Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần chế biến Gỗ Đức Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 102 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



NGUYỄN TIẾN TRƯỞNG


HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ ĐỨC THÀNH






LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG






HÀ NỘI – 2014



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




NGUYỄN TIẾN TRƯỞNG


HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ ĐỨC THÀNH


CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG
Mã số: 60 34 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN VĂN ĐỊNH




HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần chế biến gỗ Đức Thành” là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất
phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các

số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trên bất kỳ một công trình nghiên cứu nào trước đây.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN




NGUYỄN TIẾN TRƯỞNG


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn
Văn Định, Giảng viên trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, người
đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Tài chính
ngân hàng, khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các lãnh đạo của Công ty cổ phần
chế biến gỗ Đức Thành, các cán bộ phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Kế hoạch
kinh doanh và các phòng ban khác đã nhiệt tình trao đổi, góp ý và cung cấp
thông tin tư liệu cho tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!











MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Danh mục ký hiệu, viết tắt i
Danh mục bảng ii
Danh mục biểu đồ iii
Danh mục hình vẽ. ………………………………………………………iv
Danh mục sơ đồ v
Mở đầu 1
CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH……………………………………………………………………….7
1.1 Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp………….7
1.2 Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh…………………….11
1.2.1 Tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh………………………11
1.1.2 Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh. 15
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh……………… 16
1.3.1 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS). 16
1.3.2 Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA). 18
1.3.3 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu(ROE). 20
1.4 Các yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh…….22
1.4.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong. 22
1.4.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài. 25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ ĐỨC THÀNH 31



2.1 Giới thiệu tổng quát về công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành. 31
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chế biến gỗ
Đức Thành 31
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 34
2.1.3Các chỉ tiêu hoạt động chính của công ty cổ phần chế biến gỗ Đức
Thành các năm 2010 - 2013. 35
2.2 Thực trạnghiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế
biến gỗ Đức Thành trong những năm 2010 -2013. 37
2.2.1 Tình hình thị trường. 37
2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ
phần chế biến Gỗ Đức Thành. 42
2.3 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế biến
gỗ Đức Thành trong những năm 2010 – 2013. 57
2.3.1 Những điểm đạt được. 57
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân. 58
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ ĐỨC
THÀNH 66
3.1 Mục tiêu và phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
chế biến gỗ Đức Thành trong giai đoạn tới. 66
3.1.1 Mục tiêu. 66
3.1.2 Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế biến gỗ
Đức Thành trong thời gian tới. 66


3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
cổ phần chế biến gỗ Đức Thành………………………………………… 67
3.2.1 Đẩy mạnh công tác bán hàng và chiếm lĩnh thị trường. 67

3.2.2 Chủ động trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu, áp dụng khoa học
kỹ thuật nhằm cắt giảm chi phí. 69
3.2.3 Sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, tăng vốn đầu tư. 72
3.2.4 Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. 74
3.2.4 Nâng cao năng lực quản trị, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực.
74
3.2.6 Nâng cao uy tín, thương hiệu,hình ảnh doanh nghiệp. 76
3.3 Một số kiến nghị……………………………………………………….78
3.3.1Về phía nhà nước. 78
3.3.2 Về phía các hiệp hội ngành. 81
Kết Luận ……………………………………………………………………83
Tài Liệu Tham Khảo 84
Phụ Lục

i

DANH MỤC KÝ HIỆU,VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
BĐH
Ban điều hành
2
DN
Doanh nghiệp
3
ĐHĐ CĐ
Đại hội đồng cổ đông

4
GĐT
Gỗ Đức Thành
5
HĐQT
Hội đồng quản trị
6
TSCĐ
Tài sản cố định
7
VCSH
Vốn chủ sở hữu














ii

DANH MỤC BẢNG


STT
Tên
bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 1.1
Ma trận hình ảnh cạnh tranh
30
2
Bảng 2.1
Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần chế biến gỗ
Đức Thành các năm 2010 – 2013.
35
3
Bảng 2.2
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường 6
tháng đầu năm 2013
40
4
Bảng 2.3
Tóm tắt các tỷ số khả năng sinh lợi
42
5
Bảng 2.4
Một số chỉ tiêu liên quan
43
6
Bảng 2.5
So sánh tỷ số lợi nhuận trên doanh thu

