Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Microsoft Windows lược sử huyền thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.36 KB, 12 trang )

Microsoft Windows là tên của các dòng phần mềm hệ điều hành độc quyền của hãng
Microsoft. Lần đầu tiên Microsoft giới thiệu một môi trường điều hành mang tên
Windows (Cửa sổ) là vào tháng 11 năm 1985 với những tín năng thêm vào Hệ điều hành
đĩa từ Microsoft giao diện dụng hộ đồ hoạ (Graphical User Interfaces, gọi tắt là GUI) -
đang được sự quan tâm cao vào thời điểm này đồng thời để cạnh tranh với hãng Apple
Computer.
• Windows khởi đầu được phát triển cho những máy tính tương thích với IBM (dựa
vào kiến trúc x86 của Intel), và ngày nay hầu hết mọi phiên bản của Windows đều
được tạo ra cho kiến trúc này (tuy nhiên Windows NT đã được viết như là một hệ
thống xuyên cấu trúc cho bộ xử lý Intel và MIPS, và sau này đã xuất hiện trên các
cấu trúc PowerPC và DEC Alpha. Sự phổ biến của Windows đã khiến bộ xử lý
trung ương của Intel trở nên phổ biến hơn và ngược lại. Thật vậy, thuật ngữ
Wintel đã được sử dụng để miêu tả những máy tính cá nhân đang chạy một phiên
bản của Windows.
• Từ đó đến nay Microsoft Windows dần chiếm ưu thế trong thị trường máy tính cá
nhân trên toàn thế giới với số lượng được cài đặt khoảng 90% vào năm 2004.
Windows là phần mềm nguồn đóng có bản quyền do công ty Microsoft giữ và
kiểm soát việc phân phối. Vì lý do này, Microsoft đang có một vị trí độc quyền
trong lĩnh vực máy tính cá nhân. Tất cả các phiên bản hệ điều hành gần đây của
Windows đều dựa trên sự phát triển từ phiên bản đầu tiên.
Miêu tả về hệ điều hành Windows
• Một hệ điều hành đa nhiệm (multi tasking) có thể xử lý nhiều chương trình cùng
một lúc.
• Gồm các biểu tượng (icon). Mỗi biểu tượng đại diện cho một đối tượng (object)
như thư mục hồ sơ, thư mục nghe nhạc
• Một trình tổng hợp của những trình ứng dụng; như trình thảo văn bản, trình đồ
họa và các ứng dụng hữu ích như lịch, đồng hồ, máy tính, bản tính, phần mềm
lướt mạng, soạn thảo văn bản, trò chơi .
• Từ khi mới được tung ra thị trường, Windows đã được nhiều người dùng đón
nhận, tạo ra một sự thành công mang tầm khủng khiếp cho Microsoft. Lý do
chính mà Windows được nhiều người lựa chọn là có giao diện dễ sử dụng, bắt


mắt với độ đồ họa cao. Vì được đông đảo người sử dụng nên các công ty phần
cứng cũng như các công ty phần mềm đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm tương
thích với Windows như bàn phím, con chuột, USB, các chương trình lập trình,
ứng dụng như phần mềm tăng tốc tải Internet Download Manager, Nero .v.v.
Chính điều này đã làm cho Windows càng trở nên phổ biến hơn. Mặc dù
Windows được nhiều người dùng, nhưng Windows không được các chuyên gia
máy tính đánh giá cao bằng các hệ điều hành dựa trên môi trường Unix như
Ubuntu do tốc độ làm việc của Windows chậm hơn nhiều lần so với Unix(một ví
dụ điển hình là Google- cỗ máy tìm kiếm khổng lồ cũng làm việc dựa trên Unix
thay vì Windows)và các ứng dụng của Windows cũng không được đánh giá cao
bằng các ứng dụng trong các hệ điều hành dựa trên Unix- ví dụ Latex luôn có tốc
độ làm việc cao hơn MS Word của Microsoft chạy trong Windows.
Giao diện
• Nền, (Desktop) nền đặt các biểu tượng. Khi nhấp chuột lên một biểu tượng bất kỳ
này, người dùng sẽ chạy được một ứng dụng mặc định gán cho biểu tượng ấy.
• Nút khởi động, (Start Button) đi vào khởi động các chương trình mặc định (đi
kèm với hệ điều hành) hoặc được cài đặt thêm vào sau này. Những thành phần
chính của nút khởi hành là"
1. Trình định cấu hình (Settings) chỉnh sửa các thay đổi của các thiết bị hoặc
phần mềm được đặt vào máy.
1. Khống chế diện bản (Control Panel) - chỉnh sửa các thông số định
dạng của chuột, bàn phím, định dạng màu sắc hoặc nền màn hình,
cài vào hoặc tháo gỡ các chương trình phần mềm
2. Cài đặt mạng (Network Connection) thiết lập hệ thống mạng
3. Máy in và fax (Printer and Fax) thiết lập cấu hình cho máy in và
máy fax
2. Chương trình (Programs) bao gồm những trình ứng dụng
3. Văn bản (Documents) gồm các văn kiện người dùng đã lưu (hình ảnh, văn
thơ, nhạc )
4. Thiết bị ổ đĩa (My Computer) nơi đi vào những ổ đĩa khác nhau.

