nh ng bài th giàu ch t tri t lí v nhân tình th thái, b ng thái ữ ị đạ ố đẹ ữ ơ ấ ế ề ế ằ độ
thâm tr m c a b c i nho. Nhàn là bài th Nôm n i ti ng c a nhà th nêu lên quan ni m s ng c a m t b c n ầ ủ ậ đạ ơ ổ ế ủ ơ ệ ố ủ ộ ậ ẩ
s thanh cao, v t ra cái t m th ng x u xa c a cu c s ng bon chen vì danh l i.ĩ ượ ầ ườ ấ ủ ộ ố ợ

Nhà th ã nhi u l n ng trên l p tr ng o c nho giáo b c l quan ni m s ng c a mình. Nh ng suy ơ đ ề ầ đứ ậ ườ đạ đứ để ộ ộ ệ ố ủ ữ
ng m y g n k t v i quan ni m o lí c a nhân dân, th hi n m t nhân sinh quan lành m nh gi a th cu c o ẫ ấ ắ ế ớ ệ đạ ủ ể ệ ộ ạ ữ ế ộ đả
iên. Nhàn là cách x th quen thu c c a nhà nho tr c th c t i, lánh i thoát t c, tìm vui trong thiên nhiên đ ử ế ộ ủ ướ ự ạ đờ ụ
cây c , gi mình trong s ch. Hành trình h ng nhàn c a Nguy n B nh Khiêm n m trong qui lu t y, tìm v v i ỏ ữ ạ ưở ủ ễ ỉ ằ ậ ấ ề ớ
nhân dân, i l p v i b n ng i t m th ng b ng cách nói ng ý v a ngông ng o, v a thâm thúy.đố ậ ớ ọ ườ ầ ườ ằ ụ ừ ạ ừ
Cu c s ng nhàn t n hi n lên v i bao i u thú v :ộ ố ả ệ ớ đ ề ị
M t mai, m t cu c, m t c n câuộ ộ ố ộ ầ
Th th n dù ai vui thú nàoơ ẩ
Ngay tr c m t ng i c s hi n lên m t Nguy n B nh Khiêm th t dân dã trong cái b n r n gi ng nh m t lão ướ ắ ườ đọ ẽ ệ ộ ễ ỉ ậ ậ ộ ố ư ộ
nông th c th . Nh ng ó là c m t cách ch n l a thú h ng nhàn cao quí c a nhà nho tìm v cu c s ng “ng , ự ụ ư đ ả ộ ọ ự ưở ủ ề ộ ố ư
ti u, canh, m c” nh m t cách i l p d t khoát v i các lo i vui thú khác, nh m kh ng nh ý ngh a thanh cao ề ụ ư ộ đố ậ ứ ớ ạ ằ ẳ đị ĩ
tuy t i t cu c s ng m ch t dân quê này! Dáng v th th n c phác ho trong câu th th t c áo, ệ đố ừ ộ ố đậ ấ ẻ ơ ẩ đượ ạ ơ ậ độ đ
mang l i v ung dung bình th n c a nhà th trong cu c s ng nhàn t n th t s . Th c ra, s hi n di n c a mai, ạ ẻ ả ủ ơ ộ ố ả ậ ự ự ự ệ ệ ủ
cu c,c n câu ch là m t cách tô i m cho cái th th n khác i c a nhà th mà thôi. Nh ng v t d ng lao ng ố ầ ỉ ộ đ ể ơ ẩ đờ ủ ơ ữ ậ ụ độ
quen thu c c a ng i bình dân tr thành hi n thân c a cu c s ng không v ng b n lo toan t c l y. àng sau ộ ủ ườ ở ệ ủ ộ ố ướ ậ ụ ụ Đ
nh ng li t kê c a nhà th , ta nh n ra nh ng suy ngh c a ông không tách r i quan i m thân dân c a m t con ữ ệ ủ ơ ậ ữ ĩ ủ ờ đ ể ủ ộ
ng i ch n cu c i n s làm l s ng c a riêng mình. Tr ng Trình ã nhìn th y t cu c s ng c a nhân dân ườ ọ ộ đờ ẩ ĩ ẽ ố ủ ạ đ ấ ừ ộ ố ủ
ch a ng nh ng v p cao c , m t tri t lí nhân sinh v ng b n.ứ đự ữ ẻ đẹ ả ộ ế ữ ề
ó c ng là c s giúp nhà th kh ng nh m t thái s ng khác ng i y b n l nh:Đ ũ ơ ở ơ ẳ đị ộ độ ố ườ đầ ả ĩ
Ta d i ta tìm n i v ng vạ ơ ắ ẻ
Ng i khôn ng i ki m ch n lao xaoườ ườ ế ố
Hai câu th c là m t cách phân bi t rõ ràng gi a nhà th v i nh ng ai , nh ng vui thú nào v ranh gi i nh n ự ộ ệ ữ ơ ớ ữ ữ ề ớ ậ
th c c ng nh ch ng gi a cu c i. Phép i c c chu n ã t o thành hai i c c : m t bên là nhà th x ngứ ũ ư ỗ đứ ữ ộ đờ đố ự ẩ đ ạ đố ự ộ ơ ư
Ta m t cách ng o ngh , m t bên là Ng i ; m t bên là d i c a Ta, m t bên là khôn c a ng i ; m t n i v ng vộ ạ ễ ộ ườ ộ ạ ủ ộ ủ ườ ộ ơ ắ ẻ
v i m t ch n lao xao. ng sau nh ng i c c y là nh ng ng ý t o thành ph n kh ng nh cho thái ớ ộ ố Đằ ữ đố ự ấ ữ ụ ạ ả đề ẳ đị độ
s ng c a Nguy n B nh Khiêm. B n thân nhà th nhi u l n ã nh ngh a d i – khôn b ng cách nói ng c này. ố ủ ễ ỉ ả ơ ề ầ đ đị ĩ ạ ằ ượ
B i vì ng i i l y l d i – khôn tính toán, tranh giành thi t h n, cho nên th c ch t d i – khôn là thói th c ở ườ đờ ấ ẽ ạ để ệ ơ ự ấ ạ ự
d ng ích k làm t m th ng con ng i, cu n con ng i vào d c v ng th p hèn. M n cách nói y, nhà th ụ ỷ ầ ườ ườ ố ườ ụ ọ ấ ượ ấ ơ
ch ng t c m t ch ng cao h n và i l p v i b n ng i m m t vì b i phù hoa gi a ch n lao xao . ứ ỏ đượ ộ ỗ đứ ơ đố ậ ớ ọ ườ ờ ắ ụ ữ ố
Nguy n B nh Khiêm c ng ch ng trong vi c tìm n i v ng v – không v ng b i tr n. Nh ng không gi ng l i ễ ỉ ũ ủ độ ệ ơ ắ ẻ ướ ụ ầ ư ố ố