45
7
Bảng 2.6
Biến động doanh thu của Gỗ Đức Thành trong các
năm 2012, 2013
46
8
Bảng 2.7
Vòng quay tài sản của Công ty Gỗ Đức Thành
51
9
Bảng 2.8
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
52
10
Bảng 2.9
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
54
11
Bảng 2.10
Hệ số đòn bẩy tài chính của công ty Gỗ Đức Thành
55
12
Bảng 2.11
So sánh năng lực cạnh tranh của Gỗ Đức Thành với
một số công ty chế biến xuất khẩu gỗ nước ngoài
năm 2012

62
13

Bảng 2.12
Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty Gỗ Đức
Thành

64
14
Bảng 3.1
Nhu cầu sử dụng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành
công nghiệp chế biến
69



iii

DANH MỤC BIỀU ĐỒ

STT
Tên biểu
Nội dung
Trang
1
Biểu đồ 2.1
Tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm đồ
gỗ của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013
41
2
Biểu đồ 2.2
Thị phần xuất khẩu gỗ và sản phầm gỗ của
Việt Nam năm 2012

41
3
Biểu đồ 2.3
Cơ cấu doanh thu năm 2013 theo nhóm hàng
47
4
Biểu đồ 2.4
Cơ cấu doanh thu 2013 theo thị trường xuất
khẩu
47





iv


DANH MỤC HÌNH VẼ

STT
Tên
Hình
Nội Dung
Trang
1
Hình 1.1
Các chức năng hoạt động của doanh nghiệp
9
2

Hình 2.1
Mạng lưới phân phối sản phẩm nội địa của Công
ty cổ phần chế biến Gỗ Đức Thành năm 2013
32
3
Hình 2.2
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức
34

















v


DANH MỤC SƠ ĐỒ


STT
Tên Sơ
đồ
Nội Dung
Trang
1
Sơ đồ 2.1
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
43
2
Sơ đồ 2.2
Lợi nhuận trên doanh thu
44
3
Sơ đồ 2.3
Vòng quay tài sản
51




1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, quá trình kinh doanh của các doanh
nghiệp luôn phải gắn liền với thị trường. Những tín hiệu không khả quan, sự
vận động phức tạp, khó nắm bắt của cơ chế thị trường cùng với sự cạnh tranh
gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là cơ sở đảm bảo sự tồn tại
của doanh nghiệp, nó còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm các nguồn lực, chi phí;

thúc đẩy sản xuất; tăng năng lực cạnh tranh cũng như năng lực tài chính…tạo
tiền đề cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đây là điều mà bất cứ
doanh nghiệp nào cũng hướng đến.
Là một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, ngành
công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ hiện nay đang phải đối mặt với rất
nhiều thách thức và cơ hội lớn.Theo Vifores, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và
sản phẩm gỗ năm 2013 đạt 5,56 tỷ USD tăng 19,2% so với năm 2012 Dự
kiến trong năm 2014 , tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các mặt hàng từ gỗ
ước đạt 6,5 tỷ USD[5].Tuy nhiên,các doanh nghiệp phải dùng đến 80% lượng
gỗ nguyên liệu nhập khẩu để gia công làm hàng xuất khẩu.Giá trị nguyên liệu
nhập khẩu chiếm tỷ lệ lớn (45%) trong giá thành sản phẩm xuất khẩu,đang là
một yếu tố bất lợi đối với các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu đồ gỗ.
Trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp Việt Nam đang mất dần lợi
thế sân nhàkhi chưa thể cạnh tranh với các sản phẩm gỗ xuất xứ từ Trung
Quốc, Malaysia, Đài Loan.v.v Trong khi đó, các thị trường truyền thống lại
đang co hẹp mức độ tiêu thụ sản phẩm cũng như đề ra nhiều rào cản khắt khe

2
về nguồn gốc, xuất xứ của gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Hơn lúc nào hết, việc
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của
các doanh nghiệp, chỉ có sản xuất, kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp mới
có thể trụ vững và phát triển ổn định trong bối cảnh hiện nay.
Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành được thành lập 1991 từ một cơ
sở chế biến ban đầu với số vốn 105 triệu và 60 công nhân, sau hơn 20 năm
phát triền Gỗ Đức Thành đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh
vực đồ gia dụng nhà bếp và đồ chơi gỗ .Với dòng sản phẩm thớt gỗ sạch Đức
Thành và dòng đồ chơi gỗ mang thương hiệu WinWinToys xuất hiện ở hơn
537 cửa hàng đồ chơi, và 484 cửa hàng, siêu thị đồ gia dụng trên khắp cả
nước trải đều từ Bắc vào Nam Những năm gần đây, kết quả kinh doanh Gỗ
Đức Thành luôn rất khả quan, doanh thu và lợi nhuận của năm sau luôn cao