Chức năng hỗ trợ
Windows hỗ trợ chức năng:
1. Cài xong dùng liền (Plug & Play)
Những phần cứng (hardware) mới cài vào máy có thể chạy ngay do máy tự động
tìm trình điều khiển (driver) của phần cứng và cài đặt cấu hình cùng cách thức
hoạt động của phần cứng.
2. Kéo và thả (Drag & Drop)
Bất cứ đối tượng của cửa sổ điều có thể dùng chuột để chọn và di chuyển đến một
nơi khác dễ dàng
Đặt tên
Tên các đối tượng như thư mục, hồ sơ có thể dài hơn tên theo quy ước (8 ký tự tên-1
chấm-3 ký tự đuôi).
Thư mục chính
|-Desktop Desktop
|-My Computer My Computer
| C: Ổ đĩa C
| D: Ổ đĩa D
| E: Ổ đĩa E (mặc định cho CD/DVD)
| Control Panel Control Panel
| My Documents My Documents
| My Music
| My Pictures
| My Video
|-My Network Places
:C:\\Program Files
:C:\\Windows
:C:\\Windows\System32
Công cụ
• Lịch
• Đồng hồ

Soạn văn bản
• NotePad: trình soạn văn bản thường (text)
Người dùng Windows cũng có thể làm phụ đề cho phim (tập tin đuôi .srt), thêm các khóa
registry (tập tin đuôi .reg), thiết kế website (tập tin đuôi .htm), tạo các tập tin batch (tập
tin đuôi .bat) bằng NotePad
• WordPad: trình soạn văn bản thường và siêu văn bản (hyper text)
Đồ họa
• Hoạ đồ Microsoft (Microsoft Paint): trình vẽ, chỉnh hình
Hộp thoại khởi động
Dùng một dòng lệnh trong hộp thoại khởi động (Run) để thực thi một công việc
1. Địa chỉ trang mạng. Thí dụ:
2. Khởi động một trình. Trong hộp thoại của run gõ: calc để mở máy tính
Các hệ thống tập tin
• Phối trí biểu tập tin 12 (gọi tắt theo tiếng Anh là FAT12), Phối trí biểu tập tin 16
(giản xưng: FAT16): Với hệ điều hành đĩa từ, hệ thống tập tin FAT (còn gọi là
FAT16 để phân biệt với FAT32) được công bố vào năm 1981 đưa ra một cách
thức mới về việc tổ chức và quản lý tập tin trên đĩa cứng, đĩa mềm.
• Tuy nhiên, khi dung lượng đĩa cứng ngày càng tăng nhanh, FAT16 đã bộc lộ
nhiều hạn chế. Với không gian địa chỉ 16 bit, FAT16 chỉ hỗ trợ đến 65.536 liên
cung (cluster) trên một phân vùng (partition), gây ra sự lãng phí dung lượng đáng
kể (đến 50% dung lượng đối với những ổ đĩa cứng trên 2 GB).
• FAT32: được giới thiệu trong phiên bản Windows 95 Service Pack 2 (OSR 2),
được xem là phiên bản mở rộng của FAT16. Do sử dụng không gian địa chỉ 32 bit
nên FAT32 hỗ trợ nhiều cluster trên một partition hơn, do vậy không gian đĩa
cứng được tận dụng nhiều hơn. Ngoài ra với khả năng hỗ trợ kích thước của phân
vùng từ 2 GB lên 2 TB và chiều dài tối đa của tên tập tin được mở rộng đến 255
ký tự đã làm cho FAT16 nhanh chóng bị lãng quên. Tuy nhiên, nhược điểm của
FAT32 là tính bảo mật và khả năng chịu lỗi (fault tolerance) không cao.
• Hệ thống tập tin kỹ thuật mới (New Technology File System - NTFS): được giới
thiệu cùng với phiên bản Windows NT 3.1 (phiên bản này cũng hỗ trợ FAT32).

