Sáng kiến kinh nghiệm
Xây dựng và sử dụng ngân hàng hoạt động nhằm tích cực
hoá quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học phần
Tiếng Việt ở THCS.
A. Đặt vấn đề:
Sự cần thiết phải xây dựng ngân hàng các hoạt động nhận thức
cho học sinh THCS.
Hiện nay vấn đề tích cực hoá hoạt động nhận thức cho học sinhTHCS
là vấn đề không còn mới, nhng trong thực tiễn dạy học nhiều giáo viên còn
lúng túng trong việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh sao cho thực
sự có ý nghĩa tích cực. Mọt trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là
giáo viên có ít vốn về các loại hoạt động tự lực của học sinh, vì thế họ
không có nhiều những lựa chọn và không thờng xuyên yêu cầu học sinh thực
hiện các hoạt độngmột cách tích cực nhất.
Trong khi đó, hoạt động học tập của học sinh THCS đang còn là một
hoạt động mới mẻ, các em cha tự mình tìm ra các hoạt động cho bản thân để
nâng cao hiệu quả nhận thức.
Theo Gillian Frost, trong sáu điểm cần chú ý trong tiết học theo Ph-
ơng pháp học sinh trung tâm có một điểm quan trọng sau đây: Giáo
viên cần giao cho học sinh thực hiện các hoạt động theo đúng trình độ và
nhu cầu nhận thức của học sinh để phát huy tính tích cực nhận thức của
học sinh.
Vì vậy cần thiết phải cung cấp cho giáo viên và giúp giáo viên tự xây
dựng ngân hàng các hoạt động nhận thức để tiện cho hoạt động dạy học theo
hớng tích cực hoá hoạt động nhận thức của các em.
Trong môn Ngữ văn THCS phần tiếng Việt là phần cần có nhiều hoạt
động tự lực của học sinh, vì mục đích của dạy tiếng Việt là giúp học sinh có
đủ kĩ năng vận dụng và khai thác ngôn ngữ. Vì vậy việc xây dựng ngân hàng
hoạt động nhận thức cho học sinh đối với phần tiếngViệt trong dạy học để
tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh bằng những hành động học
tập cụ thể là cần thiết.
b. nội dung sáng kiến.
I. định hớng xây dựng các ngân hàng hoạt động cho học sinh nhằm
tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh THCS.
Việc xây dựng các ngân hàng hoạt động nhận thức cho học sinh nên
có một nhóm chuyên gia soạn thảo và mỗi giáo viên tự bổ sung khi cần thiết.
Bớc đầu chúng tôi xin đề xuất các định hớng sau:
1) Ngân hàng các hoạt động nhận thức cho học sinh phải lấy t tởng
dạy học hớng tập trung vào học sinh làm chủ đạo. Nghĩa là các hoạt động
này phải huy động đợc tính tự lực cao ở học sinh trên cơ sở có sự điều khiển
của giáo viên.
2) Ngân hàng các hoạt động nhận thức của học sinh phải phù hợp với
các mức độphát triển của hoạt động nhận thức trong từng độ tuổi trong bậc
THCS.
3) Ngân hàng các hoạt động nhận thức của học sinh phải bao gồm các
mức độ t duy của học sinh từ thấp đến cao. TheoBloom thì có sáu thang bậc
trong các mức độ nhận thức của học sinh: Biết- hiểu- áp dụng- phân tích-
tổng hợp- đánh giá.
Ví dụ: Biết Cần các hoạt động đặc trng sau: nhận ra, liệt kê, đọc
lại, kể tên, chỉ ra
Hiểu cần các hoạt động đặc trng sau minh hoạ, diễn đạt lại,
trình bày lại, tìm cách thể hiện khác, giải thích
4) Ngân hàng các hoạt động nhận thức cho học sinh phải phù hợp với
đa dạng các hình thức khác nhau của hoạt động dạy học nh: hoạt động chung
của lớp, nhóm, cá nhân
II. xây dựng ngân hàng hoạt động nhận thức phần tiếng việt cho
học sinh THCS.
