Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

tổng quan về sốt rét, sốt xuất huyết, tình hình sốt rét, sốt xuất huyết tại cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.04 KB, 21 trang )

Chuyên ngành SKMT-NN.

1


MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT 2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VÉC TƠ TRUYỀN BỆNH SD/SXHD 5
III. DIỄN BIẾN SD/ SXHD TẠI CẦN THƠ 6
1. Một số nguyên nhân dẫn đến dịch sốt xuất huyết tại thành phố Cần Thơ. 6
2. Diễn biến bệnh sốt dengue/sốt xuất huyết dengue tại Cần Thơ từ năm 2006-
2010……………………………………………………………………………………. 8
3. Công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại Cần Thơ. 13
IV. KẾT LUẬN 16
V. KHUYẾN NGHỊ 16
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
1. Tài liệu Tiếng Việt 17
2. Tài liệu Tiếng Anh 21





Chuyên ngành SKMT-NN.

2


DANH MỤC VIẾT TẮT



SD/SXHD
Sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue
ĐTNC
Đối tượng nghiên cứu
TTYTDP
Trung tâm Y tế Dự Phòng
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BĐKH
Biến đổi khí hậu










Chuyên ngành SKMT-NN.

3

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt dengue/sốt xuất huyết dengue (SD/SXHD) là bệnh nhiễm virus cấp tính được
lan truyền từ người sang người thông qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi
Aedes aegypti và Aedes albopictus và virus này được xếp vào loại virus gây sốt xuất
huyết (HFV_hemorrhagic fever virus), xuất hiện vào đầu những năm 1870 hiện vẫn

đang là vấn đề y tế nghiêm trọng trên toàn cầu và là vấn đề sức khỏe cộng đồng
trong các vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam
[24]
.
Trong những năm đầu tiên, sốt xuất huyết xuất hiện và gây dịch ở một số ít khu vực
trên toàn thế giới và cho đến những thập kỉ gần đây có xu hướng mở rộng phạm vi,
gia tăng các trường hợp mắc và khả năng nhiễm nhiều loại virus khác nhau cũng
ngày càng đáng báo động. Trước năm 1970, sốt xuất huyết chỉ tác động tới một số ít
quốc gia, nhưng kể từ đó đến nay nó đã lan rộng trên toàn cầu, và tới hôm nay, hơn
40% dân số thế giới hiện đang có nguy cơ mắc sốt xuất huyết và 75% các ca mắc
được ghi nhận tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương
[2]
. Mỗi năm có hơn 50 triệu ca
SD/SXHD trên toàn thế giới, trong đó tỷ lệ tử vong là 2,5%. Những nước Đông
Nam Á và Tây Thái Bình Dương là những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất
[3]
.
Nằm trong vùng có tỷ lệ măc sốt xuất huyết cao. Việt Nam là một trong những nước
có tỉ lệ bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cao trong khu vực
[26]
. Theo số liệu thống kê
từ khi xuất hiện dịch cho đến nay, số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết dengue
trên cả nước chiếm một con số lớn trong tổng số ca mắc và chết do bệnh truyền
nhiễm và diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Tại miền Nam dịch SXHD đầu tiên xảy
ra vào năm 1960 với 60 ca mắc chết. Tháng 3 năm 1963, dịch lớn đã xảy ra ở Cái
Bè, Châu Đốc, Hồng Ngự, Tân Châu, Cao Lãnh với tổng số 331 bệnh nhi nhập viện
và 116 trường hợp tử vong. Từ năm 1975, những trận dịch lớn ở miền Nam có chu
kỳ khoảng 4 năm, đã xảy ra vào những năm 1975, 1978-79, 1983,1987
[8]
.

Chuyên ngành SKMT-NN.

4

Thống kê số liệu gần nhất cho thấy, dịch SXHD đang có chiều hướng gia tăng trong
cả nước nói chung, tính đến hết tháng 7/ 2012 cả nước ghi nhận 39.897 ca mắc
trong đó có 26 trường hợp tử vong. Dịch xuất hiện tại 52/63 tỉnh thành trong cả
nước, số mắc tăng 35,3% so cùng kỳ năm 2011
[13]
. Tập trung chủ yếu ở các tỉnh
thuộc đồng bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh.
Nằm giữa đồng bằng Sông cửu Long về phía Tây sông Hậu, Cần Thơ là trục giao
thông thủy bộ với đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và các vùng trong cả
nước
[2]
.

Nơi đây hội tụ khá đầy đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển
kinh tế, bên cạnh đó các hoạt động văn hóa, xã hội tại địa phương cũng rất phong
phú và đa dạng. Tuy nhiên, đây cũng là một trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng Sông
Cửu Long, nơi tập trung số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất cả nước. Điều này đã gây
những ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế và sức khỏe của người dân trên địa bàn Cần
Thơ và các khu vực khác trên cả nước.
Trong khuôn khổ cho phép, bài tiểu luận nhằm cung cấp thêm một số thông tin về
tình hình dịch sốt xuất huyết từ năm 2006-2010 và công tác phòng chống nhằm
kiểm soát dịch sốt xuất huyết tại thành phố Cần Thơ và đưa ra một số khuyến nghị
cho công tác kiểm soát, phòng ngừa dịch sốt xuất huyết tại Cần Thơ nói riêng và
ngành y tế nói chung.










