Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia môn lịch sử lần 2 năm 2015 trường THPT lý tự trọng, bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.13 KB, 6 trang )

1

SỞ GD & ĐT BÌNH ĐINH
KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015

TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG
Môn thi: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề


Câu 1. (3,0 điểm)
Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng Việt Nam
trong thời kì 1939 – 1945:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1/9/1939).
- Phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh (15/8/1945).
Câu 2. (2,0 điểm)
Từ năm 1920 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào đối với cách
mạng Việt Nam? Hãy chỉ ra tính đúng đắn, sáng tạo trong Chính cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Câu 3. (2,0 điểm)
Đảng ta căn cứ vào điều kiện lịch sử và thời cơ như thế nào để đề ra kế hoạch giải
phóng miền Nam? Trình bày diễn biến và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 4. (3,0 điểm)
Phân tích nguyên nhân thắng lợi cơ bản của cách mạng Việt Nam từ năm 1930
đến năm 2000. Thực tế cách mạng nước ta từ năm 1930 đã để lại cho Đảng Cộng sản
Việt Nam và nhân dân ta những bài học kinh nghiệm gì?

Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:







ĐỀ THI THỬ LẦN 2
2


SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH
KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015

TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG
ĐÁP ÁN Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu Đáp án Điểm
Câu 1


Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng Việt
Nam trong thời kì 1939 – 1945:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1/9/1939).
- Phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh (15/8/1945).
3,0
điểm
a. Sự kiện chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1/9/1939).

- Ngày 1 – 9 – 1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ hai
bùng nổ. Hai ngày sau, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Ở châu Âu, quân đội
phát xít kéo vào nước Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức, thực hiện
chính sách thù địch với các lực lượng tiến bộ trong nước và phong trào cách
mạng ở thuộc địa.
- Bọn Pháp ở Đông Dương tăng cường vơ vét bóc lột nhân dân và đàn áp phong
trào cách mạng, đẩy nhân dân ta vào cảnh ngột ngạt về chính trị, bần cùng về
kinh tế. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc trở nên cấp bách.
- Trước những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước, Đảng kịp thời
họp Hội nghị BCH trung ương (11/1939) đã quyết định:
+ Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu; tạm gác khẩu hiệu cách mạng
ruộng đất, chỉ tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân
tộc, chống tô cao, lãi nặng; thay khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công – nông
– binh bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hòa.
+ Phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu
tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp,
nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp.
+ Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt
trận Dân chủ Đông Dương, nhằm tập hợp mọi lực lượng dân tộc chống đế quốc.
Hội nghị đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng, dương cao ngọn cờ giải
phóng dân tộc, đưa nhân dân bước vào giai đoạn trực tiếp vận động cứu nước.
1,5đ

b. Sự kiện phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh (15/8/1945).
- Bị thất bại dồn dập trên mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, nhất là khi đạo
quân Quan Đông của Nhật đứng trước nguy cơ bị Hồng quân Liên Xô tiêu diệt
và bị Mĩ ném hai quả bom nguyên tử, Nhật Bản chính thức tuyên bố đầu hàng
Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương bị tê liệt, Chính phủ tay
sai Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Thời cơ cho Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền đã đến.

- Trước những chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới và trong trong nước,
Đảng họp Hội nghị toàn quốc (ngày 14,15/8/1945) quyết định phát động toàn
dân Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông
Dương,… Đại hội quốc dân đã họp ở Tân Trào (16,17/8/1945) tán thành chủ
trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh,
thành lập ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta nổ dậy
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước chỉ trong 15 ngày.
1,5đ

ĐỀ THI THỬ LẦN 2
3

Câu 2

Từ năm 1920 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào đối với
cách mạng Việt Nam? Hãy chỉ ra tính đúng đắn, sáng tạo trong Chính
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông
qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
2,0 điểm

a. Từ năm 1920 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào đối
với cách mạng Việt Nam?
- Việc Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin (7/1920), tham dự Đại
hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp tại Tua (12/1920), bỏ phiếu tán
thành đường lối của Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộng sản
Pháp, trở thành người đảng viên cộng sản đầu tiên của Việt Nam, đã đánh dấu
bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, đồng
thời mở ra bước ngoặt mới của cách mạng Việt Nam, dẫn đến sự ra đời của
Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.

- Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy cho nhân dân Việt Nam, cũng như chỉ đạo cho
các dân tộc khác ở Đông Dương và nhiều nước thuộc địa con đường cứu nước
đúng đắn. Đó là con đường cách mạng vô sản. Những người yêu nước lớp trước
và cùng thời với Nguyễn Ái Quốc đã chọn con đường phong kiến, hoặc tư sản
đều không đưa cách mạng đến thắng lợi.
- Sau khi tìm thấy con đường cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực
truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác – Lênin về nước và các thuộc địa khác, trải
qua 4 thời kì hoạt động của Người: từ 1920 đến 1923 ở Pháp; từ giữa 1923 đến
cuối 1924 ở Liên Xô; từ cuối 1924 đến giữa 1927 ở Quảng Châu và từ giữa
1927 đến cuối năm 1929 phần lớn ở Thái Lan, đầu năm 1930 ở Hương Cảng -
Trung Quốc. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian này đã soi
sáng con đường cách mạng vô sản, thức tỉnh, giác ngộ quần chúng bị áp bức
đứng lên đấu tranh và để chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời
của một chính đảng vô sản ở Việt Nam sau này.
- Nguyễn Ái Quốc là người triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức
cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng cộng sản Việt
Nam. Hội nghị diễn ra từ ngày 6/1 đến ngày 8/2/1930 tại Hương Cảng - Trung
Quốc. Qua Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt, Nguyễn Ái Quốc đã vạch
ra cho cách mạng Việt Nam đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo.
1,25 đ
b. Tính đúng đắn, sáng tạo trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt
(Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng)do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được
thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Cương lĩnh xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: Làm tư sản
dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng sau đó chuyển sang cách mạng
XHCN, hai giai đoạn đó kế tiếp nhau. Đó là một luận điểm đúng đắn và sáng
tạo, đường lối đó đã phản ánh đúng hoàn cảnh khách quan của Việt Nam (là
nước thuộc địa nửa phong kiến), đồng thời đây là sự vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
- Bản Cương lĩnh chính trị đã nêu nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến

có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai
được đặt lên hàng đầu. Đó là một luận điểm đúng đắn vì đã phản ảnh đúng xã
hội Việt Nam có hai mâu thuẫn chủ yếu: mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai
0,75 đ
4

cấp, trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất. Bản cương lĩnh chính trị đầu tiên
đã xác định đúng vai trò của quần chúng công nông cũng như mọi lực lượng
yêu nước trong xã hội Việt Nam, đó là tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, qua đó
huy động toàn dân tộc vào sự nghiệp cứu nước.
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam là một cương lĩnh
giải phóng dân tộc đúng đắn sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyển vấn đề dân tộc và
giai cấp, thắm đượm tính dân tộc, tính nhân văn. Độc lập tư do là tư tưởng cốt
lõi của cương lĩnh.
Câu 3

Đảng ta căn cứ vào điều kiện lịch sử và thời cơ như thế nào để đề ra kế
hoạch giải phóng miền Nam? Trình bày diễn biến và ý nghĩa lịch sử của
chiến dịch Hồ Chí Minh.
2,0 điểm

a. Đảng ta căn cứ vào điều kiện lịch sử và thời cơ như thế nào để đề ra kế
hoạch giải phóng miền Nam?
a. Điều kiện thời cơ Đảng ta đề ra kế hoạch:
- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền
Nam thay đổi mau có lợi cho cách mạng. Kể từ sau Hiệp định Pa-ri năm 1973
về Việt Nam, quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ phải rút hết quân về nước,
quân ta có nhiều lợi thế đã tổ chức nhiều cuộc tiến công địch nhằm thu hồi và
mở rộng vùng giải phóng Chiến thắng Đường 14 - Phước Long (6/1/1975) tiêu
diệt 3000 tên, giải phóng thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 5 vạn dân. Quân

đội Sài Gòn phản ứng quyết liệt nhưng thất bại. Mĩ phản ứng yếu ớt và chỉ đe
dọa từ xa, quân Mĩ ít có khả năng quay lại.
- Bộ Chính trị TW Đảng đưa ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm
1975 và 1976. Nhưng lại nhấn mạnh cả năm 1975 là thời cơ và nếu thời cơ đến
vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
0,5đ