nói ng c c a Khu t Nguyên thu x a « Ng i i t nh c , m t mình ta say » y u u t, Tr ng Trình ã c i ượ ủ ấ ở ư ườ đờ ỉ ả ộ đầ ấ ạ đ ườ
c t vào thói i b ng cái nh ch môi l ng l mà sâu cay, phê phán vào c m t xã h i ch y theo danh l i, b ng tợ đờ ằ ế ặ ẽ ả ộ ộ ạ ợ ằ ư
th c a m t b c chính nhân quân t không b n tâm nh ng trò khôn - d i . C ng vì th , nhà th m i c m nh n ế ủ ộ ậ ử ậ ữ ạ ũ ế ơ ớ ả ậ
c t t c v p c a cu c s ng nhàn t n :đượ ấ ả ẻ đẹ ủ ộ ố ả
Thu n m ng trúc, ông n giáă ă đ ă
Xuân t m h sen, h t m aoắ ồ ạ ắ
Khác h n v i l i h ng th v t ch t m mình trong b vinh hoa, Nguy n B nh Khiêm ã th h ng nh ng u ẳ ớ ố ưở ụ ậ ấ đắ ả ễ ỉ đ ụ ưở ữ ư
ãi c a m t thiên nhiên hào phóng b ng m t t m lòng hoà h p v i t nhiên. T n h ng l c t thiên nhiên b n đ ủ ộ ằ ộ ấ ợ ớ ự ậ ưở ộ ừ ố
mùa Xuân – H – Thu – ông, nhà th c ng c h p th tinh khí t tr i g t r a bao lo toan v ng b n ạ Đ ơ ũ đượ ấ ụ đấ ờ để ộ ử ướ ậ
riêng t . Cu c s ng y mang d u n lánh i thoát t c, tiêu bi u cho quan ni m « c thi n k thân » c a các ư ộ ố ấ ấ ấ đờ ụ ể ệ độ ệ ỳ ủ
nhà nho . ng th i có nét g n g i v i tri t lí « vô vi » c a o Lão, « thoát t c » c a o Ph t. Nh ng g t sang đồ ờ ầ ũ ớ ế ủ đạ ụ ủ đạ ậ ư ạ
m t bên nh ng tri t lí siêu hình, ta nh n ra con ng i ngh s ích th c c a Nguy n B nh Khiêm, hoà h p v i tộ ữ ế ậ ườ ệ ĩ đ ự ủ ễ ỉ ợ ớ ự
nhiên m t cách sang tr ng b ng t t c cái h n nhiên trong s ch c a lòng mình . Không nh ng th , nh ng hình ộ ọ ằ ấ ả ồ ạ ủ ữ ế ữ
nh m ng trúc, giá, h sen còn mang ý ngh a bi u t ng g n k t v i ph m ch t thanh cao c a ng i quân t , ả ă ồ ĩ ể ượ ắ ế ớ ẩ ấ ủ ườ ử
s ng không h th n v i lòng mình. Hoà h p v i thiên nhiên là m t Tuy t Giang phu t ang s ng úng v i thiênố ổ ẹ ớ ợ ớ ộ ế ử đ ố đ ớ
l ng c a mình. Quan ni m v ch Nhàn c a nhà th c phát tri n tr n v n b ng s kh ng nh :ươ ủ ệ ề ữ ủ ơ đượ ể ọ ẹ ằ ự ẳ đị
R u n c i cây ta s u ngượ đế ộ ẽ ố
Nhìn xem phú quý t a chiêm baoự
M n i n tích m t cách r t t nhiên, Nguy n B nh Khiêm ã nói lên thái s ng d t khoát o n tuy t v i côngượ đ ể ộ ấ ự ễ ỉ đ độ ố ứ đ ạ ệ ớ
danh phú quý. Quan ni m y v n d g n v i o Lão – Trang, có ph n y m th tiêu c c, nh ng t trong th i ệ ấ ố ĩ ắ ớ đạ ầ ế ế ự ư đặ ờ
i nhà th ang s ng l i b c l ý ngh a tích c c. Cu c s ng c a nh ng k ch y theo công danh phú quý v n dđạ ơ đ ố ạ ộ ộ ĩ ự ộ ố ủ ữ ẻ ạ ố ĩ
ông c m ghét và lên án trong r t nhi u bài th v nhân tình th thái c a mình :ă ấ ề ơ ề ế ủ
th m i hay ng i b c ácỞ ế ớ ườ ạ
Giàu thì tìm n, khó thì luiđế
(Thói i)đờ
Phú quý i v i ch c quy n i v i Nguy n B nh Khiêm ch là cu c s ng c a b n ng i b c ác th o n, gi m đ ớ ứ ề đố ớ ễ ỉ ỉ ộ ố ủ ọ ườ ạ ủ đ ạ ẫ
p lên nhau mà s ng. B n chúng là b y chu t l n gây h i nhân dân mà ông vô cùng c m ghét và lên án trong đạ ố ọ ầ ộ ớ ạ ă
bài th T ng th (Ghét chu t) c a mình. B i th , có th hi u thái nhìn xem phú quý t a chiêm bao c ng là ơ ă ử ộ ủ ở ế ể ể độ ự ũ
cách nhà th ch n l a con ng s ng g n g i, chia s v i nhân dân. Cu c s ng m b c mà thanh cao c a ơ ọ ự đườ ố ầ ũ ẻ ớ ộ ố đạ ạ ủ
ng i bình dân áng quý áng tr ng vì em l i s thanh th n c ng nh gi cho nhân cách không b hoen v n ườ đ đ ọ đ ạ ự ả ũ ư ữ ị ố ẩ