Chuyên ngành SKMT-NN.

5

II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VÉC TƠ TRUYỀN BỆNH SD/SXHD
Có thể nói dengue là một bệnh virus lây truyền do muỗi thường gặp nhất ở người.
Trong những năm gần đây bệnh đã trở thành mối quan ngại lớn đối với sức khỏe
cộng đồng trên bình diện quốc tế.
Người nhiễm virus dengue do muỗi cái thuộc chi Aedes đốt
[1]
. Muỗi truyền bệnh
SD/SXHD thường có 2 loại, nhưng chủ yếu là Aedes agypti. Đây là loại muỗi đốt
ngày, hoạt động chúng thường tăng lên vào thời gian 2 giờ sau khi mặt trời mọc và
vài giờ trước khi mặt trời lặn
[14]
.
Muỗi Aedes aegypti truyền bệnh sốt xuất huyết có thể sinh sản và phát triển ở các
điểm ở ngoài nhà để lây nhiễm bệnh như đống rác, lốp xe cũ, dụng cụ làm vườn bỏ
không, vật liệu xây dựng, máng nước, bể nước, cây cối và nhiều loại vật dụng
khác Đa số các loài đốt mồi và trú đậu ngoài nhà nhưng ở các thành phố nhiệt đới,
muỗi Aedes agypti truyền bệnh sốt xuất huyết thường đẻ trứng, đốt mồi và đậu nghỉ
ở trong nhà và xung quanh nhà
[22]

.
Bệnh xảy ra quanh năm, gia tăng vào mùa mưa và gặp ở trẻ em và người lớn. Do
đặc điểm khí hậu khác nhau, ở miền Nam và miền Trung xuất hiện quanh năm, ở
Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11
[19]
.
Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người nhưng người bệnh là nguồn
quan trọng để muỗi truyền bệnh sang người khác. Muỗi sau khi nhiễm virus gây sốt
xuất huyết đốt người không mắc bệnh và làm lây bệnh sang người
[1]
.
Người nhiễm virus dengue thường không có biểu hiện rõ ràng. Sốt dengue cổ điển
(thể nhẹ) chủ yếu xuất hiện ở người lần đầu mắc bệnh, chưa có miễn dịch. Sốt xuất
huyết dengue/ Hội chứng sốc dengue (thể nặng) thường xảy ra trong lần nhiễm trùng
sau, khi bệnh nhân đã có sẵn miễn dịch chủ động (do đã bị bệnh) hoặc thụ động (do
mẹ truyền sang) đối với một loại huyết thanh khác. Bệnh thường biểu hiện nặng đột
ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt)
[1]
.
Chuyên ngành SKMT-NN.

6

Sốt dengue ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn, nhưng hiếm khi gây tử
vong. Các triệu chứng của SD khác nhau tùy theo độ tuổi. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có
thể bị sốt phát ban. Trẻ lớn tuổi hơn có thể bị sốt nhẹ hoặc các bệnh mất khả năng
thông thường với khởi phát đột ngột và sốt cao, nhức đầu dữ dội, đau sau mắt, đau
cơ và phát ban
[29]
.

Hiện nay, SD/SXHD vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu,
việc điều trị SD/SXHD chỉ đơn thuần là điều trị triệu chứng và chăm sóc y tế tốt. Do
đó chỉ có thể làm giảm lây truyền bằng cách phòng chống véc tơ truyền bệnh mà
chủ yếu là diệt muỗi, diệt bọ gậy của muỗi Aedes aegypti
[7]
.

III. DIỄN BIẾN SD/ SXHD TẠI CẦN THƠ
1. Một số nguyên nhân dẫn đến dịch sốt xuất huyết tại thành phố Cần Thơ.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mặc dù khí hậu của Cần Thơ tương đối
ôn hoà so với các khu vực khác. Nhưng với nhiệt độ cao và lượng mưa lớn, tập
trung vào các thời điểm thuận lợi cho sự phát triển của véc tơ truyền bệnh thì đây là
một trong những điều kiện dẫn đến việc bùng nổ dịch sốt xuất huyết hàng năm.

Nhiệt độ trung bình khoảng 26 - 27
0
C và không chênh lệch nhiều giữa các tháng
trong năm, cao nhất không vượt quá 28
0
C, thấp nhất không dưới 17
0
C, mỗi năm có
khoảng 2.500 giờ nắng với số giờ nắng bình quân 7h/ngày, độ ẩm trung bình 82% và
dao động theo mùa
[2]
. Lượng mưa trung bình năm tương đối lớn (1600-2000mm).
Số ngày mưa trung bình năm từ 125-135 ngày. Mùa mưa bắt đầu từ tháng V-IX,
trùng với thời kì gió mùa Tây Nam, lượng mưa mùa mưa chiếm trên 90% lượng
mưa cả năm
[20]

.
Chuyên ngành SKMT-NN.

