Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Thúy Kiều, Thúy Vân trong cảm hứng sáng tác của thơ ca đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.43 KB, 17 trang )

THÚY KIỀU, THÚY VÂN TRONG CẢM HỨNG SÁNG TÁC CỦA THƠ CA ĐƯƠNG ĐẠI 1
MỤC LỤC
A. NÊU VẤN ĐỀ.................................................................................................................2
B. NỘI DUNG......................................................................................................................2
I. Khảo sát............................................................................................................................2
II. Một số sáng tác về Thúy Kiều, Thúy Vân......................................................................7
II.1 Thúy Kiều trong sáng tác thơ ca đương đại...........................................................7
II.1.1 Cảm hứng về nhân vật thân phận............................................................7
II.1.2 Cảm hứng từ thi liệu Truyện Kiều..........................................................9
II.2 Thúy Vân trong sáng tác thơ ca đương đại.............................................................12
II.2.1 Thúy Vân – biểu tượng của cách hành xử thủ phận, vô cảm..................13
II.2.2 Thúy Vân – chiếc bóng cô đơn ...............................................................14
C. KẾT LUẬN ...................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................17
THÚY KIỀU, THÚY VÂN TRONG CẢM HỨNG SÁNG TÁC CỦA THƠ CA ĐƯƠNG ĐẠI 2
ĐỀ TÀI: THÚY KIỀU, THÚY VÂN TRONG CẢM HỨNG SÁNG TÁC CỦA THƠ
CA ĐƯƠNG ĐẠI
A. NÊU VẤN ĐỀ
Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là một hiện tượng văn học mà còn là một hiện
tượng văn hóa mang tính phổ quát của xã hội trên mọi phương diện, mọi thời đại từ sau khi nó
ra đời. Xung quanh vấn đề Truyện Kiều như là một hiện tượng văn hóa ấy đã xuất hiện nhiều
hình thức tiếp nhận tác phẩm khác nhau của các thế hệ độc giả. Nếu tầng lớp bình dân tiếp nhận
Truyện Kiều bằng cách đọc hoặc nghe người khác đọc rồi nhớ và thuộc; hiểu và lưu truyền; sử
dụng tất cả những câu Kiều hay, phù hợp để vận vào những cảm xúc, tâm trạng của mình;
chuyển hóa vào các hình thức sáng tác dân gian như: tập Kiều, lẩy Kiều, đố Kiều, bói Kiều,
nhại Kiều, … thì tầng lớp trí thức cũng có hướng tiếp nhận Truyện Kiều một cách bác học hơn
như phê bình, đánh giá theo các tư tưởng đạo đức Nho giáo; theo một số lý thuyết phương Tây:
phân tâm học, xã hội học, thi pháp – phong cách học, … Bên cạnh đó, Truyện Kiều cũng là đề
tài khơi nguồn cảm hứng cho hàng loạt tác phẩm thuộc nhiều thể loại văn học nghệ thuật khác
như: sân khấu, chèo, tuồng, cải lương, phim ảnh, hội họa, âm nhạc, … đặc biệt là lĩnh vực thơ
ca. Về vấn đề nhân vật trong Truyện Kiều, nhất là các nhân vật chính như Thúy Kiều, Thúy


Vân, Từ Hải, … từ lâu luôn là đề tài gây nên nhiều ý kiến bình giá khác nhau của các học giả.
Đối với các nhà thơ đương đại chuyên và không chuyên, nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân lại là
nguồn cảm hứng cho các sáng tác thơ ca của họ với những góc nhìn và cảm xúc khác nhau.
B. NỘI DUNG
I. Khảo sát
Trong giới hạn phạm vi của đề tài: Thúy Kiều, Thúy Vân trong cảm hứng sáng tác của
thơ ca đương đại, chúng tôi tiến hành khảo sát hai nguồn tư liệu chính:
1. Lê Thu Yến, Nguyễn Du và Truyện Kiều trong cảm hứng thơ người đời sau (từ
1930 đến nay), NXB Giáo dục
2. Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh – khoa Ngữ văn, Người Khoa Văn II,
Thơ, NXB Trẻ
Dưới đây là kết quả khảo sát:
Nhân vật Thúy Kiều trong cảm hứng sáng tác của thơ ca đương đại:
NGUỒN TT TÊN SÁNG
TÁC
THỜI
ĐIỂM ST
TÁC GIẢ CHỦ ĐỀ
THÚY KIỀU, THÚY VÂN TRONG CẢM HỨNG SÁNG TÁC CỦA THƠ CA ĐƯƠNG ĐẠI 3
Lê Thu
Yến
1 Gọi Thuý
Kiều
3/1992 Đoàn Thị
Lam
Luyến
Đồng cảm với ND về thân phận người phụ
nữ chịu nhiều trắc trở, truân chuyên, đau khổ
trong tình yêu thông qua hình ảnh Thúy
Kiều.

