Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

TÌM HIỂU ÁNH SÁNG TRONG MỘT TOÀ NHÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.32 KB, 7 trang )

Ánh sáng trong một tòa nhà:
Ánh sáng trong một tòa nhà có 3 chức năng chính:
- Cho phép đủ ánh sáng để làm việc và di chuyển một cách an toàn.
- Cho phép các nhiệm vụ được thực hiện một cách chính xác và với
một tốc độ phù hợp.
- Tạo ra một không gian thoải mái cho mọi người.
Thông lượng quang hay là quang thông: là tốc độ xuyên qua của
quang năng và được tính bằng đơn vị lumens (lm). Khả năng phát sáng
của đèn thường được tính bằng lumens và hiệu suất của đèn được tính
bằng số lumens trên mỗi Watt năng lượng điện đầu vào. Một đèn nung
sáng 60W tiêu chuẩn phát ra khoảng 700 lm và một đèn tuýp huỳnh
quang 36W phát ra khoảng 3000lm.
Độ rọi: là lượng ánh sáng trên một đơn vị diện tích và được tính theo
đơn vị lm/m
2
hoặc lux. Độ rọi “tác vụ” là lượng ánh sáng cần thiết mà
mọi người cần để nhìn rõ cho một nhiệm vụ nào đó. Lấy ví dụ, văn
phòng với các tác vụ đọc, viết và sử dụng máy tính yêu cầu một độ rọi “
tác vụ” nằm ở khoảng 300 lux và 500 lux, tùy vào sự phức tạp của tác vụ
đang làm.
Độ chói: là khái niệm đo khả năng nhìn thấy của mắt và liên quan tới
lượng ánh sáng phản xạ trên bề mặt, phụ thuộc vào sự phản xạ bề mặt và
độ rọi,… và mức sáng của đèn trên bề mặt. Nó là đại lượng vật lý biểu
diễn cho tác nhân kích thích gây ra sự nhạy cảm với ánh sáng. Đơn vị là
candela/m
2
.
1
Độ sáng: thường được sử dụng để định nghĩa sự nhạy cảm liên quan đến
độ chói ( trước đây dc gọi là luminosity). Ví dụ mặt trăng có độ chói cố
định, nhưng vào ban đêm độ sáng cao hơn so với ban ngày.


3/ Visual Comfort ( tạm dịch là Sự tiện nghi thị giác ^^)
Trong bất cứ môi trường nào con người cũng cần phải nhìn thấy rõ để có
thể thực hiện tác vụ và nhiệm vụ một cách an toàn và thoải mái, từ việc
đi lại đơn giản cho đến những hoạt động đòi hỏi phải có đủ ánh sáng như
công việc lưu trữ bảo tàng, một nơi đòi hỏi sự chính xác về màu sắc
cũng như sự tương phản. Để có thể “nhìn rõ” ở những nơi cần đầy đủ
ánh sáng, đủ nhưng không quá sáng. Những nguồn quá sáng trong tầm
mắt có thể gây chói hoặc gây bất tiện cho con người.
Ánh sáng đầy đủ thường được tính toán theo độ rọi hoặc lượng ánh sáng
cần thiết cho tác vụ, được tính bằng lumen/m
2
hoặc lux. Ví dụ, trăng
sáng có độ rọi là 0.5 lux, một shop tiêu chuẩn có độ rọi khoảng 500 lux
và ánh sáng ngoài trời có thể có độ rọi lên đến 100000 lux. Các tác vụ
khác nhau yêu cầu các độ rọi khác nhau tùy thuộc vào tính phức tạp của
mỗi tác vụ.
Mắt có thể thích nghi với các điều kiện sáng khác nhau. Ví dụ, tiêu đề
của một tờ báo có thể được đọc dưới ánh trăng, khoảng 0.5 lux hoặc
dưới ánh sáng mặt trời, khoảng 100000 lux. Tuy nhiên mắt không thể
thích nghi với tất cả các điều kiện cùng lúc. Vào ban đêm, đèn của một
chiếc xe đang chạy có thể làm lóa mắt một người đã quen mắt trong điều
kiện tối, trong khi vào một ngày trời nắng, người ta còn chẳng để ý đến
đèn của chiếc xe. Trong một căn phòng với những chiếc cửa sổ lớn,
những điều kiện cho phép các vật dụng hay bề mặt trong phòng được
nhìn thấy một cách dễ dàng, nhưng khi ta nhìn căn phòng từ phía ngoài,
nơi mà mắt đã thích nghi với điều kiện sáng ngoài trời, thì cửa sổ gần
như tối om và không thể nhìn thấy các vật dụng bên trong căn phòng.
2
Khả năng quan sát mức độ chi tiết được xác định bởi kích thước, độ
tương phản và tùy thuộc vào mắt có tốt hay không. Ví dụ, đọc chữ trên