hơn năm trước. Tuy nhiên năm 2012, lại là năm lợi nhuận của công ty lại
giảm cao nhất trong lịch sử hình thành và phát triển và tiếp tục đà giảm trong
năm 2013; một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra, lại đang phải đối mặt
với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường…Câu hỏi đặt ra là điều gì khiến việc
kinh doanh của Gỗ Đức Thành giảm sút trong 2 năm gần đây? Hơn lúc nào
hết, việc nghiên cứu, đánh giá, tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Gỗ Đức Thành là càng cần thiết.Với sự am hiểu về thị
trường, cùng công ty, tác giả đã thực hiện đề tài “ Hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành” để có thể làm rõ vấn
đề đó.
2. Tình hình nghiêncứu.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là một đề tài thông dụng, được
sử dụng và được nghiên cứu trên nhiều cấp độ khác nhay như tiểu luận, khóa

3
luận, hay luận văn Hầu hết các đề tài nghiên cứu được viết với đối tượng các
doanh nghiệp dưới góc nhìn nhà quản trị, ví dụ như một số đề tài:
- Luận văn: “Hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm
Petrolimex – Thực trạng và giải pháp” – Phạm Thiện Hồng Vũ. Là đề
tài nghiên cứu về đối tượng là một công ty kinh doanh dịch vụ, thương
mại.
- Luận văn: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần xi măng
Bắc Giang” – Bùi Thị Hương Lan, tập trung đi vào phân tích các yếu
tố liên quan chính về sản xuất như: vốn, tài sản, lao động…mà thiếu đi
các yếu tố về tình hình tài chính, cũng như giá thành.
- Luận án: “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong
chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam bộ” là
một đề tài nghiên cứu về ngành gỗ, chỉ ra sự hợp tác, mối quan hệ trong
chuỗi cung ứng , phân tích sâu và khoa học sự ảnh hưởng của các nhân
tố đến chuỗi… Tuy nhiên, đề tài có tính chất tham khảo tầm vĩ mô, ít

làm cơ sở cho từng doanh nghiệp.

Với tình hình thực tế ngành gỗ trong thời gian gần đây, đã có nhiều bài
viết đánh giá về tình hình thị trường cũng như cơ hội ,thách thức cũng như
khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Ví dụ các bài báo trên các
chuyên trang ngành gỗ, các hiệp hội; báo cáo tài chính, báo cáo của ngành
Nông Lâm Nghiệp, Cục hải quan, thương mại.v.v…
Tuy nhiên một bài nghiên cứu cụ thể hiệu quả kinh doanh của một
doanh nghiệp cụ thể còn ít, tuy nhiên lại có tính tham khảo cao hơn cho các
doanh nghiệp cùng ngành . Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài này.



4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
 Mục tiêu:
- Tổng hợp, hệ thống quá cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần
chế biến gỗ Đức Thành,
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại
công ty cổ phần chễ biến gỗ Đức Thành.
 Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục đích nói trên, đề tài cần phải tập trung giải quyết một
số câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty Gỗ Đức Thành ra
sao?
- Những nhân tố nào tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh đó?
- Những điểm đã và chưa đạt được trong hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Gỗ Đức Thành là gì?

- Những giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại
công ty?

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu:
Dựa trên kết quả kinh doanh , phân tích những yếu tố tác động đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế biễn gỗ Đức Thành
trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2013, thông qua các báo cáo tài

5
chính, báo cáo quản trị, và nguồn các thông tin từ hiệp hội, các doanh nghiệp
cùng ngành, số liệu tổng hợp thống kê của các ngành.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng phân tích chính: Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành.
- Đối tượng khảo sát, thu thập: các công ty cùng ngành gỗ và chế biến
gỗ Việt Nam, do nguồn lực hạn chế, chỉ khảo sát các công ty có tầm ảnh
hưởng lớn tới thị trường. Khách hàng là các công ty nhập khẩu ở các nước
các thị trường lớn trên thế giới, các siêu thị nội thất, đại lý đồ chơi.v.v…
- Thời gian nghiên cứu: Phân tích dựa vào số liệu kinh doanh của công
ty cồ phần chế biến gỗ Đức Thành và các số liệu khảo sát thị trường trong các
năm 2010 – 2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp số liệu, so sánh, phân tích,
suy luận từ cơ sở lý luận cạnh tranh kết hợp với các thông tin, số liệu thu thập
được về kết qảu sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế biến Gỗ Đức
Thành.
Thu thập số liệu trên các báo cáo kết quả kinh doanh thường niên của
công ty trong những năm 2010 – 2013, các số liệu thu thập từ các công ty
cùng ngành và số liệu do các hiệp hội Vietfores, Hawa cung cấp.
6. Những đóng góp mới của luận văn.