Lê Thu
Yến
2 Nợ Tiền
Đường
11/1993 Đoàn Thị
Lam
Luyến
Mượn sông Tiền Đường làm nguồn cảm
hứng để bày tỏ thái độ đối với hành động của
các nhân vật trong Truyện Kiều và chia sẻ
với Kiều nỗi đau của kiếp đoạn trường.
Lê Thu
Yến
3 Đời Kiều
qua bốn lần
đánh đàn
Chưa rõ Nguyễn
Tài Đại
Tiếng đàn của Kiều trở thành nguồn cảm
hứng để tác giả bày tỏ niềm xót thương cho
cuộc đời mười lăm năm lưu lạc của Kiều,
đồng thời trân trọng tài năng trác tuyệt của
nàng.
Lê Thu
Yến
4 Duyên nợ
với Kiều
5/1985 Lê Thu
Yến
Cảm thông, yêu thương, kính trọng con

người tài hoa phận bạc; gửi gắm ước mơ vào
một tương lai tốt đẹp hơn .
Lê Thu
Yến
5 Với Kiều 1994 -
1995
Tạ Hữu
Yên
Đồng cảm, chia sẻ với Thúy Kiều, phận
hồng nhan bạc mệnh.
Lê Thu
Yến
6 Bình luận về
Kiều
1984 Tế Hanh Từ cảm hứng về người anh hùng trong
Truyện Kiều, tác giả ca ngợi Kiều là người
anh hùng đích thực: dấn thân chốn đoạn
trường để bảo toàn chữ hiếu, chữ trinh; thủy
chung với mối tình đầu trong sáng.
Lê Thu
Yến
7 Với Thuý
Kiều
5/1997 Thai Sắc Sông Tiền Đường – nguồn cảm hứng để tác
giả bày tỏ tâm tư và cảm thông với thân phận
người phụ nữ chịu nhiều lận đận và đau
thương chìm nổi như Thúy Kiều.
Lê Thu
Yến
8 Giấc mơ –

gửi Thuý
Kiều
9/1995 Trần Chấn
Uy
Sông Tiền Đường – nguồn cảm hứng để tác
giả bày tỏ ước mơ hoá thân thành một người
tình lý tưởng gom góp yêu thương của cuộc
đời để trọn kiếp với Kiều.
Lê Thu
Yến
9 Ru em Thuý
Kiều
1985 Trần Mạnh
Hảo
Với tình yêu Truyện Kiều, nhà thơ thể hiện
niềm cảm thương số phận, trân trọng tài năng
trác tuyệt của Kiều qua đó khái quát nên
cuộc đới mười lăm năm lưu lạc của nàng.
THÚY KIỀU, THÚY VÂN TRONG CẢM HỨNG SÁNG TÁC CỦA THƠ CA ĐƯƠNG ĐẠI 4
Lê Thu
Yến
10 Nghe
chuyện cô
Kiều
4/1972 Trần Lê
Văn
Từ cảm hứng Truyện Kiều, hình ảnh nàng
Kiều của Nguyễn Du trong bài thơ đã đi vào
lòng dân tộc, vào từng nếp nghĩ của nhân dân
để họ thêm yêu Kiều, yêu con người mới

XHCN.
Lê Thu
Yến
11 Thoa vàng 02/1990 Trần Ngọc
Hưởng
Chiếc thoa vàng – kỷ vật tình yêu Kim-Kiều,
nguồn cảm hứng ngợi ca mối tình thuỷ
chung trong sáng.
Lê Thu
Yến
12 Vầng sáng
tình yêu
3/1990 Trần Ngọc
Hưởng
Trăng trong Truyện Kiều – nguồn cảm hứng
ngợi ca mối tình Kim – Kiều sâu nặng, bền
chặt.
Lê Thu
Yến
13 Đêm Thuý
Kiều
1992 Trương
Nam
Hương
Cái chết của Từ Hải – nguồn cảm hứng để
nhà thơ thể hiện thái độ đồng cảm và chia sẻ
với nỗi oan của Kiều.
Lê Thu
Yến
14 Đêm trăng