7

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang tác động lên sức khỏe của người dân ngày càng
nặng, thời tiết mưa lũ, nắng nóng thất thường đã tạo điều kiện cho sự phát triển các
dịch bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét …đe dọa đến sức khỏe cộng đồng.
Ngoài ra với tình trang ngập úng vào mùa mưa đã tạo điều kiện cho mầm bệnh cư
trú và phát triển. Đối chiếu với địa bàn thành phố Cần Thơ, địa hình cao dần từ Bắc
xuống Nam. Vùng phía bắc là vùng trũng nên thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ
tháng 9 hàng năm
[2]
.

Đặc biệt, sau thời kì mưa lũ nước ứ đọng, vấn đề vệ sinh môi
trường gặp nhiều khó khăn, lượng rác thải không được xử lí hợp lí là tạo thuận lợi
cho muỗi sinh sống và gây bệnh.
Theo các chuyên gia dịch tễ học, SXHD gia tăng có thể do nhiều nguyên nhân như
đô thị hóa, di dân từ các vùng nông thôn ra thành thị ngày càng tăng, tình trạng ô
nhiễm môi trường sống, lũ lụt
[16]
.
Một điểm đáng lưu ý của véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue là muỗi truyền
bệnh này không bay xa được (khoảng 400m) nên sự di chuyển mang virus Dengue
đến nơi xa là do muỗi mang virus hoặc người đang bị bệnh đi theo đường giao thông
(máy bay, tàu hỏa, ô tô ) từ nơi này tới nơi khác
[17]
.
Thành phố Cần Thơ với hệ thống sông nước, kênh rạch chằng chịt, các hoạt đông

giao thương với bên ngoài, hoạt động đi lại, vận chuyển hàng hóa thường xuyên trên
địa bàn là một trong những yếu tố thuận lợi để làm lây lan, phát tán mầm bệnh từ
nơi khác tới và mở rộng phạm vi hoạt động của muỗi, làm gia tăng số ca nhiễm mắc
trong cộng đồng.
Với dân số đông ( khoảng 1,2 triệu người), mật độ dân số cao( khoảng 8,54/m
2)
)
đồng thời việc di dân từ các địa bàn khác tới, tập quán sinh hoạt khác biệt. Cùng với
những hạn chế về mặt kiến thức, thái độ, thực hành của người dân ở các khu vực có
dịch xảy ra. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hải Đăng tại trường trung học cơ sở quận
Chuyên ngành SKMT-NN.

8

Ô Môn năm 2012 cho thấy: có 85% ĐTNC có kiến thức đúng, chỉ có 47,6% ĐTNC
có thái độ tích cực và 58,6% ĐTNC có thực hành đạt về phòng, chống bệnh sốt xuất
huyết dengue. Nguồn thông tin về sốt xuất huyết dengue mà học sinh tiếp cận chủ
yếu qua các kênh truyền thông như: tivi(89,2%); thầy cô giáo (85,2%), cán bộ y tế,
tranh ảnh, tờ rơi, khẩu hiệu, loa đài xã /phường và sách báo (từ 63,9% đến 71,2%).
Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ và kiến thức với thực hành có ý nghĩa
thống kê
[4]
. Từ đó cho thấy rằng, sự xuất hiện cũng như mở rộng phạm vi lây nhiễm
của sốt xuất huyết không chỉ liên quan đến các yếu tố về mặt tự nhiên, mà còn phụ
thuộc vào mảng kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống dịch
trong cộng đồng.
2. Diễn biến bệnh sốt dengue/sốt xuất huyết dengue tại Cần Thơ từ năm 2006-
2010
Được đánh giá là nằm trong vùng có dịch bệnh sốt xuất huyết lưu hành với mức cao,
số trường hợp nhiễm sốt xuất huyết tại Cần Thơ cũng đã đóng góp một phần lớn vào

tổng số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết trên địa bàn cả nước. Tại Cần Thơ, sốt
xuất huyết dengue là bệnh lưu hành địa phương. Hàng năm có khoảng trên 1000
trường hợp mắc sốt xuất huyết dengue. Mặc dù địa phương và ngành y tế đã triển
khai các hoạt động phòng chống hàng năm có ít nhất 2 chiến dịch ra quân dọn dẹp
vệ sinh môi trường diệt loăng quăng và phun hóa chất dập dịch, nhưng số trường
hợp mắc SXHD vẫn còn cao
[4]
.




Chuyên ngành SKMT-NN.