c trong xã h i ch y theo th l c kim ti n. C i ngu n tri t lí c a Nguy n B nh Khiêm g n li n v i quan ni m đụ ộ ạ ế ự ề ộ ồ ế ủ ễ ỉ ắ ề ớ ệ
s ng lành v ng t t p c a nhân dân.ố ữ ố đẹ ủ
Bài th Nhàn bao quát toàn b tri t trí, tình c m, trí tu c a Nguy n B nh Khiêm, b c l tr n v n m t nhân cách ơ ộ ế ả ệ ủ ễ ỉ ộ ộ ọ ẹ ộ
c a b c i n tìm v v i thiên nhiên, v i cu c s ng c a nhân dân i l p m t cách tri t v i c m t xã h i ủ ậ đạ ẩ ề ớ ớ ộ ố ủ đểđố ậ ộ ệ để ớ ả ộ ộ
phong ki n trên con ng suy vi th i nát. Bài th là kinh nghi m s ng, b n l nh c ng c i c a m t con ng i ế đườ ố ơ ệ ố ả ĩ ứ ỏ ủ ộ ườ
chân chính./.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê
– Mạc xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng
của chế độ phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân , vừa bảo vệ
trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ
thâm trầm của bậc đại nho. Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn
sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi.

Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy
ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo
điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên
cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong qui luật ấy, tìm về với
nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy. Cuộc sống
nhàn tản hiện lên với bao điều thú vị :

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dù ai vui thú nào

Ngay trước mắt người đọc sẽ hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm thật dân dã trong cái bận rộn giống như một lão
nông thực thụ. Nhưng đó là cả một cách chọn lựa thú hưởng nhàn cao quí của nhà nho tìm về cuộc sống “ngư,
tiều, canh, mục” như một cách đối lập dứt khoát với các loại vui thú khác, nhằm khẳng định ý nghĩa thanh cao
tuyệt đối từ cuộc sống đậm chất dân quê này! Dáng vẻ thơ thẩn được phác hoạ trong câu thơ thật độc đáo,
mang lại vẻ ung dung bình thản của nhà thơ trong cuộc sống nhàn tản thật sự. Thực ra, sự hiện diện của mai,
cuốc,cần câu chỉ là một cách tô điểm cho cái thơ thẩn khác đời của nhà thơ mà thôi. Những vật dụng lao động
quen thuộc của người bình dân trở thành hiện thân của cuộc sống không vướng bận lo toan tục lụy. Đàng sau

những liệt kê của nhà thơ, ta nhận ra những suy nghĩ của ông không tách rời quan điểm thân dân của một con
người chọn cuộc đời ẩn sĩ làm lẽ sống của riêng mình. Trạng Trình đã nhìn thấy từ cuộc sống của nhân dân
chứa đựng những vẻ đẹp cao cả, một triết lí nhân sinh vững bền.

Đó cũng là cơ sở giúp nhà thơ khẳng định một thái độ sống khác người đầy bản lĩnh:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người kiếm chốn lao xao