nhớ Kiều
3/1986 Tạ Văn Sĩ Trăng trong thơ Kiều – nguồn cảm hứng
khiến thi nhân thổn thức, mong ước vượt qua
cái ngưỡng của cuộc đời trần tục, của sự
sống hiện tại để tìm về với Kiều.
Người
Khoa
Văn
15. Nói với
Kiều sau
màn kết
đoàn viên
Chưa rõ Nguyễn
Phước
Bảo Khôi
Màn kết đoàn viên – nguồn cảm hứng để tác
giả chia sẻ với những nỗi đau thương thật sự
của Kiều trong ngày hội ngô; chạnh lòng với
niềm hạnh phúc không trọn vẹn của cuộc đời
nàng
Người
Khoa
Văn
16 Thuý Kiều
và dòng
sông định
mệnh
Chưa rõ Nguyễn
Thị Liên
Tâm

Sông Tiền Đường – nguồn cảm hứng giúp
Liên Tâm chia sẻ với Nguyễn Du tấm lòng
yêu thương Thuý Kiều và hi vọng con sông
ấy sẽ kết thúc kiếp đoạn trường của nàng.
Người
Khoa
Văn
17 Nói với
Thuý Kiều
Chưa rõ Nguyễn
Thị Hồng
Trâm
Với tấm lòng yêu thương Kiều sâu sắc, tác
giả thuật lại quãng đời mười lăm năm lưu lạc
của Kiều qua đó chia sẻ với mỗi biến cố của
cuộc đời nàng.
Đánh giá:
STT CẢM HỨNG CHÍNH BÀI TỈ LỆ
1 Thuý Kiều – nhân vật thân phận 1, 5, 9, 15, 17 5 (31.2%)
2 Thuý Kiều với sông Tiền Đường 2, 7, 8, 16 4 (25%)
3 Thuý Kiều với vầng trăng 12, 14 2 (12.5%)
4 Thuý Kiều với tiếng đàn 3, 13, 17 3 (17,6%)
5 Thuý Kiều với cảm hứng xây dựng con người mới 4, 10 2 (12.5%)
THÚY KIỀU, THÚY VÂN TRONG CẢM HỨNG SÁNG TÁC CỦA THƠ CA ĐƯƠNG ĐẠI 5
6 Thúy Kiều với Từ Hải 6, 13 2 (12,5 %)
7 Thúy Kiều với kỷ vật tình yêu 11 1 (6,25%)
Nhân vật Thúy Vân trong cảm hứng sáng tác của thơ ca đương đại:
NGUỒN THỨ
TỰ
TÊN TÁC PHẨM TÁC GIẢ CẢM HỨNG CHÍNH

Lê Thu Yến 1.
2.
3.
Tâm sự nàng Thuý
Vân
Thuý Vân (2000)
Nghĩ cùng Thuý
Vân ngày Kim –
Kiều hội ngộ
(12/1988)
Trương Nam
Hương
Hoàng Dân
Kim Chuông
Cảm thông, thấu hiểu, sẻ chia
với nỗi niềm của Thúy Vân,
người con gái không kém phần
cao cả và đức hi sinh.
Lê Thu Yến 4.
5.
Thuý Vân
Mô típ Thuý Vân
Nguyễn Hữu
Khanh
Vương Trọng
Mỉa mai, hằn học, chua chát với
Thúy Vân khi cho rằng nàng là
người con gái nông cạn, vô tư,
vô tâm, vô tính, vô tình …
Đánh giá:

STT CẢM HỨNG CHÍNH BÀI (THEO TT BẢNG TRÊN) TỈ LỆ
1 Thúy Vân – chiếc bóng cô
đơn
1, 2, 3 3 (60%)
2 Thúy Vân – Biểu tượng cho
cách hành xử thủ phận, vô
cảm
4, 5 2 (40%)
Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi tiến hành khái quát như sau: Tất cả các bài thơ trong
đề tài Thúy Kiều, Thúy Vân trong cảm hứng sáng tác của thơ ca đương đại hầu hết đều mang
phong cách vịnh Kiều. Nghĩa là các tác giả đương đại chọn Truyện Kiều làm nguồn cảm hứng
để qua đó bàn về những vấn đề thế sự, bày tỏ những suy tư về thời cuộc. Mỗi bài thơ ít nhiều
bàn về một vài khía cạnh của nhân vật nhưng tựu trung lại có thể thấy cảm hứng của các tác giả
đương đại qua các sáng tác kể trên dù bắt nguồn từ thi liệu nào của Truyện Kiều (như bảng
đánh giá) cũng tập trung vào ba vấn đề chính sau:
Thứ nhất, đối với Thúy Kiều, nhân vật chính của truyện, các tác giả đương đại đặc biệt
quan tâm. Viết về Kiều nhằm đồng cảm và chia sẻ với những đau khổ của thân phận con người.
Từ đó có thể thấy Truyện Kiều vốn là chuyện của một người nay trở thành chuyện của muôn
người. Bởi, là một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng sống trong xã hội phong kiến đầy bất
THÚY KIỀU, THÚY VÂN TRONG CẢM HỨNG SÁNG TÁC CỦA THƠ CA ĐƯƠNG ĐẠI 6
trắc Kiều vô duyên, vô cớ trở thành nạn nhân của chế độ ấy. Cuộc đời nàng là điển hình cho
thân phận người phụ nữ bất hạnh bị chà đạp, vùi dập không thương tiếc. Mười lăm năm lưu lạc
cuộc đời Kiều đã trải qua biết bao thăng trầm, sóng gió thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần. Thế
nhưng, cách hành xử với ý thức tôn trọng, giữ gìn và bảo toàn phẩm giá người phụ nữ ở Thúy
Kiều dưới góc nhìn của văn hóa Việt khiến Kiều trở thành biểu tượng về người phụ nữ Việt
Nam muôn đời lam lũ, chịu đựng, giàu đức hi sinh. Vì thế, Truyện Kiều, nàng Kiều vừa cổ điển
vừa hiện đại và muôn đời được sẻ chia.
Thứ hai, số phận, tính cách Kiều khái quát được hiện tượng về thân phận phụ nữ, rộng
hơn là thân phận người tài cho nên ai cũng có thể soi thấy bóng mình trong đấy. Hình tượng
Kiều còn là hiện thân của một tầng lớp trí thức phong kiến thời mạt kỳ nói riêng và người tài

mọi thời đại nói chung bị ruồng rẫy. Suy cho cùng, động lực thúc đẩy Nguyễn Du viết Truyện
Kiều chính là thân phận trí thức thế kỷ XVIII. Chính vì lẽ đó, Kiều trở nên gần gũi với công
chúng, trong đó có cả độc giả tiến bộ nhiều thế hệ. Một nhân vật có sức hấp dẫn mãnh liệt, có
tầm thu hút lớn lao và sức sống bền bĩ như thế không thể không trở thành nguồn cảm hứng sáng
tác cho các nhà thơ, nhất là các tác giả đương đại chuyên và không chuyên trong khuynh hướng
có nhiều lý thuyết tiếp nhận phong phú và đa diện như hiện nay.
Thứ ba, cũng như Thúy Kiều, nhân vật Thuý Vân, dù là bức tranh nền nhưng vẫn có sức
hút không kém đối với người đọc – thi sĩ chuyên và không chuyên. Nếu Thúy Kiều là nhân vật
của số phận, người đời theo cách đánh giá riêng, chung có lúc khen, chê thì Thúy Vân lại tiêu
biểu cho kiểu phụ nữ an phận, vô cảm ngay cả đối với hạnh phúc của chính mình nhưng cũng là
nhân vật đáng được chia sẻ.
Tuy nhiên, chính ba vấn đề trên càng khẳng định sức quyến rũ của hình tượng nhân vật.
Suy cho cùng, hai mẫu nhân vật dưới cách nhìn của cảm hứng nhân thế đều bổ sung cho nhau.
Nhân vật Kiều tuy cố chấp nhưng kiên định trong việc bảo vệ giá trị truyền thống. Điều đó có
thể hiểu: nhân cách con người, cái đẹp, tri thức là những giá trị trường tồn. Đáng khen và đồng
cảm ở chỗ đó nhưng đáng thương cũng ở chỗ máy móc. Còn Vân là mẫu người hưởng thụ. Sự
hưởng thụ mang tính thụ động không xuất phát từ sự hi sinh, phấn đấu của bản thân nên không
trở thành cách hành xử đáng suy ngẫm. Tuy vậy, với truyền thống ứng xử của văn hóa Việt
cách hành xử của nhân vật này vẫn nhận được sự cảm thông của độc giả đời sau. Từ những
cảm hứng trên mỗi nhà thơ đương đại chuyên và không chuyên đã tìm một hoặc một vài khía
cạnh ở mỗi nhân vật để bày tỏ những cảm xúc của mình.
II. Một số sáng tác về Thúy Kiều, Thúy Vân

×