Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN DƯỢC LÝ [phuhmtu]

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.86 KB, 5 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN DƯỢC LÝ
I. DƯỢC LỰC ĐẠI CƯƠNG:
KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU VÀ SỰ HẤP THU DƯỢC PHẨM:
Câu 1: Một cách tổng quát, đường hấp thu nào khởi đầu tác dụng nhanh nhất?
Đường tiêm tĩnh mạch
Lưu ý: Nếu thuốc ở dạng tiền dược thì đường uống (PO) sẽ khởi phát tác dụng
nhanh nhất.
Câu 2: Sau khi uống, nói chung thuốc được hấp thu tốt nhất ở: Tá tràng
Câu 3: Mặc dù sự đẳng trương đều cần thiết với mọi dung dịch tiêm chích nhưng
điều đó đặc biệt quan trọng với đường nào dưới đây: Tiêm dưới da
Câu 4: Phát biểu nào không đúng với Nitroglycerin dạng băng dán?
Vì Nitroglycerin hấp thu qua da nhanh hơn những đường khác.
Câu 5: Để chấm dứt tác động thuốc cần phải:
Dựa vào chuyển hóa qua gan và đào thải ở thận là hai cơ chế quan trọng nhất.
Câu 6: Trong các màng tế bào sau đây nơi nào thuốc khó đi qua nhất?
Tế bào Sertoli của tinh hoàn.
PHÂN PHỐI- CHUYỂN HÓA- ĐÀO THẢI THUỐC:
Câu 7: Phản ứng nào không thuộc pha I của chuyển hóa thuốc? Sulfat hóa
Câu 8: Phát biểu nào về sự chuyển hóa thuốc là đúng?
Các chất chuyển hóa pha I dễ qua màng tế bào hơn chất chuyển hóa pha II.
Câu 9: Tất cả những điều sau đây có thể ảnh hưởng đến thời gian tác động của
thuốc, ngoại trừ:
Tốc độ đào thải chất chuyển hóa mất hoạt tính.
Câu 10: Cách thải trừ nào là hiệu quả nhất đối với thuốc tan trong lipid dễ tích lũy
trong cơ thể?
Liên hợp với acid glucuronic.
Câu 11: Điều nào sau đây là đặc điểm của chuyển hóa thuốc ở pha II?
Kết hợp với các chất nội sinh như acid glucuronic.
Câu 12: Thuốc tan trong nước, ít bị chuyển hóa, thì đường đào thải chủ yếu sẽ là:
Đường tiểu
Câu 13: Dưới đây là kết quả của chuyển hóa thuốc:


Tất cả đúng ( Mất, phát sinh, thay đổi tác dụng, tạo chất độc).
II. THUỐC TÁC ĐỘNG TRÊN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT:
Câu 14: Hoạt hóa receptor anpha 1 gây tác dụng nào? Giãn đồng tử.
Lưu ý: Tăng dẫn truyền tim, giãn phế quản, gây giãn mạch do kích thích receptor
beta.
THUỐC KÍCH THÍCH HỆ CHOLINERGIC:
Câu 15: Kích thích thần kinh đối giao cảm gây tác dụng nào sau đây: Tăng trương
lực bàng quang.
Giải thích: Kích thích đối giao cảm làm giảm nhịp tim, co đồng tử, tăng trương lực
bàng quang,…
Câu 16: Dưới đây là các triệu chứng điển hình ngộ độc chất kháng cholinesterase,
ngoại trừ:
Liệt điều tiết.
Câu 17: Bethanechol tác động ưu thế trên cơ quan nào của người? Bàng quang.
Giải thích: Ngoài bàng quang còn có dạ dày-ruột nên được dùng trị bí tiểu, liệt ruột
sau phẫu thuật.
Câu 18: Thuốc cường đối giao cảm trị liệt ruột sau phẫu thuật: Bethanechol.
THUỐC ỨC CHẾ HỆ CHOLINERGIC VÀ THUỐC TÁI SINH CHOLINESTERASE:
Câu 19: Quá liều atropin gây những triệu chứng sau đây, ngoại trừ: Co đồng tử.
Giải thích: Giãn đồng tử (chứ không phải co đồng tử) là đặc điểm tác dụng của
atropin. Từ “belladonna” ( beautiful lady = người đàn bà đẹp) bắt nguồn từ các mỹ
phẩm thời xưa dùng trích tinh từ cây Atropha belladonna để làm giãn đồng tử.
Câu 20: Sử dụng Atropin cho người cao tuổi có thể gây nguy hiểm vì: Có thể gây
tăng nhãn áp và gây bệnh glaucome.
Câu 21: Điều nào không phải là chỉ định của thuốc kháng Muscarin: Giải độc
succinylcholin.
Câu 22: Atropin chống co thắt cơ trơn gây ra bởi: Acetylcholin.
Câu 23: Một bệnh nhân có các triệu chứng sau: Co đồng tử, tiêu chảy, ra nhiều mồ
hôi, nhịp tim chậm. Dự đoán là bệnh nhân đó ngộ độc: Muscarin.
THUỐC KÍCH THÍCH RECEPTOR ADRENERGIC:

Câu 24: Giãn mạch cơ vân, co mạch da, làm tăng co cơ tim và tăng nhịp tim là tác
dụng của:
Epinephrin.
Câu 25: Khi sử dụng liều trung bình Norepinephrin trên con vật đã tiêm trước một
liều lớn atropin, dự đoán điều gì có thể xảy ra nhất?
ĐA: Nhịp tim tăng do tác động trực tiếp trên cơ tim.
Câu 26: Thuốc nào được lựa chọn để chống các phản ứng sốc phản vệ: Epinephrin.
THUỐC ỨC CHẾ RECEPTOR ADRENERGIC:
Câu 27: Thuốc nào ức chế chọn lọc receptor beta- adrenergic, đồng thời cũng đối
kháng cạnh tranh tại receptor anpha- adrenergic: Labetalol.
III. THUỐC TIM MẠCH:
THUỐC TRỊ SUY TIM SUNG HUYẾT:
Câu 28: Không được phối hợp digitalis với thuốc nào sau đây: Furosemid.
THUỐC TRỊ THIẾU MÁU TIM CỤC BỘ ĐAU THẮT NGỰC VÀ NHỒI MÁU CƠ TIM:
Câu 29: Điều nào không phải là tác dụng phụ của Nitroglycerin? Gây Methemoglobin
huyết.
Câu 30: Các thuốc sau đây có thể ngừa đau thắt ngực trên 4-6 giờ, ngoại trừ: Amyl
nitrit
Câu 31: Để phòng ngừa cơn đau thắt ngực có thể dùng: Propranolol.
Câu 32: Sử dụng thường xuyên nitrat hữu cơ dạng ngậm dưới lưỡi (như
nitroglycerin) chắc chắn sẽ đưa đến: Dung nạp.
Câu 33: Tránh phối hợp nitroglycerin với thuốc nào sau đây: Alcol.
Giải thích: Sự phối hợp Alcol với Nitroglycerin có thể gây hạ huyết áp dẫn đến chóng
mặt, ngất vì cả hai đều làm giãn mạch.
Câu 34: Thuốc nào sau đây có hiệu quả nhất với đau thắt ngực Prinzmetal?
Verapamil.
THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP:
Câu 35: Điều nào không phải là chỉ định của beta- blocker? Loạn nhịp tim chậm.
Câu 36: Thuốc nào sau đây được xem là thuốc trị liệu khởi đầu cho hầu hết bệnh
tăng huyết áp?