Với không gian địa chỉ 64 bit, khả năng thay đổi kích thước của cluster độc lập
với dung lượng đĩa cứng, NTFS hầu như đã loại trừ được những hạn chế về số
cluster, kích thước tối đa của tập tin trên một phân vùng đĩa cứng, khả năng chịu
lỗi cao, tính bảo mật tốt hơn FAT32.
Chương trình giả lập
Chương trình giả lập cho phép người sử dụng chạy các chương trình ứng dụng của
Windows mà không cần có Windows.
• Wine – phần mềm mã nguồn mở có chức năng tương đương của các hàm
Windows API, cho phép vài chương trình ứng dụng Windows chạy trên nền x86
Unix, bao gồm cả Linux.
• Cedega (trước đây gọi là WineX) – là một nhánh của Wine thuộc sở hữu của
TransGaming Technologies, được thiết kế chuyên để chạy các trò chơi viết cho
Microsoft Windows trên Linux
• Mono và CLI chung mã nguồn – hệ thống tương đương với cơ sở Microsoft
.NET.
• ReactOS – hệ điều hành mã nguồn mở được phát triển với mục tiêu là tương thích
với các chương trình và trình điều khiển thiết bị của Windows NT, mặc dù vậy
hiện tại vẫn còn đang trong giai đoạn phôi thai.
• Freedows và Alliance OS – một dự án có nhiều tham vọng, dự định là một bản
sao của Windows và bổ sung thêm nhiều tính năng lợi ích nhưng đã thất bại.
• Project David – một dự án đầy tham vọng và đã gây nhiều tranh cãi với mục đích
là giả lập hoàn toàn để các các chương trình Windows có thể chạy trên các hệ
điều hành khác.
• CrossOver Office của Codeweavers, cũng giả lập được hoàn toàn để các các
chương trình Windows có thể chạy trên các hệ điều hành khác.
• Captive NTFS – một phần mềm gói, dạng nguồn mở có tính tương thích cao hơn
cho hệ NTFS.
• E/OS – với mục tiêu có thể chạy bất kì chương trình thuộc hệ điều hành nào mà
không cần phải cài đặt thêm hệ điều hành đó.
Phiên bản