Hai câu thực là một cách phân biệt rõ ràng giữa nhà thơ với những ai , những vui thú nào về ranh giới nhận
thức cũng như chỗ đứng giữa cuộc đời. Phép đối cực chuẩn đã tạo thành hai đối cực : một bên là nhà thơ xưng
Ta một cách ngạo nghễ, một bên là Người ; một bên là dại của Ta, một bên là khôn của người ; một nơi vắng vẻ
với một chốn lao xao. Đằng sau những đối cực ấy là những ngụ ý tạo thành phản đề khẳng định cho thái độ
sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bản thân nhà thơ nhiều lần đã định nghĩa dại – khôn bằng cách nói ngược này.
Bởi vì người đời lấy lẽ dại – khôn để tính toán, tranh giành thiệt hơn, cho nên thực chất dại – khôn là thói thực
dụng ích kỷ làm tầm thường con người, cuốn con người vào dục vọng thấp hèn. Mượn cách nói ấy, nhà thơ
chứng tỏ được một chỗ đứng cao hơn và đối lập với bọn người mờ mắt vì bụi phù hoa giữa chốn lao xao .
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chủ động trong việc tìm nơi vắng vẻ – không vướng bụi trần. Nhưng không giống lối
nói ngược của Khuất Nguyên thuở xưa « Người đời tỉnh cả, một mình ta say » đầy u uất, Trạng Trình đã cười
cợt vào thói đời bằng cái nhếch môi lặng lẽ mà sâu cay, phê phán vào cả một xã hội chạy theo danh lợi, bằng tư
thế của một bậc chính nhân quân tử không bận tâm những trò khôn – dại . Cũng vì thế, nhà thơ mới cảm nhận
được tất cả vẻ đẹp của cuộc sống nhàn tản :

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Khác hẳn với lối hưởng thụ vật chất đắm mình trong bả vinh hoa, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thụ hưởng những ưu
đãi của một thiên nhiên hào phóng bằng một tấm lòng hoà hợp với tự nhiên. Tận hưởng lộc từ thiên nhiên bốn
mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, nhà thơ cũng được hấp thụ tinh khí đất trời để gột rửa bao lo toan vướng bận
riêng tư . Cuộc sống ấy mang dấu ấn lánh đời thoát tục, tiêu biểu cho quan niệm « độc thiện kỳ thân » của các

nhà nho . đồng thời có nét gần gũi với triết lí « vô vi » của đạo Lão, « thoát tục » của đạo Phật. Nhưng gạt sang
một bên những triết lí siêu hình, ta nhận ra con người nghệ sĩ đích thực của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hoà hợp với tự
nhiên một cách sang trọng bằng tất cả cái hồn nhiên trong sạch của lòng mình . Không những thế, những hình
ảnh măng trúc, giá, hồ sen còn mang ý nghĩa biểu tượng gắn kết với phẩm chất thanh cao của người quân tử,
sống không hổ thẹn với lòng mình. Hoà hợp với thiên nhiên là một Tuyết Giang phu tử đang sống đúng với thiên
lương của mình. Quan niệm về chữ Nhàn của nhà thơ được phát triển trọn vẹn bằng sự khẳng định :

Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Mượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên thái độ sống dứt khoát đoạn tuyệt với công
danh phú quý. Quan niệm ấy vốn dĩ gắn với đạo Lão – Trang, có phần yếm thế tiêu cực, nhưng đặt trong thời
đại nhà thơ đang sống lại bộc lộ ý nghĩa tích cực. Cuộc sống của những kẻ chạy theo công danh phú quý vốn dĩ
ông căm ghét và lên án trong rất nhiều bài thơ về nhân tình thế thái của mình :

Ở thế mới hay người bạc ác
Giàu thì tìm đến, khó thì lui
(Thói đời)

Phú quý đi với chức quyền đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bọn người bạc ác thủ đoạn, giẫm
đạp lên nhau mà sống. Bọn chúng là bầy chuột lớn gây hại nhân dân mà ông vô cùng căm ghét và lên án trong
bài thơ Tăng thử (Ghét chuột) của mình. Bởi thế, có thể hiểu thái độ nhìn xem phú quý tựa chiêm bao cũng là
cách nhà thơ chọn lựa con đường sống gần gũi, chia sẻ với nhân dân. Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của
người bình dân đáng quý đáng trọng vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhân cách không bị hoen ố vẩn
đục trong xã hội chạy theo thế lực kim tiền. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm
sống lành vững tốt đẹp của nhân dân.

Bài thơ Nhàn bao quát toàn bộ triết trí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách
của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội
phong kiến trên con đường suy vi thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người

chân chính.
PHÂN TÍCH PHẦN ĐẦU TÁC PHẨM BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO_NGUYỄN TRÃI
Tác giả Nguyễn Trãi sinh năm 1380 quê ở Chí Linh, Hải Dương là bậc kì tài về chính
trị, quân sự, văn học từng theo Lê Thái Tổ đánh đuổi giặc Minh lập nhiều công lao cho nước
nhà. Về sự nghiệp văn chương ông có nhiều tác phẩm lớn như Bình Ngô Đại Cáo, Quân
Trung Từ Mệnh Tập, Quốc Âm Thi Tập, Ức Trai Tập, trong đó “Bình Ngô Đại Cáo” là một tác
phẩm nổi tiếng . Bài cáo không chỉ là sự tuyên bố về thắng lợi của sự nghiệp “Bình Ngô”
như mệnh lệnh mà Lê Lợi giao phó. Hơn thế, tác phẩm đã trở thành áng “Thiên cổ hùng
văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân
tộc. Bài cáo được Nguyễn Trãi viết vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống
quân Minh xâm lược đang thắng lợi, nước ta bảo toàn được nền độc lập, tự chủ, hòa bình.
Tác giả viết Bình Ngô đại cáo theo thể cáo- một thể văn có nguồn gốc từ Trung Hoa-viết
bằng chữ Hán, thuộc thể văn hùng biện chính luận, có nội dung thông báo một chính sách,
một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công bố trước toàn dân. Trong đó, cốt
lõi là phần đầu tác phẩm với lý tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Bình Ngô đại cáo, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả
và thiêng liêng
của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ở đầu bài cáo ta thấy được luận đề chính nghĩa đã nêu ra.
Như vậy việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”. Yên dân chính là
giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như vậy dân có yên thì nước mới ổn định, mới
phát triển được. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là
quy luật tất yếu trong mọi thời đại- dân là nồng cốt, là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của
một quốc gia. Nguyễn Trãi thật tài tình khi nhận ra và khai sáng thành công vấn đề cốt lõi
ấy. Việc nhân nghĩa tiếp theo chính là “trừ bạo”, bạo chính là quân nhà Minh, bọn gian tà
chuyên đi hà hiếp nhân dân. Bọn người thẳng tay hành hạ, cướp bóc, vùi dập dân ta trong
vực thẳm của sự đau khổ. “Yên dân”, “trừ bạo”, hai việc này tưởng như khác nhau nhưng