1) Điền thông tin vào chỗ trống (có cho sẵn hoặc không cho sẵn) trong
các câu cho sẵn. Những từ còn thiếu có thể là những loại từ đang đợc dạy
trong bài. Ví dụ: Tất cả những từ còn thiếu là những danh từ.
2) Liệt kê tất cả các từ khác thay thế cho từ ., cho sẵn một từ và
các từ đồng nghĩa khác.
3) Tạo ra một tập hợp từ.
Ví dụ: một yêu cầu đặt ra là : em hãy tìm tất cả các tính từ miêu tả vật này.
Em chỉ có 5 phút thôi.
4) Hãy phân tích loại từ cho sẵn này. Em có thể viết riêng ra, gạch dới
hoặc khoanh tròn trong bài.
5) Phân tích từ loại trong bài (ví dụ: các dạng từ) và chọn từ khác để
thay thế mà nghĩa vẫn không thay đổi.
6) Sắp xếp lại các từ cho sẵn để tạo thành các câu có nghĩa.
7) Cho sẵn một số từ, hãy hoàn thành câu với những từ đó.
Ví dụ: cho các từ nh : nớc, ma, nó, trút xuống.
Câu có thể đặt ra là: Ma trút xuống nhanh nh vậy cho nên nó đã gây
nên hiện tợng nớc sông dâng lên.
Có thể yêu cầu học sinh hoàn thành càng nhiều câu càng tốt bằng
cách sử dụng những từ đã cho sẵn này.
8) Đa ra một bảng liệt kê các từ có nhiều loại khác nhau, hãy phân loại
thành các loại từ khác nhau.
Ví dụ: Danh từ riêng và danh từ chung.
9) Khớp ghép tơng ứng từ với các từ đồng nghĩa của nó, cho sẵn một
từ và một bảng liệt kê các từ có thể ghép với nghĩa tơng ứng của nó. Học sinh
cần phải phân tích đợc đâu là những từ đúng trong bảng liệt kê này (những từ
này có thể là tính từ hay động từ )
10) đóng vai trò là một giáo viên, hãy tìm lỗi sai cho học sinh trong
các câu cho sẵn: dấu câu, trật tự từ, cách dùng từ và viết lại cho đúng.
11) Từ những loại từ đã cho (ví dụ nh tính từ), hãy viết các câu văn có
nghĩa hoặc một câu chuyện ngắn hoặc một bài thơ ngắn sử dụng từ này sao
cho đúng.
12) Dùng một từ cho sẵn để đặt càng nhiều câu càng tốt.
13) Khớp ghép với từ ngữ tơng ứng.
14) Hãy viết một từ đúng ghép với định nghĩa cho sẵn.
15) Hãy tìm các từ ngữ để điền vào chỗ trống trong câu sao cho đúng
để hình thành một đoạn văn có nghĩa.
16) Khớp ghép từ với bức tranh tơng ứng có nghĩa.
17) Vẽ một bức tranh để ghép với nghĩa của một từ cho sẵn và ngợc
lại, viết từ ghép với tranh.
18) Khớp các từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa tơng ứng.
19) Cho sẵn một từ và một bảng liệt kê các từ có thể khớp tơng ứng
hoặc đồng nghĩa với từ đó. Học sinh cần phải phân tích để tìm ra những từ
đúng
III. sử dụng ngân hàng hoạt độngnhân thức phần tiếng việt trong
dạy học ở THCS.
Khi đã có các ngân hàng hoạt động, để sử dụng có hiệu quả, cần thông
qua các yêu cầu sau đây:
1. Lựa chọn ngân hàng các hoạt động theo đúng môn học.
2. Căn cứ vào bài học cụ thể: vị trí bài học trong chơng trình, nội dung
bài học để lựa chọn các hoạt động trong ngân hàng cho phù hợp.
3. Căn cứ vào trình độ của đối tợng dạy học để đặt ra các yêu cầu
trong từng hoạt động cho sát hợp.
4. Cần thay đổi các hoạt động ở mỗi bài trong một môn, phân môn
để tạo ra tính đa dạng trong các hoạt động nhận thức nhằm tăng hứng thú
nhận thức và phát triển trí tuệ cho học sinh.