9


Theo thống kê tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại Cần Thơ từ năm 2006-2010 cho
thấy
[15]
:

Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Số ca nhiễm
1314

1541
1235
1357
975
Tử vong
1
3
1
1
4
Số đợt dịch
nghiêm trọng
1
1
1
2
2
Số đợt dịch nhẹ
>12
>12
>12
>12
>12
Dân số cần thơ
1.138.677
1.144.000
1.147.
067
1.189.600
1.227.000

Số ca
nhiễm/100.000
dân
115
135
108
114
82

Từ năm 2006-2010 số ca nhiễm sốt xuất huyết nói chung và số ca nhiễm sốt xuất
huyết/100.000 dân có xu hướng giảm dần. Số đợt dịch nhẹ hàng nằm vẫn chiếm con
số trên 12, số đợt dịch nghiêm trọng cũng chưa có sự thay đổi, vẫn giữ ở con số là 2
đợt dịch. Theo trung tâm y tế dự phòng (TTYTDP) thành phố Cần Thơ năm 2008 có
1.235 ca mắc SXH, năm 2009 số ca mắc tăng lên 1.357, và mặc dù ngành y tế đã
đầu tư và nỗ lực rất nhiều trong công tác phòng chống SXH những năm 2010 số ca
vẫn còn cao với 975 ca mắc và 4 trường hợp tử vong.
[15]
Tuy nhiên đây vẫn là những con số khả quan so với số ca và chiều hướng mắc dịch
trên cả nước và một số khu vực khác.

Chuyên ngành SKMT-NN.

10















( Tình hình dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam từ 2002-2011)
[10]
Theo báo cáo tình hình dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam từ năm 2002-2011 của Phó
giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho
thấy, dịch sốt xuất huyết có xu hướng biến động mạnh và gia tăng từ 2006-2010,
năm 2010 là năm có số ca mắc SXH cao nhất với 128.710 trường hợp.
Năm 2009, các tỉnh phía Nam chiếm 85,1% các trường hợp tử vong do sốt xuất
huyết dengue, lứa tuổi dưới 15 tuổi chiếm 74%(1). Trong tổng số 63.618 trường
hợp mắc và 59 trường hợp tử vong tính đến 30/11/2011 tại Việt Nam thì miền Nam-
Việt Nam chiếm đến 87% trường hợp mắc và 97% trường hợp tử vong
[30]
.
Tại thành phố Vũng Tàu, trong năm 2009 đã xảy ra dịch SD/ SXHD tại 5/8 huyện là:
thành phố vũng tàu, huyện tân thành, huyện long điền, huyện đất đỏ và huyện xuyên
mộc; vì vậy số mắc tăng vượt, gấp 2,26 lần trung bình năm 2003-2007, gấp 2.63 lần
trung bình 1996-2005 và cao nhất từ trước đến nay
[5]
.
Chuyên ngành SKMT-NN.

11

Một điều đáng quan tâm là số ca mắc dịch sốt xuất huyết không phân bố đều trên

phạm vi toàn thành phố Cần Thơ mà tập trung chủ yếu là một số khu vực nhất định
như quận Ô Môn, huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh…và rải rác một số ít trường hợp
ở các địa phương khác. Sự phân bố này một phần phụ thuộc vào đặc điểm dịch tễ
của véc tơ lây truyền cùng những yếu tố tạo thuận lợi cho sự phát triển của muỗi
gây bệnh.
Riêng quận Ô Môn năm 2010 dịch sốt xuất huyết dengue cũng bùng nổ với số
trường hợp mắc/chết là 254/1, tỷ lệ mắc /100.000 dân là 188,33; tăng 57% trường
hợp so với năm 2009. Mặc dù ngay từ khi có các trường hợp mắc sốt xuất huyết
dengue rải rác trên địa bàn thì Trung tâm y tế dự phòng quận kết hợp với trạm y tế
các phường tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống dịch như: giám sát phát
hiện ca bệnh, tổ chức các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường diệt loăng quăng, phun
hóa chất, tuyên truyền vận động ban ngành đoàn thể và người dân tham gia phòng
chống sốt xuất huyết dengue nhưng dịch vẫn bùng phát và lan rộng
[4]
. Xã Mỹ
Khánh, một xã vùng ven của huyện Phong Điền, thành phố cần thơ là một trong ba
xã có tỷ lệ mắc SXHD cao nhất huyện trong nhiều năm liền
[11]
.

Qua theo dõi và báo cáo thì số ca mắc sốt xuất huyết tập trung vào một số nhóm
tuổi nhất định. Nghiên cứu hồi cứu các trường hợp tử vong do SXHD của 19 tỉnh
thành phía Nam năm 2000 cho thấy: Lứa tuổi tử vong tập trung chủ yếu ở trẻ <15
tuổi (93%), đặc biệt ở trẻ 5-9 tuổi; 81,6% các ca tử vong thuộc tỉnh miền Tây Nam
Bộ ( đồng bằng sông cửu long)
[12]
.
SXH tại Cần Thơ chủ yếu xảy ra đối với trẻ em dưới 16 tuổi, phân bố hầu hết trên
địa bàn các xã phường, nhất là các khu dân cư nghèo, điều kiện sống còn nhiều khó
khăn, môi trường luôn ở trong trạng thái ô nhiễm. Những năm trước đây, SXH

thường chỉ tập trung xuất hiện vào mùa mưa, sau đó giảm dần và tăng cao trở lại
vào đầu mùa mưa năm sau. Tuy nhiên những năm gần đây, dịch có khuynh hướng
Chuyên ngành SKMT-NN.