lại rất liên quan, vì nếu không yên dân tất trừ bạo khó yên, chúng được nhấn mạnh và tiến
hành cùng lúc, thống nhất với nhau. Quan tâm đến sự yên ổn, no ấm cho dân cũng đồng
nghĩa với việc phải chiến đấu đánh đuổi kẻ thù của dân, diệt trừ những kẻ tham tàn bạo
ngược, cụ thể là bọn “cuồng Minh” giày xéo lên cuộc sống nhân dân, gây ra bao tai hoạ.
Quan niệm nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi không còn là quan niệm đạo đức hạn hẹp mà là một
lý tưởng xã hội: phải chăm lo cho nhân dân được sống cuộc hạnh phúc , yên bình .Điều
quan trọng hơn là ở đây, Nguyễn Trãi nâng lý tưởng, nỗi niềm ấy lên thành một chân lí.
Ông không nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà chỉ bằng một hai câu ngắn gọn tác
giả đi vào khẳng định hạt nhân cơ bản, cốt lõi và có giá trị nhất. Không những thế, nhân
nghĩa còn gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia,
tinh thần độc lập dân tộc:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
Từ Triệu , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Đến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.

Khi khẳng định chân lí này, Nguyễn Trãi đã đưa ra một quan niệm được đánh giá là đầy đủ
nhất lúc bấy giờ về các yếu tố tạo thành một quốc gia độc lập.Nếu như 400 năm trước,
trong Nam Quốc Sơn Hà, Lý Thường Kiệt chỉ xác định được hai yếu tố về lãnh thổ và chủ
quyền trên ý thức quốc gia cùng độc lập dân tộc thì trong Bình Ngô đại cáo, NguyễnTrãi đã
bổ sung thêm bốn nhân tố nữa, gồm văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán và nhân tài. Và
đương nhiên, mỗi quốc gia, dân tộc đều có nét riêng biệt, đặc trưng của họ. Cũng như nước
ta, nền văn hiến ngàn năm làm sao có thể nhầm lẫn được, cương thổ, núi, sông, đồng ruộng,
biển cả đều được chia rõ ràng. Phong tục tập quán cũng như văn hoá mỗi miền Bắc, Nam
cũng khác. Ở đây, Nguyễn Trãi nhấn mạnh cả Trung Quốc và Đại Việt đều có những nét
riêng không thể nhầm lẫn, thay đổi hay xóa bỏ được. Cùng với đó là từng triều đại riêng

nhằm khẳng định chủ quyền. Qua câu thơ, Nguyễn Trãi đã đặt các triều đại “Triệu, Đinh, Lí,
Trần” của ta ngang hàng với “ Hán, Đường, Tống, Nguyên” của Trung Quốc , điều đó cho ta
thấy, nếu không có một lòng tự hào dân tộc mãnh liệt thì không thể nào có sự so sánh cực
kì hay và tinh tế như vậy. Cuối cùng chính là nhân tài, con người cũng là yếu tố quan trọng
để khẳng định nền độc lập của chính mình. Tuy thời thế “mạnh, yếu từng lúc khác nhau”
song hào kiệt thì đời nào cũng có, câu thơ như lời răn đe đối với những ai, những kẻ nào,
nước nào muốn thơn tính Đại Việt.Từ năm yếu tố trên, Nguyễn Trãi đã khái quát gần như
toàn diện về nền độc lập của một quốc gia. So với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt,
Bình Ngô đại cáo thật sự hay hơn , đầy đủ, toàn diện hơn về nội dung cũng như tư tưởng
xuyên suốt. Ngoài ra , để nhấn mạnh tư cách độc lập của nước ta, tác giả còn sử dụng cách
viết sánh đôi nước ta và Trung Quốc: về bờ cõi, phong tục- hai nước ngang bằng nhau, về
triều đại-bốn triều đại cường thịnh của ta so với bốn triều đại của Trung Quốc cùng nhân
tài thời nào cũng có đã chứng tỏ ta không hề thua kém chúng. Xuyên suốt đoạn thơ, Nguyễn
Trãi đã sử dụng nhiều từ ngữ chỉ tính chất hiển nhiên vốn có khi nêu rõ sự tồn tại của Đại
Việt: “từ trước”, “đã lâu” ,“đã chia”, “cũng khác” đã làm tăng sức thuyết phục lên gấp bội.
Nghệ thuật thành công nhất của đoạn một - cũng như là bài cáo - chính là thể văn biền ngẫu
được nhà thơ khai thác triệt để. Phần còn lại của đoạn đầu là chứng cớ để khẳng định nền
độc lập, về các cuộc chiến trước đây với phương Bắc trong lịch sử chúng đều thất bại là
chứng cớ khẳng định rõ nhất:

Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa HàmTử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi.