Windows 1.0
Các phiên bản của Windows là tên gọi chung cho các thế hệ của sản phẩm phần mềm
Windows và có thể được chia thành các thể loại sau:
• Môi trường làm việc 16 bit. Dùng trong những máy vi tính cá nhân (personal
computer).
o Các phiên bản đầu tiên của Windows chỉ là giao diện đồ họa hay desktop,
phần lớn vì chúng dùng hệ điều hành MS-DOS ở lớp dưới cho các dịch vụ
hệ thống tập tin và các tiến trình hệ thống.
o Sau đó, các phiên bản Windows 16 bit đã có dạng tập tin có thể chạy được
và tự cung cấp chương trình điều khiển thiết bị (device driver) (cho bo
mạch đồ họa, máy in, chuột, bàn phím và âm thanh).
o Khác với DOS, môi trường của Windows cho phép mọi người dùng thi
hành nhiều chương trình đồ họa cùng một lúc. Hơn nữa, chúng đã thực thi
một phối hợp bộ nhớ ảo theo đoạn (segment) trong phần mềm cho phép
GUI thi hành các chương trình lớn hơn bộ nhớ: các đoạn mã nguồn và
nguồn lực được đem vào và bị loại bỏ khi không còn giá trị nữa hay khi số
lượng còn lại trong bộ nhớ bị thấp và các đoạn dữ liệu được đưa vào bộ
nhớ khi một chương trình nào đó trả quyền điều khiển cho bộ xử lý. Các
hệ điều hành này gồm có Windows 1.0, (1985), Windows 2.0 (1987) và
Windows/286 (gần giống Windows 2.0).
• Môi trường làm việc 16/32 bit. Dùng trong các máy vi tính hệ Intel Pentium 386
- 486 - 586.
o Windows/386 ra mắt hạt nhân hoạt động trong chế độ bảo vệ và một trình
theo dõi máy ảo. Trong một phiên làm việc của Windows, nó cung cấp các
it provided a device virtualization cho bộ điều khiển đĩa, bo mạch đồ họa,
bàn phím, chuột, bộ định thời và bộ điều khiển ngắt. Kết quả rõ nhất mà
người sử dụng nhìn thấy là họ có thể làm việc tạm thời với nhiều môi
trường MS-DOS trong các cửa sổ riêng (các ứng dụng đồ họa yêu cầu cửa
sổ phải được chuyển về chế độ toàn màn hình).
o Các ứng dụng của Windows vẫn thuộc loại "đa nhiệm cộng tác" trong môi

trường chế độ thực. Windows 3.0 (1990) và Windows 3.1 (1992) đã hoàn
thiện thiết kế này, đặc biệt là tính năng bộ nhớ ảo và trình điều khiển thiết
bị ảo (VxDs) cho phép họ chia sẻ các thiết bị dùng chung (như đĩa cứng,
đĩa mềm ) giữa các cửa sổ DOS.
o Quan trọng nhất là các ứng dụng Windows có thể chạy trong chế độ bảo
vệ 16-bit (16-bit protected mode) (trong khi Windows đang chạy trong chế
độ chuẩn hay chế độ 386 nâng cao), cho phép người sử dụng truy cập đến
một vài megabyte bộ nhớ mà không phải tham gia vào quá trình quản lý
bộ nhớ ảo. Các chương trình này vẫn chạy trong cùng một không gian địa
chỉ, trong đó bộ nhớ đã được phân đoạn để chia thành các mức bảo vệ
riêng, và vẫn hoạt động "đa nhiệm cộng tác".
o Trong phiên bản Windows 3.0, Microsoft đã chuyển các tác vụ quan trọng
từ C sang assembly, làm cho phiên bản này chạy nhanh hơn và ít tốn bộ
nhớ hơn các phiên bản trước đó.
• Hệ điều hành 16/32 bit. Bằng việc công bố khả năng truy cập file 32-bit trong
Windows for Workgroups 3.11, Windows cuối cùng đã chấm dứt phụ thuộc vào
DOS trong việc quản lý hồ sơ (file). Ngoài ra, Windows 95 cũng đưa ra hệ thống
"Tên file dài", do vậy hệ thống tên file 8.3 của DOS chỉ còn vai trò trong đoạn mã
khởi động nạp hệ điều hành.
o Đặc điểm mang tính cách mạng nhất trong phiên bản này là khả năng chạy
các chương trình giao diện đồ họa 32-bit đồng thời, trong khi các chương
trình này lại chia thành các phân tuyến (thread) chạy song song với nhau.
o Microsoft đã đưa ra 3 phiên bản của Windows 95 (phiên bản đầu tiên năm
1995, các phiên bản sửa lỗi được đưa ra năm 1996 và 1997 chỉ được bán
cho nhà sản xuất máy tính, được bổ sung thêm một vài tính năng mới như
hỗ trợ FAT32).
o Hệ điều hành tiếp theo của Microsoft là Windows 98; có 2 phiên bản (bản
đầu tiên năm 1998, và bản thứ hai là "Windows 98 Second Edition", năm
1999). Trong năm 2000, Microsoft đưa ra Windows Me, với mục tiêu cố
gắng thu hẹp khoảng cách giữa Windows 98 SE và Windows NT, bao