12

diễn ra ở cả hai mùa mưa nắng
[15]
.

Nhìn chung sốt xuất huyết vẫn là bệnh có số ca
mắc và chết cao. Có sự thay đổi về phân bố theo tuổi và địa phương
[6]
.
Trong năm 2011, số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết tại Cần Thơ giảm mạnh,
giảm 891 trường hợp mắc so với năm 2010 ( 975 trường hợp), theo xu hướng giảm
chung của cả nước. Tháng 6/2011 cả nước ghi nhận 4.590 trường hợp mắc sốt xuất
huyết dengue, 10 trường hợp tử vong tại các tỉnh An Giang, Bình Dương, Cà Mau,
Đồng Tháp, Kiên Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long và TP. Hồ Chí Minh. So với tháng
5/2011 (2.705 mắc/2 tử vong) số mắc tăng 69.6%, tử vong giảm 8 trường hợp; so
với tháng 6/2010 (6.635/6) số mắc giảm 30.8%, tử vong tăng 4 trường hợp
[23]
.
Thống kê cho thấy thành phố Cần Thơ không xảy ra trường hợp tử vong nào. Đến
tháng 11/2011, số trường hợp mắc chết do sốt xuất huyết dengue là 84/0, tỷ lệ
mắc/100000 dân là 62, 28; tỷ lệ mắc này mặc dù thấp hơn năm 2009 và 2010 rất
nhiều lần nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bất cứ lúc nào
[4]
.
Tuy nhiên bước sang giai đoạn năm cuối 2012 đầu năm 2013, con số mắc sốt xuất

huyết tăng cao ở một số nơi trên địa bàn Cần Thơ như xã Định Môn, huyện Thới
Lai. Theo báo cáo của Sở y tế, tính đến ngày 2-4-2013, toàn thành phố xảy ra 134 ca
bệnh SXH, giảm 26 ca so với cùng kỳ năm 2012. Số ca xuất huyết tập trung ở các
quận, huyện: Bình Thủy, cờ Đỏ…Tính từ đầu năm 2013 đến ngày 2 tháng 4 năm
2013, trên toàn huyện có 15 ca mắc sốt xuất huyết, riêng xã Định Môn có 4 ca
[15]
.
Sốt xuất huyết gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một trong những tác động điển
hình của sốt xuất huyết đó là những ảnh hưởng xấu về mặt sức khỏe, nghiêm trọng
hơn là gây ra các trường hợp tử vong ở người.
Ở Việt Nam, số mắc khá cao với khoảng 100.000 ca mỗi năm, bệnh lưu hành ở hầu
hết 20 tỉnh, thành phía Nam, một số tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Chỉ
tính trong năm 2010, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh với khoảng
Chuyên ngành SKMT-NN.

13

125 nghìn trường hợp mắc, trong đó có 104 trường hợp tử vong
[27]
.

Sốt xuất huyết
Dengue( SXHD) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm
của trẻ em ở khu vực phía Nam.Số tử vong do SXHD ở khu vực phía Nam chiếm tỉ
lệ trên 80% tổng số tử vong của cả nước
[12]
.
Trước những ảnh hưởng về sức khỏe mà sốt xuất huyết mang lại thì đây cũng là một
trong những yếu tố làm gia tăng gánh nặng về kinh tế không chỉ cho bản thân người
bệnh, gia đình có người mắc mà còn làm tổn hao nguồn kinh phí quốc gia cho việc

hỗ trợ các bệnh nhân trong quá trình khám chữa bệnh.
Theo Ami T.Bhavsar và các cộng sự (2010) qua nghiên cứu ở các bệnh viện tư
nhân Ấn Độ đã chỉ ra rằng: chi phí trung bình cho một ca bệnh là 585,57 đô la , với
439,44 đôla cho chăm sóc y tế trực tiếp và 146,13 đô la cho các chi phí gián tiếp.
nghiên cứu đã cho thấy chi phí cho một ca bệnh đặt ra những thách thức lớn , thậm
chí đối với các hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu
[4]
.
Tại Việt Nam, ước tính 1/3 chi phí điều trị SXH đến từ ngân sách nhà nước, 2/3 còn
lại là của người dân, chưa kể số ngày lao động mất đi của cả người bệnh và người
chăm sóc. SXH góp phần làm gia tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội, làm cho
người nghèo ngày càng nghèo thêm, cản trở sự phát triển chung của thành phố
[15]
.
Chính vì vậy, công tác phòng chống bệnh SD/ SXHD là một trong những vấn đề
được quan tâm hàng đầu trong nhiệm vụ kiểm soát và ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm
tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
3. Công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại Cần Thơ.
Từ năm 1999 chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống sốt Dengue/sốt xuất
huyết Dengue(SD/SXHD) đã triển khai với mục tiêu giảm chết, giảm mắc, không để
dịch xảy ra và xã hội hóa hoạt động phòng chống SD/SXHD
[9]
.
Chuyên ngành SKMT-NN.