Ở đoạn thơ này, NguyễnTrãi đã cho ta thấy những chiến công oanh liệt của dân tộc trong
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, giữ gìn tự do của Tổ quốc. Cách nêu dẫn chứng rõ

ràng, cụ thể bằng những lời lẽ chắc chắn, hào hùng, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Và
cũng chính tại đây ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi đã vươn tới một tầm cao mới. Tác giả
nêu cụ thể, rõ ràng từng chiến công oanh liệt của quân và dân ta: “ Hàm Tử”, “ Bạch
Đằng”, thêm vào đó là sự xem thường, căm ghét đối với sự thất bại của những kẻ xâm lược
không biết tự lượng sức : “Lưu Cung tham công”, “Triệu Tiết… thích lớn”, Toa Đô, Ô Mã, tất
cả chúng đều phải chết thảm. Đoạn thơ đã một lần nữa khẳng định rằng: Đại Việt là một
quốc gia có độc lập, tự chủ , có nhân tài, có tướng giỏi, chẳng thua kém gì bất cứ một quốc
gia nào. Bất cứ kẻ nào có ý muốn thôn tính, xâm lược ta đều phải chịu kết quả thảm
bại. Cuộc chiến chống lại quân giặc, bảo vệ dân tộc là một cuộc chiến vì chính nghĩa, lẽ phải,
chứ không như nhiều cuộc chiến tranh phi nghĩa khác, cho nên, dù thế nào đi nữa, chính
nghĩa nhất định thắng gian tà. Tất cả những trang sử hào hùng, vẻ vang ấy, đều đã được sử
sách ta cẩn thận ghi lại, không thể chối cãi, và không ai có thể thay đổi. Đây cũng chính là
tinh anh, tinh hoa trong tư tưởng của nhà thơ.
Tóm lại, tác phẩm Bình Ngô đại cáo tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang
tính chất hào hùng hiếm có. Trong đó, phần đầu tác phẩm, với nghệ thuật biền ngẫu, đã
nêu được hai nội dung chính gần như hết bài cáo là nhân nghĩa và nền độc lập của dân tộc
Đại Việt. Chính vì vậy, đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân
ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình. Đoạn đầu là một sự thành công
của Nguyễn Trãi, là mở đầu cho áng văn thiêng cổ “Bình Ngô Đại Cáo”. Đoạn thơ giúp ta
hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha
ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây
dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.

“Bình ngô đại cáo” là áng “thiên cổ hùng văn” bậc nhất trong văn học chữ Hán cổ điển nước ta, là bản
anh hùng ca bằng thể văn biền ngẫu, nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa, kể tội quân xâm lược, ngợi ca anh
hùng, hào kiệt và võ công trừ bạo của dân tộc ta.
Bài đại cáo còn là khúc trữ tình thiết tha trước nổi đau mất nước, chứa chan niềm tự hào dân tộc và niềm vui
chiến thắng. Cáo là một thể văn cổ có từ thời xưa, hoàng đế thường dùng để bổ nhiệm, phong tặng, bảo ban
các quan, toàn dân, được gọi là “cáo mệnh”, “cáo phong”, “cáo giới” đại cáo vốn là tên một thiên trong Thượng
thư do Chu Công làm để tuyên bố việc phò tá Thành Vương., phế bỏ nhà Ân, sau trở thành thể laọi văn học

công bố sự kiện trọng đại cho thiên hạ biết. đặt tên bài văn này là “bình ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi vừa mún
dùng lại tên Đại cáo để công bố đạo lớn, vừa tỏ ý đi theo truyền thống nhân nghĩa lâu đời. Bình là đánh dẹp,
Ngô là tên nước cũ thời Tam quốc. Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương dấy binh ở đất Giang Tô, lúc đầu xưng là
Ngô quốc công, do vậy quân nhà Minh được gọi là quân Ngô. Tên bài này có nghĩa là tuyên bố về sự nghiệp
đánh dẹp giặc Ngô.
Là một thể văn như có tính quan phương, ko nhất thiết bài cáo nào cũng có giá trị văn học. Nhưng vì tầm tư
tưởng lón lao, sự kiện trọng đại và lời văn hùng hồn, khảng khái, bài “bình ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi làm thay
lời Lê Lợi đã trở thành một thiên anh hùng ca bằng văn tứ lục.
Mở đầu bài cáo, tác giả tuyên bố ngay lập trường chính nghĩa của mình:
“việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Hai câu này có nghĩa là: việc nhân nghĩa cốt làm cho nhân dân được yên, mà muốn cho dân yên thì trước hết
fải lo tiêu diệt quân tàn bạo. tư tưởng đó đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử VN. Cho nên, tiếp theo, bài
cáo nhắc lại truyền thống “yên dân trừ bạo” của các triều đại “từ triệu Đinh , Lí, Trần bao đời gây nên độc lập”,
đời nào cũng có hào kiệt đứng lên trừ bạo để yên dân. kết wả là Lưu Cung đời Hán thất bại, Triệu Tiết của Tống
tiêu vong. Toa Đô, Ô Mã đời Nguyễn kẻ bị giết, người bị bắt. đáng chú ý ở đoạn này là ngay từ đầu Nguyễn Trãi
khẳng định đó là truyền thống văn hoá Đại Việt. “Đại Việt” là quốc hiệu của nước ta thời Lí, thời Trần. Đời nhà
Đinh đặt quốc hiệu là “đại Cồ Việt” cũng theo tinh thần đó. Đồng thời ông cũng khẳng định mỗi đằng “làm đế một
phương”, đối chọi với Bắc đế, nối tiếp truyền thống của Lí Nam Đế, Lí Thường Kiệt đời trước. như vậy, bài đại
cáo mở đầu ko chỉ với tư tưởng nhân nghĩa, mà còn với tư thế của một quốc gia có chủ quyền. Phần mở đầu
nhằm khẳng định sự ngiệp Lê Lợi là sự kế tục vẻ vang của các truyền thống đó.
Phần hai của bài nói đến tội ác của giặc và tình cảnh khốn khó của nhân dân và Đất nước dưới ách thống trị
của giặc Minh. Cuộc đánh dẹp nào cũng phải có lí do, mà lí do chính đáng nhất là tội ác của quân thù và nỗi
khốn khó của nhân dân. Tác giả đã dùng mười hai cặp đối để tố cáo kẻ thù và phơi bày nổi khổ nhục của nhân
dân. Đáng chú ý nhất là tính chất huỷ diệt tàn bạo tột cùng của quân xâm lược:
“Nướng dân đen trên ngọn lừa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.
“Dân đen”, “con đỏ” là hình ảnh ước lệ chỉ người dân trăm họ, vô tội. Quân giặc xem dân ta như dê, như cừu,
mặc sức tàn hại. Chúng dối trời, lừa dân, gây binh, tính ác trong hai mươi năm làm cho nhân nghĩa bại hoại, đất
trời tan nát. Không có gì không bị huỷ diệt tàn bạo:

“Nặng thuế khoá sạch ko đầm núi”
Vét sản vật, bắt dò chim sá, chốn chốn lưới chăng
Nhìu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cặm đặt”
“Tàn hại cả giống côn trùng, cây cỏ”
Tan tác cả nghề canh cửi ”
Số phận thê thảm của nhân dân được nhắc tới với một tình cảm xót thương sâu nặng:
"Người bị ép xuống biển, dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi, đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc”.
“Nặng nề những nỗi phu phen”
“Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng”.
Tác giả đã khắt hoạ một bức tranh khái quát về tội ác chống chất của kẻ thù, mà “Trúc Nam Sơn ko ghi hết tội”,
“Nước Đông Hải ko rửa hết mùi”.
Người xưa chép sách và thẻ tre. Tội ác của giặc Minh cho dù chặc hết trúc Nam Sơn cũng ko ghi hết tội. “Khánh
trúc nam thư” là thành ngữ của Lã Thị Xuân Thu, người Trung Quốc thường dùng để kể tội ác quân giặc trong
các bài thơ, hịch, ở đây dùng để vạch tội ác giặc Minh, thật là đắc dụng. Đoạn kể tội kẻ thù được kết thúc bằng
vế đối vang dội, đầy tính kích động như một lời hịch:
“Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần dân chịu được”
Phần thứ ba của bài cáo là công bố wá trình dấy binh và kháng chiến thắng lợi. Đây là phần trữ tình và sảng
khoái nhất của bài văn.
Đoạn một của phần này gồm mười lăm cặp đối nói về ý thức sứ mệnh và buổi đầu dựng nghiệp khó khăn của
Lê Lợi. Tác giả đã xây dựng nên hình ảnh người anh hùng dân tộc, một hình tượng trữ tình cao cả, thống nhất.
Bằng phương thức tự giới thiệu, bài đại cáo khắc hoạ tấm lòng, chí khí, tài trí, mục đích đầy nghĩa của Lê Lợi.
Bằng một loạt vị ngữ, đoạn văn thể hiện thế giới nội tâm phong phú. Một lời tự giới thiệu thật dõng dạc:
“Ta đây
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình”
Một ý thức sứ mệnh tự giác xem mối thù của nước, nỗi đau của trăm họ như của chính mình, ngày đêm canh
cánh bên lòng suốt hai mươi năm.
“Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Căm giặc nước thề ko cùng sống
Đau lòng nhức óc, chóc đã mười mấy năm trời
nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối”
“Quên ăn, quên ngủ, cả trong mộng cũng lo việc lấy lại nước nhà:
Những trần trọc trong cơn mọng mị
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi”
Những hình ảnh “nếm mật nằm gai”, “quên ăn vì giận”, “trần trọc trong cơn mộng mị” làm nhớ tới gương chịu
đựng gian khổ, nung nấu ý chí chiến đấu vì đại nghĩa.
Những nỗi gian nan, khó nhọc buổi đầu như thiếu người, thiếu quân, thiếu lương thảo đã thử thách tinh thần
nhẫn nại, đức quý trọng hiền tài và khả năng tập hợp của Lê Lợi. Người tài như sao buổi sớm, như lá mùa thu,
vốn rất hiếm, còn tấm lòng cầu mong của Lê Lợi cũng rất chân thành “Cổ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn
dành phía tả”.
Bên trái là chỗ ngồi tôn quý mà Nguỵ công tử Tín Lăng Quân dành để mời người gác cửa thành là Hậu Doanh
cộng tác với mình. Nhưng càng chờ đợi, “người càng vắng bóng”, và vai trò chủ động của minh chủ Lê Lợi càng
nổi bật.
Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối. Cuối cùng, người anh hùng đã tập hợp được nhân dân
dưới cờ đại nghĩa của mình, tạo thành một khối đoàn kết tuyệt đẹp:
“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc, ngọn cớ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ từ, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào”.
Hình ảnh “dựng cần trúc làm cờ” nói lên tích chết cuộc khởi nghĩa của nhân dân, đừng lên vì nghĩa lớn. hình
ảnh “hoà nước sông chén rượu ngọt ngào” thể hiện tinh thần đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi.
Đồng thời Lê Lợi đã có một chiến lược, chiến thuật hết sức đúng đắn:
“Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”.
Đoạn hai của phần bài kể về cuộc phản công thắng lời. Đây là đoạn hào hứng, sảng khoái của bài cáo: nhưng
thắng lợi liên tiếp, giòn giã, được kể ra với một giọng hả hê, tự hào. Ở đây tiếp tục xuất hiện hình tượng người
lãnh tự thao lược, hình tượng uy lực của nghĩa quân, nhưng nổi bật nhất là hình ảnh thất bại nhục nhã của quân
giặc.
Tác giả không giản đơn kể lại bản tin chiến sự hay bản tổng kết chiến thắng mà còn đem lại niềm tự hào về sức
mạnh chính nghĩa:

“Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”
Lê Lợi “thay trời hành đạo”, tự cảm nhận được uy lực của nghĩa quân mạnh như uy trời, không một sức mạnh
nào chống đỡ được:
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận, sạch ko kinh ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông
Cơn gió trút sạch lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ”
Các hình ảnh “đá núi mòn”, “nước sông cạn”, “sạch ko kinh ngạc”, “tan tác chim muông”, “trút sạch lá khô”, “sụt
toang đê vỡ” gọi lên một sức công phá mạnh mẽ, phi thường của nghĩa quân và sự sụp đổ ko cách gì chống đỡ
được của quân giặc. Đó là những ẩn dụ thể hiện quy mô vũ trụ, khổng lồ của sức mạnh chính nghĩa.
Cùng với các hình thức khổng lồ, hùng vĩ và hình tượng về nhịp độ chiến thắng mau lẹ như trúc chẻ ngói tan
khiến địch trở tay không kịp, cách vài ngày một chiến thắng, cách vài ngày giết một tướng giặc.
Hình ảnh thất bại của quân giặc thể hiện rõ rệt nhất cho sức mạnh của quân ta. Những kẻ sống thì kinh hồn bạt
vía:
“Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía
Lí An, Phương Chính nín thở cầu thoát thân”
“Đô Đốc Thôi Tụ lê gối dâng sở tạ tội
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng”
Kẻ chết thì sông máu núi thây:
“Ninh kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm
Tuỵ Động thây chết đầy nội, nhơ để ngàn năm ”
“Suối Lãnh Câu máu chảy trôi chày, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành Đan Xá thây chất thành núi, có nội đầm đìa máu đen ”
Ở đây, sự thất bại của quân giặc cũng mang tầm cỡ vũ trụ: “vạn dặm”, “nghìn năm”, “núi”, “sông”, “có nội”.
Hình ảnh Lê Lợi điều binh khiển tướng khẩn trương, sáng suốt, chủ động, mau lẹ, túc trí đa mưu.
Trái với kẻ thù đã “trí cùng lực kiệt”, Lê Lợi phát huy chiến thuật “mưu phạt, tâm công”. “chẳng đánh mà người
chịu khuất, ta nay mưu phạt, tâm công”. Cả câu này ko chỉ nói chiến thuật mà còn nói về chiến lược: Lê Lợi ko

muốn dùng vũ lực để đánh, mà muốn “phạt mưu, tâm công” trước. nhưng quân giặc thất bại cũng ko biết hối
cải, còn bày thêm mưu kế, chuốc tội gây oan, cho nên Lê Lợi mới đánh đuổi đến cùng. Đến đây, Lê Lợi bộc lộ
một thiên tài quân sự lỗi lạc:
“Thùa tướng ruỗi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại
Tuyển binh tiến đánh. Đông Đô đất cũ thu về”
“Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong
Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực”.
Ta đánh thắng nhưng ko hiếu sát, ko hiếu chiến, mà rộng lòng hiếu sinh, yêu hoà bình, lập kế lâu dài.
“Tường giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh

Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”
Quân giặc tha về vẫn còn kinh hồn, bạt vía, tạo thành âm vang lâu dài của chiến thắnt vĩ đại.
Tóm lại, tác già ko chỉ thuật lại chiến thắng, mà chủ yếu khắc hoạ uy vũ của chiến thắng, tầm vóc của chiến
thắng, ảnh hưởng lâu dài của chiến thắng và nhất là vẻ đẹp của nhân nghĩa, trí dũng của ng` chiến thắng.
những đặc điểm này đem lại màu sắc anh hùng ca cho bài cáo.
phần cuối cùng bày tỏ niềm tin vào nền hoà bình lâu dài của đất nước, cảm ơn trời đất, tổ tiên phù hộ.
Bài “Bình ngô đại cáo” ko chỉ hay vì phản ánh chiến thắng oanh liệt, thể hiện tầm vóc lớn lao của tư tưởng nhân
nghĩa, mà còn hay vì ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu. trong bài văn này, các cặp đối tề chỉnh, nhịp văn tứ lục
đã phát huy tác dụng thẩm mĩ cao độ trong việc xây dựng những hình tượng kì vĩ mang tính chất sử thi, thấm
nhuần những tình cảm lớn của dân tộc. Bình Ngô đại cáo qiả là một thiên anh hùng ca bằng văn biền ngẫu.

×