gồm một vài tính năng mới như hoàn nguyên hệ thống (System Restore),
cho phép người sử dụng đưa máy tính của mình trở lại trạng thái trước đó.
Dù vậy, đó vẫn không phải là một tính năng được chấp nhận rộng rãi vì đã
có nhiều người sử dụng gặp phải vấn đề. ME được coi là sự thay thế tạm
thời trong việc hợp nhất hai dòng sản phẩm này. Microsoft đã đợi một
khoảng thời gian ngắn để Windows Millennium trở nên phổ biến trước khi
công bố phiên bản Windows tiếp theo - Windows XP.
• Hệ điều hành 32 bit ban đầu được thiết kế và quảng bá là các hệ thống có độ tin
cậy cao và đặc biệt là không thừa kế từ DOS.
o Phiên bản đầu tiên được đưa ra là Windows NT 3.1 vào năm 1993, được
đánh số "3.1" để chỉ thị ngang hàng với Windows 3.1 và hơn 1 cấp so với
hệ điều hành OS/2 2.1, hệ điều hành của IBM do Microsoft đồng phát
triển và là đối thủ chính của dòng Windows NT tại thời điểm đó.
o Phiên bản tiếp theo là Windows NT 3.5 (1994), NT 3.51 (1995), và cuối
cùng NT 4.0 (1996) đã có giao diện của Windows 95.
o Sau đó Microsoft bắt đầu chuyển sang việc hợp nhất hai dòng hệ điều
hành dành cho cá nhân và cho doanh nghiệp. Thử nghiệm đầu tiên,
Windows 2000, đã thất bại, và được phân phối là một phiên bản dành cho
doanh nghiệp. Phiên bản Windows 2000 cho cá nhân, tên mã là "Windows
Neptune" bị hủy bỏ và Microsoft đã thay thế bằng Windows ME. Mặc dù
vậy, "Neptune" vẫn được tích hợp vào dự án mới, "Whistler", để sau đó
trở thành Windows XP.
o Sau đó, hệ điều hành mới, Windows Server 2003, đã mở rộng dòng sản
phẩm cho doanh nghiệp này. Cuối cùng, hệ điều hành đã được ra mắt
Windows Vista sẽ hoàn thiện các tính năng còn thiếu của các sản phẩm
trên. Với Windows CE, Microsoft cũng đã ngắm tới thị trường di động và
các thiết bị cầm tay, cũng là một hệ điều hành 32-bit.
• Hệ điều hành 64 bit, một loại hệ điều hành mới nhất, được thiết kế cho kiến trúc
AMD64 của AMD, IA-64 của Intel, và EM64T (Intel® Extended Memory 64
Technology).

o Dòng sản phẩm Windows 64-bit bao gồm "Windows XP Itanium",
"Windows Professional x64 Edition" và "Windows Server 2003".
"Windows XP Professional" và "Windows Server 2003 x64 Edition" được
ra mắt vào 25 tháng 4 năm 2005. Windows XP Itanium đã được đưa ra
trước đó, năm 2002.
o Một số dấu hiệu cho thấy Windows Vista, được coi là sự kế vị của
Windows XP, sẽ có cả hai phiên bản 32-bit và 64-bit.
 Vào ngày 21 tháng 10 Windows 7 ra mắt như là sự thay thế cho
Windows Vista và Windows Xp.Windows 7 mang cả vẻ đẹp của
Windows Vista và cả sức mạnh của Windows Xp. Windows 7 hỗ
trợ cảm ứng chạm đa điểm, nhiều hiệu ứng gương hơn (Aero), nó
sẽ là phao cứu sinh của Microsoft sau thất bại ở Windows Vista.
• Hệ điều hành 128 bit, theo tin tức thân cận của Microsoft, Windows 8 sẽ hỗ trợ
kiến trúc 128 bit, nhưng phía Microsoft chưa có lời phản hồi nào cả. Dự án thực
hiện Windows 8 sẽ bắt đầu sau vài tháng khi Windows 7 ra mắt.
Các phiên bản tạm thời
Windows XP và Windows Server 2003 là các phiên bản Windows hiện hành. Windows
XP được thiết kế dành cho các máy tính để bàn, còn Windows Server 2003 lại dành cho
các máy chủ và bao gồm bốn dòng sản phẩm: Phiên bản Web (Web Edition), Phiên bản
chuẩn (Standard Edition), Phiên bản xí nghiệp (Enterprise Edition) và Phiên bản Trung
tâm dữ liệu (Datacenter Edition). Phiên bản Web được thiết kế với các tính năng tập
trung dành cho lưu trữ web (web hosting), trong khi đó phiên bản Trung tâm dữ liệu có
một cơ sở hạ tầng cực kỳ vững mạnh cho việc lưu trữ dung lượng cực lớn. Hai phiên bản
còn lại là Phiên bản chuẩn và Phiên bản xí nghiệp là trung gian giữa hai phiên bản nêu
trên.
Các phiên bản hiện hành
• Windows CE cho các hệ thống trong thiết bị, như trong các sản phẩm dân dụng
(lưu ý: CE là một hệ điều hành khác với DOS và Windows NT/2000/XP, và
Microsoft đã công bố mã nguồn)
• Windows Mobile cho điện thoại thông minh và PDA (một phiên bản của