một tờ báo phụ thuộc vào độ tương phản của các chữ cái trên nền trắng
của tờ báo, độ sắc nét của chữ và kích thước phông chữ cũng như phụ
thuộc độ rọi của môi trường - chữ nhỏ vẫn có thể đọc được dưới cái đèn
bàn sáng nhưng gần như không thể trong một cái hành lang tối.
3.1/ Key environmental factors( các nhân tố môi trường quan trọng).
Ánh sáng trong nhà cung cấp nhiều chức năng: ánh sáng cho làm việc,
cho phép mọi người di chuyển một cách an toàn và thậm chí có thể được
sử dụng cho các hiệu ứng đặc biệt hoặc tạo ra một không gian nào đó.
Tuy nhiên, đáp ứng cá nhân đối với từng cá nhân phụ thuộc vào nhiều
yếu tố ngoài độ rọi.
Thiết kế ánh sáng tốt cần phải xét đến cả về số lượng và chất lượng của
ánh sáng, và sự cải thiện các nhân tố này có thể dẫn đến cải thiện khả
năng nhìn một cách rõ rệt.
Các nhân tố liên quan đến số lượng bao gồm:
- Độ rọi: lượng ánh sáng tính trên đơn vị bề mặt, mức sáng.
- Phân bố ánh sáng: loại bộ đèn, không gian và cách sắp xếp, sự kết
hợp giữa phông nền( background) và ánh sáng “tác vụ”.
Nhấn tố liên quan đến chất lượng bao gồm:
- Màu sắc: cả hai nhân tố màu sắc của ánh sáng, dù nóng hay lạnh,
và sự phản xạ màu sắc, cách màu sắc hiển thị dưới ánh đèn.
- Tương phản: Cho phép các chi tiết của tác vụ được nhìn rõ - như
là đọc chữ in hay đọc thông tin trên màn hình máy vi tính.
- Modelling(Mẫu vật): các vật thể trong phòng có thể được nhìn
dưới không gian 3 chiều hay không, hay sự thay đổi (variation)
trong bóng của vật.
3
- Độ chói: Thiết kế ánh sáng tốt có thể cắt giảm hay loại bỏ sự chói,
sự chói gây ra do sự quá sáng của đèn hoặc sự phản xạ ánh sáng
gây ra lóa mắt.
Các nhân tố khác gây ảnh hưởng đến visual conform:

- Môi trường không đồng nhất.
- Phản xạ che phủ và sự nổi bật.
- Bóng của các vật thể.
- Ánh sáng lập lòe.
Figure 10: Ví dụ về sự chói trực tiếp và chói do phản xạ.
Tèn tén ten ^^
Glare ( sự chói): Nguồn sáng mạnh trong tầm mắt như là cửa sổ ban
ngày hoặc là một chiếc đèn bàn sáng, có thể gây ra chói một cách trực
tiếp hay do phản xạ, ví dụ như, màn hình máy tính.
Sự chói có thể gây ra 2 ảnh hưởng:
4
- Disability glare ( chói gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn): khả
năng nhìn bị hạn chế và suy giảm do mắt bị lóa từ một nguồn sáng
mạnh hoặc do sự phản xạ từ bề mặt bóng ( của kim loại chẳng hạn)
hay từ mặt nước.
- Discomfort glare ( chói bất tiện): Sự bất tiện khi nhìn gây ra bởi
nguồn sáng mạnh như ánh sáng mặt trời hoặc do đèn bàn chẳng
hạn.
 Cả hai ảnh hưởng này đều có thể xảy ra đồng thời hoặc tách biệt
nhau.
Tính không đồng nhất của môi trường: là do sự khác nhau hay chênh
lệnh giữa mức độ sáng lớn nhất và nhỏ nhất làm cho mắt không kịp thích
nghi với sự thay đổi mức độ sáng. Ví dụ như khi ta di chuyển từ ngoài
trời nắng vào trong nhà.
Phản xạ che phủ và sự nổi bật: phản xạ che phủ xảy ra khi có sự phản xạ
của một nguồn sáng trên một bề mặt bóng, làm giảm tầm nhìn do làm
giảm sự tương phản chói. Ví dụ như sự phản xạ của một đèn trên một bề
mặt bóng của một trang tạp chí nào đó hoặc trên mày hình vi tính hay
tivi. Sự nổi bật (highlights) là những khu vực được gia tăng độ chói
trong một không gian , đôi khi được sử dụng để làm nổi bật các hiệu ứng