Đánh giá thực trạng năng sản xuất kinh doanh sẽ giúp ban quản trị,
giám đốc nắm được tình hình,phân tích và nhìn nhận ra những mặt còn hạn
chế và nguyên nhân gây ra, để có thể tác động tới quá trình sản xuất kinh
doanh, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của công ty. Đề tài còn góp

6
phần cung cấp một số giải pháp giúp công ty hoàn thiện và nâng cao được
hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
Là tài liệu tham khảo cho các nhà đầu tư, những đối tác, những cá nhân
và đơn vị quan tâm tới tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế
biến gỗ Đức Thành.
6. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ
phần chế biến gỗ Đức Thành.
Chương 3:Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty cổ phần chế biến Gỗ Đức Thành.


















7
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH

1.1 Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Khái niệm.
Trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào,
doanh nghiệp cũng là một đơn vị cơ sở một tế bào của cả nền kinh tế, là mơi
trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, trực tiếp phối hợp các yếu tố sản
xuất một cách hợp lý để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ một cách có hiệu quả
nhất.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và thông tin, các
hình thức tổ chức doanh nghiệp ngày càng đa dạng, các loại sở hữu doanh
nghiệp ngành càng phong phú. Do đó đứng trên các quan điểm khác nhau thì
có các định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp.
Theo quan điểm tổ chức: Doanh nghiệp là một tổng thể các phương tiện
máy móc, thiết bị và con người được tổ chức lại nhắm đạt được một mục
đích.
Theo quan điểm về mục tiêu lợi nhuận: Doanh nghiệp là một tổ chức
sản xuất thông qua đó, trong khuôn khổ một số tài sản nhất định người ta kết
hợp nhiều yếu tố sản xuất khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ để bán
trên thị trường nhằm thu về một khoản chênh lệch giữa giá thành và giá bán
sản phẩm.


8
Theo quan điểm chức năng: Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh
doanh nhằm thực hiện một, hoặc một số , hoặc tất cả các công đoạn trong quá
trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiên các nhiệm vụ
nhằm mục đích sinh lãi.
Theo quan điểm pháp luật: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản , có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo
quy định pháp luật nhắm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh [16].
Dưới nhiều các quan điểm góc nhìn khác nhau, nếu tổng hợp lại chúng
ta sẽ có một định nghĩa toàn diện hơn về doanh nghiệp:
“Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức nhằm
tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trên thị trường, với
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, trên cơ sở tôn trọng pháp luật và quyền lợi
chính đáng của người tiêu dùng”.
Từ định nghĩa này, ta có thể rút ra những đặc điểm hoạt động tổng quát
của doanh nghiệp.
 Hoạt động của doanh nghiệp.
- Chức năng sản xuất - kinh doanh: là hai chức năng không thể tách rời
nhau, ngược lại chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo thành một
chu trình khép kín trong hoạt động của doanh nghiệp, chu trình này
được thể hiện ở sơ đồ:


9

Hình 1.1 Các chức năng hoạt động của doanh nghiệp.
(Nguồn :Giáo trình tài chính doanh nghiệp .
Trong toàn bộ chu trình chuyển động trên, chức năng sản xuất là một
giai đoạn trung gian, các giai đoạn đầu và cuối thuộc về chức năng nghiên
cứu điều tra thị trường, chức năng phân phối và lưu thông sản phầm. Mỗi

chức năng đều nắm giữ vai trò nhất định và đều có tầm ảnh hưởng đến toàn
bộ chu trình sản xuất kinh doanh.
Ngoài hoạt động chính là sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn tham
gia và tiếp xúc với nhiều hoạt động khác như: đầu tư, làm trung gian tài
chính, liên kết hợp tác, tham gia công tác xã hội, đào tạo nghiên cứu.v.v…
Theo từng loại hình doanh nghiệp cụ thể mà có các hoạt động khác
nhau, có thể là một, hay một vài, hoặc tất cả các chức năng hoạt động.
 Phân loại.
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2005, thì các hình thức pháp lý của
doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm:

10
- Công ty trách nhiệm hữu hạn ( bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên)
là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số
vốn điều lệ.
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở
hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã
góp vào doanh nghiệp.
- Công ty hợp doanh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là
chủ sở hữu của công ty , cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi
là thành viên hợp danh). Thành viên hợp doanh là cá nhân và chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn.
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của
doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp

tư nhân.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật
đầu tư nước ngoài 1996 chưa đăng ký lại hay chuyển đổi theo quy định.
 Mục tiêu.
Mục tiêu tài chính của doanh nghiệp là làm tăng giá trị hay sự giàu có
cho chủ sở hữu.