Windows CE)
o Portable Media Center cho các máy Portable Media Player
• Windows XP cho máy tính cá nhân và máy tính xách tay
o Windows XP Starter Edition, cho những người sử dụng máy tính mới ở
các nước đang phát triển
o Windows XP Home Edition, cho máy tính tại nhà
o Windows XP Home Edition N, như trên, nhưng không có Windows Media
Player theo quyết định của EU
o Windows XP Professional Edition, cho doanh nghiệp và những người
dùng giỏi
o Windows XP Professional Edition N, như trên, nhưng không có Windows
Media Player theo quyết định của EU
o Windows XP Professional x64 Edition, cho các máy tính có bộ xử lý 64-
bit (dựa trên Windows Server 2003)
o Windows XP Tablet PC Edition, cho máy tính xách tay, có bút viết và
màn hình cảm ứng
o Windows XP Media Center Edition cho máy để bàn và máy xách tay, tập
trung vào chức năng giải trí đa phương tiện
• Windows Server 2003 cho máy chủ
o Small Business Server cho máy chủ đầu tiên (2 bộ xử lý)
o Web Edition cho chủ web cơ bản (2 bộ xử lý)
o Standard Edition cho các chương trình phục vụ nhỏ không cần tụ nhóm (4
bộ xử lý)
o Enterprise Edition cho các chương trình phục vụ lớn hơn, cho phép tụ
nhóm (clustering) (8 bộ xử lý)
o Datacenter Edition cho máy chủ mainframe (128 bộ xử lý)
o Storage Server cho các thiết bị lưu trữ được kết nối mạng
• Windows XP Embedded cho các hệ thống thiết bị nhúng
• Windows Vista (tên mã là Longhorn) phát hành tháng 1/2007
• Windows 7 (tên mã là Vienna) đã được phát hành vào ngày 22/10/2009.

o Windows 7 Starter đơn giản, không cầu kì, thích hợp cho netbook.
o Windows 7 Basic thích hợp với các loại netbook, máy tính cá nhân.
o Windows 7 Home Premium khá tốt, thích hợp với các máy netbook thế hệ
mới, máy tính cá nhân (PC), máy tính xách tay (Laptop).
o Windows 7 Professional đầy đủ, hướng tới các công ty lớn, các doanh
nhân.
o Windows 7 Ultimate và Enterprise tập hợp đầy đủ các chức năng của tất
cả các phiên bản kia cộng lại. Enterprise mang đến giải pháp về giá và hỗ
trợ toàn diện hơn Ultimate. Ultimate là phiên bản thương mại toàn cầu,
còn Enterprise không được bán lẻ mà chỉ dành cho các tổ chức đặt mua
với số lượng lớn.
o Thin PC dành cho máy có cấu hình thấp.
• Windows 8 (tên mã là Blackcomb) đã được phát hành vào ngày 26/10/2012
Các phiên bản cũ
• Dựa vào DOS
o 1985, Tháng 11 - Windows 1.0
o 1987, 9 tháng 12 - Windows 2.0
o 1990, 22 tháng 5 - Windows 3.0
o 1992, Tháng 8 - Windows 3.1
o 1992, Tháng 10 - Windows for Workgroups 3.1
o 1993, Tháng 11 - Windows for Workgroups 3.11
o 1995, 24 tháng 8 - Windows 95 (Số hiệu phiên bản: 4.00.950)
o 1998, 25 tháng 6 - Windows 98 (Số hiệu phiên bản: 4.1.1998)
o 1999, 5 tháng 5 - Windows 98 Second Edition (Số hiệu phiên bản:
4.1.2222)
o 2000, 19 tháng 6 - Windows Me (Số hiệu phiên bản; 4.9.3000)
• Dựa vào hạt nhân NT
o 1993, Tháng 8 - Windows NT 3.1
o 1994, Tháng 9 - Windows NT 3.5
o 1995, Tháng 6 - Windows NT 3.51 (Số hiệu phiên bản: NT 3.5.1057)