mong muốn. Sự nổi bật có thể được sử dụng để cải thiện khả năng nhìn
mặc dù đôi khi cũng gây ra chói hoặc phản xạ che phủ.
Bóng (shadows): Những khu vực bóng quá lớn đơn giản sẽ gây ra sự
suy giảm độ rọi, gây ra bởi sự phân bố đèn không hợp lí hoặc ko đầy đủ
hoặc do có vật thể quá lớn cản trở ánh sáng của đèn. Bóng có thể làm
suy giảm tầm nhìn và gây ra sự nhầm lẫn. Tuy nhiên đôi khi nó cũng
giúp nhận dạng vật theo không gian 3 chiều.
Ánh sáng lập lòe (Flicker): gậy ra do sự không ổn định của nguồn sáng,
chẳng hạn do sử dụng một số công cụ điều khiển của một số loại đèn, có
5
thể gây ra hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi. ( và nhất là gây buồn
ngủ @@)
3.2/ Design Criteria ( tiêu chuẩn thiết kế)
Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng thường liên quan đến vấn đề thiết kế độ
rọi cho các tòa nhà khác nhau cũng như các loại phòng khác nhau ( see
table 4 for example). Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, cần phải xem xét
nhiều nhân tố khác nhau để tạo ra một môi trường và không gian nhìn
thuận tiện. Bao gồm cần phải cung cấp độ rọi đầy đủ với đáp ứng màu
sắc tốt và kiểm soát độ chói, bên cạnh đó cũng cần phải tránh tạo bóng,
tránh sự thay đổi đột ngột độ chói và tránh sự nổi bật thường xuyên và
quá mức cần thiết.
Độ rọi yêu cầu cần phải luôn phù hợp với tác vụ và nhiệm vụ, với mức
độ cao nhất dành cho các tác vụ trực tiếp liên quan đến con người, và
mức độ thấp phù hơp cho các khu vực mở xung quanh, hoặc khu vực
thông gió. Profile của nhân viên cũng cần được xét đến, ví dụ như tuổi
cần phải phù hợp với yêu cầu chiếu sáng, người lớn tuổi cần một mức độ
sáng cao hơn. Hướng dẫn chi tiết về các tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng
cho các loại phòng và tòa nhà khác nhau được cho trong CIBSE Guide A
Table 1.5 and in CIBSE Guide A Table 1.8…( phần này nhường bà, từa
lưa quá).

Building/Room Types Độ rọi duy trì trên bề mặt làm việc (lux) Ghi chú
Khu vực
• Phòng tắm 150
• Phòng ngủ 100 thằng nào thích học trong phòng
ngủ thì 150 lux ^^
• Cầu thang 100
• Nhà bếp 150-300
• Phòng khách 50-300
Văn phòng
• Phòng hội nghị 300-500
• Phòng máy tính 500
• Hành lang 100
• Phòng thiết kế/ vẽ 750
6
• Sảnh/ Cửa vào 200
• Khu vực văn phòng chung 300-500
• Khu vực mặt tiền 300-500
• Nhà xí/ nhà vệ sinh ^^ 200
Retail ( Bán lẻ)
• Cửa hàng chuyên dụng 300 for circulation areas
• Cửa hàng nhỏ 300 foe circulation areas
• Siêu thị 400 for circulation areas Yêu cầu mức sáng cao dành cho
chỗ tính tiền và ngăn kéo để tiền
đề phòng trộm cắp ^^
• Khu mua sắm 50-300
Trường học
• Khu vực giảng dạy 300
7

×