11
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về bản chất là đầu tư vào các
tài sản và vận hành các tài sản này, qua đó cung cấp các hàng hóa, dịch vụ
cho thị trường, làm cho các tài sản mang lại giá trị cao hơn chi phí hình thành
và vận hành tài sản.
Mục tiêu chung của doanh nghiệp luôn là làm gia tăng lợi nhuận, tuy
nhiên vào từng giai đoạn khác nhau, lại có những mục tiêu cụ thể khác nhau.
Trong giai đoạn giới thiệu thâm nhập thị trường, mục tiêu thị phần
thường được đặt lên trên các mục tiêu khác. Profit Impact Markrting Study (
PIMS) cho thấy rằng, doanh nghiệp có thị phần lớn hơn sẽ có thể mang lại
nhiều lợi nhuận cho chủ sở hữu hơn trong dài hạn.
Trong giai đoạn tăng trưởng, mục tiêu lợi nhuận và thị phần song hành.
Lúc này đầu tư của doanh nghiệp là rất lớn.
Khi doanh nghiệp đang trong giai đoạn bão hòa, mục tiêu thu hồi vốn
có thể đặt lên hàng đầu. Tăng giá bán nhằm tăng giá trị, tăng chi phí nhằm tạo
ra chu kỳ kinh doanh mới.
Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng hay lúc doanh nghiệp gặp khăn,
mục tiêu hàng đầu các doanh nghiệp cần đặt ra lúc này là ổn định, tồn tại và
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.2 Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.2.1 Tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
 Khái niệm:
“Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng

các nguồn lực có sẵn có để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh với

12
chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh phải được xem xét một cách toàn diện
về cả thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn
bộ nền kinh tế quốc dân( hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội)”[16].
Hiệu quả kinh tế: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực mà doanh
nghiệp có được để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất, trong từng thời
kỳ kinh doanh nhất định.
Hiệu quả xã hội: phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá
trình sản xuất kinh doanh.
 Phân biệt giữu kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số tuyệt đối phản ánh quy mô
đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ kinh
doanh.Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì kết quả cần đạt được bao giờ
cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Nóđược xác định bằng các chỉ tiêu
định lượng như: số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận và cũng có
thể phản ánh bằng chỉ tiêu định tính như uy tín, chất lượng sản phẩm.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ tổ chức và được xác định
bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó là
thước đo quan trọng cho sự tăng trưởng, là chỗ dựa cơ bản đẻ đánh giá việc thực
hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Xét về bản chất hiệu quả và kết quả là hai yếu tố khác hẳn nhau. Kết quả
phản ánh quy mô còn hiệu quả phản ánh sự so sánh giữa các khoản bỏ ra và các
khoản thu về. Kết quả chỉ cho ta thấy quy mô đạt được là lớn hay nhỏ và không
phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh. Có kết quả mới tính đến
hiệu quả. Kết quả là cơ sở để tính toán và phân tích hiệu quả trong từng kỳ kinh

13
doanh. Tuy kết quả và hiệu quả là hai khái niệm khác hẳn nhau nhưng chúng lại

có mối quan hệ mật thiết với nhau.
 Bản chất.
Theo nghĩa tổng quát thì hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ
quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao về nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra với
chi phí nhỏ nhất.
Phạm trù kinh tế được hiểu trên hai góc độ đó là định tính và định lượng.
Về định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế
xã hội biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Nếu xét
tổng hợp thì người ta chỉ thu lại được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu về lớn hơn
chi phí bỏ ra, chênh lệch càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Về mặt định tính: mức độ hiệu quả kinh tế thu được phản ánh trình độ
năng lực quản lý sản xuất kinh doanh.
Hai mặt định tính và định lượng của hiệu quả kinh doanh không được tách
rời nhau.
 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào nội dung và tính chất của các kết quả sản xuất kinh doanh,
người ta phân biệt hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp thành hai loại chính:
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội.

×