o 1996, 29 tháng 7 - Windows NT 4.0 - phiên bản cuối cùng chạy được trên
cấu trúc RISC như DEC Alpha, MIPS và PowerPC. Các phiên bản sau tập
trung vào các cấu trúc dựa vào x86 - hầu hết để làm máy chủ - bộ xử lý
IA-64. (Phiên bản số: NT 4.0.1381)
o 2000 17 tháng 2 - Windows 2000 (Số hiệu phiên bản: NT 5.0.2195)
Các phiên bản đã hủy
• 1996, 3 tháng 5 - Windows Nashville (windows 96) (Sau này trở thành 95B.)
• 1997-1998 - Cairo (một "hệ điều hành hướng đối tượng thực sự"), định ra mắt sau
Windows NT; tương đối giống với DesktopX nhưng ở cấp độ thấp hơn và sau này
trở thành Windows NT 4.
• 1999, tháng 12- Windows Neptune được ra mắt cho mọi người thử nghiệm, tuy
nhiên cuối cùng vẫn không được công bố, phiên bản này đáng lẽ ra là phiên bản
Windows 2000 cho người dùng tại nhà.
Các phiên bản trong hiện tại và tương lai
• 2012: Windows Sever 2012 ( Windows Sever 8 ) Mới chỉ có phiên bản beta.
• Windows Eiger đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, được thiết kế
dành cho các dòng máy tính cũ.
• Windows Cloud hay Windows Azure dành cho điện toán đám mây
[2]
Xem thêm
• Các Phím tắt của Windows
• Lỗi màn hình xanh
• Microsoft Anti-Virus for Windows
• Windows Media
• Windows Explorer
• Microsoft Visual Studio
• Volume Shadow Copy Service
• Hardware
o Hardware abstraction layer
o Hardware description language

o Windows Driver Model
o Device driver
o WinHEC
o VGASAVE
• List of operating systems
• Comparison of operating systems
• Windows vs Linux
• Sticky keys
• Windows Vista - Next Generation Windows Platform
• Windows Blackcomb - Next Generation Server Platform
• Windows Genuine Advantage
Tham khảo
1. Thủ Thuật Windows, tổng hợp mẹo vặt dùng trong Windows
Chú thích
1. ^ Microsoft Windows System Overview
2. ^ Phát triển ứng dụng điện toán mây với nền tảng dịch vụ Azure
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Microsoft Windows
• Windows 7 Việt Nam (tiếng Việt)
• Cộng đồng hỗ trợ người dùng Windows Việt Nam (tiếng Việt)
• Trang Web chính thức của Microsoft Windows
• Biểu đồ lịch sử Windows của Éric Lévénez
• Biểu đồ lịch sử Windows của Microsoft
• Trang web chuyên lưu trữ và trưng bày các giao diện đồ họa của Windows
• "Môi trường Windows cài đặt sẵn" (còn gọi là WinPE) - tạo đĩa CD khởi động đã
cài sẵn Windows
• Trang web đánh giá toàn diện về các sản phẩm và công nghệ của Microsoft
• một "môi trường Windows cài đặt sẵn" tương đương với của Microsoft (không
được Microsoft hỗ trợ)
• Captive NTFS - một nỗ lực trong việc tạo ra phần bổ sung mã nguồn mở cho phép

