Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

CHẾ BIẾN HÀ THỦ Ô ĐỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.01 KB, 12 trang )

2/11/08 1
CHẾ BIẾN HA THỦ Ô ĐỎ
Radix Fallopiae multiflorae
Rễ củ sấy khô cây HTOĐ (Fallopia multiflora
Haraldson.) Họ Rau răm Polygonaceae
1- MỤC ĐÍCH CỦA CHẾ BIẾN
1.1-Sơ chế: Loại bỏ tạp chất: Củ nhiều xương, rễ
con, dây, củ thối và củ không đạt tiêu chuẩn
làm thuốc
1.2- Chế cổ truyền:
- Làm giảm một số tác dụng phụ: táo bón hoặc
đau bụng đi ngoài và làm tăng tác dụng bổ
huyết, bổ can thận, tăng quy kinh thận
2/11/08 2
2- PHƯƠNG PHÁP CHẾ
2.1- Sơ chế
a- Theo D ĐVN: gồm 4 giai đoạn
- Rửa sạch loại tạp: Củ sau khi đào về rửa sạch,
cắt bỏ rễ con, phần nhiều xương và các củ
không đạt tiêu chuẩn làm thuốc
- Thái miếng to: Củ nhỏ bổ đôi, củ to bổ tư hoặc
thái miếng to 5cmX 5cmX 5cm
- Phơi hoặc sấy khô: Sấy khô cho nhiệt độ lên từ
từ và giữ ở nhiệt độ 80-900c, thỉnh thoảng đảo,
sấy khoảng 3 ngày đến khi khô kĩ từ trong ra
ngoài, đạt độ thuỷ phần 12-13%
- Đóng gói bảo quản: Để nguội đóng gói vào túi
nilon kín hoặc tải sạch để nơi khô ráo thoáng
mát
2/11/08 3
b- Các cách khác:


+ Đồ phơi: loại tạp, rửa sạch, thái phiến, đồ chín,
phơi khô
+ Thái phiến phơi khô: loại tạp, rửa sạch, thái
phiến phơi khô
c- Tiêu chuẩn sản phẩm: Miếng khô độ ẩm
khoảng 12-13%, chắc nặng, ngoài mầu nâu
xám, thịt màu hồng nhạt, nhiều nạc ít xơ, vị
chát không mốc mọt, cháy, khét
2.2- Chế cổ truyền
a- Chế theo D ĐVN:
- Loại tạp: Loại bỏ phần không đủ tiêu chuẩn làm
thuốc và những tạp chất không phải là HTOĐ
2/11/08 4
- Ngâm nước vo gạo: Cho nước vo gạo ngập,
ngâm cho thấm đều, 4 giờ thay nước vo gạo,
thỉnh thoảng đảo đều ở dưới lên trên
- Rửa sạch để ráo nước: Chải chải sạch đất, cát,
rửa sạch để ráo nước
- Chuẩn bị nước đậu đen: Tỷ lệ HTOĐ- đậu đen là
10:1, lấy loại tốt không sâu mọt, không lép, thêm
nước ngập 6-7cm đun kĩ đến khi hạt mềm ra,
nếu cạn thêm nước, gạn lấy nước bỏ bã
- Nấu HTOĐ: Cho vỉ vào đáy nồi, cho HTOĐ +
nước đậu đen + nước cho ngập. Nấu sôi đến
mềm. Trong khi nấu nếu cạn thì thêm nước để
tránh cháy nồi. Khi gần được, nấu còn khoảng
1/4 lượng nước ban đầu thì vớt ra
2/11/08 5
- Bỏ lõi, thái phiến phơi khô: Khi HTOĐ mềm vớt
ra để nguội bỏ lõi thái phiến mỏng 2-3mm

- Phơi sấy khô qua.
- Tẩm phơi nhiều lần đến hết dịch nấu
- Phơi sấy khô hoàn toàn đóng gói: lần tẩm cuối
cùng, sấy khô kĩ độ thuỷ phần 10-12%; đóng
gói vào túi PE 1-2kg/ túi cho nhãn vào và hàn
kín
+ Nếu dùng nồi áp suất nấu sẽ không dùng được
TÓM TẮT QUY TRÌNH CHẾ BIẾN
2/11/08 6
Rửa sạch,ngâm nước gạo
Nấu với nước đậu đen
Tẩm nhiều lần hết dịch
Phơi sấy khô
Bỏ lõi, thái phiến
Phơi sấy khô
Đóng gói
2/11/08 7
b- Các cách chế khác
+ Theo kinh nghiệm VN: Cho đậu đen vào túi buộc
lỏng để vào giữa nồi để nấu, khi được bỏ túi
đậu đen ra là được
+ Theo Trung quốc:
- Tẩm ủ với rượu, HTOĐ phiến tẩm, ủ với rượu
một đêm (10kg HTOĐ 2,5kg rượu); đồ chín kĩ
(3 giờ), phơi sấy khô, tẩm đồ 2 lần nữa, sấy
khô hoàn toàn đóng gói
- Tẩm, đồ nước đậu đen: HTOĐ phiến tẩm nước
đậu đen, đồ tẩm nhiều lần, phơi khô kĩ đóng
gói
2/11/08 8