14

Nắm bắt được diễn biến dịch qua hàng năm cùng những thiệt hại về mặt kinh tế, sức
khỏe đến cộng đồng mà sốt xuất huyết mang lại, trong những năm qua ban ngành
lãnh đạo cùng toàn thể nhân dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã tích cực triển

khai nhiều hoạt động nhằm ứng phó với dịch bệnh.
Vào ngày 15/6/2010, tại thành phố Cần Thơ lần đầu tiên diễn ra mít tinh trọng thể
hưởng ứng “ Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” do Bộ y Tế cùng ủy ban
nhân dân thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức. Đây là hành động thiết thực, mang
tính chính trị mạnh mẽ của hội nghị bộ trưởng Bộ Y tế các nước ASEAN năm 2010
đã chọn ngày 15/6 hàng năm là “ Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” nằm
nỗ lực giải quyết những thách thức phòng chống sốt xuất huyết trong khu vực
[21]
.
Tham gia vào hoạt động thiết thực này còn có một số địa phương khác trong cả
nước như An Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp …
Ngày 17/5/2011 Bộ Y Tế đã có “ hướng dẫn giám sát và phòng chống sốt xuất huyết
dengue, ban hành kèm theo quyết định số 1499/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế
[25]
.
Đây là một trong những cơ sở để triển khai các hoạt động phòng chống sốt xuất
huyết tại từng địa phương.
Theo báo cáo đánh giá chương trình giám sát và kiểm soát sốt xuất huyết các tỉnh
phía Nam Việt Nam cho thấy tỷ lệ tham gia của cộng đồng ở Tiền Giang và Đồng
Nai thấp hơn Cần Thơ, mặc dù kiến thức nhận biết SD/SXHD của cộng đồng cao và
có tỷ lệ tương đương ở các tỉnh. Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có chiến dịch kiểm soát
bệnh truyền nhiễm thông qua các hoạt động vệ sinh môi trường vào tháng 1 hằng
năm, hỗ trợ cho 2 chiến dịch trong hệ thống giám sát và kiểm soát SXH.
So sánh với Đồng Nai và Tiền Giang thì Cần Thơ có sự tham gia tích cực hơn từ
phía chính quyền, Sở y tế, các tổ chức xã hội khác và sự tham gia ở cả chính quyền
mỗi cấp trong việc quản lí và kiểm soát ổ dịch
[3]
.
Chuyên ngành SKMT-NN.


15

Năm 2013: Trước tình hình dịch bệnh gia tăng vào các thời điểm nắng nóng, ban
giám đốc sở y tế cùng các cán bộ trong ngành y tế thành phố Cần Thơ đã tiến hành
kiểm tra, giám sát phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm tại xã Định
Môn, huyện Thới Lai. Theo báo cáo của trung tâm y tế dự phòng huyện, tính từ đầu
năm 2013 đến nay đến ngày 2/4 trên toàn huyện có 15 ca SXH, riêng xã Định Môn
có 4 ca, đây là xã điểm nóng về bệnh sốt xuất huyết( SXH) của huyện Thới Lai.
[18]

Xác định được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến việc bùng phát và lây lan bệnh,
sở y tế Cần Thơ đã phối hợp với trung tâm y tế dự phòng tỉnh Cần Thơ triển khai dự
án “ Nâng cao khả năng chống chịu của thành phố cần thơ thông qua nghiên cứu và
can thiệp có sự tham gia về bệnh sốt xuất huyết trong bối cảnh biến đổi khí hậu
(BĐKH)”. Dự án được tiến hành 3 năm, từ ngày 1/1/2012 đến 31/12/2014 với nguồn
kinh phí 551.916 USD. Mục tiêu chung của dự án nhằm giảm thiểu rủi ro bùng phát
dịch SXH tại Cần Thơ khi xảy ra BĐKH
[15]
.
Dự án này đánh dấu một sự thay đổi lớn trong công tác phòng chống dịch sốt xuất
huyết, khi mà vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay được xem là một chủ đề nóng, có tác
động rất lớn đến sự phân bố và gia tăng tình hình bệnh tật và nhận được rất nhiều sự
quan tâm không chỉ tại các địa phương mà còn trên phạm vi cả nước, trên toàn thế
giới. Dự án được triển khai tại thành phố Cần Thơ, tạo cơ sở cho việc triển khai các
dự án tương tự trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại những khu vực
khác.








Chuyên ngành SKMT-NN.