b. Trình bày diễn biến và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh.
* Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26/4 đến ngày 30/4/1975):
- Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, Huế-Đà Nẵng, quân ta tích cực
chuẩn bị để giải phóng miền Nam trước mùa mưa, lấy tên là chiến dịch Hồ Chí
Minh.
- Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, ngày 9/4/1975, ta tấn công
tuyến phòng thủ Phan Rang và Xuân Lộc, cửa ngõ bảo vệ Sài Gòn từ phía
Đông. Ngày 16/4, ta phá vỡ tuyến phòng thủ Phan Rang, ngày 21/4, phá vỡ
tuyến phòng thủ Xuân Lộc. Tổng thống Mĩ ra lệnh di tản người Mĩ ra khỏi Sài
Gòn.
- 17h ngày 26/4/1975, 5 cánh quân được lệnh nổ súng, thần tốc tiến vào trung
tâm Sài Gòn đánh chiếm các cơ quan đầu não địch.
- 10h 45 phút ngày 30/4/1975, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc
Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn. Dương Văn Minh vừa lên giữ chức Tổng
thống Sài Gòn ngày 28-4 đã phải đầu hàng không điều kiện.
- 11h30 phút cùng ngày, lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
Chiến dịch lịch sử mang tên Bác toàn thắng.
- Ngày 2/5/1975, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng.
* Ý nghĩa lịch sử: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - chiến dịch quyết chiến,


1,0đ

















5

chiến lược trong tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975 có ý nghĩa lịch sử to
lớn:
- Thứ nhất, thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh là thắng lợi của lòng yêu
nước, chí căm thù giặc với khí phách hiên ngang của một dân tộc anh hùng
được soi sáng bởi chân lý thời đại Hồ Chí Minh "Không có gì quý hơn độc lập
tự do".
- Thứ hai, thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh là thắng lợi của trí tuệ Việt
Nam, của tâm hồn, cốt cách và bản lĩnh văn hoá Việt Nam.
- Thứ ba, thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh là hiện thân của cuộc chiến
tranh chính nghĩa, thắng phi nghĩa, một cuộc chiến mà cái đẹp, cái cao thượng,
cái anh hùng thắng cái xấu, cái ác, cái thấp hèn.
Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng là đỉnh cao của cuộc tổng tiến công và
nổi dậy long trời lở đất của quân và dân ta từ đầu tháng 3 cho đến ngày 30 tháng

4, đã nhanh chóng đập tan hang ổ cuối cùng của địch giải phóng thành phố Sài
Gòn trong một thời gian ngắn, làm tan rã toàn bộ lực lượng của địch, đánh đổ
toàn bộ hệ thống chính quyền tay sai từ Trung ương đến địa phương, kết thúc
toàn thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của toàn miền Nam, hoàn thành
nhiệm vụ lịch sử cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước.
0,5đ


Câu
4
Phân tích nguyên nhân thắng lợi cơ bản của cách mạng Việt Nam từ năm
1930 đến năm 2000. Thực tế cách mạng nước ta từ năm 1930 đã để lại cho
Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta những bài học kinh nghiệm gì?
3,0 điểm

a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi cơ bản của cách mạng Việt Nam từ
năm 1930 đến năm 2000.
Lịch sử đấu tranh và xây dựng đất nước của nhân dân ta từ khi thực dân
Pháp nổ súng xâm lược đến nay đã trải qua nhiều thời kì, nhiều bước thăng trầm
đầy kịch tính. Từ khi Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin năm
1920 và Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930, cuộc đấu tranh dựng
nước và giữ nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh, tuy phải chịu nhiều hy sinh gian khổ, song cuối cùng đã giành được
thắng lợi vẻ vang. Thắng lợi nối tiếp thắng lợi, mở đầu là thắng lợi của cách
mạng tháng Tám năm 1945, tiếp đó là thắng lợi của 9 năm kháng chiến chống
Pháp (1945 - 1954) và 21 năm kháng chiến chống Mĩ xâm lược (1954 - 1975)
và nay là thắng lợi của công cuộc đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi đó
có nhiều nguyên nhân, cơ bản nhất là:
- Nhân dân ta đoàn kết một lòng, giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, sáng
tạo, chiến đấu kiên cường, dũng cảm vì độc lập tự do. Truyền thống đó của dân

tộc được phát huy cao độ trong thời kì cách mạng do Đảng lãnh đạo.
- Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, là đội tiên
phong và là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân
dân lao động và của dân tộc. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối
cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ là nhân tố hàng đầu, chi phối các
nhân tố khác của cách mạng Việt Nam.

1,5 đ

b. Thực tế cách mạng nước ta từ năm 1930 đã để lại cho Đảng Cộng sản
1,5 đ
6

Việt Nam và nhân dân ta những bài học kinh nghiệm:
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, một bài học xuyên
suốt trong quá trình cách mạng nước ta.
- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân. Nhân
dân là người làm nên thắng lợi lịch sử.
- Không ngừng củng cố, tăng cường khối đoàn kết: Đoàn kết toàn Đảng, đoàn
kết toàn dân, đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với
sức mạnh quốc tế.
- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu
bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.









×