c. Tiêu chuẩn sản phẩm chế:
Miếng HTOĐ màu nâu đen, hoặc nâu tía, dày 2-
3mm, khô cứng đạt độ thuỷ phần quy định 12-
14%, không cháy khét, nhiều nạc ít xơ, có vị
bùi hơi chát, tỷ lệ vụn nát nhỏ hơn 5%. Hiệu
suất chế 60-70%
3- THAY ĐỔI HOÁ HỌC VÀ SINH HỌC SAU CB
( ảnh hưởng của phụ liệu và quá trình chế đến
thành phần hoá học và tác dung sinh học sau
khi chế)
3.1- Thay đổi về hoá học:
3.1.1- Thành phần hoá học sống:
2/11/08 9
- Hà thủ ô đỏ có: Antranoid 1,7%, protid 1,1%,
42,2% tinh bột, Lipid 3,1% lipid, chất vô cơ
4,5%, chất tan trong nước 24,4%, tanin 7,6%,
glucosid stilben, các chất vô cơ: Fe, Zn, Mn, Cu,
Sn, Ni. Lecitin là một phospholipid gồm:
Glycerin, acid phosphoric, Cholin
- Lecitin: Tham gia cấu tạo màng tế bào, thành
mạch, tế bào dẫn truyền thần kinh
3.1.2- Sự thay đổi sau khi chế:
- Hàm lượng tanin giảm 49,7% (7,68- 3,82);
antranoid giảm 30% (0,8-0,24), tinh bột bị phân
huỷ thành các chất đơn giản hơn, chất béo phân
huỷ thành các chất đơn giản hơn; chất
phospholipid giảm 52,1% (3,49- 1,82)
- Nguyên nhân do nhiệt và hoà tan trong nước
vo gạo
3.2- Những thay đổi về sinh học.

- Tăng tác dụng bổ huyết, bổ can thận, vì phân
giải thành các chất rễ hấp thu hơn, tạo màu
đen tăng quy kinh thận
- Giảm tác dụng phụ gây táo bón, hoặc đau
bụng ỉa chảy do giảm tanin và antraglycosid
- Làm tăng trọng lượng: mẫu sống không gây
tăng mà còn gầy đi và gây táo bón
2/11/08 10
2/11/08 11
4- Ý NGHĨA CỦA PP CHẾ VÀ PHỤ LIỆU
- Phơi hoặc sấy khô để diệt và hạn chế sự hoạt
động của men oxy hoá khử, chuyển antraquinon
từ dạng khử sang dạng oxy hoá, dạng khử khi
dùng gây đau bụng
- Đồ cũng để diệt men và thuỷ phân một số chất làm
cho hương vị thơm ngon hơn
- ủ: có thể giúp cho men phân huỷ tinh bột thành
đường
- Ngâm nước gạo: để làm mềm và tẩy sạch vì trong
nước gạo có tính hơi kiềm
2/11/08 12
- Nước đậu đen: Làm cho vị thuốc có màu đen tăng
quy kinh thận, tăng bổ can thận, bổ huyết, tăng
giải độc giải nhiệt cho cơ thể vì đậu đen có tác
dụng bổ thân, can âm, bổ huyết, giải độc, giải
nhiệt cho cơ thể
- Nấu: Chính là quá trình thuỷ phân, phân giải các
chất phức tạp thành các chất đơn giản để cơ thể
rễ hấp thu
- Thành phần của đậu đen: Antoxyan, protid, chất

béo, glucid, muối khoáng, Vitamin B, PP, C.
10 Acid amin cần thiết: Lycin, Methionin, Tryptophan,
phenylamin, alanin, valin, leuxin, arginin,
isoleuxin , histidin
CN: Thanh nhiệt giải độc bổ can thận âm, bổ huyết

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×