16

IV. KẾT LUẬN
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh nguy hiểm có tỷ lệ mắc cao, gây hậu quả
nghiêm trọng. Tại Cần Thơ, diễn biến bệnh sốt xuất huyết từ năm 2006-2010 có
chiều hướng giảm dần số ca mắc và đặc biệt trong những năm gần đây, thống kê cho
thấy không có trường hợp nào tử vong. Đây là một trong những kết quả đáng ghi
nhận trước sự nỗ lực trong công tác phòng chống dịch của lãnh đạo và nhân dân
thành phố, khi mà các hoạt động kiểm soát và phòng chống dịch được tiến hành
thường xuyên trong cộng đồng, đặc biệt tại những vùng có số ca mắc cao, tập trung
vào mùa dịch bệnh phát triển mạnh. Mặc dù vậy, công tác phòng chống dịch còn
gặp nhiều khó khăn về hoạt động tổ chức, triển khai nhằm kiểm soát dịch bệnh,
nâng cao kiến thức, thực hành của người dân, cũng như huy động sự tham gia của
người dân trong công tác phòng chống dịch.
V. KHUYẾN NGHỊ
Nhằm góp phần cải thiện và nâng cao công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết trên
địa bàn Cần Thơ nói riêng cũng như ngành y tế nói chung, tôi xin có một số khuyến
nghị sau:
- Tăng cường hơn nữa hoạt động kiểm tra, giám sát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
- Hoạt động phòng chống và kiểm soát dịch bệnh cần có huy động sự tham gia hỗ
trợ của ban ngành đoàn thể liên quan cũng như toàn thể người dân.
- Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao kiến thức, giám sát đánh giá về mảng
thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân.
- Chú trọng vào các hình thức truyền thông mà người dân thường xuyên tiếp cận, tạo
điều kiện để người dân có thể tham gia đóng góp ý kiến vào công tác phòng chống

dịch. Đảm bảo cộng đồng vừa có kiến thức đúng, vừa thực hành đúng về phòng
chống dịch bệnh trên địa bàn

Chuyên ngành SKMT-NN.

17

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Tiếng Việt
[1] Bệnh viện Nhiệt đới trung ương. Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và
cách điều trị. />nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri_7836.html truy cập ngày 4/4/2013.
[2] Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giới thiệu khái quát về
thành phố Cần Thơ.
( />hongtintinhthanh?view=introduction&provinceId=1342) Truy cập ngày 3/4/2013)
[3] Đặng Văn Chính, Lê Hoàng Ninh, Bùi Thị Kiều Anh, Bùi Đắc Thành Nam,
Nguyễn Thị Bích Ngọc, Dương Tiểu Phụng ( 2010). Đánh giá chương trình giám
sát và kiểm soát sốt xuất huyết các tỉnh phía Nam Việt Nam. Y học thành phố HCM,
tập 14, phụ lục của số 2 năm 2010
[4] Nguyễn Hải Đăng (2012). Kiến thức,thái độ thực hành về phòng bệnh sốt xuất
huyêt dengue và một số yếu tố liên quan của học sinh trung học cơ sở ở quận Ô
môn. Luận văn thạc sỹ YTCC.
[5] Nguyễn Văn Dương (2010). Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống
sốt xuất huyết của người dân phường 7, thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa- Vũng Tàu năm
2010 và các yếu tố liên quan. Luận văn chuyên khoa I Y tế Công Cộng
[6] Trần Ngọc Hữu. Các bệnh truyền nhiễm đang bùng phát ở khu vực phía Nam từ
2001-2011. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 16, phụ bản số 3, 2012)
[7] Lê Thị Thanh Hương, Trần Văn Hải, Nguyên Công Cừu, Đoàn Văn Phỉ. Kiến
thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh sốt xuất huyết của người dân xã Bình
Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí y tế Công Cộng số 9/12/2007)
Chuyên ngành SKMT-NN.


18

[8] Nguyễn Đỗ Nguyên. Sốt xuất huyết Dengue/ hội chứng sốc Dengue. Một vấn đề
sức khỏe công cộng quan trọng hiện nay của Việt Nam.
[9] Nguyễn Lâm, Nguyễn Hồng Hoa (2007). Mô hình xử lý ổ dịch nhỏ trong phòng
chống sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang
năm 2007. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 12, phụ bản của số 4 năm
2008)
[10] PGS.TS. Nguyễn Trần Hiển(2011). Tình hình một số dịch bệnh truyền nhiễm
nổi trội tại Việt Nam.
[11] Lê Thành Tài, Nguyễn Thị Kim Yến (2007). Kiến thức, thái độ, thực hành và
môt số yếu tố liên quan đến phòng chống sốt xuất huyết dengue của người dân xã
Mỹ Khánh, huyện phong điền, thành phố Cần Thơ.
[12] Nguyễn Thị Kim Tiến, Lương Chấn Quang, Nguyễn Trọng Toàn, Nguyễn Ngọc
Anh Tuấn, Khâu Minh Tuấn (2000). Phân tích một số đặc điểm dịch tễ về các ca tử
vong do bệnh sốt xuất huyết Dengue tại khu vực phía Nam. Viện Pasteur thành phố
Hồ Chí Minh.
[13] Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh. Tập huấn giám sát, định loại véc tơ
truyền bệnh SXHD tại Quảng Ninh. />kien/ban-tin-trung-tam/tap-huan-giam-sat-dinh-loai-vec-to-truyen-benh-sxhd-tai-
quang-ninh.2780.html. Truy cập ngày 5/4/2013)
[14] Hội y tế công cộng hoa kỳ 1995. Sổ tay kiểm soát các bệnh truyền nhiễm( tái
bản lần thứ 16). Tài liệu dịch, nhà xuất bản y học,1997. Trang 364-370.)
[15] Mạng lưới các thành phố Châu Á có khả năng chống chịu với BĐKH. Đề xuất
giải pháp 3- can thiệp thành phố.
Chuyên ngành SKMT-NN.