ĐA: Lợi tiểu thiazid.
Câu 37: Beta- blocker nào thích hợp nhất cho bệnh nhân tăng huyết áp kèm chậm
nhịp xoang?
ĐA: Pindolol.
Câu 38: Cần sử dụng thận trọng thuốc trị tăng huyết áp nào cho 1 bệnh nhân tăng
huyết áp đang sử dụng insulin để trị tiểu đường? Propranolol.
Câu 39: Thuốc trị tăng huyết áp nào có thể dùng cho bệnh nhân cao huyết áp kèm
bệnh tiểu đường? Captopril.
Câu 40: Điều nào không phải là chỉ định của Captopril?
ĐA: Cấp cứu cơn tăng huyết áp nặng.
THUỐC LỢI TIỂU
Câu 41: Sử dụng thuốc lợi tiểu nào không cần bổ sung kali? Amilorid
Câu 42: Điều nào không phải là tác dụng phụ của LT Thiazid? Tăng calci niệu
Câu 43: Thuốc nào hiệu quả nhất để trị sỏi calci tái phát? Hydrochlorothiazid
Câu 44: Nơi tác động chủ yếu của triamteren và spironolacton là: Ống thu
Câu 45: Thuốc nào ít gây hại nhất cho bệnh nhân bị tăng kali huyết nặng?
Hydrochlorothiazid
Câu 46: Giảm kali huyết, tăng acid uric huyết, dung nạp glucose, rối loạn chuyển
hóa lipid, giảm calci huyết là tác dụng phụ của: Furosemid
Câu 47: Thuốc nào sau đây gây chứng vú to ở đàn ông? Spironolacton
IV. THUỐC TRỊ NHIỄM VI SINH VẬT:
CÁC NGUYÊN TẮC TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC KHÁNG VI SINH VẬT:
Câu 48: Cơ chế tác động của thuốc nào không phải do ức chế tổng hợp protein vi
khuẩn?
Quinolon.
PENICILLIN VÀ CEPHALOSPORIN
Câu 49: Thuốc nào trị nhiễm S.aureus ít hiệu quả nhất? Ampicillin
Câu 50: Kháng sinh nào kháng vitamin K nhiều nhất nên gây giảm prothrombin
huyết và rối loạn chảy máu? Cefoperazon
Câu 51: Kháng sinh dạng tiêm nào trị nhiễm khuẩn huyết do trực khuẩn gram (-)

cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng penicillin V (mày đay, hạ huyết áp, hô hấp khó)?
Aztreonam
Câu 52. Nên dùng thuốc nào sau đây để trị viêm màng não do meningococci ở
người lớn không dị ứng với thuốc? Penicillin G
Câu 53: Cefalosporin nào có cả 2 dạng uống và tiêm chích? Cephradin
Câu 54: Dùng thuốc đường uống nào để trị viêm mô tế bào nhẹ do staphylococci?
Dicloxacillin
Câu 55: Để đạt nồng độ trị liệu penicillin trong dịch não tủy nên cho thuốc bằng
đường nào là tốt nhất? Tiêm dưới vỏ.
Câu 56: Thuốc nào sau đây bị penicillinase phân hủy? Penicillin
Câu 57: Kháng sinh nào có tác dụng trị nhiễm P.aeruginosae? Piperacillin
Câu 58: Kháng sinh nào trị Staphylococcus aureus tiết penicillinase? Oxacillin
Câu 59: Các thuốc sau đây tác động trên thành tế bào vi khuẩn, ngoại trừ:
Neomicin
Câu 60: Nhóm kháng sinh nào có phổ rộng nhất hiện nay? Carbapenam
CHLORAMPHENICOL VÀ TETRACYCLIN, MACROLID VÀ CLINDAMYCIN:
Câu 61: Hội chứng giống Fanconi ( Fanconi- like syndrome) là do sử dụng thuốc quá
hạn dùng nào sau đây: Tetracyclin
Câu 62: Mặc dù có phổ kháng khuẩn rất giống nhau nhưng lợi điểm chính của
clarithromycin so với erythromycin là:
ĐA: Có hoạt tính mạnh hơn trên Mycobacterium avium.
AMINOGLYCOSID (AG) VÀ POLYMYXIN:
Câu 63: Phát biểu nào về sử dụng lâm sàng của AG là sai?
Chỉ định chủ yếu của spectinomycin là trị các vi khuẩn gram (-) khi có đề kháng
hoặc dị ứng với AG.
Câu 64: Các phát biểu về độc tính của AG đều đúng, ngoại trừ:
Thuốc LT quai làm tăng đào thải AG nên giảm độc tính của thuốc này.
Câu 65: Thuốc nào gây nguy hiểm nhất cho bệnh nhân sử dụng liều cao
gentamicin?
Acid ethacrynic

Câu 66: Kháng sinh AG nào có hiệu lực nhất với Mycobacterium tuberculosis?
Streptomycin
Câu 67: Kháng sinh AG thường được phối hợp với kháng sinh –lactam vì lí do nào
sau đây?
Để có tác dụng hiệp lực.
Câu 68: Kháng sinh AG không bị chuyển hóa quan trọng trong cơ thể bệnh nhân là
do?
AG khó đến vị trí của emzym để chuyển hóa.

×