5. Mỗi một bài học, nội dung dạy học cần có một số hoạt động chính
làm chủ đạo.
6. Mỗi một hình thức tổ chức dạy học cần có một số hoạt động phù
hợp, không nên áp dụng một cách máy móc các hoạt động cho mọi hình thức
dạy học.
Ví dụ: - Hình thức học tập cá nhân của học sinh cần những hoạt động gì?
- Hình thức học tập theo nhóm nhỏ cần những hoạt động gì?
- Hình thức học tập của nhóm trung tâm cần những hoạt động gì?
- Hình thức hoạt động theo nhóm lớn cần những hoạt động gì?
C. Kết luận và đề xuất s phạm
I. kết luận:
- Có nhiều con đờng và cách thức cho giáo viên có thể vận dụng để
tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học môn Ngữ văn
nói chung phần tiếng Việt nói riêng. Trong dó, việc xây dựng và vận dụng
ngân hàng hoạt động nhận thức cho học sinh là một con đờng cần đợc
quan tâm.
- Việc xây dựng ngân hàng hoạt động nhận thức cho học sinh trong
phần tiếng Việt của môn ngữ văn ở THCS dựa trên quan điểm tích cực hoá
hoạt động nhận thức của học sinh là nhằm nâng cao dung lợng các hoạt
động tự lực của học sinh. Trong quá trình lĩnh hội tri thức tiếng Việt theo
tinh thần học sinh suy nghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn.
- Ngân hàng hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học phần
tiếng Việt của môn Ngữ văn có tác dụng giúp cho giáo viên có nguồn vốn
để tổ chức hoạt động nhận thức nội dung dạy học tiếng Việt cho học sinh
một cách thuận lợi góp phần đa dạng hoá các loại hình hoạt động trên lớp
của học sinh.
- Ngân hàng hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học phần
tiếng Việt giúp giáo viên vận dụng thuận lợi đa dạng các hình thức tổ chức
dạy học nh các hình thức: lớp- bài; thảo luận nhóm; ngoại khoá
II. đề xuất s phạm:
- Môn Ngữ văn ở THCS có các phần Tập làm văn, tiếng Việt Với
mỗi phần trong kết cấu, cấu thành môn Ngữ văn cần có một ngân hàng hoạt
động nhận thức riêng để tiện lợi cho việc dạy học. Các ngân hàng hoạt động
nhận thức này cần đợc cơ quan quản lí giáo dục tổ chức cho các giáo viên
giàu kinh nghiệm xây dựng.
- Để tránh sự lúng túng và đơn điệu ttrong việc tổ chức hoạt động
nhận thức phần tiếng Việt môn Ngữ văn ở THCS. Mỗi giáo viên cần có thói
quen sử dụng ngân hàng hoạt động nhận thức cho học sinh.
- Mỗi giáo viên cần vận dụng linh hoạt ngân hàng hoạt động nhận
thức đã đợc xây dựng để phù hợp với từng điều kiện dạy học cụ thể và trình
độ đối tợng học cụ thể.
- Khuyến cáo tất cả các giáo viên dạy học Ngữ văn xây dựng và khai
thác tốt ngân hàng hoạt động nhận thức của học sinh để nâng cao hiệu quả
dạy học.
D. tài liệu tham khảo:
1. Ngữ văn lớp 6 tập 1,2. NXB Giáo dục Hà Nội- 2002.
2. Ngữ văn lớp 7 tập 1,2 . NXB Giáo dục Hà Nội- 2003.
3. Ng ữ văn lớp 8 tập 1,2. NXB Giáo dục Hà Nội- 2004
4. Ngữ văn lớp 9 tập 1,2 . NXB Giáo dục Hà Nội- 2005.
5. Phơng pháp dạy học tích cực- Nguyễn Kì- NXB Giáo dục Hà Nôị
1995.
6. Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học- Chu Trọng Tuấn- NXB
Giáo dục Hà Nội, 2000.
7. Phơng pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm- Oxfam Anh, Việt
năm 2000.