19

[16] Sở Y tế Cần Thơ. “ Dự án Sốt xuất huyết trong bối cảnh Biến đổi khí hậu, cơ

hội cho ngành y tế dự phòng Cần Thơ ”.
/>oi_canh_Bien_doi_khi_hau_co_hoi_cho_nganh_y_te_du_phong_Can_Tho truy cập
ngày 9.4.2013).
[17] Sở y tế thành phố Hà Nội. “ Dịch bệnh nguy hiểm do muỗi truyền: Sốt Dengue
và sốt xuất huyết Dengue ”, Truy cập
ngày 10/4/2013.)
[18] Sở y tế Cần Thơ. Lãnh đạo sở y tế Cần Thơ kiểm tra và giám sát công tác phòng
dịch bệnh SXH tại xã Định Môn, huyệnThới Lai.
truy cập ngày 10/4/2013)
[19] Sở y tế tỉnh An Giang. Đề phòng bệnh Sốt xuất huyết trong mùa mưa.
/>0os3j3oBBLczdTEwMLdwsDA09_LxcjF38fAwNfU_2CbEdFAMTd4DQ!/?WCM_
GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/soyte/soyte/thongtinchuyennganh/truyen
thonggdsk/phongchongsxhhieuqua truy cập ngày 3/4/2013)
[20] Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ, ban chỉ huy phòng chống lụt bão tìm
kiếm cứu nạn. “Tham luận về ứng phó với biến đổi khí hậu tại Cần Thơ. Dự án Xây
dựng năng lực- ứng phó với biến đổi khí hậu tại TP Cần Thơ ”.
[21] Trang tin điện tử truyền thông giáo dục sức khỏe.
truy cập ngày 10/4/2013)
[22] Viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng Quy Nhơn. Cảnh báo những nơi đẻ trứng
của muỗi sốt xuất huyết ít để ý. />qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1175&ID=5875 truy cập ngày 5/4/2013

Chuyên ngành SKMT-NN.

20

[23] Viện Sốt rét ký sinh trùng côn trùng Quy Nhơn. Tình hình sốt xuất huyết
dengue tháng 6 năm 2011 và các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết.
/>qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1175&ID=5104
Truy cập ngày 8/4/2013)
[24] Viện Sốt rét ký sinh trùng côn trùng Quy Nhơn. Hội nghị đánh giá kết quả Dự

án phòng chống Sốt xuất huyết Dengue Quân y Việt Nam-Australia tại TP. Nha
Trang 16-17/2/2009 (Workshop on the results of Vietnam-Australia defence Dengue
Project).
qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=87&cat=1163&ID=2383, truy cập ngày
10/4/2013)
[25] Viện sốt rét ký sinh trùng –côn trùng Quy Nhơn. Tình hình sốt xuất huyết
dengue 6 tháng đầu năm 2011 và các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết.
truy cập
ngày 20/4/2013).
[26] Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh. Sốt xuất huyết Dengue-người lớn.
(
truy cập ngày 7/4/2013).
[27] Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Nhiều địa phương hưởng ứng ngày ASEAN
phòng chống sốt xuất huyết -15/6. />nuoc/733/Nhieu-dia-phuong-huong-ung-Ngay-ASEAN-phong-chong-sot-xuat-
huyet-156.vhtm truy cập ngày 10/4/2013)
[28] WHO Việt Nam. Bài phát biểu của bác sĩ Takeshi Kasai, trưởng đại diện WHO
tại Việt Nam nhân ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết năm 2012- 15/6/2012.
Chuyên ngành SKMT-NN.

21

/>vi/index.html Ngày truy cập 4/4/2013)
2. Tài liệu Tiếng Anh
[29] Media Center/WHO. Dengue and dengue haemorrhagic fever
access date 20/4/2013
[30] WHO Western Pacific regional office( 2012), WPRO dengue situation update,
12 January 2012. Available at Http://www.wpro.who.int/NR/rdonlyres/5CA00681-
78A0-40C7-9699-6D86305F6831/0/12_Jan2012DengueBiWeekly.pdf, access date
7/4/2013)







×