các hệ điều hành họ Unix hỗ trợ đọc/ghi vào các phân vùng Windows NTFS.
• ReactOS Dự án thiết kế một phiên bản mã nguồn mở của Windows
• Các bài hướng dẫn sử dụng Windows miễn phí
• Dự án tài liệu liên quan đến Windows (wiki)
• Diễn đàn cộng đồng hỗ trợ miễn phí người sử dụng
• Nghiên cứu của Kevin Mitnick và AvantGarde về bảo mật
• Nghiên cứu của AOL/National Cyber Security Alliance về an toàn trên mạng
(tháng 10 năm 2004)
• Bảo mật Windows (cho người dùng gia đình và doanh nghiệp)
• Mẹo cho Windows
• Tải xuống phần mềm cho Windows
• Thông tin bảo mật cho Windows NT (2000/XP/2003 Server/Vista)
• Trang web nghiên cứu công nghệ diệt virus của Symantec
• Trang web của nhà sản xuất chương trình diệt virus McAfee
• Trang web của GriSoft - nhà sản xuất chương trình diệt virus AVG
• Trang web của chương trình duyệt virus mã nguồn mở ClamAV
• Trang web của nhà sản xuất chương trình diệt virus nổi tiếng Sophos
• Trang web của chương trình diệt phần mềm gián điệp/phần mềm quảng cáo của
Windows
• Mẹo cho Windows 98, ME, NT, 2000 và XP
• Phân tích giao diện người dùng tập trung vào Windows
• Bình luận giao diện đồ họa của Windows
• Bảo tàng những giao diện đáng xấu hổ của Frank Mahler
• Sự phát triển của Windows qua các thời kỳ
[ẩn]
• x
• t
• s
Hệ điều hành Microsoft Windows
Phiên bản · So sánh · Thành phần · Lịch sử · Thời biểu · Phê bình

Nền tảng
DOS
MS-DOS · Windows 1.0 · Windows 2.0 · Windows 2.1x · Windows 3.0 ·
Windows 3.1x
Windows
9x
Windows 95 · Windows 98 (phát triển) · Windows Me
Windows
NT
Phiên
bản
trước
Windows NT 3.1 · Windows NT 3.5 · Windows NT 3.51 · Windows
NT 4.0 · Windows 2000
Phiên
bản
khách
hàng
Windows XP (các phiên bản [x64 · Media Center] · phát triển) ·
Windows Vista (các phiên bản · phát triển) · Windows 7 (các phiên
bản · phát triển) · Windows 8 (các phiên bản · phát triển) · Windows
Phone 8
Windows
Server
Server 2003 · Server 2008 (Server 2008 R2 · HPC Server 2008) ·
Home Server (Home Server 2011) · Essential Business Server ·
MultiPoint Server · Small Business Server · Windows Server 8
Chuyên
dụng
Windows Embedded · Windows Preinstallation Environment ·

Windows Embedded POSReady · Windows Fundamentals for
Legacy PCs · Windows XP Embedded · Windows Automated
Installation Kit · Windows Recovery Environment
Windows
CE
Windows CE 3.0 · Windows CE 5.0 (Windows Mobile) · Windows CE 6.0
(Windows Phone 7) · Windows CE 7.0
Đã hủy
bỏ
Cairo · Nashville · Neptune · Odyssey
Bài liên
quan
OS/2 · Khởi động Windows
Công ty / Nhà phát triển Microsoft
Programmed in C, C++, Assembly
[1]

Họ HĐH MS-DOS/Windows 9x-based, Windows CE, Windows NT
Tình trạng Phát hành công khai
Initial release 20 tháng 11 1985 (phát hành Windows 1.0)
Marketing target Máy tính cá nhân
Available language(s) Đa ngôn ngữ
Hình thức nâng cấp Windows Update
Nền tảng hỗ trợ IA-32, x86-64
Giao diện người dùng GUI (Windows Explorer)
Giấy phép MS-EULA Trang mạng Official Website

×